Báo cáo về việc tố cáo hoạt động mổ cắp tạng các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc - Phần Phụ lục

02/12/2006

  • Phụ lục 1. Thư mời từ CIPFG
  • Phụ lục 2: Tiểu sử của David Matas
  • PHỤ LỤC 3 TIỂU SỬ CỦA DAVID KILGOUR
  • PHỤ LỤC 4 NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
  • PHỤ LỤC 5 THƯ GỬI ĐẠI SỨ QUÁN TRUNG QUỐC
  • PHỤ LỤC 6 CÁC TUYÊN BỐ CỦA CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC
  • PHỤ LỤC 7 ĐÀN ÁP VỀ MẶT THỂ XÁC ĐỐI VỚI PHÁP LUÂN CÔNG
  • PHỤ LỤC 8 THỬ MÁU CÁC HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG
  • PHỤ LỤC 9 CÁC HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG KHÔNG RÕ TÊN TUỔI BỊ GIAM GIỮ
  • Phụ lục 10 Các trường hợp mất tích
  • Phụ lục 11 Những con số của Tổ chức Ân xá quốc tế về các các tù nhân bị xử tử ở Trung Quốc
  • PHỤ LỤC 12 NHỮNG THI HÀI BỊ MẤT CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ
  • Phụ lục 13. Văn bản ghi chép cuộc phỏng vấn
  • Phụ lục 14. Văn bản ghi chép các cuộc điều tra bằng điện thoại
  • Phụ lục 1. Thư mời từ CIPFG

    Ngày 24 tháng 5 năm 2006

    Kính gửi: Ông David Matas và Ông David Kilgour

    Liên hiệp Điều tra về đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc (CIPFG), một tổ chức phi chính phủ đăng ký tại Washington D.C. Hoa Kỳ có chi nhánh tại Ottawa, Ontario, Canada, kính cẩn đề nghị các ông giúp đỡ điều tra những cáo buộc rằng các cơ quan và nhân viên nhà nước của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã và đang mổ cắp nội tạng các học viên Pháp Luân Công còn sống và giết các học viên này trong quá trình mổ cắp. Liên hiệp đã nhận được bằng chứng chứng minh cho những cáo buộc này, nhưng cũng nhận thấy rằng một số người vẫn không chắc chắn những bằng chứng này có thật hay không và một số người khác phủ nhận chúng.

    Liên hiệp đồng ý rằng các ông sẽ thực hiện sự điều tra của mình độc lập với Liên hiệp hoặc bất kỳ tổ chức/chính phủ khác. Các ông được tự do gửi các báo cáo về những gì các ông tìm thấy hoặc đi đến bất kỳ kết luận nào dựa trên bằng chứng thu thập được. Liên hiệp sẽ chi trả tất cả các phí tổn trên các hóa đơn của các ông. Chúng ta ngầm hiểu rằng các ông sẽ không lấy tiền thù lao cho công việc này.

    Phương pháp làm việc của các ông là hoàn toàn do các ông chọn lựa. Chúng ta ngầm hiểu rằng các ông sẽ cung cấp cho chúng tôi báo cáo của các ông, muộn nhất là đến ngày 30 tháng 6 năm 2006.

    Cảm ơn các ông vì đã đồng ý nhận lấy nhiệm vụ quan trọng này.


    Chân thành,

    Tiến sỹ John Jaw

    Chủ tịch Liên hiệp Điều tra về đàn áp Pháp Luân Công

    Địa chỉ: 106 G St. SW, Washington, DC USA 20024

    Web: www.cipfg.org.

    Tel: (781) 710-4515. Fax: (202) 234-7113.

    Email: [email protected]

    Phụ lục 2: Tiểu sử của David Matas


    Sinh ngày 29 tháng 8 năm 1943 ở Winnipeg, Manitoba; con trai của Harry và Esther (Steiman) Matas; địa chỉ nhà riêng: 1146 Mulvey Avenue, Winnipeg, Manitoba, R3M 1J5; địa chỉ văn phòng: 602-225 Vaughan Street, Winnipeg, Manitoba, R3C 1T7; điện thoại: 204-944-1831; fax: 204-942-1494; e-mail: <[email protected]>.

    Giáo dục: Cử nhân Văn chương, Đại học Manitoba, 1964; Thạc sĩ Văn chương, Đại học Princeton, 1965; Cử nhân Văn chương (Luật khoa) 1967 và Cử nhân Luật dân sự 1968, Đại học Oxford.

    Bằng cấp chuyên nghiệp: Luật sư, Middle Temple, Anh quốc 1969; trở thành Luật sư ở Manitoba 1971.

    Nghề nghiệp: Thư ký Luật pháp cho Chánh án Tòa án Tối cao của Canada 1968-1969; thành viên của Nhóm làm việc về Sở hữu nước ngoài, Chính phủ Canada 1969; làm việc cho Thompson, Dorfman & Sweatman 1970-71; Trợ lý đặc biệt cho Tổng Chưởng lý Canada 1971-1972; cộng tác với Schwartz, McJannet, Weinberg 1973-79; luật sư tư về các vấn đề tị nạn, di cư và nhân quyền 1979-.

    Các trường hợp ở Tòa án Tối cao Canada: Canada (Ủy ban Nhân quyền) v. Taylor [1990] 3 S.C.R. 892; Reference Re Ng Extradition (Can.) [1991] 2 S.C.R. 858; Kindler v. Canada (Bộ trưởng Tư pháp) [1991] 2 S.C.R. 779; Hội đồng Nhà thờ Canada v. Canada (Bộ trưởng Lao động và Di dân) [1992] 1 S.C.R. 236; Dehghani v. Canada (Bộ trưởng Lao động và Di dân) [1993] 1 S.C.R. 1053; R. v. Finta [1994] 1 S.C.R. 701; Reza v. Canada [1994] 2 S.C.R. 394; Ross v. New Brunswick School District No. 15 [1996] 1 S.C.R. 825; Canada (Ủy ban Nhân quyền) v. Canadian Liberty Net [1998] 1 S.C.R. 626; Pushpanathan v. Canada (Bộ trưởng Công dân và Di dân) [1998] 1 S.C.R. 982; R. v. Sharpe [2001] 1 S.C.R. 45; United States v. Burns [2001] 1 S.C.R. 283; Suresh v. Canada (Bộ trưởng Công dân và Di dân) [2002] 1 S.C.R. 3; Chieu v. Canada (Bộ trưởng Công dân và Di dân) [2002] 1 S.C.R. 84; Schreiber v. Canada (Tổng chưởng lý) [2002] 3 S.C.R. 269; Gosselin v. Québec (Tổng chưởng lý) [2002] 4 S.C.R. 429; Syndicat Northcrest v. Amselem [2004] 2 S.C.R. 551; Mugesera v. M.C.I. 2005 SCC 40; Esteban v. M.C.I. 2005 SCC 51.

    Các chức vụ trong Chính phủ: thành viên phái đoàn của Canada tại Đại hội đồng Liên hợp quốc 1980; thành viên Tổ công tác về các thủ tục và thực thi di dân 1980-1981; thành viên của phái đoàn Canada tham dự Hội nghị của Liên hợp quốc về Tòa án Hình sự Quốc tế 1998; thành viên phái đoàn Canada dự Diễn đàn Quốc tế Stockholm về Holoccaust năm 2000 (việc Đức quốc xã thảm sát người Do thái trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 - chú thích của người dịch sang tiếng Việt); Giám đốc Trung tâm Quốc tế về Nhân quyền và Phát triển Dân chủ sau này trở thành Quyền và Dân chủ 1997-2003; thành viên phái đoàn Canada tại Các hội nghị của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu về Chủ nghĩa bài Do thái ở Vienna 2003 và Berlin 2004.

    Các chức vụ về giáo dục: Giảng viên về Luật Hiến pháp, Đại học McGill 1972-1973; Giảng viên về Kinh tế Đại cương, Các vấn đề Kinh tế của Canada 1982, Luật quốc tế 1985, Tự do dân sự 1986-88, Luật Di dân và Tị nạn 1989-, Đại học Manitoba.

    Các hoạt động tình nguyện: Giám đốc Quỹ Viện trợ và Tự vệ Quốc tế cho Nam Phi ở Canada 1990-91; Giám đốc Hợp tác Canada-Nam Phi 1991-93; Đồng chủ tịch Nhóm theo dõi Helsinki của Canada 1985-; Giám đốc Hiệp hội Quyền và Tự do của Manitoba 1983-87; Ủy viên hội đồng chi nhánh Winnipeg, Những người bạn Canada của Đại học Hebrew, 1993-; Thành viên sáng lập và luật sư, Beyond Borders (tạm dịch là Không biên giới), Điều phối viên, Hội đồng Quốc tế, ECPAT (Chấm dứt Khiêu dâm trẻ em, Mại dâm và Buôn bán trẻ em) 2002 Bangkok, 2005 Rio de Janeiro.

    Tổ chức Ân xá Quốc tế: Thành viên của Ủy ban thường vụ về thẩm quyền của Ủy ban chấp hành quốc tế, 1993-1999, Điều phối viên luật pháp của Bộ phận Canada (chi nhánh nói tiếng Anh) 1980-; thành viên của nhóm làm việc về chống miễn trừng phạt 2002-2005;

    B'nai Brith Canada: Chủ tịch Liên đoàn Nhân quyền, 1983-85, Luật sư danh dự cao cấp 1989-, Phó chủ tịch 1996-1998;

    Hiệp hội luật sư Canada: thành viên Ủy ban Hiến pháp 1977-78, Trưởng bộ phận Luật Hiến pháp và Luật quốc tế 1979-82, Trưởng Bộ phận Luật Nhập cư 1996-97, thành viên của nhóm làm việc về Bình đẳng chủng tộc trong nghề luật 1994-2000, Trưởng nhóm làm việc về Xem lại Luật Nhân quyền Canada 1999, thành viên của Ủy ban liên hệ luật sư Tòa án liên bang 1999-, chủ tịch 2004-, thành viên của Ủy ban thực hiện bình đẳng chủng tộc 2000-2004, và chủ tịch 2002-2004, thành viên Ủy ban thường vụ về Công bằng 2004-.

    Hội đồng người tị nạn của Canada: Trưởng nhóm làm việc về Bảo vệ ở hải ngoại 1989-1991, thành viên của nhóm chuyên gia quốc tế về xử lý đối với người vận chuyển, 1990-91, Tổ trưởng Tổ công tác về Bảo vệ ở hải ngoại, 1992; Chủ tịch 1991-95.

    Đại hội Do thái Canada: Chủ tịch Ủy ban Luật pháp về Tội ác chiến tranh 1981-84; Đồng chủ tịch, Quan hệ chủng tộc và Chương trình Luật pháp 1985-7;

    Ủy ban luật gia quốc tế: Ủy viên hội đồng Bộ phận Canada 1983-94, Phó chủ tịch 1994-2003;

    Quan sát xét xử: truy tố Eddie Carthan, Lexington, Mississippi cho Tổ chức ân xá quốc tế tháng 10 và 11 năm 1982; tuyên án Dennis Banks, Custer, South Dakota cho Tổ chức ân xá quốc tế tháng 10 năm 1984; vụ kiện của tù nhân đối với Marion, nhà tù Illinois cho Tổ chức ân xá quốc tế tháng 1 và tháng 6 1985; xét xử quyền bảo hộ, Tucson Arizona cho Ủy ban luật gia quốc tế, 11/1985, 4/1986; truy tố Filiberto Ojeda Rios, San Juan, Puerto Rico cho Tổ chức ân xá quốc tế tháng 6/1989; truy tố Enhadda, Tunis, Tunisia cho Tổ chức theo dõi nhân quyền và Nhóm Luật nhân quyền quốc tế 8/1990; truy tố những người tự nhận là từ chối nhập ngũ vì lương tâm thấy không đúng Camp Lejeune, North Carolina, cho Tổ chức ân xá quốc tế tháng 06/1991; tuyên án Grenada seven, Grenada, cho Tổ chức theo dõi nhân quyền; vụ kiện dân sự đòi bồi thường cho những nạn nhân bị Marcos tra tấn đối với những người của Marcos, Honolulu Hawaii cho Ủy ban luật gia quốc tế, 08/1992.

    Kinh nghiệm bầu cử: Ứng cử viên đại biểu quốc hội - Winnipeg South Centre, Đảng Tự do (Liberal Party), 1979, 1980, 1984; quan sát viên bầu cử – Nam Phi 1994 cho Hiệp hội luật sư Canada; Ukraine 12/2004 cho phái đoàn Canada Corps; Haiti 02/2006, Phái đoàn quan sát bầu cử quốc tế (International Election Observation Mission).

    Kinh nghiệm đảng: Chủ tịch Ủy ban Chính sách của Manitoba và thành viên của ủy ban chính sách quốc gia Đảng Tự do Canada 1973 - 1978; thành viên của ủy ban cương lĩnh, cuộc bầu cử năm 1980.

    Danh hiệu: Huy chương Liên bang của Thống đốc 1992; huy chương cựu chiến binh Do thái chiến thắng trong lễ kỷ niệm lần thứ 50 ở Châu Âu năm 1995; Giải thưởng thành tựu xuất chúng, Hiệp hội quyền và tự do Manitoba 1996; Tiến sĩ luật danh dự, Đại học Concordia 1996; Giải thưởng nhân đạo Dr. Percy Barsky, Quỹ từ thiện bệnh viện Shaare Zedek của Canada 1997; Giải thưởng lễ kỷ niệm 100 năm phục vụ cộng đồng của Hội đồng phụ nữ Do thái quốc gia (Winnipeg Section) 1997; Vinh danh Hội những người học luật của Montreal (Lord Reading Law Society of Montreal Honouree) 1997; Giải thưởng thành tựu Nhân quyền vùng Trung-tây Canada của Liên đoàn vì Nhân quyền B'nai Brith (League for Human Rights of B'nai Brith Canada Midwest Region Human Rights Achievement Award) 1999; Giải thưởng thành tựu nhân quyền của Hiệp hội giáo dục pháp luật cho cộng đồng Manitoba (Community Legal Education Association Manitoba Human Rights Achievement Award) 1999; Tuyên dương B'nai Brith Canada Presidential Citation 2004, 2005; Người của năm đoàn kết giữa các tín ngưỡng Vancouver (Vancouver Interfaith Brotherhood Person of the Year) 2006.

    Sách: Luật nhập cư Canada "Canadian Immigration Law" 1986; Công lý chậm: Các tội phạm chiến tranh Đức quốc xã ở Canada "Justice Delayed: Nazi War Criminals in Canada" 1987 cùng với Susan Charendoff; "The Sanctuary Trial" 1989; Đóng cửa: Thất bại trong việc bảo vệ người tị nạn "Closing the Doors: The Failure of Refugee Protection" 1989 cùng với Ilana Simon; Không còn nữa: Cuộc chiến chống lại vi phạm nhân quyền "No More: The Battle Against Human Rights Violations" 1994; đồng biên tập Cỗ máy của Thần chết "The Machinery of Death" Tổ chức ân xá quốc tế Mỹ Amnesty International USA 1995; Những lời nói vấy máu: Thù ghét và Tự do ngôn luận "Bloody Words: Hate and Free Speech" 2000, Sau đông đất: chủ nghĩa chống phục quốc Do thái và chủ nghĩa bài Do thái "Aftershock: anti-Zionism and antisemitism", 2005.

    Bản thảo: Đưa các tội phạm chiến tranh Đức quốc xã ở Canada ra công lý "Bringing Nazi War Criminals in Canada to Justice" B'nai Brith Canada 1985; Phục hưng ở Tunis "Renaissance in Tunis" 1990; Các tội phạm chiến tranh Đức quốc xã ở Canada: 5 năm sau "Nazi War Criminals in Canada: Five Years After" B'nai Brith Canada, 1992; Bảo vệ người tị nạn ở các nước mới thành lập: Nước cộng hòa Kyrgyzstan "Refugee Protection in New States: The Kyrgyz Republic" Canadian Helsinki Watch Group, 1998; Điều gì đã xảy ra với Raoul Wallenberg "What Happened to Raoul Wallenberg" 1998, Ngăn chặn lạm dụng tình dục trong một cộng đồng đa thê "Preventing sexual abuse in a polygamous community" 04/2005.


    PHỤ LỤC 3 TIỂU SỬ CỦA DAVID KILGOUR


    Với mục đích của báo cáo này, những chi tiết sau là có liên quan:

    Cũng như David Matas, tôi lớn lên ở Winnipeg. Ông ngoại tôi, Daniel Macdonald, hành nghề luật ở Portage La Prairie trong nhiều năm và sau đó làm Chánh án của tỉnh Manitoba trong khoảng 18 năm. Ông nội tôi, Fred Kilgour hành nghề ở Brandon trước khi trở thành một quan tòa của tòa án hoàng gia tỉnh. Bố tôi, David E. Kilgour là Tổng giám đốc của công ty bảo hiểm nhân thọ Great West Life Assurance Company trong 16 năm. Văn bằng luật học Juris Doctor (JD) của tôi là do Đại học Toronto cấp năm 2000 khi trường này cấp lại bằng LLB cho những người đã tốt nghiệp ở đó trong đó có cả tôi từ năm 1966. Tôi nhập học theo chương trình Doctorat de l'universite về luật Hiến pháp ở Đại học Paris năm 1969 nhưng đã không hoàn thành khóa học. Tôi đã được phép hành nghề luật ở British Columbia, Manitoba và Alberta như sau:

    British Columbia

    - Làm việc với hãng luật Russell, DuMoulin ở Vancouver dưới quyền của người sau này là Hon. Michael Goldie của tòa án phúc thẩm British Columbia trong những năm 1966-67.

    - Là trợ lý công tố viên thành phố Vancouver cho đến cuộc bầu cử liên bang năm 1968 khi tôi ra ứng cử vào Quốc hội tại Vancouver Centre.

    Ontario

    - Làm việc ở Bộ Tư pháp liên bang ở Ottawa năm 1968 ở bộ phận Tranh chấp dân sự và sau đó chuyển sang bộ phận tranh chấp về thuế.

    Manitoba

    - Khi trở về Canada sau khi học ở Pháp, tôi làm việc ở hãng luật Pitblado Hoskin ở Winnipeg năm 1970, chuyên về tranh chấp và bào chữa hình sự.

    - Sau đó tôi được bổ nhiệm làm Luật sư hoàng gia của quận Dauphin miền tây Manitoba. Alberta

    - Năm 1972 tôi được bổ nhiệm làm đại diện cao cấp của Tổng chưởng lý Alberta, chủ yếu là làm về việc truy tố về hình sự và môi trường cho đến khi được bầu vào Hạ nghị viện vùng Edmonton năm 1979. Hạ nghị viện

    - Làm ở Ủy ban Tư pháp 1980-84. - Làm ở Ủy ban của Thượng và Hạ nghị viện về Công cụ nhà nước. - Phê bình về phòng ngừa tội phạm cho đảng đối lập 1980-83. - Phó chủ tịch và Chủ tịch các Ủy ban của toàn Viện 1993-97. - Chủ tịch phân ban Nhân quyền và Phát triển quốc tế (2004-2005).

    Chính phủ Canada

    - Thứ trưởng bộ ngoại giao phụ trách khu vực Châu Phi và Mỹ La-tinh, 1997-2002 - Thứ trưởng bộ ngoại giao phụ trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương 2002-2003

    Thông tin thêm về tôi có ở trên trang web của tôi tại địa chỉ http://david-kilgour.com ở biểu tượng Giới thiệu về David "About David" ở trang đầu.

    PHỤ LỤC 4 NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN

    1. Yuzhi Wang, Vancouver, Canada

    2. Xiaohua Wang, Montreal, Canada

    3. Na Gan, Toronto, Canada

    4. Shenli Lin, Toronto, Canada

    5. Ying Chen, Paris, France

    6. Dr. Wenyi Wang, M.D. Ph.D, New York, USA

    7. Huagui Li, St. Louis, USA

    8. Vợ cũ của một phẫu thuật viên Trung quốc, USA

    9. Một phóng viên Nhật bản, USA

    10. Harry Wu, Giám đốc điều hành (Executive Director) của quỹ nghiên cứu Laogai Research Foundation, Washington, DC, USA

    11. Ba điều tra viên qua điện thoại của Tổ chức thế giới điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công (World Organization to Investigate the Persecution of Falun Gong) WOIPFG Canada và USA

    12. Hai người đại diện của WOIPFG, Boston, USA

    13. Dr. Luc Noel, Điều phối viên, Các thủ tục lâm sàng, Bộ phận Công nghệ Y tế cơ bản, Công nghệ Y Dược, Tổ chức Y tế thế giới, Geneva, Switzerland


    PHỤ LỤC 5 THƯ GỬI ĐẠI SỨ QUÁN TRUNG QUỐC


    David Kilgour Cựu thứ trưởng ngoại giao phụ trách khu vực Châu Á Thái Bình Dương

    David Matas Luật sư

    31/05/2006, Đại sứ quán Trung quốc 515 St. Patrick Street, Ottawa, Ontario, KIN 5H3

    Thưa Ngài Đại sứ,

    Chúng tôi muốn đến Trung quốc trong tháng tới để điều tra về những cáo buộc rằng các cơ quan và nhân viên nhà nước Chính phủ Trung quốc đã cắt mổ lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công trong khi họ vẫn đang còn sống, và đã giết chết họ trong quá trình đó. Trước khi chính thức nộp đơn xin visa, chúng tôi thấy nên hỏi ông liệu chúng tôi có thể gặp ông hay một nhân viên của ông để thảo luận về khả năng của chuyến đi này và các điều kiện để chúng tôi có thể được phép tiến hành việc điều tra của mình ở Trung quốc.

    Chúng tôi gửi kèm theo đây lá thư của Liên minh điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công đề nghị chúng tôi điều tra các cáo buộc trên.

    Kính thư,

    (Đã ký)

    David Matas


    PHỤ LỤC 6 CÁC TUYÊN BỐ CỦA CHÍNH QUYỀN TRUNG QUỐC

    Các chính sách và chỉ thị đối với Pháp Luân Công

    6.1 Giang Trạch Dân, cựu Chủ tịch Trung quốc, cựu Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc, cựu Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung quốc (1993-2004)

    • Trích dẫn từ “Thư của đồng chí Giang Trạch Dân gửi các ủy viên thường trực Bộ Chính trị BCHTƯĐCSTQ [Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc]”, 25/04/1999:

    “[Chúng ta] phải dùng thế giới quan, triết lý, giá trị đúng để giáo dục cán bộ và nhân dân. Chủ nghĩa Mác-xít mà những người cộng sản chúng ta có, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa vô thần mà chúng ta tin không thể chiến thắng được những thứ của Pháp Luân Công hay sao? Nếu đúng là như vậy, nó sẽ là một trò cười lớn có phải không? Các cán bộ lãnh đạo của chúng ta ở tất cả các cấp đặc biệt là các cán bộ cao cấp phải trở nên tỉnh táo ngay!” [1]

    • Các trích dẫn từ chỉ thị của Giang Trạch Dân ngày 07 tháng 6 năm 1999:

    “Ban chấp hành Trung ương đã đồng ý để đồng chí Lý Lan Thanh phụ trách việc thành lập một ban lãnh đạo chuyên trách xử lý vấn đề “Pháp Luân Công”. Đồng chí Lý Lan Thanh sẽ là trưởng ban và các đồng chí Ding Guangen và La Cán sẽ là phó ban, các đồng chí phụ trách các ban liên quan sẽ là thành viên của ban. [Ban] sẽ nghiên cứu các bước, phương pháp và biện pháp để giải quyết vấn đề “Pháp Luân Công” một cách thống nhất. Tất cả các ban của Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ), các cơ quan hành chính, các bộ, các ủy ban, các tỉnh, các khu tự trị, các thành phố trực thuộc trung ương phải hợp tác thật chặt chẽ với ban. [...] Sau khi ban lãnh đạo xử lý vấn đề “Pháp Luân Công” được thành lập ở Trung ương ĐCSTQ, nó phải ngay lập tức tổ chức các lực lượng, tìm ra hệ thống tổ chức trên toàn quốc của “Pháp Luân Công” càng sớm càng tốt, thiết lập chiến lược chiến đấu, chuẩn bị đầy đủ cho việc giải tán [Pháp Luân Công], [chúng ta] không bao giờ phát động một cuộc chiến tranh mà không chuẩn bị. [...] Các đồng chí phụ trách chính ở tất cả các khu vực, tất cả các ban phải nghiêm chỉnh chịu trách nhiệm, thực thi các nhiệm vụ [tiêu diệt Pháp Luân Công] theo các yêu cầu của Trung ương ĐCSTQ tùy theo hoàn cảnh thực tế của khu vực và ban.” [2]

    • Các trích dẫn từ báo cáo của Tổ chức thế giới điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công:

    “Vào hôm 10 tháng 6 năm 1999, bỏ qua các thủ tục theo yêu cầu của Hiến pháp Trung quốc cùng với các bộ luật khác, và dưới chỉ đạo trực tiếp của người lãnh đạo lúc bấy giờ của ĐCSTQ, Giang Trạch Dân, Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ đã thành lập “Phòng 610”, một tổ chức có nhiệm vụ duy nhất là đàn áp Pháp Luân Công. […] Ngoài văn phòng trung ương của nó ở Bắc Kinh, “Phòng 610” có các chi nhánh ở tất cả các thành phố, làng xã, các cơ quan chính quyền, các tổ chức, và trường học ở Trung quốc. Về vấn đề thành lập, cấu trúc, cơ chế báo cáo, và hoạt động và cơ chế tổ chức, nó là một tổ chức được phép tồn tại ngoài khuôn khổ hiện có của ĐCSTQ và chính phủ Trung quốc. Quyền lực của nó vượt xa khuôn khổ chính thức theo Hiến pháp và Pháp luật Trung quốc, hơn nữa, nó không phải chịu một hạn chế ngân sách nào. “Phòng 610” có toàn quyền đối với bất cứ vấn đề nào liên quan đến Pháp Luân Công, và đã trở thành một tổ chức mà cá nhân Giang Trạch Dân dùng riêng để đàn áp Pháp Luân Công. Tổ chức này không có cơ sở luật pháp nào cả. Nó là một tổ chức rất giống với Gestapo của Phát-xít Đức và “Ủy ban trung ương Cách mạng Văn hóa” trong Cách mạng Văn hóa ở Trung quốc. […] Việc chính thức đàn áp Pháp Luân Công đã được đánh dấu trên nhiều tài liệu phát hành xung quanh ngày 20/07/1999. Những tài liệu này là: “Thông báo của Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ ngày 19/07/1999” [3], “Thông báo của Bộ Dân sự Trung quốc” [4], “Thông báo của Bộ Công an Trung quốc ngày 22/07” [5], Thông báo của Tổng cục Báo chí và Xuất bản [nhắc lại ý kiến xử lý về việc xuất bản các ấn phẩm của Pháp Luân Công] ngày 22/07” [6], và các tài liệu khác.” [7]

    • Trích dẫn từ tờ Bưu điện Oa-xinh-tơn The Washington Post, tháng 11/1999:

    Các nguồn tin của Đảng Cộng sản nói rằng Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị đã không nhất trí phê duyệt việc đàn áp và rằng một mình Chủ tịch Giang Trạch Dân đã quyết định rằng phải tiêu diệt Pháp Luân Công. [...] Chính Giang là người đã ra lệnh gán cho Pháp Luân Công nhãn hiệu “giáo phái”, và sau đó yêu cầu rằng phải thông qua một bộ luật cấm các giáo phái, một nguồn tin trong đảng nói. 'Việc này rõ ràng là của cá nhân Giang', một quan chức đảng nói. 'Ông ấy muốn tổ chức này bị đạp tan.'” [8]

    • Trích dẫn từ tờ báo Bưu điện buổi sáng miền Nam Trung quốc South China Morning Post, tháng 04/2000:

    “Một nguồn tin an ninh ở Bắc kinh nói rằng bất chấp việc Giang Trạch Dân nhiều lần ra lệnh là phải tập trung 'bất cứ nguồn lực cần thiết nào' để đập tan phong trào Pháp Luân Công, nhưng cảnh sát đã không thể ngăn các cuộc biểu tình thường xuyên ở Bắc kinh và các thành phố khác. “Các bộ như Công an và An ninh quốc gia đã đẩy mạnh nhân viên để xử lý Pháp Luân Công”, các nguồn tin nói.” [9]

    • Các trích dẫn từ Nghị quyết số 188 của Hạ nghị viện Mỹ nhất trí thông qua tháng 07/2002:

    “Xét rằng Chính phủ Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa đã cấm các học viên Pháp Luân Công thực hành tín ngưỡng của mình, và đã cố gắng một cách có hệ thống nhằm tiêu diệt môn này và những người tin theo;

    Xét rằng chính sách này vi phạm Hiến pháp của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa cũng như Điều khoản quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Tuyên bố phổ quát về Nhân quyền;

    Xét rằng chế độ của Ginag Trạch Dân đã tạo ra các phòng “610” khét tiếng trên khắp Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa với một đặc vụ là giám sát việc đàn áp các học viên Pháp Luân Công thông qua việc tẩy não, tra tấn, và giết người có tổ chức; [...] Xét rằng các biện pháp Chính quyền đã được thực thi để che dấu tất cả các tội ác, như hỏa thiêu các nạn nhân ngay lập tức, không cho khám nghiệm tử thi, và dán nhãn sai cho các cái chết là do tự tử hay có các nguyên nhân tự nhiên.”[10]

    6.2 La Cán, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung quốc, và Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật ĐCSTQ; đồng thời là Phó chủ nhiệm “Phòng 610”.

    • La Cán trong một bài phát biểu ở Hội nghị Chính trị và Luật pháp Quốc gia tháng 12/2000:

    “[Trong năm 2000], dưới sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan chính trị và bảo vệ pháp luật, [chúng ta] đã giáng một đòn mạnh vào sự phá hoại của các thế lực thù địch [chống Trung quốc], theo pháp luật. [Chúng ta] đã xử lý kịp thời và giáng một đòn vào các hoạt động bất hợp pháp của giáo phái Pháp Luân Công và [chúng ta] đã giáo dục và chuyển hóa nhiều tội phạm Pháp Luân Công...Chúng ta cần tiếp tục tăng cường cuộc đấu tranh chống giáo phái Pháp Luân Công và đánh mạnh vào các hoạt động bất hợp pháp của chúng.” [11]

    • Trong một bài phát biểu tại cuộc họp “Đánh mạnh” quốc gia tháng 01/2001:

    La Cán, ủy viên Bộ Chính trị và Chủ nhiệm Ủy ban quản lý an ninh công cộng xã hội trung ương, [...] đã nhấn mạnh: “Đánh Pháp Luân Công là một vấn đề quan trọng liên quan đến củng cố quyền lực nhà nước, duy trì ổn định xã hội, và đảm bảo rằng nhân dân có một cuộc sống tốt và thịnh vượng.”

    La Cán cũng nói: “Điểm mấu chốt để đánh giáo phái Pháp Luân Công là huy động nhân dân. Nhiệm vụ của việc quản lý an ninh công cộng xã hội cần sự tham gia của nhiều cơ quan và một mạng lưới tương đối hoàn chỉnh của các tổ chức quần chúng. Nó có lợi thế đặc biệt trong việc tổ chức các lực lượng xã hội, huy động nhân dân, và sử dụng các biện pháp để duy trì ổn định xã hội. Các ủy ban quản lý an ninh công cộng xã hội ở tất cả các cấp phải cho thấy đầy đủ lợi thế của mình trong việc quản lý toàn diện và kiên quyết chiến đấu với giáo phái Pháp Luân Công.

    La Cán nói, “[Chúng ta] phải sử dụng đầy đủ các vũ khí luật pháp và tăng cường sức mạnh [của chúng ta] để đánh các hoạt động bất hợp pháp của giáo phái Pháp Luân Công. [Chúng ta] phải vạch trần triệt để và lên án tà thuyết của Lý Hồng Chí, bản chất giáo phái của Pháp Luân Công và tăng cường công tác giáo dục và chuyển hóa những người tập Pháp Luân Công. [Chúng ta] cần kịp thời phát hiện và xử lý các hoạt động của giáo phái Pháp Luân Công và không bao giờ để Pháp Luân Công [có một] xương sống gồm các thành viên ngoan cố liên hệ, tập trung, và gây rối.” [12]

    • Trong một bài phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 3 của Phiên làm việc thứ 14 của Hội đàm Chính trị quốc gia khóa 9 ở Bắc kinh ngày 28/06/2001:

    “Các cơ quan chính trị và luật pháp nhà nước của chính quyền ... phải tăng cường và mở rộng cuộc đấu tranh chính trị đối với giáo phái Pháp Luân Công một cách toàn diện, [và] đánh mạnh vào các hoạt động bất hợp pháp của giáo phái Pháp Luân Công, thông qua luật pháp.” [13]

    • Trong một bài phát biểu tại Hội nghị làm việc chính trị và luật pháp quốc gia ở Bắc kinh ngày 05/12/2001:

    “[Chúng ta] phải đánh mạnh vào việc thâm nhập và phá hoại của giáo phái Pháp Luân Công.” [14]

    • Tại Đại hội lần thứ nhất của Ủy ban pháp luật và trật tự trung ương ngày 18/01/2002:

    “[Chúng ta phải] tiếp tục đánh mạnh vào việc phá hoại của giáo phái Pháp Luân Công.”[15]

    • Trong một hội nghị qua điện thoại trên toàn quốc của Ủy ban chính trị và pháp luật trung ương tháng 3/2002:

    “[Chúng ta] phải đánh mạnh vào sự thâm nhập và phá hoại của giáo phái Pháp Luân Công.” [16]

    • Tại một hội nghị toàn quốc qua truyền hình của Ủy ban chính trị và pháp luật của ĐCSTQ:

    La Cán đã ra lệnh “bảo vệ và đánh mạnh các lực lượng thù địch trong và ngoài Trung quốc” và Pháp Luân Công đứng đầu trong danh sách. [17]

    • Trong một bài phát biểu tại cuộc họp lần thứ nhất của Ủy ban quản lý hỗn hợp về luật pháp và trật tự ở Bắc kinh ngày 17/01/2003:

    “[Chúng ta phải] cảnh giác đối với sự phá hoại của giáo phái Pháp Luân Công.” [18]

    6.3 Lý Lan Thanh, Chủ nhiệm “Phòng 610” trung ương, cựu ủy viên ủy ban thường vụ Bộ chính trị ĐCSTQ.

    • Trích dẫn từ tờ Nhân dân nhật báo tháng 2/2001:

    “Phó thủ tướng Trung quốc Lý Lan Thanh đã kêu gọi các tổ chức Đảng, cán bộ ở các cấp và quần chúng nhân dân tiếp tục kiên định chiến đấu chống giáo phái Pháp Luân Công, để tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. Lời kêu gọi được đưa ra tại đại hội hôm thứ Hai ở Bắc kinh do bảy cơ quan đảng và chính phủ tổ chức để biểu dương 110 tổ chức và 271 cá nhân đã xuất sắc trong cuộc chiến đấu chống giáo phái Pháp Luân Công. [19] • Quote Trích dẫn từ tờ Nhật báo Quân đội giải phóng nhân dân tháng 2/2001:

    “Cuối cùng, Lý Lan Thanh yêu cầu lãnh đạo, cán bộ và nhân dân phải ý thức đầy đủ về tính nghiêm trọng của vấn đề 'Pháp Luân Công' và sự phức tạp, cường độ và bản chất lâu dài của cuộc chiến này, đề cao hiểu biết hơn nữa, thực hiện các biện pháp hữu hiệu, và tiếp tục làm tốt tất cả các việc trong cuộc chiến chống lại tà giáo 'Pháp Luân Công'.” [20]

    • Trích dẫn từ Nhật báo pháp luật tháng 7/2001:

    “Các đồng chí, chúng ta phải thường xuyên nỗ lực, theo dõi sâu sát thắng lợi của chúng ta, và vạch trần tà giáo 'Pháp Luân Công' sâu sắc hơn để đảm bảo sự ổn định và an ninh lâu dài của đất nước.” [21]

    • Các trích dẫn từ CNN, tháng 6/2001:

    “Phó thủ tướng Trung quốc Lý Lan Thanh đã ẩn ý liên hệ giữa việc Bắc kinh được quyền đăng cai Olympic và việc phương Tây tán thành với các chiến thuật cứng rắn mà nước này dùng để duy trì sự ổn định xã hội. Trong khi đi thăm một cuộc triển lãm của chính phủ về những hoạt động của các tà giáo hôm thứ Hai, Lý Lan Thanh nói chính quyền của Đảng Cộng sản đã giành “một thắng lợi lớn” đối với Pháp Luân Công. Lý Lan Thanh nói thêm rằng việc đồng ý cho Bắc kinh đăng cai Olympic là “sự khẳng định của cộng đồng quốc tế đối với sự ổn định xã hội, tiến bộ xã hội, thịnh vượng kinh tế và đời sống lành mạnh của nhân dân đất nước chúng ta”. Ông phó thủ tướng này sau đó đã kêu gọi người Trung quốc “một lần nữa nhân đôi nỗ lực” trong cuộc chiến đấu chống Pháp Luân Công để đảm bảo hòa bình và sự ổn định lâu dài của đất nước.” [22]

    “Bắc kinh đã coi chiến dịch chống pháp môn tu luyện Phật gia Pháp Luân Công là một “cuộc chiến lâu dài”. Các nguồn tin thân cận với cơ quan an ninh nói đây là sự thú nhận gián tiếp của lãnh đạo đảng là phong trào Pháp Luân Công không thể bị tiêu diệt trong tương lai gần. Trong những tóm tắt tình hình nội bộ gần đây cho các quan chức trên toàn quốc, các cán bộ bảo vệ pháp luật cao cấp nói đã có tiến triển quan trọng trong việc đánh “giáo phái” này. Tuy nhiên, những cán bộ này đã chỉ ra rằng mặc dù Pháp Luân Công đã bị ngăn không được tổ chức những cuộc biểu tình lớn trên quảng trường Thiên An Môn, nhưng nó đã chuyển sang họat động bí mật và vẫn là một mối nguy lớn đối với sự ổn định. […]

    Một nguồn tin an ninh Bắc kinh nói để phát động một “cuộc chiến lâu dài” hiệu lực, các cơ quan đảng đã thành lập một 'Ban lãnh đạo chống các giáo phái', do ủy viên cao cấp Bộ chính trị Lý Lan Thanh đứng đầu. Ban lãnh đạo này đã thành lập các phòng chống giáo phái ở tất cả các tỉnh và thành phố lớn. Hơn nữa, ở các chính quyền khu vực, một phó chủ tịch sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân trong việc kiểm soát và trấn áp các hoạt động giáo phái. “Người phó chủ tịch này sẽ bị phạt nếu các hoạt động của Pháp Luân Công ở tỉnh hoặc thành phố của mình không bị kiểm soát, hoặc nếu các học viên trong khu vực mình phụ trách có thể đến Bắc kinh để biểu tình ở đó,” nguồn tin này nói. Các điệp viên tình báo và an ninh quốc gia, bao gồm cả những người họat động tại hải ngoại, phải tập trung nguồn lực để thu thập thông tin về các thành viên tích cực của pháp môn.” [23]

    6.4 Các chỉ thị của các cơ quan khác của chính phủ Trung quốc

    • Lệnh bắn các học viên Pháp Luân Công “ngay khi nhìn thấy” ngày 11/032002:

    “Trước các mệnh lệnh của Giang Trạch Dân ngày 5 tháng 3 là “giết [các học viên Pháp Luân Công] không thương tiếc,” các báo cáo từ bên trong Trung quốc cho thấy rằng cảnh sát đã được lệnh bắn “ngay khi nhìn thấy” các học viên Pháp Luân Công giương biểu ngữ, áp-phíc hay phát tờ rơi.” [24]

    • Các trích dẫn từ “Thông báo: Phải thật cảnh giác đối với những người theo 'Pháp Luân Công' đến Bắc kinh gây rắc rối và tham gia vào các hoạt động tội phạm bất hợp pháp trong giai đoạn nhạy cảm xung quanh ngày 22/7” (16/06/2002) – Thông báo mật “Gửi tất cả các phòng 610 cấp 2 của xxx [tên thành phố đã bị xóa để bảo vệ nguồn tin]”

    “Tất cả các đơn vị phải kiên quyết theo trách nhiệm của mình thực hiện việc giáo dục theo một cách có hệ thống, giao nhiệm vụ cho từng tổ chức và cá nhân để giáo dục và đảm bảo rằng những người theo Pháp Luân Công sẽ không rời bỏ đơn vị công tác của mình, do đó, chặn đứng mọi sơ hở trong việc kiểm soát chặt chẽ.

    Hơn nữa, chúng ta phải củng cố việc ngăn chặn một cách có hiệu lực để bắt những người đang đi đến Bắc kinh. Chúng ta phải tăng cường ý thức trách nhiệm trong việc ngăn không cho những người theo “Pháp Luân Công” đến Bắc kinh gây rắc rối bằng việc thi hành chính sách giao trách nhiệm cho những người lãnh đạo, cũng như chính sách quy trách nhiệm những người lãnh đạo đối với các hậu quả. Đối với những công ty có nhân viên đến Bắc kinh tham gia các hoạt động liên quan đến Pháp Luân Công, không chỉ những người đến Bắc kinh sẽ bị trừng phạt mà cả những người đã không kiểm soát được việc này. Cả nguồn và cá nhân có trách nhiệm đều sẽ bị điều tra; và các hậu quả sẽ được xác định.”

    • Mệnh lệnh bí mật đàn áp Pháp Luân Công tuyên bố “Xóa sau khi đọc” tháng 7/2003:

    “Ở Trung quốc, các cơ quan chính quyền thành phố Zhoukou, tỉnh Henan, được lệnh bắt đầu một chu kỳ mới đàn áp Pháp Luân Công. Nhiều tổ chức liên quan đã truyền yêu cầu hỗ trợ và thực thi mệnh lệnh mới nhất đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Có báo cáo rằng các cấp cao hơn đã nhận được mệnh lệnh mật qua thư điện tử từ cấp cao nhất tuyên bố “xóa sau khi đọc”. Sau đó họ truyền khẩu lệnh xuống các cấp dưới. Khi mệnh lệnh mật đến cấp thực thi, nó tuyên bố rằng, “Trước kia, chúng ta bận đối phó với bệnh dịch SARS, bây giờ chúng ta có thời gian nên chúng ta phải quan tâm đến việc trừng phạt Pháp Luân Công.” Một ngụ ý nữa của mệnh lệnh là, “Không cần phải tuân theo bất cứ luật nào trong việc xử lý đối với Pháp Luân Công.”” [25]

    6.5 Các báo cáo của Liên hợp quốc và bên thứ ba

    • Báo cáo của Liên hợp quốc năm 2005 của Báo cáo viên đặc biệt về sự độc lập của các quan tòa và luật sư lưu ý rằng ngày 15/10/2004 Báo cáo viên đặc biệt đã gửi một lời kêu gọi khẩn cấp cùng với 6 báo cáo viên đặc biệt khác của Liên hợp quốc đến chính phủ Trung quốc để “biểu đạt sự quan tâm của mình đối với các báo cáo về sự đàn áp có hệ thống đối với Pháp Luân Công và 'các tổ chức tà giáo' khác.” Sáu Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc kia là:

    o Báo cáo viên đặc biệt về vấn đề tra tấn;

    o Báo cáo viên đặc biệt về xúc tiến và bảo vệ quyền tự do quan điểm và biểu đạt;

    o Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưỡng;

    o Báo cáo viên đặc biệt về quyền của tất cả mọi người được hưởng tiêu chuẩn cao nhất có thể được về sức khỏe thể chất và tinh thần;

    o Báo cáo viên đặc biệt về vấn đề tử hình ngay lập tức, tùy tiện không qua xét xử; và

    o Báo cáo viên đặc biệt về bạo lực đối với phụ nữ, nguyên nhân và hậu quả.

    Báo cáo tuyên bố:

    “Trong 5 năm qua, hàng trăm trường hợp bị buộc tội là vi phạm nhân quyền đối với các học viên Pháp Luân Công đã được lưu ý tới các Báo cáo viên đặc biệt. […] Các báo cáo viên đặc biệt quan tâm lo lắng rằng các báo cáo về việc bắt bớ, giam giữ, bạo hành, tra tấn, từ chối không cho chăm sóc ý tế cần thiết, bạo lực tình dục, chết, và xét xử không công bằng đối với những thành viên của cái gọi là 'các tổ chức tà giáo', đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công, đang tăng lên. Họ đã biểu đạt sự lo lắng rằng những lời buộc tội này có thể phản ánh một chính sách có chủ ý và được thể chế hóa của chính quyền nhằm vào những nhóm người cụ thể ví dụ như Pháp Luân Công.

    Một phân tích các báo cáo cho thấy rằng những lời buộc tội về vi phạm nhân quyền đối với các học viên Pháp Luân Công bao gồm việc bắt bớ và giam giữ có hệ thống là một phần của cuộc đàn áp đối với những người này. Phần lớn những người bị bắt, theo như đưa tin, đều bị phạt nặng và được thả, nhưng nhiều người bị giam giữ và bị bạo hành nhằm ép họ chính thức từ bỏ Pháp Luân Công. Những người từ chối bị đưa đi tái giáo dục ở các trại lao động nơi mà tra tấn theo như đưa tin là được sử dụng thường xuyên và trong nhiều trường hợp đã gây ra chết người.

    Khi kết tội, theo như đưa tin, họ sử dụng những cáo buộc như 'làm mất trật tự xã hội', 'tụ tập làm mất trật tự công cộng', 'đánh cắp hoặc làm lộ bí mật quốc gia', hay 'sử dụng một tổ chức tà giáo để phá hoại pháp luật'. Theo những thông tin nhận được, những người bị truy tố đã bị xét xử không công bằng và nhiều người đã phải nhận những bản án tù nặng. Về khía cạnh này, có tin đưa rằng ngày 5/11/1999, một thông báo của Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ thị cho tất cả các tòa án địa phương thực hiện 'nhiệm vụ chính trị' của mình đưa ra xét xử và trừng phạt 'nặng' những người bị buộc tội là 'phạm tội tổ chức tà giáo', 'đặc biệt là Pháp Luân Công', và xử lý những trường hợp này 'theo sự lãnh đạo của các Đảng ủy.'” [26]

    • Báo cáo năm 2005 của Liên hợp quốc của Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưỡng:

    “56. Các báo cáo cho thấy rằng chiến dịch chống Pháp Luân Công vẫn tiếp tục không suy giảm trên toàn Trung quốc. Theo thông tin nhận được, các học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp tục bị các quan chức nhà nước bạo hành và tra tấn nhằm bắt các học viên từ bỏ đức tin của mình đối với Pháp Luân Công. Cũng có tin đưa rằng các cá nhân học viên bị tra tấn và phải chịu các loại đối xử hèn hạ và vô nhân đạo khác trong khi bị giam giữ đã không được điều trị như cần thiết. Đặc biệt là, hệ thống giam giữ hành chính, cải tạo lao động, theo như đưa tin, vẫn tiếp tục được áp đặt đối với các học viên Pháp Luân Công. Theo như đưa tin, việc cải tạo lao động bao gồm cả giam giữ không qua xét xử, và không qua xem xét lại bản án của toà án cấp dưới, trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm – và có thể kéo dài thêm một năm nữa. Những người bị cải tạo lao động, theo như những lời buộc tội, không có quyền có luật sư bào chữa, và không được nghe tự bào chữa. […]

    61. Theo thông tin nhận được, ngày 10/06/1999, Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ đã thành lập một văn phòng để xử lý Pháp Luân Công thường được gọi là 'Phòng 610' (lấy ngày thành lập làm tên) và sau đó chính thức được gọi là Văn phòng Hội đồng Nhà nước ngăn chặn và xử lý các giáo phái. Cơ quan này, theo như đưa tin, được giao thẩm quyền trấn áp Pháp Luân Công và 'các tổ chức tà giáo' khác, và đang hoạt động trên cả luật pháp. Các báo cáo cho thấy rằng Pháp Luân Công đã chính thức bị cấm ngày 22/07/1999 thông qua một quyết định của Bộ các vấn đề dân sự và từ đó trở đi nhiều quyết định, thông báo, quy định, và các văn bản diễn giải luật pháp khác đã được ban hành bởi chính phủ và các cơ quan pháp luật để hợp pháp hóa việc đàn áp của chính quyền đối với 'các tổ chức tà giáo' bao gồm cả Pháp Luân Công. […] 63. Các báo cáo tiếp theo cho thấy rằng vào tháng 2/2001, Ủy ban Trung ương ĐCS đã triệu tập một Hội nghị làm việc trung ương bao gồm các cán bộ cao cấp của đảng. Mục đích của cuộc họp này là, theo như đưa tin, để thông qua một kế hoạch kêu gọi thành lập 'các lực lượng chống giáo phái' địa phương ở tất cả các trường đại học, các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức xã hội, để củng cố 'Phòng 610' và tăng cường việc kiểm soát của địa phương đối với Pháp Luân Công.” [27]

    • Các trích dẫn từ Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế năm 2005 của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đối với Trung quốc:

    “Chính phủ tiếp tục việc đàn áp những nhóm người mà nó phân loại là “các giáo phái” nói chung và các nhóm nhỏ gồm những người theo Cơ đốc giáo và đặc biệt là Pháp Luân Công. Việc bắt bớ, giam giữ và cầm tù các học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp tục diễn ra, và đã có những báo cáo đáng tin cậy về các trường hợp bị chết do tra tấn và lạm dụng. Những học viên từ chối không từ bỏ tín ngưỡng của mình nhiều khi bị đối xử tàn bạo ở trong tù, trong các trại cải tạo lao động, và các trung tâm “giáo dục pháp luật” ngoài pháp luật. Các hoc viên Pháp Luân Công chỉ tham gia vào một vài hoạt động công cộng ở Trung quốc trong khoảng thời gian mà báo cáo này đề cập đến, có thể là do cường độ của chiến dịch của chính phủ đối với nhóm người này. Tuy nhiên, vẫn tiếp tục có những hé lộ về các hoạt động ngoài vòng pháp luật của 'Phòng 610' của chính quyền, tham gia vào hầu hết những trường hợp bị tố cáo là bạo hành các học viên Pháp Luân Công. […] Phần II. Tình hình về tự do tôn giáo

    Khung làm việc về luật pháp và chính sách

    Chính phủ đã cấm tất cả những nhóm mà nó xác định là “các giáo phái”, bao gồm [...] Pháp Luân Công, [...] Sau khi Bộ luật hình sự sửa đổi có hiệu lực năm 1997, những tội danh liên quan đến thành viên của các giáo phái và nhóm tôn giáo không được phê duyệt được phân loại là tội làm mất trật tự xã hội. Lệnh cấm các giáo phái, bao gồm phong trào tín ngưỡng tinh thần Pháp Luân Công, đã được đưa ra năm 1999. Theo Điều 300 của Bộ luật hình sự, các thành viên “giáo phái” “làm mất trật tự xã hội” hoặc phân phát các ấn phẩm có thể bị phạt tù từ 3 đến 7 năm, trong khi những người đứng đầu “giáo phái” và những người đi chiêu mộ thành viên có thể bị phạt tù đến 7 năm hoặc nhiều hơn.

    Những hạn chế đối với tự do tôn giáo

    Trong thời kỳ mà báo cáo này đề cập đến, sự tôn trọng của chính phủ đối với tự do tôn giáo và tự do lương tâm vẫn còn rất kém, đặc biệt là đối với những thành viên của nhiều nhóm tôn giáo và phong trào tín ngưỡng tinh thần không đăng ký ví dụ như Pháp Luân Công. [...]

    Chính phủ đưa ra các yêu cầu chính trị đối với những người đứng đầu của các nhóm có đăng ký. Ví dụ, các cơ quan chính quyền đã yêu cầu những người đứng đầu phải công khai ủng hộ các chính sách của chính phủ hoặc phỉ báng Pháp Luân Công. Ở các khu vực khác, bao gồm Tân Cương và Khu tự trị Tây Tạng, các cơ quan chính quyền yêu cầu những người đứng đầu phải tham gia học giáo dục về yêu nước. Chính phủ vẫn tiếp tục đàn áp tàn bạo đối với phong trào tín ngưỡng tinh thần Pháp Luân Công và các “giáo phái” nó chung.

    Trong thời kỳ mà báo cáo này đề cập đến, cuộc đàn áp của chính phủ đối với phong trào tín ngưỡng tinh thần Pháp Luân Công vẫn tiếp tục. Tại phiên họp Quốc hội tháng 3/2004, Báo cáo công tác chính phủ của thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh rằng chính phủ sẽ “mở rộng và đi sâu hơn trong cuộc chiến đấu chống các giáo phái”, bao gồm Pháp Luân Công. Có những báo cáo đáng tin cậy về những trường hợp học viên Pháp Luân Công bị tra tấn và chết trong khi bị giam giữ.

    Lạm dụng tự do tôn giáo

    […]

    Theo các học viên Pháp Luân Công ở Mỹ, kể từ năm 1999, hơn 100 nghìn học viên đã bị giam giữ vì tập Pháp Luân Công, thừa nhận rằng họ tin theo những điều Pháp Luân Công dạy, hoặc từ chối không phê phán tổ chức này và người sáng lập. Tổ chức này báo cáo rằng các học viên đã bị ép buộc, lạm dụng, giam giữ, và tra tấn tàn bạo và rằng một số học viên bao gồm cả con cái họ đã chết trong khi bị giam giữ. Ví dụ, trong năm 2003, học viên Pháp Luân Công Liu Chengjun đã chết sau khi, theo như đưa tin, bị bạo hành trong khi bị giam giữ ở tỉnh Cát Lâm. Một số quan sát viên nước ngoài ước tính rằng ít nhất một nửa trong số 250 nghìn người được ghi chép chính thức là bị giam giữ trong các trại cải tạo lao động của nước này là các học viên Pháp Luân Công. Pháp Luân Công cho rằng con số thực tế thậm chí còn cao hơn. Hàng trăm học viên Pháp Luân Công cũng bị giam giữ trong các trung tâm giáo dục pháp luật, một dạng của giam giữ hành chính, sau khi mãn hạn các bản án cải tạo lao động mà họ phải chịu nhận. Các quan chức chính quyền đã phủ định sự tồn tại của các trung tâm “giáo dục pháp luật” như vậy. Theo Pháp Luân Công, hàng trăm học viên đã bị giam giữ trong các bệnh viên tâm thần và bị bắt ép dùng thuốc hoặc giật điện trái với ý muốn của họ.

    Vào tháng 12/2004, môt luật sư ở Bắc kinh đã gửi một bức thư ngỏ đến Quốc hội nhấn mạnh việc lạm dụng luật pháp trong các trường hợp liên quan đến Pháp Luân Công. Lá thư tập trung vào việc giam giữ vào tháng 4/2004 và việc xử phạt hành chính sau đó đối với Huang Wei ở Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc. Lá thư đã mô tả các trường hợp Pháp Luân Công bị xử lý không tuân theo các thủ tục pháp luật thông thường như thế nào bởi một phòng đặc biệt của Bộ tư pháp được biết đến với cái tên Phòng 610. Lá thư buộc tội rằng việc bạo hành là điển hình trong chiến dịch chống Pháp Luân Công vẫn đang tiếp diễn. Sau khi là thư ngỏ được công bố, người vợ của Huang đã biến mất, và hiện thời vẫn không rõ là cô đang ở đâu. Việc xin tị nạn của một nhà ngoại giao Trung quốc và các cựu quan chức chính phủ khác bị buộc tội là tham gia vào chiến dịch chống Pháp Luân Công của chính phủ ở hải ngoại, đã gây thêm sự quan sát theo dõi và cái nhìn tiêu cực đối với các hoạt động bất hợp pháp của phòng 610, bao gồm cả những lời buộc tội rằng nó săn lùng các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài và bắt ép họ quay trở về nước.” [28]

    • Các trích dẫn từ Báo cáo từng nước năm 2005 về tình hình nhân quyền ở Trung quốc của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ:

    “Phần 2 Tôn trọng các quyền tự do dân sự, bao gồm:

    c. Tự do tôn giáo

    Sự tôn trọng của chính quyền đối với quyền tự do tôn giáo vẫn còn rất kém [...] Chính quyền vẫn tiếp tục đàn áp các nhóm mà nó xác định là “các giáo phái” và đặc biệt là phong trào tín ngưỡng tinh thần Pháp Luân Công.

    […]

    Luật pháp không cấm các tín đồ tôn giáo không được giữ các chức vụ trong chính quyền; tuy nhiên, phải là đảng viên là yêu cầu bắt buộc đối với gần như tất cả các các chức vụ cao cấp trong chính quyền, các doanh nghiệp nhà nước, và nhiều cơ quan chính quyền khác. Trong năm, các quan chức đảng cộng sản lại một lần nữa tuyên bố rằng đảng viên và tín ngưỡng tôn giáo là xung khắc. Các quan chức chính quyền và ĐCSTQ nhắc lại rằng các tín đồ tôn giáo phải ra khỏi đảng. Quy định phục vụ thường lệ của Quân đội giải phóng nhân dân tuyên bố rõ ràng rằng những người phục vụ trong quân đội “không được tham gia vào các hoạt động tôn giáo hay mê tín.” Những người ở trong ĐCSTQ và Quân đội giải phóng nhân dân đã bị khai trừ ra khỏi tổ chức bởi vì họ tin theo tín ngưỡng Pháp Luân Công.

    […]

    Kể từ khi chính quyền cấm Pháp Luân Công năm 1999, chỉ cần tin vào pháp môn (thậm chí không có bất cứ biểu hiện công khai nào về giáo lý) cũng đã đủ để các học viên bị các kiểu trừng phạt từ mất việc làm cho đến bị tù đày. Mặc dù phần lớn các học viên bị giam giữ đã được thả, nhiều người lại bị giam giữ trở lại sau khi được thả (xem phần 1.e), và hàng nghìn người, theo như đưa tin, vẫn còn bị giam giữ trong các trại cải tạo lao động. Những người bị chính quyền coi là “những người cầm đầu chủ chốt” đã bị đối xử cực kỳ tàn bạo. Hơn một chục học viên Pháp Luân Công đã bị xử tù vì tội “đe dọa an ninh quốc gia”, nhưng phần lớn các học viên Pháp Luân Công bị tòa án kết tội kể từ năm 1999 đã bị bỏ tù vì tội “tổ chức hoặc sử dụng một giáo phái để phá hoại việc thực thi pháp luật”, một tội danh nhẹ hơn. Trong số họ, Yuan Yuju và Liang Hui ở Lỗ Châu, tỉnh Tứ Xuyên, đã phải đối mặt với các tội danh hình sự trong năm. Còn hầu hết các học viên khác thì bị xử phạt hành chính. Liu Yawen ở Bắc Kinh và Zheng Ruihuan và Liu Yinglan ở tỉnh Sơn Đông nằm trong số những người, theo như đưa tin, đã bị giam giữ hành chính vì tham gia Pháp Luân Công. Cùng với bị phạt cải tạo lao động, một số học viên Pháp Luân Công đã bị đưa đến các trại giam được lập ra chỉ để “giáo dục lại” những học viên từ chối không từ bỏ tín ngưỡng của mình sau khi được ra khỏi trại cải tạo lao động. Hơn nữa, hàng trăm học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ ở các bệnh viện tâm thần, theo như những người ở hải ngoại (xem phần 1.d.).

    Trong năm, những lời buộc tội về việc cảnh sát và các nhân viên an ninh khác bạo hành đối với các học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp tục. Những người ở nước ngoài đã ước tính rằng khoảng 2000 học viên đã bị chết trong khi bị giam giữ (xem phần 1.c.) Cảnh sát vẫn tiếp tục bắt giữ các học viên và cựu học viên Pháp Luân Công và giam họ ở trong các trại cải tạo. Cảnh sát, theo như đưa tin, được giao chỉ tiêu cho việc bắt giữ các học viên Pháp Luân Công và bắt giữ cả các cựu học viên, mặc dù họ không còn tập nữa. Chính phủ vẫn tiếp tục sử dụng chiến thuật gây áp lực cao và các buổi học chống-Pháp Luân Công bắt buộc để ép các học viên từ bỏ Pháp Luân Công. Thậm chí, các học viên chưa từng phản đối, biểu tình hay có các biểu hiện công khai khác về tín ngưỡng của mình, theo như đưa tin, cũng bị bắt tham dự các lớp học chống-Pháp Luân Công hoặc bị đưa thẳng đến các trại cải tạo lao động, nơi mà trong một số trường hợp đánh đập và tra tấn, theo như đưa tin, đã được sử dụng để bắt họ từ bỏ tín ngưỡng của mình.” [29]

    • Trích dẫn từ Thông tin tình báo trực tuyến (Intelligence Online), ngày 9/01/2006:

    “Thứ trưởng Bộ công an Trung quốc Liu Jing đã được giao việc xóa sạch [nhóm tín ngưỡng tinh thần] Phật-Đạo Pháp Luân Công trước Olympic năm 2008. [...] Đảng cộng sản đã ban hành một chỉ thị yêu cầu rằng tất cả các lực lượng an ninh của đất nước phải giúp đỡ Phòng 610.” [30]

    GHI CHÚ

    [1] Đồng chí Giang Trạch Dân, gửi các ủy viên thường trực Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương ĐCSTQ 25/04/1999. <http://beijingspring.com/bj2/2001/60/2003727210907.htm>

    [2] Cuộc họp Bộ chính trị ĐCSTQ. Chỉ thị của đồng chí Giang Trạch Dân về biện pháp khẩn cấp để giải quyết vấn đề Pháp Luân Công 7/6/1999. <http://beijingspring.com/bj2/2001/60/2003727210907.htm>

    [3] Ngày 19/07/1999, Ban chấp hành Trung ương ra thông báo tuyên bố rằng các đảng viên không được tập Pháp Luân Công <http://www.zhengqing.net.cn/2001-12/03/content_262406.htm>

    [4] Quyết định của Bộ các vấn đề dân sự cấm Hội nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp (22/07/1999) <http://past.people.com.cn/GB/other6902/2834/>

    [5] Ngày 30/07/1999, Bộ công an ra lệnh bắt Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công. (lệnh bắt số 19990102) <http://www.pladaily.com.cn/item/flg/wjgd/13.htm>

    [6] Ngày 22/07/1999, Bộ công an tuyên bố rằng việc treo, dán khẩu hiệu, áp phích, phù hiệu hay các biểu tượng khác ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) đã bị cấm <http://www.people.com.cn/GB/channel1/10/20000706/132280.html>

    [7] “Báo cáo điều tra về ‘Phòng 610’” của Tổ chức thế giới điều tra về cuộc đàn áp Pháp Luân Công <http://www.upholdjustice.org/English.2/investigation_of_610.htm >

    [8] Pomfret, John. “Các vết rạn nứt trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Trung quốc” Tờ Bưu điện Oa-xing-tơn The Washington Post 12/11/1999; Trang A1 <http://www.washingtonpost.com/ac2/wp-dyn?pagename=article&contentId=A54486- 1999Nov11&notFound=true>

    [9] Wo-Lap Lam, Willy. “Thất bại được công nhận trong cuộc đàn áp môn phái” Tờ Bưu điện buổi sáng miền nam Trung quốc South China Morning Post 22/04/2000

    [10] Nghị quyết nhất trí số 188 của Hạ nghị viện Hoa Kỳ bày tỏ quan điểm của Quốc hội rằng Chính phủ Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phải chấm dứt cuộc đàn áp của mình đối với các học viên Pháp Luân Công, được nhất trí thông qua với tỷ lệ bỏ phiếu là 420-0 ngày 24/07/2002. (http://thomas.loc.gov/cgi-bin/query/z?c107:hc188:, http://faluninfo.net/DisplayAnArticle.asp?ID=5983)

    [11] Tờ Nhân dân nhật báo ngày 2/12/2000; trang 2 <http://www.zhoucun.gov.cn/dangjian/xinwen/2000/2000120202.htm>

    [12] La Cán, “bài phát biểu tại cuộc họp quốc gia 'Đánh mạnh' .” 20/01/2001. <http://news.eastday.com/epublish/gb/paper148/20010121/class014800018/hwz296660.htm>

    [13] La Cán. “Bài phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ 3 của Hội đàm chính trị quốc gia khóa 9.” Bắc Kinh: <http://www.chinese.com/n/newspage/20010628122229.htm> <http://photo.eastday.com/epublish/gb/paper148/20010628/class014800003/hwz423153.htm>

    [14] La Cán. “Bài phát biểu tại Hội nghị làm việc chính trị và luật pháp quốc gia.” Bắc Kinh. 5/12/2001. <http://life.eastday.com/epublish/gb/paper148/20011205/class014800003/hwz552036.htm>

    [15] La Cán. “Bài phát biểu tại Phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Ủy ban quản lý toàn diện trung ương.” 19/01/2002. <http://life.eastday.com/epublish/gb/paper148/20011205/class014800003/hwz552036.htm> <http://www.legaldaily.com.cn/gb/content/2002-01/19/content_30710.htm>

    [16] Beijing Review 25/03/2002 <http://www.beijingreview.com.cn/2002-14/flg14-1.htm>

    [17] La Cán. “Bài phát biểu tại một hội nghị toàn quốc qua truyền hình của Ủy ban chính trị và pháp luật ĐCSTQ” 16/09/2002. <http://news.21cn.com/domestic/guoshi/2002-09-16/769785.html>

    [18] La Cán. “Bài phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban quản lý toàn diện trung ương” 17/01/2003 <http://www.zhengqing.net.cn/2003-01/17/content_1897223.htm>

    [19] “Phó thủ tướng kêu gọi chiến đấu kiên định chống giáo phái Pháp Luân Công” Nhân dân nhật báo 26/02/2001 <http://english.peopledaily.com.cn/200102/26/eng20010226_63448.html.>

    [20] Nhật báo quân đội giải phóng nhân dân, Tân hoa xã. 27/02/2001 <http://www.pladaily.com.cn/gb/pladaily/2001/02/27/20010227001010_TodayNews.html>

    [21] “Lý Lan Thanh nhấn mạnh vạch trần “Pháp Luân Công” ở mức độ sâu hơn nữa để đảm bảo an ninh quốc gia” Tân hoa xã 16/07/2001. <http://www.legaldaily.com.cn/gb/content/2001-07/17/content_21031.htm>

    [22] “Trung quốc gửi thông điệp cứng rắn” Tin tức CNN News <http://edition.cnn.com/2001/WORLD/asiapcf/east/07/17/china.falungong.willy>

    [23] Lam, Willy. “Trung quốc chuẩn bị cho một cuộc chiến trường kỳ chống Pháp Luân Công” Tin tức CNN News 6/06/2001 <http://www.rickross.com/reference/fa_lun_gong/falun227.html>

    [24] Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp. “Các quan chức cấp cao nhất của Trung quốc ra lệnh bắn các học viên Pháp Luân Công ‘ngay khi nhìn thấy,’” 11/03/2002. <http://faluninfo.net/DisplayAnArticle.asp?ID=5414>

    [25] Clearwisdom.net. “Mệnh lệnh bí mật đàn áp Pháp Luân Công tuyên bố "Hủy sau khi đọc" 3/7/2003. <http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2003/7/12/38033.html>

    [26] Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc; Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về sự độc lập của quan tòa và luật sư, Leandro Despouy. (E/CN.4/2005/60/Add.1, 18/03/2005) (http://www.falunhr.org/reports/UN2005/lawyer_chn.pdf)

    [27] Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc; Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, Asma Jahangir. (E/CN.4/2005/61/Add.1, 15/03/2005)

    [28] Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2005 – Trung quốc của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, 8/11/2005. (http://www.state.gov/g/drl/rls/irf/2005/51509.htm)

    [29] Báo cáo tình hình nhân quyền các nước năm 2005 – Trung quốc của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ 8/3/2006. (http://www.state.gov/g/drl/rls/hrrpt/2005/61605.htm)

    [30] intelligenceonline.com, “Bắc Kinh đang chuẩn bị cho Olympics như thế nào” 9/1/2006. (http://www.fofg.org/news/news_story.php?doc_id=1225)

    PHỤ LỤC 7 ĐÀN ÁP VỀ MẶT THỂ XÁC ĐỐI VỚI PHÁP LUÂN CÔNG


    7.1 Các báo cáo của Liên hợp quốc

    • Tháng 12/2003 Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về vấn đề tử hình ngay lập tức, tùy tiện không qua xét xử:

    “Báo cáo viên đặc biệt này tiếp tục nhận được những lời cảnh báo về những trường hợp tử vong trong khi bị giam giữ ở Trung quốc. Các báo cáo mô tả những cảnh tượng đau lòng của những người bị giam giữ mà rất nhiều người trong số đó là các học viên Pháp Luân Công đã chết do bị bạo hành nghiêm trọng, hay do không được chăm sóc y tế. Sự tàn bạo của những hành động tra tấn này là không thể diễn được. Liên quan đến vấn đề này, Báo cáo viên đặc biệt muốn nhắc lại lời kêu gọi của mình đối với chính phủ Trung quốc, được đề cập đến trong rất nhiều lá thư buộc tội và kêu gọi khẩn cấp, phải có những biện pháp tức thời để bảo vệ sinh mạng và sự toàn vẹn của những người bị chính quyền giam giữ, theo Chuẩn mực về các quy tắc tối thiểu trong việc đối xử với các tù nhân được phê chuẩn bởi Hội đồng Kinh tế Xã hội trong các nghị quyết 663 C (XXIV) ngày 31/07/1957 và 2076 (LXII) ngày 13/05/1977.” [31]

    • Báo cáo năm 2003 của Liên hợp quốc về các quan điểm của Nhóm làm việc về vấn đề giam giữ tùy tiện:

    “29. Khi không có bằng chứng rằng Pháp Luân Công là một tín ngưỡng bạo lực, đối với các trường hợp đang được xem xét [về việc các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ vì họ tập Pháp Luân Công], việc tự do tập luyện môn này phải được bảo vệ bằng điều 18 về tự do tín ngưỡng và điều 19 về tự do quan điểm và biểu đạt của Tuyên bố chung về Nhân quyền.

    30. Mặc dù lời buộc tội cải tạo lao động, theo như chính phủ [Trung quốc] nói, là một biện pháp nhẹ nhàng hơn đem đến các khả năng tốt hơn cho người bị phạt so với hình phạt tù của tòa án, nó vẫn bao hàm, theo quan điểm của Nhóm làm việc, việc tước đi quyền tự do một cách tùy tiện, như Nhóm đã phát hiện ra trong phiên thảo luận 04 năm 1993 của mình (xem E/CN.4/1993/24, chương. II).

    31. Trong báo cáo của mình về chuyến công tác Trung quốc (E/CN.4/1998/44/Add.2, para. 95), Nhóm làm việc đã tuyên bố rằng biện pháp cải tạo lao động không nên được áp dụng đối với bất cứ người nào đang thực hiện các quyền tự do căn bản của mình do Tuyên bố chung về Nhân quyền bảo đảm. Trong các trường hợp hiện nay [các học viên Pháp Luân Công], việc giam giữ có bao hàm các biện pháp cưỡng bức nhằm tước đi quyền tự do của những người đó là được lựa chọn tín ngưỡng mà mình muốn theo.” [32]

    • Báo cáo năm 2005 của Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về sự độc lập của quan tòa và luật sư [33]: Đề nghị xem Phụ lục A – Các chính sách và chỉ thị của chính phủ Trung quốc đối với Pháp Luân Công và Phụ lục C.4 – Việc đàn áp đối với các luật sư bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công.

    • Báo cáo năm 2005 của Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về tự do tôn giáo và tín ngưỡng [34]: Đề nghị xem Phụ lục A – Các chính sách và chỉ thị của chính phủ Trung quốc đối với Pháp Luân Công.

    • Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về vấn đề tra tấn sau chuyến đi làm việc ở Trung quốc năm 2005:

    “10. Tuy nhiên Báo cáo viên đặc biệt cảm thấy phải chỉ ra rằng các quan chức an ninh và tình báo đã cố tình ngăn cản hoặc giới hạn các nỗ lực của mình trong việc điều tra sự thật, đặc biệt là vào lúc bắt đầu chuyến đi khi nhóm của mình bị theo dõi tại khách sạn của họ ở Bắc kinh và khu vực lân cận. Hơn nữa, trong chuyến làm việc một số nạn nhân và thân nhân của họ, các luật sư và những người bảo vệ nhân quyền đã bị các nhân viên an ninh đe dọa, bị cảnh sát theo dõi, bị ra lệnh là không được gặp Báo cáo viên đặc biệt, hoặc bị ngăn cản về mặt thân thể không được gặp người Báo cáo viên này.

    40. Báo cáo viên đặc biệt nhớ lại rằng trong vài năm qua những người tiền nhiệm của mình đã nhận được một số cáo buộc nghiêm trọng liên quan đến việc tra tấn và các hình thức đối xử tàn bạo khác ở Trung quốc, đã được trình lên chính phủ để xin ý kiến. Ông cảnh báo rằng những thông tin như vậy không nhất định là mô tả tình trạng tra tấn và đối xử tàn bạo ở một nước nào đó, mà là phản ánh tình trạng thông tin được chuyển tải đến với Báo cáo viên đặc biệt. Tuy nhiên, qua một giai đoạn thời gian, số lượng và sự kiên định của các lời buộc tội nhận được có thể cung cấp nhiều tin tức.

    41. Kể từ năm 2000, Báo cáo viên đặc biệt và những người tiền nhiệm của mình đã báo cáo 314 trường hợp buộc tội tra tấn với chính phủ Trung quốc. Những trường hợp này đại diện cho hơn 1160 cá nhân.” [Ghi chú 49: “Cùng với con số này, cần chú ý rằng một trường hợp được gửi năm 2003 (E/CN.4/2003/68/Add.1 para. 301) đã ghi chi tiết việc đối xử tàn bạo và tra tấn đối với hàng nghìn học viên Pháp Luân Công.] […]

    42. Bảng sau cho thấy các loại nạn nhân của tra tấn và đối xử tàn bạo.

    Bảng 1 Các nạn nhân của tra tấn Các nạn nhân Tỷ lệ phần trăm

    Các học viên Pháp Luân Công 66 Uighurs 11 Gái mãi dâm 8 Người Tây Tạng 6 Những người bảo vệ nhân quyền 5 Những người bất đồng chính kiến 2 Những người khác (những người nhiễm 2 HIV/AIDS và các tín đồ tôn giáo)

    […]

    45. Các phương pháp tra tấn bị cáo buộc bao gồm, cùng với các phương pháp khác: đánh đập bằng gậy gộc; cho điện giật bằng dùi cui điện; dùng thuốc lá đang cháy dí vào da thịt; chụp kín đầu/bịt mắt; cai ngục bảo hoặc cho phép các tù nhân khác đánh đập; còng tay hoặc cùm chân trong một thời gian dài (bao gồm cả giam giữ riêng hoặc biệt giam); dìm ngập trong hầm nước hoặc nước thải; bắt phơi mình trong điều kiện nhiệt độ cực kỳ cao hoặc cực kỳ thấp; bắt ở trong tư thế không thoải mái, như ngồi, ngồi xổm, nằm, hoặc đứng trong một thời gian dài, đôi khi trong khi hai tay phải mang vật nặng; không cho ngủ, ăn và uống; bị biệt giam riêng dài ngày; không cho chăm sóc ý tế thuốc thang; lao động khổ sai; bị còng tay và treo trên không trung. Trong nhiều trường hợp, các kỹ thuật tra tấn còn được gọi bằng các tên như 'ghế cọp', là khi người bị tra tấn phải ngồi yên bất động trên một chiếc ghế nhỏ cao hơn mặt đất khoảng vài centi mét; 'đi tàu bay', là khi người bị tra tấn bị bắt phải cúi khom lưng trong khi hai chân phai giữ ở tư thế thẳng, hai bàn chân phải sát vào nhau và hai cánh tay phải đưa lên cao; hay 'làm đại bàng kiệt sức', là khi người bị tra tấn bị bắt phải đứng trên một chiếc ghế cao và bị đánh đập cho đến khi bị kiệt sức. Nhiều trong số các cách tra tấn này đã được chứng thực bằng các nghiên cứu của các học viện ở Trung quốc. [Ghi chú 51: Chen Yunsheng, Hướng tới Nhân quyền và Pháp quyền – Phân tích về chống tra tấn, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Trung quốc tháng 09/2003, ấn bản lần thứ nhất.] Trên cơ sở của thông tin mà mình đã nhận được trong chuyến đi công tác, Báo cáo viên đặc biệt xác nhận rằng nhiều trong số các phương pháp tra tấn này đã được sử dụng ở Trung quốc. […]

    Phụ lục 2: Các địa điểm giam giữ – Các trường hợp cụ thể

    III. Trại cải tạo lao động nữ thành phố Bắc kinh (đến thăm hôm 24/11/2005)

    10. Báo cáo viên đặc biệt đã nhận thấy rằng điều kiện chung của trại trông có vẻ như không có vấn đề gì. Tuy nhiên, ông lo ngại sâu sắc về thời gian quá dài mà những người bị giam giữ ở đó bị biệt giam riêng. Trong chuyến thăm của mình, ông đã điều tra khu vực 'Cải tạo cao độ' nơi có 10 xà-lim biệt giam nhỏ và được ban lãnh đạo nhà tù thông báo rằng thời hạn biệt giam tối đa là 7 ngày. Tuy nhiên, khi kiểm tra sổ ghi chép Báo cáo viên đặc biệt đã nhận ra rằng trong số 6 người bị biệt giam trong khoảng thời gian từ 1/1/2005 cho đến 24/11/2005 có 3 người đã bị biệt giam trong 60 ngày và 1 người bị biệt giam trong 27 ngày. Nhữung người bị giam giữ cũng nói rằng các học viên Pháp Luân Công không chịu từ bỏ tín ngưỡng của mình sau 6 tháng bị giam giữ bị đưa đến khu Cải tạo cao độ cho đến khi họ bị 'cải tạo'. Các học viên Pháp Luân Công đã từng bị giam giữ ở đây trước kia nói rằng họ gọi khu này là “Khu tra tấn cao độ”.

    11. Báo cáo viên đặc biệt nhận thấy rằng một số người bị giam giữ ở đó đã từ chối nói chuyện với ông, và những người khác đã yêu cầu phải có bí mật danh tính tuyệt đối cho họ. Người duy nhất sẵn lòng nói chuyện công khai với Báo cáo viên đặc biệt là:

    12. Cô Yang Yu Ming, một học viên Pháp Luân Công. Kể từ hôm 14/4/2005 cô đã bị giam giữ vì “gây rối trật tự xã hội”. Cô mô tả việc cô bị đối xử trong khi bị giam giữ là 'tương đối tốt'. Cô nói rằng cô được sắp xếp thời gian học và đôi khi có thể tập. Đây là lần đầu tiên cô bị cải tạo lao động và cho đến nay co chưa gặp phải việc đối xử tệ nào. Cô nói rằng phần lớn những người bị giam giữ là các học viên Pháp Luân Công.” [35]

    Các báo cáo khác của Liên hợp quốc ghi chép lại các trường hợp tra tấn và đối xử tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công và bày tỏ mối lo ngại rằng những báo cáo này đang có chiều hướng tăng lên bao gồm (nhưng không chỉ có như vậy):

    • Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về quyền của tất cả mọi người được hưởng tiêu chuẩn cao nhất có thể đạt được về sức khỏe thể chất và tinh thần ngày 2/2/2005.

    “9. [...] Ông Tian, 40 tuổi, theo như đưa tin là bị giam giữ ở nhà tù Huazi thành phố Liêu Dương, và bị Tòa án quận Pingshan kết án 10 năm tù vì ông tập Pháp Luân Công. Theo thông tin nhận được, ông Tian bắt đầu tuyệt thực để phản đối ngày 20/7/2003 và đã bị bức thực và bị từ chối không được chăm sóc y tế. Cao Jiguang, 35 tuổi, theo như đưa tin là bị giam giữ ở nhà tù Guangyuan tỉnh Tứ Xuyên, đang phải chịu mức án 5 năm tù vì tập Pháp Luân Công. Theo như đưa tin thì trong khi tuyệt thực để phản đối, Cao Jiguang đã bị bác sĩ của nhà tù bức thực lặp đi lặp lại việc nhét một cái ống nhựa vào khí quản của ông và sau đó rút ra với mục đích rõ ràng là để làm cho ông bị đau, và rằng trước khi bức thực ông, cai ngục đã dùng một dụng cụ để cậy miệng ông làm cho ông bị thương nghiêm trọng ở trong miệng.

    [Tóm tắt trường hợp của 4 học viên Pháp Luân Công khác như sau.]” [36]

    • Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về tra tấn và các cách đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc suy đồi khác ngày 30/3/2005.

    “226. […] các cáo buộc liên quan đến bé gái Z.Y., 4 tuổi. Ngày 1/1/2004, bé bị bắt đi khỏi nhà ở thị trấn Zitong, huyện Tongnan, thành phố Trùng khánh, bởi 4 cảnh sát viên của Đội an ninh quốc gia huyện Tongnan (Các Báo cáo viên đặc biệt biết một người trong số đó). Cả bố và mẹ của bé đều đã bị bắt trước đó bởi vì họ tập Pháp Luân Công. Vào tháng 2/2002, bố của bé, Zhang Hongxu bị đưa đến Trại lao động Xishanping, nơi bố của bé đã bị tra tấn, và bị gẫy mũi, gẫy răng, và gẫy xương sườn. Bố của bé hiện đang bị giam giữ ở một nơi bí mật không ai biết. Ngày 23/12/2003, mẹ của bé, Wu Yongmei đã bị giam giữ và tra tấn. Mẹ của bé đã được thả ra sau khi tuyệt thực để phản đối trong 54 ngày. Ngay sau khi được thả, mẹ của bé bắt đầu đi tìm con gái mình và hiện thời không biết là đang ở đâu.

    […]

    234. Shen Lizhi, 33 tuổi, thành phố Thẩm dương, và vợ là Luo Fang, thành phố Leshan, tỉnh Tứ xuyên. Ngày 1/2/2002, họ bị bắt trên xe buýt số 75 bởi các cảnh sát viên của Đồn cảnh sát Yingmenkou, thành phố Chengdu. Cảnh sát nói rằng tại thời điểm họ bị bắt, hai người có mang các tài liệu liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Họ bị giam giữ ở Trung tâm giam giữ Chengdu. Shen Lizhi bị tra tấn sau khi bị bắt và đã chết vào buổi chiều ngày 3/3/2002 ở Bệnh viện nhân dân quận Qingyang. Cảnh sát chỉ thông báo cho bố mẹ của anh một năm sau đó vào ngày 3/3/2003. Luo Fang đang có thai 8 tháng vào thời điểm bị bắt, và một quan chức của 'Phòng 610' đã bắt buộc cô phải phá thai. Ngày 8/5/2002, cô đã được thả nhưng lại bị bắt vào ngày 5/12. Cô đã bị tra tấn và bị kết án 12 năm tù. Kể từ tháng 8/2003, cô đã bị giam tại nhà tù Chuanxi, thị trấn Hongan, Longquan, thành phố Chengdu.

    [Tóm tắt các trường hợp của khoảng 40 học viên Pháp Luân Công khác được liệt kê.]” [37]

    • Báo cáo về quyền tự do quan điểm và biểu đạt 29/3/2005. [38]

    • Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về bạo lực đối với phụ nữ, nguyên nhân và hậu quả, Yakin Ertürk, 18/3/2005. [39]


    7.2 Các báo cáo của Bộ ngoại giao Hoa kỳ, Tổ chức Ân xá quốc tế và các bên thứ 3 khác

    • Các báo cáo về từng nước năm 1999 của Bộ ngoại giao Hoa kỳ về tình hình nhân quyền - Trung quốc:

    “Ngày 30 tháng 11, Phó thủ tướng Lý Lan Thanh, theo như đưa tin đã tuyên bố trong một bài diễn văn với các đảng viên cộng sản rằng hơn 35 nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị chính quyền bắt giam trong khoảng thời gian từ 22/7 đến 30/10.” [40]

    • Tin đã đưa tháng 7 năm 2001 của hãng thông tấn Úc Australian Broadcasting Corporation (ABC):

    "Các tổ chức nhân quyền đang kêu gọi Trung quốc phá bỏ mạng lưới bao gồm hơn 300 trại lao động sau sự việc mà theo chính quyền nói là một vụ tự sát tập thể khác của các học viên Pháp Luân Công. Ít nhất 15 phụ nữ được tin là đã chết. Cái chết, theo như đưa tin của các học viên Pháp Luân Công trong một trại lao động Trung quốc đã lại một lần nữa cho thấy vấn đề nhân quyền nổi cộm ở Trung quốc. [...] Các thành viên của một nhóm ủng hộ Pháp Luân Công ở Hồng Kông nói rằng hiện giờ đang thiếu thông tin về [thảm kịch] mới nhất này. Họ nói rằng các cái chết là kết quả của việc cai ngục tra tấn trong trại này ở tỉnh Hắc Long Giang. Thân nhân của một số trong số 15 nạn nhân chết 2 tuần trước nói rằng các thi thể đã bị hỏa thiêu ngay sau khi chết, trước khi mọi người nhìn thấy. Một gia đình nói rằng cai ngục đã đưa cho họ một cái lọ đựng tro của mẹ họ khi họ đến trại. Các học viên Pháp Luân Công chiếm gần một nửa trong số những người Trung quốc đang bị giam giữ trong các trại lao động, một việc làm không cần phán quyết luật pháp hay tư pháp gì cả.”[41]

    • Các báo cáo về từng nước năm 2005 của Bộ ngoại giao Hoa kỳ về tình hình nhân quyền - Trung quốc:

    “Phần 1 Tôn trọng sự toàn vẹn của con người bao gồm quyền tự do không bị:

    c. Tra tấn và các cách đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc suy đồi khác

    Sau chuyến công tác tháng 11, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về tra tấn Manfred Nowak đã kết luận rằng tra tấn vẫn còn lan tràn mặc dù số lượng và độ nghiêm trọng đã giảm. Ông báo cáo rằng việc đánh đập bằng nắm đấm, gậy gộc, và dùi cui điện là các cách tra tấn phổ biến nhất. Dùng thuốc lá đang cháy dí vào da thịt, cai ngục sai tù nhân khác đánh đập nạn nhân, và dìm nạn nhân vào trong nước hoặc nước thải cũng được báo cáo. Nowak còn phát hiện ra thêm là nhiều người bị giam giữ đã bị giữ trong khoảng thời gian dài trong các tư thế cực kỳ khó chịu, rằng những tù nhân bị kết án tử hình bị cùm chân hoặc còng tay 24 giờ mỗi ngày, và rằng việc tra tấn có hệ thống được thực hiện với mục đích là để phá hủy ý chí của những người bị giam giữ cho đến khi họ buộc phải nhận tội. Các biện pháp hữu hiệu và mang tính thủ tục để ngăn chặn việc tra tấn là không đầy đủ. Nowak phát hiện ra rằng các thành viên của một số nhà thờ/giáo hội tại nhà, các học viên Pháp Luân Công, những người dân Tây Tạng, và các tù nhân người Uighur là các đối tượng cụ thể của việc tra tấn.

    […]

    Kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu năm 1999, con số ước tính các học viên Pháp Luân Công đã bị chết trong khi bị giam giữ do tra tấn, lạm dụng, và không được chăm sóc trong khoảng từ hàng trăm đến hàng nghìn người (xem phần 2.c.). Vào tháng 10, các học viên Pháp Luân Công Liu Boyang và Wang Shouhui ở Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, theo như đưa tin, đã bị chết trong khi bị giam giữ sau khi bị cảnh sát tra tấn.

    […]

    Trong năm có các báo cáo về những người bao gồm các học viên Pháp Luân Công bị kết án phải vào ở trong các bệnh viện tâm thần vì họ đã biểu đạt niềm tin chính trị và tôn giáo của mình (xem phần 1.d.). Một số người theo như đưa tin đã bị bắt buộc phải bị điều trị bằng cách giật điện hoặc phải dùng thuốc tâm thần.

    […]

    Điều kiện nhà tù và trung tâm giam giữ

    Bộ tư pháp quản lý hơn 700 nhà tù với hơn 1,5 triệu tù nhân, theo thống kê của chính quyền. Ngoài ra còn có khoảng 30 nhà tù cho phạm nhân vị thành niên chứa khoảng 22 nghìn vị thành niên phạm tội. Nước này cũng có khoảng hàng trăm trung tâm giam giữ hành chính, do các bộ thuộc khối an ninh quản lý riêng rẽ với hệ thống tòa án (xem phần 2.d.).

    […]

    Các điều kiện trong các cơ sở trừng phạt cho cả tù chính trị và tội phạm bình thường nói chung là khắc nghiệt và thường là suy đồi...Các điều kiện trong các cơ sở giam giữ hành chính như các trại cải tạo lao động, tương tự như ở trong các nhà tù.

    […]

    Các quan chức cũng xác nhận rằng các tử tù là một trong những nguồn tạng để cấy ghép. Không có luật pháp của nhà nước để quản lý việc hiến tạng và cũng không có thống kể tin cậy về số ca ghép tạng sử dụng tạng của tử tù đã được thực hiện, nhưng một chỉ thị của Bộ y tế đã tuyên bố rõ ràng rằng việc mua bán tạng và mô người là không được phép. Các bác sĩ ghép tạng đã tuyên bố công khai năm 2003 rằng "nguồn chính [của hiến tạng] là hiến tự nguyện của các tử tù", nhưng các vấn đền nghiêm trọng vẫn là liệu các tử tù hoặc thân nhân của họ có tự nguyện cho phép hay không.

    […]

    Việc lạm dụng tình dục và thân thể và tống tiền cũng được báo cáo trong một số trung tâm giam giữ. Những người họat động ủng hộ Pháp Luân Công đã báo cáo rằng cảnh sát đã hãm hiếp các học viên nữ, bao gồm sự kiện tháng 11 tại đồn cảnh sát Dongchengfang ở thành phố Tunzhou, tỉnh Hà Bắc, nơi 2 phụ nữ đã bị hãm hiếp trong khi bị giam giữ. Lao động cưỡng bức trong các nhà tù và trại cải tạo lao động là chuyện thường gặp. Luật pháp yêu cầu là phải giam giữ vị thành niên phạm tội riêng rẽ với người lớn, trừ khi không có đủ chỗ. Trên thực tế, trẻ em đôi khi cũng bị giam giữ mà không có bố mẹ của chúng, bị giam giữ cùng với người lớn, và phải lao động (xem phần 1.d. và 6.c.).

    Chính phủ nói chung không cho phép việc giám sát đặc biệt các nhà tù hoặc trại cải tạo lao động, và hầu hết các tổ chức nhân quyền quốc tế đều không thể tiếp cận được với các tù nhân. […]

    d. Bắt giữ tùy tiện

    […] Theo các báo cáo được xuất bản của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 340 trại cải tạo lao động trên toàn quốc có thể chứa được tổng cộng là khoảng 300 nghìn người. Hơn nữa, số lượng các trung tâm giam giữ hành chính đặc biệt cho những người lạm dụng ma túy và gái mại dâm cũng đã tăng lên nhanh chóng sau chiến dịch trấn áp ma túy và mại dâm. Trong năm 2004, các cơ sở này đã giam giữ hơn 350 nghìn người gần gấp 3 lần năm 2002. Chính phủ cũng giam giữ một số học viên Pháp Luân Công, những người kháng nghị, những người hoạt động liên quan đến lao động việc làm, và những người khác trong các bệnh viện thần kinh.

    Trong số những người là mục tiêu đặc biệt của việc giam giữ tùy tiện hoặc bị bắt trong năm là những người họat động ủng hộ Đảng Dân chủ Trung quốc trước kia và hiện thời, các học viên Pháp Luân Công, các nhà báo trong nước và nước ngoài, những nhân vật tôn giáo không đăng ký, và các cựu tù chính trị và thân nhân của họ.

    […]

    Bắt và giam giữ

    […]

    Hệ thống cải tạo lao động cho phép các ban không phải là tòa án bao gồm cảnh sát và chính quyền địa phương gọ là Ban cải tạo lao động kết án các đối tượng đến 3 năm trong các trại như nhà tù. Các ban này có quyền gia hạn bản án thêm 1 năm. Các đối tượng được quyền khiếu nại các bản án cải tạo lao động theo luật Tranh chấp hành chính thông qua hệ thống tòa án (xem phần 1.e.). Họ có thể kháng án để giảm, hoặc treo bản án dánh cho mình; tuy nhiên các kháng cáo hiếm khi thành công. [...] Một hình thức đặc biệt của trại cải tạo được dùng để giam giữ các học viên Pháp Luân Công đã hoàn thành án cải tạo lao động nhưng chính quyền quyết định là tiếp tục giam giữ.

    […]

    Theo các nhà nghiên cứu nước ngoài, nước này có 20 cơ sở ankang (các bệnh viện thần kinh an ninh cao dành cho những tội phạm có thần kinh điên cuồng) do Bộ công an trực tiếp quản lý. Một số người bất đồng chính kiến, những người kháng cáo kiên định, và những người khác, bị giam giữ với những bệnh nhân tâm thần trong những cơ sở này. Các bệnh nhân trong những bệnh viện này theo như đưa tin phải uống và tiêm thuốc trái với ý muốn của họ, và bắt buộc phải bị điều trị bằng cách giật điện. Quy định cho việc đưa một người vào các cơ sở thần kinh ankang này là không rõ ràng. Các báo cáo đáng tin cậy cho thấy rằng một số người hoạt động chính trị và công đoàn, những tín đồ tôn giáo không công khai, những người liên tục kháng cáo chính quyền, các đảng viên của Đảng Dân chủ Trung quốc bị cấm họat động, và các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong các cơ sở như vậy trong năm qua." [42]

    • Báo cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế năm 2005 về Trung quốc:

    “Bạo lực đối với phụ nữ

    Phụ nữ trong khi bị giam giữ bao gồm một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công vẫn đnag phải chịu rủi ro bị tra tấn bao gồm cả hãm hiếp và lạm dụng tình dục.

    Đàn áp các tôn giáo và tín ngưỡng tinh thần

    Tín ngưỡng tinh thần Pháp Luân Công vẫn là một mục tiêu đàn áp chính, theo như đưa tin, bao gồm rất nhiều người bị giam giữ tùy tiện. Hầu hết những người bị giam giữ đều phải chịu cải tạo lao động mà không thông qua xét xử và buộc tội và trong thời gian đó họ phải chịu rủi ro cao là sẽ bị tra tấn hoặc đối xử tàn bạo, đặc biệt là nếu họ từ chối không chịu từ bỏ tín ngưỡng của mình. Những người khác bị giam giữ trong các nhà tù và bệnh viện thần kinh. Theo các nguồn tin của Pháp Luân Công ở nước ngoài, hơn 1000 người bị giam giữ do họ tập Pháp Luân Công đã chết kể từ khi Pháp Luân Công bị cấm năm 1999, chủ yếu là do bị tra tấn hoặc đối xử tàn bạo.

    Tra tấn, bắt giữ tùy tiện và xét sử không công bằng

    Tra tấn và đối xử tàn bạo vẫn tiếp tục được báo cáo trong rất nhiều cơ quan nhà nước bất chấp việc ban hành nhiều quy định mới nhằm chấn chỉnh lại tình hình. Các thủ đoạn thường thấy bao gồm đá, đánh đập, giật điện, buộc dây vào tay treo lên không trung, cùm chân ở tư thế đau đớn, và không cho ăn ngủ". [43]

    • Nghị quyết nhất trí của Quốc hội Mỹ Số 188 về Pháp Luân Công:

    "Xét thấy Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa đã cấm không cho các học viên Pháp Luân Công đi theo tín ngưỡng của mình, và đã cố gắng tiêu diệt môn phái và các tín đồ một cách có hệ thống;

    […]

    Xét thấy chiến dịch đàn áp đã được Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa phát động và các quan chức chính quyền và cảnh sát ở tất cả các cấp, và đã thấm vào tất cả các nơi trong xã hội và tất cả các cấp chính quyền ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa;" [44]

    • Bài báo của hãng thông tấn Pháp Agence France Presse (AFP):

    "Một luật sư Trung quốc 28 tuổi hôm chủ nhật tuyên bố sẽ tiếp tục phản đối chính sách cấm Pháp Luân Công, bất chấp việc đã bị bắt 4 lần trong năm ngoái vì anh trung thành với "tà giáo" ngoài vòng pháp luật. "Tôi không sợ. Tôi biết rằng nếu họ bắt tôi tôi sẽ phải ở 2 hoặc 3 năm trong trại cải tạo lao động, nhưng tuyệt đối cần thiết là phải phản đối để cho thấy rằng chúng tôi không xấu", luật sư có tên là Zak nói với AFP. Zak bị bắt hôm chủ nhật trên quảng trường Thiên An Môn cùng với khoảng 1000 thành viên của môn phái Phật gia, nhưng đã trốn thoát khi các bạn đồng môn chặn xe cảnh sát đang chở anh giải thoát cho anh trốn lẫn vào đám đông đang tụ tập nhân ngày lễ độc lập... Zak nói gần đây chính phủ đã xây dựng hai trại giam giữ chỉ để dành cho các học viên Pháp Luân Công ở miền tây bắc và đông bắc Trung quốc có khả năng giam giữ tới 50 nghìn người mỗi trại. Nhiều học viên Pháp Luân Công hiện đã bị giam giữ với các phạm nhân khác, anh nói, thêm rằng cảnh sát thường xuyên đánh đập các học viên như là cách để đàn áp pháp môn này." [45]

    • Trong một lọat thư ngỏ gửi những người lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng cộng sản Trung quốc, luật sư nhân quyền Trung quốc nổi tiếng Cao Trí Thịnh đã công bố kết quả điều tra của mình về cuộc đàn áp. Chính phủ đã đóng cửa hãng luật của ông sau khi lá thư ngỏ thứ hai của ông được công bố tháng 11 năm 2005. Các đoạn trích sau được lấy từ lá thư ngỏ thứ 3 của ông, [46] viết tháng 12 năm 2005:

    "...cảnh sát dùng thuốc lá đang cháy dí vào lưng tôi và sự đau đớn không thể chịu được đã làm cho tôi bất tỉnh. Sau đó chúng dội nước lạnh vào người tôi để tôi tỉnh lại. Cuối cùng chúng dùng nến đang cháy để đốt lưng tôi. Sau khi chúng đốt cháy thịt ở lưng tôi, chúng còn đổ sáp nóng lên. Đau đớn đã làm cho thân tôi run và nhảy lên liên tục... ."

    "Bởi vì không còn chỗ da lành nào trên thân thể tôi (sau một đêm tra tấn), cảnh sát bắt đầu dùng dùi cui điện để giật các vùng kín và xuyên dương vật của tôi. Sau đó chúng dùng một cái gậy sắt đập nát dương vật của tôi. Tôi ngất đi... ..."

    "Cảnh sát chọc cái dùi cui điện dài nhất mà chúng có vào đít ông và cho điện giật các cơ quan của ông. Liu Haibo đã chết ngay tại chỗ."

    "...Tên cảnh sát trưởng sau đó ra lệnh cho các tù nhân dùng cái đầu gai góc của một chiếc chổi quét nhà gãy chọc mạnh vào âm đạo sưng tấy của cô. Thủ đoạn tra tấn này đã làm cho âm đạo cô Wang chảy máu sối xả. Bụng và âm đạo của cô bị sưng đến nỗi cô không thể kéo quần lên hay ngồi hoặc đi tiểu được. Hai tháng sau khi bị tra tấn như vậy cô Wang vẫn không thể ngồi thẳng được. Hai chân cô cũng bị tàn tật. Tôi cũng đã chứng kiến những tù nhân này áp dụng cách tra tấn này đối với một trinh nữ... ."

    7.3 Mạng Minh Huệ và các báo cáo khác của Pháp Luân Công

    • Trích dẫn từ TA2-27040, phán quyết ngày 21/4/2005 của thẩm phán Tom Pinkney thuộc Hội đồng Di dân và Tị nạn Canada (Ban bảo vệ người tị nạn):

    "Nói chung, các trang web của FG [Pháp Luân Công] và Pháp Luân Đại Pháp như 'Minh Huệ' [a.k.a Minghui] là đáng tin cậy ở khía cạnh là các báo cáo đó nhất quán với các báo cáo của các tổ chức phi chính phủ (NGO) đáng kính trọng như Tổ chức Ân xá quốc tế và Tổ chức theo dõi nhân quyền. Trong khi không dễ xác minh các chi tiết cụ thể do chính quyền Trung quốc vẫn đang còn vi phạm nhân quyền, các trang web của FG và các NGO thường cung cấp các báo cáo chi tiết đáng tin cậy và có thể xác minh được."

    • Các trích dẫn từ trang web Minh Huệ của Pháp Luân Công:

    "Theo thống kê chưa đầy đủ, trong [bảy] năm qua bắt đầu từ ngày 20/7/1999 hơn 2898 học viên đã được xác minh là bị tra tấn đến chết ở trên 30 tỉnh, khu tự trị và thành phố. Tuy nhiên, theo thống kê chính thức nội bộ của chính phủ, con số thực tế các học viên bị chết sau khi bị bắt đã lên đến 1600 vào cuối năm 2001. Hơn nữa, có ít nhất 6000 học viên Pháp Luân Công đã bị xử tù bất hợp pháp. Hơn 100 nghìn học viên đã bị xử phạt cải tạo lao động. Hàng nghìn học viên đã bị cưỡng bức tới các bệnh viện thần kinh để bị tra tấn bằng cách tiêm thuốc độc hủy hoại hệ thần kinh trung ương. Các nhóm lớn học viên Pháp Luân Công đã bị cưỡng bức tới các lớp học tẩy não ở địa phương, nơi họ bị tra tấn cả về mặt thể xác lẫn tinh thần. Nhiều học viên khác đã bị những người được gọi là "những người bảo vệ luật pháp" đánh đập nghiêm trọng và tống tiền số lượng lớn. Khi số lượng lớn học viên Pháp Luân Công bị đánh đập đến chết, bị thương, và gia đình họ tan vỡ, khi họ phải rời bỏ nhà ra đi lang thang khắp nơi để tránh khỏi bị đàn áp, gia đình, họ hàng bạn bè và đồng nghiệp của hàng triệu học viên Pháp Luân Công cũng bị liên lụy và tẩy não ở các cấp độ khác nhau." [47]

    "Người ta nói rằng Bộ Công an có một thông tin nội bộ hôm 4/10 rằng sẽ có khoảng 10 nghìn người đến quảng trường Thiên An Môn vào ngày 5/10, cảnh sát tất cả các cấp phải chuẩn bị sẵn sàng. Các học viên bị bắt ngày 5/10 trên quảng trường Thiên An Môn đã bị giam giữ ở trung tâm cai nghiện Bắc Kinh. Các nguồn tin nội bộ nói rằng các học viên này sau đó sẽ bị đưa đến một "Trại tập trung" mới xây dựng dành riêng cho các học viên Đại Pháp ở tỉnh Tân Cương [một khu vực xa xôi hẻo lánh]." [48]

    "Cai ngục ở Trại lao động Longshan thành phố Thẩm Dương đã dùng dùi cui điện để giật cô Cao Dung Dung học viên Pháp Luân Công 36 tuổi ở mặt và các vùng khác của cơ thể cô trong gần 7 giờ đồng hồ làm mặt cô bị biến dạng nghiêm trọng." [49]

    • Các trích dẫn từ Nhóm nhân quyền Pháp Luân Công:

    "Vào tháng 6/2000, 18 học viên nữ ở Trại lao động Mã Tam Gia đã bị lột trần truồng và bị quẳng vào xà-lim chứa các tên tội phạm nam hung hãn và được khuyến khích hãm hiếp và lạm dụng họ. Các học viên bị bắt phải đứng trần truồng trước các màn hình video nhu là cách bị làm nhục, và phải đứng trần truồng trong tuyết trong một thời gian dài.

    Các học viên nữ ở Trại lao động Mã Tam Gia liên tục bị lột quần áo và bị dùng dùi cui điện để cho điện giật ở cơ quan sinh dục của họ. Họ bị làm nhục về mặt tình dục trong khi bị thẩm vấn - tất cả là để bắt họ phải từ bỏ Pháp Luân Công." [50]

    "Hệ thống laogai [hệ thống "giáo dục và cải tạo lao động"] là một bộ máy doanh nghiệp kiểu phát-xít. Không lo về nguồn cung cấp nô lệ, lực lượng lao động bị bắt bị đẩy đến giới hạn, bất chấp việc tù nhân bị ốm, bị tàn tật do bị đánh đập, hay bị yếu đi do điều kiện không thể chịu đựng được.

    Không có điều kiện sống để cân nhắc trong các trại lao động và trung tâm giam giữ, bởi vì bất cứ việc cải thiện điều kiện nào cũng sẽ bị trừ vào lợi nhuận. Các tù nhân đơn giản là bị đối xử như những đối tượng để vắt kiệt sức lao động, và chỉ được thả ra khi đã nửa sống nửa chết và được thay thế bằng những người mới." [51]

    7.4 Đàn áp các luật sư bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công

    • Trích dẫn từ Báo cáo năm 2005 của Liên hợp quốc của Báo cáo viên đặc biệt về sự độc lập của thẩm phán và luật sư:

    "Ngày 27/8/2004, Báo cáo viên đặc biệt đã gửi một lá thư cáo buộc liên quan đến tình hình của Wei Jun, một luật sư của hãng luật Baicheng ở thành phố Baise, tỉnh Quảng tây, người đã bị đe dọa và quấy rối vì đã bào chữa cho Liang Changying, một học viên Pháp Luân Công. Cô Liang bị xử tù 5 năm rưỡi. Sau khi tòa hoãn họp, công tố viên đã hỏi về sự tồn tại của quy định nói rằng các luật sư không thể bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công 'không phạm tội'. Cùng ngày, điện thoại nhà riêng, điện thoại di động và điện thoại cơ quan của ông Wei đã bị nghe trộm, và vài ngày sau đó, cảnh sát đã yêu cầu Sở tư pháp treo giấy phép hành nghề luật của ông Wei và xử phạt ông cải tạo lao động 3 năm. Sau khi giám đốc Sở tư pháp tù chối yêu cầu đó, cảnh sát đã, theo như đưa tin, cảnh cáo ông Wei rằng trong tương lai ông sẽ không được phép bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công nữa, và tịch thu tất cả các tài liệu của ông liên quan đến trường hợp của cô Liang." [52]

    • Luật sư Cao Trí Thịnh gửi thư đến Quốc hội tháng 12/2004 thay mặt thân chủ của mình là Huang Wei 53 tuổi và vào năm 2005 viết ba lá thư ngỏ cho Chủ tịch Trung quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công. [54] [55] [56] Chính quyền Trung quốc đáp lại bằng cách đe doạ ông và thậm chí còn cố gắng giết chết ông.

    "Cao Trí Thịnh đã tuyên bố rằng ông đã bị nhà cầm quyền đe doạ và quấy rối từ tháng 10/2005 khi ông gửi một lá thư ngỏ đến Chủ tịch Trung quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo kêu gọi họ tôn trọng tụ do tôn giáo và chấm dứt cuộc đàn áp 'man rợ' đối với tín ngưỡng tinh thần Pháp Luân Công ở Trung quốc. Cao Trí Thịnh nói rằng cảnh sát đã cảnh cáo ông rằng ông đã 'vượt qua vạch' và đã tự đưa mình vào 'một tình thế khó khăn'. Ông đã bị cảnh sát bắt giữ trong một thời gian ngắn ở Bắc Kinh ngày 13 tháng 1 năm 2006, theo như đưa tin, sau khi ông phát hiện ra rằng cảnh sát đang quay phim ông. Việc này nhắc nhở ông cũng bắt đầu quay phim lại cảnh sát và điều này đã làm cho ông bị bắt. Ông nói rằng cảnh sát đã cảnh cáo ông trong khi ông bị giam giữ là: 'Ông biết là nếu chúng tôi muốn giết ông, nó sẽ dễ như giết một con kiến!' [57]

    • Luật sư Guo Guoting bị bắt giam và bị Sở tư pháp Thượng Hải tịch thu máy tính và giấy phép hành nghề luật sư vì ông bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công và những người bảo vệ nhân quyền và những người khác.

    "Khoảng 9 giờ sáng ngày 23/2/2005 hơn 10 người của Sở tư pháp Thượng Hải đến văn phòng của ông Guo Guoting một luật sư của công ty luật Tian-Yee thành phố Thượng Hải. Họ tịch thu máy tính cá nhân và chứng chỉ luật sư của ông Guo. Ông Guo là một trong số một vài luật sư dám giúp đỡ các học viên Pháp Luân Công như Qu Yanlai, Chen Guanghui, Lei Jiangtao, Huang Xiong và những người khác có quan điểm khác với chính phủ Trung quốc. Ông Guo đã bốn lần cố đến thăm học viên Qu Yanlai đang tuyệt thực 780 ngày ở nhà tù Tilanqiao Thượng Hải nhưng ông đã bị từ chối. Vào đầu tháng 2/2005 ông đăng bài sau trên Internet để vạch trần những điều xảy đến với các học viên Pháp Luân Công ở trong tù. Ông Guo cũng đã gửi một lá đơn xin cho học viên Chen Guanghui được thả ra để điều trị y tế. Chen đã bị tra tấn đến khi bị hôn mê trong khi bị giam từ tháng 7/2004 ở nhà tù Suzhou tỉnh Giang Tô." [58]

    7.5 Kích động lòng thù hận đối với Pháp Luân Công

    • Trích dẫn từ tin tức CNN News, 29/7/1999:

    "Chính quyền Trung quốc nói rằng, kể từ tuần trước, họ đã tịch thu hoặc tiêu huỷ hơn 1,55 triệu ấn bản của pháp môn bí ẩn. [...] 'Kẻ thù của ... nền văn minh' ở Bắc Kinh, khoảng 300 nghìn cuốn sách của Pháp Luân Công đã bị nghiền thành giấy vụn hôm thứ Tư, và nhiều hơn thế nữa sẽ bị tiêu huỷ trên khắp Trung quốc, các cơ quan truyền thông đại chúng của nhà nước nói. ở Thượng Hải, chính quyền đã cho 45 nghìn cuốn sách vào máy nghiền giấy hôn thứ Năm tại một buổi lễ dẫn đầu bởi trưởng cơ quan tuyên truyền của thành phố Jin Binghua, tờ tin tức buổi chiều Xinmin Evening News nói.

    Các quan chức và cơ quan truyền thông đại chúng nhà nước đã duy trì một cuộc tấn công liên tục chống Pháp Luân Công. "Sách của Pháp Luân Công là kẻ thù của khoa học, nền văn minh, chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật biện chứng", đó là tuyên bố của Gui Xiofeng, giám đốc Phòng chống khiêu dâm quốc gia chuyên trách việc tiêu huỷ các tài liệu được coi là xúc phạm đến Đảng cộng sản. Trên truyền hình, các cựu thành viên xuất hiện để phỉ báng Ông Lý, và báo chí trích dẫn lời của các quan chức phê phán học thuyết [của Pháp Luân Công]. Các chương trình tin tức của đài truyền hình quốc gia đã được tăng thời lượng lên đến cả tiếng đồng hồ từ 30 phút như thường lệ và được dành gần trọn chương trình để công kích pháp môn này. Các đảng viên cộng sản, hàng nghìn người công khai tập Pháp Luân Công trước khi bị đàn áp, đã được lệnh phải từ bỏ nếu không sẽ bị khai trừ ra khỏi đảng". [59]

    • Trích dẫn từ báo cáo của Associated Press tháng 9/1999:

    "AUCKLAND, New Zealand (AP) -- Khi Trung quốc và Hoa Kỳ tìm cách sữa chữa mối quan hệ đã bị rạn nứt trong thời gian gần đây, Chủ tịch Giang Trạch Dân đưa cho Tổng thống Clinton một món quà bất bình thường: một quyển sách bào chữa cho việc Trung quốc cấm một pháp môn thiền định phổ biến. [...] Với nhan đề "Lý Hồng Chí và 'Pháp Luân Công' của ông ta: Lừa dối công chúng và làm hại sinh mạng", quyển sách dày 150 trang bằng tiếng Anh là một sản phẩm tuyên truyền không thương xót từ các phương tiện thông tin đại chúng do nhà nước quản lý của Trung quốc. Cuốn sách chứa các hình ảnh kinh hoàng của một số người Trung quốc bị cáo buộc là do tập Pháp Luân Công nên đã bị điên cuồng tới mức tự tử, bị chết hoặc cắt xẻo các bộ phận thân thể của thân nhân. Nó tuyên bố rằng 1404 người đã bị chết, hầu hết là do từ chối không điều trị y tế theo lời dạy của Pháp Luân Công . [...] Tài liệu dẫn chứng và lời lẽ quy tội rất sơ sài". [60]

    • Trích dẫn từ một thông cáo báo chí của Sứ quán Trung quốc tháng 10/1999:

    "Trong một cuộc phỏng vấn được tờ báo Pháp La Figaro ghi lại ngày 25/10/1999, Giang nói rằng theo thống kê không đầy đủ, Pháp Luân Công đã làm chết hơn 1400 người và nhiều người khác bị điên và gia đình tan vỡ." [61]

    • Trích dẫn từ tờ Bưu điện Oa-sinh-tơn The Washington Post tháng 11/1999:

    "Sự lo lắng của Giang đối với Pháp Luân Công đã lên tới mức mà trong hội nghị thượng đỉnh diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương APEC ở Niu-di-lân tháng 9, ông ta đã phân phát một quyển sách công kích nhóm người này cho nhiều đại biểu tham dự hội nghị bao gồm cả tổng thống Clinton. Việc này đã gây chấn động cho các nhà ngoại giao, củng cố mối lo ngại rằng những người lãnh đạo đảng đã trở nên cơ bản xa rời hiện thực cuộc sống hàng ngày và rằng Giang hoặc là không muốn hoặc là không thể tham gia vào đối thoại thực sự với các nhà lãnh đạo phương Tây." [62]

    • Một bài báo của hãng tin Associated Press báo cáo về việc trừng phạt vì không tuân theo chiến dịch tuyên truyền của chính quyền Trung quốc chống Pháp Luân Công tháng 11/1999:

    "Như một phần của cuộc đàn áp, các cơ quan kiểm duyệt phương tiện truyền thông đại chúng của nhà nước đã treo giấy phép kinh doanh của Nhà xuất bản Nhân dân Thanh Hải do chính quyền điều hành ở khu vực phía Tây tỉnh Thanh Hải vì đã in bốn quyển sách về Pháp Luân Công vào tháng 1, hãng tin nhà nước Tân hoa xã hôm nay đưa tin, nói rằng 'những người phải chịu trách nhiệm' đã bị đuổi việc hoặc giáng chức." [63]

    • Các trích dẫn từ Tổ chức Ân xá quốc tế tháng 3/2000:

    "Chính quyền đã cấm Pháp Luân Công ngày 22/7/1999 và đã phát động một chiến dịch tuyên truyền khổng lồ để phỉ báng môn tập này và động cơ thúc đẩy của những người đứng đầu đặc biệt là Lý Hồng Chí. Kể từ đó trở đi, những cáo buộc của chính quyền đối với môn này đã được các phương tiện thông tin đại chúng nhà nước và các quan chức chính quyền lặp đi lặp lại.

    […]

    Một phần quan trọng nữa của chiến dịch tuyên truyền của chính quyền là để công bố những tuyên bố của những người nhận là các học viên cũ của Pháp Luân Công phỉ báng Pháp Luân Công và người đứng đầu, nói về thiệt hại mà môn tập này đã đem lại cho xã hội Trung quốc, và ca ngợi chính quyền vì đã có những hành động cứng rắn đối với môn tập này. Những lời phỉ báng mà tính xác thực của nó là không thể xác định được như vậy là đặc tính điển hình của các chiến dịch chính trị mà chính quyền Trung quốc phát động theo định kỳ. Những lời phỉ báng này được chính quyền khuyến khích với những lời hứa là những ai rời bỏ "tổ chức tà giáo" và thực hiện "nghĩa vụ đáng khen" sẽ không bị trừng phạt. Trên khắp Trung quốc, chính quyền địa phương cũng thực hiện các chương trình "học tập và giáo dục" để trừ bỏ Pháp Luân Công ở các tỉnh. Việc này có thể có các hình thức đọc báo và nghe đài cũng như các cán bộ chính quyền đến thăm nhà nông dân trong làng để giải thích "một cách đơn giản tác hại của Pháp Luân Công cho họ". "Học tập và giáo dục" cũng có thể là cách nói khéo cho việc giam giữ "cải tạo". Nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng chính quyền đã sử dụng việc giam giữ, xử phạt, đe dọa và các thủ đoạn khác để "thuyết phục" các học viên từ bỏ niềm tin và việc tập Pháp Luân Công của họ.

    […]

    Theo thông tin do chính phủ công bố, (7) Pháp Luân Công 'đã gây ra hơn 1400 cái chết', phần lớn liên quan đến những người chết do bệnh tật bị cáo buộc là bởi vì họ đã từ chối điều trị y tế do tín ngưỡng Pháp Luân Công của họ. Trong tình hình kiểm duyệt và trấn áp hiện thời ở Trung quốc thì lời cáo buộc này không thể được xác minh một cách độc lập. Đối với cuộc đàn áp chính trị và chiến dịch tuyên truyền khổng lồ của chính quyền chống Pháp Luân Công thì tính công minh của những thông tin của chính quyền là đáng nghi ngờ. Hơn nữa, thông tin do chính phủ công bố để lại nhiều câu hỏi quan trọng không được trả lời. Nó đã thất bại, ví dụ, trong việc chứng minh bất kỳ mối liên hệ trực tiếp nào giữa những cái chết bị cáo buộc và những người đứng đầu và tổ chức Pháp Luân Công. Theo luật pháp quốc tế, trách nhiệm hình sự được xác định theo từng trường hợp, trên cơ sở cá nhân. Trong trường hợp của những người đứng đầu và tổ chức địa phương của Pháp Luân Công đã bị đàn áp với các tội danh "gây chết người", chính quyền chưa đưa ra được bằng chứng của mối liên hệ trực tiếp giữa những cái chết bị cáo buộc và những người bị buộc tội. Chính quyền cũng chưa đưa ra được bằng chứng rằng những người bị buộc tội hoàn toàn biết rằng triết lý mà họ quảng bá có thể gây ra chết người. Bằng chứng của mối liên hệ trực tiếp này và của "sự hiểu biết" là rất quan trọng để xác định trách nhiệm hình sự, nhưng bằng chứng đó là thiếu trong những trường hợp này.

    Hơn nữa, chính phủ đã công bố những lời buộc tội này khác như là 'sự thực' trước khi những thành viên đi đầu của Pháp Luân Công bị truy tố. Trong bối cảnh của cuộc đàn áp chính trị đối với môn này, nó đã cấu thành nên một giả định có tội đối với những người bị truy tố. Bản thân các tài liệu của chính quyền ban hành cho cuộc đàn áp cho thấy rằng tiến trình tư pháp là không công bằng ngay từ đầu chống lại những người bị buộc tội. Điều này đã vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế ở nhiều khía cạnh, đáng chú ý là quyền của những người bị giam giữ được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội thông qua việc xét xử công khai và công bằng bởi một tòa án độc lập. Điều này cũng đi ngược lại các điều khoản mới được đưa ra trong luật pháp Trung quốc năm 1996 nhằm làm cho tiến trình tư pháp công bằng hơn." [64]

    • Trích dẫn từ một bài phát biểu của Lý Lan Thanh khen ngợi các cơ quan chính phủ và tầng lớp xã hội vì sự tham gia của họ vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công:

    "Trong số họ, [...] có các nhà khoa học bảo vệ khoa học và chân lý, và dũng cảm tiết lộ và bác lại những lời nói cong queo của Lý Hồng Chí và bản chất thật sự của 'Pháp Luân Công' là một tà giáo; có những người làm việc trong lĩnh vực tin tức và tuyên truyền đã tiết lộ bản chất của các tà thuyết của Lý Hồng Chí và bản chất của 'Pháp Luân Công' là một tà giáo, báo cáo kịp thời về cuộc đấu tranh chống tà giáo 'Pháp Luân Công', và huy động quần chúng kháng cự độc hại của các tà giáo, và tích cực thực hiện đấu tranh tuyên truyền; có các nhân viên ngoại giao tích cực giải thích quan điểm chính thống và nghiêm túc của chính phủ ta về 'Pháp Luân Công', giới thiệu tình hình thực tế, và chiếm được sự hiểu biết và ủng hộ từ phía cộng đồng quốc tế, và thực hiện việc đấu tranh trả đũa chống lại các tổ chức hải ngoại của tà giáo 'Pháp Luân Công; [...] " [65]

    • Trong một bản tin của CNN, Willy Lam mô tả một số phương pháp mà Lý Lan Thanh đã sử dụng để thực hiện chiến dịch tuyên truyền chống Pháp Luân Công, tháng 6/2001:

    "Hơn nữa, các chiến dịch giáo dục chống giáo phái sẽ được tổ chức ở các trường học, nhà máy và các cơ quan chính phủ trong một nỗ lực có vẻ như tạo ra một phong trào quần chúng theo kiểu Mao Trạch Đông chống Pháp Luân Công." [66]

    • Một báo cáo của Tân hoa xã mô tả sự ủng hộ của Lý Lan Thanh đối với việc bóp méo và phỉ báng Pháp Luân Công trong khi đến thăm cuộc triển lãm chống Pháp Luân Công ở Bắc Kinh, tháng 7/2001:

    "Ônh chỉ ra rằng cuộc triển lãm này được tổ chức rất tốt. Với hình thức sinh động của nó, nó đã cho thấy bản chất xấu xa của 'Pháp Luân Công' là làm hại sinh mệnh, chà đạp nhân quyền, phá hoại pháp quyền, làm hại xã hội, phản bội tổ quốc, bịa đặt tin đồn để lừa dối nhân dân thế giới, và nó giúp cán bộ và nhân dân hiểu được bản chất của các tà giáo và nó kích thích lòng căm thù của nhân dân đối với 'Pháp Luân Công', và làm cho họ quý trọng sự ổn định và đoàn kết của đất nước." [67]

    • Các trích dẫn từ bài báo của Washington Post Foreign Service, tháng 8/2001:

    "Chiến dịch của chính quyền chống Pháp Luân Công, phát động tháng 7/1999, đầu tiên gặp khó khăn, do thực hiện không đều và sự chia rẽ giữa những người đứng đầu chính quyền trung ương, những người coi môn này là mối đe dọa cho quyền lực của đảng, và các quan chức địa phương, là những người không nghĩ như vậy. Nhưng qua 6 tháng qua, các lực lượng an ninh của Trung quốc đã tái tổ chức và đưa ra một cách tiếp cận mà họ nói là đang có kết quả.

    Cách tiếp cận đó có ba yếu tố, theo một cố vẫn khác của chính phủ.

    Thứ nhất, ông ta nói, là bạo lực. Cuộc đàn áp luôn luôn đi kèm với sự tàn bạo của cảnh sát và nhà tù, nhưng người cố vấn nói chỉ mới năm nay lãnh đạo trung ương mới quyết định sử dụng bạo lực một cách rộng rãi đối với các học viên Pháp Luân Công. Trích dẫn các báo cáo của chính phủ, ông ta nói rằng các học viên không bị đánh đập thường là không từ bỏ môn này.

    Người cố vấn này nói yếu tố thứ hai là một chiến dịch tuyên truyền áp lực cao chống lại môn này cũng rất quan trọng. Khi xã hội Trung quốc chống lại Pháp Luân Công, áp lực đối với các học viên phải từ bỏ tín ngưỡng của mình cũng tăng lên, và sẽ dễ hơn cho chính phủ trong việc sử dụng bạo lực đối với những người không từ bỏ. Vụ tự thiêu của năm người được coi là thành viên của môn này trên quảng trường Thiên An Môn ngày 23/1 là một bước ngoặt. Một bé gái 12 tuổi và mẹ của cô đã chết, và đảng đã làm cho vụ việc đó trở thành trung tâm của chiến dịch phỉ báng Pháp Luân Công. Bằng cách lặp đi lặp lại việc phát quảng bá những hình ảnh của thân thể đang cháy của cô bé và các cuộc phỏng vấn với những người khác nói rằng họ tin rằng tự thiêu sẽ đưa họ lên thiên đường, chính phủ đã thuyết phục được nhiều người Trung quốc rằng Pháp Luân Công là một "tà giáo".

    Cuối cùng, hệ thống an ninh đã bắt đầu bắt các học viên tham gia các buổi học cường độ cao trong đó các bài giảng của người đứng đầu Pháp Luân Công bị các cựu tín đồ cắt xén. Các lớp học tẩy não này đã trở nên rất quan trọng trong việc thuyết phục các học viên từ bỏ tập Pháp Luân Công, người cố vấn của chính phủ nói.

    "Mỗi khía cạnh của chiến dịch đều rất quan trọng", ông ta nói. "Chỉ mỗi bạo lực không cũng không được. Chỉ có học tập không cũng không được. Và cả hai yếu tố đó đều không có tác dụng nếu việc tuyên truyền không bắt đầu thay đổi cách suy nghĩ của công chúng. Cần cả ba yếu tố. Đấy là cái mà họ đã nghĩ ra."" [68]

    • Trích dẫn từ tuyên bố của tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế tại Liên hợp quốc tháng 8/2001:

    "Chính phủ, trong việc thực hiện quyền trả lời, đã cố gắng bao biện cho việc khung bố cấp nhà nước của mình đối với nhóm người này bằng cách gọi họ là một "tà giáo" đã gây ra chết người và tan vỡ gia đình. Trong cuộc điều tra của chúng tôi, những cái chết duy nhất lại là do bàn tay của chính quyền Trung quốc; các gia đình đã bị tan vỡ bởi vì những thân nhân của họ đã bị chế độ giết chết; mọi người đã bị làm hại, không phải là vì Pháp Luân Công, mà là vì tra tấn tàn bạo, vì bị giam giữ trong các bệnh viện thần kinh và bị đối xử tàn nhẫn, bị lao động khổ sai trong các trại lao động và vì nhiều lý do tương tự khác nữa. Như được đưa tin trong tờ báo International Herald Tribune ngày 6/8/2001 chính quyền thừa nhận rằng đã chính thức sử dụng bạo lực đối với các học viên nhằm xóa sạch Pháp Luân Công. Chính quyền nhắc đến sự kiện được cho là tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn ngày 23/1/2001 như là bằng chứng rằng Pháp Luân Công là một "tà giáo". Tuy nhiên, chúng tôi đã có được một băng hình của sự kiện đó rằng theo quan điểm của chúng tôi thì sự kiện này đã được chính phủ dàn dựng." [69]

    • Hội đồng tiêu chuẩn phát quảng bá của Canada Canadian Broadcast Standards Council (CBSC) đã nhận được những lời phàn nàn vào tháng 12/2001 khi đài truyền hình tiếng Trung Talentvision phát một tin của CCTV về một người đàn ông bị buộc tội là đã giết chết vợ và bố mình. Tin này là một ví dụ điển hình của các tài liệu chống Pháp Luân Công do các phương tiện truyền thông đại chúng của nhà nước Trung quốc sản xuất. Phán quyết của CBSC tháng 5/2002 có đoạn:

    "Câu chuyện như được phát đi liên quan chặt chẽ đến khía cạnh rằng học viên Pháp Luân Công Fu Yi-bin bị cáo buộc (và trông có vẻ như là đã tự thú nhận) là một kẻ giết người. Câu chuyện bắt đầu bằng cách xác định danh tính của Fu Yi-bin trong câu đầu tiên của bản báo cáo là "một tín đồ Pháp Luân Công". Nó kết luận bằng tuyên bố rằng Fu đã từng là "một người con và một người chồng thương yêu và quan tâm chăm sóc", và "đã thay đổi khi anh ta bắt đầu tập Pháp Luân Công năm 1998". Sau đó nó thêm rằng việc anh ta "tiến tới bờ vực của phạm tội" là kết quả của việc bị "kiểm soát về mặt tinh thần bởi Lý Hồng Chí [người sáng lập Pháp Luân Công] và tổ chức tà giáo Pháp Luân Công". Hội đồng xét thấy rằng cách tiếp cận này đối với một câu chuyện mang tính tin tức là rất không bình thường. Nếu trong bất cứ bối cảnh tin tức nào, nói chung, có một mối liên hệ giữa bất cứ cá nhân và một nhóm người hay một hiệp hội, nó sẽ chỉ được nhắc đến nếu nó hoặc là giúp đỡ trong việc xác định danh tính của cá nhân đó trong tâm trí của công chúng hoặc thiết lập một mối quan hệ nhân quả giữa mối liên hệ và sự kiện đó. [...] Tuy nhiên mối liên hệ sẽ không bị đan xen vào tất cả các phần của một câu chuyện như vậy, thậm chí cả nơi mà tin tức đó liên quan đến một hoạt động tội phạm. Những lời mang tính phán quyết như "tà" cũng không thể được dùng để mô tả một hội đua mô-tô hay một gia đình tội phạm có tổ chức.

    […]

    Cũng phải thừa nhận rằng nó sẽ là bất bình thường nhất, trong một môi trường luật pháp Bắc Mỹ, khi có một người bị buộc tội lại tự thú như vậy trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình như Fu Yibin đã làm trong đoạn tin này. [...] Ngôn từ dùng trong câu đó, việc anh ta "tiến tới bờ vực của phạm tội" là kết quả của việc bị "kiểm soát về mặt tinh thần bởi Lý Hồng Chí [người sáng lập Pháp Luân Công] và tổ chức tà giáo Pháp Luân Công" không phải là báo chí chuyên nghiệp; nó không là gì khác hơn là một lời công kích bất công đối với Pháp Luân Công bởi người sản xuất của tin tức đó.

    […]

    Hội đồng tiêu chuẩn phát quảng bá của Canada đã tìm ra rằng Talentvision đã vi phạm các nguyên tắc đạo đức và các nguyên tắc liên quan đến vấn đề bạo lực của Hiệp hội các tổ chức phát quảng bá của Canada và các nguyên tắc về đạo đức (báo chí) của [hiệp hội - (chú thích của dịch giả)] các giám đốc về tin tức nghe nhìn trong việc phát bản tin ngày 16/12/2001 (Canadian Association of Broadcasters' Code of Ethics and Violence Code and the Radio and Television News Directors Code of (Journalistic) Ethics). Hội đồng đã phát hiện ra rằng bản tin liên quan đến các vụ giết người xảy ra ở Trung quốc đại lục là không công bằng và không đúng trong phương pháp liên hệ giữa kẻ giết người và Pháp Luân Công, như yêu cầu bởi Điều 1 của các nguyên tắc đạo đức (báo chí) của RTNDA và Khoản 6, đoạn 3, các nguyên tắc đạo đức của CAB (Article 1, RTNDA Code of (Journalistic) Ethics and Clause 6, paragraph 3, CAB Code of Ethics). Nó cũng tìm ra rằng việc sử dụng lặp đi lặp lại các đoạn hình ảnh hiện trường đầy máu của các vụ giết người đã cấu thành nên việc vi phạm yêu cầu đối với các tổ chức phát quảng bá là phải dùng những quyết định biên tập phù hợp trong khi lựa chọn các mô tả hình ảnh và cẩn trọng khi lặp lại các cảnh đó, đi ngược lại các yêu cầu của Điều 6.1 và 6.2 của các nguyên tắc về bạo lực của CAB (Articles 6.1 and 6.2, CAB Violence Code). " [70]

    • Trích dẫn từ một báo cáo của Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch tháng 1/2002:

    "Phương tiện [những người lãnh đạo Trung quốc] sử dụng cho thấy ... rằng họ muốn triệt để bôi nhọ Pháp Luân Công trong quá trình giải thể nó và rằng họ sử dụng quyền lực của luật pháp và cơ sở pháp lý làm bình phong và bao biện ... Lời cáo buộc rằng Pháp Luân Công đe dọa sự ổn định của Trung quốc không thể đứng vững được ... Lời tuyên bố của nó rằng niềm tin vào Pháp Luân Công là một mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng cũng sai trái không kém. Mối nguy hiểm cho sức khỏe đến từ sự đối xử mà các học viên phải nhận ở trong tay của cảnh sát và cai ngục." [71]

    • Các trích dẫn từ Nghị quyết số 188 của Hạ nghị viện Mỹ được nhất trí thông qua tháng 7/2002:

    "Xét thấy Pháp Luân Công là một hình thức hòa bình và phi bạo lực của tín ngưỡng và tập luyện cá nhân với hàng triệu người theo ở Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và các nơi khác; Xét thấy Chính phủ của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cấm các học viên Pháp Luân Công không được đi theo tín ngưỡng của mình, và đã cố gắng một cách có hệ thống tiêu diệt môn tập và những người tin theo;

    […]

    Xét thấy tuyên truyền từ các phương tiện thông tin địa chúng do nhà nước kiểm soát ở Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tràn ngập trong công chúng trong một nỗ lực nhằm gây ra lòng thù hận và phân biệt;

    […]

    Xét thấy chiến dịch đàn áp đã được phát động bởi Chính phủ Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được thực hiện bởi các quan chức chính quyền và cảnh sát ở tất cả các cấp, và đã tràn ngập tất cả các khối của xã hội và tất cả các cấp chính quyền ở Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" [72]

    • Trích dẫn [dịch] từ một báo cáo trên trang web của Cảnh sát Trung quốc tháng 12/2003:

    "Vào buổi tối ngày 23/12/2003, một buổi biểu diễn với chủ đề 'Đề cao khoa học và chống lại giáo phái' nhằm tăng cường việc xây dựng nền văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa đã được tổ chức ở hội trường đồn cảnh sát Thành phố Vũ Hán. Liu Jing, ủy viên Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc và Thứ trưởng bộ công an, He Zuoxiu, một nhà khoa học nổi tiếng, và những người lãnh đạo tỉnh và thành phố bao gồm Huang Yuanzhi, Chen Xunqiu, Li Xiansheng, Zhao Ling, Liu Shanbi, Cheng Kangyan, Yin Zengtao, Huang Guanchun, Wang Chengyu, Yang Xiangling, Hu Xukun và Liang Shoushu đã xem buổi biểu diễn. [...] Ý định chủ yếu của buổi biểu diễn tối này là để đề cao khoa học, chống lại tà giáo, và đẩy cuộc chiến đấu của toàn thành phố chống lại 'Pháp Luân Công' về phía trước đến một cấp độ sâu hơn." [73]

    • Báo cáo năm 2005 của Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về tự do tôn giáo và tín ngưỡng:

    "62. Thêm vào đó, theo các báo cáo, một chiến dịch truyền thông đại chúng đã được phát động chống Pháp Luân Công và các học viên Pháp Luân Công vào tháng 6 năm 1999." [74]

    [31] Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc; Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về vấn đề tử hình ngay lập tức, tùy tiện không qua xét xử, Asma Jahangir (E/CN.4/2004/7), 22/12/2003.

    [32] Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc; quan điểm được thông qua bởi Nhóm làm việc về vấn đề giam giữ tùy tiện (E/CN.4/2004/3/Add.1), 26/11/2003. (Ở trong Nhóm làm việc về nhân quyền cho Pháp Luân Công “Các báo cáo của Liên hợp quốc năm 2004 về việc Trung quốc đàn áp Pháp Luân Công”: http://www.falunhr.org/reports/UN2004/UN2004.pdf)

    [33] Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc; Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về sự độc lập của thẩm phán và luật sư, Leandro Despouy. (E/CN.4/2005/60/Add.1, 18/3/2005) (http://www.falunhr.org/reports/UN2005/lawyer_chn.pdf)

    [34] Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc; Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưỡng, Asma Jahangir. (E/CN.4/2005/61/Add.1, 15/3/2005)

    [35] Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc; Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về vấn đề tra tấn và các cách đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc suy đồi khác, Manfred Nowak, về chuyến công tác của mình đến Trung quốc từ 20/11 đến 2/12/2005 (E/CN.4/2006/6/Add.6), 10/3/2006. (http://www.ohchr.org/english/bodies/chr/docs/62chr/ecn4-2006-6-Add6.doc)

    [36] Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc; Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về quyền của tất cả mọi người được hưởng tiêu chuẩn cao nhất có thể đạt được về sức khỏe thể chất và tinh thần, Paul Hunt (E/CN.4/2005/51/Add.1), 2/2/2005. (http://www.clearwisdom.net/emh/article_images/Health_chn.pdf)

    [37] Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc; Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về vấn đề tra tấn và các cách đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc suy đồi khác, Theo van Boven (E/CN.4/2005/62/Add.1), 30/3/2005. (http://www.clearwisdom.net/emh/article_images/torture_chn.pdf)

    [38] Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc; Báo cáo về quyền tự do quan điểm và biểu đạt (E/CN.4/2005/64/Add.1), 29/3/2005. (http://www.clearwisdom.net/emh/article_images/Expression_chn.pdf)

    [39] Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc; Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về bạo lực đối với phụ nữ, nguyên nhân và hậu quả, Yakin Ertürk (E/CN.4/2005/72/Add.1), 18/3/2005. (http://www.clearwisdom.net/emh/article_images/Violence_against_Woman_chn.pdf)

    [40] Các báo cáo về từng nước năm 1999 của Bộ ngoại giao Hoa kỳ về tình hình nhân quyền - Trung quốc, 23/2/2000. (http://www.state.gov/g/drl/rls/hrrpt/1999/284.htm)

    [41] Hãng thông tấn Úc Australian Broadcasting Corporation (ABC), “Các lời kêu gọi chấm dứt các trại cải tạo Pháp Luân Công của Trung quốc” 4/7/2001. (http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2001/7/5/11922p.html)

    [42] Các báo cáo về từng nước năm 2005 của Bộ ngoại giao Hoa kỳ về tình hình nhân quyền - Trung quốc, 8/3/2006. (http://www.state.gov/g/drl/rls/hrrpt/2005/61605.htm)

    [43] Báo cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế năm 2005. (http://web.amnesty.org/report2005/chn-summary-eng)

    [44] Nghị quyết nhất trí của Quốc hội Mỹ Số 188, biểu đạt nhận định của Quốc hội rằng Chính phủ Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa phải chấm dứt cuộc đàn áp của mình đối với các học viên Pháp Luân Công, được nhất trí thông qua với tỷ lệ phiếu 420-0 ngày 24/7/2002. (http://thomas.loc.gov/cgi-bin/query/z?c107:hc188:, http://faluninfo.net/DisplayAnArticle.asp?ID=5983)

    [45] Minh Huệ - Clearwisdom, Bản tin khủng hoảng - Crisis News Bulletin #61, “Luật sư Trung quốc chỉ trích chính sách của Trung quốc là bất hợp pháp; cảnh báo về các trại giam giữ Bắc Kinh, 1/10 (AFP),” 3/10/2000. (http://clearwisdom.net/emh/articles/2000/10/3/6639.html)

    [46] Thời báo Đại Kỷ Nguyên - The Epoch Times, “Tại sao một trong các luật sư hàng đầu của Trung quốc cắt đứt quan hệ với Đảng Cộng sản: Lá thư ngỏ thứ 3 của Cao Trí Thịnh gửi Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo” 16/12/2005. (http://www.theepochtimes.com/news/5-12-16/35876.html)

    [47] Minh Huệ - Clearwisdom. (http://www.clearwisdom.net/emh/special_column/death_cases/death_list.html#outline)

    [48] Minh Huệ - Clearwisdom, “Các học viên [Bắc Kinh] bị bắt ngày 5/10 trên quảng trường Thiên An Môn bị giam tại trung tâm cai nghiện, và sau đó sẽ bị đưa đến một "Trại tập trung" mới xây ở tỉnh Tân Cương” 6/10/2000. (http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2000/10/9/6568.html)

    [49] Minh Huệ - Clearwisdom, “Mặt của học viên Đại Pháp là cô Cao Dung Dung bị biến dạng nghiêm trọng do 7 tiếng đồng hồ bị tra tấn bằng dùi cui điện trong Trại lao động cưỡng bức Long Sơn” tháng 7/2004. (http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2004/7/12/50141.html)

    [50] Nhóm nhân quyền Pháp Luân Công - Falun Gong Human Rights Working Group, “Bạo lực tình dục và tra tấn các nữ học viên Pháp Luân Công: 6. Lạm dụng tình dục tràn lan ở Trại lao động Mã Tam Gia.” (http://www.flghrwg.net/index.php?option=content&task=view&id=1325&Itemid=0)

    [51] Nhóm nhân quyền Pháp Luân Công - Falun Gong Human Rights Working Group, “Một cái nhìn tổng quan về việc nô lệ hóa.” (http://flghrwg.net/index.php?option=content&task=category&id=273&sectionid=60&Itemid=)

    [52] Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc; Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về sự độc lập của thẩm phán và luật sư, Leandro Despouy. (E/CN.4/2005/60/Add.1, 18/3/2005) (http://www.falunhr.org/reports/UN2005/lawyer_chn.pdf)

    [53] Thời báo Đại Kỷ Nguyên - The Epoch Times, “Một lá thư ngỏ gửi đến Quốc hội Trung quốc: Lá thư thứ nhất của Cao Trí Thịnh gửi những người lãnh đạo Đảng cộng sản Trung quốc” 31/12/2004. (http://www.theepochtimes.com/news/6-3-25/39696.html)

    [54] Thời báo Đại Kỷ Nguyên - The Epoch Times, “Hãy dừng cuộc đàn áp những người tin vào tự do và sửa lại mối quan hệ của mình với nhân dân Trung quốc: Luật sư nổi tiếng Trung quốc gửi lá thư ngỏ tới Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo” 18/10/2005. (http://www.theepochtimes.com/news/5-10-24/33667.html)

    [55] Thời báo Đại Kỷ Nguyên - The Epoch Times, “Cao Trí Thịnh gửi một lá thư ngỏ nữa phản đối việc đối xử bất công: Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, Đề nghị hãy trả lời các câu hỏi sau” 22/11/2005. (http://www.theepochtimes.com/news/5-11-24/34962.html)

    [56] Thời báo Đại Kỷ Nguyên - The Epoch Times, “Tại sao một trong các luật sư hàng đầu của Trung quốc cắt đứt quan hệ với Đảng Cộng sản: Lá thư ngỏ thứ 3 của Cao Trí Thịnh gửi Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo” 12/12/2005. (http://www.theepochtimes.com/news/5-12-16/35876.html)

    [57] Tổ chức Ân xá quốc tế “Hãy hành động - Trung quốc: Luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh thoát được âm mưu giết mình” 6/2/22006. (http://www.amnesty.ca/take_action/actions/china_gao_zhisheng.php)

    [58] Nhóm nhân quyền Pháp Luân Công - Falun Gong Human Rights Working Group, “Luật sư Trung quốc vạch trần các vi phạm nhân quyền trong nhà tù Thượng Hải.” (http://falunhr.org/index.php?option=content&task=view&id=1150&Itemid=50)

    [59] Tin tức CNN News 29/7/1999 đưa tin: “Trung quốc ra lệnh bắt người sáng lập Pháp Luân Công, và phá hủy sách” <http://www.cnn.com/WORLD/asiapcf/9907/29/falun.gong.02/>

    [60] “Clinton được phát một quyển sách về Pháp Luân Công” hãng tin Associate Press 12/9/1999

    [61] Sứ quán Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa tại Hoa Kỳ 25/10/1999 ra thông cáo báo chí: “Chủ tịch Giang Trạch Dân bình luận về các tác hại của Pháp Luân Công” <http://www.chinaembassy.org/eng/zt/ppflg/t36565.htm>

    [62] Pomfret, John. “Những vết rạn nứt trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung quốc” Tờ báo Bưu điện Oa-sinh-tơn The Washington Post 12/11/1999 <http://www.washingtonpost.com/ac2/wp-dyn?pagename=article&contentId=A54486- 1999Nov11&notFound=true>

    [63] “Có tin rằng Trung quốc giam giữ 35 nghìn tín đồ của một pháp môn tu luyện” hãng tin Associated Press, 29/11/1999

    [64] Tổ chức Ân xá quốc tế - Amnesty International, “Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa: Cuộc đàn áp Pháp Luân Công và cái gọi là "các tổ chức tà giáo" khác” 23/3/2000. <web.amnesty.org/ai.nsf/Index/ASA170112000>

    [65] Quân đội Giải phóng Nhân dân Nhật báo Tân hoa xã 27/2/2001. <http://www.pladaily.com.cn/gb/pladaily/2001/02/27/20010227001010_TodayNews.html>

    [66] Lam, Willy. “Trung quốc chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài chống Pháp Luân Công” Tin tức CNN News 6/6/2001 <http://www.rickross.com/reference/fa_lun_gong/falun227.html>

    [67] “Lý Lan Thanh nhấn mạnh việc vạch trần "Pháp Luân Công" ở cấp độ sâu hơn để đảm bảo an ninh quốc gia” Tân hoa xã 16/7/2001. <http://www.legaldaily.com.cn/gb/content/2001-07/17/content_21031.htm>

    [68] Washington Post Foreign Service, “Tra tấn đang phá vỡ Pháp Luân Công: Trung quốc đang tiêu diệt một cách có hệ thống nhóm người này” John Pomfret và Philip P. Pan, 5/8/2001. (http://www.washingtonpost.com/ac2/wpdyn?pagename=article&node=&contentId=A33055-2001Aug4)

    [69] Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp, “Tuyên bố của tổ chức Phát triển Giáo dục quốc tế tại Liên hợp quốc” tháng 8/2001. <http://www.faluninfo.net/mediacontrol/IED_UN_Statement.htm>

    [70] Hội đồng tiêu chuẩn phát quảng bá của Canada - Canadian Broadcast Standards Council CBSC, “Talentvision về việc một báo cáo tin tức (Các vụ giết người ở Trung quốc Đại lục),” quyết định của CBSC Decision 01/02-0416+, ngày 3/5/2002. http://www.cbsc.ca/english/decisions/decisions/2002/020816.htm

    [71] Tổ chức theo dõi nhân quyền - Human Rights Watch, “Nguy hiểm ngồi thiền: Chiến dịch chống Pháp Luân Công của Trung quốc” tháng 1/2002. (http://www.hrw.org/reports/2002/china/)

    [72] Nghị quyết nhất trí của Quốc hội Mỹ Số 188, biểu đạt nhận định của Quốc hội rằng Chính phủ Nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa phải chấm dứt cuộc đàn áp của mình đối với các học viên Pháp Luân Công, được nhất trí thông qua với tỷ lệ phiếu 420-0 ngày 24/7/2002. (http://thomas.loc.gov/cgi-bin/query/z?c107:hc188:, http://thomas.loc.gov/cgibin/query/D?c107:3:./temp/~c107D8QM2F::)

    [73] Trang web của Cảnh sát Trung quốc ngày 23/12/2003 <http://www.china110.com/police/plnews/gdjs/hub/item/2003_12/746271.shtml>

    [74] Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc; Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưỡng, Asma Jahangir. (E/CN.4/2005/61/Add.1, 15/3/2005)

    PHỤ LỤC 8 THỬ MÁU CÁC HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG

    Các trường hợp ví dụ: Thử máu và kiểm tra sức khỏe đối với số lượng lớn tù nhân là học viên Pháp Luân Công

    (Do các học viên Pháp Luân Công gửi)

    Có nhiều bản tường thuật của các học viên kể lại rằng nhiều học viên Pháp Luân Công bị bắt phải tuân theo các kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm y tế trong khi bị giam giữ bao gồm kiểm tra mắt, gan, tim và các bộ phận khác; đo huyết áp; thử máu và nước tiêu; và thậm chí cả điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) và siêu âm.

    Trong hoàn cảnh tà ác ở các trại lao động, nhà tù, và các trung tâm giam giữ ở Trung quốc nơi mà việc tra tấn và đánh đập tàn nhẫn diễn ra thường xuyên và lan tràn, thì sẽ là hợp lý để tin rằng những kiểm tra và xét nghiệm đó không phải là vì lợi ích sức khỏe của các học viên.

    Các chi tiết này cho thấy rằng các quan chức Trung quốc đã thu thập các thông tin về sức khỏe của các học viên Pháp Luân Công. Các sự việc này cũng củng cố cho các lời buộc tội rằng chế độ cộng sản này đã xây dựng một cách có hệ thống một ngân hàng lớn những người cấp tạng bao gồm các tù nhân là học viên Pháp Luân Công đang còn sống.

    Trường hợp 1: Lời kể của cư dân Paris, cô Ying Chen, ở Pháp [75]

    "Tôi bị giam giữ bất hợp pháp 3 lần và mỗi lần đều bị bắt phải phục tùng việc kiểm tra sức khỏe. Tôi không hiểu tại sao chúng tôi lại phải kiểm tra sức khỏe. Cai ngục trả lời rằng, 'Đó là một thủ tục thường lệ'. Cách mà họ kiểm tra làm cho tôi cảm thấy rằng họ không làm điều đó vì sức khỏe của tôi mà là họ muốn tìm một cái gì đó cụ thể từ kết quả kiểm tra."

    "Một tuần sau khi tôi bị bắt giam lần thứ hai, cai ngục gọi tôi ra và còng tay và cùm tay tôi rất chặt. Một học viên từ chối nói tên mình cũng bị còng và cùm. Cai ngục cho chúng tôi vào một xe ô-tô. Khi đến nơi thì chúng tôi nhìn thấy một bệnh viện. Tôi thấy rất lạ là bệnh viện đó rất yên tĩnh. Cai ngục đua chúng tôi qua một loạt các kiểm tra và xét nghiệm kỹ lưỡng bao gồm tim, EKG, thử máu và mắt."

    Trường hợp 2: Lời kể của ông Xiaohua Wang, Montreal, Canada

    Vào tháng 1/2002, trong khi tôi đang bị bức hại ở Đội 5 Trại lao động Yunnan số 2 (cũng gọi là Trường Gió Xuân Yunnan), Bệnh viện trại (tương đương với bệnh viện huyện) bất ngờ làm một cuộc kiểm tra sức khỏe toàn diện đối với tất cả các học viên Pháp Luân Công. Các xét nghiệm bao gồm điện tâm đồ, X-quang toàn bộ thân thể, kiểm tra gan thận, thử máu, v.v...Kiểu xét nghiệm này không bao giờ xảy ra với những người không phải là học viên Pháp Luân Công trong trại.

    Trường hợp 3: Lời kể của cư dân Toronto, Canada là Cô Na Gan

    Từ 6/4 đến 6/9/2001 tôi bị giam giữ bất hợp pháp ở Trại lao động XinAn nơi họ chuyên giam giữ các nữ học viên Pháp Luân Công. Tôi ở trong đội 5 với khoảng 125 học viên Pháp Luân Công và 5 hay 6 người không phải là học viên. Trong 5 tháng bị giam giữ, tôi đã phải bị khám sức khỏe toàn diện, cũng như tất cả các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ khác. Chúng tôi bị cai ngục có vũ trang đưa đến một bệnh viện công an ở gần đó. Cuộc kiểm tra sức khỏe bao gồm thử máu, X-quang, thử nước tiểu, kiểm tra mắt v.v...Điều này không phải là bình thường ở trong trại lao động. Tôi băn khoăn không biết họ định làm gì. Chúng tôi đã bị đối xử rất tàn bạo ở trong trại, tại sao họ đột nhiên lại quan tâm đến sức khỏe của chúng tôi như vậy?

    Trường hợp 4: Lời kể của cô Yuzhi Wang, Vancouver, Canada Giữa năm 2000 và cuối năm 2001, chế độ cộng sản Trung quốc đã bắt cóc tôi 3 lần. Tôi đã ở trong các trại lao động phần lớn khoảng thời gian đó. Trong các trại lao động 20 đến 50 người bị nhét vào một phòng rộng khoảng 15 mét vuông. Ở đó rất chật chội. Chúng tôi chỉ có thể nằm nghiêng mà ngủ, chen chúc nhau như nêm cối. Tôi tuyệt thực để phản đối sau khi yêu cầu của tôi là phải được trả tự do vô điều kiện không được chấp nhận. Vì điều này mà tôi đã bị bức thực tàn bạo nhiều lần.

    Sau hơn 100 ngày tuyệt thực và bức thực, tôi cảm thấy chóng mặt ngay cả khi đang nằm. Tôi đã bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần và thị lực của tôi ngày càng kém đi. Những người từ "Phòng 610" - cơ quan chính quyền được thành lập ngày 10/6/1999 để chuyên trách việc đàn áp các học viên Pháp Luân Công - đã đưa tôi đến 4 bệnh viện ở thành phố Harbin để kiểm tra sức khỏe toàn diện giữa tháng 10/2001 và tháng 4/2002. Bốn bệnh viện đó là: Bệnh viện công an Harbin, Bệnh viện số 2 tỉnh Hắc Long Giang, Bệnh viện số 1 thành phố Harbin, và bênh viện số 2 thành phố Harbin. Tại mỗi bệnh viện họ lấy mẫu máu của tôi. Họ nói với tôi rằng nhóm máu của tôi là AB, rất hiếm. Tôi đã bị đánh đập rất nghiêm trọng vì tôi đã phản đối việc khám sức khỏe. Cảnh sát ra lệnh cho các bác sĩ tiêm các chất không rõ tên vào người tôi làm cho tôi mất ý thức/bất tỉnh.

    Tôi đợi kết quả khám sức khỏe lần cuối cùng ở bệnh viện đại học Harbin số 1. Bác sĩ nói tất cả các bệnh viện đều nghi rằng nội tạng của tôi có vấn đề. Kết luận là cơ thể của tôi là "vô dụng". Để điều trị bệnh của tôi, bệnh viện đòi khoảng 50 nghìn nhân dân tệ từ gia đình tôi. Tuy nhiên, "Phòng 610" bất ngờ không quan tâm đến tôi nữa khi bác sĩ nói rằng tôi sẽ trở thành "một cái thây ma di động" ngay cả khi tôi có bình phục trở lại. Cuối cùng thì tôi cũng đã cố trốn ra khỏi được bệnh viện.

    Trường hợp 5: Lời kể của cô Huagui Li, ở thành phố St. Louis, Hoa Kỳ

    Vào năm 2001, bắt đầu từ tháng 7, tôi bị bỏ tù bất hợp pháp ở Trại lao động nữ Sanshui tỉnh Quảng Đông trong 8 tháng, vì không gì khác hơn là làm công việc giải thích sự thật cho công chúng. Có 4 khu vực trong trại lao động, và các học viên bị giam giữ ở khu vực 2. Vào khoảng tháng 10/2001, Trại lao động nữ Sanshui thực hiện một cuộc kiểm tra sức khỏe toàn diện đối với tất cả các học viên Pháp Luân Công, bao gồm tim, X-quang, và siêu âm v.v...Không lâu sau đó, một số bác sĩ đến khu vực lao động (nơi các học viên bị bắt phải lao động khổ sai như nô lệ) để đo huyết áp của các học viên. Những học viên từ chối không đo thì bị cảnh sát chửi bới, nói rằng họ đã không nhận ra đó là một đặc quyền mà tù nhân ở các khu vực khác (không phải là học viên) không có. Điều đó có nghĩa là các tù nhân khác (không phải là học viên) không bị kiểm tra. Nhưng vào thời gian đó, chúng tôi đã không suy nghĩ nhiều quá về việc đó.

    Trường hợp 6: Lời kể của Xuefei Zhou, hiện giờ ở Atlanta, USA [76]

    "Vào năm 2003 tôi bị giam giữ ở Đội 2 Trại lao động nữ Sanshui tỉnh Quảng Đông."

    "Vào thời gian đó, chúng tôi bị chia thành hai nhóm để đi khám sức khỏe. Tôi ở trong nhóm 2. Ngay khi chúng tôi bị đưa đến bệnh viện ở trong trại, cảnh sát đóng cửa bệnh viện lại. Sau đó hàng chục bác sĩ mặc quân phục xuất hiện. Không khí rất căng thẳng. Các học viên Pháp Luân Công phải đi qua tất cả các mục trên mẫu kiểm tra sức khỏe, một trong số đó là mẫu máu."

    "Có 5 hay 6 học viên trong nhóm 2 rất kiên định và đã từ chối thành công không cho kiểm tra sức khỏe. Tôi là một trong số đó. Một vài người chúng tôi đứng chống vào tường còn những người được giao nhiệm vụ theo dõi chúng tôi thì đứng ở bên cạnh."

    Trường hợp 7: Lời kể của một học viên ở Trung quốc [77]

    "Vào tháng 11/2001, tôi đến quảng trường Thiên An Môn để chứng thực Pháp nhưng đã bị bắt giam ở Trạm giam giữ Xicheng ở Bắc Kinh. Khoảng 20 học viên Pháp Luân Công khác rất kiên định và tôi (tất cả chúng tôi đều vào khoảng 30 tuổi) đều từ chối không tiết lộ danh tính và tuyệt thực đẻ phản đối việc bắt giam bất hợp pháp. Trong thời gian đó, nhân viên trạm giam giữ đã dùng sức mạnh để lấy máu của các học viên để xét nghiệm và phân tích. Bác sĩ của nhà tù "khen gợi' tôi nhiều lần. Cô ta nói, 'Số 322 có sức khỏe tốt nhất. Trong số tất cả mọi người sức khỏe của tôi là tốt nhất. Tôi đã phải chịu đựng quá nhiều, nhưng tôi vẫn rất khỏe mạnh.'"

    "Tôi đã 32 tuổi vào thời gian đó và nặng khoảng 130 cân (130 cân Trung quốc = 65 cân Việt nam - dịch giả). Tôi thuộc vào loại tiêu chuẩn khỏe mạnh. Cai ngục và bác sĩ đe dọa tôi rằng 'Nếu ngươi kiên quyết không tiết lộ danh tính và không ăn, ngươi sẽ bị đưa đi xa đến vùng tây bắc nơi các tử tù bị giam giữ, để trồng cây và trông rừng. Không một ai sẽ biết là ngươi đang ở đâu.'"

    "Vào khoảng thời gian này, trạm giam giữ đã giam giữ một nhóm học viên Pháp Luân Đại Pháp khác cũng đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện, và không tiết lộ danh tính và tuyệt thực phản đối. Họ ở vào độ tuổi 20, 30. Nhân viên trạm giam bức thực họ hàng ngày và đối xử với họ rất thô bạo. Chúng lấy máu của họ để xét nghiệm và phân tích và cũng lấy nước tiểu của họ đê xét nghiệm. Tôi từ chối không thử. Có một nữ bác sĩ gần 50 tuổi nói, 'Chúng tôi cho anh ăn tốt và không để cho anh bị đói. Chúng tôi muốn anh có sức khỏe tốt.' Chúng đã không thả chúng tôi ra, nhưng chúng rất quan tâm đến sức khỏe của chúng tôi."

    "Một lần người bác sĩ đó nói rằng họ phải thử nước tiểu. Nếu chúng tôi không muốn làm thì họ sẽ bắt ép chúng tôi phải làm."

    "Trạm giam là một cơ sở cung cấp tốt cho việc so sánh nội tạng. Các thủ tục mà chúng sử dụng để xét nghiệm các học viên như lấy máu, thử nước tiểu, và khám sức khỏe đều là một phần của quá trình cần thiết cho việc tìm kiếm nội tạng phù hợp. Các học viên khỏe mạnh vì vậy đã trở thành mục tiêu của chúng."

    Trường hợp 8: Lời kể của một học viên ở Trung quốc [78]

    "Sau khi biết tin về sự kiện Tô Gia Đồn, tôi nhớ lại những gì mình đã trải qua tháng 10/1999 khi tôi bị giam tại một trung tâm tẩy não ở Xingezhuang, quận Dingxing, thành phố Baoding, tỉnh Hebei. Trong thời gian đó, một số bác sĩ được đưa đến để khám sức khỏe chúng tôi. Khi chúng tôi nghe thấy thế, chúng tôi rất băn khoăn. Nhân viên ở đó đánh đập và lạm dụng chúng tôi, sử dụng mọi thủ đoạn có thể để tra tấn chúng tôi. Tại sao họ lại muốn khám sức khỏe cho chúng tôi? Đầu tiên họ lấy máu của chúng tôi. Chúng tôi cảm thấy rằng máu của chúng tôi là quý giá do chúng tôi là người tu luyện thân thể nên chúng tôi đã từ chối. Sau đó họ hỏi từng người trong chúng tôi xem có ai bị bệnh tật gì không. Chúng tôi trả lời là không. Sau đó họ hỏi chúng tôi là có bệnh gì không trước kia tập Pháp Luân Công, nói rằng một số bệnh cần mẫu máu để xét nghiệm thì mới chẩn đoán được. Bằng cách này, bằng cách lừa đảo này, họ đã lấy được máu của một vài người. Họ cũng đo huyết áp của mọi người và kiểm tra sức khỏe của chúng tôi."

    "Khi đến lượt tôi, họ cũng kiểm tra hai mắt tôi. Tôi nói với họ rằng tôi đầy bệnh tật trước khi tôi tập Pháp Luân Công. Khi tôi nhắc đến một vài bệnh mà tôi đã từng có thì họ không còn muốn lấy máu của tôi nữa. Bây giờ nhìn lại, thì họ không quan tâm đến chúng tôi một chút nào cả, mà chỉ muốn tìm nội tạng phù hợp từ chúng tôi để cấy ghép."

    Trường hợp 9: Lời kể của một học viên ở Trung quốc [79]

    Vào tháng 7 và 8 năm 2000, He và Yang, các trưởng nhóm ở Trung tâm cai nghiện ma túy thành phố Vũ Hán chuyển hơn 20 học viên Đại Pháp bị giam giữ bất hợp pháp ở Trung tâm cai nghiện trên hai chiếc xe đến bệnh viện số 1 thành phố Vũ Hán. Đây là bệnh viện dành cho các trại lao động và các trung tâm giam giữ. Các học viên bị đưa đến đó để khám sức khỏe cho tất cả mọi người trong nhóm."

    "Theo một học viên đồng môn có mặt ở đó, nó trông giống như một cuộc kiểm tra sức khỏe cho cai ngục, nhưng họ để lẫn các học viên vào với cai ngục để cũng kiểm tra các học viên. Có người nói chính quyền cấp khoảng 10 đến 20 nghìn nhân dân tệ cho việc kiểm tra. Ước tính rằng khám mỗi người hết khoảng 400 nhân dân tệ. Các học viên không phải trả tiền cho những khám nghiệm này. Ngược lại, mọi người phải trả giá rất đắt, gấp nhiều lần giá thị trường tại trại lao động để mua thuốc cho một bệnh nhẹ. Việc kiểm tra sức khỏe cả nhóm này rất là đáng nghi ngờ."

    "Tất cả các kiểm tra thường lệ vào thời gian đó bao gồm kiểm tra gan, các bộ phận khác, EKG, mắt huyết áp, xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm và siêu âm B, cùng các kiểm tra khác."

    Trường hợp 10: Lời kể của một học viên ở Trung quốc [80]

    "Chúng tôi sau đó bị đưa đến nơi giam giữ huyện Huairou [...] Sau đó kiểm tra thân thể bắt đầu. Trong lần khám đầu tiên, các cai ngục nữ giật hết quần áo của chúng tôi ra, nói rằng để xem xem có các biểu ngũ và tài liệu Pháp Luân Công nào không, những thực tế là để kiểm tra da của chúng tôi. Sau đó cai ngục đưa chúng tôi đến một phòng khác, nơi một bác sĩ hỏi tên và tuổi của tôi. Tôi không trả lời cô ta, và cô ta ghi xuống là '40 tuổi' và sau đó hỏi là tôi có bệnh về thận hay gan không và kiểm tra mắt và tim tôi."

    "Vào thời gian đó, tôi cảm thấy rất bất ổn. Trong 7 ngày bị giam giữ, tôi đã bị hỏi cung và đánh đập hàng ngày, nhưng chúng không bao giờ đánh vào khu vực nội tạng. Chúng tát tôi, dùng gậy gỗ đánh vào chân tay tôi, hoặc tra tấn tôi về mặt thể xác bằng cách bắt tôi đứng trong tư thế đi tàu bay. Tôi nhớ có một lần một cảnh sát cao béo đánh vào lưng tôi. Hắn dùng tay để đo vùng đánh, và bảo tên thấp hơn ở bên cạnh được phép đánh những phần nào và không được đánh những phần nào. Một lần khác, bởi vì tôi đang tuyệt thực, tôi bị gọi đến gặp tên thủ trưởng có tên là Tang. Người phụ nữ này đã hơn 40 tuổi, trông rất hung hãn. Kỳ lạ là, khi cô ta dùng dùi cui điện để đánh mọi người, cô ta không bao giờ động đến khu vực có các nội tạng, mà chỉ tra tấn vào thái dương, mũi, má, tai, nách, cổ tay, lòng bàn tay, và các nơi khác trong một thời gian dài."

    "Vào lúc 6 giờ tối ngày 7/1 chồng tôi và anh rể tôi xuất hiện ở trung tâm giam giữ. Bởi vì tôi không tiêt lộ danh tính và địa chỉ của mình, nên chúng tìm thấy tôi qua ảnh. Vào lức đó, tên cai ngục ở bên cạnh nói 'người này quá ngang bướng; chúng tôi sẽ đưa cô ta đi.' Sau khi chúng tôi đi ra khỏi cổng, anh rể tôi nói: 'Thật nguye hiểm nếu như chúng tôi đến chậm một bước, chúng sẽ đưa cô đến Siberia (ý nói vùng đông bắc).' Tôi biết anh ấy không nói dối, bởi vì ban ngày, tôi đã nghe thấy cuộc nói chuyện giữa một nữ và hai nam cai ngục. Nữ cai ngục nói, 'Các học viên Pháp Luân Công này còn dũng cảm hơn cả Chị Jiang và Liu Hulan (hai nữ cộng sản anh hùng do Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) dựng nên trong thời kỳ chiến tranh với Quốc dân đảng).' Người đàn ông nói: 'Tôi cũng muốn đến quảng trường Thiên An Môn để xem khi tôi có thời gian.' Người phụ nữ lại hỏi: 'Chúng ta nên làm gì với người không tiết lộ danh tính này?' Người đàn ông trả lời: 'Đưa nó đi.' Mặc dù họ cố nói rất nhỏ nhưng tôi vẫn nghe thấy. Một vài năm đã qua đi cho đến khi các trại tập trung bí mật của ĐCSTQ bị vạch trần. Tôi đã hiểu điều gì đã xảy ra, nên giờ tôi đang ghi xuống, hy vọng thức tỉnh nhiều người hơn nữa nhận ra bản chất tà ác của ĐCSTQ."

    Trường hợp 11: Lời kể của một học viên ở Trung quốc [81]

    "Khoảng tháng 8/2001, Trại lao động Jiamusi ở tỉnh Hắc Long Giang theo lệnh của "các quan chức cấp cao hơn" và thực hiện việc khám sức khỏe đối với các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hopự Pháp. Các mục kiểm tra bao gồm thử máu, và kiểm tra gan, phổi và tim."

    Trường hợp 12: Lời kể của một học viên ở Trung quốc [82]

    "Trong sáu tháng đầu năm 2005, các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp Pháp ở Khu 5 Trại lao động cưỡng bức Shijiazhuang đã bị thử máu cho cái gọi là 'khám sức khỏe'. Mặc dù đây được gọi là 'kiểm tra sức khỏe', tất cả các học viên đều bị bắt lấy 20cc máu từ ven cánh tay. Không có xét nghiệm nào khác cả. Thường thì 'thử máu' được thực hiện đối với các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ - để tìm nội tạng phù hợp cho việc ghép tạng sống."

    Trường hợp 13: Lời kể của một học viên ở Trung quốc [83]

    "Theo những người trong cuộc, một số cảnh sát tà ác ở Trung quốc đang có âm mưu cùng các bác sĩ hám lợi định bán các nội tạng của các học viên Pháp Luân Công để có một số tiền rất lớn. Không cần phải nói, âm mưu của họ là cực kỳ tàn nhẫn và thất nhân tâm. Một nguồn tin cho thấy rằng có một bệnh viện ở thành phố Shijiazhuang chuyên trị Trung y đã nhận được 6 yêu cầu như vậy..."

    "Một nguồn tin khác nói rằng âm mưu có thể tập trung vào các học viên đã bị giam giữ lâu ngày mà không được phép viết thư về cho gia đình hoặc gia đình không được phép thăm nom..."

    Trường hợp 14: Lời kể của một học viên ở Trung quốc [84]

    "Nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp đã bị bắt sau khi đến thỉnh nguyện trên quảng trường Thiên An Môn. Họ từ chối không tiết lộ danh tính nhưng đã bị nhận dạng qua giọng miền Nam của mình. và vì vậy đã bị đưa đến trung tâm giam giữ ở quận Baiyun thành phố Quảng Châu. Theo họ trong khi họ bị giam giữ bất hợp pháp và bị bức hại ở trung tâm giam giữ quận Baiyun họ đã gặp một học viên Pháp Luân Đại Pháp may mắt trốn thoát được khỏi một nơi kinh hoàng gọi là 'trung tâm cai nghiện' gần sân bay Baiyun. Sau đó họ lại đi thỉnh nguyện và bị giam giữ ở trung tâm giam giữ Baiyun. Học viên đó nói rằng cái gọi là 'trung tâm cai nghiện' đó chuyên được dùng trong những năm gần đây để giam giữ các học viên Pháp Luân Đại Pháp kiên định từ chối không khai danh tính của mình khi ở trong trại giam."

    "Tung tích của nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp trở nên không rõ sau khi họ đi vào nơi đó, họ đã không còn sống để quay trở lại, và bởi vì họ không khai tên tuổi nên không có cách nào để điều tra. Những người làm việc ở đó đã tiết lộ rằng 'trung tama cai nghiện này' đã giàu lên nhanh chóng trong những năm gần đây, lý do chính là do có một đường dây ngoại quốc bí mật chủ yếu bán nội tạng người, và mỗi tạng người có thể được bán với giá hàng chục nghìn đô la Mỹ. Với trường hợp này, những học viên Pháp Luân Đại Pháp từ chối khai tên tuổi và đã bị tra tấn ở đó và biết mất có thể đã bị mổ cắp nội tạng một cách tàn nhẫn để bán với số tiền khổng lồ."

    Trường hợp 15: Lời kể của một học viên ở Trung quốc [85]

    " Trong dịp Tết năm 2000, một học viên ở tỉnh An Huy đi đên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để chứng thực Pháp. Cảnh sát đã bắt cô, đánh đập và đưa cô đến trại giam huyện Miyun. Cô tuyệt thực để phản đối và thậm chí còn không uống cả nước. Cảnh sát còng tay cô vào một cái bảng và dùng vũ lực để tiêm một chất không rõ tên vào người cô. [...] Ngày hôm sau, cảnh sát đưa cô đến một bệnh viện và bảo cô rằng họ chuẩn bị tiêm nước đường vào người cô. Cô đã không phát chính niệm vào lúc đó nên họ đã tiêm được dung dịch đó vào người cô. Toàn thân cô trở nên yếu, và cô cảm thấy cực kỳ buồn ngủ. Sau đó cô nhận ra rằng cũng có vấn đề nào đó với nước, bởi vì cô cảm thấy cực kỳ khát nước sau khi đánh răng. Càng uống nước cô càng cảm thấy khát. Sau khi tắm, thân thể cô trở nên xanh và đau khắp toàn thân. Học viên ở cùng phòng cô cũng cảm thấy rất đau đớn khi thấy cô lăn lộn trên mặt sàn. Vào ngày thứ 9, cảnh sát thả cô ra nhưng vẫn đi theo để theo dõi cô bất cứ lúc nào cô ra khỏi nhà. Để trốn thoát cô lên một chuyến tàu hỏa đến vùng đông bắc. Trên tàu, tình trạng của cô không ổn định và đau đớn tột cùng. Các triệu chứng của cô đã làm cho các hành khách khác trên tàu rất sợ hãi. Cô nhận ra rằng cảnh sát đang làm thí nghiệm trên cơ thể cô và đang đi theo cô để theo dõi kết quả thí nghiệm".

    [75] Tôi bị dùng vũ lực để lấy máu trong khi khám sức khỏe tại trại lao động cưỡng bức Bắc Kinh. http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2006/5/4/72806p.html

    [76] Các học viên Pháp Luân Công bị bắt phải khám sức khỏe tại trại lao động nữ Sanshui năm 2003. http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2006/5/14/73248.html

    [77] Trại giam và bệnh viện công an Bắc Kinh liên tục lấy máu của tôi để xét nghiệm và phân tích. http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2006/5/14/73246p.html

    [78] Bị lấy máu ở trung tâm tẩy não tháng 10/1999. http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2006/5/14/73248.html

    [79] Vào năm 2000 việc khám sức khỏe đáng ngờ đã được thực hiện đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung tâm cai nghiện ma túy thành phố Vũ Hán. http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2006/5/25/73731.html

    [80] Kinh nghiệm cá nhân bị giam giữ tại trại giam huyện Huairou năm 2001 của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung quốc. http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2006/5/10/73093p.html

    [81] Trại lao động Jiamusi khám sức khỏe của các hoc viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp. http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2006/6/9/74287.html

    [82] Các học viên Pháp Luân Công ở trại lao động cưỡng bức Shijiazhuang được "thử máu" để "khám sức khỏe". http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2006/6/1/73991p.html

    [83] Cảnh sát tà ác âm mưu bán nội tạng của các học viên Pháp Luân Công bị bỏ tù. http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2000/12/28/9170.html

    [84] Trung tâm cai nghiện Quảng Châu bị nghi là đã giết chết các học viên Pháp Luân Đại Pháp và bán các nội tạng của họ. http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2002/2/20/19025.html

    [85] Trại giam huyện Miyun thực hiện việc thí nghiệm trên người trên một học viên Pháp Luân Đại Pháp http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2002/2/19/18957.html

    PHỤ LỤC 9 CÁC HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG KHÔNG RÕ TÊN TUỔI BỊ GIAM GIỮ

    Các trường hợp ví dụ: Các học viên Pháp Luân Công từ chối không tiết lộ danh tính trong các cuộc bắt bớ quy mô lớn ở Bắc Kinh đã bị đưa đến các nơi bí mật

    (Do các học viên Pháp Luân Công gửi)

    Một khía cạnh duy nhất của cuộc đàn áp Pháp Luân Công và việc phản đối đàn áp là những thỉnh nguyện của các học viên Pháp Luân Công lên chế độ ở Bắc Kinh, hoặc là ở "phòng thỉnh nguyện" hoặc là ở trên quảng trường Thiên An Môn. Hầu hết các học viên đều bị bắt ngay khi họ bước vào "phòng thỉnh nguyện", hay khi họ giương khẩu hiệu Pháp Luân Công trên quảng trường Thiên An Môn. Một số lượng rất lớn các học viên đã bị bắt cóc và giam giữ tùy tiện, mà không ai biết, và những người bị bắt không được liên hệ với người mình quen biết. Đặc biệt dễ bị bắt là các học viên từ các vùng nông thôn nơi phương tiện truyền thông là cực kỳ hạn chế và và ít có khả năng để báo cáo thông tin về những người bị mất tích.

    Chế độ Trung quốc đã cố gắng ngăn không cho các học viên Pháp Luân Công đến Bắc Kinh bằng cách gây liên lụy và áp lực đối với thân nhân của họ. Ví dụ, một người vợ hoặc chồng có thể bị mất việc hoặc bị phạt tới 8 đên 10 nghìn nhân dân tệ. Thậm chí đơn vị công tác của học viên và/hoặc cảnh sát địa phương cũng có thể bị phạt. Để bảo vệ những người khác, nhiều học viên từ chối không tiết lộ danh tính của mình sau khi bị bắt.

    Có rất nhiều bản tường thuật của nhân chứng và báo cáo về số phận của các học viên Pháp Luân Công từ chối không tiết lộ danh tính và địa chỉ của mình cho chính quyền khi họ bị bắt. Những học viên này bị đánh số và sau đó bị đưa đến các vùng "đông bắc" hay "tây bắc" hoặc một số vùng xa xôi không rõ tên khác mà sau đó nhiều khả năng là họ sẽ không quay trở về.

    Các lời kể sau đây của các nạn nhân của cuộc đàn áp cho thấy rằng nhiều học viên Pháp Luân Công từ chối không tiết lộ danh tính và địa chỉ của mình sau khi bị bắt đã bị đưa đến các nơi bí mật.

    Trường hợp 1: Lời kể của cô Na Gan, Toronto, Canada

    Vào năm 2001 và 2002, tôi đã phải đón Tết ở trong trại giam. Trong khoảng thời gian đó, rất nhiều học viên Pháp Luân Công đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cũng đã bị bắt. Có khoảng 9 xà lim mỗi cái có thể chứa khoảng 20 người trong đó có 30-40 nữ học viên Pháp Luân Công bị giam giữ. Nhiều người trong số họ không phải là các học viên ở địa phương. Để trốn thoát khỏi bị đàn áp hơn nữa đối với bản thân và thân nhân, nhiều người đã không tiết lộ danh tính và địa chỉ của mình. Các học viên như vậy mỗi người bị đánh số có bốn chữ số. Trong mỗi xà lim, hơn chục người bị đánh số. Một đêm, tôi tỉnh giấc bởi một tiếng động. Tất cả các học viên Pháp Luân Công bị đánh số đang bị lôi ra khỏi xà lim và họ đã không bao giờ quay trở laị.

    Vào tháng 2/2000, trong khi bị giam, tôi kết bạn với một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Xinjiang. Cô kể cho tôi nghe rằng chồng và con cô đều là học viên Pháp Luân Công, nhưng cô không biết là họ ở đâu sau khi họ bị bắt. Hai năm sau, tôi liên lạc lại với cô và hỏi cô đã liên hệ được với chồng và con gái của mình chưa. Cô nói rằng cô vẫn chưa tìm ra họ.

    Trường hợp 2: Lời kể của cô Ying Chen, Paris, France [86]

    "Giữa tháng 2/2000 và 3/2001, tôi bị giam giữ ở trại giam Chaoyang ở Bắc Kinh ba lần. Tôi đã gặp nhiều học vien Pháp Luân Công từ khắp mọi nơi trên cả nước ở đó. Họ đến Bắc Kinh chỉ để nói với chính phủ là "Pháp Luân Đại Pháp là tốt! Pháp Luân Đại Pháp đã mang đến vô số lợi ích và không hề làm hại chút nào cho xã hội. Chúng tôi hy vọng chính phủ có thể biết sự thật và khôi phục lại danh dự cho Pháp Luân Công!" Các học viên này từ chối không tiết lộ danh tính sau khi bị bắt. Họ bị gắn số ở trên lưng sau khi bị đưa đến trại giam."

    "Trong thời gian đó, cai ngục thường xuyên gọi số của các học viên vào lúc đêm khuya và bảo họ thu xếp tư trang của mình. Chúng tôi nghĩ các học viên bị gọi là được thả, nhưng có vẻ như nó không phải như vậy. Những người bị giam nói, "Tốt nhất là mang theo các thứ của mình. Có vẻ như là moi người đang bị đưa đi đến một nơi rất xa." Vào một buổi sáng sớm khoảng 4 giờ sáng, các học viên đó lại bị gọi. Có một cuộc tập hợp khẩn cấp ở sân. Cai ngục trông rất lo lắng và được trang bị đầy đủ vũ khí. Cai ngục đã quay trở lại sau nhiều ngày. Tôi nghe nói rằng các học viên đó đã bị đưa đến một trại tập trung chỉ chuyên giam giữ các học viên Pháp Luân Công."

    "Tôi nhớ cai ngục đã từng nói với chúng tôi, 'Nếu chúng mày vẫn tiếp tục tập, nếu chúng mày vẫn không khai tên, chúng tao sẽ đưa chúng mày đến một hoang mạc cách ly với thế giới. Chúng mày sẽ không bao giờ có thể ra được, và chúng mày có thể tập như chúng mày muốn ở đó!'"

    "Cai ngục và những người bị giam đều nói rằng ĐCSTQ đang xây đựng các cơ sở (các trại tập trung) chuyên để giam giữ các học viên Pháp Luân Công, ở Xinjiang, Hebei và ở đông bắc Trung quốc. Họ nói, 'đừng có ngang bướng tiếp tục theo tập! Nếu không chúng mày sẽ phải đối mặt với một hoàn cảnh khủng khiếp nếu chúng mày bị đưa đến đó...'"

    Trường hợp 3: Lời kể của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc [87]

    "Các nhóm lớn gồm các học viên Pháp Luân Công bị chuyển từ trại giam Xicheng của Bắc Kinh đến thành phố Thẩm Dương vào cuối năm 2000"

    "Tất cả moi người đều bị đánh số, và tôi bị gán số 779. Cảnh sát gào lên 'Nếu mày không nói cho chúng tao biết tên và địa chỉ, chúng tao sẽ đưa mày đến đông bắc!'"

    "Vào ngày 6/1/2001 khoảng 9 giờ tối, nhiều học viên bị gọi ra tập trung ở sân. Đầu tiên các học viên từ một hành lang bị gọi ra, tổng số khoảng 40 đến 50 người. Sau đó, mọi người ở hành lang của chúng tôi bị gọi ra. Có rất nhiều xe cảnh sát đỗ ở cửa. Quân cảnh cầm súng đứng xung quanh chúng tôi. Cảnh sát đang gọi số và lôi các học viên từng người một lên xe. Một cảnh sát nói, 'Chúng tao đưa bọn mày đến Thẩm Dương ở vùng đông bắc...' Tôi không nghe rõ địa điểm cụ thể. Các xe cảnh sát lần lượt đi."

    "Mỗi ngày, mội vài trăm học viên bị đưa đến trại giam Xicheng. Không rõ bao nhiêu người đã bị đưa đến Thẩm Dương."

    Trường hợp 4: Lời kể của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc [88]

    "Cảnh sát ngay lập tức đưa chúng tôi đến Sở cảnh sát quảng trường Thiên An Môn, nơi các học viên từ chối không khai danh tính và địa chỉ nhà bị đưa đi bằng xe đến các đồn cảnh sát."

    "Khi xe đến một trạm thu phí, nó dừng lại và đợi ở đó. Không lâu sau đó, nhiều xe chở đầy học viên cũng đến. Nhiều xe trong số đó là xe buýt. Chỉ trong một giờ đồng hồ, các xe hình thành một hàng dài, và đi đến đường cao tốc Bắc Kinh-Đường Sơn. Vào thời gian đó, các xe khác không được đi trên đường cao tốc và đường bị phủ đầy tuyết."

    "Cuối cùng, các xe đến trại giam. Sau khi các xe dừng lại, các bác sĩ đến và mỗi bác sĩ lên một xe. Bác sĩ bắt mạch của mỗi học viên, và sau đó các học viên bị chuyển sang xe quân sự. Các học viên bị chuyển theo các nhóm. Mỗi nhóm học viên có một bác sĩ mặc áo trắng. Sau khi bác sĩ bắt mạch các học viên, họ bị dẫn tới các xe quân sự. Từ việc họ làm các thủ tục theo trình tự, tôi biết rằng đây không phải là lần đầu họ làm các thủ tục thuyên chuyển như vậy."

    Trường hợp 5: Lời kể của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc [89]

    "Vào dịp Tết âm lịch năm 2001, tôi đi đến quảng trường Thiên An Môn để chứng thực Pháp Luân Đại Pháp. Hàng nghìn học viên bị bắt mỗi ngày. Họ bị giam giữ trong tất cả các trại giam trong khu vực Bắc Kinh. Hầu hết học viên đều không tiết lộ danh tính và địa chỉ, và mỗi người bị đánh một số. Phần lớn trong số họ tuyệt thực để phản đối ngay sau khi bị đưa vào trại giam. Các bác sĩ quân y đến hàng ngày để khám sức khỏe, đo huyêt áp, và bức thực. Cứ khoảng vài ngày lại có một nhóm học viên khỏe mạnh và kiên định bị bí mật chuyển đi. Chúng tôi nghe nói rằng họ bị chuyển đến vùng đông bắc để trồng cây và 'cải tạo' và rằng một khi họ đã đi thì khônng còn tin tức nào về họ nữa, còn sống hay đã chết."

    "Có các học viên mới bị đưa đến, và có các học viên khỏe mạnh, bị đánh số bởi vì họ từ chối không tiết lộ danh tính và địa chỉ, bị bí mật chuyển đi. Mọi người nghe nói rằng các học viên đó bị đưa đến vùng đông bắc để trồng cây và cải tạo. Cũng có các học viên khác khai danh tính và địa chỉ của mình và bị cảnh sát ở đồn cảnh sát địa phương nơi họ cư trú đến đưa đi."

    Trường hợp 6: Lời kể của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc [90]

    "Bởi vì tôi không khai tên mình, phòng giam dọa đưa tôi đến vùng đông bắc Trung quốc và rằng tôi sẽ không bao giờ được trở về nhà nữa nếu tôi không khai ra tên của mình."

    "Trong vòng một vài giờ đồng hồ, cảnh sát đã bắt giam hơn một trăm đệ tử Đại Pháp ở đó."

    "Vào ngày hôm đó, có hơn 300 đệ tử Đại Pháp bị bắt giam ở trại giam ở Huairou, và tất cả mọi người đều bị đánh số, tôi là số 196."

    "Tất cả mọi người đều bị lột quần áo và khám. Chúng tôi bị hỏi là trước kia chúng tôi bị những bệnh gì và họ chụp ảnh chúng tôi và lấy dấu vân tay."

    [86] http://clearwisdom.net/emh/articles/2006/5/4/72806p.html

    [87] http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2006/5/16/73331p.html

    [88] Thành phố Đường Sơn, năm 2001: các học viên Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi bị chuyển đến các nơi không rõ tên bằng xe quân sự http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2006/5/12/73168p.html

    [89] Trại giam Xicheng ở Bắc Kinh bí mật chuyển các học viên đi năm 2001 http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2006/5/4/72832p.html

    [90] Cai ngục ở trại giam Huairou đe dọa sẽ đưa tôi đến vùng đông bắc Trung quốc và không bao giờ được trở về nữa http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2006/5/27/73811p.html

    Phụ lục 10 Các trường hợp mất tích

    Danh sách các học viên Pháp Luân Công đã mất tích ở Trung Quốc
     TênGiới tínhTuổiĐịa chỉ nơi ởLần cuối cùng được thấyNgày mất tíchChịu trách nhiệm
    1Li RuihuanNữ60Số 42-5-301 Phường Huaxing, thành phố Shijiazhuang, tỉnh Hebei Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công Tháng 1, 2002  Sở Công An Bắc Kinh
    2 Qi AiguiNữ39Quận Dongli, thành phố Haerbin, tỉnh Hắc Long Giang Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công Tháng 8, 2000 Sở Công An Bắc Kinh
    3 Bi YuntingNữNhà tù nữ Haerbin, tỉnh Hắc Long Giang   Cuối Tháng 10, 2002Nhà tù nữ Haerbin
    4 Zhang MinNữ29Làng CCP School Huoju, Thành phố Daqing trước khi mất tích  Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công Tết Âm lịch 2002 Sở Công An Bắc Kinh
    5 Lin XiumeiNữ34 Huyện Qingan, tỉnh Hắc Long Giang    Tháng 5, 2004Sở Công an Qingan
    6 Li WeizhiNam53 9-10 FL, 7th Bldg, Khu Rang, Daqing   Tháng 12, 2000 
    7 Li LifangNữ40    Mùa hè năm 2003 
    8 Xu YuexianNữ48    Đơn vị số 4, Khu 35, Phường Qianjin, Jiamusi, tỉnh Hắc Long Giang Tháng 10, 2002Sở Công An Bắc Kinh
    9 Tan GuangfengNam39 Thành phố Shuangcheng, tỉnh Hắc Long Giang    Đi ra ngoài để phân phát tài liệu sự thật về Pháp Luân Công và không bao giờ thấy trở lại.Tháng 5, 2004Sở Công An Haerbin
    10 Teng HouxueNam28   Đầu năm 2002 
    11 Fu GuiwuNam   Làng Houbanla, Khu Jinzhou, Thành phố Dalian, Tỉnh Liaoning   Tháng 7, 1999Sở Công an Anshan
    12 Tian ZhenyangNữ28 Thành phố Fushun, Tỉnh Liaoning    ShanghaiTháng 2, 2004Sở Công an Shanghai
    13 Xu QiangNam32   Số 1-52 Bldg, Keyanli Đường, Thành phố Jinzhou, Tỉnh Liaoning Bắc Kinh Tháng 6, 2000Sở Công An Bắc Kinh
    14 Shi YongshunNam50 Khu Anshan, Tỉnh Liaoning   Tháng 9, 2004Sở Công an Anshan
    15 Zhou FengchunNữ39 Làng Baitie, Huyện Yangan, Thành phố Xingcheng, Tỉnh Liaoning Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công   Tháng 7, 1999Sở Công An Bắc Kinh
    16 Zhao LixuanNữ34 Số 48 Đường Tengfei, Khu Teixi, Thành phố Shenyang  Nhà mẹ (Huludao)Tháng 10, 2000 Sở Công an Huludao
    17 Zhang WeiNam36 Đường Wencui, Khu Shenhe, Thành phố Shenyang   Shenyang2002Sở Công An Bắc Kinh
    18 Xu HongboNam    Phường bên dưới Mengjiatun Police Station Jurisdiction Thành phố ChangchunĐầu năm 2003Sở Công an Changchun
    19 Liu YiNam 5th FL, 5th Unit, 5th Bldg, Nhà tạm trú của của Công ty xe buýt, Changchun Đồn công an đường Qingnian Tháng 3, 2002 Sở Công an Changchun
    20 Yang ChunyongNam  Thành phố Yushu, Tỉnh Jilin Trở về Changchun từ Bắc Kinh dưới sự giám sát của công an trên tàu hỏa. 18 tháng 8, 1999 Sở Công An Bắc Kinh
    21 Wang ZilinNam39 Khu Longtan, Thành phố Jilin, Tỉnh Jilin  Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công  Sở Công An Bắc Kinh
    22 Wu ShijingNữ30 Thành phố Baishan, Tỉnh Jilin Thiên An Môn Tháng 9, 1999 Sở Công An Bắc Kinh
    23 Xu HaifuNữ55 Thành phố Yanji, Tỉnh Jilin  Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công Tháng 7, 1999 Sở Công An Bắc Kinh
    24 Li XiuyingNữ39 Số 342, 4th FL, 3rd Unit, Bldg 2, Phường Furong, Kuancheng Khu, Thành phố Changchun  Tháng 5, 2004 Sở Công an Changchun
    25 Li YumeiNữ51 Làng Minzi, Huyện Qianan, Tỉnh Jilin Bắc Kinh Thiên An Môn Tháng 2, 2001 Sở Công An Bắc Kinh
    26 Dong GuirongNữ   Thành phố Jilin Bắc Kinh  Cuối 2004Sở Công An Bắc Kinh
    27 Yu DongxianNam45 Thành phố Dezhou, Tỉnh Shandong  Tháng 5, 2003 Sở Công an Zibo
    28 Zhang YunheNữ  Thành phố Qingdao, Tỉnh Shandong  Được báo cáo mất tích vào ngày 27 tháng 11, 2004  Sở Công an Qingdao
    29 Gong YechiNam40 Thành phố Zhucheng, Tỉnh Shandong Nhà khách lữ đoàn 14 cảnh sát Bắc Kinh   Tháng 9, 2004Sở Công An Bắc Kinh
    30 Chen FengjunNữ60 Làng Mengjia, Thị trấn Xiadingjia, Thành phố Longkou, Tỉnh Shandong   Sở Công an Longkou
    31 Gao DeyanNữ41 Thị trấn Beima, Thành phố Longkou, Tỉnh Shandong   Mùa xuân 2001 Sở Công an Longkou
    32 Yu ChunhuaNữ56 Làng Qugezhuang, Thành phố Laixi, Tỉnh Shandong  Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công  Tháng 2, 2001 Sở Công An Bắc Kinh
    33 Lu RonghuaNữ56 Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công   Tháng 12, 2000 Sở Công An Bắc Kinh
    34 Jiang XiuxiangNữ42 Thành phố Rongcheng, Tỉnh Shandong   Tháng 6, 2000Sở Công An Bắc Kinh
    35 Zhang CuirongNữ70   Sở Công An Bắc Kinh
    36 Yao GuofengNữ66 Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công  Tháng 2, 2002 Sở Công An Bắc Kinh
    37 Mei HanyingNữ40 Wuhan  Tháng 10, 2000 Sở Công An Bắc Kinh
    38 Hu XiumeiNữ Thị trấn Xiaochi, Tỉnh Hubei Jiujiang  Tháng 7, 2003 Sở Công an Jiujiang
    39 Ma CaizaoNữ50 Thị trấn Xihe, Suizhou, Tỉnh Hubei   Tháng 7, 1999Sở Công an Hubei
    40 Yan ChunmuNam71Nông trang Longganhu thuộc Huyện Huangmei, Tỉnh Hubei Thành phố Xian  Tháng 11, 2000 Sở Công an Xian
    41 Wang JunNam37 Đường Hanqudajia, Thành phố Wuhan, Tỉnh Hubei Wuhan Tháng 9, 2001 Sở Công An Bắc Kinh
    42 Sun BiaoNam55 Nhà tạm trú của Nhà máy nước uống số 2, Huanggang Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công Tháng 9, 1999 Sở Công An Bắc Kinh
    43 Zhang HuiNam22 Thị trấn Sancha, Phường Xiaogan, Thành phố Xiaogan, Tỉnh Hubei Quảng trường Thiên An Môn Tháng 12, 2000 Sở Công An Bắc Kinh
    44 Ci BaosenNam40  Nửa cuối năm 2001   Sở Công an Hubei Yuelianghu
    45 Li YulingNữ40 Nửa đầu năm 2002  Sở Công An Bắc Kinh Sở Công An Bắc Kinh
    46 Shi XiaolanNữ30 Làng Zhenshijia, Đường Futu, Thành phố Huangshi, Tỉnh Hubei  Tháng 3, 2004 Sở Công an Huangshi
    47 Yu YiminNữ40 Thành phố Wuhan, Tỉnh Hubei  Tháng 6, 2003 Sở Công an Wuhan
    48 Wang GuihuanNữ Thành phố Tianmen, Tỉnh Hubei   Tháng 6, 2005 Sở Công an Hubei Tianmen
    49 Yang AijinNữ Làng Jinxixiang, Huyện Zhongfang, Tỉnh Hunan Tỉnh Hannan 2003 Sở Công an Hainan
    50 Ma LingyunNữ70 Tỉnh Hunan Dezhou Xincun, Tỉnh Shanghai Tháng 2, 2004 Sở Công an Shanghai
    51 Liu LiumeiNữ30 Tỉnh Hunan   Sở Công an Hubei Chenxi
    52 Li XiaoyingNữ43 Làng Xinping, Huyện Anren, Thành phố Linzhou, Tỉnh Hunan Trở về Hunan từ Bắc Kinh trên tàu hỏa. Tháng 1,. 2001 Sở Công An Bắc Kinh
    53 Li ZhibangNam62 Làng Huangguan, Huyện Pingjiang, Tỉnh Hunan Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công Tết Âm lịch 2001 Sở Công An Bắc Kinh
    54 Wu HongwenNam37 Nhà tạm trú của chính quyền Tỉnh Hunan Tết Âm lịch 2000 Sở Công An Bắc Kinh
    55 Deng ShiyingNữ56 Tỉnh Hunan Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công Tháng 2, 2002 Sở Công An Bắc Kinh
    56 Hu ZhenfengNữ20 Thành phố Zhanjiang, Tỉnh Guangdong Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công Tháng 10, 1999 Sở Công An Bắc Kinh
    57 Liu XifengNam   Tháng 9, 2002 Sở Công An Bắc Kinh
    58 Wang XiaodongNữ   Tháng 9, 2002 Sở Công An Bắc Kinh
    59 Xu LishanNữ  Thành phố Chao-chou, Tỉnh Guangdong Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công  Tháng 12, 2000Sở Công An Bắc Kinh
    60 Xiao ZengyiNam Huyện Dayidun, Tỉnh Szechwan Sichuan  Sở Công an Dayixinchang
    61 Li YiNữ Chengdu  Tháng 5, 1, 2003 Sở Công an Sichuan Zizhongnanmusi
    62 Wu MingzhongNam40 Huyện Yilong, Tỉnh Szechwan   Sở Công an Chendu
    63 Li DonghuaNam  Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công Tháng 10, 2004  Sở Công An Bắc Kinh
    64 Yao WuNữ42 Fuqin Residential Area of Khu Jinniu, Thành phố Chengdu, Tỉnh SichuanĐi Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công Tháng 9, 1999 Sở Công An Bắc Kinh
    65 Huang XiongNam Huyện Wanan, Tỉnh Jiangxi Shanghai Tháng 4, 2003 Sở Công an Shanghai
    66 Chen LinyuNữ26 Thành phố Nanchang, Tỉnh Jiangxi  2001 Sở Công an Suzhou
    67 Zhan XingmaoNam41 Thị trấn Binhu, Thành phố Jiandou, Yangzhou, Tỉnh Jiangsu Chạy khỏi Nhà thương điên Thành phố Jiandou   Nửa cuối năm 2004Sở Công an Yangzhou
    68 Sun YufengNam32 Lianyungang, Tỉnh Jiangsu Lianyungang, Tỉnh Jiangsu Tháng 1,. 2002 Sở Công an Lianyungang
    69 Zhang LongNam42 Làng Sanhe, Huyện Jingyuan, Tỉnh Gansu Đi tới Bắc Kinh to clarify the truth Tháng 7, 2000 Sở Công An Bắc Kinh
    70 Yu GuipingNữ60 Thành phố Lanzhou, Tỉnh Gansu Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công Tháng 1,. 2000 Sở Công An Bắc Kinh
    71 Chai QiangNam42 Quán truy cập Internet công cộng, Thành phố of Baiyin, Tỉnh Gansu Tháng 1,. 2004 Sở Công an Lanzhou
    72 Xi LilinNữ60 Thành phố Lanzhou, Tỉnh Gansu  Huyện Hu, Tỉnh Shanxi Tháng 10, 2002 Sở Công an Shanxi Huxian
    73 Dang JilaiNam32 Vùng quê của Tỉnh Gansu Thành phố Chongqing Tháng 6, 2000 Sở Công An Bắc Kinh
    74 Zhang RuifangNữ50 Huyện Huaiyang, Tỉnh Henan Passing out Falun Gong materials around Xinyang Area. Tháng 10, 2003 Sở Công an Xinyang
    75 He ZiyingNữ  Thành phố Sanmenxia, Tỉnh Henan Tại nơi làm việc Tháng 3, 2004  Sở Công an Sanmenxia
    76 Jiang XiurongNữ65 Thành phố Zhengzhou Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công Tháng 12, 2000 Sở Công An Bắc Kinh
    77 Zhang XiulanNữ49 Thành phố Zhengzhou, Tỉnh Henan Bắc Kinh Tháng 12, 2000 Sở Công An Bắc Kinh
    78 Li YingeNữ40  Bắc KinhTháng 6, 2002 Sở Công An Bắc Kinh
    79 Xu XiujuNữ Thành phố Shijiazhuang, tỉnh Hebei Thành phố Shijiazhuang, tỉnh Hebei Tháng 6, 2003 Sở Công an Shijiazhuang
    80 Wang XingjunNữ55 Làng Taifu, Huyện Bingcao, Thành phố Shenzhou, tỉnh Hebei Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công Late 1999 Sở Công An Bắc Kinh
    81 Yu ShihongNam Qinhuangdao, tỉnh Hebei Thành phố Shenzhen, Tỉnh Guangdong Tháng 8, 2003 Sở Công an Shenzhen
    82 Li XianghongNữ42 Nhà tạm trú của Cục Xây dựng, Thành phố Shenzhou Thành phố Baoding Tháng 7, 1999 Sở Công An Bắc Kinh
    83 Wang JunhuaNữ43 Thị trấn Chaigoubao, Huyện Huaian, Thành phố Zhangjiakou, Tỉnh Hebie   Sở Công an Gaoyang
    84 Guo DongxiangNam Khu Chaoyang, Bắc Kinh Bắc Kinh   Sở Công An Bắc Kinh
    85 Gao JuNam40  Gulou, Khu Dongcheng, Bắc Kinh  Thành phố Bắc KinhGiáng sinh, 2005 Sở Công An Bắc Kinh
    86 Zhang MeimeiNữ60 Thành phố Chengdu, Tỉnh Sichuan Thành phố Chongqing  Tháng 4, 2003  Sở Công an Chongqing
    87 Wei XingyanNữ28 Sinh viên đại học của Đại Học Chongqing  Sở Công an Chongqing
    88 Zhou QunyingNữ Hechuan, Chongqing   Sở Công an Chongqing
    89 Xu XiaoqingNữ    Sở Công an Guiyang
    90 Zhang GonghuaNữ  Sinh viên đại học tại Đại Học Fudan, Shanghai; bị bắt rời trường năm 2000 và đi tới ShenyangTham dự một cuộc tuyệt thực để phản đối đàn áp của nhà tù. Tháng 5, 13, 2004 Bị giam tại Nhà tù Số 2 Shenyang
    91 Wang ZilinNam39 Khu Longtan, Jilin, Tỉnh Jilin   Sở Công An Bắc Kinh
    92 Lin XijieNữ37 "Số 597 Farm", tỉnh Hắc Long Giang Đi tới Bắc Kinh để kháng nghị, bị bắt cóc tại Shanhaiguan và mất tích từ đó tại địa phương Yichun, tỉnh Hắc Long GiangTháng 7, 5, 2000 
    93 Yue YuemingNam42   Bị bắt cóc tại nhà và tại địa phương Yichun  2001 
    94 Gong KunNam  Sinh viên đại học tại Bắc Kinh; quê tại Huyện Nanchang, Tỉnh Jiangxi Số 2 Division of Tuanhe Labor Camp Tháng 2, 2003  
    95 Ding Lei và sisterNữ Laiyang, Tỉnh Shandong Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện và Mất tích 2001  
    96 Zhang JiangNam Laiyang, Tỉnh Shandong Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện và Mất tích 2001  
    97 Lu HongjiangNam Laiyang, Tỉnh Shandong Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện và Mất tích 2001  
    98 Sun BiaoNam48 Huanggang, Tỉnh Hubei; sinh tại Jianhu, Tỉnh Jiangsu Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện và Mất tích Tháng 9, 1999  
    99 Li SuyunNữ Huyện Qidong, Tỉnh Hunan Was forced to leave home to avoid persecution  Tháng 2, 26, 2000 
    100 Lu YonghuaNữ51 Qixia tại Yantai, Tỉnh Shandong Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện và Mất tích Tháng 12, 24, 2000  
    101 Zhang LijieNữ Khu Huanggu, Shenyang, Tỉnh Liaoning Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện và Mất tích 2001  
    102 Shen JihuaNữ42 Làng Caozhuang, Thị trấn Liyuan, Khu Kaiping, Tangshan, tỉnh Hebei Ý thức của cô đã trở nên không sáng suốt và cô đã rời nhà và mất tích Tháng 10, 2003  
    103 Gong YechiNam45 Làng Lijia, Shunwang St. tại Zhucheng, Tỉnh Shandong; đã từng làm việc trong cảnh sát Bijing Đi tới Bắc Kinh vào ngày 7 tháng 9, 2004; nghỉ tại khách sạn quân cảnh đội 14 Bắc Kinh vào ngày 22 tháng 9, liên lạc với gia đình vào ngày 26 tháng 9. 26/09/2004  
    104 Wu JingNữ35 baishang, Tỉnh Jilin Liên tục bị đồn cảnh sát và ủy ban vùng quấy rầy, rời nhà năm 2001 để tránh khủng bố. 2001  
    105 Gao YuanxinNam62 Sinh viên đại học tại Bắc Kinh  2001  
    106 Yu QuanNữ55  Nơi ở của công nhân nhà máy 250, Jilin, Tỉnh Jilin Đi tới nhà của một học viên khác vào buổi sáng và bảo người học viên đó là có ai đó có vẻ đang theo dõi cô.   
    107 Liang ZhiliNữ35 Thị trấn Lianzhou, Qingyuan, Tỉnh Guangdong Thị trấn Liqi, Huyện Fushun, Fushun, Tỉnh Liaoning 2000  
    108 Tao ShangzhenNữ65 Thị trấn Lianzhou, Qingyuan, Tỉnh Guangdong  Bị cảnh sát bắt cóc, trốn thoát và Mất tích 2000  
    109 Zhao LijunNữ  Bên trong phạm vi hoạt động của Đồn công an Beixinqiao, Khu Dongcheng, Bắc Kinh  Tháng 11, 20, 2005  
    110 Zhang YuhuaNữ Thị trấn Liqi, Huyện Fushun, Fushun, Tỉnh Liaoning Bị cảnh sát bắt cóc tại nhà tại Thị trấn Liqi, Huyện Fushun, Fushun, Tỉnh Liaoning Tháng 4, 25, 2005  
    111 Sun FenghuaNữ44 Bị cảnh sát bắt cóc tại Harbin, tỉnh Hắc Long Giang Tháng 5, 15, 2003  
    112 Li ShaojunNam35 Ezhou, Tỉnh Hubei Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện và Mất tích  Giữa tháng 7 và tháng 8, 1999 
    113 Ma ZhenyuNam  Trạm trưởng, Trạm phụ đạo Pháp Luân Công Nangjing, trước 1999 Nhà tù Suzhou   
    114 Yu JiansheNam  Phó trạm trưởng, Trạm phụ đạo Pháp Luân Công, trước 1999    
    115 Zhang AihongNữ  Đại Học Công Nghiệp Nanjing   2004 
    116 Xia JufenNữ Khu Xiaguan, Nanjing, Tỉnh Jiangsu Ban đầu bị giam tại Nhà tù nữ Nantong và đến tận bây giờ cũng không có thêm tin gì.   
    117 Huang JiangangM      
    118 Xu JunNam Khu Xuanwu, Nanjing, Tỉnh Jiangsu Bị bắt cóc bởi "Phòng 610" và mất tích Nửa đầu năm 2002  
    119 Du MaominNam36 Huyện Tancheng, Linyi, Tỉnh Shandong Huaibei Prison    
    120 Wang XiaoshengNam Jilin, Tỉnh Jilin; đã từng làm việc tại Ga xe lửua   
    121 Dang JilaiNam30 Lanzhou, Tỉnh Gansu Mất tích tại Khu Jiangbei, Chongqing Tháng 7, 2000  
    122 Li YonhzheNam Tieli, tỉnh Hắc Long Giang; thuộc nhóm dân tộc Chaoxian  Tháng 7, 1999  
    123 Zhang YongNam34 Huyện Yongji, Tỉnh Jilin  Trại lao động Yinmahe tại Jioutai, Tỉnh Jilin  
    124 Li XiuyingNữ33 4-2-2 Tòa nhà 2, Phân khu Furong, Changchun, Tỉnh Jilin  Tháng 7, 1999  
    125 Lin ShusenNam32 Khu Xicheng, Bắc Kinh. Quê tại Huyện Qing'an, tỉnh Hắc Long Giang  Bắc KinhTháng 5, 2005 Sở Công An Bắc Kinh
    126 Chen WeiNam Huyện Feng, Tỉnh Jiangsu Huyện Feng, Tỉnh Jiangsu   Tháng 5, 2005Cảnh sát Huyện Feng Dept. Tỉnh Jiangsu
    127 Xia TaimingNam50 Làng Gongnong, Thành phố Deyang, Tỉnh Sichuan  Tháng 6, 2005 Công an làng Gongnong, Thành phố Deyang, Tỉnh Sichuan
    128 Chen MaoyaNam40  Tháng 6, 2005Phòng "610" tại Thành phố Deyang, Tỉnh Sichuan
    129 Yu JianhuaNam63 Quận Qiting, Thành phố Macheng tại Tỉnh Hubei Quận Qiting, Thành phố Macheng tại Tỉnh Hubei 23 tháng 8, 2001 Qiting Police, Thành phố Macheng tại Tỉnh Hubei
    130 Du ShangbingNam32 Tỉnh Anhui   Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh24 tháng 9, 2001  Sở Công An Bắc Kinh
    131 Zhao ShouhongNam Tỉnh Anhui   Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh7 tháng 11, 2002 Sở Công An Bắc Kinh
    132 Wei XianhuiNữ50 Làng Sixth, Thị trấn Fuqiao, Khu Chuanshan, Thành phố Suining, Tỉnh Sichuan Làng số 6, Thị trấn Fuqiao, Khu Chuanshan, Thành phố Suining, Tỉnh Sichuan  Tháng 7, 2003 
    133 Xia AixiangNữ42 Làng Qiujiahe tại Thị trấn Wutu, Huyện Changle, Thành phố Weifang, Tỉnh Shandong Thị trấn Wutu thuộc Huyện Changle tại Thành phố Weifang, Tỉnh Shandong 16 Tháng 8, 2001  Công an Qiaoguan Police, và công an Wutu
    134 Yang LijuanNữ50  Khu cư trú đường sắt Jilin, Thành phố Jilin, Tỉnh Jilin  Jilin Railway Khu Residential, Thành phố Jilin, Tỉnh Jilin24 tháng 8, 2005  Công an quốc gia tỉnh Jilin
    135 Sun LiangshengNam40 Thành phố Hengshui, tỉnh Hebei Thành phố Hengshui, tỉnh Hebei  2005Công an Khu Taocheng, Thành phố Hengshui, tỉnh Hebei
    136 Kang YanxiangNam39 Thành phố Hengshui, tỉnh Hebei Thành phố Hengshui, tỉnh Hebei 2005 Công an Khu Taocheng, Thành phố Hengshui, tỉnh Hebei
    137 Han GuipingNữ30 Huyện Qingyuan, Thành phố Fushun, Tỉnh Liaoning Huyện Qingyuan, Thành phố Fushun, Tỉnh Liaoning   Tháng 7, 1999Nhà chức trách địa phương
    138 Con trai Wang Bin của Han Guiping Nam 10 Huyện Qingyuan, Thành phố Fushun, Tỉnh Liaoning Huyện Qingyuan, Thành phố Fushun, Tỉnh Liaoning Tháng 7, 1999  Nhà chức trách địa phương
    139 Zhang RuirongNữ59 Đội số 2 Làng Liansheng , Thị trấn Dongfeng, Thành phố Harbin, tỉnh Hắc Long Giang Đội số 2 Làng Liansheng, Thị trấn Dongfeng, Thành phố Harbin, tỉnh Hắc Long Giang 2001  Nhà chức trách địa phương
    140 Con gái riêng của chồng Zhang Ruirong Nữ  Đội số 2 Làng Liansheng , Thị trấn Dongfeng, Thành phố Harbin , tỉnh Hắc Long Giang  Tỉnh Hebei Tháng 7, 1999Nhà chức trách địa phương
    141 Con trai của Geng CuifangNam Thành phố Lanzhou, Tỉnh Gansu Thành phố Lanzhou, Tỉnh Gansu Tháng 8, 2002  Nhà chức trách địa phương
    142 Wang YuanjuNam39 Huyện Suizhong, Thành phố Huludao, Tỉnh Liaoning Khu Longgang, Thành phố Huludao, Tỉnh Liaoning 18 tháng 9, 2005 Nhà chức trách địa phương
    143 Li DongmeiNữ48 Thành phố Huludao, Tỉnh Liaoning Thành phố Huludao, Tỉnh Liaoning 2003  Nhà chức trách địa phương
    144 Qu TonglinNam36 Khu Jinzhou, Thành phố Dalian, Tỉnh Liaoning Khu Jinzhou, Thành phố Dalian, Tỉnh Liaoning 21 tháng 9, 2005 Nhà chức trách địa phương
    145 Ru LixiangNữ Khu Heping, Thành phố Shenyang, Tỉnh Liaoning Khu Heping, Thành phố Shenyang, Tỉnh Liaoning 23 tháng 9, 2005 Nhà chức trách địa phương
    146 Xie FengmingNữ Làng Baizhuang of Thị trấn Huangzhuang, Thành phố Sanhe, tỉnh Hebei Làng Baizhuang of Thị trấn Huangzhuang, Thành phố Sanhe, tỉnh Hebei 26 tháng 10, 2005 Công an Huangzhuang, Thành phố Sanhe, tỉnh Hebei
    147 Wang ZilinNam44 Jilin  Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công19 tháng 11, 2000  Khu giam giữ Bắc Kinh Xuanwu, Bắc Kinh
    148 Yu GuipingNữ60  Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công 25 tháng 1, 2000  
    149 Wang XingjunNữ55 Làng Taifu, Huyện Bingcao, Thành phố Shenzhou, tỉnh Hebei Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công 8 tháng 12, 1999  
    150 Zhang CuirongNữ70    
    151 Fu GuiwuNam  Làng Houbanla, Khu Jinzhou , Thành phố Dalian, Tỉnh Liaoning Vào lúc Pháp Luân Công bắt đầu bị đàn ápTháng 7, 1999  
    152 Wei XingyanNữ28 Năm thứ 3 là một ứng viên thạc sỹ chuyên ngành Chuyển hiệu điện thế cao tại Đại học Chongqing    
    153 Xia AixiangNữ42 Làng Qiujiahe, Thị trấn Wutu, Huyện Changle, Thành phố Weifang, Tỉnh Shandong   Công an Wuhu, Huyện Change, Thành phố Weighing, Tỉnh Shandong
    154 Hu ZhimingNam Thành phố Chaoyang, Tỉnh Liaoning Bị bắt cóc bởi công an Bắc Kinh An ninh quốc gia Bắc Kinh   
    155 Huang XiongNam28 Thị trấn Furong, Huyện Wanan, Tỉnh Jiangxi Shanghai Tháng 4, 2003  
    156 Zhang YunheNữ  Bị bắttại Qingdao  1 tháng 2, 2002 
    157 Lu YuanzhuoNữ10 Gongzhuling, Tỉnh Jilin    Văn phòng đại diện Bắc Kinh của Tỉnh Jilin
    158 Little JunjunNữ10 Thành phố Zhoukou, Tỉnh Henan  Tháng 7, 1999  
    159 Cháu gái của  Zhu Yuezhen  Nam   Sống tại Jinan, Tỉnh Shandong.  Tháng 7, 1999  
    160 Con trai của Wang GuijinNam4 Làng Huzhuang Executive, Thị trấn Lutai, Huyện Huaiyang, Thành phố Zhoukou, Tỉnh Henan  Tháng 7, 1999  
    161 Miao YumengNam13 Shenyang, Tỉnh Liaoning. Bố của ông, Miao Jisheng đã bị tra tấn đến chết và mẹ của ông cũng bị bắt giữ trái phép.  Tháng 7, 1999  
    162 Con gái của Liu Limei     Nữ 12 Cao đẳng Y của Đại học Văn Hóa Đông Nam, Khu Xiangfang , Haerbin, Tỉnh Hắc Long Giang  Tháng 7, 1999 
    163 Lin ShusenNam32 Khu Xicheng, Bắc Kinh. Quê ở Huyện Qing'an, tỉnh Hắc Long Giang  Bắc KinhTháng 5, 2005 Bắc Kinh
    164 Chen WeiNam Huyện Feng, Tỉnh Jiangsu Huyện Feng, Tỉnh Jiangsu Tháng 5, 2005 Công an Huyện Feng, Tỉnh Jiangsu
    165 Xia TaimingNam50 Làng Gongnong, Thành phố Deyang, Tỉnh Sichuan Tháng 6, 2005Công an làng Gongnong, Thành phố Deyang, Tỉnh Sichuan
    166 Chen MaoyaNam40  Tháng 6, 2005  Phòng "610" tại Thành phố Deyang, Tỉnh Sichuan
    167 Yu JianhuaNam63 Quận Qiting, Thành phố Macheng tại Tỉnh Hubei  Quận Qiting, Thành phố Macheng tại Tỉnh Hubei 23 tháng 8, 2001 Công an Qiting, Thành phố Macheng tại Tỉnh Hubei
    168 Du ShangbingNam32 Tỉnh Anhui Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh24 tháng 9, 2001 Sở Công An Bắc Kinh
    169 Zhao ShouhongNam Tỉnh AnhuiQuảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh 7 tháng 11, 2001 Sở Công An Bắc Kinh
    170 Wei XianhuiNữ50 Làng số 6, Thị trấn Fuqiao, Khu Chuanshan, Thành phố Suining, Tỉnh Sichuan  Làng số 6, Thị trấn Fuqiao, Khu Chuanshan, Thành phố Suining, Tỉnh Sichuan Tháng 7, 2003 Nhà chức trách địa phương
    171 Xia AixiangNữ42 Làng Qiujiahe tại Thị trấn Wutu of Huyện Changle tại Thành phố Weifang, Tỉnh Shandong  Thị trấn Wutu thuộc Huyện Changle tại Thành phố Weifang, Tỉnh Shandong 16 tháng 8, 2001Công an Qiaoguan và công an Wutu
    172 Yang LijuanNữ50 Khu Jilin Railway Residential, Thành phố Jilin, Tỉnh Jilin Jilin  Khu Railway Residential, Thành phố Jilin, Tỉnh Jilin 24 tháng 8, 2005 Công an quốc gia tỉnh Jilin
    173 Sun LiangshengNam40 Thành phố Hengshui, tỉnh Hebei Thành phố Hengshui, tỉnh Hebei 2005 Công an Khu Taocheng tại Thành phố Hengshui, tỉnh Hebei
    174 Kang YanxiangNam39 Thành phố Hengshui, tỉnh Hebei Thành phố Hengshui, tỉnh Hebei 2005 Công an Khu Taocheng tại Thành phố Hengshui, tỉnh Hebei
    175 Han GuipingNữ30 Huyện Qingyuan, Thành phố Fushun, Tỉnh Liaoning Huyện Qingyuan, Thành phố Fushun, Tỉnh Liaoning Tháng 7, 1999  Nhà chức trách địa phương
    176 Con trai Wang Bin của Han Guiping Nam10 Huyện Qingyuan, Thành phố Fushun, Tỉnh Liaoning Huyện Qingyuan, Thành phố Fushun, Tỉnh Liaoning Tháng 7, 1999 Nhà chức trách địa phương
    177 Zhang RuirongNữ59 Đội số 2 Làng Liansheng , Thị trấn Dongfeng, Thành phố Harbin , tỉnh Hắc Long Giang  Đội số 2 Làng Liansheng, Thị trấn Dongfeng, Thành phố Harbin, Tỉnh Hắc Long Giang  2001Nhà chức trách địa phương
    178 Con gái riêng của chồng Zhang RuirongNữ  Đội số 2 Làng Liansheng , Thị trấn Dongfeng, Thành phố Harbin , tỉnh Hắc Long Giang Tỉnh Hebei  Tháng 7, 1999  Nhà chức trách địa phương
    179 Son of Geng Cuifang Nam 16 Thành phố Lanzhou, Tỉnh Gansu Thành phố Lanzhou, Tỉnh Gansu  Tháng 8, 2002 Nhà chức trách địa phương
    180 Wang YuanjuNam30 Huyện Suizhong, Thành phố Huludao, Tỉnh Liaoning Khu Longgang, Thành phố Huludao, Tỉnh Liaoning 18 tháng 9, 2005 Nhà chức trách địa phương
    181 Li DongmeiNữ48 Thành phố Huludao, Tỉnh Liaoning  Thành phố Huludao, Tỉnh Liaoning 2003 Nhà chức trách địa phương
    182 Qu TonglinNam36 Khu Jinzhou, Thành phố Dalian, Tỉnh Liaoning Khu Jinzhou, Thành phố Dalian, Tỉnh Liaoning 21 tháng 9, 2005  Nhà chức trách địa phương
    183 Ru LixiangNữ Khu Heping, Thành phố Shenyang, Tỉnh Liaoning Khu Heping, Thành phố Shenyang, Tỉnh Liaoning 23 tháng 9, 2005 Nhà chức trách địa phương
    184 Xie FengmingNữ Làng Baizhuang of Thị trấn Huangzhuang, Thành phố Sanhe, tỉnh Hebei  Làng Baizhuang of Thị trấn Huangzhuang, Thành phố Sanhe, tỉnh Hebei 26 tháng 10, 2005  Huangzhuang Police, Thành phố Sanhe, tỉnh Hebei
    185 Li RuihuanNữ60 42-5-301 Vùng cư trú Huaxing, Thành phố Shijiazhuang, Tỉnh Hebei   Bắc Kinh 13 tháng 1, 2002 Trung tâm giam giữ Fengtai, Bắc Kinh
    186 Huang HongqiNam35 Thành phố Dalian, Tỉnh Shandong Trên đường từ Thành phố Shenzhen (hoặc Thành phố Guangzhou ), Tỉnh Guangdong  Tháng 2, 2006 
    187 Zhang HuipuNam35 Phòng Tây, Tầng 6, Đơn vị 1, Tòa nhà15, Số 10 Học viện khoa học truyền thông, Thành phố Xi'an , Tỉnh Shanxi Thành phố Xi'an, Tỉnh Shanxi Tháng 3, 2005 Công an Khu Yanta và Yanta Distric "610" Office, Thành phố Xi'an, Tỉnh Shanxi
    188 Yang ZhenlinNữ70 Ganjiakou, Khu Xicheng, Bắc Kinh Ganjiakou, Khu Xicheng, Bắc Kinh 16 tháng 2, 2006 Nhà chức trách địa phương
    189 Yang ShiliNam Bắc Kinh; đã từng luyện tập Pháp Luân Công tại vùng Gaojiayuan, Khu Chaoyang, Bắc Kinh Bắc Kinh 18 tháng 2, 2006Nhà chức trách địa phương
    190 Wang AnlinNữ60 Bắc Kinh Bắc Kinh Đầu năm 2006 Nhà chức trách địa phương
    191 Jin YanNữ48 Thành phố Jilin, Tỉnh Jilin Bắc Kinh 1 tháng 4, 2002 Nhà chức trách địa phương Bắc Kinh
    192 Zhang WenliangNam61 Thành phố Zunhua, tỉnh Hebei  Bắc Kinh Tháng 11, 2000  Nhà chức trách địa phương Bắc Kinh
    193 Liu BogangNam  Khu Fularji tại Thành phố Qiqihar, tỉnh Hắc Long Giang Thành phố Qiqihar, tỉnh Hắc Long Giang 7 tháng 12, 2004 Nhà chức trách địa phương Thành phố Qiqihar, tỉnh Hắc Long Giang
    194 Yang LijunNữ Khu Fularji tại Thành phố Qiqihar, tỉnh Hắc Long Giang Thành phố Qiqihar, tỉnh Hắc Long Giang 7 tháng 12, 2004 Nhà chức trách địa phương Thành phố Qiqihar, tỉnh Hắc Long Giang
    195 Mao CuilanNữ  Liên hiệp phòng vận chuyển công cộng Fengcheng tại Dadong, Shenyang, Tỉnh Liaoning Thành phố Shenyang, Tỉnh Liaoning 20 tháng 2, 2006 Công an Xindong, Thành phố Shenyang, Tỉnh Liaoning
    196 Lu JianqiangNam Khu Pudong, Shanghai Shanghai Tháng 12, 2005  Nhà chức trách địa phương
    197 Sun ZhaohaiNam40 Nhà máy Youyi Suger tại Thành phố Jiamusi tỉnh Hắc Long Giang   Công ty Youyi Suger tại Thành phố Jiamusi tỉnh Hắc Long Giang
    198 Yang YuruNam49 Khu Wupaili tại Thị trấn Jiaoxi, Yindong Nanzhouzhenyuan Country, Guizhou   Trường tiểu học Jiaoxi
    199 Wei ShuhuaNữ30 Khu Yanhua của Thành phố Yuncheng tại Tỉnh Shanxi    
    200 Yao XhongyuanNam65  Zibo tại Shangdong   Nhà máy Thực phẩm Shandong Zibo
    201 Ni HongNữ39 Bắc Kinh Khu Dongcheng Donghuamen    
    202 Lu YanjuNữ39 Làng Shenjiawan, Thành phố Hanchuan tại Tỉnh Hubei    
    203 Wang ZhenyunNữ52 Làng Liujiatai Thành phố Hanchuan tại Tỉnh Hubei    
    204 Wang AiyunNữ56 Làng Chuanmaqiao Thành phố Hanchuan tại Tỉnh Hubei    
    205 Yu XinyuNữ35 Đường Xi'ertiao  hoặc Đường Xisantiao tại Thành phố Mudanjiang, Tỉnh Hắc Long Giang     Văn phòng quản lý của Học viện Ngoại ngữ Yangguang tại Thành phố Mudanjiang
    206 Wang JianhuiNam35 Làng Shaoying, Thị trấn Dahe tại Shijiazhuang Thành phố Luquan, tỉnh Hebei    
    207 Liu YudongNam41 Làng Lingdi Thị trấn Tongzhi tại Shijiazhuang Thành phố Luquan, tỉnh Hebei    
    208 He LihuaNữ Khu Ranghulu, Thành phố Daqing, tỉnh Hắc Long Giang    
    209 Xu ChengbenNam54 Thung lũng Hanh phục trên Đường Fuyuan tại Khu the Zhibu, Thành phố Yantai   Nhà máy Ocean Fishery Thành phố Yantai
    210 Deng YongchunNữ30 Sishe tại làng Xiaohanyi, Thành phố Guanghan, Tỉnh Sichuan    
    211 Không rõ 30  Khu Bijie Tỉnh Guizhou    Tỉnh Guizhou Khu Bijie Meteorological Observatory
    212 Wu Xiurong  70 Zhengzhou, Tỉnh Henan    Một thành viên đã nghỉ hưu của Nhà máy giấy Henan Zhengzhou
    213 Yang GuimeiNữ Tỉnh Jilin   Molidawadawoerdawoer Ethnic Autonomous Prefecture tại Inner Mongolia
    214 Diao Youyi Dandong, Liaoning      
    215 Jiang Dafen  63 Đội Jing số 6 của  Hannan tại Thành phố Wuhan    
    216 Kang Shuling      Thành phố Benxi FRP Plant
    217 Chen Chunguang Khu Doumen of Thành phố Zhuhai    
    218Chen JixiuNữ30 Đội số 6 làng Siping tại Thị trấn Yuanyang of Khu Yubei, Chongqing    
    219 Ding Yan  46Công ty trao chuyển tại Laiyang, Shangdong   Relay Platform tại làng Laiyang Longwang, Shandong
    220 Hu WeiNam27 Tổ chức thứ 9 của làng Hongshi Villege tại Thị trấn Jiangyuan, Thành phố Congchou Tỉnh Sichuan   Sinh viên của trường Đại học Công nghiệp Haerbin
    221 Wei Tongtong       
    222 Yang SuNữ30 Thành phố Chongqing   Chính quyền Khu Jiangbei tại Thành phố Chongqing
    223 Song ZhiningNam30    
    224 Liu YingNữ45 2-6-12 Jinlong Neighborhood, Khu Shashi, dưới ban quản trị cư trú Nanhu  Khu Shashi Industrial và Trading Corp tại Thành phố Jinzhou, Tỉnh Hubei
    225 Xia AijunNam37    
    226 Wang Wei       
    227 Liu ChunxiaNữ20 Wafangdian, Dalian    
    228 Xu MenglanNữ60    
    229 Liu FengzhenNữ55 Guiyang, Tỉnh Guizhou Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công Cuối 1999  
    230 Tang ShirongNữ63 Jingkou Farm, Khu Shapingba, Chongqing Home  3 tháng 9, 2005 
    231 Liu QingxiangNam70 Làng Lianggezhuang, Thị trấn Shigezhuang, Khu Wuqing , Tianjin Bị bắt buộc phải rời nhà để tránh khủng bố  Mùa xuân 2001 
    232 Wei XiaopingNữ30 Suizhou, Tỉnh Hubei Bị cảnh sát bắt cóc at Tỉnh Hunan và Mất tích Mùa xuân 2005  
    233 Bai JinliangNam42 Phường Flax Factory Employee Living , Huyện Bayan, Tỉnh Helongjiang Mất tích sau khi nhảy khỏi tàu trên đường bị bắt cóc bởi công an Tháng 7, 2000 64  
    234 Sun YuNam27 Dalian, Tỉnh Liaoning Mất tích sau khi bị bắt cóc bởi công an khi đang giảng rõ sự thật tại trường Cao đẳng sản phẩm Dalian Aquatic, 5-6 năm trước   Cuối năm 1999 
    235 Zhang BaoshuNam50 Thành phố Panjin, Tỉnh Liaoning Mất tích sau khi bị giam năm 2002  Tháng 4, 2002 
    236 Cai JunNam30 Khu Qiaokou, Wuhan, Tỉnh Hubei  Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân CôngCuối năm 1999  
    237 Zhu Limin  35 Mất tích sau being illegally put into jail tại Hangzhou for 4 years Cuối năm 1999  
    238 Lin JinfengNữ50 Thành phố Daqing, Tỉnh Helongjiang  Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công  2000 
    239 Zhao LixuanNữ20 Shenyang, Tỉnh Liaoning Đi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công 2001 
    240 Li Jisheng     Phường Gangxi, Khu Development, Dalian, LiaoningĐã mất tích năm 2   
    241 Zhang LijingNữ20 Panjin, Tỉnh Liaoning Đã mất tích   
    242 Zhang ShuxiaNữ48 Mudanjiang, tỉnh Hắc Long Giang Đã mất tích nhiều năm   
    243 Liang Wei   Huojiafang, Thành phố Xinmin, Tỉnh Liaoning   Mất tích sau 20/7/199920 tháng 7,  1999 
    244 Li Jun  40 Dalian, Tỉnh Liaoning Mất tích tại Nhà cải tạo Masanjia   Nhà cải tạo Masanjia
    245 Wang LingNữ50 Tieling, Tỉnh Liaoning Bị công an đưa ra khỏi Nhà cải tạo Masanjia và mất tích 2004 Nhà cải tạo Masanjia
    246 Su YouqingNam36 Số 12 Group, Làng Meishan, Thị trấn Shizi, Huyện Jiujiang, Tỉnh Jiangxi Đi tới Bắc Kinh appealing for Falun Gong. Bị bắtvà Mất tích. 2000  
    247 Zhou Fuquan   Thị trấn Hongshi, Shuangliu, Tỉnh Sichuan Mất tích sau 2001 2001  
    248 Cheng YapingNữ50 Chaoyang, Tỉnh Liaoning Bị giam trái phép tại Nhà cải tạo Masanjia và Mất tích năm 2004 2004  
    249 Shu WeijunNữ55 Phường Meiyan, Fushun, Tỉnh Liaoning Bị cảnh sát bắt cóc at PLA General Hospital.  Mất tích từ khi bị giam trái phép tại trại Laogai ngày 13 tháng 3  
    250 Chen QiuxiangNữ49 Thị trấn Liangjiazi, Huyện Zhangwu, Fuxin, Tỉnh Liaoning Bị bắt phải rời nhà để tránh khủng bố từ năm 2002 và Mất tích. 2002  
    251 Chen YanxiangNữ42 Thị trấn Liangjiazi, Huyện Zhangwu, Fuxin, Tỉnh Liaoning Bị bắt phải rời nhà để tránh khủng bố từ năm 2002 và Mất tích. 2002  
    252 Wu BoNam36 Taohongpu, Huyện Jiaokou, Tỉnh Shanxi Mất tích sau khi ra ngoài và mang theo cuốn "Chuyển Pháp Luân" 1999/7/27 27 tháng 7,  1999  
    253 Xiong ZhiyingNữ Thị trấn Daohe, Huyện Li, Tỉnh Hunan Mất tích sau khi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công năm 2001 2001 
    254 Lei XiankangNam64 Số 5 Gongshe, Làng 16, Thị trấn Chadian, Thành phố Yongchuan, Chongqing Mất tích sau khi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công lần thứ 2 vào ngày 5 Tháng 7, 2000 5 tháng 7, 2000  
    255 Xu LishanNữ40 Mất tích sau khi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công năm 2000 2000  
    256 Hou YinzhuNam42 Dalian, Tỉnh Liaoning Mất tích sau khi đi ra khỏi nhà vào Tháng 3,2006   
    257 Hu YulanNữ20  Khu Beipei, Chongqing Mất tích năm 2000 sau khi bị bắt cóc bởi phòng 610 2000 
    258 Yao JinhengNam26 Làng Dengzhuangzi, Huyện Qing , Cangzhou, tỉnh Hebei Mất tích sau khi đi ra bên ngoài vào ngày 1 tháng 5, 2001 1 tháng 5, 2001  
    259 Wang WenqiangNam30 Làng Siguan, Thị trấn Wulongtang , Huyện Cang, Cangzhou, tỉnh Hebei Mất tích sau khi tới Shijiazhuang năm 2003 2003  
    260 Hou YinzhuNam42 Thành phố Dalian, Tỉnh Liaoning    
    261 Hu YulanNữ20  Khu Beipei, Thành phố Chongqing Gym   Giáo viên tại Trường tiểu học Chaoyang tại Khu Beipei , Thành phố Chongqing
    262 Yiao JinhengNam40 Làng Dengzhuangzi, Huyện Qing, Thành phố Caozhou, tỉnh Hebei   Thành viên tại Văn phòng Huyện
    263 Wang WeiqiangNam30 Làng Xiguanzhuang, Thị trấn Xulongtang, Huyện Cang, Thành phố Caozhou, tỉnh Hebei    
    264 Chang Ming       
    265 Guo HuankangNam40 Guizhou Tỉnh Guizhou    Kỹ thuật viên Accounting School Electrical
    266 Zhang LijieNữ46 Khu Huanggu, Thành phố Shenyang, Tỉnh Liaoning    Công nhân tại Nhà máy Glass Knife tại Thành phố Shenyang
    267 Liu Hongquan    Thành phố Shiyan, Tỉnh Hubei    
    268 Xie PingNữ  Shenyi Group, Làng Xinmin, Thị trấn Baiguo, Huyện Henshan, Tỉnh Hunan    
    269 Fang DongyiNữ38 Anle Pond, Bantangpu, Thành phố Xiangtan    Nhà máy Textile Printing và Dying tại Thành phố Xiangtan
    270 Chen JinchunNữ Thành phố Wuhan, Tỉnh Hubei    
    271 Yao YaocaiNam39 Làng Niaowei, Thị trấn Guiling, Huyện Jiedong, Thành phố Jieyang, Tỉnh Guangdong    
    272 Zhang ChunyingNữ42 Làng Tongjiazhuang, Thị trấn Qiutong , Huyện Haocheng, Tỉnh Heibei    
    273 Zhang MinNữ20 Làng Torch, Khu Sanertu, Thành phố Daqing 66    
    274 He XueyuNữ67 Số 5 Team tại Làng Dajian, Làng Hongyuan, Ji    
    275 Zhang QinNam50     
    276 Zhang ZuoinNam56 Số 71 Huanghe Đường, Khu Xiguang , Thành phố Dalian, Tỉnh Liaoning   Khách sạn Hulian gần  Tiger Beach tại Khu Zhongshan, Thành phố Dalian, Tỉnh Liaoning
    277 Cui XiangjunNam30 Khu Changping, Bắc Kinh    
    278 Zhou Chunfeng Nữ 50 Làng Baitie,Thị trấn Yangan, Thành phố Xingcheng, Tỉnh Liaoning    
    279 Xie   Làng Tieteng, Thị trấn Mingyang, Thành phố Zhuanghe, Tỉnh Liaoning    
    280 Cô LiNữ  Cong gái thứ 2 của nông dân Li Shijin, Làng Dacui, Thị trấn Mingyang , Thành phố Zhuanghe, Tỉnh Liaoning    
    281 Two - unknownNữ Làng Dongli, Quận Mingyang , Thành phố Zhuanghe, Tỉnh Liaoning    
    282 Yao Wu   Khu Wuqin, Thành phố Chengdu, Tỉnh Sichuan    
    283 Li ShuhuiNữ53 KhuHaidian, Bắc Kinh   Quân đội đóng tại  Học viện Bắc Kinh 507
    284 Xu Qutian (theo phát âm) Nam     
    285 Li LanfengNữ28 Làng Dali,Thị trấn Sunji, Thành phố Shouguang, Tỉnh Shandong    Cục Văn hóa Thành phố Shouguang
    286 Fan XiuNữ Thành phố Huichun, Khu Yianbian, Tỉnh Jilin    
    287 Li XiangpingNữ  Làng Renjiabao, Thị trấn Yongquanzhuang, Huyện Wei, Tỉnh Heibei    
    288 Liu HongboNam29 Thành phố Dalian, Tỉnh Liaoning    
    289 Wang DaofaNam54 Thành phố Heguang, tỉnh Hắc Long Giang    
    290 Liu YuhuaNữ Sanqingziu, Xiajiadian, Thành phố Chifeng , Inner Mongolia    
    291 Zhou GuangxiongNam65 Thị trấn Yuchuan, Thành phố Wuxiu, Tỉnh Hubei    
    292 Liu YayaNữ24 Số 7 Group, Làng Guanmiao, Thị trấn Zhengchang, Thành phố Xiantao, Tỉnh Hubei    
    293 Zhao LixuanNữ  Nhà mẹ: Khu Số 8 tại Khu công nghiệp hóa chất, Thành phố Huludao, Tỉnh Liaoning.   
    294 Fan Zhiqiang  35   Thư ký văn phòng tại Nhà máy Maocaopu Machinery Assessory, Thành phố Guizhou
    295 Sun LipingNữ39 Gongzhuling tại Tỉnh Jilin    

    Phụ lục 11 Những con số của Tổ chức Ân xá quốc tế về các các tù nhân bị xử tử ở Trung Quốc

    Bảng 1: Những báo cáo của Tổ chức Ân xá quốc tế (AI) về số người bị kết án tử hình ở Trung Quốc mỗi năm[91]

    Năm19951996199719981999200020012002200320042005
    Số tử hình2190350016441067107710002468106072634001770

    Con số trung bình các tù nhân bị xử tử từ năm 1995 đến 1999 là 8401/5 = 1680.2 mỗi năm.

    Trung bình từ năm 2000 tới 2005 là 9698/6 = 1616.3 mỗi năm (ít hơn 4%)

    Những con số này có ý nghĩa là không thể nào sự tăng số tù nhân bị xử tử có thể đóng góp vào sự gia tăng lớn về các bộ phận trong cơ thể luôn có sẵn.

    [91] http://www.amnesty.org/ailib/aireport/index.html, từ đây bạn có thể chọn các báo cáo hàng năm

    PHỤ LỤC 12 NHỮNG THI HÀI BỊ MẤT CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ

    NHỮNG TRƯỜNG HỢP MẪU: CÁC HỌC VIÊN PHÁP LUÂN CÔNG CÓ CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ BỊ LẤY ĐI MÀ KHÔNG CÓ SỰ ĐỒNG Ý CỦA GIA ĐÌNH. (Có được các học viên Pháp Luân Công)

    TRƯỜNG HỢP 1, WANG, Bin

    Tên: Wang, Bin Giới tính: Nam Tuổi:44 Địa chỉ nhà: Thành phố Daqing, Tỉnh Hắc Long Giang. Nơi giam giữ: Trại Lao động Dongfeng Xinchun, Thành phố Daqing. Ngày chết: 4/10/2000.

    Vào cuối tháng 5 năm 2000, Ông Wang Bin đã đi tới Bắc Kinh để kháng nghị chính phủ Trung Quốc cho quyền được luyện tập Pháp Luân Công. Ông đã bị bắt và đưa tới Trại Lao động Dongfeng Xinchun. [92]

    Đánh đập tàn ác đã làm cho động mạch ở cổ và các mạch máu chính của ông Wang bị vỡ. Kết quả là, các hạch hạnh nhân của ông (tonsils) bị tổn thương, các bướu bạch huyết đã bị đè nát, và nhiều xương đã bị bẻ gẫy. Có các nốt bỏng do thuốc lá gây ra trên lưng bàn tay của ông và trong các lỗ mũi của ông. Có các vết thâm tím trên toàn bộ thân thể ông. Diện mạo của ông kỳ cục [không còn ra hình người nữa]. Mặc dù lúc ông đã gần chết, ông vẫn bị tra tấn thêm một lần nữa vào đêm đó. Cuối cùng ông đã mất ý thức. Vào đêm ngày mùng 4 tháng 10 năm 2000, ông Wang đã chết vì các vết thương.

    Sau khi ông Wang chết, hai bác sĩ đã cắt lấy tim và não của ông mà không có sự đồng ý của gia đình ông. Hình trên cho thấy các mũi khâu thô trên người ông sau khi thân thể ông bị cắt mở ra để lấy các nội tạng của ông. Cuối năm 2000, thi hài ông Wang Bin được giữ tại nhà xác của Bệnh viện nhân dân thành phố Daqing, nhưng tim và não của ông đã mất.

    TRƯỜNG HỢP 2: YANG, Zhongfang

    Tên: YANG, Zhongfang Giới tính: Nữ Tuổi: 37 Địa chỉ nhà: Thành phố Chengdu, Tỉnh Sichuan. Nơi giam giữ: Đồn công an Jiangong, Thành phố Yanji Ngày chết: 1/7/2002.

    Vào lúc 6 giờ sáng ngày mùng 1 tháng 7 năm 2002, công an từ Đồn công an Jiangong bao vây nhà người phụ nữ 37 tuỏi Yang Zhòngang và đã bắt bà, chồng bà, con trai, và con gái. Yang Zhongfang đã bị đánh tới chết đêm đó.[93]

    Vào lúc gia đình và họ hàng của bà Yang tới đồn công an, nội tạng của bà đã bị cắt lấy và thân thể bị đưa tới một lò thiêu. Khi có các kết quả xét nghiệm cuối cùng tới, các nhân viên đã tuyên bố bà Yang chết vì "hơn một tá các bệnh cấp tính". Yang Zhongfang là một người khỏe mạnh, như các cuộc kiểm tra thân thể hàng năm đã cho thấy.

    Những người chịu trách nhiệm trong cái chết của bà Yang bao gồm:

    Yu Minghuan: người ra lệnh tại Sở công an Jiangong, Thành phố Yanji, 86-433-2824004 (văn phòng), 86-433-2754022 (nhà riêng), 86-13844335577 (di động) Cui Songguo: Sở trưởng Sở công an Jiangong, Thành phố Yanji, 86-433-2834145 (văn phòng), 86-433-2857752 (nhà riêng), 86-13904435380 (di động) Li Dongzhu: Phó sở trưởng Sở công an Jiangong chịu trách nhiệm khủng bố Pháp Luân Công, 86-433-2514600 (văn phòng), 86-433-2525232 (nhà riêng), 86-13804487858 (di động)

    TRƯỜNG HỢP 3: ZHANG, Yanchao

    Tên: ZHANG, Yanchao Giới tính: Nam Tuổi: Không rõ. Địa chỉ nhà: Thị trấn Lalin, Thành phố Wuchang, Tỉnh Hắc Long Giang. Nơi giam giữ: Khu 7 Sở Công an thành phố Harbin. Ngày chết: 30/04/2002.

    Vào đầu tháng 4 năm 2002, ông Zhang Yanchao - một học viên Pháp Luân Công từ Thị trấn Lalin, Thành phố Wuchang, Tỉnh Hắc Long Giang - đã bị bắt và giam bởi những nhân viên của Đồn công an huyện Hongqi. Nhiều ngày sau đó, các nhân viên của Sở công an Thành phố Harbin đã mang ông Zhang đi.[94]

    Vào ngày 30 tháng 4 năm 2002, gia đình ông Zhang được thông báo là ông đã chết trong sự giam cầm của công an. Công an đã không hỏi ý kiến đồng ý của gia đình ông về thân thể của ông.

    Tại lò thiêu Huangshanzuizi trong Thành phố Harbin, gia đình ông Zhang đã thấy thân thể của ông, đã bị tra tấn tới mức không còn nhận ra được nữa và đã bị biến dạng kinh sợ. Một chân của ông đã bị gẫy. Một trong những nhãn cầu của ông đã bị mất và hốc mắt đã bị lún xuống, để lại một cái lỗ há rộng. Gần như không còn da trên đầu, mặt và phần lớn thân thể của ông, và không còn một cái răng nào trong hàm dưới của ông, hàm dưới đã bị đập vỡ. Quần áo của ông cũng đã biến mất. Các vết thâm tím và thương tích có thể thấy khắp nơi trên người của ông. Có một vết cắt dài trên ngực ông, rõ ràng đã bị khâu lại sau đó. Ngực của ông cũng bị lún xuống, sọ của ông cũng đã bị mở, và một phần não của ông đã bị lấy mất. Nội tạng của ông đã mất.

    Hơn 60 công an vũ trang đã có mặt tại lò thiêu trong lần tới đó của gia đình ông Zhang. Họ tuyên bố rằng bất cứ ai kháng nghị cho ông Zhang Yanchao sẽ bị bắt giữ ngay lập tức và bị xử lý như là một "kẻ phản cách mạng".

    Theo những người bên trong, ông Zhang Yanchao đã bị giữ trong một phòng tra tấn tại Khu 7 của Sở công an Thành phố Harbin nơi có hơn 40 công cụ tra tấn. Ông đã chết sau một ngày và một đêm.

    TRƯỜNG HỢP 4: REN, Pengwu

    Tên: REN, Pengwu Giới tính: Nam Tuổi: 33 Địa chỉ nhà: Thành phố Harbin, Tỉnh Hắc Long Giang Nơi giam giữ: Trung tâm giam giữ số hai hạt Hulan. Ngày chết: 21/2/2001.

    Vào ngày 16 tháng 2 năm 2001, Ren Pengwu đã bị công an hạt Hulan bắt giữ bất hợp pháp vì đã công bố các thông tin có thất về cái được cho là vụ tự thiêu Pháp Luân Công. Sau khi bị bắt ông đã bị giam tại Trung tâm giam giữ số 2 hạt Hulan. Trước bình minh ngày 21 tháng 2, ông đã bị tra tấn tới chết [95]. Các nhân viên đã tuyên bố rằng Ren Pengwu chết vì bệnh tim. Những người chứng kiến đã xác nhận rằng trong thời gian giam giữ ông, Ren Pengwu đã chịu đựng những đợt đánh đấm tàn nhẫn kéo dai và ép ăn tàn nhẫn bởi công an trong nhiều lần. Sau khi chịu những đợt đánh đấm tàn nhẫn, không kiềm chế của công an, rõ ràng là trước bình minh ngày 21 tháng 2 năm 2001 sự sống của Ren Pengwu đã trong nguy hiểm. Người cùng phòng của ông thấy rằng ông đã gần chết và ngay lập tức thông báo điều này cho công an. Công an đã không gửi Ren Pengwu tới bệnh viện trong suốt 4 giờ sau khi nhận được báo cáo; kết quả là, ông đã chết trên đường tới bệnh viện.

    Công an không cho phép gia đình Ren Pengwu chụp ảnh thân thể đã biến dạng của ông. Không có sự cho phép của gia đình, theo lệnh của những kẻ có quyền lực tất cả các bộ phận cơ thể của Ren Pengwu đã bị cắt mất, từ họng và thanh quản tới dương vật của ông. Thân thể của ông sau đó đã bị thiêu vội vàng.

    TRƯỜNG HỢP 5: ZHU, Xianghe

    Tên: ZHU, Xianghe Giới tính: Nam Tuổi: 63 Địa chỉ nhà: Làng Wumutun Village, Hạt Suining, Tỉnh Jiangsu Nơi giam giữ: Trung tâm tẩy não Sutang tại Hạt Suining Ngày chết: 20/4/2005.

    Trong khi ông Zhu Xianghe đang làm việc tại nhà vào ngày mùng một tháng 4 năm 2005, các nhân viên từ đồn công an làng đã bắt ông bất hợp pháp và đưa ông tới Trung tâm tẩy não Sutang tại Hạt Suining, nơi đó ông đã bị tra tấn tới chết. Một nhân chứng đã nói rằng các ngón tay và ngón chân của ông Zhu đã hoàn toàn đen. Gia đình ông đã phát hiện ra mắt và nội tạng của ông đã bị cắt mất. Để làm cho gia đình ông im lặng, "phòng 610" và công an địa phương của hạt đã trả gia đình ông 15000 nhân dân tệ cho việc mai táng, và đã cho vợ ông Zhu một khoản trợ cấp là 150 nhân dân tệ một tháng. Sau đó, "phòng 610" và công an đã thiêu thi thể ông. [96]

    Lãnh đạo phòng 610 của Suizhu: Zhang Shujun, điện thoại nhà riêng: 86-516-8323943 Yang Shuguang: 86-516-8381755, 86-516-8382317 Đồn công an Xuzhou: 86-516-3745000 Hạt Suining được quản lý dưới Thành phố Xuzhou Sở Công an Hạt Suining: 86-516-8331804

    [92] http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2000/12/4/4284.html English tiếng Anh, http://minghui.cc/gb/0001/Nov/29/weituoshu_112900_law.html Chinese tiếng Hoa, http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2000/11/16/6164.html tiếng Anh, http://minghui.cc/gb/0001/Nov/13/wangbing_zhenxiang_111300_shishi.html tiếng Hoa, và http://www.minghui.ca/mh/articles/2000/11/29/2494.html tiếng Hoa.

    [93] Xem http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2004/3/1/45627p.html tiếng Anh và http://www.minghui.org/mh/articles/2004/2/26/68544.html tiếng Hoa.

    [94] Xem http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2006/4/23/72125.html tiếng Anh và http://minghui.ca/mh/articles/2006/3/24/123374.html tiếng Hoa.

    [95] Xem http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2001/4/21/6812.html tiếng Anh và http://minghui.cc/mh/articles/2001/4/19/10084.html tiếng Hoa.

    [96] Xem http://www.clearwisdom.net/emh/articles/2005/11/17/66955.html tiếng Anh và http://minghui.ca/mh/articles/2005/10/27/113232.html tiếng Hoa

    Phụ lục 13. Văn bản ghi chép cuộc phỏng vấn

    Phỏng vấn vợ cũ của một bác sỹ phẫu thuật Trung quốc người đã cắt bỏ giác mạc của các học viên Pháp Luân Công

    Vào ngày 20 tháng 5 năm 2006, Ông David Kilgour đã thực hiện một cuộc phỏng vấn tại Hoa Kỳ với vợ cũ của một bác sỹ phẫu thuật người đã cắt bỏ giác mạc của các tù nhân Pháp Luân Công. Văn bản ghi chép sau đã được cô gọn và biên tập lại để bảo vệ những người sẽ có thể bị nguy hiểm sau khi công bố cuộc phỏng vấn này.

    W – Vợ cũ của một bác sỹ phẫu thuật người đã cắt bỏ giác mạc của các học viên Pháp Luân Công.

    A – Một người khác có mặt tại cuộc phỏng vấn và đã đặt hai câu hỏi.

    Kilgour: … Người gần nhất thấy điều này xảy ra là “W”. … Vào năm 2001, khi nào thì sự thu mua thực phẩm [cho bệnh viện Tô Gia Đồn] tăng lên?

    W: Vào khoảng tháng 7, trong mùa hè.

    Kilgour: Tháng 7 năm 2001. Có phải lúc đó bà làm việc ở phòng kế toán?

    W: Phòng Thống kê và Hậu cần.

    Kilgour: Phòng Thống kê và Hậu cần. Điều gì đã xảy ra? Có phải là đầu tiên sự thu mua thực phẩm tăng lên và sau đó là sự thu mua các trang thiết bị phẫu thuật tăng lên?

    W: Vào tháng 7 năm 2001, có nhiều người làm việc tại phòng Thống kê và Hậu cần. Một số người thu mua trong số họ mang các hóa đơn đến cho tôi để lấy chữ ký sau khi họ đã mua. Trên các hóa đơn tôi chú ý thấy các sự tăng đột ngột về thực phẩm. Ngoài ra, những người có trách nhiệm hậu cần mang cơm tới các khu mà các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ. Các nhân viên y tế khác đến phòng chúng tôi để báo cáo về việc mua các trang thiết bị y tế. Từ các hóa đơn, việc thu mua dụng cụ y tế cũng tăng đột ngột.

    Kilgour: Nhân đây, [xin hỏi] về các khu giam giữ các học viên Pháp Luân Công, có phải đó là các khu ngầm dưới đất?

    W: Đã có một số ngôi nhà một tầng đặc thù xây cho công nhân xây dựng trong sân sau của bệnh viện. Sau nhiều tháng, lượng tiêu thụ thức ăn và các đồ dùng khác từ từ giảm dần. Vào lúc đó mọi người đã đoán rằng có thể những người bị giam giữ đã bị chuyển xuống khu dưới lòng đất.

    Kilgour: Khi nào thì đồ dùng giảm xuống? Tháng 9? Tháng 10?

    W: Sau khoảng 4 hay 5 tháng.

    Kilgour: Vào cuối năm 2001 phải không?

    W: Đúng thế.

    Kilgour: Bà ước tính lượng thức ăn đã bị giảm đi là bao nhiêu [từ các hóa đơn bà thấy được]? Bà ước tính ở đó có bao nhiêu người?

    W: Người chịu trách nhiệm lấy thức ăn và đưa thức ăn cho các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đã bảo với tôi rằng có khoảng 5000 tới 6000 học viên.

    Vào lúc đó, có nhiều cục công an và bệnh viện trong nhiều vùng đang giam giữ nhiều học viên Pháp Luân Công. Rất nhiều người đang làm việc tại bệnh viện, bao gồm cả tôi, không phải là học viên Pháp Luân Công. Vì thế chúng tôi đã không chú ý. Nếu không phải là những gì xảy ra vào năm 2003, khi mà tôi phát hiện ra chồng cũ của tôi đã bị dính líu trực tiếp vào, thì có thể là tôi sẽ không quan tâm tới việc này một chút nào. Nhiều nhân viên cùng làm việc trong phòng của chúng tôi là thành viên gia đình của các viên chức trong hệ thống y tế của chính quyền. Vì một số lý do, chúng tôi đã biết điều này trong tâm của mình nhưng không một ai trong chúng tôi muốn thảo luận về những việc này.

    Kilgour: Khi họ giảm lượng thu mua, bà và những người khác nghĩ rằng các học viên sẽ đi đâu?

    W: Chúng tôi đã nghĩ rằng họ đã được thả.

    Kilgour: Bà đã nghĩ rằng họ đã được thả vào cuối năm 2001?

    W: Vâng.

    Kilgour: [Có phải] tất cả 5000 người đã được thả?

    W: Không, vẫn còn có các học viên Pháp Luân Công bị giam trong bệnh viện, nhưng số người từ từ giảm đi. Sau đó, vào năm 2003, tôi biết được rằng các học viên Pháp Luân Công đã bị chuyển tới khu liên hợp ngầm dưới lòng đất và các bệnh viện khác, bởi vì bệnh viện của chúngtôi không thể chứa được quá nhiều người như vậy.

    Kilgour: Họ đã rời các ngôi nhà hoặc các căn phòng trong sân sau để đi xuống lòng đất phải không?

    W: Vâng, sau đó tôi đã biết điều này vào năm 2002.

    Kilgour: Bà nói rằng bà không phải là người gửi thức ăn cho họ khi các học viên bị giam trong các ngôi nhà hoặc các căn phòng trong sân sau phải không?

    W: Không phải là tôi.

    Kilgour: Bà có biết người nào cung cấp các bữa ăn cho họ sau khi họ ra khỏi phạm vi quyền hạn của bà?

    W: Tôi không biết.

    Kilgour: Tôi nghe nói nhiều người trong số họ đã bị giết để lấy nội tạng. Năm 2001 và 2002. Điều này có đúng không?

    W: Trong những năm 2001-2002, tôi không biết điều gì về mổ cắp nội tạng. Tôi chỉ biết nơi giam giữ những người đó.

    Kilgour: Như vậy bà đã không phát hiện ra việc này đến tận khi chồng của bà kể lại với bà năm 2003.

    W: Đúng vậy.

    Kilgour: Ông ấy có kể với bà rằng vào những năm 2001-2002 ông ấy đã bắt đầu thực hiện những ca phẫu thuật này không?

    W: Vâng, ông ấy đã bắt đầu vào năm 2002.

    Kilgour: Chồng cũ của bà bắt đầu vào năm 2002?

    W: Vâng.

    Kilgour: Bà có biết chút nào về liệu có những ca phẫu thuật [cắt lấy nội tạng] từ năm 2001 không?

    W: Những ca phẫu thuật này đã bắt đầu vào năm 2001. Một số được thực hiện ở bệnh viện của chúng tôi, và một số được thực hiện tại các bệnh viện khác trong vùng. Tôi đã phát hiện ra [điều này] vào năm 2003.

    Ngay từ khi bắt đầu ông ấy cũng đã thực hiện các ca phẫu thuật này, nhưng ông ấy không biết họ là các học viên Pháp Luân Công. Ông ấy là một nhà giải phẫu thần kinh. Ông ấy cắt lấy giác mạc. Bắt đầu từ năm 2002 ông ấy biết rằng những người mà ông phẫu thuật là những học viên Pháp Luân Công. Bởi vì bệnh viện của chúng tôi không phải là một bệnh viện cấy ghép – nó chỉ có trách nhiệm cắt lấy – nên ông ấy không biết là những cơ quan này được cấy ghép thế nào.

    Kilgour: Chồng cũ của bà đã bắt đầu lấy các cơ quan khỏi các học viên Pháp Luân Công kể từ khi nào?

    W: Vào cuối năm 2001, ông ấy đã bắt đầu thực hiện phẫu thuật, nhưng ông ấy không biết những thân thể còn sống này là những học viên Pháp Luân Công. Ông ấy biết điều này vào năm 2002.

    Kilgour: Loại cơ quan nào ông ấy cắt lấy?

    W: Giác mạc.

    Kilgour: Chỉ giác mạc thôi?

    W: Vâng.

    Kilgour: Những người đó còn sống hay đã chết?

    W: Thông thường những học viên Pháp Luân Công này bị tiêm một mũi gây ra chứng liệt tim. Trong suốt quá trình [phẫu thuật] những người này bị đẩy vào trong các phòng phẫu thuật để cắt lấy các cơ quan [trong cơ thể]. Vì mũi tiêm đó nên trên bề mặt thì tim đã ngừng đập, nhưng não vẫn làm việc.

    Kilgour: Thuốc tiêm đó được gọi là gì?

    W: Tôi không biết tên của nó nhưng nó gây ra chứng liệt tim. Tôi không phải là một y tá hay một bác sĩ. Tôi không biết tên của các thuốc tiêm.

    Kilgour: Gây ra chứng liệt tim cho hầu hết, hay tất cả, hay một số trường hợp.

    W: Cho hầu hết mọi người.

    Kilgour: Như vậy ông ấy đã lấy giác mạc của những người này, sau đó điều gì đã xảy ra với những người này?

    W: Những người này bị đẩy vào các phòng phẫu thuật khác để cắt lấy tim, gan, thận, v.v. Trong một ca phẫu thuật khi ông ấy cùng làm việc với các bác sĩ khác, ông ấy biết được rằng họ là những học viên Pháp Luân Công, rằng các cơ quan của họ bị cắt lấy khi [họ] vẫn còn sống, và rằng không chỉ là cắt lấy giác mạc – họ bị cắt lấy nhiều cơ quan.

    Kilgour: Họ đã làm điều đó trong nhiều phòng, có phải không?

    W: Vào thời gian sau, khi các bác sĩ này làm việc cùng với nhau, họ bắt đầu thực hiện các ca phẫu thuật cùng nhau. Vào lúc bắt đầu, [do] lo sợ thông tin có thể bị rò rỉ, các cơ quan khác nhau đã bị cắt lấy bởi các bác sĩ khác nhau ở các phòng khác nhau. Sau đó, khi họ đã lấy tiền, họ không còn sợ chút nào nữa. Họ bắt đầu cắt lấy các cơ quan cùng với nhau.

    Đối với các học viên khác bị phẫu thuật ở các bệnh viện khác, chồng cũ của tôi không biết điều gì đã xảy ra với họ sau đó. Đối với các học viên ở bệnh viện của chúng tôi, sau khi thận, gan, v.v và da của họ bị cắt lấy, chỉ có xương và thịt, v.v là còn lại. Thân thể của họ bị ném vào nồi hơi của bệnh viện.

    Ban đầu, tôi không hoàn toàn tin rằng điều này đã xảy ra. Vì một số bác sĩ gặp rủi ro trong phẫu thuật có thể hình thành một số ảo giác. Nên tôi đã kiểm tra điều này với các bác sĩ khác và các viên chức khác từ hệ thống y tế của chính quyền.

    Kilgour: Vào năm 2003 hay 2002?

    W: 2003.

    Kilgour: Chồng của bà chỉ lấy giác mạc?

    W: Vâng.

    Kilgour: Bao nhiêu ca phẫu thuật giác mạc mà chồng cũ của bà đã thực hiện?

    W: Ông ấy nói khoảng 2000.

    Kilgour: Giác mạc của 2000 người, hay là 2000 giác mạc?

    W: Giác mạc của khoảng 2000 người.

    Kilgour: Đây là từ năm 2001 tới năm 2003?

    W: Từ cuối năm 2001 tới tháng 10 năm 2003.

    Kilgour: Đó có phải là khi ông ấy rời bỏ?

    W: Đó là thời gian mà tôi biết việc này và ông ấy ngừng không làm nó nữa.

    Kilgour: Những giác mạc này đã [được đem] đi đâu?

    W: Chúng thường được bệnh viện thu thập. Có một hệ thống tồn tại để xử lý những việc cắt lấy và bán các cơ quan này cho các bệnh viện khác và các vùng khác.

    Kilgour: Gần hay xa?

    W: Tôi không biết.

    Kilgour: Tất cả tim, gan, thận, và giác mạc đều được đưa tới các bệnh viện khác?

    W: Vâng.

    Kilgour: Bà có biết giá chúng được bán không?

    W: Vào lúc đó tôi không biết. Tuy nhiên, vào năm 2002, một người hàng xóm có thay một lá gan. Nó tốn 200,000 nhân dân tệ. So với người nước ngoài bệnh viện đã giảm giá chút ít cho người Trung Quốc.

    Kilgour: Vào năm nào, 2001 hay 2002?

    W: 2002.

    Kilgour: Người ta đã nói gì với chồng của bà? Họ đã biện hộ thế nào? Đây là những người hoàn toàn khỏe mạnh…

    W: Ban đầu, người ta không nói gì với ông ấy. Người ta đề nghị ông ấy giúp đỡ ở các bệnh viện khác. Tuy nhiên, mỗi lần ông ấy làm thế, hoặc đưa ra kiểu giúp đỡ đó, ông ấy nhận được rất nhiều tiền, và phần thưởng bằng tiền mặt – gấp nhiều chục lần so với lương thông thường của ông ấy.

    Kilgour: Tổng số tiền mà ông ấy nhận được sau 2000 ca cắt lấy giác mạc là bao nhiêu?

    W: Hàng trăm ngàn đô la Mỹ.

    Kilgour: Chúng được trả bằng đô la Mỹ?

    W: Trả bằng tiền Trung Quốc. Tương ứng với hàng trăm ngàn đô la Mỹ.

    Kilgour: Có bao nhiêu bác sĩ đã đang làm chuyện cắt lấy các cơ quan trong cơ thể tại bệnh viện, và trong vùng nào? Chúng ta đang nói về 100 bác sĩ, hoặc hàng tá hoặc 10?

    W: Tôi không biết chính xác có bao nhiêu người đã đang làm việc này. Nhưng tôi biết khoảng 4 hoặc 5 bác sĩ là những người quen của chúng tôi tại bệnh viện đã đang làm việc này. Và ở các bệnh viện khác, các bác sĩ đa khoa cũng đã đang làm việc này.

    Kilgour: Có bất kỳ bản ghi chép nào trong phòng thống kê về có bao nhiêu người đã bị phẫu thuật không?

    W: Không có thủ tục hoặc công việc giấy tờ thích hợp nào cho loại phẫu thuật này. Vì thế không có cách nào để tính số ca phẫu thuật theo một cách thông thường.

    Kilgour: Sau khi các học viên đã được chuyển xuống dưới lòng đất vào cuối năm 2001, bà có biết nguồn cấp thực phẩm cho họ đến từ đâu không?

    W: Thực phẩm vẫn từ phòng của chúng tôi; chỉ là số lượng từ từ giảm đi. Vào cuối năm 2001 chúng tôi đã nghĩ rằng họ đã được thả. Vào năm 2003, tôi được biết rằng họ không được thả mà được chuyển xuống dưới lòng đất hoặc tới các bệnh viện khác.

    Kilgour: Khu dưới lòng đất được điều hành bởi lực lượng quân đội hay bởi bệnh viện? Bà đã nói rằng thực phẩm vẫn từ bệnh viện.

    W: Chúng tôi không chịu trách nhiệm thu mua thực phẩm cho những người bị giam giữ dưới lòng đất. Đó là tại sao có quá nhiều khác biệt trong việc thu mua thực phẩm khi mọi người bị chuyển xuống khu liên hợp dưới lòng đất. Nhưng thực phẩm của một số người bị giam giữ vẫn được cung cấp bởi bệnh viện, và cho một số người khác thì không phải. Sự giảm của thực phẩm không cân xứng với sự giảm số người bị giam giữ.

    Kilgour: Chồng của bà đã kể với bà điều gì về khu dưới lòng đất? 5000 người đã bị giết, hay là hơn 5000 người?

    W: Ông ấy không biết có bao nhiêu người bị giam dưới lòng đất. Ông ấy chỉ nghe nói từ những người khác rằng mọi người bị giam dưới lòng đất. Nếu cứ mỗi ngày có 3 ca phẫu thuật, sau nhiều năm làm phẫu thuật, với 5000-6000 người, thì sẽ không còn lại nhiều người. Toàn bộ kế hoạch và việc mua bán các cơ quan trong cơ thể đã được tổ chức bởi hệ thống y tế của chính quyền. Trách nhiệm của các bác sĩ chỉ đơn giản là làm những gì họ được bảo phải làm.

    Kilgour: Bản thân ông ấy đã chưa hề xuống khu dưới lòng đất?

    W: Ông ấy chưa hề tự mình xuống đó.

    Kilgour: Còn các thao tác sơ bộ [ban đầu] trong khu dưới lòng đất thì sao?

    W: Ông ấy không bao giờ ở đó.

    Kilgour: Tất cả những người đó, có phải họ đã chết khi họ bị phẫu thuật? Hay là tim của họ đã ngừng đập? Ông ấy có biết rằng họ đã bị giết sau đó? Họ vẫn còn chưa chết.

    W: Vào lúc đầu ông ấy không biết đó là những học viên Pháp Luân Công. Thời gian trôi qua, ông ấy biết rằng đó là những học viên Pháp Luân Công. Khi họ thực hiện thêm nhiều ca cắt lấy các cơ quan trong cơ thể và trở nên dạn dĩ hơn, cả gan hơn, những bác sĩ này đã bắt đầu thực hiện việc cắt lấy cùng với nhau; bác sĩ này cắt lấy giác mạc, bác sĩ kia cắt lấy thận, bác sĩ thứ 3 lấy gan. Vào lúc đó, người bệnh nhân, hay người học viên Pháp Luân Công này, anh ta biết bước tiếp theo xảy ra trên thân mình là gì. (Người dịch đã thêm vào bản dịch hai câu bị quên: Vâng, tim ngừng đập, nhưng họ vẫn còn đang sống). Nếu da của nạn nhân không bị lột lấy và chỉ các cơ quan bên trong bị cắt lấy, các chỗ rạch ra trên thân nạn nhân sẽ được khâu lại và một người (đại diện?) sẽ ký vào giấy tờ. Các thân thể sẽ được gửi tới lò hỏa thiêu gần vùng Tô Gia Đồn.

    Kilgour: Chỉ khi nếu da bị cắt lấy thì họ sẽ bị gửi tới gian nồi hơi?

    W: Vâng.

    Kilgour: Thông thường thì nguyên nhân “được cho là” của cái chết được đưa ra là gì?

    W: Thông thường không có lý do rõ ràng khi các thân thể bị gửi tới lò hỏa thiêu. Thông thường các lý do là “Tim ngừng đập”, “chứng liệt tim”. Khi những người này bị vây bắt và giam giữ, không ai biết tên của họ hoặc họ đến từ đâu. Vì thế khi họ bị gửi tới lò hỏa thiêu, không ai có thể xác nhận thân thể của họ.

    Kilgour: Ai quản lý thuốc làm cho tim ngừng đập?

    W: Y tá.

    Kilgour: Y tá làm việc trong bệnh viện?

    W: Y tá được các bác sĩ này mang tới. Các bác sĩ, bao gồm cả chồng cũ của tôi, đến bệnh viện này vào năm 1999 hay 2000. Ông ấy mang y tá của mình theo. Khi việc mổ cắp các cơ quan trong cơ thể mới bắt đầu, các y tá được chỉ định cho các bác sĩ này. Bất cứ nơi nào các bác sĩ đi, các y tá của họ đi với họ chừng nào các ca phẫu thuật mổ cắp còn được quan tâm. Những y tá này không giống như những thư ký riêng.

    Vào năm 2003, các nhà chức trách về y tế của chính quyền gửi nhiều bác sĩ liên quan tới việc mổ cắp các bộ phận trong cơ thể tới một khu vực bị niêm phong bởi chính quyền vì SARS. Những bác sĩ này đã tin rằng họ được gửi tới đó để cho họ sống hoặc chết ở đó. Tôi có ý là chính quyền đã muốn thủ tiêu bí mật nhóm người đầu tiên có liên quan tới mổ cắp các cơ quan trong cơ thể. Vì thế đã gửi họ tới một vùng bị ảnh hưởng bởi SARS trong Bắc Kinh.

    Từ quan điểm đó chồng của tôi đã nhận ra rằng có nguy hiểm khi làm việc này và bất kỳ lúc nào ông ấy có thể bị giết và bị gạt bỏ đi vì là một kẻ tòng phạm. Sau đó, khi ông ấy muốn từ bỏ [việc này], có ai đó đã cố giết ông ấy.

    Kilgour: Trong bệnh viện?

    W: Bên ngoài bệnh viện.

    Kilgour: Bà có thể cho chúng tôi biết chi tiết hơn được không?

    W: Vào cuối năm 2003, sau khi tôi biết được việc này, ông ấy đã quay trở lại từ Bắc Kinh. Ông ấy không còn có thể sống một cuộc sống bình thường được nữa. Sau khi tôi biết về nó, ông ấy đã lắng nghe lời khuyên của tôi và đã quyết định từ bỏ không làm việc này nữa. Ông ấy đã nộp đơn xin nghỉ hưu. Nó vào khoảng tết (năm mới) của năm 2004.

    Vào tháng hai năm 2004, sau khi đơn xin nghỉ hưu của ông ấy đã được chấp nhận, tháng làm việc cuối cùng tại bệnh viện, công việc của ông ấy đang nhàn rỗi. Trong thời gian đó chúng tôi nhận được cú điện thoại đe dọa tại nhà. Ai đó đã nói với ông ấy: “Mày hãy coi chừng cái mạng của mày”.

    Một ngày chúng tôi rời công việc vào buổi chiều. Có hai người bước về phía chúng tôi và cố gắng ám sát ông ấy. Nếu anh là một phụ nữ, tôi có thể cho anh thấy vết sẹo của tôi, bởi vì tôi đã đẩy ông ấy sang một bên và nhận lấy nhát dao găm đâm. Đàn ông không có giác quan thứ sáu tốt cho lắm, vì thế ông ấy tiếp tục bước đi. Khi tôi nhận ra rằng hai người đang đẩy con dao ra để đâm ông ấy. Tôi đã đẩy ông ấy sang một bên và nhận lấy nhát dao cho ông ấy. Nhiều người kéo đến và tôi được đưa vào bệnh viện. Hai người đàn ông chạy mất.

    Kilgour: Bên nào? (Vị trí của vết sẹo)

    W: Bên phải.

    Kilgour: Bà có biết hai người này là ai không?

    W: Ban đầu tôi không biết. Sau đó tôi biết.

    Kilgour: Họ là ai?

    W: Tôi được biết rằng họ là những tên sát nhân được các nhà chức trách về y tế của chính quyền thuê mướn.

    Kilgour: Làm thế nào bà biết được điều đó về hai kẻ này?

    W: Bởi vì gia đình tôi là một phần của hệ thống y tế của chính quyền. Mẹ của tôi đã từng là một bác sĩ.

    Sau khi những việc này xảy ra, các bạn của tôi khuyên chúng tôi ly dị như thế có thể tách con của chúng tôi và tôi ra khỏi chồng tôi. Xét cho cùng, con của chúng tôi và tôi đã không tham dự vào bất kỳ cái gì trong việc này. Vì thế chúng tôi đã ly dị vào cuối năm 2003, rất sát dịp tết (năm mới) năm 2004.

    Kilgour: Bà nghĩ bao nhiêu người vẫn còn sống?

    W: Ban đầu tôi ước tính có khoảng 2000 người còn lại vào lúc mà tôi rời Trung Quốc năm 2004. Nhưng tôi không thể đưa ra con số nữa, bởi vì Trung Quốc vẫn đang bắt giữ các học viên Pháp Luân Công và có người đến và đi. Vì thế bây giờ tôi không thể đưa ra một con số nữa.

    Kilgour: Làm thế nào bà đưa ra được con số 2000 này vào năm 2004.

    W: Theo số lượng [ca phẫu thuật] mà chồng cũ của tôi đã làm và các bác sĩ khác đã làm. Các bác sĩ tốt có liên hệ tốt với nhau bên trong hệ thống y tế. Nhiều người trong số họ đã từng là bạn học trong các trường y. Con số được ước tính bởi một vài bác sĩ có dính líu. Khi chúng tôi ở riêng cùng nhau, họ đã thảo luận tổng số người là bao nhiêu. Vào lúc đó, các bác sĩ này không còn muốn tiếp tục nữa. Họ muốn đi sang các nước khác hoặc chuyển sang các lĩnh vực khác. Vì thế tổng số người chết đã được tính toán và suy ra bởi những bác sĩ có dính líu đến này.

    Kilgour: Ước tính của họ về số người đã bị giết là bao nhiêu?

    W: Họ đã ước tính 3000-4000 người.

    Kilgour: Đây là ước tính của tất cả các bác sĩ?

    W: Không. Bởi ba bác sĩ mà chúng tôi quen.

    Kilgour: Bà còn có gì khác muốn nói không?

    W: Dù là người Trung Quốc hay không, họ nghĩ không thể nào Tô Gia Đồn giam giữ quá nhiều học viên Pháp Luân Công như thế. Họ chỉ tập trung vào mỗi bệnh viện Tô Gia Đồn này. Bởi vì hầu hết mọi người không biết rằng có những khu ngầm dưới lòng đất. Bởi vì tôi làm việc ở Tô Gia Đồn, tôi biết về Tô Gia Đồn. Các bệnh viện và trung tâm giam cầm khác... xem xét kỹ và đặt kiểm soát lên những khu [ngầm] này sẽ giúp giảm số người chết.

    Đối với người Trung Quốc, khi một người ra mặt, vẫn còn có thành viên gia đình của họ ở Trung Quốc.

    Họ vẫn sợ không dám ra mặt nói lên sự thật. Họ sợ nó có thể đặt các thành viên gia đình họ vào nguy hiểm. Nó không có nghĩa là họ không biết về việc này.

    A: Mẹ của bà có biết về những gì bà đang làm không?

    W: Có.

    A: Bà ấy vẫn làm việc trong hệ thống y tế của chính quyền?

    W: Không. Bà ấy đã nghỉ hưu từ lâu. Bà ấy đã gần 70 tuổi rồi.

    Phụ lục 14. Văn bản ghi chép các cuộc điều tra bằng điện thoại

    (1) Trung tâm giam giữ thành phố Mật Sơn, tỉnh Hắc Long Giang (ngày mùng 8 tháng 6 năm 2006):

    M: Các anh có người cấp [tạng] là các học viên Pháp Luân Công không?

    Ông Li (Lý): Vâng, chúng tôi vẫn thường có.

    M: … thế bây giờ thì sao?

    Ông Li:… Có.

    ……

    M: Chúng tôi có thể đến để chọn, hoặc các anh có thể cung cấp trực tiếp cho chúng tôi không?

    Ông Li: Chúng tôi cung cấp cho chị.

    M: Giá cả thế nào?

    Ông. Li: Chúng ta thảo luận sau khi chị đến.

    ……


    M: Các anh có bao nhiêu [người cấp tạng là học viên Pháp Luân Công] dưới 40 tuổi?

    Ông Li: Khá ít.

    ……

    M: Họ là nam hay nữ?

    Ông. Li: Nam ……

    M: Bây giờ, đối với … [các tù nhân] Pháp Luân Công nam, các anh có bao nhiêu người?

    Ông Li: Bây giờ chúng tôi có 7, 8, ít nhất 5 hay 6.

    M: Họ đến từ nông thôn hay thành phố?

    Ông Li: Nông thôn.

    (2) Chuyên khoa cấy ghép bệnh viện Zhongshan (Trung Sơn) Thượng Hải (ngày 16 tháng 3 năm 2006):

    M: Xin chào? Anh là một bác sĩ?

    Bác sĩ: Vâng….

    ……

    M: … Như vậy tôi phải đợi bao lâu [để phẫu thuật cấy ghép]?

    Bác sĩ: Khoảng 1 tuần sau khi chị đến…

    M: Có loại bộ phận khác lấy từ [học viên] Pháp Luân Công? Tôi nghe nói rằng chúng rất tốt.

    Bác sĩ: Của chúng tôi tất cả đều thuộc các loại đó.

    (3) Bệnh viện cấy ghép gan thành phố Thiên Phật Sơn, tỉnh Sơn Đông (ngày 16 tháng 3 năm 2006):

    Nhân viên tiếp tân: Chờ một chút. Tôi sẽ gọi một bác sĩ cho anh.

    Bác sĩ: Xin chào. Chị khoẻ chứ?

    M: … Anh đã làm [những ca mổ này] bao lâu rồi?

    Bác sĩ: … Trên 4 năm.

    M: Nguồn cấp gan … những cái từ [học viên] Pháp Luân Công, tối muốn hỏi liệu các anh có các loại đó không?

    Bác sĩ: Được thôi nếu chị đến đây.

    M: Như vậy điều đó nghĩa là các anh có chúng?

    Bác sĩ: … Trong tháng 4, sẽ có nhiều người cung cấp loại này… bây giờ, dần dần, chúng tôi có ngày càng nhiều.”

    M: Tại sao lại sẽ có nhiều trong tháng 4?

    Bác sĩ: Điều này tôi không thể giải thích cho chị…

    (4) Bệnh viện Dân Tộc thành phố Nam Ninh ở khu tự trị Quảng Tây (ngày 22 tháng 3 năm 2006):

    M: Các anh có thể tìm các cơ quan [trong cơ thể] từ các học viên Pháp Luân Công không?

    Bác sĩ Lu (Lục): Tôi nói với chị rằng, chúng tôi không có cách nào để lấy [chúng]. Bây giờ lấy chúng khá khó ở Quảng Tây. Nếu chị không thể đợi, tôi gợi ý là chị tới Quảng Châu bởi vì họ lấy các bộ phận đó rất dễ. Họ có thể tìm kiếm chúng trên toàn quốc. Khi họ thực hiện cấy ghép gan, họ có thể lấy thận cho chị cùng một lúc, vì thế đối với họ làm việc đó rất dễ. Rất nhiều nơi khan hiếm nguồn cung cấp tới chỗ họ để được giúp đỡ.

    M: Tại sao họ lấy lại dễ?...

    Lu: Bởi vì họ là một viện đặc biệt. Họ liên lạc với hệ thống pháp luật dưới danh nghĩa của toàn bộ trường đại học.

    M: Như thế thì họ sử dụng các cơ quan trong cơ thể từ các học viên Pháp Luân Công?

    Lu: Chính xác…

    …..

    M: … Những gì các anh sử dụng trước đây [các cơ quan trong cơ thể từ các học viên Pháp Luân Công], chúng là từ trung tâm giam giữ hay nhà tù?

    Lu: Từ các nhà tù.

    M: … Và là từ các học viên Pháp Luân Công khỏe mạnh …?

    Lu: Chính xác. Chúng tôi chọn những người khỏe bởi vì chúng tôi bảo đảm chất lượng trong phẫu thuật của chúng tôi.

    M: Điều đó nghĩa là các anh tự chọn lựa các cơ quan trong cơ thể.

    Lu: Chính xác…

    ……

    M: Thông thường người cung cấp tạng bao nhiêu tuổi?

    Lu: Thông thường ở độ tuổi 30.

    M: … Như thế thì các anh sẽ tới nhà tù để tự lựa chọn?

    Lu: Chính xác. Chúng tôi phải lựa chọn nó.

    M: Nếu người được chọn không muốn cho lấy máu xét nghiệm thì sao?

    Lu: Anh ta chắc chắn sẽ cho chúng tôi làm việc đó.

    M: Như thế nào?

    Lu: Chắc chắn họ sẽ có cách. Chị lo lắng làm gì? Chị không nên quan tâm chút nào về những cái này . Họ có các thủ tục của họ.

    M: Người đó có biết rằng cơ quan trong cơ thể của anh ta sẽ bị cắt lấy không?

    Lu: Không, anh ta không biết.

    (5) Trung tâm cấy ghép gan bệnh viện Đại Học Giao Thông Thượng Hải (ngày 16 tháng 3 năm 2006):

    M: Tôi muốn biết [bệnh nhân] phải đợi bao lâu [để được ghép gan].

    Bác sĩ: Nguồn cung cấp các cơ quan trong cơ thể chúng tôi có, chúng tôi có mỗi ngày. Chúng tôi làm chúng mỗi ngày.

    M: Chúng tôi muốn những cái còn sống, mới.

    Bác sĩ Dai: Tất cả chúng đều sống, tất cả đều còn sống…

    M: Các anh đã thực hiện bao nhiêu [ca ghép gan] ?

    Bác sĩ Dai: Chúng tôi đã thực hiện 400 tới 500 trường hợp… Việc chính của chị là tới đây, chuẩn bị tiền, đủ tiền, và đến đây.

    M: Giá bao nhiêu?

    Bác sĩ Dai: Nếu mọi việc xuôn sẻ, nó khoảng 150,000 nhân dân tệ … 200,000 nhân dân tệ.

    M: Tôi phải đợi bao lâu?

    Bác sĩ Dai: Tôi cần kiểm tra mẫu máu của chị… Nếu chị đến hôm nay, tôi có thể làm nó cho chị trong 1 tuần.

    M: Tôi nghe nói một số đến từ những người luyện tập Pháp Luân Công, những người này rất khỏe mạnh.

    Bác sĩ Dai: Vâng, chúng tôi có. Tôi không thể nói rõ cho chị qua điện thoại.

    M: Nếu anh có thể tìm cho tôi loại này, tôi sẽ đến rất sớm.

    Bác sĩ Dai: Được thôi. Xin hãy đến.

    M: … Họ của anh là gì?...

    Bác sĩ Dai: Tôi là bác sĩ Dai.

    (6) Trung tâm cấy ghép cơ quan Đại Học Y Trịnh Châu tỉnh Hà Nam (ngày 14 tháng 3 năm 2006):

    Bác sĩ Wang: … Chắc chắn, [cơ quan trong cơ thể] khỏe mạnh… Nếu nó không khỏe mạnh, chúng tôi sẽ không lấy nó.

    M: Tôi đã nghe nói rằng những quả thận từ các học viên Pháp Luân Công là tốt hơn. Các anh có chúng không?

    Wang: Vâng, vâng, chúng tôi đã chọn lấy tất cả những quả thận khỏe mạnh và trẻ…

    M: Đó là loại mà luyện tập loại [Pháp Luân] Công này.

    Wang: Về vấn đề này, chị có thể tin chắc. Xin lỗi tôi không thể nói với chị nhiều trên điện thoại.

    M: Các anh lấy [chúng] từ thành phố?

    Wang: … Chúng tôi có những cái tại đây và những cái từ thành phố.

    ……

    M: Họ của anh là gì?

    Wang: Vương.

    (7) Trung tâm cấy ghép Phương Đông (cũng được gọi là bệnh viện Trung Tâm Số 1 thành phố Thiên Tân), thành phố Thiên Tân, (ngày 15 tháng 3 năm 2006):

    N: Đó có phải là Bác sĩ trưởng Song (Tống)?

    Song: Vâng, xin nghe đây.

    ……

    N: Bác sĩ của cô ấy nói với cô ấy rằng thận khá tốt bởi vì anh ta [người cung cấp] luyện tập … Pháp Luân Công.

    Song: Tất nhiên. Chúng tôi có tất cả những người còn thở và với tim đập… Đến tận bây giờ, năm nay, chúng tôi có hơn mười quả thận, hơn mười quả thận như thế.

    N: Hơn mười quả thận loại này? Bà có ý là những thân thể còn sống?

    Song: Vâng, đúng vậy.

    (8) Bệnh viện Tongji thành phố Vũ Hán, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (ngày 30 tháng 3 năm 2006):

    N: Các anh có thể làm bao nhiêu [ca ghép thận] một năm?

    Nhân viên: … Khoa của chúng tôi là một khoa thực hiện nhiều nhất trong toàn tỉnh Hồ Bắc. Chúng tôi làm rất nhiều nếu những người cung cấp các cơ quan [trong cơ thể] đủ đáp ứng.

    N: … Chúng tôi hy vọng những người cung cấp thận vẫn sống. [Chúng tôi] đang tìm kiếm cấy ghép các cơ quan trong cơ thể sống từ tù nhân, ví dụ như là dùng các thân thể còn sống từ các tù nhân luyện tập Pháp Luân Công. Điều đó có được không?

    Nhân viên: Không thành vấn đề.

    (9) Bệnh viện đa khoa Khu quân đội Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (ngày 12 tháng 4 năm 2006):

    N: Có phải bác sĩ Zhu… không?

    Zhu: Vâng, tôi đây.

    N: Tôi từ bệnh viện 304. … Tôi có hai người họ hàng ở bệnh viện 304. Bây giờ chúng tôi không có đủ nguồn cung cấp thận. Chúng tôi đã làm nhiều [ca ghép thận] trong năm 2001, 2002, 2003,…

    Zhu: Đúng…

    N: Chúng tôi thấy rằng thận từ những người khỏe và [học viên] Pháp Luân Công là tốt hơn. Về bệnh viện của anh, về những quả thận từ Pháp Luân Công thì sao?

    Zhu: Chúng tôi có rất ít thận từ Pháp Luân Công.

    N: Nhưng các anh vẫn có chứ?

    Zhu: Không khó cho mẫu [máu] B. Nếu chị đến đây, chúng tôi có thể sắp xếp việc đó nhanh, nhất là trước ngày mùng 1 tháng 5.

    N: Sẽ có một lô trước ngày mùng 1 tháng 5 phải không?

    Zhu: Nhiều lô.

    N: Các anh có sau ngày mùng 1 tháng 5 không?

    Zhu: Sau mùng 1 tháng 5 chị có thể cần phải đợi đến tận ngày 20 tháng 5 hoặc muộn hơn.

    ……

    (10) Trung tâm giam giữ số 1 của thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc (ngày 18 tháng 5 năm 2006):

    N: Đây có phải là Trung tâm giam giữ số 1 của thành phố Tần Hoàng Đảo?

    Nhân viên: Có chuyện gì thế?

    N: Chúng tôi đang làm cấy ghép thận và chúng tôi không có đủ tạng.

    Nhân viện: Chị không cần gọi đến đây. Chị chỉ cần gọi tòa án.

    N: Tòa án nào?

    Nhân viên: Đó là Tòa án Nhân dân Trung thẩm. Chị cần nói với họ về việc như vậy.

    N: Vào năm 2001, các anh đã cung cấp tạng sống từ những người khỏe và trẻ luyện tập Pháp Luân Công…

    Nhân viên: Anh không cần nói về thời gian đó. Đã nhiều năm rồi. Bây giờ việc đó là với tòa án. Chị chỉ cần gọi họ.

    (11) Trung tâm giam giữ số hai của thành phố Tần Hoàng Đảo tỉnh Hà Bắc (ngày 18 tháng 5 năm 2006):

    ……

    N: … Tôi thắc mắc liệu các anh vẫn có các nguồn cấp tạng sống từ những người ví dụ như những người luyện tập Pháp Luân Công không?

    Nhân viên: Không, ngay bây giờ chúng tôi không có [tạng] Pháp Luân Công. Có rất ít người – hầu như không. Trong những năm đầu những năm 2000 có nhiều [tạng] Pháp Luân Công.

    ……

    (12) Tòa án nhân dân trung thẩm Tần Hoàng Đảo tỉnh Hà Bắc (ngày 18 tháng 5 năm 2006):

    ……

    N: … Tòa án của anh có thể cung cấp cho chúng tôi một số thận sống từ những người trẻ và khỏe không?

    Nhân viên: Bất kể tốt hay xấu, chúng tôi không có. Không có vụ xử tử nào sau lễ hội mùa xuân…

    N: … Ý tôi là thận sống từ những người trẻ và khỏe luyện tập Pháp Luân công. Các anh có rất nhiều vào năm 2001…

    Nhân viên: Chúng tôi có trước…

    N: … Không chỉ những người bị xử tử - tạng sống như là Pháp Luân Công …?

    ……

    Nhân viên: Không, những gì anh nói là vào năm 2001. Chúng ta phải đối mặt với thực tế bây giờ…

    (13) Cục tội phạm số 1 của Tòa án nhân dân trung thẩm Cẩm Châu (ngày 23 tháng 5 năm 2006):

    N: Bắt đầu từ năm 2001, chúng tôi luôn luôn [có] thận từ những người trẻ và khỏe luyện tập Pháp Luân Công từ các trung tâm giam giữ và tòa án… Tôi thắc mắc ngay bây giờ liệu các anh vẫn có những cái tạng như thế ở tòa án của các anh không?

    Nhân viên: Điều đó phụ thuộc vào các phẩm chất của các chị. Nếu các chị có các phẩm chất tốt, chúng tôi có thể vẫn cung cấp một số…

    N: Chúng tôi sẽ được lấy chúng, hay là các anh sẽ chuẩn bị chúng?

    Nhân viên: Theo kinh nghiệm trước, chính là các chị sẽ tới đây để lấy chúng.

    N: … Phẩm chất gì mà chúng tôi cần phải có?

    Nhân viên: … Bây giờ chúng ta hãy nói năm nay là rất khó so với các năm trước. Năm nay tình hình rất gay go… Chính sách rất chặt. Nhiều năm trước chúng tôi có quan hệ tốt với Bắc Kinh, nhưng gần đây rất căng… Nó đều là về các lợi ích lẫn nhau…

    (14) Tòa án nhân dân cấp cao Côn Minh (ngày 31 tháng 5 năm 2006):

    N: … Chúng tôi đã tiếp xúc với tòa án của các anh nhiều lần vào năm 2001. Tòa án các anh có thể cung cấp cho chúng tôi thận sống như thế từ những người học viên Pháp Luân Công trẻ và khỏe như thế … không?

    Nhân viên: Tôi không chắc chắn về điều đó. Những việc như thế liên quan đến các bí mật quốc gia. Tôi không nghĩ đây là cái gì đó mà chúng ta có thể nói đến trên điện thoại. Nếu chị muốn biết nhiều thông tin về những thứ như thế này, chị nên tiếp xúc với chúng tôi chính thức, được không?


    Bản tiếng Anh: http://investigation.go.saveinter.net/ (Phần phụ lục)