Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Chương 4: Tà linh cộng sản – hủy người không biết mệt mỏi (Phần thượng – audio updated)


Mục lục:

Lời dẫn

1. Đảng cộng sản cầm đầu phản Thần, mắng chửi tổ tông

   1) Đảng cộng sản cầm đầu phản Thần

   2) Trung Cộng mắng chửi tổ tông và phá hủy văn hoá truyền thống

   3) Những người bị tẩy não công kích văn hoá truyền thống

2. Tẩy não mạnh mẽ, làm đảo lộn thiện ác

   1) Lấy “cách mạng” mạo danh “thiên mệnh”

   2) Đảng định ra đạo đức – Lấy ác làm “thiện”

   3) Các cuộc vận động cải tạo tư tưởng giết người không cần dao

   4) Hạo kiếp về nhân luân – Toàn dân gặp tai ương

* * * * * *

Lời dẫn

Sau Đại Cách mạng Văn hóa, để giải quyết nguy cơ sinh tồn của bản thân nó, Trung Cộng đã đưa ra cái gọi là chính sách “cải cách mở cửa”. Chỉ trong một đêm, Trung Cộng từ “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” đã chuyển biến thành “lấy kiến thiết kinh tế làm trung tâm”, từ “thắt lưng buộc bụng làm cách mạng” chuyển thành “tất cả hướng đến tiền”, quay ngoắt thay đổi đến 180 độ. Trên bề mặt mà xét, Đảng cộng sản đã có chuyển biến đáng kể, sự giải thể của phái Chủ nghĩa Cộng sản quốc tế khiến rất nhiều người thở phào nhẹ nhõm, cho rằng chuyện Chủ nghĩa Cộng sản uy hiếp nhân loại đã là dĩ vãng. Nhưng có thực sự như vậy hay không?

Việc xã hội Trung Quốc là tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa, đối với thế nhân mà nói là một vấn đề rất trọng yếu, nhưng kỳ thực đối với tà linh cộng sản mà nói thì lại không hề quan trọng. Cuốn sách này đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, Chủ nghĩa Cộng sản không phải là một loại học thuyết, một chế độ xã hội, một thử nghiệm thất bại, mà nó là một tà linh, mục đích chính là thông qua việc hủy diệt văn hóa, khiến đạo đức bại hoại mà tiến đến hủy diệt toàn nhân loại. Chỉ khi nắm vững được tư tưởng chủ đạo là “mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản là hủy diệt nhân loại”, thì mới có thể nhìn thấu qua sự phức tạp rắc rối trên bề mặt, thấy được rõ bản kế hoạch, sơ đồ, bản đồ, quy trình và thậm chí là sổ tay mà tà linh dùng để hủy diệt nhân loại.

Việc giết người đã chuyển sang hoạt động bí mật, nhưng nó chưa từng có thời khắc nào dừng việc hủy người. Trung Cộng có lúc để cho người ta chết, có lúc để người ta sống, có lúc để người ta phải thiếu thốn đói kém, có lúc khiến cho người ta béo đến chảy mỡ. Có thời đột nhiên cấm dục, rồi lại đột nhiên để cho người ăn chơi điên cuồng. Thoáng một cái phá hoại văn hóa, thoáng một cái lại “khôi phục văn hóa”. Lúc thì xã hội chủ nghĩa, lúc thì tư bản chủ nghĩa. Truy cứu về thực chất, thì hủy diệt văn hóa truyền thống chân chính, làm bại hoại đạo đức con người, khiến cho con người phản lại Thần, trở nên không còn là con người nữa, mới là điều bất biến trong vạn biến của Trung Cộng.

Tà linh cộng sản cấu thành từ “hận”, mục đích của nó là hủy diệt con người, nó dẫn theo những người bị lừa dối phản lại Thần, phản lại truyền thống, phản văn hóa, mạ tổ tông.

Ngoài “suốt đường chém giết” ra, thì Trung Cộng còn có một chữ “lừa”. “Giết“ và “lừa” này đối ứng với cái mà Trung Cộng nói là “một tay cứng“, “một tay mềm”. Xét cho cùng, “giết“ và “lừa” đều đến từ hạch tâm nhị nguyên của Chủ nghĩa Cộng sản, đó là “vô Thần luận thù hận Thần Phật và triết học đấu tranh”. “Giết” và “lừa“ là bổ sung cho nhau, trong “giết” có “lừa” và trong “lừa“ có “giết”.

Nói đến “lừa“, thì Trung Cộng thực thi một chuỗi lừa đảo từ vi quan đến hồng quan. Từ lý tưởng ở nơi thâm sâu của tâm linh, cho đến tiêu chuẩn thị phi thiện ác, cho đến tiêu chuẩn làm người trên bề mặt, lừa ở khắp mọi chỗ. Lừa tiền, lừa sắc, thuốc lá giả, rượu giả, gạo độc, sữa độc đều là trò trẻ con, đây là kết quả tất yếu sau khi Trung Cộng làm bại hoại đạo đức. Vì sao Trung Cộng có thể lừa được con người? Người ta liệu có thể bị lừa chỉ vì công ăn việc làm, thăng tiến, phát tài, bao bồ nhí không? Đương nhiên những người như vậy có rất nhiều, đặc biệt là khi đã sa đọa đến mức coi tiền và sắc thành tín điều như ngày nay. Nhưng lúc đầu chẳng phải cũng có một số con em con nhà giàu có “bỏ nhà bỏ cửa” đi theo lời kêu gọi cách mạng của Trung Cộng sao?

Con người luôn có một mặt thần tính. Những lý tưởng siêu việt người thường – bờ bên kia niết bàn của Phật gia, quy chân của Đạo gia, những nội hàm mang thần tính như vậy là Thần đã khắc ghi vào trong sinh mệnh của con người khi Thần tạo ra con người. Xu hướng đó vốn dĩ đã tồn tại ở nơi sâu thẳm tâm linh của mỗi người từ khi sinh ra. Trung Cộng bèn lợi dụng nguyện vọng tốt đẹp của con người để lừa con người, dùng những cảm tình như vận mệnh quốc gia, tiền đồ của dân tộc để mê hoặc con người, dùng lý tưởng giải phóng nhân loại hay thậm chí khối cộng đồng chung của nhân loại để dẫn dụ người lãnh đạo và những người xung quanh. Bởi vì ngoài sinh mệnh thực sự hoàn toàn tà ác là Giang Trạch Dân ra, thì bất kể người đứng đầu đảng nào cũng là người, cũng không thấy rõ được tà linh cộng sản, cũng là người chấp hành và đồng thời là nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản. Tà linh chính là lợi dụng hoài bão của họ, cho dù là lý niệm vì nhân dân, để lừa đảo; điều bị lừa lấy đi mất là thần tính và lý tưởng ở nơi sâu thẳm tâm linh của con người, bắt cóc thần tính siêu việt thân thể vật chất mà con người vốn dĩ đã có. Sự lừa đảo này cũng giống như là cùng một tuyến đường sắt nhưng đổi hướng vậy, lấy con đường hồi thiên mà phần thần tính truy cầu nơi sâu thẳm tâm linh đổi thành con đường hướng đến địa ngục “thiên đường nhân gian” của Trung Cộng. Dưới sự khởi xướng và cờ xí của Trung Cộng, kỳ thực là sự điều khiển của tà linh, họ không nhảy thoát nổi ra khỏi an bài của tà linh, không tránh được mục đích cuối cùng của tà linh.

Tà linh cộng sản biết rằng con người luôn là có mặt minh bạch của mình, có thời điểm minh bạch của mình, nên nếu muốn che giấu lời dối trá tày trời như vậy, nhất định phải gắn với thủ đoạn cưỡng chế, dùng những dối trá lớn hơn để che đậy lừa dối, sách lược “suốt đường giết chóc“, “suốt đường lừa dối” đã trở thành lẽ đương nhiên.

Để hủy đi con người, nó làm loạn xã hội, làm hỗn loạn nhân tâm, do vậy Trung Cộng bám chặt vào một chữ “đấu“. Xúi giục những người lưu manh vô sản đấu địa chủ là đấu, xúi giục “hồng ngũ loại” đấu “hắc ngũ loại“ cũng là một loại đấu. Vì chữ đấu, mà phân con người thành nhân dân và địch nhân, bằng hữu và phần tử đối lập. Trung Cộng lấy chuyên chế làm hậu thuẫn, đưa kẻ xấu lên chín tầng mây, dìm người tốt xuống chín tầng đất, kết quả của “đấu” tất nhiên là kẻ xấu nắm quyền, người tốt chịu thiệt.

Chiêu bài hủy diệt con người hiểm độc nhất của tà linh cộng sản chính là tà – tà biến nhân tâm.

Đảng cộng sản là căn cứ theo nhu cầu của tà linh cộng sản mà nhào nặn con người, điên đảo tiêu chuẩn thị phi thiện ác từ khi con người sinh ra, trưởng thành rồi chết đi. “Tốt nói thành xấu, xấu nói thành tốt”, bảo con người vứt bỏ truyền thống lâu đời, hành vi sinh hoạt càng thấp kém thì càng hợp với ý của tà linh, hủy hoại con người không biết mệt mỏi.

Khi “lý tưởng” Chủ nghĩa Cộng sản của toàn dân tan vỡ, Trung Cộng lại dùng thuyết duy vật luận để cổ vũ, xúi giục toàn dân theo đuổi tiền bạc và hưởng thụ cảm giác. Tà linh phóng túng dục vọng của con người lên vô độ, coi những hiện tượng bại hoại trong xã hội thành món lợi khí để khống chế quyền lực, cuối cùng hủy đi con người. Hôm nay đạo đức của xã hội Trung Quốc sụp đổ nghiêm trọng, là kết quả của việc tà linh làm cho bại hoại không ngừng nghỉ từ đầu đến cuối. “Chặn đường lên thiên đàng, mở cửa xuống địa ngục“, Trung Cộng chính là dẫn con người đến bờ vực hủy diệt theo cách như vậy.

1. Trung Cộng cầm đầu phản Thần, mắng chửi tổ tông

Chủ nghĩa cộng sản tô vẽ ma quỷ thành Thần, đồng thời vu khống Thần là hư ảo tưởng tượng. Nó biết rằng, chỉ khi người ta không tin Thần, phản đối Thần, thì nhân tâm mới chừa lại không gian cho ma quỷ [tiến vào].

1) Đảng cộng sản cầm đầu phản Thần

Trong chương 2 của cuốn sách này đã bàn về quá trình Marx tín ngưỡng tà giáo, tư tưởng biến thành tà. Lenin cũng là tín đồ của tà giáo, ông ta phản Thần, tôn sùng sự hủy diệt. Năm 16 tuổi, ông từng giật cây thập tự giá từ cổ xuống, nhổ nước miếng vào đó, rồi giẫm đạp lên. Ông ta nói: “Bất cứ lý niệm tôn giáo nào, bất cứ tín ngưỡng nào với Thần, ….bất kỳ niệm đầu nào liên quan đến Thần, đều làm cho người ta buồn nôn, đều làm cho người ta ghê tởm”.

Stalin khởi động cơ cấu quốc gia, lợi dụng chính quyền quốc gia để phổ biến vô Thần luận, bạo lực áp chế các tín ngưỡng tôn giáo khác, đẩy hình thái ý thức vô thần luận thành một quốc gia vô thần luận chính phủ và tôn giáo hợp nhất. Stalin từng tuyên bố: “Bất cứ người nào lợi dụng thiên kiến tôn giáo của quần chúng để phá hoại ổn định quốc gia, thì sẽ phải chịu hình phạt ít nhất là ba năm tù giam cho đến tử hình”. Người lãnh đạo trọng yếu trong Đảng cộng sản Liên Xô là Nikolai Ivanovich Bukharin đã từng miêu tả Stalin như sau: “Ông ta không phải là người, mà là ma quỷ”.

Quốc tế ca của Đảng cộng sản có đoạn: “Từ trước đến nay không có Chúa cứu thế nào hết, cũng không dựa vào Thần tiên Hoàng đế”. Đây dường như đã trở thành tuyên ngôn phản Thần, được phát không ngừng trong các hội nghị của Đảng cộng sản.

2) Trung Cộng mắng chửi tổ tông và phá hủy văn hoá truyền thống

Trong Văn Vương, Đại Nhã của Kinh Thi có viết: “Vô niệm dĩ tổ, duật tu quyết đức. Vĩnh ngôn phối mệnh, tự cứu đa phúc”. (Cảm động trước ân trạch của tổ tiên, chịu khó tu dưỡng đức hành của bản thân. Vĩnh viễn thuận theo thiên mệnh, mới có thể có được phúc phận lâu dài.)

Tổ tiên là nguồn gốc của người ta, tôn trọng tổ tiên là yêu cầu cơ bản để làm người. Nhưng yêu cầu cơ bản là “tôn kính tổ tiên” và “hiếu đạo” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, kỳ thực có nguồn gốc thâm sâu hơn và nguyên nhân trọng yếu hơn. Trung Quốc là “trung tâm chi quốc” mà Thần chọn, có được sự an bài và bảo hộ vô cùng chi tiết của Thần. Văn hóa thần truyền Trung Hoa bác đại tinh thâm, chính là đến từ sự truyền thụ của Thần. Trong thời kỳ thượng cổ Thần nhân đồng tại, tổ tiên của dân tộc Trung Hoa tận mắt chứng kiến ân huệ sâu nặng của Thần, mang theo lòng biết ơn vô hạn đối với Thần và trung thành vô hạn với sứ mệnh mà Thần giao phó, họ thành kính giữ lấy ân điển và quà tặng của Thần, truyền thụ qua từng đời không bị thất lạc.

Các nước trên thế giới đều hết sức sùng kính tổ tiên vĩ đại và quân chủ của mình. Caesar Đại đế của La Mã, vua Louis đại đế 14 của Pháp, hoàng đế Friedrich của Phổ đều nhận được sự kính yêu của dân chúng và sự kính trọng của người đời sau. Trên núi Rushmore ở bang South Dakota của Mỹ, tượng của 4 tổng thống vĩ đại đứng sừng sững, mỗi năm đón hàng nghìn vạn người đến chiêm ngưỡng và kính lễ.

Từ góc độ thường thức mà nói, mắng chửi tổ tiên của người khác là một vũ nhục đối với người đó, “Khi sư diệt tổ” bị coi là hành vi đại nghịch bất đạo. Trung Cộng muốn cắt đứt liên hệ giữa người với Thần và tổ tiên, nên cầm đầu lăng mạ tổ tiên của dân tộc Trung Hoa. Trong con mắt của những văn nhân cực kỳ vô sỉ của Trung Cộng, thì những đế vương, tướng quân, tể tướng, tài tử giai nhân “không có gì tốt đẹp”. Vũ nhục tổ tiên của bản thân dân tộc mình như vậy, là chưa từng có trong lịch sử. Người Trung Quốc bị tà đảng cộng sản dẫn theo con đường phản Thần, diệt tổ, hủy diệt văn hóa, đi theo một con đường nguy hiểm không thể quay trở về.

Trước khi cướp được chính quyền, Trung Cộng đã lợi dụng những người có văn hóa biến dị ôm giữ thái độ chủ nghĩa hư vô đối với văn hóa Trung Quốc để hủy diệt văn hóa Trung Quốc. Những người này chưa cần phải dùng đến cờ hiệu của Trung Cộng, mà đã khởi được tác dụng mà Trung Cộng muốn nhưng không thể khởi được vào lúc đó. Loại thanh âm dường như không đến từ Trung Cộng này càng có thể mê hoặc con người hơn. Một ví dụ điển hình là Lỗ Tấn.

Mao Trạch Đông nói Lỗ Tấn “chính là người lính tiên phong anh dũng và vĩ đại nhất của nền văn hóa này. Lỗ Tấn là chủ tướng của cách mạng văn hóa Trung Quốc”, hay “Phương hướng của Lỗ Tấn, chính là phương hướng văn hóa mới của dân tộc Trung Hoa”.

Do Trung Cộng cực lực thổi phồng, và còn trường kỳ lấy văn chương của Lỗ Tấn làm mục lục trọng điểm của sách giáo khoa trung học, nên tác dụng “phê phán văn hóa truyền thống” của Lỗ Tấn là rất lớn, sức ảnh hưởng mạnh mẽ, có tính sát thương mạnh mẽ với văn hóa truyền thống, ngay cả đảng viên cộng sản chính hiệu cũng khó mà khởi được tác dụng lớn như vậy. Cho đến hôm nay, đủ các loại ngôn luận, vô trách nhiệm, ác độc quái đản của Lỗ Tấn vẫn đang khởi tác dụng phụ diện đối với phần tử trí thức Trung Quốc.

Lỗ Tấn cả đời lận đận, oán hận ngút trời, tự xưng là “xưa nay không ngại dựa vào ác ý lớn nhất để phỏng đoán người Trung Quốc”. Tà linh cộng sản dùng bể oán hận của kẻ “đại lưu manh văn hóa” này để đánh lạc hướng văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Lỗ Tấn có thái độ hoàn toàn phủ định văn hóa truyền thống, lịch sử Trung Quốc. Trong lời phát biểu của cuốn tiểu thuyết đầu tay “Nhật ký người điên”, ông mượn lời của nhân vật trong sách mà tuyên bố: Lịch sử Trung Quốc chỉ viết mấy chữ: “Ăn thịt người”.

3) Những người bị tẩy não công kích văn hóa truyền thống

Sau khi Trung Cộng thành lập chính quyền, thông vận động qua chính trị  hết lần này tới lần khác, phá tứ cựu, phá phách cướp bóc, dùng “phong tư tu” (phong kiến, tư sản, xét lại) xóa sạch tất cả thành quả của văn minh nhân loại. Bao nhiêu thánh hiền và anh hùng huy hoàng trong lịch sử Trung Hoa 5.000 năm bị Trung Cộng vận dụng thủ đoạn “phân tích giai cấp” để phê phán một cách lệch lạc, đến Cách mạng Văn hóa thì lên đến đỉnh cao.

Việc giết hại giới tinh anh của xã hội đã tạo ra một đứt đoạn lớn về văn hóa. Mấy thế hệ người dân trải qua sự nhồi nhét văn hóa đảng và vô Thần luận của Trung Cộng, nên hiểu biết rất ít về văn hóa truyền thống. Sau những năm 1980, Trung Cộng thay đổi thủ đoạn, từ việc dùng bạo lực chuyển hướng sang bôi nhọ, thủ đoạn trở nên ẩn tàng khó đoán; khiến cho người ta khó nhận ra, không phòng bị được. Trung Cộng và những văn nhân đó nói xấu, hạ thấp cổ nhân, bôi nhọ cổ nhân, để làm nổi bật cái “vĩ đại, quang vinh, chính xác“ của Trung Cộng, hoặc để tìm ra các “căn cứ lịch sử” cho các hiện tượng xấu ác hôm nay.

Chiểu theo cách “đọc hiểu” của Trung Cộng, “Tam quốc diễn nghĩa” là tuyên dương “ngu trung”, “Tây Du Ký” là “phong kiến mê tín”, “Thủy hử” và “Hồng lâu mộng“ đều là nói về đấu tranh giai cấp, đối với những điều sâu sắc được biểu hiện trong đó như luân lý đạo đức, văn hóa tu luyện, Thiên mệnh luận, cách nhìn về luân hồi thì tránh không nói. Trung Cộng tính toán mọi cách để người ta hướng lực chú ý tập trung vào những cái gọi là “cặn bã” của văn hóa cổ đại, đánh đồng văn hóa truyền thống với thái giám, bó chân, năm thê bảy thiếp, tranh đấu cung đình.

Những văn nhân bị tẩy não trực tiếp mắng chửi hoàng đế tổ tông, dùng tám chữ “chủ nghĩa chuyên chế”, “xã hội phong kiến” để xóa bỏ văn hóa truyền thống. Xuất phát từ tâm lý âm ám của họ, trong dòng sông dài của lịch sử, họ lấy ra vài ví dụ về hôn quân, phản loạn, án oan, để làm dẫn chứng cho quan điểm lịch sử về giai cấp của Đảng cộng sản.

Trong nhân tính thì thiện ác đồng tại, trong văn hóa cổ đại không thể tránh được việc có những thứ cặn bã tồn tại, nhưng đó vẫn luôn không phải là chủ lưu của văn hóa Trung Quốc, cũng không hình thành hiện tượng văn hóa phổ biến, nhưng Trung Cộng lại cố ý nói những thứ nhỏ không đáng kể trong xã hội cổ đại thành chủ thể của văn hóa truyền thống rồi từ đó công kích văn hóa truyền thống.

Trong khi nhìn nhận lại văn hóa của thế kỷ 20, có người quy hết nguyên nhân của những “thói hư tật xấu” của người Trung Quốc cho văn hóa truyền thống, bản thân nhận thức như vậy là đã trúng vào kế của tà linh, kỳ thực Trung Cộng mới là kẻ cầm đầu trong việc tạo ra và khuếch đại những khuyết điểm đó! Người Trung Quốc vốn dĩ cũng không phải là thiếu sót, mang đầy “thói hư tật xấu“, mà ngược lại, trong lịch sử Trung Quốc, con dân của Thần đã sáng tạo ra văn minh huy hoàng, Trung Quốc là đất nước của lễ nghi mà thế giới ngưỡng mộ. Những khuyết điểm trong hành vi của người Trung Quốc hiện đại là kết quả của việc đi ngược lại với văn hóa truyền thống, mà sau khi Trung Cộng chiếm được chính quyền thì cố ý khuếch đại những khuyết điểm đó, phóng đại vô hạn ma tính của con người, khiến cho đạo đức của người Trung Quốc trượt xuống hàng nghìn dặm mỗi ngày.

Sau khi Trung Cộng gây ra kiếp nạn chưa từng có cho văn hóa Trung Quốc, thì quay về với truyền thống là con đường duy nhất để phục hưng dân tộc và kiến thiết lại xã hội Trung Hoa. Sự mạ lỵ ác độc của Trung Cộng đối với truyền thống và tổ tông của người Trung Quốc, khiến cho mấy thế hệ người Trung Quốc hoàn toàn không biết gì về truyền thống, lòng đầy ý đối địch người khác, vậy là con đường hy vọng ấy cũng bị lấp kín.

2. Tẩy não mạnh mẽ, làm đảo lộn thiện ác

Đảng cộng sản gọi tẩy não là “cải tạo tư tưởng”. Loại cải tạo tư tưởng này nhất định phải đi kèm với thủ đoạn cưỡng chế, khiến cho người ta không cách nào chủ động thoát ra được; đồng thời còn sử dụng các loại tra tấn tinh thần, cưỡng chế người ta làm theo. Đối với chính quyền Trung Cộng mà nói, các loại thủ đoạn tẩy não là khiến cho người ta phải tán đồng và tiếp thu hình thái ý thức và thể hệ giá trị của Chủ nghĩa Cộng sản vốn lấy vô Thần luận và triết học đấu tranh làm hạch tâm, cũng chính là “thế giới quan giai cấp vô sản”,  trên bản chất là tà linh tiến hành phá hủy tâm linh của mỗi từng cá thể, làm bại hoại một cách có hệ thống lý niệm giá trị truyền thống vốn có của người Trung Quốc

1) Lấy “cách mạng” mạo danh “thiên mệnh”

Trong truyền thống của người Trung Quốc, “Thiên mệnh” là thước đo tính hợp pháp của một chính quyền. Khi quân chủ thất đức, đi ngược lại với đạo kính trời thờ tổ tông, lấy đức trị quốc, yêu dân nhân nghĩa của quân chủ, thì Thiên mệnh sẽ thay đổi, phát sinh sự thay đổi triều đại.

Lấy tư tưởng “Thiên mệnh” để đo lường, thì Trung Cộng vừa khớp chính là nghịch Thiên – vừa không kính Thiên thờ tổ, lại không trị vì bằng nhân nghĩa, nên chính quyền ấy là không hợp pháp. Trung Cộng muốn đoạt lấy chính quyền, muốn rêu rao tính hợp pháp của việc cướp chính quyền, thì cần phải xóa đi tư tưởng truyền thống từ trung tâm, nhồi nhét vô Thần luận và triết học đấu tranh, coi cái lý luận xã hội phát triển qua năm giai đoạn tưởng chừng đúng mà không đúng của Marx thành chân lý, nhồi nhét cưỡng chế lịch sử của Trung Quốc vào trong đó. Từ đó nó công bố rằng thông qua đấu tranh giai cấp dẫn dắt Trung Quốc bước vào “Chủ nghĩa Cộng sản” là sự phát triển tất yếu, rêu rao rằng việc mình cướp chính quyền là hợp pháp; đồng thời còn nâng tầm “Chủ nghĩa Cộng sản“ lên thành sự nghiệp “thần thánh” của nhân loại, tự tâng bốc bản thân lên thành “lựa chọn tất yếu” của sự phát triển của lịch sử. Kỳ thực bản chất là muốn thay thế tư tưởng “thiên mệnh” của truyền thống

2) Đảng định ra đạo đức – Lấy ác làm “thiện”

Đạo đức có nguồn gốc từ Thần. Thần vĩnh hằng bất biến, tiêu chuẩn đạo đức cũng vĩnh hằng bất biến. Tiêu chuẩn đạo đức từ trước đến giờ không phải là do con người định ra, cũng sẽ không vì quyền thế của con người mà biến đổi. Khi Trung Cộng định ra đạo đức, thì chính là đang soán lấy vị trí của Thần; chính vì Trung Cộng quy định đạo đức, do vậy Trung Cộng có thể gọi tất cả những việc xấu do mình làm ra là đạo đức, nên mới dám gọi bản thân mình là “vĩnh viễn đúng đắn”. Mà tiêu chuẩn đạo đức do Trung Cộng quy định có thể tùy theo nhu cầu của nó mà biến đổi bất cứ lúc nào.

Người Trung Quốc truyền thống cho dù không có tín ngưỡng tôn giáo chính thức thì cũng đều coi thiên lý và lương tâm là giá trị phổ quát. Sự cải tạo tư tưởng của Trung Cộng trước tiên diệt trừ thiên lý và lương tâm, bởi vì “thế giới quan giai cấp vô sản” là không thừa nhận giá trị phổ quát, không thừa nhận đạo đức siêu việt giai cấp. Đạo đức của một con người mà Đảng cộng sản đánh giá là dựa vào lập trường giai cấp để phân chia. Người Trung Quốc truyền thống cho rằng quan thanh liêm là quan tốt. Chiểu theo thế giới quan của Đảng cộng sản, quan của “giai cấp phản động” càng thanh liêm thì càng là duy hộ “thống trị phản động“, càng là giúp “giai cấp phản động” làm tê liệt “nhân dân lao động“, là càng xấu xa. Người Trung Quốc xưa cho rằng “mạng người đáng quý”, khi thấy sinh mệnh người khác gặp nguy hiểm, đưa tay ra giúp đỡ là một nghĩa cử. Mà Trung Cộng thì lại cho rằng, sau từ “chủ nghĩa nhân đạo“ thì phải cho thêm một từ “cách mạng”, chỉ có thể đối đãi với đồng chí như vậy, đối với “giai cấp phản động” càng tàn nhẫn thì càng thể hiện rõ lập trường giai cấp.

Như vậy chỉ cần treo lên các chiêu bài như “cách mạng”, “tiến bộ”, “xã hội chủ nghĩa” thì cho dù là tà ác thế nào, cho dù là đi ngược lại với lương tri của con người đến đâu, thì đều trở thành phù hợp với trào lưu của lịch sử, là tuyệt đối đúng đắn. Còn phàm là bị dán các nhãn như là có tư tưởng, hành vi “phong kiến”, “giai cấp tư sản”, “công kích giai cấp vô sản”, thì cho dù là tư tưởng truyền thống cao thượng đến đâu, cũng tự động trở thành sai, “phản động”. Như vậy là đã triệt để lật ngược tiêu chuẩn thiện ác. Mặc dù trong các thời kỳ lịch sử khác nhau những cái nhãn này cũng khác nhau, với các cái tên như là “công kích người lãnh đạo của đảng”, “lật đổ chính quyền quốc gia”, “tuyên truyền mê tín”, “phản khoa học”, “chia rẽ tổ quốc”. Chỉ cần nói đảng là lựa chọn lịch sử của sự nghiệp thần thánh, thì tất cả những khiêu chiến đều là đối tượng đả đảo phê phán. Kiểu nhận định giá trị như vậy, là cái gọi là hạch tâm của “giá trị quan giai cấp vô sản“.

Loại thế giới quan như vậy đương nhiên không được người Trung Quốc tiếp thụ. Lênin cũng cho rằng, dù là giai cấp vô sản cũng không thể tự phát sản sinh thế giới quan giai cấp vô sản của chủ nghĩa Marx, vì vậy không chỉ cần tuyên truyền nhồi nhét đối với giai cấp vô sản, mà còn cần cải tạo tư tưởng giai cấp địa chủ, giai cấp tư sản.

Trung Cộng đã phát động vô số lần vận động chính trị, có thể là giết người để tạo uy, phá hoại tín ngưỡng và văn hóa, hoặc là để đấu tranh quyền lực, diệt trừ những người chống lại mình, nhưng không lúc nào không lấy danh nghĩa “cách mạng” để hành ác, dựa vào “giá trị quan của giai cấp vô sản“ để cân nhắc nên tấn công hay lôi kéo đối tượng.

Hậu quả đầu tiên của những cuộc vận động này, là ngoại trừ việc tàn sát sinh mệnh ra, còn cưỡng bức người ta vứt bỏ giá trị truyền thống vốn có trong tâm, dưới cơ cấu của Chủ nghĩa Cộng sản mà tạo ra một bộ giá trị quan phản đạo đức. Bởi vì hiện thực tàn khốc mà Trung Cộng tạo thành khiến cho người ta nhận thức rằng giá trị truyền thống và hiện thực là không ăn khớp, nếu không vứt bỏ thì sẽ gặp phải trắc trở ở mọi nơi, hơi động một cái là có thể gặp họa sát thân.

Cho dù không phải là đối tượng bị trực tiếp phê bình tấn công, nhưng người ta cũng cẩn thận mà chôn giấu sâu các quan niệm đạo đức truyền thống, không dám nghĩ tới, không dám chạm vào, sợ rằng trong lúc không cẩn thận thì trong lời nói cử chỉ có thể bị lộ ra. Quan niệm đạo đức, “thiên lý lương tâm” là dùng để chỉ đạo hành vi, là chuẩn tắc mà Thần cấp cho con người để đo lường hành vi, loại giá trị quan ẩn sâu trong đầu ấy đã mất đi tác dụng, mặc dù chưa hoàn toàn mất đi, nhưng trên thực tế thì cũng tựa như đã chết. Như vậy trên thực tế cũng đã đạt được mục đích hủy diệt nhân loại của tà linh.

3) Các cuộc vận động cải tạo tư tưởng giết người không cần dao

Những năm 50 thế kỷ trước, Trung Cộng phát động một loạt cái gọi là “vận động cải tạo tư tưởng”: như vận động phê phán “truyện Vũ Huấn”, vận động “cải tạo tư tưởng”, phê phán Lương Thấu Minh, phê phán Du Bình Bá, Hồ Thích, phản Hồ Phong, phản cánh hữu, v.v..

Trong cuộc Chỉnh phong Diên An trước đây, cho đến Cách mạng Văn hóa sau này cũng đều là cải tạo tư tưởng trên quy mô lớn, mà chỉnh phong và Cách mạng Văn hóa đều có giết chóc. Đồng thời với các cuộc cải tạo tư tưởng này, trong những năm 1950 còn có các cuộc vận động “cải cách ruộng đất”, “tam phản”, “ngũ phản“, “đàn áp phản cách mạng”, v.v… Nếu bị cho là thái độ không thành thật hoặc là kháng cự cải tạo, thì hậu quả khủng khiếp không thể tưởng tượng được.

Sự cải tạo tư tưởng của Trung Cộng nhất định là kèm theo bạo lực và cưỡng chế, bạo lực là để tạo thành tâm lý khủng bố, thủ đoạn cưỡng chế là để tránh người bị hại chạy thoát khỏi môi trường “cải tạo”. Khi chúng ta hồi tưởng lại quá trình những linh hồn từng độc lập tự tại, phải giãy giụa trong các cuộc vận động chính trị và thậm chí cuối cùng bị khuất phục hoặc bị triệt hạ, thì có một điểm có thể khẳng định là, cho dù những người đó không trực tiếp chịu đựng bạo lực nhục thể, nhưng trong quá trình đó sự tàn phá về tinh thần cũng không kém thể xác.

Những người trực tiếp trải qua “đại học cách mạng” cải tạo tư tưởng của Trung Cộng thì tổng kết rằng: “Cải tạo tư tưởng của Trung Cộng có ý vị là đấu tranh bạo lực hoặc biến đổi hóa học. “Còn có vị nói: “Cách nhổ bỏ tư tưởng gốc rễ này dường như giống dùng móc sắt để móc hang rắn, móc cho máu me đầm đìa”.

Theo ghi chép của tác giả Thẩm Tòng Văn thì “Tất cả học sinh đều bị bức ép cho đến mất ngủ khổ sở, hơn nữa rất nhiều người phải khóc lóc trong cay đắng”. Nhà toán học Hoa La Canh vì không thanh minh được trong buổi đấu tố mà đã tự sát, do phát hiện kịp thời nên mới giữ được tính mạng.

4) Hạo kiếp về nhân luân – Toàn dân gặp tai ương

Thời kỳ Cách mạng Văn hóa, bạo lực giết chóc thảm khốc khiến cho hàng triệu thây người nằm ngổn ngang, máu chảy nghìn dặm ngay giữa thời bình, vậy nhưng những linh hồn bị Cách mạng Văn hóa gián tiếp giết hại còn nhiều hơn. Tai họa đó là rất lớn thậm chí còn nặng hơn cả cuộc thảm sát của Stalin.

Đặc điểm của Cách mạng Văn hóa là toàn dân tham dự, ai không đấu tố thì bị đấu tố.

Trong thời thảm sát ở Liên Xô, Stalin giết người, rồi đưa đến trại tập trung Gulag tra tấn đến chết, nhưng không hứng thú với việc hủy hoại tư tưởng. Còn trong Cách mạng Văn hóa của Trung Cộng, thủ đoạn giết người tàn nhẫn không kém gì Stalin, quy mô người bị hại còn lớn hơn: Mặc dù ở mỗi lần đấu tố thì chỉ là một bộ phận nhân dân, nhưng thực sự bị hại là toàn thể nhân dân. Những người tham gia đấu tố, tra tấn, không phải là cảnh sát mật, đao phủ mà là bạn đồng nghiệp, đồng môn, cấp dưới, học sinh, bằng hữu, hàng xóm láng giềng của người bị hại, không tham dự đấu tố thì bị coi là “đồng tình với kẻ địch của giai cấp”, thuộc về bộ phận lập trường không ổn định, lập tức phải đối diện với vận mệnh tương tự với người bị đấu tố. Các loại cực hình, tra tấn, tàn sát không phải là phát sinh ra ở nơi cách biệt với xã hội như trại tập trung Gulag, thảm kịch có thể phát sinh ở không gian sinh hoạt quen thuộc hàng ngày của người ta – trong sân trường, giảng đường, trong công xưởng, tổ dân phố, trong các “chuồng bò” mà các đơn vị tự lập ra. Nó có thể xảy ra giữa các đồng nghiệp, hàng xóm, bạn học, thày trò, người thân với nhau, thậm chí là giữa anh chị em ruột, vợ chồng, cha con, đều có thể vạch trần đấu tố lẫn nhau, đều trở thành bình thường. Người người tranh nhau biểu hiện là có lập trường chính trị tích cực, nếu không thì sẽ bị nghi ngờ là lập trường không rõ ràng. Càng là người thân cận mà vẫn ra tay nặng nề, thì càng thể hiện rõ “lập trường kiên định”.

Tháng 12 năm 1966, thư ký của Mao Trạch Đông là Hồ Kiều Mộc bị lôi đến Học viện gang thép Bắc Kinh đấu tố. Hôm đó, con gái của ông lên đài phát biểu lời đấu tố cha, hô lớn “Đập nát cái đầu chó của Hồ Kiều Mộc!” Mặc dù cô không hề đập nát cái “đầu chó” của cha cô, nhưng có một sinh viên lại thực sự đập nát đầu của cha mình. Lúc đó có một gia đình bị liệt vào “nhà tư bản”, bị “Hồng vệ binh” đánh cho hai vợ chồng già gần chết, lại còn bắt con trai đánh cha mẹ. Người con trai cầm tạ tay đập vỡ đầu cha mình rồi cũng phát điên (Theo “Gia đình tôi: Anh trai Ngộ La Khắc“).

Kiểu vận động toàn dân tham dự, người người đấu tố, đã quét sạch khỏi tâm của người Trung Quốc các giá trị quan của xã hội Trung Quốc truyền thống lấy luân lý gia tộc làm cơ sở, khiến giá trị  xã hội truyền thống hoàn toàn sụp đổ.

Kiểu đấu tố vạch trần như vậy đã trở thành một loại hiện tượng văn hóa tồn tại phổ biến trong xã hội. Người ta cạnh tranh thông qua các loại biện pháp cực đoan để thể hiện sự trung thành với Trung Cộng. Càng nhất trí với sự phản bội đạo đức nhân luân của Trung Cộng, và coi đó mới là “đạo đức”, thì lại càng hợp với trào lưu xã hội. Do vậy, điều này không chỉ là đi ngược lại với giá trị của văn hóa truyền thống, mà còn hình thành một cái trường “văn hóa đảng” trong xã hội.

Nếu như trong các cuộc vận động trấn áp địa chủ, cánh hữu, “phản cách mạng” hay như cuộc đàn áp Pháp Luân Công hôm nay, người ta có thể trái với lương tâm, phá bỏ tiêu chuẩn đạo đức thấp nhất của mình, để chỉ trích và tố cáo những người lạ mà mình không hề hiểu rõ, thậm chí tố cáo người thân, bạn bè; nếu như hôm nay người ta có thể dùng “không tham dự chính trị” làm cái cớ để được “lòng dạ yên ổn”, làm ngơ trước việc đồng bào bị hành hạ, tra tấn đến chết, vậy thì xuất phát từ tâm lý bảo hộ bản thân như vậy, người ta cũng có thể đương nhiên làm ngơ vây quanh xem lưu manh hành hung mà không động lòng chút nào; người ta cũng có thể lừa dối nhau trên thương trường, đi cửa sau, lôi kéo quan hệ, cho đến việc vì “làm giàu trước đã” mà “càng quen càng lèn cho đau”, sản xuất, buôn bán các loại hàng giả, rượu độc, gạo độc, sữa bột độc…

Dịch từ: https://www.epochtimes.com/b5/17/11/27/n9899359.htm

Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với bản gốc

Ngày đăng: 15-12-2017