Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Chế độ Kiểm duyệt trên mạng Internet tại Trung quốc

17/01/2007
Viết bởi Wu Yisan – Tạp chí Dong Xiang

(Peter Rogers/Newsmakers/Peter Parks/AFP/Getty Images)

Lý Yonggang, một giáo sư tại Viện Quản lý Hành chánh thuộc Đại Học Nam kinh, là một người sáng lập trang web nổi tiếng Frontiers of Thought (www.sixiang.com), một trang có rất nhiều bài viết và bình luận do nhiều học giả, trí thức đương thời, nổi tiếng tại Trung quốc.

Trang web này có rất nhiều cuộc hội thảo sống, rất sôi động với rất nhiều đề tài học tập và nghiên cứu cho đến khi, thật đau buồn, bị bắt buộc dẹp bỏ trang này bởi chính quyền Trung quốc vào ngày 14 tháng 10, 2000. Trong mấy năm qua, Ông Lý đã tiếp tục bày tỏ mối quan tâm về chế độ kiểm duyệt trên mạng tại Trung quốc, và mới đây đã hoàn thành một công cuộc nghiên cứu về vấn đề này, mà ông đã phát hành với đề tài “Chế độ Kiểm duyệt trên mạng Internet tại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”.

Là bạn đồng nghiệp của Lý, Feng Guangchao, cũng là một giáo sư tại Đại Hoc Hồng kông, đăng tải một bài báo vào tháng 6, 2006 trên tạp chí Twenty-First Century Review có nói là “Vạn lý trường thành ngay tại cửa của chúng ta: Một thống kê về các trang mạng tại Hồng kông bị cấm tại Đại lục Trung quốc”.

Một nhà vô địch trong vấn đề này, Hu Hua, đăng tải một bài “Không một hơi thở nào được tự do” trên tờ Nguyệt báo Ming Pao vào tháng chín.

Ngoài ra, một quyển sách vừa mới được phát hành “Trung quốc mờ sương – Chính phủ Trung quốc đã điều khiển các phương tiện truyền thông như thế nào”, viết bởi He Qinglian, cung cấp rất nhiều phân tích, suy nghĩ hay về hệ thống điều khiển các phương tiện truyền thông của Trung quốc. Quyển sách này được viết bởi một học giả nổi tiếng đã đưa vấn đề kiểm duyệt trên mạng Internet trở thành một đề tài nóng bỏng trong giới trí thức Trung quốc.

Tôi chỉ ước mong tham gia ý kiến về việc phát hành công trình nghiên cứu của ông Lý trong bài viết này. Tôi muốn nhấn mạnh rằng đây chỉ là những ý kiến cá nhân của tôi và không nên, bằng cách nào khác, dùng những ý kiến này như là những quan điểm và sự tin tưởng của ông Lý.

Trong năm 2006, ít nhất có 62 người Trung quốc bị bắt vì lên mạng Internet

Tình trạng hiện nay về vấn đề Kiểm duyệt trên mạng tại Trung quốc

Theo con số được công khai trong dư luận, thì số người dùng mạng Internet tại Trung quốc đã lên đến 120 triệu – gần 10 phần trăm của toàn dân số – có nghĩa là vẫn còn có rất nhiều người sẽ lên mạng. Tính đến tháng 6, 2006, tổng số trang trên mạng Internet lên đến 788,400. Hơn một nửa số những người lên mạng là dưới 24 tuổi – và họ hầu hết là những người có học.

Theo thống kê cho biết 70 phần trăm những người lên mạng có văn bằng trung học hay cao đẳng. Có chừng 36 phần trăm những người lên mạng là sinh viên. Cũng theo một thống kê khác, việc phổ biến nhất khi lên mạng là đọc tin tức, chơi các trò chơi điện tử, thông tin hay chia xẻ trên mạng, kiếm bạn, viết điện thư, và mua sắm trên mạng. Người ta thường lên mạng tại: nhà ở, nơi làm việc, tiệm cà phê Internet (29 phần trăm) và tại trường (chừng 20 phần trăm)
Những nỗ lực ngăn chận của chế độ Trung quốc là nhắm vào các trường học và các tiệm cà phê.

Dựa trên một cuộc nghiên cứu của Đại học Harvard, những người lên mạng tại Trung quốc không được vào 18,931 trang mạng trong số 200,000 trang mạng đang có mặt. Mười phần trăm của các trang này là đã bị thanh lọc bởi chính quyền Trung quốc để chống lại bất cứ tin tức nào mà chính quyền nghĩ là sẽ làm thiệt hại quyền lực của đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ).

Chế độ kiểm duyệt trên mạng tại Trung quốc càng ngày càng tệ hơn. Không những chỉ có những trang bị ngăn cấm và sửa đổi, những người chủ của các trang này còn bị bắt và hành hung, đe doạ và khó dễ. Vào năm 2006, có ít nhất 62 người Trung quốc bị bắt vì vào những trang bị cấm. Điều này đặt Trung quốc đứng đầu trong các nước đang đàn áp sự giao lưu tin tức trên mạng Internet.

Những người tại Trung quốc bị cấm lên 18,931 trang mạng trong số 200,000 trang hiện nay đang tồn tại

Tính đến tháng 7, 2006, 14 cơ quan của chế độ Trung quốc đã đưa ra 50 điều lệ ngăn cấm hay khống chế trên mạng Internet, bao gồm Quốc hội Nhân dân, Bộ Tuyên truyền, Bộ An ninh Công cộng, Văn phòng Hội đồng Tin tức Quốc gia, Bộ Thông tin, Bộ Văn hoá, Cơ quan Giám sát Báo chí và Xuất bản cũng như Cơ quan Quản lý Truyền thanh, Phim Ảnh và Truyền hình Quốc gia.

Bạn có thể nói rằng Trung quốc đã trở thành một quốc gia với nhiều luật lệ, luật pháp nhất trên vấn đề này. Trong Số Tổng kết Thế giới Tự do Báo chí năm 2005 phát hành bởi Các Phóng viên Không Biên giới, trong số 167 quốc gia, Trung quốc xếp hạng 159, tiếp theo là Nepal, Cuba, Libya, Miến điện, Iran, Turkmenistan, Eritrea và Bắc Hàn.

Trong khi đó, Hồ cẩm Đào được Tổ chức Các Phóng viên Không Biên giới xem là người vi phạm nặng nề nhất quyền tự do báo chí trên địa cầu này trong 3 năm liền.

Vào tháng Tư vừa qua, 14 trang mạng tại Trung quốc bao gồm www.qianlong.com – quyết định tự kiểm duyệt nội dung của họ. Trong chính sách tự kiểm duyệt, họ đã tẩy đi 2 triệu chữ và hình ảnh đã đăng trên trang của họ, và đóng hơn 600 diễn đàn tự do mà họ cho là “có hại”. Họ cũng đưa ra những lời cảnh cáo cho các thành viên của họ về nội dung “không thích hợp”. Vào ngày 24 tháng 6, Phòng An ninh Công cộng của Tỉnh Quảng đông tuyên bố rằng họ sẽ chú trọng đến “những vấn đề chống phá của cánh hữu” tại Trung quốc và hải ngoại. Như là một khí cụ để theo dõi các người lên mạng, công an tại thành phố Shenzhen ra lệnh các tiệm cà phê Internet phải gài chương trình gọi là Window Spy. Chương trình này cho phép công an theo dõi bất cứ ai vào xem những trang “có hại”. Vào ngày 1 tháng 1, 2006, thành phố Shenzhen lần đầu tiên giới thiệu “Công an trên mạng” – một vài hình ảnh công an đi theo các trang mà người lên mạng vào. Khi họ biết ai đó vào xem những tài liệu cấm thì máy điện toán đó lập tức nối liền với hệ thống theo dõi và người vi phạm sẽ “bị bắt”.

“Công an trên mạng” của thành phố Shenzhen; trông thì thấy dễ thương, nhưng hành động của họ rất đáng sợ.

Vào ngày 29 tháng 6, phát ngôn viên của Hội đồng Quốc gia nói rằng việc kiểm duyệt trên mạng của Trung quốc sẽ chú trọng vào các nhóm ý kiến và các bộ phận tìm kiếm trên mạng, vì hiện nay số người đưa ra ý kiến trên mạng chừng 30 đến 60 triệu.

Trong năm qua Trung quốc hoàn toàn kiểm duyệt mạng Internet. Những gì ĐCSTQ quan tâm, họ gần như thành công trong việc giữ các bài có nội dung “bí mật quốc gia” và “nóng hổi” không cho vào tay người đọc. Google, Yahoo và Microsoft hoàn toàn nghe theo lời họ.

Thử tìm “June 4” (ngày thảm sát Thiên an môn) trên Google.com, thì có đến 2.67 triệu lần gặp, trong khi tìm “June 4” trên mạng Google.cn (Hán văn) thì chỉ có 10,200 lần gặp. Như chúng ta thấy mức độ tin tức bị thanh lọc rất là kinh khủng. Còn có một lời chú ý trên Google.cn tại trang tìm có, “Để tuân theo luật lệ, điều ngăn cấm, và chính sách địa phương, một số tìm thấy không được đưa lên”. Đây chính là Googlecố tình che đậy chính sách của họ với chế độ kiểm duyệt của ĐCSTQ.

Yahoo.cn (Hán văn) còn vênh mặt là nó đã giúp chế độ ĐCSTQ tìm bắt được người bất đồng chính kiến. Công ty này nói rằng nó là công cụ chính trong việc bắt bớ Shi Tao và Li Zhi, cả hai người bất đồng chính kiến.

Nhà bình luận Ji Sidao của tờ New York Times đăng ký những trang ý kiến của ông ta vào hai trang mạng, một trang là www.sina.net và tiến hành một thử nghiệm về chế độ tự do trên mạng tại Trung quốc hay nói rõ hơn, sự thiếu tự do trên mạng tại Trung quốc. Lúc đầu anh ta đưa ra tin tức về việc bắt bớ Zhao Yan, và sau đó đưa ra câu hỏi “Tại sao Chủ tịch Hồ không đẩy mạnh cải cách chính trị?” Sau đó anh ta đưa lên nội dung của Phong trào Ngày 4 tháng 6. Vì thế anh ta phê bình trong một bài báo trên tờ The New York Times rằng chính quyền Trung quốc chưa điều khiển được mạng Internet tại Trung quốc. Tuy nhiên, hai trang ý kiến của anh ta bị dập bỏ ngay sau đó.

Hai đại học Harvard và Cambridge tham gia vào một cuộc nghiên cứu – gọi là “Những Sáng kiến cho Tự do trên Mạng” – cùng với các viện nghiên cứu nổi tiếng khác. Kết quả từ cuộc nghiên cứu này được công bố vào tháng 4, 2005, tố cáo hệ thống kiểm duyệt trên mạng của Trung quốc là quá rộng lớn và mạnh nhất trên toàn thế giới. Bản báo cáo nói rằng Trung quốc đã xử dụng những dụng cụ vô cùng tân tiến, phương pháp rất hữu hiệu và đạt được nhiều thành công. Hệ thống này bao gồm nhiều tầng lớp luật lệ và điều khiển kỹ thuật, nó còn dính tới nhiều cơ quan chính quyền và hàng triệu công chức và nhân viên hành chánh.

Tìm “June 4” trên Google.com kiếm được 2.67 lần, trong khi đó, tìm trên Google.cn chỉ tìm được 10,200 lần.

“Phương pháp Thùng rác” và Chiến dịch Đánh mạnh Đặc biệt

“Phương pháp Thùng rác” mà được xử dụng rộng rải tại Tây phương để nghiên cứu những chính sách công cộng cũng có thể được xử dụng để phân tích cách thức mà chính quyền Trung quốc xử dụng để thanh lọc trên mạng. Phương thức quản lý trên mạng của chế độ Cộng sản Trung quốc là một cách trắc nghiệm của chính sách công cộng. Vì đây là một cách thức mới, cho nên sự suy nghĩ đầu tiên của nhóm lãnh đạo già nua, các cụ cách mạng lão thành và cũng là các giám đốc trong hạng tuổi 50’s hay 60’s là: “Điều gì vậy?” Họ nghĩ rằng nó có vẻ xa vời và sau đó họ sợ sệt. Cuối cùng, một đơn vị giám sát được thành lập để lo cho vấn đề này.

Bắt đầu bằng sự làm ngơ hay từ sự biết được chút ít, cách thức chọn quyết định của họ thực sự rất rườm rà, rắc rối. Vì không biết nên chú trọng vào giá trị về khoa học, kỹ thuật hay mậu dịch trên mạng, hay xem nó như là những phương thức để chống lại nhân dân Trung quốc hay chỉ là dụng cụ cho các nhà vận động dân chủ phổ biến tin tức để thách thức sự cai trị của ĐCSTQ; mỗi người đều có ý kiến riêng. Vì thế “phương pháp thùng rác” có thể là được thành lập – mỗi người đều đưa ra ý kiến riêng vào thùng và lấy ra những gì mà họ muốn. Kết quả của “phương pháp thùng rác” là nếu một lãnh đạo cao cấp giận dữ hay xích mích vì quyền lợi của cơ quan nào đó bị xúc phạm có thể đưa đến một chiến dịch trong nội bộ các cấp lãnh đạo Đảng.

Từ khi Viện Vật lý Năng lượng Cao của Viện Hàn lâm Khoa học Trung quốc nối kết công trình nghiên cứu của nó vào hệ thống điện toán với các đại học Hoa kỳ bằng đường dây cáp quang lần đầu tiên vào năm 1994, việc điều khiển mạng Internet của chế độ Trung quốc có thể chia làm ba giai đoạng:

• Trước năm 1998, đó là giai đoạn “dập tắt lửa” bằng cách quản lý thụ động. Vì lúc đó chỉ có chừng 620,000 người xử dụng mạng tại Trung quốc, chỉ có các trang mạng thù nghịch chế độ bị ngăn cấm, phần còn lại thì được vào tự do.

• Thời kỳ kiểm duyệt tương đối khó tại Trung quốc bắt đầu vào năm 1999. Cả hai phương pháp phá bỏ và ngăn chận đều được dùng cùng lúc để vừa kiểm duyệt và giám sát mạng Internet. Chế độ còn có ý định ra luật lệ để quản chế và ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của mạng Internet. Vào năm 1998, việc các đệ tử Pháp Luân Công cùng thỉnh nguyện tại Văn phòng Thỉnh nguyện gần Nam Trung Hải và những phản ứng sau đó tiếp tục xảy ra trên mạng khiến cho chế độ Cộng sản Trung quốc phải nghĩ đến ảnh hưởng sâu rộng của kỹ thuật tân tiến được xử dụng bởi những người thỉnh nguyện hay các nhóm chống đối.

• Từ năm 2004, đây là bước điều khiển chặt chẻ và sắp đặt các luật lệ và ngăn cấm. Trong thời gian bệnh SARS, chế độ Cộng sản lúc đầu giấu kín tin tức và sau đó phải từ từ phải xử dụng một chính sách nhân đạo ít khi dùng đến. Điều này khiến cho nhiều người lên mạng thích xử dụng diễn đàn trên mạng. Tuy nhiên, sau khi bị SARS đe doạ, hiện tượng này bị đình chỉ. Tuy nhiên, vì những chiến dịch “bảo vệ nhân quyền” và những sự kiện chống đối trên mạng Internet, như là vụ Sun Zhigang[1] tại thành phố Quảng Châu và vụ Baoma tại thành phố Harbin, chính quyền Trung quốc, vì sợ hãi, đã không ngừng tăng cường đàn áp quyền tự do phát biểu của nhân dân. Họ thừa cơ hội đánh phá và các trang mạng đăng tải về dâm dục trên mạng vào mùa hè năm 2004 để phát động đánh phá mạnh và có những chương trình để điều khiển các mạng có tính cách chính trị, chính kiến, văn hoá và giáo dục. Từ đó “chiến dịch đánh mạnh đặc biệt” đã trở nên càng ngày càng phổ biến trên mạng Internet.

Các cơ quan liên hệ đã tăng cường lực lượng giám sát trên mạng và nới rộng sự kiểm duyệt của họ về ý kiến dân chúng. Hiện nay có trên 30,000 công an trên mạng, và một số người tin rằng con số công an trên mạng thật sự 10 lần cao hơn con số đó. Ngoài việc giám sát các điện thư hay bài về chính trị, nhưng công an trên mạng này còn có trách nhiệm với các tội ác về kinh tế, hình ảnh dâm dục và mánh lới, gian dối.

Vào năm 2005, Bộ Giáo dục bắt đầu bắt buộc những ai dùng hệ thống đại học BBS đều phải đăng ký tên thật của họ, để tạo sự dễ dàng cho những người giám sát theo dõi, tìm ra những ai đăng tải những ý kiến trên mạng. Bộ Kỹ nghệ Tin học đã thành lập nhiều trang mạng để dân chúng báo cáo các trang có tính cách “nguy hại” và những tin tức có tính cách “nguy hiểm”. Những người phê bình trên mạng được các cơ quan khác nhau trong chính phủ tuyển dụng có trách nhiệm hướng dẫn những người lên mạng về phía các ý kiến được chính quyền cho phép về những vấn đề quan trọng. Họ được gọi là “công nhân chính trị trên mạng”, và được trả 50 xu tiền Trung quốc cho mỗi ý kiến họ viết. Những người lên mạng gọi những người phê bình giả dạng này là “năm mươi xu”. Không cần phải nói, những tên công an trên mạng giả dạng này không được những người lên mạng và những người đăng ý kiến trên mạng thích.

Chính quyền cũng thuê những giám sát viên và nhân viên an ninh trên mạng Internet để theo dõi trên Internet. Một số nhân viên cao cấp của Bộ Tuyên truyền trung ương đã thành lập một nhóm “Những người Phê bình trên mạng”, với sự thực thi những chính sách như xử dụng tên thật, hệ thống ghi danh, hệ thống theo dõi lẫn nhau, hệ thống tự kiểm duyệt, hệ thống trừng phạt, vv.. chế độ Trung quốc đã thực hiện được sự điều khiển rất chặt chẽ đối với nhân dân họ, đối với nhà cửa và doanh nghiệp.

Chế độ quản chế mạng đang được tăng cường. ĐCSTQ nói rằng rất cần thiết cho họ thanh lọc “những tin tức nguy hiểm” được phát động bởi các nước khác, và để “bảo vệ văn hoá” của nhân dân Trung quốc. Tin tức, tài liệu về Pháp Luân Công, Đài loan Độc lập và tự do cho Tây tạng là những tài liệu bị kiểm duyệt chặt chẽ nhất.

Trước đây, những người lên mạng có thể trò chuyện an toàn và bí mật tại các tiệm cà phê, nhưng những điều luật chặt chẽ và kỹ thuật theo dõi tối tân đã làm vấn đề này càng ngày càng nguy hiểm hơn. Hiện nay, không có nơi nào trên mạng là an toàn cả.

Theo một danh sách các chữ chính khó chịu trên Internet, tất cả các “trang mạng chống cách mạng” đều bị thanh lọc tại Quảng Châu, Bắc kinh và Thượng hải – tất cả tài liệu từ thế giới bên ngoài đến Trung quốc đều phải thông qua một trong những trung tâm tài chính và kỹ thuật này. Đây chính là nơi mà người ta gọi là “Bức tường Lửa”. Trước đây, khi “bức tường lửa” ngăn chận trang BBC và các trang quốc tế khác, nó gây nên những chống đối từ các nhà báo đến báo cáo chuyến viếng thăm của tổng thống Bush tại Trung quốc. Chính quyền trả lời cho các vụ tấn công này dựa vào “trở ngại kỹ thuật”. Sau khi các nhà báo rời Trung quốc, những trang nhà quan trọng đó không biết tại sao lại bị “hoàn toàn bị phá”.

Sau năm 2002, nhiều chữ trên danh sách đen bị thanh lọc. Người ta phỏng đoán rằng danh sách đen có những chữ như “June 4”, “Falun Gong”, “Wang Dan”,..v.v. lên đến 3000. Dưới bộ máy theo dõi, những chữ có ám ý này bị ngăn cản ngay khi người ta đánh vào máy. Thậm chí chữ “Chinese Communist Party” cũng không cho phép. Cách duy nhất để tìm ĐCSTQ là bằng cách đánh vào khẩu hiệu tuyên truyền của chúng : “vĩ đại, vinh quang và đúng đắn” mà đây chính là cách tuyên truyền của Đảng vì nó còn cao quý hơn cái tên của nó. Để trả lời cho vấn đề này, những người lên mạng dùng cái tên khác cho nó là “đảng búa liềm” để ám chỉ ĐCSTQ.

Thật ra, ĐCSTQ càng cấm đoán, thì “dân trên mạng” càng phát minh ra nhiều từ và tiếng lóng để vượt qua sự kiểm duyệt.

Một chiến thuật khác được các công an Internet xử dụng là đột phá vào các tên các miền; một người khi vào một trang mạng thì ngay lập tức được đưa vào trang mạng mà ĐCSTQ dùng để tuyên truyền. Cũng vì thế, các quán cà phê mạng bị bắt buộc gắn các hệ thống báo động trong máy của họ, mà nó sẽ reo lên khi một người vào các trang hay đọc nội dung bị cấm đoán. Trong trường hợp này, máy điện toán sẽ ghi lại nội dung bị cấm đoán và gởi trực tiếp đến công an, và công an sẽ dùng để buộc tội người này.

Những tính chất của sự Kiểm duyệt trên mạng của chế độ Trung quốc

Sự kiểm duyệt trên mạng bởi chế độ Trung quốc bao gồm bốn đặc tính Trung quốc sau đây:

• Sự kết hợp giữa sự thanh lọc toàn bộ và kiểm tra tại chỗ.

• Không có luật lệ và phát ra sự tính toán ngầm trong tất cả các ban ngành. Tiêu chuẩn về “tin tức độc hại”, “tin tức nhạy cảm” và “thái độ làm lộ bí mật quốc gia” là không được định nghĩa rõ ràng trong hơn 50 vụ ra trước toà.

• Sự quản lý không tốt và hệ thống luật pháp mục nát gây ra nhiều khó khăn trong việc kiện tụng khi chính quyền tự ý triệt hạ hay tẩy xóa nội dung của một trang mạng tại Trung quốc. Rất khó khăn để tìm kiếm những từ ngữ có tính cách định nghĩa như ai là người thực thi lệnh trừng phạt? Điều luật nào bị vi phạm? Điều kiện bị trừng phạt là dựa trên bộ luật nào? Những khó khăn này thường gây ra nhiều khó khăn tại những trang về giáo dục, luật pháp, bảo vệ nhân quyền.

• Tìm kiếm và triệt hạ những hoạt động chống đối và các tổ chức chính trị được hải ngoại ủng hộ. Vì lý do “an ninh cho nhân dân” các cấp chính quyền không xem xét ảnh hưởng tới xã hội thế giới. Chung chung, kiểm duyệt trên Internet là để ngăn ngừa lừa dối, làm tiền bất hợp pháp trên mạng, hay những trang dâm dục có hại cho trẻ em trên xã hội thế giới. Đối với Trung Đông, chỉ có vấn đề tôn giáo bị kiểm duyệt. Thậm chí với Cuba và Bắc hàn, theo dõi trên mạng rất là còn sơ sài so với Trung quốc, vì Trung quốc kiểm duyệt nhiều tầng cấp, nhiều bình diện và hệ thống thanh lọc rộng lớn được lập ra tại trung ương.

Vai trò và vị trí của Chính quyền Trung ương và Địa phương, các Bộ, Viện và Dân trên mạng với chính sách kiểm duyệt trên mạng

1. Chế độ trung ương dẫn đầu việc điều khiển sự suy nghĩ của nhân dân. Với tham vọng khống chế và điều khiển bằng tất cả các quyền hành có được đã làm cho chế độ tin rằng: không có gì có thể vượt ra khỏi tầm tay của họ. Mặt khác, chế độ cũng tạo nên sự hiểu lầm rằng xã hội sẽ bị loạn lạc nếu không có sự kiểm soát của họ. Kiểm duyệt cần phải đi vào công việc hằng ngày của dân chúng. Điều này gây ra sự mâu thuẫn giữa những gì ĐCSTQ tạo nên rằng nó là “đại diện mọi tầng lớp” và chính sách của nó là vì không tin tưởng mọi tầng lớp.

Một chế độ độc tài cố giữ sự ổn định và pháp lý của nó bằng tuyên truyền chính kiến của nó và những thành quả chính trị của nó. Những chế độ độc tài phồn vinh trong một môi trường đóng kín, khoá chặt tạo nên bằng cách chỉ có một nguồn tin tức, ý nghĩ là từ Đảng, mà điều này sẽ làm cho quan điểm của dân chúng về thế giới bên ngoài và chính họ bị bóp mép trầm trọng. Ví dụ như, nhìn Bắc Hàn, nơi mà hàng triệu người bị tiêm nhiễm ý tưởng rằng những người tại Bắc Hàn thì rất giàu có và toàn bộ thế giới đều bị chết đói.

Mặt khác, chính sách mở cửa tạo nên cơ hội cho mọi người suy nghĩ độc lập. So sánh với nhiều nguồn tin giả dối và vô lý, thì họ chỉ quan tâm đến “nâng cao đời sống” là thực tiễn. Sự quan tâm rất lớn về nhân quyền rất dễ dàng lan rộng trong dân chúng và tạo nên sự lo lắng cho những người cầm quyền.

Không tin vào khả năng to lớn của chính sách tự quản lý và sợ sệt đối với những nhà vận động dân chủ, ĐCSTQ luôn luôn sợ sệt bởi sự kích thích tưởng tượng về một lực lượng bên ngoài. Vì sự ức chế của chính quyền đã tước hết tự do ngôn luận, hội họp, và bất đồng ý kiến, mạng Internet trở thành một vận động trường cho tin tức di chuyển mà làm lan rộng ảnh hưởng của các sự kiện và cho phép dân chúng cơ hội để bày tỏ ý kiến của họ. Nó đại diện cho một diễn đàn cho mọi người phát biểu sự nhiệt tình cách mạng và tự do của họ, mà thật sự là những thách thức cho những giá trị cổ truyền mà tuyên bố rằng “sự ổn định là một điều quan trọng tối hậu”. Vì tính chất di động nhanh chóng của Internet, chế độ thật sự rất sợ hãi “Sự nổi loạn Mạng” bởi những “quân đội đạo đức” bị khuấy động lên bởi những cuộc vận động về chính trị như tinh thần chống Nhật và chống Mỹ.

2. Các cơ quan trung ương và địa phương là những cơ chế thực hiện sự điều khiển. Một mặt, họ đang tình nguyện có cùng quan điểm với Trung ương Đảng và Hội đồng Quốc gia để điều khiển mạng Internet một cách chặt chẽ dưới một cơ chế đã bị kết tội; mặt khác, họ cũng muốn điều khiển mạng Internet một cách chặt chẽ vì làm như thế sẽ cho nhiều cơ hội kiếm tiền. Bán dụng cụ theo dõi, cài gắn các dụng cụ và chương trình, và đưa mọi người vào một hệ thống mà có thể kiếm được nhiều tiền.

Đế quốc ĐCSTQ không còn là một độc quyền; nó bây giờ giống như là một hệ thống tài chánh liên bang. Hệ thống tài chính liên bang này là một lý do chính cho việc mở rộng kinh tế Trung quốc, nhưng nó cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các ý kiến khác nổi lên. Vì chính quyền địa phương và các cơ quan không có những mối lo như ban lãnh đạo trung ương về “lá cờ đỏ còn bay bao lâu nữa”, những nhân viên địa phương này chỉ quan tâm đến chính họ với sự quân bình về điều lợi và bất lợi cho sự an toàn con đường sự nghiệp của họ; họ chỉ muốn giữ vị trí của họ, được thăng chức và làm giàu.

3. Những cơ quan như những nơi cung cấp dịch vụ mạng Internet và những nơi cung cấp dụng cụ còn giúp đỡ ban lãnh đạo điều khiển mạng Internet. Bị đối diện với áp lực chính trị và tài chính, thậm chí các công ty lớn thế giới cũng bắt đầu làm việc như các công ty địa phương Trung quốc. Sự hứa hẹn cho một thị trường rộng lớn, với lợi nhuận rất cao đã đưa các công ty này tham gia vào nổ lực điều khiển, giới hạn, và theo dõi nội dung Internet và vào Internet và xử dụng nó.
Thậm chí các công ty giàu sụ, to lớn như Yahoo, Google, Microsoft cuối cùng đã chọn lựa hợp tác với chế độ cộng sản. Làm như thế, họ đã trở thành các thế lực không những giới hạn tự do ngôn luận, nhưng còn giúp đỡ để xác nhận và tố cáo, kết tội các nhà vận động dân chủ.

4. Hầu hết nhiều người trong tầng lớp thấp tại xã hội Trung quốc thường xuyên than phiền về ĐCSTQ nhưng vẫn dựa vào ĐCSTQ. Bất cứ khi nào có khó khăn, họ hỏi “Tại sao chính phủ không quan tâm tới vấn đề này?” Điều này là vì cơ chế chính phủ rất mạnh và quyền hành của dân chúng thì quá yếu. Dường như nhu cầu đồng ý với các chính sách với một cảm giác bất lực đã làm cho đại đa số dân chúng trở nên tội nghiệp. Bằng cách vòng tay đồng ý chính sách của chính phủ, bao gồm chính sách về Internet, những công dân bình thường tại Trung quốc đã trở nên đồng ý ngầm với chính sách kiểm duyệt Internet của ĐCSTQ.

Sự tình nguyện của một số người lên mạng là theo dõi sát nút và kỷ luật tối đa các người lên mạng khác là một khía cạnh quan trọng cho chính phủ trung ương về theo dõi và điều khiển trên Internet, và đã giảm bới rất nhiều phí tổn cho việc theo dõi. Phương án (Cái Áo giáp Vàng) Golden Shield Project (một chương trình kỹ thuật cao để điều khiển tất cả tin tức vào và trong nội bộ cộng sản Trung quốc) chỉ tốn khoảng 800 triệu cho đến nay, chính vì điều này.

Chúng ta có thể thấy rằng “Vạn lý Trường thành” chống lại những xâm lăng từ trên Internet: là không phải hoàn toàn bên ngoài cộng đồng người Trung quốc lên mạng, hay là từ cộng đồng người Trung quốc nhìn chung. Mỗi một người Trung quốc cần phải tự suy nghĩ chính mình về vấn đề này.

Nền tảng Văn hoá cho Sự kiểm tra trên mạng và Tương lai của mạng Internet tại Trung quốc dưới sự kiểm tra chặt chẽ

ĐCSTQ đã xử dụng quyền lực dưới sự giả dạng là đang cấp cho “Tình thương của người Cha”: đó là, ĐCSTQ cho rằng nó là cha mẹ của dân Trung quốc, tuyên bố rằng mọi thứ ĐCSTQ làm là vì quyền lợi tối thượng của nhân dân (“Cha biết tốt nhất”) tự cho mình là đang ban bố tình thương của người Cha, và sự độc tài của ĐCSTQ là quá thần thánh cho “con cái” (nhân dân Trung quốc) đặt câu hỏi.
ĐCSTQ cũng giữ gìn truyền thống “tiếp tục đấu tranh cách mạng” mặc dầu điều này là ngược lại với duy trì một xã hội hoà bình.

ĐCSTQ luôn luôn tuyên bố “Kẻ thù khắp mọi nơi, âm mưu của đế quốc là tận diệt chúng ta không bao giờ chấm dứt”. Bất cứ khi nào có loạn hay mất trật tự xã hội, ĐCSTQ lên tiếng rằng đó là những tên quấy nhiễu là một nhóm người hành động vì quyền lợi riêng, trong khi đó đại đa số dân chúng bị lừa dối và không thấy được sự thật. Sau đó Đảng bắt “nhóm người quấy nhiễu” và rồi “giáo dục” hầu hết mọi người (tuyên truyền, lừa mị rất rộng rãi). ĐCSTQ tin rằng đầu óc của dân thường thì trống rỗng, nếu ĐCSTQ không tuyên truyền lấp vào cái đầu của họ, thì bọn phản cách mạng sẽ lấp vào cái đầu của họ bằng những thứ chống cách mạng.

Hơn bốn tỉ cái điện thoại di động, mà thường phát đi 300 tỉ lời nói trong năm 2005, sẽ trở thành cái đích kế tới để ĐCSTQ điều khiển. Hàng trăm ngàn câu nói chống Mỹ, chống Nhật và một số nhóm “Quân Phản động trên Mạng” đã đưa lên bằng điện thoại di động. Những lời nói, và dòng chữ của điện thoại di động cũng hoạt động như sưu tầm chữ ký về những cuộc thỉnh nguyện và giúp tuyển dụng những người có cùng quan điểm với họ. Tin tức về việc bệnh SARS lan tràn tại tỉnh Quảng đông và nhiều tin tức khác về bệnh cúm gà là đang lan rộng trên toàn khắp Trung quốc- và cuối cùng sẽ ra khỏi Trung quốc- bằng các điện thoại di động này.

Tất cả các loại khác nhau về kỹ thuật thông tin này đã làm cho chính quyền run sợ và luôn luôn trong tình trạng sợ hãi. Các thành viên của Quốc hội Nhân dân đã đệ đơn “Luật lệ Để Điều khiển Điện thoại di động”: Điều luật này, nếu thành luật, đòi hỏi mọi người muốn mua điện thoại phải ghi danh, và các cạc điện thoại cũng phải dùng tên thật và tin tức cá nhân. Nếu thành luật, thì điều luật này sẽ cấm các người dùng điện thoại cầm tay không được dùng bí danh, và đăng ký điện thoại cầm tay của họ với tên thật và tin tức cá nhân. Những người dùng điện thoại cầm tay không còn đường nào để trốn cả.

Chính quyền ĐCSTQ đã thấy rằng chế độ Trung quốc đang thành từng mảnh. Nó không còn tập trung quyền lực như trước đây nữa. Quyền lực và ảnh hưởng đã trôi ra ngoài cho các nhóm tài chính, những người làm nên ý kiến, và tin tức và kiến thức của những nhà chuyên môn. Một số chính quyền địa phương đơn giản là không nghe theo lệnh từ Trung ương ĐCSTQ nữa.

Hiện nay Trung quốc là một cái gì đó giống như Công ty Chứng khoán Không giới hạn của ĐCSTQ, với quyền lực nằm trong ban Giám đốc – đó là Trung ương Đảng – và các nhà đầu tư – chính quyền địa phương. Ban giám đốc là tìm kiếm một mối lợi lâu dài trong khi đó các nhà đầu tư thì tìm kiếm lợi ngay tức khắc. Những lợi ích tại các vùng, phòng, địa phương càng trở nên quan trọng hơn là ý kiến chính trị. Vì thế chúng ta thấy Bộ Văn hoá và Sở Sao chép Quốc gia tranh chấp với nhau về tiền kiếm được từ các tiệm Karaokê. Tương tự, Bộ Giáo dục và Sở Điều khiển về Thực phẩm và Dược phẩm và Bộ Y tế đang đấm đá nhau về kiểm duyệt trên mạng Internet với nổ lực kiếm chút lợi lộc từ việc này.

Mặc dầu qua các ví dụ từ các quốc gia tân tiến, ĐCSTQ, sợ bị mất quyền lực và sợ ngay chính nhân dân của họ, đã quyết định chọn lựa ổn định và trật tự, và hy sinh tất cả từ công lý, tự do và dân chủ. Sự giàu có chung và hoà bình xã hội chỉ là những giấc mơ. Thành phần cao cấp của đảng cầm quyền dùng sự giàu có mới tìm được từ một định luật mới của Nguyên tắc Ba Thành phần và cải cách kinh tế đã cho họ nhiều lợi ích và vị trí, phối hợp với các nhà kinh tế và các chuyên gia trí thức những người chỉ là một thành phần nhỏ của xã hội nhưng lại có một tiếng nói lớn.

Sự điều khiển chặt chẽ của ĐCSTQ với dư luận và mạng Internet đã đặt xã hội rách nát của Trung quốc vào một nồi nấu áp suất mà không có lối thoát. Tuy nhiên, chúng ta không cần phải bi quan về tương lai của nó, vì cái mặt bất lợi của những cấm đoán này là họ đang phô trương sự yếu kém của chế độ.

Trung ương ĐCSTQ đang mất niềm tin về sự điều khiển của họ. Cũng giống như các màn cạnh tranh tại địa phương sẽ làm kinh tế phát triển tại đó, dư luận rộng lớn và mạng Internet có thể cũng là một sự kích thích tốt đẹp, vì những người lên mạng dùng hết mức quyền tự do ngôn luận của họ. Trong khi luật pháp được thông qua là để giám sát và theo dõi, nó cũng cho cơ hội người dân biết luật lệ, và vì thế tranh đấu quyền lợi của họ mà luật pháp cho phép. Sự tiến bộ về kỹ thuật là con dao hai lưỡi; nó làm vững mạnh khả năng vượt qua sự kềm chế cùng lúc đó nó cũng làm vững mạnh cho những ai muốn điều khiển.

[1] Sun bị bắt vì không có thẻ căn cước và bị đánh chết trong khi bị giam. Bốn tên cai ngục và tám tên tù sau đó bị kết án giết người hay những tội liên hệ. Cheng Yizhong, chủ bút của Southern Metropolis News viết về tin tức này cũng bị giam tù, cùng với ba đồng nghiệp khác. Vụ này tạo nên sự phẫn nộ rất lớn trong công chúng, và chế độ hứa sẽ cải tiến.

Phóng viên từ Nanfang Dushi Bao (Southern Metropolis News), một tờ nhật báo rất bạo được điều hành bởi chủ bút Cheng Yizhong, ngay sau đó biết được rằng một bản báo cáo khám nghiệm cơ thể cho biết rằng Sun đã bị đánh đến chết khi bị giam. Mặc dầu biết rằng câu chuyện báo cáo về khám nghiệm cơ thể sẽ làm cho các chính quyền địa phương nổi giận, Cheng gật đầu cho phép đăng bài đó lên báo.

Dong Xiang Tháng Chín năm 2006.

Dịch từ: http://www.theepochtimes.com/news/6-11-10/4799

Ngày đăng: 17-01-2007