Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Liu Binyan, 80 tuổi, nhà hoạt động, nhà báo hàng đầu, chết trong cảnh tha hương

Gary Feuerberg – Thời báo Đại Kỷ Nguyên Washington D.C – Ngày 02 tháng 1 năm 2006

Liu Binyan đang giảng bài. (www.cis.umassd.edu)

Liy Binyan là một người hiếm có ở Trung Quốc. Trong bốn thập kỷ, nhà báo nổi tiếng nhất Trung Quốc luôn giữ những quy tắc đạo đức cao. Hầu như mọi người khác trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bỏ việc giúp những người công nhân và nông dân từ lâu, và thay vào đó nghĩ hầu hết duy nhất đến việc làm cho cuộc sống của bản thân thoải mái bằng mồ hôi nước mắt của người khác. Trong cuộc đời mình, niềm tin của ông về công bằng xã hội không bao giờ lay động hoặc yếu đi, và thực tế, đó là lý tưởng dẫn dắt của ông.

Cuộc đời của ông là một trận chiến liên tục với ĐCSTQ và ảnh hưởng mục nát của nó. Cuộc đấu tranh của ông đã đến chỗ kết thúc khi ông không chống nổi bệnh ung thư ruột và chết vào tháng trước, vào ngày mùng 5 tháng 12 ở East Windsor, New Jersey.

Ông giữ một quan điểm không tươi sáng về cải cách kinh tế dẫn tới nền kinh tế nóng trong những năm 80 và 90. Liu đã nói: “Nền kinh tế đã bay vọt lên, nhưng đạo đức xã hội đang thoái hóa, hoặc bạn có thế nói rằng linh hồn của xã hội đã bị mất”.

Ông cũng không yêu thích sự lãnh đạo mới của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, những người đã không cho phép ông trở lại Trung Quốc. Công việc của ông luôn luôn nhắc nhở rằng việc tiếp tục sử dụng bức hại đã không bớt đi bất chấp sự phát triển kinh tế và những thay đổi trong lãnh đạo Đảng. “Nhân dân nghĩ Hồ và Ôn tốt hơn nhiều so với [cựu chủ tịch] Giang Trạch Dân, và rằng Trung Quốc sẽ rất khác về mặt chính trị. Nhưng bây giờ mọi thứ thậm chí còn tồi hơn trước đây”, Liu đã nói với Đài Phát Thanh Tự do Châu Á trong một cuộc phỏng vấn nhân ngày ông 80 tuổi.

Liu sinh vào năm 1925, là con trai của một người công nhân đường sắt ở thành phố công nghiệp phía đông bắc của Trường Xuân. Bất chấp việc phải bỏ học ở lớp chín, Liu có một khao khát mạnh mẽ được học và về sách vở, những đặc điểm không được ĐCSTQ khuyến khích. Là một nhà báo điều tra, công việc của ông không tránh khỏi đưa ông tới xung đột với ĐCSTQ. Thực tế lạc lõng của cuộc đời ông là ông đã gia nhập Đảng Cộng Sản vào năm 1944, lúc đó là một việc rất mạo hiểm. Sau đó ông bị biến đổi theo chủ nghĩa Mác xít với lý tưởng rằng hình thức của chế độ sẽ giúp cải thiện cuộc sống của những người bị áp bức. Ông bắt đầu nghề nghiệp nhà báo vào năm 1949 cho tờ Tin Tức Thanh Niên Trung Quốc. Năm 1957, Liu bị tuyên bố là thuộc cánh hữu vì viết hai bài phơi bày sự thối nát của một công trường xây dựng và làm thế nào cơ quan kiểm duyệt bắt ép một tờ báo.

Vì thực hành những lý tưởng của mình, ông đã bị đuổi ra khỏi Đảng và đày ra một làng núi non cằn cỗi. Khuynh hướng đầu tiên của ông là nhìn vào bên trong và tự khiển trách mình. Tuy nhiên sau một số suy ngẫm ông kết luận rằng chủ tịch Mao không thể không sai lầm. Theo người bạn và đồng nghiệp của ông là Perry Link, “Ông không bao giờ có lại niềm tin của mình vào chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc”. Liu đã vào và ra khỏi các trại lao động trong 21 năm tiếp sau.

Ông đã được phục hồi và bắt đầu lại công việc của mình vào năm 1960; sau đó một lần nữa ông lại bị phát hiện là có tội vào cao điểm của Cách Mạng Văn Hóa vào năm 1969 và bị đưa tới một trại lao động trong tám năm. Sau cái chết của Mao và kết thúc thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, một sự cởi mở mới xuất hiện, ông đã được “giải tội” và bắt đầu lại nghề nghiệp của mình vào năm 1978, xuất bản một tác phẩm bước ngoặt “Con người hay quái vật?” mà theo người bạn của ông là Perry Link thì: “đã được nghiên cứu tỉ mỉ, phơi bày mạnh mẽ mang tính phân tích sự mục nát trong một tỉnh”. Link đã quan sát: “Trong những năm sau Liu là một nhà văn được khâm phục nhất của đại lục”. Tờ Bưu điện Washington đã nói tới ông như là “nhà báo nối tiếng nhất Trung Quốc và là một biểu tượng của sự toàn vẹn đạo đức cho nhiều sinh viên đại học của đất nước”. Một lần nữa sự nổi tiếng và các tác phẩm của ông cũng lại không là những gì Đảng thích, và Liu đã bị đuổi và bị cấm không được xuất bản nữa.

Ông đã từng ở Mỹ, là viện sĩ Nieman tại Harvard, định lưu lại một chuyến ngắn ngày, khi các sinh viên bị thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Làm việc với hai đồng nghiệp đã có mặt, ông lập tức viết một cuốn sách nhan đề “Nói với thế giới”, và hoàn thành nó vào tháng 8 trong khi sự kiện này vẫn còn mới trong tâm trí người dân. Đây là cái nhìn đầu tiên mà phần còn lại của thế giới có được về những gì thực sự xảy ra tại quảng trường Thiên An Môn. Kết quả là chính quyền Trung Quốc đã cấm Liu không được trở lại quê hương, và ông đã sống 16 năm còn lại của cuộc đời trong tha hương.

Liu tuyên bố rằng hơn 3000 người đã bị giết vào ngày 4 tháng 6 và điều này phù hợp với các ước đoán của những người khác. Ông ghi lại: “Từ ngày 4 tháng 6 tới đầu tháng 8, 120000 người dính dáng đến cuộc vận động này đã bị bỏ tù. Và chỉ riêng ở Bắc Kinh đã có 20000 người bị bỏ tù”. Đó là một bình luận đáng buồn về chính quyền này, rằng những sinh viên tham dự tại Thiên An Môn vẫn đang bị cầm giữ vì ủng hộ dân chủ. Ông thấy rõ ràng rằng không chỉ một thảm kịch đã xảy ra, mà còn là dân chủ tại Trung Quốc đã bị cho đi ngược lại một bước khổng lồ. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 6 năm 1999 với Human Rights Watch (HRW – Quan Sát Nhân Quyền), ông đã khẳng định “Cuộc thảm sát và các cuộc bắt bớ, thanh trừng trên diện rộng xảy ra sau đó đã dẫn đến sự tiêu diệt các lực lượng dân chủ, và các kết quả đạt được qua các năm đấu tranh để dành lấy tự do trong một số lĩnh vực đã mất tất cả”.

Liu đã tin rằng chủ nghĩa cộng sản đang được cải cách lại từ bên trong. Tuy nhiên, với xuất bản gần đây: “Chín Bình Luận Về Đảng Cộng Sản” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên, thì cách nhìn đó không còn có thể đứng vững được đối với nhiều người giống như Liu, những người muốn thấy một Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và các nguyên tắc dân chủ.

Trong cuộc phỏng vấn với HRW Liu đã được hỏi: “Về mặt cá nhân cuộc vận động ngày 4 tháng 6 đã đặt ông ở vị trí nào?” Ông trả lời “Trong năm 1989 và thời gian sau đó, tôi đã quá lạc quan về tình hình ở Trung Quốc. Tôi đã không bao giờ nghĩ rằng sự cám dỗ của tiền bạc và hàng hóa lại có thể có một tác động đến như thế lên nhân dân Trung Quốc. Tôi cũng đã đặt hy vọng của mình quá cao lên giới tri thức và các lực lượng cải cách bên trong Đảng”.

Cuối cùng, chúng ta hãy nhìn vào bên trong nhận thức của Liu về các hậu quả xã hội của kinh tế tăng vọt của Trung Quốc từ một quan điểm mà ông và Perry Link đã viết cho Phê Bình Sách Báo New York, ngày 18 tháng 10 năm 1998, trong cuốn sách của He Qinglian là “Cạm bẫy của Trung Quốc”:

Từ “giết thịt” (zai), tương ứng trong cả ý nghĩa và âm điệu với từ “xé toạc ra” (rip off) trong tiếng Anh Mỹ, bây giờ đã được dùng rộng rãi [để mô tả những năm 1990]. Một số ít người ở thế giới bên ngoài nhận thức rõ được quan điểm và thực hành của “zai” đã trở lên lan tỏa khắp Trung Quốc thế nào. Có thể không có xã hội nào ngày nay mà tin tưởng trong kinh tế bị làm hại tới mức như xảy ra ở Trung Quốc. Các hợp đồng không được tuân thủ, nợ bị bỏ qua, bất kể là giữa các cá nhân hay giữa các doanh nghiệp nhà nước; các cá nhân, gia đình và đôi khi cả một thành phố đã trở lên giàu có nhờ các kế hoạch lừa đảo.

Liu đồng ý với bà He rằng toàn thể tình huống này là chưa từng xảy ra. Trích dẫn He: “Việc ủng hộ tiền bạc như là một giá trị trước đây không bao giờ đạt tới điểm coi khinh tất cả các quy tắc đạo đức như vậy”. Liu đã bị thuyết phục rằng biến động kịch liệt nhất ở Trung Quốc hiện đại là “sự sụp đổ đạo đức – không phải sự phát triển kinh tế”

Ngày đăng: 11-02-2006