Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Người Phụ nữ Brooklyn Vẽ tranh cho Nền Tự Do ở Trung Quốc

14/09/2006
Evan Mantyk
Đội ngũ Thời báo Đại kỷ nguyên New York – Ngày 24-8-2006

SOS: Một trong những bức tranh của Bà Li Jinyu vẽ về một nhân vật người Phương Tây đã đi đến Trung Quốc để nói ra lời phản kháng đối với cuộc khủng bố của chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công. (Evan Mantyk/Epoch Times)

Bà Li lớn lên và đi học ở Thượng Hải và bây giờ đang sống ở New York, nơi bà đang hiến dâng đời mình để vẽ những bức tranh mang âm hưởng thức tỉnh cho Trung Quốc nơi mà con người đã bị điếc dưới chính quyền Cộng sản Trung quốc. “Nghệ thuật mang đến sự thật cho nhân dân,” Bà Li nói, vơi một nụ cười khiêm tốn lịch thiệp và đôi mắt hân hoan.

Một bức tranh trong phòng của Bà mô tả một đứa bé, đang bị khóa lại trong một trong những trại lao động khét tiếng của Trung Quốc. Em bé chìa một tay ra cầu cứu và một tay kia đang nắm chặt sợi dây có chiếc phù hiệu Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, một môn luyện tập tinh thần rất hòa bình, đã bị cấm đoán ở Trung Quốc năm 1999, và từ khi hàng trăm trong hàng ngàn những tín đồ-bao gồm chồng và em trai của Bà Li-được báo cáo là đã bị gây phiền, bị bỏ tù, bị tra tấn và bị giết hại vì giữ kiên định với tín ngưỡng của mình hoặc là vì thỉnh nguyện hòa bình lên chính phủ. Tội ác được vạch trần gần đây, thông qua một cuộc điều tra của 2 nhà hoạt động nhân quyền, là tội ác mổ cướp và bán nội tạng từ những người đang sống (và không tự nguyện). “Tôi muốn mọi người biết được cái gì đang diễn ra ở Trung Quốc,” bà Li nói, vấn đề-sự thật.

Ngày lại ngày, Bà Li làm việc miệt mài với những bức tranh trong suốt 2 năm trong căn hộ của bà, để cải tiến những bức tranh cho một cuộc triển lãm sẽ được tổ chức vào mùa xuân sắp tới. Bà vẫn không ngừng cải tiến và vẽ lại những bức tranh liên tục nhiều năm kể từ khi bà bắt đẩu vẽ Chúng.

“Những họa sỹ ngày nay quá quan tâm về kiếm tiền, họ không có đủ thời gian để vẽ,” bà nói. Kết quả thật đáng ngạc nhiên, bằng sự mô tả sự thật và thỉnh thoảng là hình ảnh, đã chuyển bạn tới trước mắt những sự ghê rợn và bi thảm của Trung Quốc hiện đại.

Một thông điệp tinh thần

NEW YORK- Đằng sau một cánh cửa kim loại đã hoen rỉ và chiếc cầu thang tối và oằn cong, Bà Li Jinyu dẫn đường đến căn hộ và phòng tranh của Bà ở một vùng lân cận Flatbush của Brooklyn. Những sự hài hòa, và không hoa mỹ không chỉ biểu lộ vẽ đẹp của một thông điệp sâu xa bên trong căn phòng trong những bức tranh của bà Li.

Một bức tranh lớn của một vị Phật đang ngồi kiết già dựa vào một bức tường trong phòng với hoa quả truyền thống và những nén hương bên dưới. Dường như nhiều bức tranh của bà Li là nêu lên sự nhận thức về vấn đề vi phạm nhân quyền, chúng cũng dường như là nêu lên sự nhận thức về tinh thần.

TRONG MỘT CHUYẾN ĐI CÔNG TÁC: Bà Li trong căn hộ của Bà ở Brooklyn. (Evan Mantyk/Epoch Times)

Những bức ảnh về sự hung tàn trong những bức tranh của cô ấy là tương phản với sự miêu tả về những thiên thần nhỏ và những đám mây bay trải ra trong Nghệ thuật Châu Âu thời kỳ Phục hưng, đang chuyển bạn đến một nơi cùng cực của sự bức hại.

“Tôi biết tất cả mọi người đều bị bức hại thậm chí chính họ không biết điều đó,” bà Li nói. “Tôi nghĩ hiển nhiên con người muốn biết về ý nghĩa cuộc sống, vì thế nếu từ những bức tranh của tôi mọi người có thể có được những hiểu biết bổ ích và [nếu những bức tranh của tôi] làm cho họ suy nghĩ về điều gì là quan trọng trong cuộc sống, đó là những gì mà tôi muốn làm.”

Nhớ lại hành trình về tinh thần của bà hàng chục năm trước đây, bà nói, “Tôi đã đi đến những ngọn núi cao và Cao nguyên Tây Tạng và nhiều quốc gia khác ở Nam Á…nếu một người họa sỹ muốn rất rất giỏi trong hội họa, người ấy phải biết về sự thật của cuộc sống.”

Sự tìm kiếm của bà về sự thật đã đưa bà đến Bắc Mỹ vào những năm 1980. Năm 1997, trong khi đang học nghệ thuật tại một trường đại học ở Canada, bà Li trở nên rất yếu.

“Mặc dù tôi sắp từ trần. Tôi không thể ra khỏi giường, tôi rất thất vọng,” bà nhớ lai. Bà đi khám nhiều bác sỹ, nhưng không ai có thể phù hợp cho một sự chuẩn đoán và điều trị hiệu quả. Sau đó, một người bạn họa sỹ của bà từ Trung Quốc giới thiệu cho bà về Pháp Luân Công. Một một môn khí công từ thời rất xa xưa, đã được giới thiệu rộng rãi ở Trung Quốc trong những năm 1990, bao gồm 5 bài tập động tác từ tốn nhẹ nhàng, và thiền định và một cuốn sách giảng về những điều dựa trên 3 nguyên lý, Chân-Thiện-Nhẫn. Bà Li nói, bà đọc cuốn sách, hơn 300 trang, 3 lần mỗi tuần.

Một tháng sau, bà nói rằng sức khỏe của bà hoàn toàn hồi phục. Những website của Pháp Luân Công cũng liệt kê những trường hợp tương tự từ những người đã trải qua sự phát triển sức khỏe kỳ diệu và sự chữa bệnh thông qua sự luyện tập Pháp Luân Công.

TRẠI LAO ĐỘNG: Một trong những bức tranh của bà Li Jinyu là về một em bé bị giam tù trong trại lao động cưỡng bức vì tập luyện Pháp Luân Công.(Evan Mantyk/Epoch Times)

Nỗi Kinh hoàng Chủ nghĩa Cộng sản

Sau khi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công,, bà Li đã trở về quê cũ ở Trung Quốc, nơi mà hàng triệu người đang tập luyện Pháp Luân Công, và trong các công viên, quảng trường đều phủ đầy người vào buổi sáng đang luyện tập các bài tập Pháp Luân Công. Đây cũng là nơi bà gặp người chồng tương lai của mình Ông Lin Shenli.

Hai năm sau, Pháp Luân Công hồng truyền phổ biến ở Trung Quốc và như thế là quá nhiều cho chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân-một trong những quan chức đứng sau vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989- và sự luyện tập ấy bị cấm đoán vào năm 1999. Giang dường như thấy rằng 100 triệu người theo tập luyện, số người tăng lên chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm, là một mối đe dọa tư tưởng cho Chính Quyền Cộng sản Trung Quốc, một chính quyền chính thức công khai chứng thực học thuyết vô thần.

Một vài tháng sau khi bà Li và chồng bà cưới nhau năm 1999, họ, cũng như nhiều học viên Pháp Luân Công khác, đi đến chính phủ và thỉnh nguyện hòa bình ở Bắc Kinh, nơi mà họ đã chính thức đăng ký một sự bất bình với chính phủ. Không lâu sau, họ bị giam giữ. Bà Li được thả và bị trục xuất bởi vì bà là một công dân Canada, tuy nhiên, chồng bà vẫn bị giam lại.

Ở Canada, bà Li nói, “Tôi đã viết rất nhiều rất nhiều những lá thư, tôi viết 300 lá cho Nghị viện Canada….nhiều người đưa ra các tờ rơi [về chồng tôi], chúng tôi có được 100.000 chữ ký thỉnh nguyện ủng hộ.” Với sự giúp đỡ của chính phủ Canada, chồng của Bà Li đã được giải phóng đến Canada vào năm 2002.

Khi được thả ra, Ông Lin Shenli, viết một bản trình bày rằng, “Tôi đã bị cưỡng bức thân thể lao động nặng và tôi thường xuyên bị đánh đập…tôi bị vây quanh bởi những tên tội phạm, bị oanh tạc với đủ loại những lời nói của ma quỷ và sự tuyên truyền thóa mạ về Pháp Luân Công, bị giam biệt lập không cho gia đình và bạn bè thăm nom, và bị khủng bố khắc nghiệt cưỡng bức từ bỏ tín ngưỡng.”

Bây giờ, bà Li tự thấy mình như một phần của một phong trào mới của nhân dân Trung Quốc rút khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc, và kêu gọi sự chấm dứt cai trị của chính quyền Cộng sản trên khắp Trung Quốc. Bà nói bà chưa từng vào đảng, vì đó là một điều cấm kỵ giữa nhóm họa sỹ của bà ở Trung Quốc, tuy nhiên bà nhớ lại sự lớn lên trong đau đớn và bị ảnh hưởng trong sự giáo dục của Đảng và chính quyền.

“Họ tẩy não chúng tôi,” bà nói. “Mọi người được dạy hát một bài hát rằng chủ nghĩa cộng sản là quan trọng hơn cha mẹ của bạn. Hàng ngày bạn phải hát bài hát này, mỗi sáng mọi người phải hát bài hát này trước bức hình [của Chủ tịch Đảng Cộng sản Mao Trạch Đông]”

Bà Li là thế hệ đã trải qua thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc trong những năm 60 và 70. Cuộc Cách mạng được biết như là một thời kỳ khi mà các cấu trúc của xã hội truyền thống đã bị lật đổ và đảo ngược lại dưới danh nghĩa Đảng Cộng Sản. Trí thức bị đày đi lao động cải tạo ở các vùng nông thôn và thầy giáo bị học sinh tấn công-mẹ của bà Li là một trong những giáo viên đó.

“Bọn trẻ con đi theo bà và đánh bà chỉ vì bà là một người đã tốt nghiệp trường đại học, học sinh đánh thầy giáo là rất bình thường vào thời ấy,” bà nói. “hàng ngày mẹ tôi rất buồn giận, bà cảm thấy áp lực thật nặng nề đến nỗi bà không thể sống được nữa. Và Bà đã phải tự tử.”

Bà Li nhìn thấy lực lượng đã giết mẹ bà và thế lực đang khủng bố các học viên Pháp Luân Công ngày nay là một và tương tự giống nhau. Trong một bức thư gửi chính phủ Canada năm 2001, bà đã viết: “trong 50 năm gần đây ở Trung Quốc, dưới chế độ Cộng sản, đầu óc con người đã bị bóp méo quá nhiều bởi vì những người cảnh sát quả-đấm-sắt được bảo trợ bởi chính quyền độc tài.”

“Tại sao Giang Trạch Dân đối xử với Pháp Luân Công quá điên rồ như vậy? Lý do là vì Pháp Luân Công như một tấm gương phản chiếu tất cả sắc màu ma quỷ thật sự của nó.”


Bản tiếng Anh: http://www.theepochtimes.com/news/6-8-24/45247.html

Ngày đăng: 15-09-2006