Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Những nhóm người Việt, cựu chiến binh tổ chức diễn đàn về kết thúc chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á

Viết bởi Laura Hutton
Thời báo Đại Kỷ Nguyên Washington D.C. – Ngày 20 tháng 12 năm 2005

KẾT THÚC CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN Ở ĐÔNG NAM Á: Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, cựu giám đốc Ban Tiếng Việt Đài Phát Thanh Tự Do Châu Á, chủ tọa Diễn đàn Chín Bài Bình Luận Tiếng Việt tại Đại Học George Mason vào thứ bảy, ngày 17 tháng 12. (Gary Feuerberg / Thời báo Đại Kỷ Nguyên)

Nhiều nhà lãnh đạo châu Á, nổi tiếng trong cộng đồng địa phương và toàn quốc, đã phát biểu trong Diễn đàn Chín Bài Bình Luận Tiếng Việt tại Đại học George Mason (khu Arlington) vào thứ 7, ngày 17 tháng 12. Chỉ trong khu vực trung tâm của Washington DC đã có 10 diễn đàn “Chín Bài Bình Luận”, và diễn đàn thứ 11 này là là diễn đàn đầu tiên bằng tiếng Việt, có các nhóm cựu binh người Mỹ và Đông Nam Á là những vị khách mời đặc biệt.

Giáo sự Nguyễn Ngọc Bích, cựu giám đốc của Ban tiếng Việt Đài Phát Thanh Tự Do Châu Á, đã chủ tọa trong buổi chiều các bài phát biểu và bình luận của các vị khách, bao gồm các tác giả Dai Yang, nhà văn độc lập Duc Dong Tran, và Tổng biên tập của mạng tin Thời Báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Việt, ông L. Tôn, có nêu tên một số nữa. Các bài trình diễn tiếng Anh đã được dịch sang tiếng Việt, với một bản ghi tiếng Anh chờ đợi, để nêu bật các thảo luận tiếng Việt.

Diễn đàn này giới thiệu bản in tiếng Việt đầu tiên của Chín Bài Bình Luận về Đảng Cộng Sản — “cuốn sách đang làm tan rã Đảng Cộng Sản” , theo bìa của cuốn sách – và thảo luận về ảnh hưởng mà triển vọng mới này sẽ có lên Đông Nam Á.

Cựu tù binh chiến tranh Mike Benge và nhà hoạt động cộng đồng địa phương Wattana Bounthong, một người phát ngôn gốc Lào, đã trả lời câu hỏi về Chín Bài Bình Luận được ứng dụng rộng rãi ở Đông Nam Á, vượt ra ngoài Trung Quốc thế nào. Trong khi giải thích ảnh hưởng mà cuốn sách này có thể mang lại Bounthong đã trích bài thuyết trình mở của Chín Bài Bình Luận trên khắp thế giới: “ĐCSTQ (Đảng Cộng Sản Trung Quốc) có những quan hệ mật thiết với các lực lượng vũ trang cách mạng tàn bạo nhất thế giới và các chế độ chuyên quyền. Bên cạnh Khơ Me Đỏ, còn bao gồm các đảng cộng sản ở Indonesia, Philippines, Maylaysia, Việt nam, Burma, Lào, và Nepal – tất cả chúng đều được thành lập dưới sự hỗ trợ của ĐCSTQ. Nhiều lãnh đạo của các đảng cộng sản này là người Trung Quốc; một số người trong họ vẫn trốn ở Trung Quốc cho tới tận ngày nay”.

Bounthong nói rằng, khi Chín Bài Bình Luận mang tới hơn 6 triệu thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc, thì sự lan truyền của Chín Bài Bình Luận tiếng Việt sẽ hỗ trợ rất lớn cho những thoái xuất ở Việt nam, Campuchia, và ở đất nước Lào của anh.

Tù binh chiến tranh người Mỹ thuật lại kinh nghiệm của mình về sự cai trị của cộng sản

Cựu chiến binh người Mỹ Mike Benge kể về Đảng Cộng Sản Việt Nam đã kiểm soát rộng rãi các chính phủ Lào và Campuchia thế nào. Ông kể về câu chuyện của một vị tướng người Lào đã tham dự một cuộc mít tinh ở Hà nội năm ngoái. Vị tướng đã nhân cơ hội đó biểu lộ sự bất đồng quan điểm với những người chỉ huy Cộng sản Việt nam. Ông đã bị đưa ra khỏi cuộc mít tinh, đã chết, với tuyên bố rằng ông đã bị cơn đau tim.

Nói tiếng Việt, với lời tạ lỗi vì phát âm của mình, Benge chia sẻ rằng ở Việt nam có một câu nói trong giới trẻ – bao gồm phần đông dân chúng: “Khi những thằng già chết đi, chúng ta sẽ có tự do [khỏi chủ nghĩa cộng sản]”. Benge đề cập rằng cùng với các nỗ lực của thế hệ trẻ, tôn giáo, nền kinh tế, và các lực lượng dân chủ bên ngoài đất nước – thông tin là yếu tố then chốt rất cần để đưa tới sự chấm dứt chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Ông nâng Chín Bài Bình Luận lên cho những người tham dự trong hội thảo thấy: “Hy vọng rằng, cuốn sách này có thể cung cấp những thông tin cực kỳ quan trọng nếu chúng ta có thể đưa được vào Việt nam”.

Benge bày tỏ rằng một lượng lớn công việc theo chiều hướng này đã đặt để sự trợ giúp của những người Việt nam từ bên ngoài Việt nam, những người có thể với tới những người Việt nam vẫn đang bị theo dõi và khủng bố của chủ nghĩa cộng sản ở Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Ông thúc dục một đòi hỏi cần làm nhiều việc hơn nữa, bao gồm cả việc truyền bá bản dịch tiếng Việt của Chín Bài Bình Luận – Cửu Bình – ở Đông Nam Á.

Benge tiếp tục quả quyết rằng bản dịch tiếng Anh của Chín Bài Bình Luận đã cung cấp thông tin rất cần thiết cho những người làm chính trị và lãnh đạo doanh nghiệp ở Bắc Mỹ. Ông trích dẫn bao nhiêu người ở phương Tây nói về chủ nghĩa cộng sản tan rã với sự sụp đổ của khối cộng sản Xô Viết, trong khi đó nó không thực sự là như thế. Liệt kê nhiều quốc gia cộng sản còn lại bên cạnh Trung Quốc, Benge đã minh họa làm thế nào mà các quốc gia “tự do” như chúng ta đã biết đã trở thành những người nuôi dưỡng đồng lõa của các chính quyền cộng sản, cung cấp các công nghệ và thương mại được sử dụng để hỗ trợ các chính sách cộng sản lạm dụng nhân quyền phổ biến.

Benge, đã từng là một tù nhân chiến tranh 5 năm ở Việt nam, đã đề cập tới việc công cụ tìm kiếm Google ở Việt nam đã chặn các từ khóa như “dân chủ” và “tôn giáo”. “Đây là những người Mỹ”, Benge bộc lộ, làm vững thêm vào việc làm của những người khác để phơi bày vấn đề này. “Đây là những công ty của chúng ta ở Mỹ, đang làm việc với các chế độ cộng sản để duy trì quyền lực”. Tại điểm này, Benge giải thích rằng tôn giáo hành chính của các chính quyền cộng sản là chủ nghĩa cộng sản, – tự nó là một tôn giáo chính trị yêu cầu niềm tin và hy sinh nhiệt thành. Bởi vì tất cả các tôn giáo và các niềm tin tinh thần truyền thống đe dọa “tín ngưỡng chính trị, xây dựng của chủ nghĩa cộng sản”, các xã hội cộng sản đều đối lập với bất kỳ niềm tin nào khác và đều tìm kiếm một cách mạnh mẽ để loại trừ chúng, bất kể bản chất hòa bình đến thế nào của các tôn giáo và niềm tin tinh thần truyền thống này – hoặc chúng được người dân gìn giữ sâu sắc đến thế nào. Tình huống không may mắn như vậy cũng đã được mô tả chi tiết trong Chín Bài Bình Luận; Benge đã độc lập chứng thực điều này thông qua kinh nghiệm của ông, và đã đang tìm kiếm để những người khác cùng biết qua phát biểu ở Washington.

Nói một cách thẳng thắn sau đó, Benge biểu lộ mối quan tâm của mình với nhứng người phản đối Hmong, một nhóm sắc tộc thiểu số ở vùng cao phía bắc đã tận dụng một cách hiệu quả các phản đối để trục xuất một lãnh đạo Việt nam cộng sản vào năm 2001. Vào thời gian đó, ông ta nói, các lính vũ trang đã được triển khai trong mùa nghỉ để ngăn không cho người Hmong làm lễ kỷ niệm tín ngưỡng Cơ Đốc Giáo của họ.

Hỗ trợ từ chính phủ Lào ở nước ngoài

Ba đồng thủ tướng của chính phủ Lào ở nước ngoài, tiến sỹ William K. Bouarouy, ông Jack Boungnasiri, và ông Kossadary Phimmasone, đã bày tỏ hỗ trợ của họ với Diễn đàn Chín Bài Bình Luận Tiếng Việt qua điện thoại; họ cũng biểu lộ mong muốn gia nhập, với tư cách cá nhân, vào một thảo luận về Chín Bài Bình Luận trong tương lai. Trong một bức thư chào hỏi, thủ tướng thứ nhất là tiến sỹ Bouarouy đã viết: “Thay mặt chính phủ Lào ở nước ngoài, (Chính phủ Lào) chúc mừng ngài và nhóm của ngài đã thực hiện hành động này. Tôi viết bức thư này để hỗ trợ Diễn Đàn Chín Bài Bình Luận về tương lai của Trung Quốc, Đông Nam Á, và thế giới tại Đại học George Mason, Arlington, Virginia, vào thứ 7 ngày 17 tháng 12 năm 2005”. Tiến sỹ Bouaroy viết thêm: “Bây giờ là thời gian để thông báo với ĐCSTQ biết rằng chủ nghĩa cộng sản đang tan rã, tại mọi nơi trên thế giới”.

Ngày đăng: 21-12-2005