Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Phó Chủ tịch Quốc hội Châu Âu: Một cái nhìn thật kỹ vào Trung quốc

19/12/2006
Bài viết của Edward McMillan-Scott
Đại Kỷ NguyênNgày 6 tháng 12, 2006

2006-12-6-mcmillan-611111930561718.jpg
Edward McMillan-Scott, Phó chủ tịch Quốc hội Châu Âu, người thuyết trình chính về đề tài “Một cái nhìn thật kỹ vào Trung quốc” tại Diễn đàn Tối cao tại Nữu Ước tổ chức tại Khách sạn Waldorf Astoria vào ngày 10 tháng 11 (hình của Peter Wei/ Đại Kỷ Nguyên)

Tại một Diễn đàn Tối cao ở Nữu Ước được tổ chức tại Khách sạn Waldorf Astoria vào ngày 10 tháng 10 về “Chiến lược Toàn cầu và Khủng hoảng Nội bộ của Trung quốc” các nhà lãnh đạo Tây phương thảo luận về phong trào to lớn của hàng triệu người Trung quốc ly khai khỏi đảng Cộng sản Trung quốc(ĐCSTQ) mà đã tạo nên một khủng hoảng nội bộ trầm trọng của chế độ Trung quốc.

Diễn đàn được tổ chức bởi Diễn đàn Trung quốc Tương lai, Nhóm Tin Trung quốc Bí mật và đồng tổ chức với Đại Kỷ Nguyên, Tổ chức Wei Jingshen, Hệ thống Đài phát thanh Hy vọng, Đài Truyền hình New Tang Dynasty (Tân Đường Nhân), Tạp chí Muà Xuân Bắc kinh. Những thuyết trình viên bao gồm Phó Chủ tịch Quốc hội Trung quốc Edward MCMillan Scott, Nhà vận động nhân quyền cho Trung quốc Wei Jingshen, Dân biểu Nữu ước Micheal Benjamin, và Chủ bút Đại Kỷ Nguyên Guo Jun.

Và cũng có sự góp mặt của Giáo sư Jia Jia bằng hệ thống mạng internet, cựu Bí thư của Hội Chuyên gia Khoa học Kỹ thuật tỉnh Shanxi, Trung quốc. Jia hiện nay lưu lại tại Đài loan. Sau khi đào thoát tại Đài loan vào ngày 23 tháng 10 từ chế độ Trung quốc, Jia đi đến Thái lan. Khi chế độ tỵ nạn tạm thời bị hết hạn, ông ta trở về Đài loan, nơi ông ta hy vọng sẽ tìm một quốc gia cho ông tỵ nạn chính trị.

2006-12-6-crisisconference-61120021157789.jpg
Tham gia tại Diễn đàn, Phần 1: Giáo sư Sen Nieh, Chủ tịch, Đại Kỷ Nguyên, Washington (người thứ 1 từ trái), Ông Tony Dai, Phó chủ tịch Nhóm Tin Trung quốc Bí mật (thứ hai), Phó chủ tịch Quốc hội Châu Âu Edward McMillan-Scott (đứng ở giữa), Ông John Nania, Chủ bút Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ (thứ nhì bên phải), Bác sĩ Dayong Li, Cùng thành lập và Giám đốc của Diễn đàn Trung quốc Tương lai (thứ nhất bên phải) (hình của Đại Kỷ Nguyên)

Giới thiệu ông Edward McMillan-Scott bởi Giáo sư Sen Nieh, Chủ tịch Đại Kỷ Nguyên, Washington DC

Đây là một vinh dự lớn lao cho tôi để giới thiệu với quý vị một trong những nhà lãnh đạo đáng kính của thế giới, Phó chủ tịch Quốc hội Châu Âu ông Edward McMillan-Scott.

Ông McMillan-Scott là một nhà chính trị Anh đại diện cho Yorkshire và Humber cho Đảng Bảo thủ và là thành viên của Quốc hội Châu Âu từ năm 1984. Ông ta là một Lãnh tụ của Đảng Bảo thủ trong Quốc hội Châu Âu từ 1997 đến 2001, một Thành viên trong Hội đồng, và là Ủy ban Quốc hội Châu Âu. Ông ta được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội Châu Âu vào tháng Bảy năm 2004.

Ông ta là một người thành lập “Sáng Kiến mới của Châu Âu cho Dân chủ và Nhân quyền”, mà đã có ngân quỹ từ 80 triệu Anh kim (bảng Anh) đến 140 triệu Anh kim (bảng Anh) mỗi năm từ khi bức tường Beclin bị sụp đổ cho việc mở mang dân chủ và xã hội văn minh cho các chế độ cựu Cộng sản Sô viết, các quốc gia Hồi giáo, và phần còn lại của thế giới. Một vài ngàn chương trình đã được cấp ngân quỹ trong hai thập niên qua, từ các hoạt động địa phương tới các chương trình tại Châu Âu; hiện nay ông ta đang xem lại ngân quỹ cho năm 2007 đến 2013.

Ông ta cũng là thành viên thành lập Nhóm Ủng hộ Thế giới của các Dân biểu cho Dân chủ. Ông ta được dư luận nhiều lần phong là một nhà lãnh đạo tài ba trong việc phát huy nền dân chủ và tự do, và được xem là “Ngài Dân chủ” trong Quốc hội Châu Âu.

Sáu tháng trước đây vào ngày 21 tháng Năm trong một phòng tại khách sạn Bắc kinh, McMillan-Scott gặp gỡ ông Niu Jinping và ông Cao Dong, những người đã bị tù đày nhiều lần vì tu luyện Pháp Luân Công. Họ không bị kết tội hay phạm tội gì. Sau buổi họp, ông Cao Dong bị bắt và không ai được gặp gỡ ông ta kể từ đó. McMillan-Scott sau đó thảo luận vấn đề này với một luật sư nhân quyền nổi tiến tại Bắc kinh là Gao Zhisheng, người mà hiện nay đang bị giam giữ.

McMillan-Scott đã và đang là một nhân vật quan trọng tại Liên Hiệp quốc trong hai ngày qua. Trong Diễn đàn này ông ta sẽ chia xẻ với chúng ta kinh nghiệm và sự quan sát của ông ta tại Trung quốc, và sự hiểu biết và đánh giá về Trung quốc trên bình diện quốc tế khi Thế vận hội 2008 đang tiến tới. Đề tài của ông ta trong một bài nói chuyện chính hôm nay là “Một cái nhìn Thật kỹ vào Trung quốc”. Chúng ta hãy cùng nhau chào mừng người bạn thân qúy nhất của chúng ta và của tôi, Dân biểu Edward McMillan-Scott.

2006-12-6-crisisconvention2-61120021145789.jpg
Thành phần tham dự Diễn đàn, Phần ll: Bà Annette Guo, Chủ bút, Đại Kỷ Nguyên (Thứ nhất từ trái), Ông Jingsheng Wei, nhà vận động dân chủ cho Trung quốc nổi tiếng (thứ nhì), Ông John Nania, Chủ bút Đại Kỷ Nguyên bản tiếng Anh (đứng ở giữa), Dân biểu Edward McMillan-Scott, Phó chủ tịch Quốc hội Châu Âu (thứ nhì bên phải), và Dân biểu Michael Benjamin, Quốc hội tiểu bang New York (thứ nhất bên phải). (hình của Peter Wei/Đại Kỷ Nguyên)

Bài nói chuyện của Dân biểu McMillan-Scott vào ngày 11/10/06 tại Diễn đàn New York (Nữu ước):

Cám ơn Sen, thật sự cám ơn rất nhiều, và cám ơn những lời giới thiệu. Tôi cùng với Tony cách đây vài tuần tại Úc châu, và tôi rất sung sướng được gặp John Nania hôm qua tại Nữu ước.

Có lẽ tôi phải giải thích vai trò của tôi liên quan tới Trung quốc và tương lai của nó và tự do tín ngưỡng. Tôi là một thành viên Bảo thủ của Quốc hội Châu Âu, tôi được bầu vào năm 1984, và tôi lập nên Những Sáng kiến của Châu Âu cho Dân chủ và Nhân quyền vào năm 1992, đây là một chương trình mới đầu là để chuyển biến các quốc gia Đông Âu hậu cộng sản. Vào vào năm 1996, tôi được bầu bởi Bộ Ngoại giao Quốc hội Châu Âu như là một Điều tra viên, thật ra, là một đại diện của một số ý kiến, về vấn đề quan hệ Trung quốc và Châu Âu.

Trong lúc đó, Châu Âu và Trung quốc đang tìm cách để xây dựng một mối quan hệ lớn, mà lúc đầu chỉ là để mậu dịch, nhưng cũng quan tâm đến vấn đề nhân quyền, và muốn tạo dựng một cuộc đàm thoại về nhân quyền. Tôi thăm viếng Trung quốc nhiều lần, và viết một bản báo cáo chỉ trích về tình trạng nhân quyền tại Trung quốc, và sự vắng mặt hoàn toàn về tự do chính trị. Tôi rất quan tâm, lúc đó, về các quyền tự do căn bản, đặc biệt là vế tín ngưỡng, và vì thế, đó là vị trí của cá nhân tôi.

Một điều xin nói thêm là: những mối liên hệ trước đây của tôi với Trung quốc hoàn toàn con số không. Chú tôi bị giết bởi lính Trung quốc tại chiến tranh Nam-Bắc Hàn, và ông ta không có mồ mả gì, và trong 6 tháng gia đình ông ta không biết chút gì về số phận của ông ta. Nhưng đây là một điều hoàn toàn bình thường về không có một quan tâm nào cho cá nhân mà là đặc tính của chế độ Cộng sản tại Trung quốc, mà ra đời từ khi tôi sinh ra vào tháng 8 năm 1949.

Cách đây vài tháng, sự quan hệ tự nhiên giữa các quốc gia tiến bộ và Trung quốc bị một cú xốc. Như tất cả chúng ta đều được biết, những ai có vận động về nhân quyền, dân chủ và tự do tín ngưỡng, về sự cấm đoán của chế độ Trung quốc về tu luyện Pháp Luân Công tại Trung quốc bắt đầu từ ngày 20 tháng 7, 1999, và trong chính sách khủng bố dã man này, mà rất nhiều đệ tử phải gánh chịu. Nhưng lại có thêm một khía cạnh mới vào tháng Ba năm này, khi những báo cáo về vụ mổ cắp các bộ phận nội tạng nổi lên tại Hoa kỳ và các nơi khác trên thế giới. Và từ đó, tôi đang soạn thảo những chương trình cho dân chủ và nhân quyền mà tôi dựng nên từ năm 1992, Tôi rất sung sướng có cơ hội thăm viếng Bắc kinh, Hương cảng (HongKong), và Đài loan: Một cuộc thăm viếng tìm sự thật mà Sen có nói đến, vì nó cho tôi cơ hội có một cái nhìn vào sự thật của những lời tố cáo này.

Tôi đến Bắc kinh vào tháng Năm, và liền đi gặp một học viên Pháp Luân Công người đã giúp tổ chức một cuộc họp tại một khách sạn gần đó. Và trong khách sạn đó, trong một phòng ngủ, tôi gặp hai cựu tù nhân của chế độ.

Niu Jingping vào khoảng 50 tuổi, và ông ta cùng với người con gái 2 tuổi rưỡi với người vợ thứ hai. Ông ta nói với tôi rằng vợ ông ta – vợ thứ hai, là đang ở tù tại Bắc kinh, và cô ta cũng là một học viên Pháp Luân Công; và đang bị tra tấn vì tín ngưỡng của cô ta để khuyên khích cô ta ly khai với tín ngưỡng của cô ta. Ông ta nói rằng cô ta bị bầm tím cả nguời vì bị đánh đập nhiều lần; và cô ta bị điếc vì bị tra tấn, và thường những lần thăm nuôi thì họ chỉ báo cho ông ta sau ngày thăm nuôi bị hết hạn. Ông ta nói với tôi rằng sự đối xử với cô ta là thường tình đối với các đệ tử Pháp Luân Công bị giam cầm tại Trung quốc và bị tẩy não và cải tạo. Tôi hỏi ông ta có nghe gì về mổ cắp nội tạng không, và ông ta trả lời là ông ta không nghe.

Sau đó, tôi nói chuyện với Cao Dong, một thanh niên chừng 30 tuổi, một cựu hướng dẫn viên du lịch cho Bắc kinh. Và anh ta cũng đã lập gia đình, vợ anh ta cũng bị tù. Và anh ta đã bị tù tại Bắc Trung quốc, và gia đình của anh ta bị tan vỡ. Anh ta cũng bị ngược đãi thậm tệ trong trại gù, và đã bị cưỡng bức lao động làm hàng hoá để xuất khẩu. Nhưng điều mà đáng nói về người thanh niên này là khi tôi hỏi anh ta về mổ cắp các bộ phận nội tạng.

Tôi nghĩ là tôi không cần giải thích với khán giả về mổ cắp các bộ phận nội tạng, nhưng để cho rõ ràng, đây là một lối làm việc rộng rãi tại Trung quốc với các tù nhân tử hình và sau đó bán các bộ phận nội tạng cho việc cấy ghép – gan, thận, phổi và các bộ phận khác. Điều mới là đây là một hệ thống mổ cắp từ các học viên Pháp Luân Công, các nội tạng của họ để bán.

Tôi hỏi Cao Dong là anh có biết gì về những báo cáo đó không, và anh ta nói với tôi rằng anh ta, trong khi còn ở tù, có một người bạn thân, rất thân, người bị mất tích vào một buổi tối trong tù tại phía Bắc Trung quốc; anh ta ở tù tại đó trong 4 năm. Và lần cuối cùng anh ta gặp người bạn đó, thì chỉ còn là cái thi hài – với nhiều lỗ trống nơi rõ ràng là các bộ phận nội tạng bị mổ lấy rồi. Bây giờ có báo cáo về điều này, bạn có thể nói là có bằng chứng nếu bạn muốn, rằng sự mổ cắp các bộ phận nội tạng từ một tù nhân, mà họ là học viên Pháp Luân Công.

Sau đó, tôi khám phá rằng chỉ có các học viên Pháp Luân Công, những người bị giam tại Trung quốc, luôn luôn phải thử máu, thử nước tiểu, và huyết áp. Và những thử nghiệm này không phải là quan tâm đến sức khoẻ của họ, nhưng mà vì mục đích của họ. Và mục đích đó là để tìm các bộ phận nội tạng để bán lấy tiền.

Tôi lấy làm tiếc nói rằng sau buổi họp đó, ai có mặt trong buổi họp đó, trừ tôi và người phụ tá của tôi, đều bị bắt. Steve, một người Hoa kỳ giúp để dàn xếp buổi họp, bị trục xuất. Niu Jingping, nguời già hơn, bị giam một tuần để hỏi cung, và sau đó trả tự do với con gái. Cao Dong, người thanh niên, vẫn còn bị giam trong tù cho đến hôm nay. Anh ta bị kết tội hình sự – tại Trung quốc – là phổ biến tài liệu Pháp Luân Công.

Trong suốt 4 ngày thăm viếng Bắc kinh, tôi được khuyên là nên gặp một cá nhân rất nổi bật tại Trung quốc, ngày nay, đó là ông Gao Zhisheng (Cao Trí Thịnh). Gao Zhisheng là một người tin Chúa, là một người tự học thành luật sư, và anh ta đã đại diện nhiều trường hợp mà anh ta tin rằng họ là nạn nhân của vi phạm nhân quyền tại Trung quốc. Bao gồm những người có tài sản bị cướp lấn, và người bị áp lực vì tín ngưỡng, bao gồm các học viên Pháp Luân Công. Sự thật là anh ta biết Niu Jingping, vì họ có nói chuyện điện thoại với nhau. Tuy nhiên, đại sứ Châu Âu khuyên tôi rằng nếu gặp gỡ Gao Zhisheng chỉ làm hại cho Gao Zhisheng. Và vì thế, tôi quyết định tôi không nên, và từ đó tôi đã biết rằng những ai gặp tôi đều phải bị bắt.

Tôi rời Bắc kinh đến Hương cảng. Khi tôi có mặt tại Hương cảng. Tôi cũng thuyết trình với một diễn đàn giống hôm nay. Và một người bạn của gia đình tôi, tình cờ đi ngang qua, thấy tên tôi trên bảng, và đi vào và nói “Tôi khâm phục những gì bạn đang làm!”. Anh ta là một nhà báo với một đài phát thanh tại Hương cảng, một người Anh. Anh ta nói “Cách đó vài tháng, một người bạn của anh ta cần một lá gan. Và anh đó gọi điện thoại đến Shenzen, và bệnh viện tại Trung quốc nói rằng ‘Đến ngay đi. Chúng tôi có thể tìm cho anh một lá gan. Có thể mất chừng một tuần lễ”. Tại Anh quốc, thời gian trung bình để có một lá gan mới là phải hơn 8 tháng. Tại Trung quốc hôm nay, chỉ cần có 8 ngày.

Rất nhiều người trong các bạn biết rằng có hai người Canada, David Kilgour và David Matas: David Kilgour, một cựu Bộ trưởng, Ngoại giao về Á châu Thái bình dương, một luật sư, và một chuyên gia về nhân quyền; và David Matas, một luật sư nhân quyền nổi tiếng. Họ bắt đầu thu thập những bằng chứng cụ thể về mổ cắp các bộ phận nội tạng vào đầu năm này. Vào đầu mùa hè, họ phát hành một bản báo cáo, mà tổng kết tất cả các bằng chứng có được về mổ cắp các bộ phận nội tạng. Họ đưa ra 18 phương cách để chứng minh. Và tôi đi Úc và New Zealand mới đây với Kilgour. Chúng tôi gặp một số chính trị gia. Tại Úc, chúng tôi may mắn được hai bên chính phủ và các đảng phái đối lập bảo đảm rằng họ sẽ cống hiến hết sức cho cuộc điều tra vào mổ cắp nội tạng. Điều này là điều tôi đang chờ đợi kết quả.

Sau khi tôi rời Bắc kinh, tôi dàn xếp để nói chuyện trên điện thoại với Gao Zhisheng. Và điều này xảy ra vào tuần lễ tôi trở về Anh quốc. Chúng tôi nói với nhau hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Gao Zhisheng nói về anh ta bị chế độ đối xử như thế nào: Văn phòng luật sư của anh ta bị đóng cửa, anh ta bị lệnh bắt tại nhà từ tháng Hai, và anh ta nói “Dưới chỗ chung cư mà tôi đang ở, có một đám công an đang uống bia. Khi tôi đi ra, họ đá vào tôi. Họ hành hung với tôi. Họ đối xử tôi như một con chó, nhưng tôi quen rồi. Tôi chịu đựng được” Anh ta nói “Tôi muốn ông nói với thế giới rằng , khi mọi người đến Bắc kinh, họ nên làm những điều như ông đã làm. Họ nên gặp gỡ các cựu tù nhân và những người bị áp bức bởi chế độ. Chỉ có những người từ bên ngoài Trung quốc đứng lên cho những người bên trong và chúng ta sẽ bắt đầu đánh bại bọn độc tài này”.

Thưa ông Chủ toạ, thật là một danh dự được chia xẻ cùng chí hướng với Wei Jingsheng, một trong những người vận động cho nhân quyền và tự do tại Trung quốc, người mà tôi đã gặp trước đây trong nhiều cơ hội. Tôi thật sự ngưỡng mộ cho lòng can đảm về chính trị cao độ của ông và lòng can đảm cá nhân của ông. Tôi biết ông hiểu rằng tôi đã bị áp lực như thế nào, khi, vào ngày 15 tháng 8 (đúng ngày sinh nhật của tôi), Gao Zhisheng bị bắt. Anh ta bị đưa đến một nơi bí mật; bây giờ chúng ta tin rằng anh ta đang bị giam tại Bắc kinh. Sau đó anh ta bị kết tội làm lộ bí mật quốc gia vào ngày 29 tháng 9. Đây là tình trạng hiện tại.

Bây giờ, tôi đã trình bày vấn đền này đến nhiều nơi, chính là tại Châu Âu, về số phận của Cao Dong và Gao Zhisheng. Tôi đã cố gắng đưa ra tình trạng bị giam cầm tượng trưng là hàng trăm ngàn người tại Trung quốc bị giam cầm hôm nay vì lòng tín ngưỡng của họ, hoặc là chính trị hay tôn giáo, những người đang bị tra tấn, và những người mà quyền tự do căn bản của họ đang bị chà đạp.

Tôi đang ở Nữu ước như một thành viên trong Quốc hội Châu Âu để gặp gỡ những nhân vật quan trọng tại Liên Hiệp quốc. Đây là sự thăm viếng hằng năm, trong những lãnh vực thuộc về Hội đồng Liên Hiệp quốc. Tôi rất tin tưởng rằng áp lực từ những đại diện này. Tôi tin rằng ngoại giao không thành công tại những quốc gia như Trung quốc, hay như Ai cập – có nhiều quốc gia khác trên thế giới nữa. Tôi đến Cuba tuần trước, nơi mà chế độ độc tài cũng tương tự như thế.

Nhưng đôi khi bạn cần phải tận dụng những gặp gỡ mà bạn có. Và sáng nay, tôi gặp ông Kofi Annan, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc sẽ rời chức. Tôi tận tay đưa cho ông ta lá thư sau đây. Bây giờ tôi sẽ đọc cho các bạn nghe, nó không dài lắm:

Thưa ông Annan,

Tôi đi đến, như một điều tra viên để nghiên cứu cho Tổ chức Dân chủ và Nhân quyền của Châu Âu, mà tôi thành lập vào năm 1992, Trung quốc, Hương cảng và Đài loan từ ngày 21 đến 29 tháng 5, 2006 để tìm hiểu sự thật, đặc biệt là về vấn đề mổ cắp các bộ phận nội tạng.

Vào ngày 21 tháng 5 tại Bắc kinh, tôi được gặp gỡ với ông Cao Dong, một đệ tử Pháp Luân Công, người đã bị giam cầm trước đây vì tín ngưỡng của ông ta. Ông ta nói rằng ông ta đã thấy thi hài bạn của ông ta có nhiều lổ nơi mà các bộ phận nội tạng bị mổ cắp và lấy đi. Ông ta đã ở xong hạn tù mà không có tội tình gì. Sau buổi họp, anh ta lại bị bắt.

Mới đây tôi được biết rằng ông ta vẫn còn đang bị giam tại nhà tù Trung quốc, và bị đưa đến tỉnh Gansu và đang bị giam giữ tại trại giam của Sở An ninh Công cộng với tội “phổ biến tài liệu Pháp Luân Công” vào ngày 29 tháng 9, 2006.

Trong suốt thời gian lưu lại tại Bắc kinh, tôi rất muốn gặp gỡ một luật sư nhân quyền nổi tiếng ông Gao Zhisheng, nhưng toà đại sứ khuyên tôi đừng họp vì lý do an toàn của ông ta. Trong mấy năm qua, Gao Zhisheng đã có tiếng tăm trên thế giới vì lòng can đảm của anh ta trên vấn đề tự do tín ngưỡng: ông ta đã đại diện cho các học viên Pháp Luân Công, các thành viên của các nhà thờ chui, và các nạn nhân bị kết tội sai trái.

Vào ngày 4 tháng 6, tôi nói chuyện với ông ta rất dài trên điện thoại. Vào ngày 15 tháng 8, ông ta bị bắt, và đã bị kết tội ‘làm lộ bí mật quốc gia’ bởi chế độ và hiện đang bị giam giữ tại Bắc kinh.

Tôi xin ông đích thân can thiệp với chính quyền Trung quốc kêu gọi họ trả tự do cho hai người này.

Kính chào

Edward McMillan-Scott

Bây giờ tôi hy vọng, ông Chủ toạ, rằng ông Annan và tôi, trong cuộc thảo luận của chúng tôi, đã đưa ra câu hỏi về nhân quyền tại Trung quốc, và mô tả Trung quốc như là “một quốc gia khó khăn”. Đó là từ ngữ tại Châu Âu, mà chúng tôi định nghĩa cho các quốc gia như Cuba, hay Trung quốc hay Miến điện. Nhưng tại Liên Hiệp quốc có một từ ngữ khác. Vì những lý do biết được, Trung quốc là một vai trò chính tại Liên Hiệp quốc; người ta cho là “môi trường phức tạp”. Và câu này che đậy một chính sách vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất, lâu dài nhất trong thời kỳ này — kể từ năm 1949, chế độ độc tài, tàn ác, điên rồ, mà hiện nay đang lãnh đạo quốc gia lớn nhất trên thế giới.

Tôi tin rằng, và tôi nói điều này cho Kofi Anna sáng nay, rằng Châu Âu và Liên Hiệp quốc nên cùng làm một mục đích chung. Nhưng đặc biệt, Châu Âu, mà không có mối quan hệ đặc biệt nào với Trung quốc, cần phải nhiều tham vọng, cần phải làm mạnh trong khi giao thiệp với Trung quốc. Cuối cùng chúng ta có tất cả những điều tốt đẹp tại Châu Âu, và chúng ta chứng kiến trong mấy năm qua về một sự chuyển biến to tát, và tôi chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong đó thôi.

Đó là khi khối Cộng sản tan rã, và thay vào đó là tự do, hoà bình và ổn định, và rất mở rộng về kinh tế, trên khắp Châu Âu. Vì thế những quốc gia như Ba lan, Hunggary, và Tiệp, rồi Romani, và Bungary bây giờ lập nên Cộng đồng chung Châu Âu. Từ hai mươi lăm tới hai mươi bảy quốc gia chung sống hoà bình, và đẩy mạnh dân chủ và nhân quyền trong mọi lãnh vực về kinh tế, chính trị và xã hội.

Và khi tôi nhìn về Trung quốc, với sự liên hệ rộng rãi với các quốc gia láng giềng – và tôi định nghĩa láng giềng là Hương cảng, Đài loan, và Tây tạng, và dĩ nhiên nhân dân Trung quốc tại Singapore – tôi tự hỏi tại sao Trung quốc không thể học được từ bài học lịch sử của Châu Âu, mà trong hơn 60 năm qua, trong suốt đời tôi, đã tiến từ một lục địa chiến tranh, đói khát, đàn áp chính trị, độc tài chính trị, cho đến Cộng đồng chung Châu Âu mà chúng ta thấy hôm nay. Tại sao điều này không được áp dụng cho nhân dân Trung quốc, và tôi nghĩ rằng tất cả nhân dân Trung quốc. Đây là một hy vọng lạc quan của tôi cho tương lai.

Nhưng chúng ta phải thực tiễn, cần phải thực tiễn. Chế độ Trung quốc hôm nay rất tham nhũng. Khi tôi ở tại Bắc kinh, tôi được mời đi ăn tối bởi một người đàn bà Trung quốc rất giàu có. Chúng tôi ăn tại một nhà hàng gần Thiên an môn. Bên cạnh có một đám tiệc rất ồn ào. Và tôi nói với người đàn bà, người mà tôi gặp trên máy bay trên đường từ Paris đến Bắc kinh – Tôi không nói tên bà ta với các bạn, vì bà ta rất tử tế với tôi, nhưng tôi nghĩ bà ta là một trong chế độ — cô ta nói “Đó là một chính trị gia người lên đây từ dưới nông thôn để nhận tiền hối lộ vì đã cho giấy phép để xây dựng”. Đó là chế độ Trung quốc hôm nay, vì tham nhũng tại mỗi tầng của chính quyền các cấp.

Đó là, bất cứ điều gì mà bạn đã cảm nhận từ chủ nghĩa cộng sản, một ý niệm chung từ khi chúng bắt đầu vào năm 1919 hay 1921 khi đảng Cộng sản Trung quốc mới thành lập, bây giờ đã phát triển thành tập đoàn tham nhũng quan lại, làm tiền chưa từng có trên thế giới. Vì thế, tham nhũng trong mọi tầng cấp chính quyền, và nhân dân Trung quốc biết điều đó.

Trong mấy tháng nay chắc các bạn biết, một bản báo cáo từ các thành phần bất mãn trong nội bộ, tại các vùng nông thôn đã tiết lộ rằng có gần 100,000 vụ đã xảy ra trong 1 năm, hầu hết là bởi những người bị đuổi ra khỏi nông thôn, và đất đai bị chính quyền tịch thu. Đây chỉ là con số rất nhỏ, vì từ tất cả các cuộc nói chuyện mà tôi có tại Trung quốc, hai việc được đưa ra: Một là, Trung quốc hôm nay đàn áp nhiều hơn, ác độc hơn, và ít có tự do về tín ngưỡng, chính trị và các quyền tự do khác hơn là 10 năm trước đây khi tôi đến đó.

Đặc biệt tôi nói là khi các bạn nhìn vào địa vị Pháp Luân Công, khi tôi ở Trung quốc 10 năm trước, mọi công viên tại Trung quốc, các bạn thấy người ta tập đủ loại khí công, nhưng rất đông người tập Pháp Luân Công, tập tự do. Hôm nay, không có một ai tập tại Trung quốc – vì quá sợ, cũng hiểu được điều đó. Trung quốc là một quốc gia tham nhũng, nhưng nhân dân đều biết. Và nhân dân đang chống đối dần dần.

Một trong những thông điệp mà tôi muốn gởi đến hôm nay là một bài học ở Châu Âu mà chúng ta học được vào cuối thập niên 1980s. Lúc đó người ta biết rằng cộng sản rất tham nhũng. Họ biết rằng chế độ rất độc tài, tàn ác và áp bức. Chỉ tại Bungary, có đến 45 trại tập trung mà chỉ biết đến sau khi Bungary đã được hoàn toàn tự do vào năm 1990.

Nhưng điều gì đã làm cho Cuộc Cách mạng Nhung này phổ biến toàn khắp Ðông Âu và Trung Âu? Có phải là các nhà vận động chính trị không? Không. Không có tự do chính trị. Ðó là tôn giáo. Và đặc biệt là Tin lành. Tôi là một người Thiên chúa vì thế tôi lấy làm xấu hổ để nói với các bạn về điều này, nhưng sự thật là những người mục sư Tin lành những người từ những con tin của họ trong nhà thờ và lan rộng ra trên đường phố, tại Ðông Ðức, tại Tiệp khắc, và xuyên suốt đến Ðông Rômani, và họ nói rằng “Ðiều này phải chấm dứt”. Chỉ trong vài tháng, cuộc cách mạng tuyệt vời càn quét cả Châu Âu, mà chỉ có hai người bị chết —Nicolae và Elena Ceauşescu.

Vì thế thông điệp mà tôi mang đến hôm nay là có phải những người tại Trung quốc đang chịu áp bức, đặc biệt là tự do tín ngưỡng – có hơn 50 triệu người Tin lành tại Trung quốc hôm nay, vô số Hồi giáo, có thể đến 100 triệu học viên Pháp Luân Công, tất cả họ ít nhiều cũng bị chế độ áp bức.

Tôi muốn nói với chính quyền Trung quốc: Tôn giáo là kẻ diệt chế độ. Vì có một điều mà các người không bao giờ thay đổi được, bằng vũ lực, bằng tra tấn, bằng áp bức, bằng chiến thuật tàn ác, và đó là lòng tín ngưỡng. Tôi tin rằng chiến thuật đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999 là một điều lầm lỗi vô cùng tai hại cho chế độ Trung quốc.

Tôi nói rằng tôi tin với một vài lý do nào đó những gì xảy ra tại Ðông Âu, Trung Âu có thể xảy ra tại Trung quốc, và không đòi hỏi phải chết vô số người, giết hại vô số, phản ứng trầm trọng từ công chúng. Nó có thể xảy ra hết sức êm thấm, và nó nên xảy ra hết sức êm thấm.

Nhưng tôi cũng nên nhắc với những ai vi phạm tội ác chống nhân chủng, và mổ cắp nội tạng của một nhóm người nào đó trong xã hội – dưới Hiến chương Diệt chủng, nó là tội diệt chủng. Một trong những điều tôi tự hào nhất khi làm việc cho xã hội là lập nên ngân quỹ cho dân chủ và nhân quyền, mà cung cấp ngân qũy cho Toà án Quốc tế, và tôi biết rằng nó không phải là một cơ quan phổ biến tại Hoa kỳ. Hoa kỳ không tham gia vào điều này. Nhưng nó đang xét xử những trường hợp tội ác chống nhân chủng từ các vùng Balkans và các quốc gia tại Châu Phi nơi mà có các cuộc nội chiến.

Tôi mong ước nhân dân Trung quốc được thông báo rằng họ phải nhận thức được, phải ghi chép, phải viết xuống rõ ràng những hồ sơ những ai đang phạm tội diệt chủng, mà trong tương lai, theo quan điểm của tôi, sẽ bị phán xét bởi Toà án Quốc tế.

Tôi muốn nói thêm một điều nữa, từ khi Ủy ban Thế vận hội đến Bắc kinh cách đây vài ngày. Tôi hoàn toàn tin rằng Thế vận hội 2008 không nên tổ chức tại Trung quốc, nơi mà chính sách khủng bố, bức hại mà chính tôi đã chứng kiến vẫn tiếp tục xảy ra. Tôi vui mừng vì các bạn lắng nghe lời tôi nói; xin hãy giữ vững niềm tin.

Cám ơn

Phần trả lời câu hỏi của Diễn đàn bởi Edward McMillen-Scott

Câu hỏi 1 do Bác sĩ Dayong Li: Một nhân viên cao cấp của Trung quốc, Giáo sư Jia Jia đào thoát và ly khai ÐCSTQ mới đây đã tiết lộ sự khủng hoảng nội bộ và chiến lược toàn cầu của nó về chiến tranh và bằng cách lừa mị. Tôi xin hỏi ông McMillan-Scott là các chính phủ Tây phương có biết gì về điều này và họ có phương cách gì để đối phó ÐCSTQ không?

McMillan-Scott trả lời: Tôi nghĩ rằng xã hội Tây phương đã hoàn toàn làm ngơ, đặc biệt là các lãnh đạo Tây phương đối với những gì đang xảy ra tại Trung quốc. Hồ sơ xin tỵ nạn của ông Jia Jia phải được xúc tiến ngay lập tức. Nhưng điều này không xảy ra và tôi biết tại sao, vì các chính phủ Tây phương là sợ làm phiền chế độ Bắc kinh. Như ông Michael Benjamin đã nói, lịch sử đã biểu lộ mới đây , từ 1940, rằng bạn không nên làm vừa lòng bọn khủng bố. Trung quốc là một chế độ khủng bố. Và Phương Tây đã tìm cách làm vừa lòng Trung quốc. Những người như Jia Jia là một anh hùng, không phải là người đi xin xỏ để đến Hoa kỳ, Anh, Pháp hay Ðức. Họ phải chào đón ông ta. Vì thế tôi nghĩ thông điệp mà ông ta nói ra là một điều quan trọng vì nó thể hiện sự thật của những gì đang xảy ra trong nội bộ ÐCSTQ. Mặc dầu ông ta không trốn khỏi như là một đảng viên ÐCSTQ, nhưng ông ta biết nó hành động như thế nào. Vì thê tôi biết sự đóng góp của các bạn khi nói lên trong Diễn đàn này. Tôi nghĩ đây là một điều giá trị. Cám ơn.

Câu hỏi 2: Tôi tên là John Kuzume từ Mạng lưới Ủng hộ Trung quốc. Trung quốc có một tỉ lệ đặc biệt về giết chóc người vô tội rất là cao. Nhân đây, câu hỏi của tôi cho Edward, và các quý vị khác tùy tiện. Nhóm của tôi là cứng rắn và chúng tôi có liên minh với tẩy chay Thế vận hội và tẩy chay hàng hoá tại Trung quốc. Ông nói rằng ông cũng nghĩ đến dùng Thế vận hội làm một điều kiện để nói chuyện nhân quyền. Tôi giả sử rằng ông cũng chưa nghĩ đến dùng mậu dịch để làm một con bài khi đàm phán nhân quyền. Ðây là câu hỏi có hai phần: Một là, cuối cùng ông có nghĩ rằng chúng ta có cần xử lý Trung quốc cũng giống như cách xử lý Nam Phi để chấm dứt chính sách Kỳ thị không? Phần thứ hai của câu hỏi: nếu trường hợp con số người bị giết gấp đôi, gấp ba hay gấp bốn lần. Nói cách khác tỉ số nào thì bắt buộc chúng ta phải dùng mậu dịch để nói chuyện nhân quyền với Trung quốc?

Trả lời bởi McMillan-Scott: Cám ơn John và chúc mừng những công việc trọng đại mà bạn đã làm trong nhiều năm qua để làm sụp đổ chế độ. Tôi nghĩ có hai câu trả lời cho câu hỏi của bạn.

Về Thế vận hội, tôi nói rằng người ta tin tưởng cho Trung quốc tổ chức Thế vận hội và cho thêm thời gian, thì tình hình tại Trung quốc sẽ tiến triển. Nhưng tôi nói hôm nay với các bạn rằng tôi mới ở tại Trung quốc hồi tháng Năm. Tôi gặp rất nhiều người: ngoại giao, các cơ quan phi chánh phủ, nhà báo, cá nhân, và dĩ nhiên là hai cựu tù nhân. Tất cả đều nói ngược lại. Không có gì thay đổi tại Trung quốc và thật ra nó đi ngược lại. Ðó là tại sao tôi tin rằng tất cả mọi người đều sai và Thế vận hội cần phải không tổ chức tại Trung quốc vì chế độ không làm được điều gì để nâng cao tình thế.

Thứ hai, nói về mậu dịch, tôi nghĩ rằng bây giờ chúng ta cần bắt đầu khích lệ những người nhập cảng xác nhận rằng những hàng hoá mà họ bán ra là làm hợp pháp, đạo đức, không phải từ trại lao động, trại tù. Tôi nghĩ chúng ta cần phải tuyệt đối thật thà về điều này. Thường thường hàng hoá từ Trung quốc được sản xuất từ các trại lao động nơi mà tù nhân bị đày đoạ để sản xuất. Ðiều này tuyệt đối không được xảy ra. Tôi sẽ trở lại khi chúng ta nói đến quyền lực của công đoàn.


Bản tiếng Anh: http://en.epochtimes.com/news/6-12-6/49013.html

Ngày đăng: 19-12-2006