Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Phỏng vấn vợ cũ của một bác sỹ phẫu thuật Trung quốc người đã cắt bỏ giác mạc của các học viên Pháp Luân Công

04/08/2006
Phụ lục 13 của “Báo cáo về việc tố cáo hoạt động mổ cắp tạng các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc”

Vào ngày 20 tháng 5 năm 2006, Ông David Kilgour đã thực hiện một cuộc phỏng vấn tại Hoa Kỳ với vợ cũ của một bác sỹ phẫu thuật người đã cắt bỏ giác mạc của các tù nhân Pháp Luân Công. Văn bản ghi chép sau đã được cô gọn và biên tập lại để bảo vệ những người sẽ có thể bị nguy hiểm sau khi công bố cuộc phỏng vấn này.

W – Vợ cũ của một bác sỹ phẫu thuật người đã cắt bỏ giác mạc của các học viên Pháp Luân Công.

A – Một người khác có mặt tại cuộc phỏng vấn và đã đặt hai câu hỏi.

Kilgour: … Người gần nhất thấy điều này xảy ra là “W”. … Vào năm 2001, khi nào thì sự thu mua thực phẩm [cho bệnh viện Tô Gia Đồn] tăng lên?

W: Vào khoảng tháng 7, trong mùa hè.

Kilgour: Tháng 7 năm 2001. Có phải lúc đó bà làm việc ở phòng kế toán?

W: Phòng Thống kê và Hậu cần.

Kilgour: Phòng Thống kê và Hậu cần. Điều gì đã xảy ra? Có phải là đầu tiên sự thu mua thực phẩm tăng lên và sau đó là sự thu mua các trang thiết bị phẫu thuật tăng lên?

W: Vào tháng 7 năm 2001, có nhiều người làm việc tại phòng Thống kê và Hậu cần. Một số người thu mua trong số họ mang các hóa đơn đến cho tôi để lấy chữ ký sau khi họ đã mua. Trên các hóa đơn tôi chú ý thấy các sự tăng đột ngột về thực phẩm. Ngoài ra, những người có trách nhiệm hậu cần mang cơm tới các khu mà các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ. Các nhân viên y tế khác đến phòng chúng tôi để báo cáo về việc mua các trang thiết bị y tế. Từ các hóa đơn, việc thu mua dụng cụ y tế cũng tăng đột ngột.

Kilgour: Nhân đây, [xin hỏi] về các khu giam giữ các học viên Pháp Luân Công, có phải đó là các khu ngầm dưới đất?

W: Đã có một số ngôi nhà một tầng đặc thù xây cho công nhân xây dựng trong sân sau của bệnh viện. Sau nhiều tháng, lượng tiêu thụ thức ăn và các đồ dùng khác từ từ giảm dần. Vào lúc đó mọi người đã đoán rằng có thể những người bị giam giữ đã bị chuyển xuống khu dưới lòng đất.

Kilgour: Khi nào thì đồ dùng giảm xuống? Tháng 9? Tháng 10?

W: Sau khoảng 4 hay 5 tháng.

Kilgour: Vào cuối năm 2001 phải không?

W: Đúng thế.

Kilgour: Bà ước tính lượng thức ăn đã bị giảm đi là bao nhiêu [từ các hóa đơn bà thấy được]? Bà ước tính ở đó có bao nhiêu người?

W: Người chịu trách nhiệm lấy thức ăn và đưa thức ăn cho các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đã bảo với tôi rằng có khoảng 5000 tới 6000 học viên.

Vào lúc đó, có nhiều cục công an và bệnh viện trong nhiều vùng đang giam giữ nhiều học viên Pháp Luân Công. Rất nhiều người đang làm việc tại bệnh viện, bao gồm cả tôi, không phải là học viên Pháp Luân Công. Vì thế chúng tôi đã không chú ý. Nếu không phải là những gì xảy ra vào năm 2003, khi mà tôi phát hiện ra chồng cũ của tôi đã bị dính líu trực tiếp vào, thì có thể là tôi sẽ không quan tâm tới việc này một chút nào. Nhiều nhân viên cùng làm việc trong phòng của chúng tôi là thành viên gia đình của các viên chức trong hệ thống y tế của chính quyền. Vì một số lý do, chúng tôi đã biết điều này trong tâm của mình nhưng không một ai trong chúng tôi muốn thảo luận về những việc này.

Kilgour: Khi họ giảm lượng thu mua, bà và những người khác nghĩ rằng các học viên sẽ đi đâu?

W: Chúng tôi đã nghĩ rằng họ đã được thả.

Kilgour: Bà đã nghĩ rằng họ đã được thả vào cuối năm 2001?

W: Vâng.

Kilgour: [Có phải] tất cả 5000 người đã được thả?

W: Không, vẫn còn có các học viên Pháp Luân Công bị giam trong bệnh viện, nhưng số người từ từ giảm đi. Sau đó, vào năm 2003, tôi biết được rằng các học viên Pháp Luân Công đã bị chuyển tới khu liên hợp ngầm dưới lòng đất và các bệnh viện khác, bởi vì bệnh viện của chúngtôi không thể chứa được quá nhiều người như vậy.

Kilgour: Họ đã rời các ngôi nhà hoặc các căn phòng trong sân sau để đi xuống lòng đất phải không?

W: Vâng, sau đó tôi đã biết điều này vào năm 2002.

Kilgour: Bà nói rằng bà không phải là người gửi thức ăn cho họ khi các học viên bị giam trong các ngôi nhà hoặc các căn phòng trong sân sau phải không?

W: Không phải là tôi.

Kilgour: Bà có biết người nào cung cấp các bữa ăn cho họ sau khi họ ra khỏi phạm vi quyền hạn của bà?

W: Tôi không biết.

Kilgour: Tôi nghe nói nhiều người trong số họ đã bị giết để lấy nội tạng. Năm 2001 và 2002. Điều này có đúng không?

W: Trong những năm 2001-2002, tôi không biết điều gì về mổ cắp nội tạng. Tôi chỉ biết nơi giam giữ những người đó.

Kilgour: Như vậy bà đã không phát hiện ra việc này đến tận khi chồng của bà kể lại với bà năm 2003.

W: Đúng vậy.

Kilgour: Ông ấy có kể với bà rằng vào những năm 2001-2002 ông ấy đã bắt đầu thực hiện những ca phẫu thuật này không?

W: Vâng, ông ấy đã bắt đầu vào năm 2002.

Kilgour: Chồng cũ của bà bắt đầu vào năm 2002?

W: Vâng.

Kilgour: Bà có biết chút nào về liệu có những ca phẫu thuật [cắt lấy nội tạng] từ năm 2001 không?

W: Những ca phẫu thuật này đã bắt đầu vào năm 2001. Một số được thực hiện ở bệnh viện của chúng tôi, và một số được thực hiện tại các bệnh viện khác trong vùng. Tôi đã phát hiện ra [điều này] vào năm 2003.

Ngay từ khi bắt đầu ông ấy cũng đã thực hiện các ca phẫu thuật này, nhưng ông ấy không biết họ là các học viên Pháp Luân Công. Ông ấy là một nhà giải phẫu thần kinh. Ông ấy cắt lấy giác mạc. Bắt đầu từ năm 2002 ông ấy biết rằng những người mà ông phẫu thuật là những học viên Pháp Luân Công. Bởi vì bệnh viện của chúng tôi không phải là một bệnh viện cấy ghép – nó chỉ có trách nhiệm cắt lấy – nên ông ấy không biết là những cơ quan này được cấy ghép thế nào.

Kilgour: Chồng cũ của bà đã bắt đầu lấy các cơ quan khỏi các học viên Pháp Luân Công kể từ khi nào?

W: Vào cuối năm 2001, ông ấy đã bắt đầu thực hiện phẫu thuật, nhưng ông ấy không biết những thân thể còn sống này là những học viên Pháp Luân Công. Ông ấy biết điều này vào năm 2002.

Kilgour: Loại cơ quan nào ông ấy cắt lấy?

W: Giác mạc.

Kilgour: Chỉ giác mạc thôi?

W: Vâng.

Kilgour: Những người đó còn sống hay đã chết?

W: Thông thường những học viên Pháp Luân Công này bị tiêm một mũi gây ra chứng liệt tim. Trong suốt quá trình [phẫu thuật] những người này bị đẩy vào trong các phòng phẫu thuật để cắt lấy các cơ quan [trong cơ thể]. Vì mũi tiêm đó nên trên bề mặt thì tim đã ngừng đập, nhưng não vẫn làm việc.

Kilgour: Thuốc tiêm đó được gọi là gì?

W: Tôi không biết tên của nó nhưng nó gây ra chứng liệt tim. Tôi không phải là một y tá hay một bác sĩ. Tôi không biết tên của các thuốc tiêm.

Kilgour: Gây ra chứng liệt tim cho hầu hết, hay tất cả, hay một số trường hợp.

W: Cho hầu hết mọi người.

Kilgour: Như vậy ông ấy đã lấy giác mạc của những người này, sau đó điều gì đã xảy ra với những người này?

W: Những người này bị đẩy vào các phòng phẫu thuật khác để cắt lấy tim, gan, thận, v.v. Trong một ca phẫu thuật khi ông ấy cùng làm việc với các bác sĩ khác, ông ấy biết được rằng họ là những học viên Pháp Luân Công, rằng các cơ quan của họ bị cắt lấy khi [họ] vẫn còn sống, và rằng không chỉ là cắt lấy giác mạc – họ bị cắt lấy nhiều cơ quan.

Kilgour: Họ đã làm điều đó trong nhiều phòng, có phải không?

W: Vào thời gian sau, khi các bác sĩ này làm việc cùng với nhau, họ bắt đầu thực hiện các ca phẫu thuật cùng nhau. Vào lúc bắt đầu, [do] lo sợ thông tin có thể bị rò rỉ, các cơ quan khác nhau đã bị cắt lấy bởi các bác sĩ khác nhau ở các phòng khác nhau. Sau đó, khi họ đã lấy tiền, họ không còn sợ chút nào nữa. Họ bắt đầu cắt lấy các cơ quan cùng với nhau.

Đối với các học viên khác bị phẫu thuật ở các bệnh viện khác, chồng cũ của tôi không biết điều gì đã xảy ra với họ sau đó. Đối với các học viên ở bệnh viện của chúng tôi, sau khi thận, gan, v.v và da của họ bị cắt lấy, chỉ có xương và thịt, v.v là còn lại. Thân thể của họ bị ném vào nồi hơi của bệnh viện.

Ban đầu, tôi không hoàn toàn tin rằng điều này đã xảy ra. Vì một số bác sĩ gặp rủi ro trong phẫu thuật có thể hình thành một số ảo giác. Nên tôi đã kiểm tra điều này với các bác sĩ khác và các viên chức khác từ hệ thống y tế của chính quyền.

Kilgour: Vào năm 2003 hay 2002?

W: 2003.

Kilgour: Chồng của bà chỉ lấy giác mạc?

W: Vâng.

Kilgour: Bao nhiêu ca phẫu thuật giác mạc mà chồng cũ của bà đã thực hiện?

W: Ông ấy nói khoảng 2000.

Kilgour: Giác mạc của 2000 người, hay là 2000 giác mạc?

W: Giác mạc của khoảng 2000 người.

Kilgour: Đây là từ năm 2001 tới năm 2003?

W: Từ cuối năm 20001 tới tháng 10 năm 2003.

Kilgour: Đó có phải là khi ông ấy rời bỏ?

W: Đó là thời gian mà tôi biết việc này và ông ấy ngừng không làm nó nữa.

Kilgour: Những giác mạc này đã [được đem] đi đâu?

W: Chúng thường được bệnh viện thu thập. Có một hệ thống tồn tại để xử lý những việc cắt lấy và bán các cơ quan này cho các bệnh viện khác và các vùng khác.

Kilgour: Gần hay xa?

W: Tôi không biết.

Kilgour: Tất cả tim, gan, thận, và giác mạc đều được đưa tới các bệnh viện khác?

W: Vâng.

Kilgour: Bà có biết giá chúng được bán không?

W: Vào lúc đó tôi không biết. Tuy nhiên, vào năm 2002, một người hàng xóm có thay một lá gan. Nó tốn 200 000 nhân dân tệ. So với người nước ngoài bệnh viện giảm giá chút ít cho người Trung Quốc.

Kilgour: Vào năm nào, 2001 hay 2002?

W: 2002.

Kilgour: Người ta đã nói gì với chồng của bà? Họ đã biện hộ thế nào? Đây là những người hoàn toàn khỏe mạnh…

W: Ban đầu, người ta không nói gì với ông ấy. Người ta đề nghị ông ấy giúp đỡ ở các bệnh viện khác. Tuy nhiên, mỗi lần ông ấy làm thế, hoặc đưa ra kiểu giúp đỡ đó, ông ấy nhận được rất nhiều tiền, và phần thưởng bằng tiền mặt – gấp nhiều chục lần so với lương thông thường của ông ấy.

Kilgour: Tổng số tiền mà ông ấy nhận được sau 2000 ca cắt lấy giác mạc là bao nhiêu?

W: Hàng trăm ngàn đô la Mỹ.

Kilgour: Chúng được trả bằng đô la Mỹ?

W: Trả bằng tiền Trung Quốc. Tương ứng với hàng trăm ngàn đô la Mỹ.

Kilgour: Có bao nhiêu bác sĩ đã đang làm chuyện cắt lấy các cơ quan trong cơ thể tại bệnh viện, và trong vùng nào? Chúng ta đang nói về 100 bác sĩ, hoặc hàng tá hoặc 10?

W: Tôi không biết chính xác có bao nhiêu người đã đang làm việc này. Nhưng tôi biết khoảng 4 hoặc 5 bác sĩ là những người quen của chúng tôi tại bệnh viện đã đang làm việc này. Và ở các bệnh viện khác, các bác sĩ đa khoa cũng đã đang làm việc này.

Kilgour: Có bất kỳ bản ghi chép nào trong phòng thống kê về có bao nhiêu người đã bị phẫu thuật không?

W: Không có thủ tục hoặc công việc giấy tờ thích hợp nào cho loại phẫu thuật này. Vì thế không có cách nào để tính số ca phẫu thuật theo một cách thông thường.

Kilgour: Sau khi các học viên đã được chuyển xuống dưới lòng đất vào cuối năm 2001, bà có biết nguồn cấp thực phẩm cho họ đến từ đâu không?

W: Thực phẩm vẫn từ phòng của chúng tôi; chỉ là số lượng từ từ giảm đi. Vào cuối năm 2001 chúng tôi đã nghĩ rằng họ đã được thả. Vào năm 2003, tôi được biết rằng họ không được thả mà được chuyển xuống dưới lòng đất hoặc tới các bệnh viện khác.

Kilgour: Khu dưới lòng đất được điều hành bởi lực lượng quân đội hay bởi bệnh viện? Bà đã nói rằng thực phẩm vẫn từ bệnh viện.

W: Chúng tôi không chịu trách nhiệm thu mua thực phẩm cho những người bị giam giữ dưới lòng đất. Đó là tại sao có quá nhiều khác biệt trong việc thu mua thực phẩm khi mọi người bị chuyển xuống khu liên hợp dưới lòng đất. Nhưng thực phẩm của một số người bị giam giữ vẫn được cung cấp bởi bệnh viện, và cho một số người khác thì không phải. Sự giảm của thực phẩm không cân xứng với sự giảm số người bị giam giữ.

Kilgour: Chồng của bà đã kể với bà điều gì về khu dưới lòng đất? 5000 người đã bị giết, hay là hơn 5000 người?

W: Ông ấy không biết có bao nhiêu người bị giam dưới lòng đất. Ông ấy chỉ nghe nói từ những người khác rằng mọi người bị giam dưới lòng đất. Nếu cứ mỗi ngày có 3 ca phẫu thuật, sau nhiều năm làm phẫu thuật, với 5000-6000 người, thì sẽ không còn lại nhiều người. Toàn bộ kế hoạch và việc mua bán các cơ quan trong cơ thể đã được tổ chức bởi hệ thống y tế của chính quyền. Trách nhiệm của các bác sĩ chỉ đơn giản là làm những gì họ được bảo phải làm.

Kilgour: Ông ấy đã không tự đi xuống khu dưới lòng đất?

W: Ông ấy không tự đi.

Kilgour: Còn các thao tác sơ bộ [ban đầu] trong khu dưới lòng đất thì sao?

W: Ông ấy không bao giờ ở đó.

Kilgour: Tất cả những người đó, có phải họ đã chết khi họ bị phẫu thuật? Hay là tim của họ đã ngừng đập? Ông ấy có biết rằng họ đã bị giết sau đó? Họ vẫn còn chưa chết.

W: Vào lúc đầu ông ấy không biết đó là những học viên Pháp Luân Công. Thời gian trôi qua, ông ấy biết rằng đó là những học viên Pháp Luân Công. Khi họ thực hiện thêm nhiều ca cắt lấy các cơ quan trong cơ thể và trở nên dày dạn/trơ/cả gan hơn, những bác sĩ này đã bắt đầu thực hiện việc cắt lấy cùng với nhau; bác sĩ này cắt lấy giác mạc, bác sĩ kia cắt lấy thận, bác sĩ thứ 3 lấy gan. Vào lúc đó, người bệnh nhân, hay người học viên Pháp Luân Công này, anh ta biết bước tiếp theo xảy ra trên thân mình là gì. (Người dịch đã thêm vào bản dịch hai câu bị quên: Vâng, tim ngừng đập, nhưng họ vẫn còn đang sống). Nếu da của nạn nhân không bị lột lấy và chỉ các cơ quan bên trong bị cắt lấy, các chỗ rạch ra trên thân nạn nhân sẽ được khâu lại và một người (đại diện?) sẽ ký vào giấy tờ. Các thân thể sẽ được gửi tới lò hỏa thiêu gần vùng Tô Gia Đồn.

Kilgour: Chỉ khi nếu da bị cắt lấy thì họ sẽ bị gửi tới gian nồi hơi?

W: Vâng.

Kilgour: Thông thường thì nguyên nhân “được cho là” của cái chết được đưa ra là gì?

W: Thông thường không có lý do rõ ràng khi các thân thể bị gửi tới lò hỏa thiêu. Thông thường các lý do là “Tim ngừng đập”, “chứng liệt tim”. Khi những người này bị vây bắt và giam giữ, không ai biết tên của họ hoặc họ đến từ đâu. Vì thế khi họ bị gửi tới lò hỏa thiêu, không ai có thể xác nhận thân thể của họ.

Kilgour: Ai quản lý thuốc làm cho tim ngừng đập?

W: Y tá.

Kilgour: Y tá làm việc trong bệnh viện?

W: Y tá được các bác sĩ này mang tới. Các bác sĩ, bao gồm cả chồng cũ của tôi, đến bệnh viện này vào năm 1999 hay 2000. Ông ấy mang y tá của mình theo. Khi việc mổ cắp các cơ quan trong cơ thể mới bắt đầu, các y tá được chỉ định cho các bác sĩ này. Bất cứ nơi nào các bác sĩ đi, các y tá của họ đi với họ chừng nào các ca phẫu thuật mổ cắp còn được quan tâm. Những y tá này không giống như những thư ký riêng.

Vào năm 2003, các nhà chức trách về y tế của chính quyền gửi nhiều bác sĩ liên quan tới việc mổ cắp các bộ phận trong cơ thể tới một khu vực bị niêm phong bởi chính quyền vì SARS. Những bác sĩ này đã tin rằng họ được gửi tới đó để cho họ sống hoặc chết ở đó. Tôi có ý là chính quyền đã muốn thủ tiêu bí mật nhóm người đầu tiên có liên quan tới mổ cắp các cơ quan trong cơ thể. Vì thế đã gửi họ tới một vùng bị ảnh hưởng bởi SARS trong Bắc Kinh.

Từ quan điểm đó chồng của tôi đã nhận ra rằng có nguy hiểm khi làm việc này và bất kỳ lúc nào ông ấy có thể bị giết và bị gạt bỏ đi vì là một kẻ tòng phạm. Sau đó, khi ông ấy muốn từ bỏ [việc này], có ai đó đã cố giết ông ấy.

Kilgour: Trong bệnh viện?

W: Bên ngoài bệnh viện.

Kilgour: Bà có thể cho chúng tôi biết chi tiết hơn được không?

W: Vào cuối năm 2003, sau khi tôi biết được việc này, ông ấy đã quay trở lại từ Bắc Kinh. Ông ấy không còn có thể sống một cuộc sống bình thường được nữa. Sau khi tôi biết về nó, ông ấy đã lắng nghe lời khuyên của tôi và đã quyết định từ bỏ không làm việc này nữa. Ông ấy đã nộp đơn xin nghỉ hưu. Nó vào khoảng tết (năm mới) của năm 2004.

Vào tháng hai năm 2004, sau khi đơn xin nghỉ hưu của ông ấy đã được chấp nhận, tháng làm việc cuối cùng tại bệnh viện, công việc của ông ấy đang nhàn rỗi. Trong thời gian đó chúng tôi nhận được cú điện thoại đe dọa tại nhà. Ai đó đã nói với ông ấy: “Mày hãy coi chừng cái mạng của mày”.

Một ngày chúng tôi rời công việc vào buổi chiều. Có hai người bước về phía chúng tôi và cố gắng ám sát ông ấy. Nếu anh là một phụ nữ, tôi có thể cho anh thấy vết sẹo của tôi, bởi vì tôi đã đẩy ông ấy sang một bên và nhận lấy nhát dao găm đâm. Đàn ông không có giác quan thứ sáu tốt cho lắm, vì thế ông ấy tiếp tục bước đi. Khi tôi nhận ra rằng hai người đang đẩy con dao ra để đâm ông ấy. Tôi đã đẩy ông ấy sang một bên và nhận lấy nhát dao cho ông ấy. Nhiều người kéo đến và tôi được đưa vào bệnh viện. Hai người đàn ông chạy mất.

Kilgour: Bên nào? (Vị trí của vết sẹo)

W: Bên phải.

Kilgour: Bà có biết hai người này là ai không?

W: Ban đầu tôi không biết. Sau đó tôi biết.

Kilgour: Họ là ai?

W: Tôi được biết rằng họ là những tên sát nhân được các nhà chức trách về y tế của chính quyền thuê mướn.

Kilgour: Làm thế nào bà biết được điều đó về hai kẻ này?

W: Bởi vì gia đình tôi là một phần của hệ thống y tế của chính quyền. Mẹ của tôi đã từng là một bác sĩ.

Sau khi những việc này xảy ra, các bạn của tôi khuyên chúng tôi ly dị như thế có thể tách con của chúng tôi và tôi ra khỏi chồng tôi. Xét cho cùng, con của chúng tôi và tôi đã không tham dự vào bất kỳ cái gì trong việc này. Vì thế chúng tôi đã ly dị vào cuối năm 2003, rất sát dịp tết (năm mới) năm 2004.

Kilgour: Bà nghĩ bao nhiêu người vẫn còn sống?

W: Ban đầu tôi ước tính có khoảng 2000 người còn lại vào lúc mà tôi rời Trung Quốc năm 2004. Nhưng tôi không thể đưa ra con số nữa, bởi vì Trung Quốc vẫn đang bắt giữ các học viên Pháp Luân Công và có người đến và đi. Vì thế bây giờ tôi không thể đưa ra một con số nữa.

Kilgour: Làm thế nào bà đưa ra được con số 2000 này vào năm 2004.

W: Theo số lượng [ca phẫu thuật] mà chồng cũ của tôi đã làm và các bác sĩ khác đã làm. Các bác sĩ tốt có liên hệ tốt với nhau bên trong hệ thống y tế. Nhiều người trong số họ đã từng là bạn học trong các trường y. Con số được ước tính bởi một vài bác sĩ có dính líu. Khi chúng tôi ở riêng cùng nhau, họ đã thảo luận tổng số người là bao nhiêu. Vào lúc đó, các bác sĩ này không còn muốn tiếp tục nữa. Họ muốn đi sang các nước khác hoặc chuyển sang các lĩnh vực khác. Vì thế tổng số người chết đã được tính toán và suy ra bởi những bác sĩ có dính líu đến này.

Kilgour: Ước tính của họ về số người đã bị giết là bao nhiêu?

W: Họ đã ước tính 3000-4000 người.

Kilgour: Đây là ước tính của tất cả các bác sĩ?

W: Không. Bởi ba bác sĩ mà chúng tôi quen.

Kilgour: Bà còn có gì khác muốn nói không?

W: Người Trung Quốc hay không, họ nghĩ không thể nào Tô Gia Đồn giam giữ quá nhiều học viên Pháp Luân Công như thế. Họ chỉ tập trung vào mỗi bệnh viện Tô Gia Đồn này. Bởi vì hầu hết mọi người không biết rằng có những khu ngầm dưới lòng đất. Bởi vì tôi làm việc ở Tô Gia Đồn, tôi biết về Tô Gia Đồn. Các bệnh viện và trung tâm giam cầm khác… xem xét kỹ và đặt kiểm soát lên những khu [ngầm] này sẽ giúp giảm số người chết.

Đối với người Trung Quốc, khi một người ra mặt, vẫn còn có thành viên gia đình của họ ở Trung Quốc.

Họ vẫn sợ không dám ra mặt nói lên sự thật. Họ sợ nó có thể đặt các thành viên gia đình họ vào nguy hiểm. Nó không có nghĩa là họ không biết về việc này.

A: Mẹ của bà có biết về những gì bà đang làm không?

W: Có.

A: Bà ấy vẫn làm việc trong hệ thống y tế của chính quyền?

W: Không. Bà ấy đã nghỉ hưu từ lâu. Bà ấy đã gần 70 tuổi rồi.

Ngày đăng: 4-08-2006