Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Việt nam: 8 người cầm bút nhận được giải thưởng tôn vinh nhân quyền

Những người cầm bút bị cấm, kiểm duyệt, quấy rối và bỏ tù

[Tin  từ New York, 22 tháng 7 năm 2008] Tám người cầm bút Việt nam trong một nhóm gồm 34 người cầm bút khác nhau từ 19 nước nhận được giải thưởng Hellman/Hammett năm nay nhằm ghi nhận sự dũng cảm mà họ đã thể hiện khi đối mặt với việc đàn áp chính trị, “Tổ chức theo dõi Nhân quyền” (Human Rights Watch) hôm nay đã nói.

chaly.jpg

Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng tại phiên xử hôm 30/3/2007

ap_hrw_brad_adams_210.jpg

Ông Brad Adams, Giám Đốc vùng Á Châu của Human Rights Watch

Giải thưởng Hellman/Hammett, điều hành bởi Tổ chức theo dõi nhân quyền, được trao hàng năm cho những người cầm bút là mục tiêu của đàn áp chính trị và vi phạm nhân quyền khắp nơi trên thế giới. Chương trình trợ cấp đã bắt đầu trong năm 1989 khi nhà viết kịch Mỹ Lillian Hellman có nguyện vọng dành tài sản của cô để giúp đỡ những người cầm bút về mặt tài chính theo kết quả bày tỏ quan điểm của họ.

Những người nhận được giải thưởng năm nay từ Việt nam có Cha Nguyễn Văn L‎‎‎ý, một trong những người lãnh đạo dân chủ trong Việt nam. Ông đã bị tống giam nhiều lần trong suốt 30 năm trong khi viết bài kêu gọi nhân quyền, tự do tôn giáo, và tự do ngôn luận. Trong phiên xét xử tại tòa gần đây vào tháng 3 năm 2007, Ông bị kết án 8 năm tù, cảnh sát đã bịt miệng cha Lý để ngăn không cho ông nói.

“Cụm từ tiếng Việt nói tới việc kiểm duyệt, ‘bịt miệng’,  nghĩa là phong kín miệng lại” Ông Brad Adám, giám đốc tại Tổ chức theo dõi Nhân quyền Châu á đã nói. “Không có hình ảnh nào diễn tả tình trạng tự do ngôn luận buồn thảm ở Việt nam ngày nay sinh động hơn bức ảnh cảnh sát đã bạo lực bịt miệng cha L‎ý trong suốt thời gian xử án”

Luật Việt nam đã sử dụng cả hai là luật chính thức và không chính thức để giữ yên lặng về người thắng cuộc nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm nay ở Việt nam. Các người cầm bút bất đồng chính kiến đang bị  kiểm duyệt, quấy rối, truy tố, bỏ tù về tội vu cáo, đuổi việc, cách ly, giam giữ và bị chất vấn bởi cảnh sát, thóa mạ công khai, dàn xếp trước “Tòa án nhân dân” và bị xúc phạm truớc đám đông hay trở thành mục tiêu của những “tai nạn” xe cộ.

“Nhiều người trên khắp thế giới không biết rằng những người cầm bút Việt nam bị ngăn chặn từ những việc đơn giản như là nói lên quan điểm của mình” Adams đã nói. “Điều đó làm cho việc nhận ra rẳng những người cầm bút dũng cảm người bị đàn áp hay hi sinh tự do của họ để thúc đẩy tự do ngôn luận, nhân quyền, và hệ thống đa Đảng ở Việt nam trở thành quan trọng hơn bao giờ hết”

Tổ chức theo dõi nhân quyền đã thực hiện các giải thưởng Hellman/Hammett từ năm 1989, đã trao cho gần 700 người cầm bút trong suốt hơn 19 năm. Giải còn trợ cấp những món tiền nhỏ cho các người cầm bút cần phải rời bỏ ngay đất nước của mình hoặc những người cần chăm sóc chữa trị sau khi bị tù đầy hoặc tra tấn.

Các tiểu sử vắn tắt của 7 người cầm bút Việt nam, họ là những người có thể được đưa ra công khai một cách thận trọng như sau:

Lê Quốc Quân, 36 tuổi, là luật sư đã viết nhiều về quyền công dân, đa chính trị và tự do tín ngưỡng. Ông bị cảnh sát giam giữ 4 ngày sau khi trở về nhà sau một năm ở nước Mỹ theo học bổng Đóng góp quốc gia cho dân chủ (National Endowment for Democracy). Mấy ngày sau khi ông bị bắt người ta không biết chỗ ở hiện nay của ông và không lời buộc tội nào của ông được công khai. Sau đó ông Quân bị buộc tội dưới điều khoản số 79 về tội ” Các hoạt động có mục đích lật đổ nhà nước”. Ông được thả vào ngày 16 tháng 6 năm 2007, nhưng những buộc tội về ông vẫn đang chờ phán xét. Vào ngày 27 tháng 11 năm 2007, trong khi cố gắng tham dự một buổi phán xét của tòa án về 2 luật sư cùng nghề, Ông Quân bị đánh đập và mang đến đồn công an địa phương để ngăn chặn ông tham dự.

Lê Thị Công Nhân, 29 tuổi là một luật sư được thừa nhận rộng rãi như là người lãnh đạo cho các nhà hoạt động chính trị của thế hệ trẻ, là người thành lập các tổ chức bên trong Việt nam có liên kết với các tổ chức bên ngoài. Bà cũng là thành viên sáng lập của Ủy ban Nhân Quyền ở Việt Nam và là người phát ngôn của Đảng Cấp tiến Việt nam, một trong nhiều Đảng đối lập nổi lên trong giai đoạn ngắn ngủi năm 2006 khi Chính phủ Việt nam tạm thời nới lỏng vấn đề tự do ngôn luận. Là một người cầm bút thường xuyên đấu tranh cho dân chủ trên các báo trực tuyến và nhật ký cá nhân mạng (blog). Bà bị bắt vào tháng 3 năm 2007 và bị kết án 4 năm tù giam. Sau này giảm còn 3 năm vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước với điều luật 88 trong bộ luật hình sự.

Nguyễn Phương Anh, 36 tuổi, là một trong những người ảnh hưởng rộng rãi từ các nhà bất đồng chính kiến ở Việt nam ngày nay. Với hình thức là một thương gia, ông sở hữu nhà hàng 1000 chỗ ngồi và một công ty xuất nhập khẩu. Sau đó ông tham gia vào đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ, ông bắt đầu viết các bài bình luận chính phủ trên các website Việt nam. Ông là một thành viên của tờ tập san kín Tổ Quốc được âm thầm phân phối trong Việt nam và trên Internet. Ngay khi ông trỏ thành một nhà hoạt động chính trị, ông bị cảnh sát triệu gọi lên đồn và nói về các doanh nghiệp của ông quản lý. Khi ông bỏ qua các lời cảnh báo, ông bắt đầu bị quấy rầy nghiêm trọng. Cảnh sát mặc đồng phục đến nhà hàng của ông, báo chí quốc gia đưa tin giả dối, và nhà hàng đi đến phá sản. Hàng hóa nhập về công ty ông bị tịch thu, tất cả nhân viên kế toán đột nhiên bỏ việc và công ty của ông bị phạt vì không trả thuế  và bị phá sản. Không những như vậy ông còn nhiều lần bị giam giữ và đánh đập bởi cảnh sát.

Linh mục Nguyễn Văn Lý, 60 tuổi, là một người sáng lập của tạp chí Tự do ngôn luận và nhận được giải thưởng Hellman/Hammett 2 lần. Cha Lý đã viết lời kêu gọi tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và đa Đảng ở Việt nam hơn 30 năm. Một nỗ lực được ghi nhận trong việc ông đã trải qua 15 năm ngồi tù từ năm 1977. Trong một nhà tù năm 2001, ông đã bị nghiện hút và đánh đập trước khi một phái đoàn quốc hội Mỹ sang thăm, vì vậy những lời nói của ông thô tục và ông đã không lý trí thừa nhận những hành động tội lỗi. Ông được thả năm 2005 và nhanh chóng quay lại nhiệm vụ của người bào chữa và người cầm bút bất đồng chính kiến. Cha Lý là một trong những người đi đầu trong công cuộc vận động dân chủ ở Việt nam, được biết đến như khối 8406, đặt tên theo ngày thành lập mùng 8 tháng 4 năm 2006. Lần bị bắt cuối cùng của ông là vào tháng 4 năm 2007 bị kết án tù 8 năm buộc tội tuyền truyền chống phá nhà nước.

Nguyễn Xuân Nghĩa, 58 tuổi, là một nhà báo, người viết tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ và tiểu luận. Ông đến từ một gia đình truyền thống cách mạng; cha ông gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam (VCP) vào năm 1936 và người anh trai ông bị giết trong trong Chiến tranh Đông dương. Nghĩa tiếp tục là thành viên của Hiệp hội nhà văn Việt Nam, mặc dù vẫn chỉ trích VCP. Là một nhà báo, ông viết cho tất cả các báo của chính phủ cho đến năm 2003, khi đó chính phủ đã cấm ông vì các hoạt động dân chủ của ông. Từ đó, ông bị bắt, giam giữ và thẩm vấn nhiều lần; Nhà ông bị lục sóat hai lần; ông bị lăng mạ giữa hội thảo công cộng và bị cách ly. Ông là thành viên của Ban kiểm duyệt báo Tổ quốc, vấn đề tự do dân chủ. Ông cũng là  một thành viên của ủy ban thường trực thuộc khối 8406 và liên minh dân chủ nhân quyền. Vào ngày 27 tháng 11 năm 2007. Ông bị đánh đập dã man bởi cảnh sát tòa án Hà nội khi ông chỉ ra  dân chủ trong khi hỗ trợ hai người bất đồng chính kiến đã xét xử.

Nguyễn Xuân Tú, hay Hà Sỹ Phú, 68 tuổi, là nhà nghiên cứu sinh vật học và một trong những người cầm bút bất đồng chính kiến ở Việt nam. Dưới bút danh của ông là Hà Sỹ Phú, ông nổi tiếng từ năm 1987 bởi bài tiểu luận, “Chúng ta hãy cùng nhau tiến lên bằng lý trí”  Ông tiếp tục viết tiểu luận về triết học, văn thơ trào phúng mà đã được xuất bản ra nước ngoài lưu truyền bí mật trong Việt nam. Hơn 20 năm trước, ông đã chịu đựng tra tấn, cách ly, cảnh sát chất vấn, tạm giam và bỏ tù. Bởi vì sự ảnh hưởng mạnh mẽ của ông đối với những người bất đồng chính kiến khác, trong suốt 11 năm ông bị cấm sở hữu điện thoại và sử dụng Internet. Mặc dù sức khỏe kém, ông tiếp tục viết và tham gia vào thảo luận vấn đề dân chủ.

Phạm Hồng Sơn, 40 tuổi, là bác sỹ. Ông viết các bài báo và các thư ngỏ được truyền tay trong Việt nam và đăng trên các website của cộng đồng người Việt. Ông đã bị bắt và bị giam cầm trong tháng 3 năm 2002. Ông viết về Nhân quyền và dân chủ và đăng lên Internet, bị buộc tội gián điệp dưới điều khỏan số 80. Ông được thả tháng 8 năm 2006, ngay lập tức quay lại viết bài, thậm chí ngay cả khi ông đang lãnh án treo, một dạng của nhà giam. Là một người bất đồng chính kiến lỗi lạc ở Việt nam, ông không thể kiếm việc từ khi ra tù, dù cho nghiệp vụ của ông là bác sỹ trị liệu và người quản trị doanh nghiệp.


Bản tiếng anh: http://hrw.org/english/docs/2008/07/22/vietna19419.htm

Ngày đăng: 28-07-2008