Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Tìm hiểu nguyên nhân dịch viêm phổi Vũ Hán: Những án oan và thiên tai trong lịch sử

Bài viết của Chương Dân

MINH HUỆ 07-07-2020

Từ xưa đến nay, tổ tiên đã lưu lại cho chúng ta rất nhiều điển cố. Bất kể là vào thời kỳ nào, chỉ cần trong tâm chúng ta còn biết khiêm nhường thì những kết tinh lịch sử chứa đầy trí huệ này sẽ có thể giúp cho mỗi người chúng ta mở rộng tấm lòng. Hãy để câu chuyện “Oan Đậu Nga” sau đây cũng như câu nói “tuyết rơi tháng Sáu” giúp chúng ta mở khóa cánh cổng lịch sử, tìm hiểu về nguyên nhân gây ra dịch viêm phổi Vũ Hán lần này, cũng như tìm được chiếc chìa khóa để vượt qua kiếp nạn trước mắt.

1. Quá nhiều án oan dẫn đến chiêu mời thiên tai; rửa sạch oan tình sẽ được ông Trời ban ân

Khi nhắc đến câu chuyện “Oan Đậu Nga” thì ai nấy cũng đều biết rõ. Bởi vì Đậu Nga gánh chịu nỗi oan không thể biện bạch, sau khi phát lời thề rồi bị xử chết thì trời bỗng dưng đổ tuyết trắng xóa vào giữa mùa hè tháng Sáu. Khi hiện tượng “tuyết rơi tháng Sáu” xảy ra, người ta thường hay cảm thấy kì lạ, đồng thời cũng nghĩ đến việc địa phương nơi đó nhất định đã xuất hiện oan tình.

Đối với những ghi chép về tư pháp và các vụ tố tụng, thời cổ đại xa xưa chỉ lưu lại những nguyên tắc ngắn gọn, chứ không có ghi chép chi tiết thành văn, mãi cho đến thời nhà Hán sau này mới có những ghi chép tương đối cụ thể. Mỗi khi xảy ra những dị tượng như hạn hán, nạn châu chấu v.v. Chính là để nhắc nhở quân vương cũng như các thần tử phải xem lại sự nghiệp trị vì thiên hạ của mình có đang xuất hiện sai sót gì không? Hay là vẫn còn oan tình của bách tính chưa được xem xét?

Vào thời nhà Hán, từ địa phương cho đến triều đình trung ương đều tin tưởng vào quan niệm “lục tù giáng vũ”. “Lục” chính là ghi chép, thẩm tra tù nhân giúp cho họ giãi bày oan tình của mình, từ đó phát hiện được những mối nguy hại tiềm ẩn trong đường lối chấp chính của triều đình, giúp cho hoàng đế và thần dân thành tâm hối cải và lập tức cải chính những sai sót của bản thân, có như vậy những tai họa trời giáng cũng sẽ chuyển biến theo chiều hướng tốt.

Trong chính sử có rất nhiều ghi chép loại này. Trong cuốn “Hậu Hán Thư” có nhiều ví dụ ghi chép về việc hoàng đế tiến hành “lục tù” thì trời liền đổ mưa lớn, giải quyết được vấn đề hạn hán. Vào năm Vĩnh Nguyên thứ 6 thời Hán Hòa Đế, đất nước gặp phải hạn hán lớn, hoàng đế tiến hành xét xử lại đối với các phạm nhân mang trọng tội trong lao ngục, đồng thời giúp các phạm nhân rửa sạch oan tình. Lúc hoàng đế còn chưa về tới cung điện thì trời đã bắt đầu đổ mưa. Vào đầu năm An Đế thứ 2, hoàng thái hậu lệnh cho xem xét lại các vụ án oan, trời liền đổ mưa ngay trong ngày hôm đó.

Vào năm Quang Hòa thứ 1, Hán Linh Đế đã hỏi ý các đại thần trong triều về nạn châu chấu hoành hành trong suốt mấy năm qua. Thái Ung (phụ thân của tài nữ Thái Văn Cơ) là một vị quan nổi tiếng thời nhà Hán bèn tâu với vua: “Trong ‘Hà Đồ bí chinh thiên’ có viết: Hoàng đế tham lam bạo chính nên quan lại tàn ác, làm ác đến mức chỉ có thể khép vào tội chết, đó chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra nạn châu chấu. Châu chấu có sức tàn phá rất ghê gớm.” Hà Đồ được truyền lại từ thời thượng cổ đã từng là kim chỉ nam giải thích nguyên nhân cho những thiên tai xảy ra, như vậy thảm họa châu chấu bắt nguồn từ chính quyền bạo lực và quan lại tham lam, gây ra quá nhiều oan tình, cho nên ông Trời mới giáng xuống tai họa dị thường. Để giải quyết vấn đề này, triều đình cần phải biết phản tỉnh với sự cai trị hà khắc của mình, cũng như quan lại không được lạm dụng hình phạt để gây ra án oan, có như vậy thì tai họa sẽ tự nhiên biến mất.

Tần Thủy Hoàng và Hán Vũ Đế đã đưa nền văn minh Trung Hoa tiến nhập vào thời đại “Đại nhất thống” (thống nhất Trung Hoa), đồng thời cũng truyền thừa lại những tinh túy của văn hóa Thần truyền, từ triều đình cho đến quan lại các cấp đều biết kính Trời lễ bái Thần Phật, lý niệm “thiên nhân hợp nhất” cũng được truyền bá rộng rãi. Những phong tục và tinh thần này đã mang đến tầm ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng, có thể nói là chúng đã bén rẽ rất sâu trong tâm của người dân.

2. Thiếu phụ chịu hàm oan khiến cho trời đất phẫn nộ, vùng Đông Hải hạn hán kéo dài, bách tính lầm than

Nhắc đến oan khuất và thiên tai, trong dân gian có lưu truyền rộng rãi câu chuyện “Đông Hải hiếu phụ”. Hình tượng nàng Đậu Nga trong vở kịch Oan Đậu Nga nguyên là người thiếu phụ Đông Hải này. Sau khi Đậu Nga chết thì xảy ra hiện tượng “tuyết rơi mùa hè”, còn sau khi thiếu phụ Đông Hải chết thì xảy ra hạn hán lớn trong suốt ba năm.

Quận Đông Hải thời nhà Hán có một thiếu phụ trẻ tuổi, hết mực giữ gìn trinh tiết; sau khi phu quân qua đời, nàng ấy đã từ chối tái giá, một lòng một dạ phụng dưỡng mẹ chồng. Đức hạnh của nàng được cả quận Đông Hải ca ngợi không ngớt lời. Mẹ chồng lo rằng bà ấy sẽ trở thành gánh nặng cho con dâu nên đã treo cổ tự vẫn. Người em chồng bèn tố cáo chị dâu mình lên quan phủ, thiếu phụ chịu đựng hình phạt tàn khốc nhưng không cách nào giãi bày lòng mình cho nên nàng ấy đành phải thừa nhận tội trạng.

Sau khi thiếu phụ qua đời, quận Đông Hải xảy ra hạn hán lớn trong suốt ba năm, mùa màng thất thu. Sau này có viên Thái thú mới đến nhậm chức, ông ấy đã dò hỏi về nguyên nhân gây ra hạn hán cũng như biện pháp khắc phục thiên tai. Ư Công (vị Tể tướng có công lập quốc thời nhà Hán) bèn lên tiếng: “Vị thiếu phụ năm xưa bị kết án tử hình không chính đáng, viên Thái thú trước đây đã giết oan người ta khiến cho Thượng Thiên phẫn nộ nên mới dẫn đến tai họa hôm nay, sai lầm chính là ở chỗ này.”Tuy nhiên cũng có những người trí thức trong quận vẫn còn nghi vấn, bèn hỏi ông ấy: “Thiếu phụ hàm oan là do viên Thái thú trước đây tự ý ngoan cố làm bậy, là một mình ông ta gây ra tội lỗi nhưng cớ sao toàn quận Đông Hải phải gánh chịu trận hạn hán lớn làm liên lụy đến biết bao nhiêu bách tính? Bách tính cũng không có tham dự vào việc sát hại vị thiếu phụ kia.” Khi đó, viên Thái thú mới đến cũng đặt ra nghi vấn tương tự trong tâm.

Giữa đêm hôm, đương lúc viên Thái thú xem lại những ghi chép của vụ án trước đây, bỗng dưng xuất hiện hai vị sai nha đến mời ông ấy đi gặp Hoàng Lão. Vị Hoàng Lão này nguyên là Thần Thành Hoàng coi sóc quận Đông Hải. Viên Thái thú giãi bày mối nghi hoặc trong lòng mình, Hoàng Lão bèn nói: “Thật ra, viên Thái thú trước đây độc đoán chuyên chính, coi mạng người như cỏ rác, tội nghiệp vô biên. Còn những người dân ở quận Đông Hải có rất nhiều người vẫn luôn biết rõ thiếu phụ là một người đức hạnh, cũng hiểu rõ nàng ấy bị hàm oan nhưng không một ai trong số bọn họ dám đứng ra nói lời công đạo, chỉ biết lo cho sự an toàn của mình, việc này có khác gì trợ giúp người ác làm bừa? Đây chính là bất nghĩa. Còn có người tin tưởng vào viên Thái thú hồ đồ kia, cho rằng thiếu phụ thật sự có tội, đây chính là bất nhân. Từ góc độ này mà nói, toàn bộ người dân trong quận Đông Hải đều có tội như nhau. Cho nên toàn quận phải hứng chịu trận hạn hán này, ông Trời có mắt, từ nào đến giờ chưa từng có tai họa vô cớ, thiên tai nhân họa là để trừng trị những kẻ bất nhân bất nghĩa kia! Thiên lý là rất công bình. Hết thảy mọi chuyện đều có nguyên nhân ở trong đó.”

Viên Thái thú nghe xong cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng, đồng thời cũng tỏ vẻ tín phục. Thần Thành Hoàng gật đầu ra hiệu khen ngợi ông ấy, và lệnh cho sai nha tiễn ông về phủ. Sau đó, Viên Thái thú vấp ngã một cú thật đau, ông liền giật mình tỉnh giấc, lúc này mới biết những điều mình trải qua khi nãy hóa ra là một giấc mộng. Viên Thái thú lập tức cho người chuẩn bị lễ vật cúng kiến, kêu gọi hương thân phụ lão trong quận tiến hành lễ bái, hoàn trả lại sự thanh bạch cho người thiếu phụ. Nghi lễ tế bái trong ngày hôm đó chưa kịp hoàn tất thì trời đã đổ mưa xối xả.

3. Minh bạch đạo lý thì dễ, thực hành mới khó; nhất thời làm được thì dễ, kiên trì lâu dài mới khó

Dân chúng thời nhà Hán sớm đã có nhận thức rõ ràng đối với thiên lý công đạo, nhưng cớ sao oan tình và thiên tai vẫn luôn xảy ra? Chính bởi vì người ta tuy minh bạch đạo lý nhưng không làm được trong thực tiễn. Như vậy rốt cuộc nguyên nhân nằm ở chỗ nào?

Đường Thái Tông từng được ca ngợi là vị hoàng đế lưu danh thiên cổ, trong cuốn “Đế Phạm” có viết đại ý như sau: “Có người nói, minh bạch đạo lý không khó nhưng khó ở việc thực hành thế nào. Hơn nữa, nhất thời thực hành được cũng không có gì là khó, nhưng khó ở chỗ có thể kiên trì từ đầu đến cuối hay không.”

Chấp hành theo pháp luật không qua được nhân tâm. Vào năm Trinh Quán thứ 5, Đường Thái Tông dùng luật quá nghiêm nên đã xuất hiện sai sót trong lúc xử lý một vụ án. Đường Thái Tông bèn nói với các quan đại thần: “Thân mình nhận lấy bổng lộc của bách tính tất phải lo trước cái lo của bách tính, sự việc không phân lớn nhỏ, hết thảy đều phải lưu ý. Hôm nay nếu trẫm không hỏi thì các khanh cũng không nói, các khanh nhìn thấy sự việc mà không thẳng thắn khuyên can trẫm, thử hỏi các khanh giúp trẫm trị quốc chỗ nào?Thân làm quan đại thần, không biết hỏi han về những thiếu sót của quân vương chính là không chủ động lên tiếng, mắt nhắm mắt mở cho qua sẽ dẫn đến hình phạt bất công, để lại mối hiểm họa cho bách tính thiên hạ.” Đường Thái Tông thời thời khắc khắc vẫn luôn nhắc nhở bản thân mình về việc lạm dụng quyền lực, đồng thời nỗ lực cải chính bản thân theo lời can gián của các quan đại thần.

Nguyên nhân căn bản của án oan là vì người nắm quyền thờ ơ với chức năng vốn có của luật pháp. Họ chỉ vì thành tích chính trị hay mục đích cá nhân mà dám vung cây gậy quyền lực và sử dụng hình phạt một cách tùy tiện, quên hẳn đạo lý truyền thống “luật pháp bắt nguồn từ Lễ” của Trung Quốc. Những đạo lý và lễ nghĩa do các bậc tiên hiền lưu lại vẫn luôn được bày ra trên điện đường triều chính, nhưng thật sự có thể kiên trì thực hành hay không mới là chuyện không dễ chút nào. Cường quyền, lao ngục cũng giống như thuốc phiện vậy, nó thường khiến cho người chấp chính dấn chân vào vũng bùn lầy, khó mà tự mình vực dậy.

Trong lịch sử, triều đại xuất hiện nhiều oan tình nhất là thời Minh. Việc lạm dụng quyền lực vào thời kỳ này đã đạt đến trình độ xưa nay chưa từng có tiền lệ. Thái giám kiểm soát Đông xưởng, Tây xưởng; còn có cả cấm vệ quân, trấn phủ ti xem việc kiểm soát và bức hại các quan đại thần thời Minh giống như sự nghiệp của mình, bọn họ đe dọa đến cả việc trị quốc, gây ra vô số oan tình cũng như lạm dụng hình phạt tàn khốc nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Tương ứng với tình huống ấy, triều đại này cũng hứng chịu nhiều thiên tai nhất trong lịch sử. Có người đã từng thống kê như sau: Trong suốt 277 năm thống trị của triều Minh, có ít nhất 168 năm xảy ra dịch bệnh, có trên 330 lần bùng phát đủ loại dịch bệnh ở các địa khu khác nhau.

Mỗi lần xảy ra hạn hán lớn, lũ lụt và động đất, các hoàng đế thường hay ra lệnh kêu gọi góp ý thẳng thắn trước những dị tượng xảy ra, đồng thời họ cũng đốt hương lễ bái ông Trời để sám hối tội lỗi bản thân đã gây ra trên bề mặt; nhưng trên thực tế, họ vẫn không muốn buông bỏ việc dựa dẫm vào lao ngục và hình phạt, họ vẫn xem thủ đoạn quyền lực như là điều bảo chứng để ổn định chính quyền.

Họ vừa vái Trời cầu nguyện, lại vừa làm ra những chuyện thương thiên hại lý, thử hỏi loại hành vi này làm sao có thể đắc được sự bảo hộ của Thượng Thiên đây?

4. Phá hoại thiên lý chiêu mời dịch SARS, những người hùa theo đều phải gánh chịu

Bài học giáo huấn lịch sử vẫn còn đó, nhưng mầm mống nguy cơ trong đời sống hiện thực đã gần ngay trước mắt.

Chúng ta hãy thử bàn một chút về dịch SARS năm 2003. Nguyên nhân vì sao lại xảy ra dịch SARS? Rốt cuộc vào năm 2003 đã xảy ra những chuyện gì?

Kể từ năm 1992, Pháp Luân Đại Pháp được truyền ra ở Trường Xuân, đây là cao đức Đại Pháp của Phật gia dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, giúp thân tâm con người đạt được tịnh hóa, phản bổn quy chân, pháp môn đã đón nhận sự hoan nghênh của quảng đại quần chúng trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, vào năm 1999, Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công chỉ vì lòng đố kỵ với sự phát triển nhanh chóng của pháp môn này.

Cuối năm 2000, Hiệp hội phản tà giáo Trung Quốc (gọi tắt là “tà hội”) đã triệu tập hoạt động kêu gọi một triệu người ký tên phản đối Pháp Luân Công. Hoạt động ký tên bắt đầu từ ngày 11 tháng 1 năm 2001 ở Đại học Bắc Kinh rồi lan ra toàn xã hội. Hiệp hội phản tà giáo Trung Quốc đã trao 100 cuộn giấy dài một trăm mét của chiến dịch “Một triệu chữ ký” cho các địa phương, kêu gọi các ban ngành Đảng bộ cũng như “tà hội” ở địa phương tổ chức cho quần chúng ký tên. Đến hết ngày 26 tháng 2 năm 2001, ban tổ chức công bố số người ký tên đã vượt quá 1,5 triệu người.

Vào tháng 3 năm 2001, đoàn đại biểu của “tà hội” đến Geneve tham dự Hội nghị nhân quyền Liên Hợp Quốc đã mang theo 100 cuộn giấy dài một trăm mét nặng đến một tấn để trưng bày cho công chúng xem nhằm lừa mị cộng đồng thế giới.

Rốt cuộc những người nào đã tham gia ký tên vào đó? Trong số những người ký tên, có người là gia quyến của những học viên đã được thụ ích về thân thể và sức khỏe sau khi học luyện Pháp Luân Công, có người là hàng xóm, bè bạn đã từng khen ngợi Pháp Luân Đại Pháp về phương diện đề cao đạo đức trong tu luyện. Ngay cả những người không có người thân bạn bè tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì họ vẫn có thể nhìn thấy cảnh tượng các học viên luyện công tập thể ở công viên, trước cửa thôn làng, quảng trường v.v.

Phòng 610 cũng như cơ quan công an, viện kiểm sát và tòa án xác thực là những kẻ hành hung chuyên đi bức hại học viên Pháp Luân Công. Nhưng nếu như không có nhiều người ký tên trợ giúp bọn họ vào lúc ban đầu thì cũng khó mà thúc đẩy cuộc đàn áp tàn khốc, lôi kéo một cách có hệ thống toàn bộ các giai tầng xã hội tham dự vào cuộc bức hại đối với nhóm quần chúng tu luyện Đại Pháp Phật gia. Từ năm 1999 cho đến nay, có hơn hàng triệu người đã bị bắt cóc, giam giữ, thậm chí là bị kết án phi pháp, cưỡng chế mổ cắp nội tạng. Đứng trước những oan tình và bất công như thế, thử hỏi con người thế gian không phải gánh chịu trách nhiệm gì sao?

Dịch SARS năm 2003 chính là “sự trừng phạt của ông Trời” đối với việc bức hại Phật Pháp nhằm để hoán tỉnh lương tri của con người thế gian, giúp họ nhanh chóng hối cải và tỉnh ngộ. Lúc dịch bệnh giáng xuống, ai nấy đều cảm thấy kinh hãi, nguyện ý tin vào Thần Phật nhưng sau khi bệnh dịch qua đi thì con người vẫn ngựa quen đường cũ, quên bẵng tất cả những gì đã trải qua trong nguy nạn.

Cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Mạng Tân Hoa Xã của ĐCSTQ đăng tải bài báo cáo “Các gia đình cự tuyệt thẻ hứa tà giáo” vào năm 2007 đã lan truyền từ vùng Bách Sắc tỉnh Quảng Tây đến Nam Ninh v.v., sau đó triển khai ra các nơi trên toàn quốc. Thông qua việc ký tên vào “thẻ hứa” để giám sát qua lại giữa các thành viên trong gia đình cũng như giữa các gia đình với nhau để nhằm dẫn động toàn bộ xã hội phản đối Pháp Luân Công, thậm chí có những gia quyến đã đi trình báo người thân của mình khiến cho họ bị bắt vào các lớp tẩy não chuyển hóa.

Vào tháng 8 năm 2011, Phòng 610 ở trung ương đã quảng bá “những kinh nghiệm ở Quảng Tây” ra toàn quốc, đồng thời cho triển khai hoạt động “Các gia đình cự tuyệt tà giáo”.

Vào năm 2013, ĐCSTQ triển khai tuyên truyền tẩy não phỉ báng Pháp Luân Công trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng trọng điểm là gia quyến của các học viên Pháp Luân Công, phụ nữ nông thôn, học sinh tiểu học và trung học.

Vào ngày 22 tháng 9 năm 2017, ĐCSTQ đã lợi dụng thủ đoạn truyền thông điện tử kiểu mới để thúc đẩy hoạt động ký tên “Nói không với tà giáo” trên mạng Weibo và WeChat, tiến hành tẩy não trên diện rộng đối với những người chưa minh bạch chân tướng.

ĐCSTQ đã lợi dụng những thủ đoạn thống chiến như “tuyên truyền ngoại giao”, “Viện Khổng Tử” v.v. để phát tán bức hại Pháp Luân Công ra toàn thế giới. Bọn chúng sử dụng kim tiền và lợi ích để dẫn dụ con người thế gian phỉ báng Đại Pháp, lôi kéo dân chúng đứng về phía đối lập với Phật Pháp, đảo lộn thiên lý, khiêu vũ cùng với ma quỷ, khiến cho bản thân mình lâm vào tình cảnh nguy hiểm mà không tự biết.

Kết luận

Dịch viêm phổi Vũ Hán năm 2020, cũng có thể gọi là dịch SARS lần thứ hai, đang cảnh báo con người cần phải đưa ra lựa chọn giữa thiện và ác. Nhìn thấy có người ký tên thì mình cũng đi theo ký tên, tuy nhiên lúc đặt bút xuống viết vài nét chữ thì đã là vứt bỏ lương tri của mình, trợ Trụ vi ngược, tự đẩy bản thân mình đến bờ vực nguy hiểm.

Thượng Thiên ban cho mỗi người một linh hồn, đồng thời cũng ban cho con người lương tâm và phép tắc đạo đức. Những tín tức bên ngoài là thật hay giả thì cần phải phán đoán thông qua lương tâm và đạo đức của bản thân mình. Nhẹ dạ cả tin, phụ họa theo người khác chính là đã vứt bỏ tiêu chuẩn làm người cuối cùng, tự mình dâng hiến bản thân cho bàn tay ma quỷ lừa người.

Thượng Thiên hết lần này đến lần khác từ bi với chúng sinh, ban cho con người cơ hội tỉnh ngộ, người viết mong rằng nhân loại biết trân quý cơ hội hiếm có này để không lưu lại hối hận vĩnh viễn cho bản thân mình!


Bản tiếng Hán: http://big5.minghui.org/mh/articles/2020/7/7/408662.html

Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2020/8/5/186195.html

Theo MinhHue Net

Ngày đăng: 11-08-2020