Chính sách tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc cố tình bóp méo những khái niệm quan trọng để lừa mị nhân dân Trung Quốc
Từ MINH HUỆ NET
Dân tộc Trung Hoa có một nền văn minh cổ đại và thâm thuý mà đã kéo dài hơn 5000 năm. Từ khi đảng Cộng sản Trung Quốc nắm chính quyền trong thời gian cận đại, tuy nhiên, những tính cổ truyền này bị tấn công thường xuyên. Trong cuộc tranh đấu cam go này, triết lý của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là đi ngược hoàn toàn với văn hoá cổ truyền Trung Quốc, và nó hoàn toàn triệt hạ bất cứ những gì mà nó nghĩ là cần thiết để nhồi nhét vào đầu mọi người cái văn hoá của chế độ tà ác.
Như đã đề cập trong Chín bài Bình luận về Đảng Cộng sản, “ĐCSTQ cần thay thế nhân tính bằng Đảng tính tà ác, và văn hoá cổ truyền Trung Quốc bằng văn hoá lừa bịp, quỷ quyệt và bạo động của Đảng”. ĐCSTQ đã nguỵ tạo một cách trắng trợn, rộng rải trong chính sách tận diệt văn hoá Trung Quốc, gây lẫn lộn rất nhiều ý nghĩa, ý niệm, ý kiến và thậm chí sự xử dụng chính xác của rất nhiều từ ngữ Trung hoa. Dưới đây là một vài ví dụ.
1. ĐCSTQ đã sửa đổi khái niệm “Cách mạng”
Chủ thuyết Cộng sản kêu gọi “Cách mạng” và dùng những danh xưng như “đảng viên cách mạng”, “cảm tử quân cách mạng”, “đồng chí cách mạng”, “truyền thống cách mạng” v.v. Trong khi nghĩa chính của “cách mạng” trong ý nghĩa về chính trị “lật đổ một chính quyền và thay vào đó một chính quyền khác”, thì ĐCSTQ lại dùng “cách mạng” với hàm nghĩa là “giết người”.
“Cải cách ruộng đất”, trong thực tế, chỉ là giết người hàng loạt đối với tầng lớp địa chủ. “Cải cách Kỹ nghệ và Thương mại” có nghĩa là giết hết đám người lang thang, nghèo khó, và “cách mạng văn hoá” có nghĩa là càn diệt thật nhiều người, thậm chí giết cả Chủ tịch Liu Shaoqi (Lưu Thiếu Kỳ). Khi tổng bí thư đảng Zhao Ziyang (Triệu Tử Dương) bất đồng ý về vụ tàn sát sinh viên học sinh tại Thiên An Môn vào ngày 4 tháng 6, 1989, ông ta bị gán là “phản cách mạng”. Cái lối sửa cái ý nghĩa “cách mạng” đã kích thích người Trung Quốc có hàm ý giết người nhiều hơn, và làm ngơ với sự chà đạp về nhân bản. Tội ác càng ngày càng dữ tợn hơn, và nền tảng đạo đức càng ngày càng suy đồi hơn.
Chính sách tuyên truyền của ĐCSTQ lập đi lập lại danh từ “cách mạng”. Đúng ra họ nên thay đổi và dùng từ “giết người” có lẽ thích hợp hơn.
2. ĐCSTQ pha trộn giữa Đảng và dân tộc Trung Quốc
Khi các quốc gia tự do chỉ trích về chính sách vi phạm nhân quyền và chế độ hà khắc, độc tài tại Trung Quốc, ĐCSTQ hoàn toàn chối bỏ lời chỉ trích và hô hoán là “thù ghét Trung Quốc” (phản Hoa). Ở đây ĐCSTQ cố tình gán ép là “chống Trung Quốc” thay vì “chống cộng sản”. Nó cũng cố tình gây lầm lộn danh từ Trung Quốc. Nó xếp Trung Quốc ngang hàng với ĐCSTQ.
Trong thực tế, “chống cộng sản” và “chống Trung Quốc” là hoàn toàn khác biệt nhau. Chủ nghĩa Cộng sản hoàn toàn mất hết thế đứng trên thế giới. Liên bang Sô viết đã tan rã. Không một ai trên thế giới tin vào chủ nghĩa cộng sản bỏ xó mà ĐCSTQ đang xử dụng để lừa bịp nhân dân Trung Quốc. Các đảng viên cao cấp trong ĐCSTQ đang dồn hết sức thu vén quyền lực và lợi lộc. Những gì chủ thuyết cộng sản mang đến cho nhân loại chỉ là sự đảo lộn gây ra bởi chiến tranh, độc đoán, nghèo khó, lạc hậu và giết người không gớm tay. “Chống cộng sản” là tiên đề của thế giới hôm nay, và “triệt hạ chủ thuyết cộng sản” là một điều hiển nhiên không thể tránh khỏi. Đảng Cộng sản không cần biết những gì thật sự “chống Trung Quốc”. “Chu Ân Lai có thể cứu Sihanouk chỉ bằng một lời nói, nhưng ĐCSTQ cố tình làm ngơ với 200,000 người Hoa kiều bị giết hại bởi đảng Cộng sản Campuchia. Ngay lúc đó, rất nhiều người Campuchia gốc Hoa đến toà Đại sứ Trung Quốc để cấu cứu, nhưng toà Đại sứ hoàn toàn làm ngơ” (trích từ Chín bài Bình luận về Đảng Cộng sản, trang 218)
ĐCSTQ cố tình trói chặt Đảng vào dân tộc Trung Quốc để trì hoãn bị diệt vong. Mặc dầu cố tình trộn lẫn như thế, “đảng Cộng sản” và “dân tộc Trung Quốc” là hai thực thể hoàn toàn khác nhau. Trung Hoa có một lịch sử 5000 năm, nhưng đảng Cộng sản chỉ mới có các đây chừng 70 năm. Làm thế nào một đảng chính trị nhỏ bé như thế lại xếp ngang hàng với dân tộc Trung Hoa được?
3. Đảng Cộng sản cố tình làm lẫn lộn giữ Đảng và Quốc gia
Chính sách nhồi sọ của đảng Cộng sản, bạn thường nghe rằng “yêu đảng là yêu nước”. Khi chế độ gặp khó khăn, thì chúng nói rằng “tiêu diệt đảng và quốc gia”. Đây là lối lừa mị thâm độc, cố tình làm lẫn lộn ĐCSTQ và Trung Hoa.
Rỏ ràng thì ĐCSTQ không thể là Trung Hoa được. Những người yêu đảng có thể không yêu dân tộc Trung Hoa. Ngược lại, cũng có những người yêu dân tộc Trung Hoa lại không yêu đảng. “Tiêu diệt đảng” không có nghĩa là “tiêu diệt quốc gia”. Nếu ĐCSTQ bị tiêu diệt, Trung Hoa vẫn tồn tại. Rất nhiều người Trung Hoa tại hải ngoại, hiện nay chống lại sự tồn tại của ĐCSTQ. Họ kêu gọi tự do, dân chủ, và quan tâm đến số phận nhân dân Trung Quốc tại Trung Quốc. Như vậy lòng quan tâm của họ làm cho họ không yêu nước sao? Họ mới thật sự là những người yêu nước. Những người này yêu nước nhất vì họ có lòng quan tâm đến đồng bào mình. Để phân tích rỏ ràng hơn, chúng ta biết Giang Trạch Dân yêu đảng rất nhiều, nhưng y đã nhượng hơn 1 triệu cây số vuông đất đai của Trung Quốc cho Nga, vì thế y trở thành một tên bán nước khét tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc!
Trong văn chương của ĐCSTQ, bạn thường thấy “đảng và nhà nước”. Thật ra, đảng Cộng sản khống chế quốc gia, và nó toàn quyền định đoạt vận mệnh quốc gia mà những người sống ở các quốc gia vô cộng sản không tài nào hiểu nổi.
Trong Chín bài Bình luận về Đảng Cộng sản có nói “So sánh với lịch sử 5000 năm của Trung Hoa, thì 55 năm cầm quyền của ĐCSTQ chỉ là một nháy mắt… Chỉ khi nào ĐCSTQ bị diệt vong, thì một Tân Trung Hoa mới có hy vọng. Nếu không có ĐCSTQ, thì người dân thật thà, chất phác, thẳng thắn mới có thể tạo dựng một Trung Hoa hùng tráng được”
4. Đảng Cộng sản pha trộn giữa Đảng và Xã hội
Khi ĐCSTQ phê bình và mạ nhục đối phương, nó có thói quen dùng ngôn từ như “chống phá đảng và chống phá xã hội”. Đây là một lề lối thông dụng, pha trộn hai thứ với nhau: giữa đảng Cộng sản và xã hội Trung Hoa.
ĐCSTQ không phải là xã hội Trung Hoa. Mặc dầu ĐCSTQ có 60 triệu đảng viên, hầu hết những cơ quan, đoàn thể của họ đều trong tình trạng kiệt quệ. Dân số của Trung Quốc có 1.3 tỉ, thì tại sao ĐCSTQ lại tuyên bố là chúng đại diện cho toàn thể xã hội Trung Hoa? ĐCSTQ tự cho mình mà “siêu việt”, tạo nên lời nói dóc “Ba Đại biểu” của Giang Trạch Dân, và dùng bộ máy tuyên truyền khổng lồ, lập đi lập lại chính sách tuyên truyền như người ta rao giảng. Tất cả những khẩu hiệu của ĐCSTQ dùng để tuyên truyền đều là lừa mị hoặc là mơ tưởng, và không có lời nào tạo được niềm tin từ trong nhân dân. ĐCSTQ tự tuyên dương mình và sau đó cưỡng ép nhân dân học tập lời tuyên dương và chấp nhận chúng. Điều này giống như lời lý luận ngu xuẩn của lủ côn đồ.
ĐCSTQ không được ủng hộ tại Trung Quốc, bị nhân dân nguyền rủa, phỉ nhổ. Nếu ĐCSTQ kết án ai đó “chống phá đảng”, mọi người chỉ nghe qua và nó là đúng đó. Chính vì điều này, ĐCSTQ lại càng che đậy bộ mặt thật của nó, cho thêm vào chữ “chống phá xã hội” đi sau “chống phá đảng” để kích thích lòng thù ghét và đoạt được mục đích của Đảng là để lừa mị toàn dân.
Được xem là “chống phá đảng” là làm điều gì đó mà không tham gia hay đồng ý sự tranh chấp chính trị dơ dáy để giành giựt quyền lực, danh lợi bằng mọi phương tiện có được. Vạch trần tội ác tày trời của ĐCSTQ để cho mọi người khỏi vướng vào chén thuốc độc do ĐCSTQ chế ra mà đã nhồi nhét vào tâm khảm của toàn dân chính là làm vững mạnh xã hội. Đây chính là đi ngược lại cái định nghĩa “chống phá xã hội” của ĐCSTQ. Nói về sự sụp đổ không tránh khỏi của ĐCSTQ, đây chính là định luật không vượt thoát được của lịch sử nhân loại và là kết quả không tránh khỏi do những hành động tà ác của ĐCSTQ.
5. Đảng Cộng sản tự xếp nó ngang hàng với Chính phủ
Tại một quốc gia tự do, dân chủ thực sự, chính phủ là cơ cấu chính chịu trách nhiệm về lãnh đạo quốc gia và xã hội, và những nhân vật này phải được tuyển chọn từ các đảng phái chính trị, được nhiều cử tri bầu phiếu trong cuộc vận động và bầu cử sau đó mới được giữ chức vụ trong chính phủ. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, sự quan hệ giữa chính phủ và đảng thì ngược lại: Để được làm việc trong các phân ban trong chính phủ, một người Trung Quốc trước tiên phải là đảng viên ĐCSTQ, nếu không thì không bao giờ có hy vọng trong sự nghiệp chính trị.
Tại Trung Quốc, “Từ chính phủ trung ương cho đến các ban lãnh đạo phường, thôn tại nông thôn, các nhân viên chính phủ này luôn luôn đặt dưới quyền các bí thư đảng tại đó, vì thế các ban lãnh đạo này phải làm theo lệnh của ban bí thư của đảng Cộng sản tại địa phương đó. Tiền chi phí, tiêu tổn của ban bí thư đảng phải được chính quyền tại địa phương đó cung cấp và tính vào tiền phí tổn của địa phương đó… Sự tổ chức của ĐCSTQ, giống như một con quái vật chiếm hồn to khổng lồ, đang quấn lấy từng bộ phận, cơ quan, bất kỳ lớn hay nhỏ, tại xã hội Trung Quốc như bóng với hình. Nó thâm nhập sâu sắc vào từng thớ thịt, mạch máu của xã hội với cái vòi hút máu không ngán của nó, và vì thế đã điều khiển và tráo trở, toan tính cho từng hoạt động của xã hội” (Chín Bình luận về Đảng Cộng sản)
Con quái vật thu hồn ĐCSTQ đã bám chặt vào xã hội Trung Quốc và điều khiển chính phủ Trung Quốc. Trong những bài phát biểu, ĐCSTQ thường mô tả nói là “đảng và chính phủ”, có nghĩa là “đảng” lãnh đạo, “chính phủ” làm theo. Điều này hoàn toàn đi ngược lại mối quan hệ của chính phủ và đảng phái.
ĐCSTQ điều khiển mọi tầng lớp chính phủ, thao túng và trấn áp nhân dân, và gây cho chính phủ phải đi đến ngỏ cùng và bắt buộc phải đặt lợi tức nhanh và nhiều lên trên mọi quyền lợi khác. ĐCSTQ gọi các cơ quan chính phủ “đảng và cơ quan chính trị”, và hầu hết các chức vụ trưởng ban, ngành trong chính phủ đều là Bí thư của Trung ương Đảng. Khi sự lãnh đạo quốc gia dần dần mất vào tay đảng, thì khi đối phó với các khủng hoảng, phương pháp chính mà chúng thường dùng để giải quyết là “giết người” và “lừa mị”.
6. Đảng Cộng sản dài quá tay trong quan hệ với Quân đội
ĐCSTQ xem quân đội như là “của riêng” hay lực lượng công an riêng. Nó không ngừng hô hào, la hoán rằng “đảng là lãnh tụ tối cao của quân đội” và những thứ khác. Thật ra, sự quan hệ quyền lực tuyệt đối giữa đảng và quân đội chỉ có dưới thời Đức quốc xã.
Theo quyển Câu chuyện có thật về Giang Trạch Dân của Trung Quốc, “Tại những hệ thống xã hội tân tiến nhất, thì những đảng phái lãnh đạo chính phủ phải thông qua bầu cử và được thắng cử. Những đảng phái đối lập khác có vai trò ‘kiểm tra và quân bình’ trong các dự án của đảng lãnh đạo. Nếu quốc gia không phát triển tốt đẹp, thì vị lãnh đạo quốc gia cũng có thể bị truất phế hay từ chức”.
“Tại những quốc gia đó, quân đội không thuộc về bất cứ đảng phái nào, chỉ lệ thuộc vào quốc gia. Trách nhiệm của quân đội là giữ gìn tự do, quyền lợi cho nhân dân và bảo vệ chủ quyền đất nước. Bất cứ sự xung đột nào giữa các đảng phái, hay trong một đảng phái, thì không có liên hệ gì đến quân đội. Không cần biết đảng phái nào thắng cử, nắm chính quyền, quân đội luôn luôn trung thành với tổ quốc và luôn luôn tuân lệnh vị tổng tư lệnh tối cao của quốc gia trong giai đoạn đó. Đây là lý do quan trọng nhất tại sao chính phủ tại các quốc gia dân chủ luôn luôn được ổn định, mặc dầu giữa các đảng phái luôn luôn có sự tranh chấp, xung đột mạnh mẽ với nhau”.
“Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc, thì khác với các quân đội tại các quốc gia dân chủ. Trung Quốc thật ra chỉ có một quân đội của Đảng, chứ không phải là quân đội của quốc gia. Quân đội chỉ là một công cụ xử dụng cho quyền lợi cá nhân. ĐCSTQ luôn luôn nói về ‘xây dựng một chi nhánh tại quân đoàn’, và Mao Trạch Đông luôn luôn đưa ra lập luận rằng ‘đảng phải xoay hướng nòng súng’. Người thắng cuộc trong các tranh chấp bên trong đảng là người cầm đầu được quân đội”.
7. Đảng Cộng sản gây lầm lẫn về sự quan hệ của nó với các phương tiện truyền thông
Quan hệ giữa đảng Cộng sản và các phương tiện truyền thông cũng giống như quan hệ giữa chủ và tớ. ĐCSTQ công khai nói rằng tất cả các phương tiện truyền thông là ‘miệng mồm của Đảng’. Các phương tiện truyền thông này thường loan tin thất thiệt nhằm để tuyên truyền cho bất cứ ai nghe bản tin đó.
Có rất nhiều ví dụ về bạo động và lừa mị là tính chất của ĐCSTQ. Trong thời “Đại Nhảy vọt” tung hô rất nhiều khẩu hiệu như “Gặt hái được hàng ngàn gram cho mỗi phân”, “Sản xuất gấp đôi số lượng thép” “Vượt qua Anh quốc trong 10 năm”, và “Theo kịp Mỹ trong 15 năm”. Trong thời kỳ “Đại Cách mạng Văn hoá” Liu Shaoqi (Lưu Thiếu Kỳ) bị gán tội và đổ trách nhiệm là “phản bội, phản quốc, ngu xuẩn”. Khi bệnh dịch SARS lan tràn, thì các phương tiện truyền thông bị Đảng cầm quyền bịa đặt là “câu chuyện có thật”, và nguỵ tạo cái gọi là “Vụ Tự thiêu Thiên An Môn” chỉ là hoàn toàn giả dối. Cái lối bịa đặt này rất thông thường tại Trung Quốc.
Mọi người không còn ngạc nhiên gì về cái lối báo cáo này. Thậm chí một người phóng viên kỳ cựu của Hảng Tân Hoa xã hỏi lại “Tại sao bạn lại tin vào những báo cáo của Tân Hoa Xã?” Nhân dân Trung Quốc ngay cả mô tả các phương tiện truyền thông này là ‘những con chó của ĐCSTQ’. Có một giòng chữ rất hay nói rằng “Nó là con chó của Đảng, nó giữ cửa của Đảng. Nói nó cắn ai, thì nó cắn nấy. Nói nó cắn mấy lần, thì nó làm theo”.
Các phương tiện truyền thông tại một xã hội tự do thì như là một ban theo dõi. Rất nhiều vị lãnh tụ ngoại quốc phải từ chức hay ra toà vì dư luận báo cáo, hay vạch trần tội tham nhũng. Tuy nhiên, dư luận tại Trung Quốc thì được xem là “miệng mồm” của ĐCSTQ và được bao che bởi Đảng như một tính chất chung tại các xã hội cộng sản.
8. Sự ổn định xã hội mà mọi người mong đợi không giống như “Sự ổn định” mà ĐCSTQ mong tìm
Nhân dân Trung Quốc đều hy vọng cho một xã hội ổn định, mà họ có thể hưởng một cuộc sống tốt đẹp. Biết được điều này, ĐCSTQ lập đi lập lại “ổn định là ưu tiên hàng đầu” để thu hút đông đảo quần chúng.
Thật ra, “sự ổn định” mà ĐCSTQ mong tìm không giống như ổn định mà nhân dân mong đợi, nhưng sự ổn định về quyền lực của Đảng và sự thu góm danh lợi cho các cá nhân đảng viên. Bạn có thể nhìn vào các hành động và thái độ của ĐCSTQ và có thể thấy rỏ ràng ngay lúc này.
ĐCSTQ đã nắm quyền tại Trung Quốc trong hơn 50 năm qua. Những tệ nạn xã hội càng leo thang, giá trị đạo đức càng suy đồi, sự khác biệt giữa giàu và nghèo càng lớn, những người thất nghiệp khắp mọi nơi, nông dân sống trong bần cùng, tội trạng leo thang và tội ác khắp mọi nơi, tình trạng bạo động gây cho nhiều người vô gia cư, người tốt, thiện nhân thì bị áp bức, biển thủ công quỷ, hối lộ khắp mọi nơi, các đảng viên cao cấp thì tham quyền cố vị, lo làm giàu. Không kể xiết được. Đây có phải là “sự ổn định” mà nhân dân mong đợi không?
ĐCSTQ la hoán rằng “trừ diệt bất ổn định trong trứng nước”. Cái nghĩa thật của câu khẩu hiệu này là sẳn sàng bắn giết! Mà tiêu điểm là ai? Bất cứ ai mà hành động hay niềm tin mà ĐCSTQ xem là “bọn phá ổn định” thì sẽ bị khủng bố rất nghiêm trọng.
“Trong thời ủng hộ dân chủ của sinh viên vào năm 1989, Zhao Ziyang (Triệu Tử Dương), Tổng Bí thư ĐCSTQ, không có ý định đàn áp sinh viên trong phong trào này vào năm 1989. Đàn áp sinh viên là ý định của 8 tên đảng viên già nua khác đang điều khiển ĐCSTQ. Đặng Tiểu Bình lúc đó nói “200,000 mạng người đổi lấy 20 năm ổn định”. ‘Hai mươi năm ổn định’ thật sự có nghĩa là 20 năm ĐCSTQ cầm quyền. Ý kiến này theo đúng như mục tiêu chủ yếu của chính thể độc tài, vì thế ĐCSTQ chấp nhận điều này (Chín Bình luận về Đảng Cộng sản).
Những người chống tham nhũng và muốn dân chủ, tự do thật ra trở thành những “phần tử bất ổn định”s. Công nhân chống lại việc mất việc làm cũng là thành phần bất ổn định. Nhân dân bị cưỡng ép đi kinh tế mới, thỉnh nguyện công lý cũng trở thành bất ổn định. Thật ra có rất nhiều yếu tố “bất ổn định” cho ĐCSTQ, trong khi đó ĐCSTQ thật ra là một thành phần bất ổn định nhất trong xã hội Trung Quốc. Chỉ khi nào trừ khử được ĐCSTQ thì xã hội Trung Quốc mới thật sự ổn định.
“Sự ổn định” của ĐCSTQ và “sự ổn định” xã hội là hai thứ hoàn toàn khác nhau. ĐCSTQ làm lẫn lộn với mục đích là chúng muốn đặt “sự ổn định” thành một khẩu hiệu chính trị nhằm mục đích khủng bố, thanh trừng những ai đi ngược lại chúng.
9. ĐCSTQ thay đổi ý nghĩa của chữ “Mê tín”
Theo Hán văn, nghĩa đen của chữ “mê tín” là tin vào điều gì đó một cách mù quáng. Nó không có nghĩa gì xấu cả. Sau đó đảng Cộng sản cộng thêm nghĩa làm nô lệ . Điều này tạo nên một cái ý là bị làm nô lệ vì mê tín, làm cho nó có nghĩa xấu xa hơn.
Văn hoá Trung Quốc đã bị đồi bại bởi chính sách lừa mị, thủ đoạn và bạo động của đảng Cộng sản. Nhân dân Trung Quốc ngày nay hình như không còn tin tưởng vào bất cứ điều gì. Họ xem những truyền thống xưa củ là bị “nô lệ vào mê tín”
Đảng Cộng sản nói rằng bất cứ hiện tượng nào mà không được khoa học giải thích đều là mê tín dị đoan. Trong thực tế, những hiện tượng mê tín tồn tại khắp mọi nơi. Đảng Cộng sản tin tưởng một cách mù quáng vào lý thuyết bạo động của Mác, và các học sinh tin tưởng mù quáng vào sách vở và thầy cô giáo, những người trí thức tin tưởng mù quáng vào khoa học, và người Trung Quốc cũng mê tín và con số 8 mà lễ khai mạc Thế vận hội sẽ tổ chức vào 8 giờ tối ngày 8 tháng 8 năm 2008. Dân Trung Quốc có rất nhiều điều “mê tín” khác mà đã truyền xuống từ nhiều thế hệ trước, như là thăm viếng mồ mả tổ tiên vào dịp Thanh minh, cúng giổ tổ tiên vào ngày 14 tháng Bảy, và nhiều thứ khác nữa…
Những khám phá mới đây trong ngành nhân chủng học, thiên văn học và khoa học nhân văn đã đưa ra những thử thách mới về lòng tin vào khoa học của con người. Một trong những người bạn của tôi rất cứng đầu. Nếu anh ta nghe bất cứ ai nói về những hiện tượng thần bí mà khoa học không giải thích được, anh ta có vẻ đau đớn lắm. Sau đó anh ta nói “Bây giờ những ai còn tin vào những mê tín này được?”
Sự giải thích đúng đắn về mê tín được ghi chép cẩn thận trong cuốn Chuyển Pháp Luân của Pháp Luân Công. Xin đọc tại www.phapluan.org.
10. ĐCSTQ gán ép nhiều nghĩa xấu vào chữ “Chính trị”
Nếu là một chính trị gia ở các quốc gia khác là một nghề rất cao quý. Bên trong Trung Quốc, “chính trị gia” là một cái mũ rất đáng sợ. ĐCSTQ thường kết tội người nào đó vào tội chính trị là để tấn công hay chỉ trích người đó. ĐCSTQ không cho phép bất cứ ai làm chính trị, nhưng khi ĐCSTQ làm chính trị, thì thật ra nó có vẻ như thẳng thắn và thành thật. “Ba Đại Biểu” của Giang Trạch Dân bao gồm “nói chính trị”. Hơn nữa, nó có vẻ gióng lớn tiếng và bắt buộc mọi người phải học tập.
Chữ “chính trị” được ĐCSTQ giải thích bằng dùng nhiều nghĩa khác nhau. “Chính trị” trộn lẫn trong sự suy nghĩ của người thường, có nghĩa là:
1) ĐCSTQ là “chuyên gia” về chính trị, nhưng không cho phép bất cứ ai làm chính trị. Nhiều người vận động tự do dân chủ bị khủng bố dã man bởi ĐCSTQ, và không có một ai có quyền làm chính trị cả.
2) Mặc dầu ĐCSTQ không cho phép bất cứ ai làm chính trị, trên thực tế nó lôi kéo mọi người làm chính trị. Toàn dân phải “nói chính trị”. Học sinh tiểu học phải tham gia Thiếu niên Tiền phong, học sinh trung học phải tham gia Đoàn thanh niên Cộng sản, tất cả học sinh phải học “chính trị” và học thuộc lòng. “Chính trị” là một trong những môn học bắt buộc tại các cuộc thi tuyển, hay tham gia đảng là một đòi hỏi cho bất cứ trường đại học nào, một cột có tên là “thành phần chính trị” có trong hồ sơ mọi người, gần đây hàng loạt người ly khai ĐCSTQ trên toàn cầu, và ĐCSTQ bắt buộc mọi người phải vào đảng bằng mọi cách.
3) ĐCSTQ thật sự ghét những ai không thật sự chính trị, như là hầu hết các đệ tử Pháp Luân Công chỉ tin tưởng vào Chân Thiện Nhẫn, và không có tham muốn chính trị. ĐCSTQ gán cho họ là dính líu chính trị và tiếp tục khủng bố họ.
Từ khi Chín Bình luận về Đảng Cộng sản được phát hành, rất nhiều người Trung Quốc bây giờ hiểu rỏ về tính tà ác của ĐCSTQ. Họ đã ly khai ra khỏi ĐCSTQ và các tổ chức của chúng. Ra khỏi ĐCSTQ và tách rời họ ra khỏi con quái vật tà ác này là một quyết định khôn ngoan của người Trung Quốc. ĐCSTQ bị hàng loạt người ly khai, vì thế chúng gào thét, chửi bới Chín Bình luận về Đảng Cộng sản như là dính líu tới chính trị. Đây là một đòn độc, thủ đoạn nhằm bóp méo sự thật của chúng.
Thật ra, chính trị thật sự phải đáp ứng được yêu cầu của chính quyền. Ví dụ, Arnold Schwarzenegger làm chính trị để ứng cử Thống đốc, Tổng thống Bush làm chính trị để ứng cử tổng thống. Mục đích của tất cả hoạt động dân chủ tại Trung Quốc là chấm dứt chế độ độc tài đảng trị của ĐCSTQ.
Vì thế, làn sóng ly khai khỏi ĐCSTQ gây ra bởi Chín Bình luận về Đảng Cộng sản chỉ là một biểu hiện của lòng căm ghét của nhân dân Trung Quốc và ước muốn tránh xa con ác quỷ đó.
11. “Đấu Trời Đấu Đất” được xem là một điều tốt bởi ĐCSTQ
Trong thời gian gần đây, những thiên tai, và nhân hoạ thường xảy ra tại Trung Quốc. Câu nói “đấu trời đấu đất” mà có nghĩa rằng con người có thể điều khiển được tất cả các thiên tai và nhân tai, thường xuất hiện đâu đây trên những tờ báo tại Trung Quốc. Điều này quá khôi hài. Dĩ nhiên, ý tưởng con người có thể chống được những thiên tai, hoạn nạn và tự cứu mình là không có sai, nhưng không nên dùng những khẩu hiệu như thế. Nó làm cho người ta nhớ tới thời “Đại Cách mạng văn hoá” và “Một Bước nhảy vọt”
12. Ý nghĩa thật sự của “Nhân giả vô địch” — người có lòng nhân từ thì không có kẻ địch
Truyện “Thiên Long bát bộ” mô tả một đức tính quý báu là “nhân giả vô địch”. Quyển sách mô tả rất nhiều nhân vật như, những kiếm khách giang hồ và những kỳ phùng địch thủ không có đối thủ. Tuy nhiên, người có võ công và công phu cao thâm nhất không phải là một thanh niên trẻ, nhưng là một nhà sư già đang quét phòng kinh kệ tại chùa Thiếu lâm. Võ công của ông ta là vô địch thiên hạ, nhưng ông ta chỉ thật sự là không đáng kể, thậm chí sư trụ trì không không thèm để ý đến.
Ý nghĩa thật sự của “nhân giả vô địch” thật sự không phải chú trọng đến võ công hay đấm đá, nhưng là sự biểu hiện của tinh thần đạo đức cao cả của người tu luyện. “nhân giả vô địch” có nghĩa là một người tu luyện xem nhẹ danh vọng và tiền của, chỉ tu luyện tâm ý, đạo đức, nuôi dưỡng tâm hồn. Thật sự từ bi, người này không là kẻ thù của bất cứ ai trên thế giới và anh ta cũng không xem ai là kẻ thù. Đây mới đúng là sự khuất phục của một người thiện tâm.
Đây chỉ là sự hiểu biết cá nhân tôi, có thể không đúng đắn. Thật ra, những đệ tử Pháp Luân Công chính là những hình tượng của “nhân giả vô địch” trong đời sống này. ĐCSTQ khủng bố Pháp Luân Công vô cùng dã man mà không có lý do chính đáng và đã gây cho nhiều đệ tử Pháp Luân Công tin tưởng vào Chân Thiện Nhẫn thành người vô gia cư và thậm chí hy sinh tính mạng mình. Tuy nhiên, các đệ tử Pháp Luân Công vẫn tiếp tục giảng rõ sự thật cho mọi người một cách thanh tỉnh và ôn hoà và vẫn kiên trì theo đuổi bọn vô lại, giết người bằng pháp lý.
Cơ đốc giáo trải qua 300 năm khổ nạn, nhưng vẫn chịu đựng nổi. Đế quốc La mã, về mặt khác, chỉ thắng thế trong lúc đó, nhưng lại chịu đại nạn bởi trời đất vì họ đã bức hại tín đồ Cơ đốc giáo. Đế quốc La mã phải gánh chịu những thiên tai, dịch nạn và đã giết hơn một nửa dân số của họ. Và sau đó Đế quốc La mã bị tan rả.
Ngày nay, ĐCSTQ bỏ ra một phần tư tài nguyên, tài lực để khủng bố Pháp Luân Công. Nó phá tan nền kinh tế quốc gia, phá tan đạo đức xã hội và làm nhục chính nó về những chuyện xấu trong nội bộ của nó. ĐCSTQ thật sự đang trên đường diệt vong và không thể đi ngược lại.
Bài này chỉ là sự hiểu biết của tôi. Làm ơn chỉ giáo ở những chỗ chưa thích hợp.