Những kẻ lạm dụng nhân quyền ở Trung Quốc có thể bị trừng phạt khi vào Mỹ
Đạo luật Trách nhiệm Giải trình Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu, đã được Thượng viện Mỹ thông qua với số phiếu ủng hộ là 92-7 vào ngày 8 tháng 12 năm 2016, là một cảnh báo cho những kẻ lạm dụng nhân quyền trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Đạo luật này cho phép Tổng thống Mỹ từ chối cấp Visa và phong tỏa tài sản của kẻ lạm dụng nhân quyền và những quan chức nước ngoài tham nhũng. Nhiều người Trung Quốc có dính líu đến tội tham nhũng hoặc những tội ác phản nhân loại, như thu hoạch tạng sống từ các tù nhân lương tâm (chủ yếu là học viên Pháp Luân Công) có thể là đối tượng mà đạo luật nhắm đến.
Nhiều người trong số đó có công việc làm ăn ở Mỹ và đã chuyển tài sản sang Mỹ hoặc các nước phương Tây để tránh bị phanh phui.
Những người này thực hiện tội ác ở Trung Quốc và hưởng lợi tức ở Mỹ và các nước phương Tây. Người ta vẫn đang đợi xem các nước áp dụng đạo luật này sẽ đưa hành động này vào thực tế trong bao lâu nữa.
Ngày 20 tháng 4, Tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump, đã gửi thư tới các Chủ tịch Ủy ban Tư pháp và Quyền Sở hữu Tài sản của Thượng và Hạ viện, Ủy ban các vấn đề Đối ngoại và Dịch vụ Tài chính của Hạ viện, Ủy ban Đối ngoại và Ngân hàng, Nhà ở và các vấn đề Đối ngoại của Thượng viện.
Tổng thống Trump đã gửi kèm một báo cáo sơ bộ về việc thực thi đạo luật này. Báo cáo do Bộ Ngoại giao, Bộ Ngân khố và các bộ ngành liên quan khác soạn thảo, trong đó “nêu bật sự ủng hộ của chính quyền của tôi đối với điều luật quan trọng này và thể hiện rõ cam kết của chúng ta đối với việc thi hành luật một cách toàn diện và nghiêm minh,” Tổng thống viết trong thư.
Lá thư viết: “Như đã đề cập trong báo cáo, chính quyền của tôi sẽ chủ động xác định những cá nhân hoặc tổ chức là đối tượng của luật này và đang thu thập những bằng chứng quan trọng để áp dụng luật này. Trong những tuần, những tháng tới, các tổ chức sẽ thực hiện điều tra liên ngành một cách toàn diện nhằm đảm bảo chúng ta hoàn thành cam kết và bắt những thủ phạm vi phạm nhân quyền và tham nhũng phải chịu trách nhiệm.”
“Khi thực thi luật này, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục vai trò lãnh đạo, đi đầu trong việc kiểm soát nhân quyền cơ bản, quản trị minh bạch và thích đáng.”
Đạo luật này có thể là một tin xấu đối với những kẻ dính líu đến cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Theo thống kê do trang web Minh Huệ công bố, có 4.103 học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết chỉ vì từ chối từ bỏ đức tin của mình và ít nhất hàng trăm nghìn học viên đã bị giam giữ trong các nhà tù và các trại cưỡng bức lao động kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999.
Cuộc bức hại là do cá nhân cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Giang Trạch Dân, phát động và chỉ đạo mà không có cơ sở pháp lý. Theo luật pháp Trung Quốc hiện hành, tu luyện Pháp Luân Công vẫn luôn là hợp pháp.
Để triển khai các chính sách bức hại, Giang Trạch Dân đã tạo đà cho nạn tham nhũng trong các quan chức chính phủ. Nhiều thủ phạm của cuộc bức hại, gồm Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai, đã bí mật gửi những món tiền bất chính của mình ra nước ngoài.
Để hỗ trợ cho việc thực thi đạo luật, các học viên Pháp Luân Công đã chủ động thu thập các bằng chứng của những tội ác này và sẽ trình lên Bộ Ngoại giao.
Các học viên tin rằng thiện ác hữu báo. Nhiều người tham gia bức hại đã bị đưa ra công lý với những lý do khác nhau. Cuộc bức hại đã thất bại. Chúng tôi hy vọng những người vẫn đang cố gắng thực thi các chính sách bức hại thấy được xu thế này mà chấm dứt thực hiện tội ác và bồi hoàn cho những lỗi lầm của mình bằng cách đối xử công bằng với các học viên Pháp Luân Công. Chỉ khi đó họ mới có một tương lai tươi sáng.
Nguồn: http://vn.minghui.org/news/80698-nhung-ke-lam-dung-nhan-quyen-o-trung-quoc-co-the-bi-trung-phat-khi-vao-my.html