Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Trăm năm mộng tỉnh (2) Phần 1: Vì sao dân tộc Trung Hoa có thể trường tồn vượt qua kiếp nạn

— Cội rễ của dân tộc Trung Hoa và sự nguy hại của lý thuyết cộng sản —

Tác giả: Kính Tạ Ân

[ChanhKien.org]

Phần thượng: Dân tộc Trung Hoa vì sao có thể trường tồn vượt qua kiếp nạn?

I. Dân tộc Trung Hoa là có cội rễ

(1) Dân tộc Trung Hoa là gì? “Trung Hoa” là gì?

“Dân tộc Trung Hoa” là một khái niệm vừa mang tính chính trị, vừa mang tính lịch sử và văn hóa. Bài viết này chỉ thảo luận về nó dưới góc độ lịch sử và văn hóa. “Dân tộc Trung Hoa” là tên gọi chung cho các nhóm dân tộc thừa nhận và đưa văn hóa Trung Hoa đi vào thực tiễn, những người này đã trải qua lịch sử 5000 năm, thậm chí còn lâu đời hơn.

Bốn chữ “Dân tộc Trung Hoa” được sử dụng lần đầu tiên từ thời Lương Khải Siêu. Vào thời cổ đại, “Trung Hoa” thường được gọi tắt là “Trung Quốc”. Kể từ thời Hoàng Đế Nghiêu Thuấn trở đi, hàm nghĩa của từ “Trung Quốc” chính là “Trung tâm chi quốc – Quốc gia ở trung tâm”, bao hàm ý nghĩa ưu việt, tốt đẹp hơn so với các khu vực lân cận. Vậy, nội hàm của sự “ưu việt” này là gì? Phải chăng là một khái niệm đơn giản về “ưu thế địa lý” như “chiếm cứ lãnh thổ, nằm ở trung tâm của bốn phương”? Thật ra, không phải vậy.

Cảm giác ưu việt được thể hiện qua từ “Trung Quốc”, đó là “vì tự mình có thể gìn giữ và truyền thừa nền văn hóa ưu tú, nên xứng đáng được thừa hưởng vùng đất tươi đẹp nằm ở trung tâm của bốn phương”. Khái niệm “ưu việt kép”, “ưu việt phức hợp” này lấy “ưu việt văn hóa” làm bản chất bên trong và “ưu việt địa lý” làm biểu tượng bên ngoài. Từ thời Hoàng Đế đến triều nhà Thanh, Trung Quốc luôn được xem như trung tâm của bốn phương, có thời kỳ còn được tôn vinh là “Thiên triều thượng quốc”, thể hiện chính là vị thế ưu việt kép, ưu việt phức hợp lấy ưu việt văn hóa làm căn bản.

Cũng chính là nói, đặc trưng chủ yếu nhất của dân tộc Trung Hoa là “Văn hóa Trung Hoa”. “Văn Hóa Trung Hoa” bao gồm những gì? Đầu tiên là chỉ nền văn minh đạo đức, lễ nghi, sinh sản và giáo hóa được truyền thụ bởi các bậc Thánh hiền như Phục Hy, Hoàng Đế. Từ thời kỳ Nghiêu Thuấn đến Hán Đường, nếu có nơi nào mà các bậc quân vương, quần thần và người dân có thể tôn kính, học hỏi và thực hành nền văn minh này, thì được coi là “Trung Quốc”, “Hoa”, “Hạ”, ngược lại là “man di”. Do đó, phần nội dung này chính là hạt nhân, là căn bản của văn hóa Trung Hoa.

Ngoài ra, trong quá trình diễn biến lịch sử lâu dài, nền văn minh do Phục Hy, Hoàng Đế và các bậc Thánh hiền truyền thụ đã thể hiện ra sức hút, sức đồng hóa và dung hợp mạnh mẽ, đồng thời cũng hấp thu một số nền văn hóa khác. Một mặt, dân tộc Trung Hoa có thể giữ gìn được cốt lõi văn minh vốn có của mình và truyền lại cho các thế hệ trong bộ tộc. Mặt khác, họ cũng có thể không ngừng tiếp thu những tinh túy của nền văn minh xung quanh, từ đó khiến cho bản thân nền văn minh Trung Hoa cũng ngày càng trở nên sâu sắc và hoàn chỉnh hơn.

Đồng thời, khu vực mà nền văn hóa Trung Hoa, văn minh Trung Hoa có sức ảnh hưởng, chiếu sáng cũng đang mở rộng và gia tăng. Dân tộc Trung Hoa có ít nhất năm nghìn năm văn minh lịch sử; trong đó, khu vực mà nền văn minh Trung Hoa chiếu sáng cũng từ Trung Nguyên, Côn Luân nối tiếp mở rộng đến vùng Cửu Châu, sau đó mở rộng sang Đông Á, Châu Á, và thậm chí là cả thế giới. Khu vực nó bao phủ ngày càng rộng lớn, số người dân được giáo hóa ngày càng nhiều; cũng ngày càng có nhiều bộ tộc, nhóm người không ngừng hòa nhập vào trong chỉnh thể của dân tộc Trung Hoa.

(2) Tại sao nói dân tộc Trung Hoa là có cội rễ?

Xuyên suốt lịch sử nhân loại cho đến nay, đã từng xuất hiện nhiều nền văn minh huy hoàng, ví như nền văn minh Maya cổ, Ấn Độ cổ, Babylon cổ, Ai Cập cổ, v.v. Hầu hết các nền văn minh đều đã trôi đi theo dòng chảy cuồn cuộn của lịch sử. Trong số các nền văn minh cổ đại, duy chỉ có nền văn minh Trung Hoa là ví dụ thực tế tồn tại đến ngày nay, và vẫn tiếp tục sinh tồn một cách sống động. Vậy tại sao các nền văn minh khác đều biến mất, chỉ có nền văn minh Trung Hoa mới có thể tồn tại đến ngày nay?

Khi mưa gió hoành hành, hay khi hạn hán kéo dài hoặc thiên tai giáng xuống, những cây cỏ bám rễ nông thường sẽ chết, còn những cây cổ thụ bám rễ sâu thường có thể vượt qua thảm họa và tiếp tục sống, do đó những cây cổ thụ bám rễ sâu được gọi là “có cội rễ”. Phải chăng trong văn hóa truyền thống Trung Hoa có tồn tại một yếu tố mạnh mẽ nào đó thúc đẩy dân tộc Trung Hoa có thể sinh sôi không ngừng, trường tồn qua kiếp nạn? Câu trả lời là có. Đó chính là “cội rễ của nền văn minh Trung Hoa”.

Cái gọi là “cội rễ của nền văn minh Trung Hoa”, hay còn gọi là “cội rễ của dân tộc Trung Hoa”, là những yếu tố mà dân tộc Trung Hoa đã thể hiện trong quá trình phát triển văn minh, có thể khiến nền văn minh Trung Hoa, dân tộc Trung Hoa tồn tại mãi mãi.

(3) Cội rễ của dân tộc Trung Hoa là gì? Nó được thể hiện ở những phương diện nào?

Văn hóa truyền thống của dân tộc Trung Hoa luôn có “niềm tin vững chắc vào quy luật thiện ác hữu báo”. Đây chính là cội rễ của dân tộc Trung Hoa, là suối nguồn nội tại mang lại sức sống vô tận cho dân tộc Trung Hoa.

Sự thể hiện của “cội rễ” này trong văn hóa Trung Hoa có thể được chia thành ba phương diện dựa trên góc độ Tam tài (Thiên-Địa-Nhân): cụ thể là “Thiên kinh”, “Địa nghĩa”, “Nhân sự” (việc đời).

Thiên kinh – Nhân sự – Địa nghĩa

Trong đó, “Thiên kinh” là chỉ những quy định, khải thị, vai trò chủ đạo của Thiên thượng đối với xã hội nhân loại, văn hóa nhân loại; “Địa nghĩa” là chỉ hệ thống chế độ, hệ thống quy phạm được hình thành trong xã hội nhân loại dưới sự khải thị và quy định của Thiên thượng; “Nhân sự” là chỉ hành vi, thái độ thực tế mà con người thực hiện. Cội rễ của dân tộc Trung Hoa sớm đã bén rễ sâu trong ba phương diện này.

Về tình huống bám rễ của ba phương diện này, có thể nói ngắn gọn như sau: Bám rễ ở phương diện “Địa nghĩa”, nghĩa là trong suốt 5000 năm qua, niềm tin, tín ngưỡng đối với quy luật thiện ác hữu báo sớm đã thấm nhuần trong chỉnh thể nền văn hóa dân tộc Trung Hoa, xuyên suốt trong mọi lĩnh vực giao lưu quốc tế, hoạt động quốc gia và đời sống xã hội trong các thời kỳ khác nhau. Có thể khái quát phương diện “Địa nghĩa” này bằng từ: “Niềm tin kiên định”.

Bám rễ ở phương diện “Nhân sự”, cũng chính là phương diện lưu truyền nội dung văn hóa, có nghĩa là trong suốt 5000 năm qua, văn hóa Trung Hoa đã rất chủ động duy trì, kiểm chứng và củng cố niềm tin sâu sắc hơn của mỗi cá nhân, dân tộc và quốc gia đối với quy luật “thiện ác hữu báo”. Có thể tóm lược phương diện “Nhân sự” này bằng từ “chủ động duy hộ”.

Bám rễ ở phương diện “Thiên kinh”, có nghĩa là trong suốt 5000 năm qua, do niềm tin kiên định vào quy luật “thiện ác hữu báo” và chủ động tuân theo quy luật này, dân tộc Trung Hoa và văn hóa Trung Hoa đã nhận được sự khải thị, bảo hộ và ban phúc từ Thiên thượng; hơn nữa sự khải thị, bảo hộ và ban phúc này rất hoàn chỉnh và sâu rộng, vì vậy văn hóa Trung Hoa mới có thể phát triển không ngừng. Nếu tóm lược phương diện “Thiên kinh” này bằng một từ, có thể nói là “ban phúc sâu rộng”.

(4) Cội rễ của dân tộc Trung Hoa khởi tác dụng gì để bảo vệ cho dân tộc này?

Ba phương diện của cội rễ dân tộc Trung Hoa được kể trên, tức là “niềm tin kiên định” về phương diện “Địa nghĩa”, “chủ động duy hộ” về phương diện “Nhân sự” và “ban phúc sâu rộng” về phương diện “Thiên kinh”, cũng tạo thành một vòng tuần hoàn lành mạnh thúc đẩy lẫn nhau, củng cố lẫn nhau và làm sâu sắc lẫn nhau. Tổng thể môi trường văn hóa xã hội cấu thành nên “Địa nghĩa”, thúc đẩy phương diện “Nhân sự” trong việc lưu truyền văn hóa, khiến nó coi trọng hơn nữa việc chứng thực và duy hộ “thiện ác hữu báo”. Điều này lại có thể thúc đẩy đạo đức xã hội ngày càng tốt hơn, dẫn đến việc ngày càng thuận Thiên ý, càng có thể nhận được sự phù hộ và điểm hóa từ Thiên thượng – cũng chính là “Thiên kinh”. Đây là vòng tuần hoàn lành mạnh của ba phương diện.

Chủ động duy hộ – phúc hựu thâm hậu – tín tâm kiên định

Do vòng tuần hoàn lành mạnh của ba phương diện này, đặc biệt là sự tương tác và cộng hưởng lẫn nhau giữa sự phù hộ từ Thiên thượng và những nỗ lực của chính dân tộc Trung Hoa, đã tạo nên sự cộng hưởng lành mạnh, khiến cho văn hóa Trung Hoa có thể đạt đến cảnh giới cao hơn. Điều này thể hiện ở rất nhiều phương diện trong văn hóa Trung Hoa, chẳng hạn như: văn hóa Trung Hoa đã dạy bảo cho con người chân lý sâu sắc rằng “Thiên tác nghiệt, do khả vi”.

“Thiên tác nghiệt, do khả vi” nghĩa là gì? Đây là một câu nói truyền lại từ thời thượng cổ Trung Quốc, nói một cách đơn giản là “nếu đức hạnh đủ lớn, thì có thể tránh được tai họa từ trên trời giáng xuống”. Một phần những tai họa mà nhân loại gặp phải là xảy ra sau sự biến đổi của các nhân tố tổng thể ở một tầng thứ nhất định trong vũ trụ, từ đó mà phát sinh tai nạn. Sự biến đổi tổng thể của vũ trụ này cũng được thể hiện trong xã hội nhân loại, thể hiện ở chỗ đạo đức xã hội đang băng hoại, những người đã bị tha hóa trầm trọng sẽ bị đào thải. Do nhân tố đào thải này đến từ một số tầng thứ nhất định trên Thiên thượng, nên được gọi là “Thiên tác nghiệt”. Tuy nhiên, ngay cả khi là thời khắc “Thiên tác nghiệt”, nếu một số người vẫn còn có thể giữ gìn phẩm chất đạo đức rất tốt, những người này vẫn có thể thoát khỏi kiếp nạn. Bởi “Thiên thượng tác nghiệt”, mà “nhân do khả vi”, cho nên đây là một điều rất khó mà tin nổi.

Tuy nhiên, trong văn hóa Trung Hoa, điều này không phải là không thể tin được. Bởi vì văn hóa Trung Hoa có khai thị sâu sắc về Pháp lý vũ trụ. Mặc dù kiếp nạn do “Thiên tác nghiệt” gây ra, nhưng cũng chỉ đến từ một tầng thứ nhất định, một phạm vi nhất định trong vũ trụ. Mà vũ trụ ở tầng thứ cao hơn, phạm vi rộng lớn hơn thì không theo đó mà diệt vong. Do đó, trong kiếp nạn, vẫn có những người có phẩm chất đạo đức thực sự tốt có thể được lưu lại, cũng không có gì lạ.

Văn hóa Trung Hoa không chỉ giảng về đạo lý “Thiên tác nghiệt, do khả vi”, mà còn triển hiện cụ thể đạo lý này trong thực tiễn. Hơn 4000 năm trước, kiếp nạn đại hồng thủy đã xảy ra trên toàn cầu, khi đó người phương Tây chỉ còn sót lại gia đình Noah và một số ít những người khác, nền văn minh phương Tây về cơ bản đã bị hủy diệt. Kiếp nạn này cũng ảnh hưởng đến Trung Quốc, tương ứng vào thời kỳ vua Nghiêu, trước khi Đại Vũ trị thủy. Khi đó, nhiều người ở Trung Quốc còn sống sót và chỉnh thể nền văn minh Trung Hoa vẫn được bảo tồn về sau.

(5) Thực chất của cội rễ dân tộc Trung Hoa

Những điều đã nói ở trên chính là cội rễ của dân tộc Trung Hoa. Vậy thì bản chất của cội rễ này là gì? Trên thực tế, đó là việc dân tộc Trung Hoa luôn chủ động đồng hóa với quy luật “thiện ác hữu báo” vốn tồn tại trong vũ trụ. Thiện ác báo ứng là một quy luật vốn đã tồn tại trong vũ trụ. Có đồng hóa với quy luật này hay không? Đây là sự lựa chọn của mỗi dân tộc trong lịch sử. Nhờ không cô phụ sự dẫn dắt, khải thị và truyền thụ của Thiên thượng, dân tộc Trung Hoa đã lựa chọn, hơn nữa ngày càng kiên định thái độ đồng hóa với quy luật thiện ác hữu báo này, vì vậy đã đạt được rất nhiều kết quả tốt đẹp. Những kết quả tốt đẹp này được thể hiện ở nhiều phương diện. Nổi bật nhất là “có thể vượt qua những kiếp nạn trong vũ trụ mà trường tồn”, cũng chính là khiến dân tộc Trung Hoa, văn hóa Trung Hoa có thể trường tồn qua các kiếp nạn cho đến ngày nay, trở thành nền văn minh cổ duy nhất còn tồn tại trên thế giới. Ngoài ra, còn có nhiều phương diện tốt đẹp khác biểu hiện ra bên ngoài, ví dụ: hình tượng của văn hóa Trung Hoa – quang minh, bác đại; dưới ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa – có thể dẫn dắt sự thăng hoa của sinh mệnh; vị thế của văn hóa Trung Hoa, dân tộc Trung Hoa, đất nước Trung Hoa nhận được sự tôn trọng, thậm chí ngưỡng mộ từ nhiều nước gần xa, v.v.

Bản chất sâu xa hơn của cội rễ văn hóa Trung Hoa chính là một lần triển hiện, hiện thực hóa quy luật thiện ác hữu báo của vũ trụ trong văn hóa nhân loại. Cái gọi là “thực chất” này chính là bản chất ẩn sau những hiện tượng bề mặt. Đã là như vậy, thì sẽ có khái quát mức độ khác biệt giữa bản chất ban đầu và bản chất sâu sắc hơn. Về thực chất của cội rễ dân tộc Trung Hoa, nếu khái quát từ một góc độ sâu sắc hơn, thì đó cũng là kết quả của việc dân tộc Trung Hoa đã đưa ra lựa chọn đúng đắn dưới sự khải thị của Thiên thượng. Nói cách khác, đây là một lần triển hiện và hiện thực hóa quy luật thiện ác hữu báo của vũ trụ trong văn hóa nhân loại.

Còn có thể khái quát từ một góc độ sâu sắc hơn. Văn hóa Trung Hoa là một ví dụ điển hình cho việc quy luật thiện ác hữu báo của vũ trụ khởi tác dụng chính diện ra sao trong văn hóa và nền văn minh nhân loại. Nói cách khác, Thiên thượng đã chọn vùng đất Trung Hoa, tạo ra dân tộc Trung Hoa, đồng thời ban cho dân tộc Trung Hoa sự khải thị và phước lành bao la, từ đó khiến dân tộc Trung Hoa có được kết quả tốt đẹp tương ứng, để chúng sinh có thể nhìn thấy quy luật thiện ác hữu báo của vũ trụ triển hiện như thế nào trong văn hóa và nền văn minh nhân loại. Nói tóm lại, đây là một minh chứng, một ví dụ điển hình về cách quy luật thiện ác hữu báo của vũ trụ khởi tác dụng chính diện trong văn hóa và nền văn minh nhân loại.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/291045

Ngày đăng: 14-09-2024