Chương 2 – Giang Trạch Dân lộng quyền
Lời tựa
[Epoch Times ngày 17/5/2012] sau thời kỳ của ông ta, Trung cộng tiến vào thời đại không có lý niệm và không có giới hạn, những quan chức lớn nhỏ vốn lấy chức vụ của mình để phục vụ lợi ích cá nhân đã nhanh chóng tập hợp lại dưới lá cờ do tên ác ma tham lam ích kỷ dựng lên.
Phong trào chủ nghĩa cộng sản thế giới tạo thành số người tử vong phi tự nhiên bằng tổng số người tử vong trong 2 cuộc đại chiến thế giới. Những quốc gia mà đảng cộng sản thống trị, đa số thường gắn liền với nghèo đói, tập quyền, bức hại. Những quốc gia đó, như Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam, Cu ba, có thể đếm trên đầu ngón tay, ngày tàn của chúng cũng sắp đến.
Tất cả những cái đó, tựa hồ như đã sớm được dự báo trong Mai Hoa Thi của Thiệu Ung thời Bắc Tống từ 1000 năm trước: “Báo chết còn để lại bộ da, sắc thu đẹp nhất tại Trường An”. Đảng cộng sản hôm nay, giống như “bộ da” của “Báo chết còn để lại bộ da”, được Trung Cộng tiếp tục kế thừa, duy trì sự thống trị của đảng cộng sản. Tháng 3/2002, Giang Trạch Dân, tên cầm đầu một nước cộng sản lớn cuối cùng của thế giới – đã tuyên bố với phóng viên của Washington Post như thế này: “Lúc còn trẻ thì tôi từng tin tưởng chủ nghĩa cộng sản sẽ rất nhanh chóng trở thành hiện thực, nhưng hiện tại tôi không cho rằng như vậy nữa.” Hiện nay ở Trung Quốc người thật sự tín ngưỡng vào chủ nghĩa cộng sản đã lác đác không có mấy.
Mặc dù trên hình thái ý thức, chủ nghĩa cộng sản đã lung lay sắp đổ, bị thế nhân phỉ nhổ, nhưng một kẻ lấy nó làm chỗ dựa cho quyền lực, kẻ vừa mới bắt đầu được thỏa mãn cơn nghiện độc tài như Giang Trạch Dân thì làm sao chịu để giấc mộng độc tài dễ dàng mất đi khi vừa mới giành được như vậy?
Dựa theo phân tích của Max Weber, loại hình thống trị có ba loại: Kiểu quyền uy truyền thống (traditional authority), kiểu quyền uy pháp lý (rational-legalauthority), kiểu quyền uy nhờ sức hấp dẫn đối với người khác (Charismatic authority), nhưng Giang Trạch Dân là một ngoại lệ. Quyền lực của ông ta không đến từ hoàng quyền thiên mệnh, lại không phải có từ phiếu bầu dân chủ, càng không phải là xuất phát từ năng lực cá nhân. Hơn nữa, sau sự kiện “lục tứ” thì cả trong và ngoài nước Trung Cộng đều đối mặt với khó khăn, cho nên Giang có cảm giác không an toàn đối với quyền lực là chuyện có thể hiểu được, vừa e ngại trong nội bộ Trung Cộng bị người khác thay thế, vừa sợ triều đại Trung Cộng sụp đổ sẽ mất đi quyền lực. Có điều chính trị Trung Cộng vận hành theo kiểu hộp đen lại thích hợp cho người giỏi nịnh nọt, biết mượn gió bẻ măng như Giang Trạch Dân mở ra cơ hội trổ tài. Ông ta gây chia rẽ mối quan hệ giữa Dương Thượng Côn và Đặng Tiểu Bình, năm 1992 Giang đã kéo gia tộc “Dương gia tướng” đang nắm giữ quân quyền xuống ngựa, và sắp xếp thân tín của mình vào trong quân đội, từ đó khống chế quân đội. Năm 1995 lợi dụng phong trào chống tham nhũng làm công cụ, Giang đã tiễn đối thủ chính trị là Bí thư thành ủy Bắc Kinh Trần Hy Đồng vào nhà giam, diệt sạch “phe Bắc Kinh” vốn không chịu ở dưới trướng ông ta. Năm 1997 Đặng Tiểu Bình qua đời, Giang Trạch Dân cuối cùng cũng được “tháo cũi xổ lồng”. Năm 1998 Giang Trạch Dân lại một lần nữa làm một giao dịch với nguyên lão Trung Cộng Bạc Nhất Ba, và lấy lý do tuổi tác ép Kiều Thạch về hưu, Kiều Thạch nguyên là nhân vật thứ ba trong Trung Cộng, có uy tín trên phạm vi rất rộng. Đồng thời, thông qua việc buông tay với tham nhũng, y đã đem cả đám quan lại các cấp trói chặt vào cái chiến xa lợi ích của mình. Thế là, quyền lực của Giang Trạch Dân không ngừng được củng cố, cuối cùng nắm giữ được thực quyền. Là một nhân vật quá độ vốn bị ngoại giới cho rằng không có cơ sở quyền lực, vậy mà Giang Trạch Dân đã trụ ở trên đài chính trị một mạch 15 năm.
Tiết 1: nút thắt trong tâm của Giang Trạch Dân và Trung Cộng đều là vấn đề cầm quyền hợp pháp
Sự kiện “Lục tứ” đã phơi bày cho toàn thế giới thấy rõ đặc trưng ích kỷ cực đoan và không có giới hạn đạo đức của Trung Cộng. Là một chính đảng biết rõ mình phạm tội đối với người dân, nhưng vì để duy hộ cho quyền lực chuyên chế Trung Cộng có thể không ngừng phá vỡ những giới hạn đạo đức tối thiểu, vĩnh viễn đặt lợi ích của chính quyền Trung Cộng lên trên lợi ích của quốc gia và nhân dân, hết lần này tới lần khác phạm những tội ác không thể tha thứ đối với người dân.
Trung Cộng đã hoàn toàn phá sản về mặt hình thái ý thức, uy tín chính trị tích lũy được từ khi cải cách mở cửa đã bị tiêu mất hoàn toàn, Trung Cộng rơi vào khủng hoảng niềm tin cực kỳ nghiêm trọng. Dưới sự thống trị của Giang Trạch Dân, mãi cho đến hiện tại, Trung Cộng chẳng những không giải thoát khỏi khủng hoảng niềm tin, ngược lại càng lún càng sâu. Các cấp cán bộ của Trung Cộng không tin tưởng chút nào đối với đường lối phương châm của Trung ương, cấp trên lừa gạt cấp dưới, cấp dưới lừa gạt cấp trên, Trung ương lừa gạt toàn đảng, toàn đảng lừa gạt trung ương, việc nhân dân không còn tin tưởng vào đảng cộng sản đã là một sự thật phổ biến.
“Báo Tiền phong Quốc tế” thuộc Tân Hoa xã đã mô tả sự thật này rất rõ ràng trong bài báo “Hãy để cho tôi tin tưởng bạn”:
“Đây là một quốc gia thần kỳ. Chúng ta đã từng tràn ngập niềm tin đối với hết thảy, đối với lãnh tụ, đối với cách mạng, đối với sự tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản và tương lai tươi sáng của chủ nghĩa cộng sản… Nhưng chúng ta bây giờ lại tựa hồ như cái gì cũng đều không tin —— không tin vào thái độ của chính quyền địa phương, không tin vào tin tức của truyền thông, không tin người bên cạnh —— nhất là, “Chính phủ nói cái gì thì cũng hoài nghi, cái này đã trở thành thói quen của đa số người dân” .
“Khi hoài nghi trở thành cách sống của người Trung Quốc. Bây giờ, hoài nghi và cảnh giác đã trở thành cách sống của người Trung Quốc, bởi vì những việc khiến cho con người không thể tưởng tượng được đang không ngừng phát sinh. Nói đến vấn đề nhà ở, thì chúng ta có tòa nhà đổ, tòa nhà mong manh, tòa nhà nghiêng, tòa nhà mỏng; nói đến đồ ăn, thì chúng ta phải cẩn thận thuốc giả, rượu giả, trứng gà giả, sữa bò giả, dầu chế biến từ nước cống, mỡ nhân tạo, gạo nhựa, giá đỗ ngâm thuốc, con ba ba vỗ béo bằng thuốc tránh thai, bánh quẩy làm từ bột giặt; đi ra ngoài, chúng ta phải đề phòng những người tiếp thị bán hàng, đụng xe ăn vạ, nhân viên chấp pháp lừa cho dân mắc bẫy để phạt tiền; đến bệnh viện, chúng ta lo lắng thuốc giả, thầy thuốc thiếu lương tâm, bị trị liệu quá độ (“báo Thái dương” Hồng Kông gần đây có đưa tin, người Trung Quốc trong năm ngoái đã truyền 10,4 tỷ chai nước dịch, tương đương với bình quân 8 bình/1 người). Ngoài ra, chúng ta còn phải đối mặt với vé giả, giấy chứng nhận giả, trúng thưởng giả, ngân hàng lừa gạt, hổ giả, tin tức giả,v.v. Đối mặt với thói đời bất thường bất ổn như thế, người ta chỉ có thể ngỡ ngàng tự hỏi: Chúng ta rốt cục nên tin vào ai?”
“Thông thường thì càng được nhà nước hoặc chuyên gia làm sáng tỏ, thì ngược lại, càng gặp nghi ngờ chất vấn của dân mạng.” 【1 】
Tháng 8/1991 Liên Xô sụp đổ và kéo theo nó là diễn biến ở Đông Âu, mang đến cho Trung Cộng sự sợ hãi và áp lực cực lớn. Lúc ấy ngoại trừ việc Liên Xô giải thể, bức tường Berlin sụp đổ, đảng công đoàn đoàn kết của Ba Lan giành chiến thắng, Tiệp Khắc phát sinh cách mạng thiên nga nhung, Hungary hoàn thành chuyển sang hình thức dân chủ, nhà độc tài Rumani Ceausescu bị lật đổ và hành quyết, Bulgaria hoàn thành tổng tuyển cử lần thứ nhất trên cả nước … Thế giới Cộng sản sụp đổ tan tành. Có cách nói hình tượng rằng, trong việc lật đổ chính quyền chấp chính của đảng Cộng Sản, tại Ba Lan thì mất 10 năm, Hungary mất 10 tháng, Cộng hòa dân chủ Đức mất 10 tuần, Tiệp Khắc mất 10 ngày, tại Romania thì chỉ mất 10 giờ. Chính quyền Cộng sản sụp đổ dây chuyền, khiến Giang Trạch Dân và Trung Cộng như ngồi bàn chông, vô cùng bất an.
Cùng lúc đó, trên thế giới rất nhiều quốc gia nhất là một số quốc gia và địa khu xung quanh Trung Quốc đều đang nhanh chóng có sự thay đổi. Có vẻ như nước Liên Xô lớn mạnh sụp đổ chỉ trong vài ngày, cuộc chiến tranh lạnh vốn hao tốn cực lớn chính thức kết thúc, khiến cho toàn bộ bố cục thế giới có sự thay đổi to lớn, trình độ phát triển kinh tế thế giới thể hiện rõ ra xu thế tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng.
Tình hình khó khăn trong và ngoài nước đã mang đến những thách thức chưa từng có đối với tính hợp pháp và tồn tại của sự thống trị của Trung Cộng, sự phá sản của hình thái ý thức chủ nghĩa cộng sản đã làm Trung Cộng không cách nào tiếp tục dùng chủ nghĩa Mác – Lênin và Mao trước đây để tập hợp đảng viên của mình và lừa gạt dân chúng. Năm 88 tuổi, Đặng Tiểu Bình trong chuyến Nam tuần nổi tiếng năm 1992 đã hô hào khẩu hiệu “Phát triển là đạo lý quyết định“, một lần nữa thúc đẩy cải cách kinh tế, muốn thông qua phương thức phát triển kinh tế để một lần nữa giành được sự tín nhiệm chính trị của dân chúng, tiếp tục quyền lực của đảng. Từ đó, phát triển kinh tế trở thành lợi thế duy nhất cho tính hợp pháp nắm quyền của Trung Cộng.
Ôm chặt cái xác của chủ nghĩa cộng sản không buông
Nhưng mà, sau khi hình thái ý thức bị phá sản, nó không thật sự hối lỗi sửa sai, cũng không khởi bước lại từ đầu dựa trên đạo đức và lý tưởng, Trung cộng tạo nghiệt quá lớn, và bởi vì sợ hãi nhân dân thời sau sẽ tính sổ đòi nợ, nên không thể nào có dũng khí về mặt đạo nghĩa để vứt bỏ chủ nghĩa cộng sản, mà chỉ có thể kiên trì chính trị độc đoán để duy trì quyền lực chuyên chế, cho nên nó ôm cứng cái xác của chủ nghĩa cộng sản không buông.
Chủ nghĩa Mác là cờ hiệu của Trung Cộng. Đây là bởi vì Trung Cộng tự cho là “Cách mạng Tháng Mười như một tiếng pháo nổ, đưa chủ nghĩa Mác – Lenin tới cho chúng ta“. Chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lênin, chủ nghĩa cộng sản không phải văn hóa truyền thống Trung Hoa, mà chỉ là thứ rác rưởi được nhập về. Nhưng người của đảng Trung Cộng dưới lá cờ “Bạo lực” của chủ nghĩa Máác – Lênin, dùng phương thức cướp đoạt vũ trang công khai soán lấy chính quyền, cũng đã thu được không ít chỗ tốt, cho nên Trung Cộng luôn luôn lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm chỗ dựa hợp pháp cho việc chấp chính của mình. “Lấy danh nghĩa cách mạng”, Trung Cộng tiếp tục dùng bạo lực thống trị nhân dân Trung Quốc, áp dụng chính sách một đảng chuyên chế. “Lấy danh nghĩa cách mạng”, người của đảng cộng sản Trung Quốc còn thỉnh thoảng dòm ngó vị trí lãnh đạo phong trào chủ nghĩa cộng sản quốc tế.
Dù sao thì, trong “Tuyên ngôn đảng Cộng Sản” Chủ nghĩa Mác còn vẽ lên một cái bánh nướng xa vời cho người dân, “Trong cuộc cách mạng này, người vô sản chỉ mất đi xiềng xích. Cái mà họ giành được là toàn bộ thế giới.” Trung Cộng lúc ấy hứa với nhân dân Trung Quốc rất nhiều lời hứa suông, tỷ như “Dân cày có ruộng”, “Giai cấp công nhân làm chủ”, “Của cải vật chất cực kỳ phong phú”, “Phân phối theo lao động” quá độ lên “Phân phối theo nhu cầu”, “Người người bình đẳng”, “Thiên đường nhân gian” . Hiện tại nhân dân Trung Quốc ngay cả bóng hình của cái bánh nướng này cũng không sờ thấy, chưa kể đến việc giai cấp công nhân không làm chủ được tình hình, người bình thường có thể bình đẳng với quan chức, con ông cháu cha không? Dù sao thì cũng không thể đem xã hội hoàn toàn đảo ngược thành “Dân cày đoạt ruộng”, còn về “phân phối theo lao động” và “phân phối theo quyền lực”, không có Thiên đường thì cũng thôi, nhưng các ông cũng không thể để tất cả những người dân Trung Quốc đều sống trong “Địa ngục trần gian” chứ. Người Trung Quốc luôn nói về “Danh chính ngôn thuận”, tính hợp pháp của chính quyền Trung Cộng đương nhiên gặp phải chất vấn nghiêm trọng nhất trong lịch sử, từ trước tới nay chưa từng có.
Vậy hạ cờ hay không hạ cờ? Nếu cuối cùng nó nhổ hẳn được cái cọc rồi, thì cũng không thể không nói rằng Trung Cộng giỏi, thực thi chính sách bạo chính cũng không cần nói là đề xướng dân chủ, chí ít thì trong tâm và ngoài mặt cũng phải nhất trí với nhau chứ. Không, Trung Cộng mà như vậy thì đã không phải là Trung Cộng rồi. Đặc điểm của Trung Cộng và một điều quý báu nhất trong kinh nghiệm nhiều năm chấp chính của Trung Cộng chính là, “làm gì cũng làm ác đến cùng cực, không chỗ nào không lừa dối”. Ngọn cờ lớn chủ nghĩa Mác Lênin vẫn còn phải giơ lên. Hiện giờ đến cả đi lừa người mà Trung Cộng còn lười đến mức chẳng buồn đi lừa nữa, thì cũng đã đến lúc để Trung Cộng nên phải sụp đổ rồi. Vậy đã muốn lừa người thì phải lừa đến cùng, rồi lừa luôn cả chính bản thân mình.
Có cái cờ này, Trung Cộng mới có thể tiếp tục tuyên bố tính hợp pháp của mình một cách sinh động như thật.
Giang Trạch Dân cần chiêu bài chủ nghĩa Mác hơn so với bất kỳ ai khác
Giang Trạch Dân không phải “vĩ nhân” đảng cộng sản kiểu Mao Trạch Đông, và Đặng Tiểu Bình, vào sinh ra tử trong mưa bom bão đạn của những năm tháng chiến tranh xây dựng chính quyền cho đảng Cộng Sản, để rồi giành được uy tín và ủng hộ cũng như sự phục tùng trong đảng. Việc Giang Trạch Dân, một kẻ thân thế bất minh, nhờ cuộc trấn áp Lục Tứ mà đã lên chức nhanh chóng như chuột chạy một cách khó hiểu, điều này chính là điểm yếu của ông ta, trong đảng và dân chúng đều không thừa nhận ông ta. Mặc dù ông ta đi đâu cũng làm trò thổi kèn, đàn, hát trổ tài của “con hát Dương Châu”, thì điều ông ta nhận được vẫn chỉ là sự công khai chế nhạo và chê cười của người Trung Quốc.
Từ trước đến nay, việc có thể phát triển một chút chủ nghĩa Mác Lênin đã được người theo đảng cộng sản Trung Quốc coi là vinh hạnh đặc biệt của mình, vinh hạnh đặc biệt như thế này thường thường là đặc biệt trao tặng cho người đứng đầu đảng, dùng để khen ngợi đồng thời đặt tên cho thời đại của ông ta. Có cái quy củ này, Giang Trạch Dân với năng lực cấp bậc chỉ là “Trưởng khoa”, liệu đã “sáng tạo” ra được chút nào không?
Sau khi đạt được những thắng lợi liên tiếp dọn sạch những chướng ngại quyền lợi ở cao tầng lãnh đạo, Giang Trạch Dân vẫn cảm giác được sự quay lưng của lòng đảng và lòng dân, chuyện này đối với ham muốn quyền lợi cự đại của ông ta là sự miệt thị không thể chịu đựng được. Trong khi mở đầu cuộc chiến cá nhân, và lấy việc trấn áp Pháp Luân Công để tập trung tập quyền trong đảng của ông ta, ông ta biết nhất định phải nhanh chóng xác lập tính hợp pháp của mình trong đảng. Bởi vì nếu như không đem bản thân mình ràng buộc với cái cột trụ lợi ích của Trung Cộng, thì ông ta có thể bị những đảng viên khác, những người thời đó vẫn hy vọng thông qua cải cách duy trì tính hợp pháp chấp chính của đảng, ném ra khỏi quỹ đạo của lịch sử Trung Cộng.
Trung Cộng luôn coi lợi ích của đảng, nguyên tắc của đảng là cao hơn hết thảy. Trong đảng đã nhiều lần đấu tranh, ai không đem ngọn cờ chủ nghĩa Mác Lênin treo ở trước cửa nhà thì người đó sẽ bị các đồng chí đào thải ra khỏi thế cục, đây là nguyên tắc vận hành có tính đảng của đảng cộng sản. Sự tham lam của Giang Trạch Dân khiến cho ông ta không chỉ đem tính hợp pháp của mình buộc chung với đảng, mà còn nhất định phải khiến cho đảng Trung Cộng đem sự nông cạn của ông ta ghi vào cương lĩnh đảng, coi đó là cống hiến của ông ta đối với chủ nghĩa Mác Lênin, viết vào điều lệ đảng Trung Cộng, vĩnh viễn đứng ở vị trí bất bại.
Giang Trạch Dân nói: “phải kiên trì lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác, kiên trì nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác. Điểm này, phải kiên định bất di bất dịch, không thể hàm hồ.” (2) “phải khiến cho sự nghiệp của đảng và quốc gia không bị đình đốn, trước tiên không đình đốn về lý luận. Nếu phủ nhận tính khoa học của chủ nghĩa Mác, đánh mất đi tổ tiên, là sai lầm, là có hại.” (3) Trong 80 năm xây dựng đảng của Trung Cộng, Giang Trạch Dân tự mình định vị cho cái “Tam đại biểu” chẳng giống ai của ông ta “là gốc rễ để xây dựng đảng chúng ta, là cơ sở để chấp chính, là nguồn gốc của sức mạnh”, “là nhất trí với kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, và lý luận của Đặng Tiểu Bình” (4). Giang Trạch Dân ngay cả tư cách một đảng viên cũng không đạt, lại có thể tham dự vào hàng ngũ “vĩ nhân” của chủ nghĩa cộng sản một cách xảo diệu, nhờ vào những nhân tố chủ nghĩa Mác Lênin còn sót lại ở đất nước Trung Quốc cộng sản, ông ta xác lập cho bản thân ở vị trí tối cao ở trong đảng Trung Cộng.
Không chịu được bất kỳ sóng gió nào của việc vứt bỏ chủ nghĩa cộng sản
Cũng giống như việc một chút xíu chân tướng bại lộ cũng khiến Trung Cộng không chịu được vì từ đó có khả năng gây ra sự sụp đổ toàn tuyến cho thể chế Trung Cộng sụp đổ, Trung Cộng không chịu được bất kể rủi ro nào trong việc vứt bỏ hình thái ý thức của chủ nghĩa cộng sản, bởi vì nhân dân sẽ chất vấn, từ bỏ có nghĩa là phủ định, như vậy tất cả những sai lầm lịch sử trước đây sẽ do ai chịu trách nhiệm? Đều là những ai trên tay dính đầy máu tươi của mấy chục triệu người dân Trung Quốc? Đảng không cách nào giải thích nổi với người dân về những sai lầm trong lịch sử, Trung Cộng phải nắm chặt vào cái rơm rạ của chủ nghĩa Mác, là vì nó không có cơ chế sửa sai, cũng không có động cơ sửa sai thực sự, cho nên cứ sai rồi lại sai nữa, vì che giấu sai lầm quá khứ mà tiếp tục sai lầm ở hiện tại và mai sau, hơn nữ còn gói ghém và trang điểm cho sai lầm của mình trở nên còn phải vĩ đại, quang vinh, chính xác hơn cả thắng lợi, sai mà vẫn là vĩnh viễn đường hoàng, vĩnh viễn là có lý.
Năm 1991 Đảng cộng sản Liên xô sụp đổ làm cho Giang Trạch Dân và Trung Cộng sợ hết hồn hết vía trong rất nhiều ngày đêm, thế nhưng bọn họ tổng kết kinh nghiệm và giáo huấn, và rút ra kết luận là gì?
“Ngày 24/8/1991, Tổng bí thư ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên xô Mikhail Gorbachev tuyên bố hai tin tức chấn động thế giới: Một là ‘Trung ương Đảng cộng sản Liên xô không thể không tiến hành một quyết định khó khăn và hợp lý duy nhất là tự giải tán’; Hai là ‘Tôi không cho rằng bản thân tôi sau này còn có thể hoàn thành chức trách Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, tôi sẽ từ bỏ tất cả các chức quyền của mình’. Ngày 25/12, quốc kỳ Liên Xô trên mái vòm phủ tổng thống ở điện Kremlin được lặng lẽ hạ xuống, Liên Xô từ đó đã trở thành “cũ” rồi.
‘Thời kỳ Gorbachev, tập đoàn lãnh đạo ĐCS Liên xô đã dùng chiêu bài cải cách, nhưng về bản chất là thay đổi màu cờ, hoàn toàn phản bội lại chủ nghĩa Mác, về thực chất là đi lên con đường không lối về của chủ nghĩa tư bản, cuối cùng tống táng chủ nghĩa xã hội.’ ‘Nguyên nhân căn bản sự sụp đổ cuối cùng của ĐCS Liên xô, là do từ khi Khrushchev bắt đầu lãnh đạo, ĐCS Liên xô đã dần dần thoát ly, rời bỏ chủ nghĩa Mác, đặc biệt là bọn người Gorbachev cuối cùng đã phản bội lại chủ nghĩa Mác.’ ‘Nhất định phải kiên trì từ đầu đến cuối giữ quyền lãnh đạo tối cao trong tay những người trung thành với chủ nghĩa Mác, với chính đảng của giai cấp vô sản, với quốc gia và dân tộc.’ 【5 】
Phải làm mọi thứ để tránh bị thanh toán nợ máu, và bị đưa lên đoạn đầu đài. Khi Giang Trạch Dân nghĩ tới những thứ này là phát run. Cho nên Giang Trạch Dân và Trung Cộng làm ra vẻ như thật, tiếp tục giơ cao ngọn cờ lớn là chủ nghĩa Mác.
Lịch sử đã cho Trung Cộng cơ hội
Lịch sử cũng không phải là không rọi ra tia nắng mặt trời nào chiếu vào Trung Cộng, một u linh âm ám.
Trang báo mạng Tinh Đảo Hoàn Cầu đưa tin, giáo sư Ngụy Ngạc thuộc Sở nghiên cứu chiến lược đại học Đạm Giang Đài Loan nhớ lại, “Tổng công trình sư” Đặng Tiểu Bình – người chủ đạo làn sóng cải cách vào tháng 9/1988 từng thẳng thắn nói với ông, “Bốn kiên trì” [1] của Trung Cộng nên thuận theo thời thế mà rút lui khỏi “Hiến pháp”, chỉ giữ lại trong điều lệ đảng; Đặng Tiểu Bình lúc ấy đã quyết định đem chân dung của Mác, Engels, Lenin, Stalin treo ở quảng trường Thiên An Môn bỏ đi. Năm đó trong lúc gặp gỡ Chủ tịch quân ủy trung ương, Chủ nhiệm ủy ban cố vấn Trung ương Đặng Tiểu Bình cùng Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Dương Thượng Côn, ông Ngụy Ngạc nói có nên suy nghĩ về vấn đề vứt bỏ “Bốn kiên trì” hay không. Đặng Tiểu Bình nghe vậy, nghiêm túc nói “Chúng ta không từ bỏ bốn kiên trì”; “Ta có thể là thuận theo thời thế mà rút Bốn kiên trì khỏi hiến pháp, chỉ giữ lại tại điều lệ đảng. Tôi cũng quyết định trước hết gỡ xuống chân dung của Max, Engels, Lenin, Stalin đang treo ở quảng trường Thiên An Môn, chỉ treo chân dung Tôn Trung Sơn và Mao Trạch Đông”. Sự việc đó xảy ra cách đây đã hai mươi năm trời, “Bốn kiên trì” cũng không rút khỏi “Hiến pháp” như Đặng Tiểu Bình mong muốn, nhưng chân dung của Max, Engels, Lenin, Stalin, thật sự là từ 26/4/1989 đã bị gỡ khỏi quảng trường.” 【6 】
Vì sao “Bốn kiên trì” không bị rút khỏi “hiến pháp” như Đặng Tiểu Bình, và toàn nhân dân Trung Quốc mong muốn? Là bởi vì quyền lực của đảng chuyển vào tay Giang Trạch Dân. Vì sao Giang Trạch Dân muốn ôm giữ chủ nghĩa cộng sản? Trên thế giới có nhiều mô thức và chủ nghĩa như vậy, tùy ý chọn một loại không giống như chủ nghĩa cộng sản chẳng phải có thể khiến cho nhân dân thế giới, bao gồm cả nhân dân Trung Quốc, dễ tiếp nhận hơn sao? Giang Trạch Dân vì sao muốn định ra cho Trung Quốc con đường nhà nước xã hội chủ nghĩa, tức giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, rồi từng bước quá độ lên chủ nghĩa cộng sản? Vì sao không chịu bỏ xuống lịch sử vô cùng nặng nề và gánh nặng hiện thực trên lưng người dân Trung Quốc?
Vì đó là do đặc điểm cá nhân của Giang Trạch Dân và đặc điểm chính đảng của Trung Cộng quyết định. Bởi vì chỉ có chủ nghĩa như vậy mới có thể để mặc cho hắn thỏa thích dùng tài nguyên quốc gia lộng quyền, thỏa mãn đến cực điểm cái dục vọng cướp đoạt [tài sản] quốc gia, thậm chí tài sản của thế giới. Đây cũng chính là thể hệ giá trị hạch tâm của Trung Cộng mà nó nhấn mạnh rằng khi mà kinh tế của nó đủ mạnh, thì nó sẽ dùng điều đó để phân chia lại hình thái ý thức của thế giới. Trung Cộng coi mình là người thừa kế, người bảo vệ, người phát triển, thậm chí là người lãnh đạo chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa cộng sản, mặc dù thế giới từ bỏ chủ nghĩa cộng sản, nhưng Giang Trạch Dân và Trung Cộng vẫn cứ muốn giữ lại chủ nghĩa cộng sản mà dùng tùy theo ý thích.
Trong con mắt của đảng Cộng Sản Trung Quốc, ngọn cờ chủ nghĩa Mác Lênin tuyệt đối không được đổ, điều này có liên quan đến sự tồn vong sinh tử của đảng chấp chính, liên quan đến việc Trung Cộng có được quyền lực tối cao và tính hợp pháp. Giang Trạch Dân đương nhiên sẽ không dám mạo hiểm cả thiên hạ của đảng mà làm ra một việc quá lớn là thay đổi lá cờ của đảng, hắn đang đắc chí và hết sức mãn nguyện khi được ngồi tại đỉnh cột buồm của Trung Cộng. Sau này sự thật đã chứng minh, khi ông trời một lần nữa cho Trung Quốc cơ hội, một lần nữa cho Trung Cộng cơ hội, tức là Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền tại Trung Quốc, thì Giang Trạch Dân đã không tiếc dùng bạo lực tàn khốc nhất để thỏa mãn lòng tham không đáy của hắn, và khoe khoang địa vị là kẻ thống trị của hắn, cho dù là đứng trước con đường đi đến vực sâu vạn trượng dẫn đến tự hủy của Trung Cộng, phẩm chất cá nhân của hắn sẽ không để cho hắn dừng cương trước bờ vực, hắn cố sống cố chết bám vào con đường hoang đường đi ngược lại lịch sử mà không chịu buông tay.
Cứ như vậy, mà ở trong cái chế độ nổi tiếng nhờ dùng những lời dối trá để trị quốc, sản sinh ra một lời nói dối mà tất cả mọi người đều biết:
“Những mâu thuẫn chủ yếu mà Trung Quốc cần phải giải quyết là mâu thuẫn giữa nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng cao của nhân dân với nền sản xuất xã hội lạc hậu”, trên trường quốc tế “Phản đối chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa chủng tộc.” “Lý tưởng tối cao và mục tiêu cuối cùng của đảng là thực hiện chủ nghĩa cộng sản. Đảng cộng sản Trung Quốc lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận của Đặng Tiểu và tư tưởng trọng yếu của “Tam đại biểu” làm kim chỉ nam cho hành động của mình.” 【7 】
“Mục đích cuối cùng của Chủ nghĩa Mác là muốn giải phóng giai cấp vô sản cùng toàn nhân loại, thực hiện chủ nghĩa cộng sản.” “Trước mắt chủ nghĩa xã hội gặp cản trở nghiêm trọng trên phạm vi quốc tế, phong trào chủ nghĩa cộng sản quốc tế đang ở vào lúc xuống thấp, trong tình huống lý tưởng và sự tín niệm đối với chủ nghĩa cộng sản bị hoài nghi một cách phổ biến, thì cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng có tính chất đặc thù của chủ nghĩa xã hội khoa học hoặc chủ nghĩa Cộng Sản khoa học trong chủ nghĩa Mác.” “Chủ nghĩa Mác là chỉ đạo tư tưởng căn bản để chúng ta lập đảng lập quốc.” 【8 】
Tiết thứ 2: Thanh trừ những quan chức xung quanh
Năm 1992 thanh tẩy Dương gia tướng
Giang chưa từng đánh trận, tướng lĩnh cao cấp quân đội căn bản không coi Giang Trạch Dân ra gì, đây là bí mật đã được công khai. Dương Thượng Côn là “Đại thần hộ mệnh” mà Đặng Tiểu Bình sắp xếp cho Giang Trạch Dân, đã giễu cợt Giang rằng ông ta vừa sờ vào khẩu súng liền run rẩy, không biết bắn súng là cảm giác như thế nào.
Tháng 8/1992, Đặng Tiểu Bình bị đột quỵ bệnh tình nguy kịch phải nằm viện, khi đó, việc sắp xếp nhân sự cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Trung Cộng đang được khẩn trương tiến hành, bởi vì Giang chậm trễ ủng hộ bài nói chuyện trong chuyến Nam tuần của Đặng nên đã cực kỳ bị động. Trong quân đội Trung Cộng có mấy phe phái, có quan hệ với những người có xuất thân từ quân dã chiến năm đó. Đặng Tiểu Bình là người xuất thân từ Quân đội dã chiến số 2, nắm chức chủ tịch quân ủy, người của những phái khác vốn từ Quân đội dã chiến số 2, số 3 rất bất mãn, lúc ấy nắm giữ quân đội là anh em họ Dương, đều là người của Đặng Tiểu Bình. Quyền lực trong quân đội của anh em nhà họ Dương rất lớn, sự bất mãn của những phái khác trong quân đội tự nhiên là cùng tập trung trút lên thân của anh em họ Dương. Lực lượng này được Giang lợi dụng để làm một trong những lực lượng “lật đổ họ Dương”.
Hạ tuần tháng 8/1992, Dương Bạch Băng chiêu tụ 46 tướng lãnh cao cấp, tổ chức “Cuộc hội ý” tại Bắc Kinh, bàn bạc sắp xếp nhân sự trong quân đội, nội dung chính của cuộc họp là Giang Trạch Dân có thể thắng được chức chủ tịch quân ủy hay không. Dương Bạch Băng nhắc đến việc có rất nhiều người ở trong và ngoài đảng phản đối chính sách cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình, đưa ra vấn đề sau khi Đặng trăm tuổi, quân đội sẽ hộ giá hộ tống như thế nào, và vấn đề quán triệt chính sách cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình, đề nghị những người tham dự hội nghị đưa ra các ý kiến sơ bộ và các biện pháp ứng biến. Những người này không chút kiêng dè gì mà chỉ trích Giang Trạch Dân vì vừa phản đối cải cách mở cửa lại vừa tầm thường bất lực, đối với việc quân sự thì dốt đặc cán mai, không quyết đoán, không cách nào đảm nhiệm chức vụ chủ tịch quân ủy.
Giang Trạch Dân đương nhiên chưa được mời, sau khi biết được tin tức này, ông ta hoảng sợ lúng túng, càng nghiến răng nghiến lợi căm tức hơn đối với Dương Bạch Băng, từ đó về sau luôn muốn đẩy huynh đệ họ Dương vào chỗ chết. Lúc này vị quân sư Tăng Khánh Hồng mà Giang đưa từ Thượng Hải về Bắc Kinh, đã chỉ cho Giang kế sách mượn dao của Đặng giết huynh đệ họ Dương. Như vậy, Giang Trạch Dân một mặt phát tán tin đồn ra bên ngoài, mặt khác nhiều lần mách huynh đệ họ Dương trước mặt Đặng Tiểu Bình trong khi Đặng Tiểu Bình còn trong tình trạng bệnh nặng, nói huynh đệ họ Dương đã có dấu hiệu đoạt quyền của Đặng, vì trong lòng của Giang rất lo lắng cho Đặng. Sau mấy lần mách tới mách lui như vậy, Đặng Tiểu Bình bắt đầu hoài nghi, nên cử người đi nghe ngóng, quả nhiên bên ngoài có đồn đại như thế, thế là huynh đệ họ Dương đã mất đi sự tín nhiệm của Đặng.
Cùng lúc đó, để ly gián quan hệ giữa Đặng Tiểu Bình và Dương Thượng Côn, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng áp dụng phương thức tấn công từ nhiều phía. Đặng Tiểu Bình lúc tuổi già ở trong nhà mà ít ra ngoài, chịu ảnh hưởng nặng của con cái. Thân là một thái tử đảng nên Tăng Khánh Hồng rất hiểu điểm này, thế là ông ta lên kế hoạch lợi dụng con cái của Đặng để ly gián quan hệ Đặng – Dương. Tăng Khánh Hồng còn thông qua hai người bạn là Lưu Kinh và Du Chính Thanh cùng là thái tử đảng, để bọn họ liên hệ với Đặng Phác Phương. Lưu Kinh là người cầm đầu phái tạo phản trong Cách mạng Văn hóa, là một trong những tác giả của “Ông đây anh hùng mà hảo hán, ông đây phản động mà đốn mạt” trong “Huyết thống luận”, cũng là bạn học của Tăng Khánh Hồng tại Học viện công nghiệp Bắc Kinh, sau này là Đại học Khoa học Công nghệ Bắc Kinh, lúc ấy Lưu Kinh là thị trưởng thành phố Côn Minh; Du Chính Thanh lúc ấy là thị trưởng thành phố Thanh Đảo. Du Chính Thanh và Lưu Kinh từng trước sau đảm nhiệm chức phó trưởng ban trị sự Hội người tàn tật Trung Quốc của Đặng Phác Phương, con trưởng của Đặng Tiểu Bình. Dưới sự gợi ý của Tăng Khánh Hồng, khi Du Chính Thanh, Lưu Kinh và Đặng Phác Phương gặp mặt, thì cố ý nói những chuyện làm người nghe kinh sợ, lớn tiếng nói về sự nguy hiểm của “Dương gia tướng”, phải đề phòng bọn họ.
Sau đó, Tăng Khánh Hồng tự mình gặp mặt Đặng Phác Phương, nhấn mạnh Giang Trạch Dân trung thành với Đặng Tiểu Bình, có năng lực, chỉ là bị anh em nhà họ Dương vô hiệu hóa, không cách nào thi triển. Tăng Khánh Hồng nói với Đặng Phác Phương rằng, thế lực Dương Thượng Côn, Dương Bạch Băng quá lớn, muốn thay thế triệt để đội ngũ của Đặng Tiểu Bình bằng những người khác, việc này vô cùng nguy hiểm. Tăng Khánh Hồng phân tích, Dương Thượng Côn có mâu thuẫn nội tâm trong vấn đề “lục tứ”, có ý đồ lật lại vụ án, một khi Dương Thượng Côn và Triệu Tử Dương liên hợp, toàn bộ tình thế liền sẽ bị lật lại. Tăng Khánh Hồng bắt đúng tâm bệnh chính trị của Đặng Tiểu Bình, “đúng bệnh hốt thuốc”, cứ nhắm vào vấn đề “lục tứ” mà nói để ly gián quan hệ Đặng – Dương. Tăng Khánh Hồng tiến một bước đe dọa Đặng Phác Phương rằng, như vậy, cục diện chính trị sẽ mất khống chế, “Lão gia tử” (chỉ Đặng Tiểu Bình) liền sẽ bị tính sổ sau mùa thu [1]. Sau cuộc gặp mặt của Tăng Khánh Hồng và Đặng Phác Phương không lâu, Giang trạch Dân mang theo Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Ô Vĩnh Ba cùng đến bái kiến Đặng Tiểu Bình, ở trước mặt Đặng Tiểu Bình lên án anh em họ Dương có dã tâm, muốn đoạt lấy quân quyền, lúc ấy phó chủ tịch quân ủy trung ương Lưu Hoa Thanh cũng có mặt ở đó.
Từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 9/1992, quân ủy trung ương tổ chức hội nghị, bàn bạc việc sắp xếp nhân sự của quân đội ở đại hội toàn quốc lần thứ 14. Dương Bạch Băng nắm giữ trọng trách tổ chức nhân sự quân đội liệt ra danh sách đề bạt 100 tướng lãnh cao cấp, sau khi giao cho Lưu Hoa Thanh cùng Dương Thượng Côn phê chuẩn, thì giao cho Giang Trạch Dân xét duyệt phê chuẩn. Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng sau khi tiến hành phân tích một lượt danh sách, cảm thấy đây là cơ hội thật tốt để ly gián Đặng – Dương, thế là giữ lại mà không phê duyệt danh sách của Dương Bạch Băng. Dương Thượng Côn thấy Giang Trạch Dân giữ cứng “danh sách 100 người”, thì hỏi Giang Trạch Dân vì sao không phê duyệt, Giang Trạch Dân trả lời nói muốn xin chỉ thị của Đặng Tiểu Bình.
Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng càng gấp rút hơn nữa trong việc thu thập hồ sơ đen để tấn công anh em họ Dương, một mặt ngấm ngầm khuyến khích mạnh mẽ phát tán sự việc “danh sách 100” mà Dương Bạch Băng đưa ra, một mặt khác tiếp tục cho người âm thầm phát tán tin đồn. Trong thời gian ngắn ở Bắc Kinh tin đồn về anh em Dương Thượng Côn, Dương Bạch Băng nổi lên tứ phía, nói “ Dương gia tướng ngông cuồng tự cao tự đại”, “Dương Thượng Côn muốn thay thế Đặng Tiểu Bình”, “Dương Thượng Côn, Dương Bạch Băng có ý đồ làm cuộc chính biến không đổ máu”, “Đặng Tiểu Bình sẽ không sống được bao lâu” “Dương Thượng Côn muốn làm chủ tịch quân ủy”,v.v.
Quân đội Trung Quốc vốn bè phái nhiều như cây rừng, mâu thuẫn rắc rối phức tạp, một số người bất mãn đối với anh em Dương Thượng Côn, Dương Bạch Băng. Thế là Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng tìm đến bọn người Trương Ái Bình, Uông Đạo Hàm, để bọn họ liên lạc với thế lực phản đối anh em họ Dương trong quân đội, mách lẻo với Đặng Tiểu Bình, nói thế lực họ Dương trong quân đội quá lớn, có dã tâm soán quyền, kiến nghị cải tổ quân ủy trung ương, giải trừ quân quyền của “Dương gia tướng”.
Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng thông qua nhiều kênh khác nhau đem tin tức anh em họ Dương muốn “Đoạt quân quyền” cùng “lật lại vụ án lục tứ” từ bốn phương tám hướng truyền đến tai Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình cảm thấy vấn đề nghiêm trọng, nhất là sau khi trải qua trận bệnh này, ông ta ý thức được phải tiến hành an bài đối với hậu sự, vừa muốn tại đại hội lần thứ 14 bảo đảm chắc chắn con đường cải cách mở cửa, vừa muốn phòng ngừa vụ “Lục tứ” bị lật lại. Dưới chuỗi hiện tượng giả tạo mà Giang Trạch Dân tận sức làm, Đặng Tiểu Bình hoàn toàn trúng âm mưu kế độc của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Cộng thêm sự phản đối của Trần Vân và Bạc Nhất Ba, chuyện đã tới mức như thế, Đặng Tiểu Bình cũng chỉ đành từ bỏ ý nghĩ thay thế Giang Trạch Dân bằng người người khác, đồng thời phế bỏ quân quyền của anh em nhà họ Dương, tiến cử mấy quân nhân già hội Lưu Hoa Thanh, Trương Chấn phụ tá Giang Trạch Dân nắm giữ quân quyền. Nhưng nội tâm Đặng Tiểu Bình cảm giác sâu sắc Giang Trạch Dân không đáng tin cậy, chỉ có thể làm nhân vật quá độ, phải tính toán lâu dài, chọn lựa “Người kế nghiệp vượt thế kỷ” trẻ tuổi. Trong Đại hội toàn quốc lần thứ 14 Đặng đã sắp xếp một người nối nghiệp nằm ngoài dự tính của Giang Trạch Dân ── Hồ Cẩm Đào, khi đó ông này mới chỉ 49 tuổi. Sắp xếp người kế vị cho người kế vị, trong lịch sử Trung Cộng là trước nay chưa từng có.
Theo hồi ức của Lưu Hoa Thanh, tại đêm trước ngày khai mạc Đại hội toàn quốc lần thứ 14, ngày 6/10/1992 Đặng Tiểu Bình đã về hưu đã viết một bức thư cho Cục chính trị trung ương, bàn đến ý kiến sắp xếp nhân sự của quân ủy trung ương: “Sau này chủ yếu do hai đồng chí Lưu Hoa Thanh,và Trương Chấn chủ quản công việc thường ngày của quân ủy dưới sự lãnh đạo của đồng chí Giang Trạch Dân. Tương lai công việc chọn lựa người kế nghiệp, cần người thông thạo việc quân đội đến đảm nhận trách nhiệm.” Ở trong thư Đặng Tiểu Bình đã có phương án cụ thể đối với ban lãnh đạo quân ủy mới.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 14 đã cử hành tại Bắc Kinh từ ngày 12-18/10/1992, anh em họ Dương bị tước đoạt quân quyền ngoài dự tính của mọi người. Dương Bạch Băng bề ngoài là thăng mà thực chất là bị giáng, trở thành ủy viên cục chính trị hữu danh vô thực.
Đặng Tiểu Bình mặc dù đa mưu túc trí, dày dặn sa trường, nhưng lần này lại vấp ngã bởi bọn tiểu tử chuột nhắt Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Từ đây, hai nhà Đặng – Dương từng vô cùng thân thiết đã đoạn tuyệt đi lại, tình bạn giữa Đặng Tiểu Bình và Dương Thượng Côn trong suốt 60 năm đấu đá nội bộ khốc liệt của Trung Cộng đã trôi theo dòng nước. Trên thực tế, sau khi Đặng Tiểu Bình loại bỏ Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, và anh em họ Dương, thì cũng bằng như tự hủy Trường Thành, đã mất đi trợ thủ mạnh mẽ nhất trong đảng và trong quân đội. Lưu Hoa Thanh mặc dù trung thành với Đặng Tiểu Bình, nhưng một mặt tuổi tác đã cao, một mặt khác là năng lực có hạn, trong đấu tranh chính trị không phải là đối thủ của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, mấy năm sau cũng bị Giang và Tăng “xử lý”.
Năm 1995 Trần Hy Đồng bị bỏ tù
Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 14 Đặng Tiểu Bình để anh em Dương gia tướng vốn nhiều năm là người ủng hộ đáng tin cậy rời khỏi vị trí hạch tâm chủ yếu của quân đội, và thuận theo việc sức khỏe của Đặng Tiểu Bình ngày càng sa sút, một nhóm các nguyên lão cũng gần đất xa trời, mà Giang Trạch Dân cũng từng bước đề bạt thân tín trong quân đội. Lúc này, Giang Trạch Dân bắt đầu tính toán đem mũi giáo chỉ hướng vào thành phố Bắc Kinh, bãi chiến trường chính trị trọng yếu.
Thành phố Bắc Kinh là vùng nhất định phải tranh lấy trong đấu tranh quyền lực. Nếu như không thể nắm chắc trong tay quyền lực của cảnh vệ khu vực Bắc Kinh, Thành ủy Bắc Kinh, Chính quyền thành phố và đoàn cảnh vệ trung ương, người lãnh đạo tối cao của Trung cộng sẽ không có chút cảm giác an toàn nào. Nhưng tuyển chọn đề bạt cán bộ lên như thế nào, Giang Trạch Dân chỉ có một nguyên tắc, chính là không dùng người không trung thành với hắn.
Trong lúc Trần Hy Đồng làm Thị trưởng và bí thư thành ủy ở Bắc Kinh, Bắc Kinh tổ chức thành công Á Vận hội, đả thông đường vành đai 2 và vành đai 3, diện mạo của Bắc Kinh đổi mới rất nhiều. Hơn nữa, Trần Hy Đồng trong khi trấn áp “Lục tứ” có thái độ cương quyết, vì vậy cho là mình có công giữ gìn giang sơn của đảng, chí ít thì đáng lẽ phải được leo lên vị trí cao hơn nữa trong hàng ngũ ủy viên chính trị. Ai ngờ lại bị Giang Trạch Dân cướp mất thành quả, chui lên vị trí cao, trong lòng ông Trần một cách tự nhiên thấy không công bằng.
Ngoài ra quan hệ giữa Trần Hy Đồng và Đặng Tiểu Bình rất tốt, năm 1992 khi Đặng thị sát tập đoàn Thủ Cương thì công khai tuyên bố Trần là phái cải cách. Trong thời gian đó ở đài truyền hình Bắc Kinh ông Trần liên tục đưa ra các khẩu hiệu và biểu ngữ cải cách sâu rộng hơn với mật độ dày đặc, lợi dụng các loại trường hợp phát biểu ngôn luận cải cách. Trần yêu cầu tờ “Bắc Kinh nhật báo”, tờ báo của thị ủy Bắc Kinh: “Mau chóng đưa ra phản ứng đối với tinh thần bài nói chuyện ở phương Nam của đồng chí Đặng Tiểu Bình”, dưới sự gợi ý của Trần, “Bắc Kinh nhật báo” chuyển tải toàn bộ nội dung liên quan đến bài nói chuyện của Đặng ở phương Nam của báo chí Thâm Quyến, sớm hơn một ngày so với “Nhân dân nhật báo”, là tờ báo được Bộ tuyên truyền dùng để đưa tin theo hướng “đưa tin với khẩu độ thống nhất” do Giang đề ra, khiến Giang Trạch Dân rất bị động. Những điều này đã khiến cho Trần xem thường Giang Trạch Dân, bởi vậy, Giang Trạch Dân nếu muốn khống chế Bắc Kinh, thì phải giải quyết vấn đề lớn nhất chính là Trần Hy Đồng.
Năm 1995, cựu chủ tịch tập đoàn Shougang Châu Quan Ngũ bởi vì vấn đề kinh tế phải từ chức, con trai ông ta là Châu Phương Bắc cũng bị bắt vào tù. Vụ tập đoàn các thư ký cho các lãnh đạo ở Thành phố Bắc Kinh nhận hối lộ bị lộ ra, Phó thị trưởng Vương Bảo Sâm tháng 4 cùng năm chết trên núi Kỳ Phong Trà huyện Hoài Nhu gần ngoại ô Bắc Kinh. Thông tin chính thức là Vương ngậm súng tự sát, nhưng trên thực tế từ manh mối dấu chân, miệng vết thương, thuốc nổ, vỏ đạn v.v. ở hiện trường có thể thấy được rằng: Vương là bị giết chứ không phải tự sát. Một chứng cứ rõ ràng là, ở hiện trường chỉ tìm được đầu viên đạn, còn vỏ đạn là các cảnh sát dùng máy dò mìn tìm được, vỏ đạn này đã bị giẫm xuống dưới đất. Nơi Vương chết thường ít người lui tới, sau khi chuyện xảy ra thì sau đó người ta lại bảo vệ hiện trường, vỏ đạn bị “giẫm xuống dưới đất” chứng minh vào thời điểm Vương chết thì bên cạnh là có người.
Cái chết của Vương Bảo Sâm làm Trần Hy Đồng luống cuống tay chân. Dựa theo phép tắc quan trường Trung Cộng, cái gì có thể đăng báo cái gì không thể đăng báo, hoàn toàn quyết định bởi việc người lãnh đạo tối cao yêu thích hay không. Tất nhiên cái chết của Vương Bảo Sâm được đặc biệt tuyên truyền rộng rãi trên đài truyền hình trung ương, việc này cho thấy cơn lốc đấu tranh quyền lực đã mở màn, Đặng đã không còn có tâm muốn bảo vệ Trần, Trần cuối cùng biết là mình khó thoát kiếp nạn..
Giang Trạch Dân mất rất nhiều công sức, cuối cùng chẳng qua cũng chỉ tạo ra được các chứng cứ là Trần Hy Đồng “Từ 7/1991 đến 11/1994, trong kết giao đối ngoại đã nhận 22 món lễ vật quý giá (trong đó có 8 món chế phẩm vàng bạc, 6 chiếc đồng hồ đắt tiền, 4 cái bút mực nổi tiếng và quý giá, 3 chiếc máy chụp ảnh, 1 máy quay phim), tổng cộng trị giá 555.000 NDT” 【9 】. Số tiền này đối với một lãnh đạo cấp ủy viên bộ chính trị mà nói, thực sự chẳng là gì cả, thậm chí có thể nói là tương đối “thanh liêm”. Trần Hy Đồng vì vậy mà vào tù, bị kết án 13 năm tội tham ô, 4 năm tội lơ là trách nhiệm, hai tội hợp lại bị phạt tù có thời hạn lên tới 16 năm.
Cuối năm 2003, Trần Hy Đồng vì mắc ung thư bàng quang nên được phóng thích để chữa trị. Sau khi ra tù, Trần viết thư khiếu nại năm vạn chữ, lên án Giang Trạch Dân bức hại chính trị đối với ông ta, gọi mình là vật hi sinh của đấu tranh quyền lực, đồng thời báo cáo vấn đề phạm tội kinh tế của cha con Giang Trạch Dân. Sự tham nhũng của Trung Cộng, sớm đã thấm vào trong mỗi một tế bào của toàn bộ hệ thống từ trên xuống dưới. Giang Trạch Dân “chống tham nhũng” là vì đấu tranh quyền lực, tại Trung Quốc đã là chuyện ai ai cũng đều biết.
Năm 1997 ép Kiều Thạch nghỉ hưu
Kiều Thạch là thượng cấp cũ của Giang Trạch Dân, là người Giang Trạch Dân rất là ghen ghét, cũng là khắc tinh của Giang Trạch Dân. Năm 1997, Trung Cộng tổ chức đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 15, vì để cho mình muốn làm gì thì làm trong bộ chính trị Trung Cộng, Giang Trạch Dân rất muốn hạ bệ Kiều Thạch. Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đều biết Kiều Thạch đã tạo được lòng tin sâu rộng trong quần chúng, tiếng tăm, tư cách và sự từng trải, năng lực, mức độ được lòng dân đều vượt xa Giang, không có biện pháp thông thường nào có thể ép Kiều Thạch rời khỏi chính đàn, đành phải dựa vào việc Kiều Thạch lớn hơn Giang Trạch Dân hai tuổi. Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, và cha của Bạc Hy Lai là Bạc Nhất Ba bí mật bày mưu, nhắm vào Kiều Thạch, đưa ra chính sách “Ủy viên thường vụ Bộ chính trị 70 tuổi phải về hưu”. Bọn hắn biết Kiều Thạch là người đứng đắn, nhất định sẽ phục tùng tổ chức. Quả nhiên Kiều Thạch quang minh lỗi lạc, đồng ý về hưu, khiến cho việc “70 tuổi” về hưu trở thành giới hạn đỏ cho tuổi tác của ủy viên thường vụ bộ chính trị, yêu cầu Giang Trạch Dân làm một nhiệm kỳ nữa rồi đem quyền lực giao lại cho Hồ Cẩm Đào. Trên thực tế, Giang Trạch Dân lúc ấy cũng đã 71 tuổi, cũng nên về hưu, nhưng là Tăng Khánh Hồng lấy lý do Giang Trạch Dân là tổng bí thư, có thể dựa vào lý do đặc thù nên cứ chày ra không chịu nghỉ.
Năm đó một số người trong Ủy viên bộ chính trị như Kiều Thạch, Lý Thụy Hoàn và nguyên lão Vạn Lý, mỗi người mỗi trường hợp khác nhau không hẹn mà cùng công khai ủng hộ Đặng Tiểu Bình và Ủy viên thường vụ Bộ chính trị trong việc xác lập Hồ Cẩm Đào làm hạt nhân lãnh đạo đời thứ tư, Bộ chính trị đã thông qua, là tin tức hợp pháp. Hiển nhiên, bọn họ có mục đích trong việc này, chính là tuyên bố rõ ràng trong đảng về tính hợp pháp của nó, cũng nói rõ bất luận cách làm nào có ý đồ lật đổ cái quyết nghị này, thì đều là phi pháp. Một loạt hành động của Kiều Thạch trước khi về hưu trước đó, khiến cho Giang Trạch Dân chỉ có thể xoay theo quy tắc cuộc chơi mà Đặng Tiểu Bình lập ra.
Giang Trạch Dân lúc ấy còn có một cái tâm bệnh chính là bản thân hắn chưa từng chạm vào khẩu súng, trong quân đội không có phe cánh, Bạc Nhất Ba đưa ra chủ ý nói: Đảng chỉ huy súng, trong thường vụ bộ chính trị có quân nhân là không thích hợp. Quy củ cũ cần đổi vẫn là phải đổi. Từ Đại hội đại biểu lần thứ 15 trở đi, quân nhân bị ngăn tại bên ngoài thường vụ bộ chính trị, cái này đã giải quyết được một vấn đề khó khăn không nhỏ của Giang Trạch Dân.
Nửa cuối năm 1998, các cán bộ đã về hưu của Đại hội đại biểu nhân dân dân toàn quốc do Kiều Thạch đứng đầu, căn cứ vào lượng lớn quần chúng gửi thư phản ứng vấn đề ngành công an đối đãi phi pháp với quần chúng tập luyện Pháp Luân Công, đã tiến hành điều tra nghiên cứu kỹ càng đối với Pháp Luân Công trong một thời gian, đưa ra kết luận “Pháp Luân Công đối với nước đối với dân thì chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại”, và vào cuối năm đã gửi báo cáo điều tra cho Bộ chính trị, đứng đầu là Giang Trạch Dân. Nhưng Giang Trạch Dân lòng dạ hẹp hòi vô cùng đố kỵ và oán hận đối với cách làm công khai của nhóm người Kiều Thạch đứng đầu về việc chọn người kế nhiệm Giang, cho nên phàm là điều mà Kiều Thạch tôn sùng, hắn liền muốn công kích, đây là do tâm lý ghen tỵ cực mạnh quyết định.
Nói đến tâm đố kỵ của Giang Trạch Dân, có một câu chuyện chân thực xảy ra vào tháng 9/1992, lúc ấy Giang Trạch Dân đi tham quan “Nhà bảo tàng di chỉ Hà Mẫu Độ” ở thành phố Dư Diêu tỉnh Chiết Giang, nhà bảo tàng này rất nổi tiếng, có thể coi là vương quốc động vật cổ 7000 năm trước. Năm 1982, di chỉ Hà Mẫu Độ đã được bộ ngoại giao công bố là đơn vị trọng điểm bảo hộ văn vật của toàn quốc, tấm biển hiệu “Nhà bảo tàng di chỉ Hà Mẫu Độ” là do Kiều Thạch viết, có hai nguyên nhân, thứ nhất Kiều Thạch là ủy viên thường vụ bộ chính trị, Bí thư Ban bí thư Trung ương đã từng làm việc ở Chiết Giang từ năm 1949 đến năm 1954; Hai là phu nhân Kiều Thạch là người Dư Diêu. Nhưng Giang vẫn là phải đề tự một lần nữa, nhà bảo tàng mặc dù rất khó xử, nhưng vào tháng 5/1993, lấy lý do sau khi Nhà bảo tàng tu sửa để mở cửa đón khách, vẫn là tháo tấm bảng do Kiều Thạch đề chữ xuống, treo tấm bảng do Giang Trạch Dân đề chữ lên.
Không nên coi nhẹ tâm đố kỵ của con người, nó nhỏ thì có thể tạo ra rắc rối, lớn thì có thể cải biến lịch sử. Sau khi quyền lực vững chắc, Giang Trạch Dân cũng là bởi vì ghen ghét dữ dội mà không tiếc đem cả tương lai của quốc gia cùng toàn bộ người Trung Quốc ra làm tiền đặt cược, làm ra một sự việc gây sốc đối với cả thế giới, con người và Thần Phật đều phẫn nộ, đây là việc để sau hãy nói, trước mắt tạm thời không nhắc tới.
Năm 2002 “7 lên 8 xuống” dụ Lý Thụy Hoàn hạ đài
Bởi vì quy định 70 tuổi phải nghỉ hưu, đến năm 2002 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16, Giang Trạch Dân cũng nhất định phải lui về, nhưng Giang muốn tiếp tục nắm quyền ở phía sau, Lý Thụy Hoàn trong Ủy viên bộ chính trị là một chướng ngại. Tư cách và sự từng trải của Lý Thụy Hoàn và Giang Trạch Dân là giống nhau, trước năm 1989 danh tiếng của ông còn cao hơn Giang, năng lực của Lý giỏi hơn so với Giang, sự kỳ vọng của người dân và mức độ được lòng dân đều vượt xa Giang Trạch Dân.
Năm 1987 Giang Trạch Dân có thể được thân phận ủy viên bộ chính trị là “nhờ hơi” của Lý Thụy Hoàn. Lý Thụy Hoàn xuất thân là thợ mộc, trước và sau năm 1987 đều có tiếng tốt trong ngoài trên đàn chính trị, vào Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 năm 1987 thì Lý Thụy Hoàn muốn tham gia vào bộ chính trị, nhưng nhóm lão thành lại cảm thấy ông ta khá là trẻ tuổi, lúc này mới chỉ là Bí thư thành ủy Thiên Tân, nếu như ông ta đơn độc vào bộ chính trị, thì sẽ có vẻ quá nổi trội, cho nên liền để Bí thư thành ủy Bắc Kinh là Lý Tích Minh, Bí thư Thượng Hải là Giang Trạch Dân cùng Bí thư tỉnh lớn nhất là Tứ Xuyên – Dương Nhữ Đại cùng Lý Thụy Hoàn tham gia vào bộ chính trị.
Nếu như Đại hội đại biểu lần thứ 16 Lý Thụy Hoàn còn ở lại thường ủy bộ chính trị, thì Giang Trạch Dân sẽ không có khả năng làm ‘Từ Hi thái hậu’,Tăng Khánh Hồng quân sư của Giang cũng sẽ không cách nào thao túng được Ban bí thư và thường vụ bộ chính trị, vì thế lại thao túng vấn đề tuổi tác để Lý Thụy Hoàn hạ đài. Năm 2002 Lý Thụy Hoàn 68 tuổi, chưa đến hạn “70 tuổi” mà Giang Trạch dân và Tăng Khánh Hồng đặt ra năm 1997, cho nên Giang và Tăng đành phải làm ra cái “7 lên 8 xuống”, tức là 67 tuổi thì còn có thể làm 1 nhiệm kỳ thường vụ bộ chính trị, 68 tuổi nhất định phải về hưu. Đây chính là nguồn ngọn “7 lên 8 xuống” của thường vụ Bộ chính trị Trung Cộng.
“7 lên 8 xuống” vốn chỉ là công cụ mà Giang Trạch Dân, và Tăng Khánh Hồng dùng để đối phó Lý Thụy Hoàn, cuối cùng lại cũng đã trở thành một quy tắc chính trị trong đảng Trung Cộng. Đến năm 2007 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 17, Tăng Khánh Hồng cũng 68 tuổi, bỗng nhiên phát phát hiện tự mình dùng tảng đá “7 lên 8 xuống” đập vào chính chân của mình, bản thân nhất định phải về hưu tại Đại hội 17.
Năm 1997 xuất hiện phe Thượng Hải
Nguồn gốc của “Phe Thượng Hải” là phe phái có tính khu vực với cơ sở là cán bộ của Thượng Hải và tỉnh Giang Tô, do Giang Trạch Dân gom lại mà lập nên năm 1989 để bảo vệ cho quyền thống trị của cá nhân hắn ta. Phe này có đặc điểm rõ ràng của người Thượng Hải Chiết Giang, đó là nhanh nhẹn tháo vát, chú trọng lợi ích thực tế. Giang Trạch Dân chấp chính 13 năm, cán bộ “Phe Thượng Hải” trải khắp các cơ quan các cấp đảng chính quyền từ trung ương tới địa phương, tạo thành thế lực chính trị lớn nhất Trung Quốc lúc ấy.
Sau khi Trung Cộng xây dựng chính quyền, do Thượng Hải có địa vị là trung tâm công nghiệp của Trung Quốc đồng thời là thành phố lớn nhất, một lần nữa đã phát huy tác dụng rất quan trọng trong sự vận hành quyền lực và cơ cấu nhân sự của Trung Cộng, thường thì Bí thư thành ủy Thượng Hải sẽ chiếm được 1 ghế trong bộ chính trị Trung Cộng.
Thời kỳ cách mạng văn hóa, “Tứ Nhân Bang” (bè lũ bốn tên) từng có thể hô mưa hoán vũ ở trong đảng Trung cộng lại được người ta gọi là “Phe Thượng Hải”, bởi vì trong đó ba người ── Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên cùng Vương Hồng Văn đều từng làm việc tại Thượng Hải một thời gian dài, còn vợ Mao Trạch Đông là Giang Thanh vào những năm 30 thì đã từng lăn lộn trong giới văn nghệ Thượng Hải, nên cũng coi là có chút quan hệ với Thượng Hải.
Lần thứ hai chính là thời đại Giang Trạch Dân, giống như Tăng Khánh Hồng, Ngô Bang Quốc, Hoàng Cúc, Trần Lương Vũ, Trần Chí Lậpv.v…, có người cho rằng, cách nói “Phe Thượng hải” đi theo Giang cũng không chính xác lắm, bởi vì trong cán bộ cao cấp Trung Cộng đến từ Thượng Hải cũng không nhất định là “đồng bọn” cùng hội cùng thuyền, ví như Chu Dung Cơ xuất thân từ Thượng Hải nhưng lại không chung một con đường với Giang, có những người cũng không nhất định do Giang trực tiếp nâng đỡ. Nhưng, phàm là thành viên của phe Thượng Hải thì mỗi người đều có quan hệ lợi ích rõ ràng với Giang, Trần Lương Vũ chính là một ví dụ điển hình nhất.
Trần Lương Vũ sinh vào tháng 10/1946, tháng 3/1984 khi làm Bí thư Đảng ủy Công ty Công nghiệp điện khí Thượng Hải, biết được Vương Dã Bình – phu nhân của Giang (lúc đó Giang là bộ trưởng bộ công nghiệp điện tử), đang đảm đảm nhận vị trí phó chủ nhiệm phòng sự vụ của sở nghiên cứu điện khí thuộc công ty của ông ta, Trần cảm thấy đây chính là cơ hội tuyệt hảo để nịnh bợ lấy lòng Giang, lập tức mừng rỡ ra mặt, thế là, bèn thường xuyên lấy danh nghĩa là “Điều tra nghiên cứu” để đến sở nghiên cứu điện khí, nghĩ mọi cách để làm quen và xây dựng quan hệ với Vương, trước mặt Vương nhất mực cung kính, hễ mở miệng là “Dì Vương”, cũng hạ lệnh thăng cấp cho Vương làm chủ nhiệm phòng sự vụ. Từ đó, hắn thường xuyên tự mình đến nhà Vương đưa tặng cái này đưa tặng cái kia, chạy đôn chạy đáo, ân cần đầy đủ, chăm sóc không ngơi. Khi biết Vương có bệnh, ông ta càng thường xuyên thăm hỏi hơn, cũng giới thiệu thầy thuốc giỏi nhất lúc ấy đến trị liệu, tự mình vào bếp sắc thuốc cho Vương. Khi biết con trai nhỏ của Giang làm công nhân tại một nhà máy ở Thượng Hải, liền lập tức hạ lệnh điều hắn đến sở nghiên cứu điện khí của mẹ mình công tác, sau đó lại muốn sở nghiên cứu bỏ tiền để hắn được đào tạo chuyên sâu ở Trường đại học công nhân nghiệp dư ở Thượng Hải. Việc này khiến Vương vô cùng cảm khích, vì để báo đáp sự quan tâm của Trần, lúc Giang về Thượng Hải, khi cùng Giang đến thăm hỏi thị trưởng Thượng Hải đương nhiệm là Uông Đạo Hàm thì bà Vương đặc biệt nhắc đến Trần Lương Vũ, sau đó Uông Đạo Hàm làm việc với Ban tổ chức thành phố Thượng Hải, và vào tháng 1/1985 bổ nhiệm Trần làm phó cục trưởng cục hưu trí thành phố Thượng Hải, sau đó lại thăng làm Quận trưởng Quận Hoàng Phố thành phố Thượng Hải. Sau khi Giang làm Bí thư thành ủy thành phố Thượng Hải, thì cấp tốc đề bạt Trần làm Phó thị trưởng thành phố Thượng Hải. Sau khi Giang nhờ phong trào lục tứ mà được đề bạt làm lãnh đạo tối cao, thì lại đề bạt Trần làm thị trưởng Thượng Hải, Bí thư thành ủy Thượng Hải và ủy viên thường vụ bộ chính trị, khiến cho Trần tiến nhanh như tên lửa mà quan vận hanh thông, trở thành cốt cán được Giang tín nhiệm và là đại quản gia trông coi đại bản doanh Thượng Hải. Sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16, Giang đã có ý bồi dưỡng Trần làm người kế nhiệm cách khóakhóa của mình sau khi Hồ Cẩm Đào hết nhiệm kỳ. Nhưng tháng 7/2006 thì Trần lại ngã ngựa vì tội tham nhũng, trở thành tổn thất lớn và ảnh hưởng quan trọng đến phe Thượng Hải.
Giang và Hồ nhiều năm đấu đá
Giang vẫn luôn không yên tâm đối với Hồ Cẩm Đào, một trong những nguyên nhân là sau khi Hồ lên chức tổng bí thư rồi thì không muốn thay Giang gánh tội đàn áp Pháp Luân Công một cách oan uổng, việc này khiến Giang một mực tìm kiếm tuyển chọn người tâm phúc có thể thay thế được Hồ. Đồng thời, ủy ban chính trị pháp luật và hệ thống 610 bởi vì điên cuồng thi hành con đường đàn áp của Giang mà được nuôi lớn lên, cơ hồ trở thành cơ quan quyền lực trung ương thứ hai, không chỉ tiêu tốn lượng lớn tài nguyên mà còn làm việc một cách tùy ý, khiến cho chính quyền mới của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo không có được thực quyền, đấu đá giữa Giang và Hồ cũng đã trở thành tuyến chính của sự đấu đá về chính sách và đường lối trong mấy năm nay của Trung Cộng.
Sau khi Trần Lương Vũ bị bắt vào tù, Giang bất đắc dĩ phải đi chọn người khác, bởi vì tích cực trấn áp Pháp Luân Công ở địa phương nên thái tử đảng Bạc Hy Lai có được lợi thế. Điều Giang lo lắng nhất chính là muốn ngăn cản Lý Khắc Cường – người được Hồ Cẩm Đào xem trọng và chọn là người được “lên ngôi” vào năm 2007. Bởi vì trong tay phe Giang không có ứng viên có thể khởi tác dụng đánh chặn việc lên ngôi năm 2007, để làm kế hoãn binh, người không phe phái là Tập Cận Bình được cả 2 bên chấp nhận, lập làm người kế nhiệm.
Tập Trọng Huân, cha của Tập Cận Bình là nguyên lão, là người tiến bộ, có nhân tính, có quan hệ thân thiết với các lãnh đạo trước đây của Trung Cộng như Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương. Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo là do Hồ Diệu Bang đề bạt, chịu ơn của Hồ Diệu Bang, một cách tự nhiên cũng rất thân cận và tôn trọng đối với Tập Trọng Huân.
Phe Giang đề xuất Tập Cận Bình do Tập Cận Bình chính là “sư đệ” của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, nên một cách tự nhiên thì họ cũng vui vẻ chấp nhận và đối xử tốt với Tập Cận Bình.
Cho nên, Tập Cận Bình không thuộc phe Giang và Tăng, ông ta lên chức chỉ là cái kế hoãn binh của Giang và Tăng mà thôi. Tính toán của Giang và Tăng là ngăn cản người kế nhiệm của Hồ Cẩm Đào lên đài vào năm 2007, trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2012, để cho Bạc Hy Lai – người kế nhiệm thật sự của Giang và Tăng được rèn luyện thành thục, có được tiếng tăm và quyền lực, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Trung Cộng ít nhất phải được vào vị trí thường ủy và Bí thư Ủy ban Chính trị – Pháp luật trung ương, về phương diện này thì phe của Giang và Bí thư Ủy ban Chính trị – Pháp luật là Chu Vĩnh Khang vẫn luôn ủng hộ Bạc.
Giang, Tăng dự tính trong khoảng thời gian 2 năm sau Đại hội 18, lợi dụng việc phong trào “Hát đỏ đánh đen” của bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai được thông thông qua trên toàn quốc đã giành được sự khống chế và thao túng đối với cả nước, bọn họ sẽ đem “mô hình Trùng Khánh” áp dụng trên cả nước, lại lợi dụng Ủy ban Chính trị và Pháp luật trên toàn quốc, Lực lượng Cảnh sát Vũ trang do Bạc Hy Lai điều khiển, và nhiều lực lượng quân đội trên cả nước do Bạc Hy Lai kiểm soát, lực lượng trong quân đội của Giang Trạch Dân, bãi miễn thậm chí là bắt giữ Tập Cận Bình và người của ông ta, đến lúc đó cả nước lại là thiên hạ của Giang và Tăng. Lẽ ra kế hoạch của Giang và Tăng đã được thông suốt thuận lợi, Bạc và Chu đã hoàn thành một nửa tiến trình, ai ngờ tháng 2/2012 thuộc hạ của Bạc Hy Lai là Phó thị trưởng Vương Lập Quân đã phản lại ông ta, trốn đến Lãnh Sứ Quán Mỹ tại Thành Đô, khiến cho toàn bộ kế hoạch bị bại lộ, toàn bộ phe của Giang bị sụp đổ.
Tiết thứ ba: buông tay cho tham nhũng hoành hành và chống tham nhũng có lựa chọn
Từ việc Liên Xô bị giải thể và diễn biến ở Đông Âu, chủ nghĩa cộng sản đã được chứng minh là triệt để phá sản. Khi mà hình thái ý thức của tội ác này đã không cách nào thu hút được lòng trung thành của các đảng viên nữa, thì Giang Trạch dân lựa chọn cách tham nhũng để mua chuộc sự ủng hộ của các đảng viên đối với chế độ này. Trong quá trình này, Giang Trạch Dân còn phát hiện, tham nhũng còn có thể trở thành công cụ để công kích phe đối lập.
Trước thời kỳ Giang Trạch Dân nắm quyền, thì cho dù là “Phái bảo hoàng” hoặc “Phái tạo phản”, “Phái bảo thủ” hoặc “Phái cải cách” của Trung Cộng, thì đều có cương lĩnh chính trị của chúng để làm tiêu chuẩn. Sau khi Giang Trạch Dân nắm quyền, thì Trung Cộng bước vào thời đại không lý niệm, không có giới hạn, còn quá trình Giang Trạch Dân thành lập cơ sở quyền lực, thì lại càng là dựng lên một bộ hình thức quyền lực mới, đó chính là buông tay cho tham nhũng hoành hành, cùng nhau chỉ biết theo đuổi quyền và lợi. Khuyến khích xúi giục việc triển khai công trình Tam Hiệp, đây chỉ là bước thứ nhất trong chính sách buông tay đối với tham nhũng của Giang Trạch Dân. Chuyến Nam tuần của Đặng Tiểu Bình năm 1992 đã khởi động lại phong trào cải cách, phái bảo thủ bị đánh tan, Giang Trạch Dân đã cảm thấy sự nguy hiểm nếu tiếp tục dấn thân vào phái bảo thủ, và một cách bản năng hắn cũng thấy được cơ hội buông tay đối với tham nhũng. Một mặt thì hắn đầu tư vào chỗ mà Đặng Tiểu Bình vốn yêu thích, kéo ngọn cờ cải cách lên, mặt khác lại âm thầm lén lút thay đổi nội dung cải cách, đem kinh tế thị trường đã được Đặng Tiểu Bình đồng ý đi đổi thành kinh tế quyền lực, cái chuyện mà năm ngàn năm văn minh Trung Quốc chưa từng có là “quan phủ cùng tư bản thông gian”, thì nay đã bị Giang lợi dụng trở thành bí quyết để hắn ta xây dựng và bành trướng quyền lực. Thành viên nhóm đầu tiên của phe Giang, như Lý Trường Xuân, Giả Khánh Lâm, Trần Lương Vũ, Tăng Khánh Hồng, Chu Vĩnh Khang, hầu như không một ai không buôn lậu, kêu gọi đầu tư, chiếm lấy đất đai v.v… nhờ đó mà kiếm được tiền như núi, như vậy nên đám quan chức lớn bé hay dùng quyền lực để đạt được lợi ích cá nhân đã nhanh chóng tập hợp dưới cờ của Giang Trạch Dân. Giang Trạch Dân chưa từng có bất kể thành tích gì với đảng, với quân, với đất nước Trung Quốc, thông qua một đợt buông tay đối với tham nhũng, cúng tế đám ác ma tham lam và ích kỷ, chỉ trong vài năm đã xây dựng được nền tảng quyền lực của hắn như một kỳ tích, một nhân vật có tính quá độ như vậy đã đứng vững trên đôi chân của mình, cũng chi phối được chính trường Trung Quốc trong 20 năm, mãi cho tới hôm nay (thời điểm viết cuốn sách này).
Bắt đầu từ thời đại Giang Trạch Dân, tham nhũng thậm chí trở thành con đường tiến thân của quan viên. Quan viên thanh liêm thì trở thành đối tượng bị thanh lý.
Hoàng Kim Cao, Bí thư huyện ủy huyện Liên Giang tỉnh Phúc Kiến, vì cho điều tra một đại án tham nhũng trong địa phận mình cai quản, một mặt bị áp lực từ cấp trên, mặt khác thì bị xã hội đen uy hiếp, 6 năm phải mặc áo chống đạn đi làm. Ngày 11/8/2004, ông bất đắc dĩ phải gửi thư khiếu nại lên báo mạng Nhân dân trực thuộc Nhân dân nhật báo, tiêu đề là “Vì sao áo chống đạn theo ta sáu năm”. Kết quả một năm sau Hoàng vẫn bị bắt giữ, cũng vào ngày 11/8/2005 bị xử tù chung thân.
8h12’ ngày 25/01/2012, Hồ Đức Bình con trai trưởng của Hồ Diệu Bang đưa tin trên Sina Weibo, viết rằng: “Tất cả truyền thông của chúng ta đều tràn ngập lời nói dối! Không có một câu nói thật, khắp nơi nói khoác ca công tụng đức, 96% quan viên của chúng ta đều tham ô bao bồ nhí.” Có thể thấy mức độ ác liệt của nạn tham nhũng do việc Giang Trạch Dân lấy “tham nhũng để trị quốc” mà tạo thành.
“Trung Quốc đệ nhất tham” Giang Miên Hằng
Những năm 80 địa vị của Giang Trạch Dân bất ổn, nên bèn để Giang Miên Hằng qua Mỹ du học, lấy thẻ xanh, quan sát tình thế Trung Quốc. Năm 1992 sau khi Giang Trạch Dân nắm được trong tay quyền hành trong đảng chính quyền quân đội, đã cho Giang Miên Hằng nhanh chóng về nước “im lặng đại phát tài”. Thế là Giang Miên Hằng mang theo cả nhà trở về, tháng 1/1993 hắn vào công tác tại Viện nghiên cứu Luyện kim Thượng Hải thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, nhưng chỉ sau bốn năm đã nhậm chức Viện trưởng. Dựa theo sự ổn định địa vị và gia tăng quyền lực của Giang Trạch Dân, Giang Miên Hằng bước vào chốn thương trường đầy phong ba và đồng thời làm quan, phát tài trên cả hai lĩnh vực.
Năm 1994, Giang Miên Hằng dùng hàng triệu nhân dân tệ (NDT) (tiền vay) để mua lại Công ty Đầu tư Liên hợp Thượng Hải có giá trị thị trường hơn 100 triệu NDT của Ủy ban kinh tế Thượng Hải, bắt đầu sự nghiệp “Vương quốc viễn thông” của ông ta. Người đầu tiên sáng lập Công ty đầu tư Liên hợp Thượng Hải là một người họ Hoàng, ông ta giữ chức Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Thượng Hải, đã dành rất nhiều tâm huyết cho việc này. Tuy nhiên, sau khi thành lập và hoạt động được 3 tháng, bất ngờ ông Hoàng lại được chuyển trở lại Ủy ban Kinh tế, và sau đó một nhân vật chẳng ai biết đến là Giang Miên Hằng “nhảy dù” vào làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, trở thành “Vua viễn thông”. Sau đó ông Hoàng biến mất, ngay cả cái tên của ông người ta cũng chẳng nhớ đến. “Liên hợp Thượng Hải” đã bị Giang Miên Hằng cướp đi như vậy.
Trên bề mặt “Liên hợp Thượng Hải” là doanh nghiệp nhà nước, nhưng thực tế cũng bằng như là tài sản riêng của Giang Miên Hằng. Giang Miên Hằng coi Liên hợp Thượng Hải là soái hạm của cá nhân, dùng để đánh dấu Thượng Hải như địa bàn riêng. Bởi vì hắn là con trai của Giang Trạch Dân, cho nên muốn tiền có tiền, muốn quyền có quyền, làm ăn luôn được đảm bảo chỉ có lời chứ không bao giờ lo lỗ vốn nên Hoa Kiều ở hải ngoại và các thương nhân phương Tây kể cả người nắm giữ Yahoo Dương Chí Viễn (Jerry Yang) v.v, nhao nhao tới thăm viếng hoặc nhờ vả, chỉ trong thời gian mấy năm Giang Miên Hằng đã lập được Vương quốc viễn thông khổng lồ của ông ta, năm 2001 Liên hợp Thượng Hải và Công ty cổ phần liên hợp Thượng Hải đã có hơn mười công ty con, như Mạng thông tin Thượng Hải, Mạng cáp Thượng Hải, Netcom Trung Quốc, v.v… Các ngành kinh doanh khá là rộng, như truyền hình cáp, xuất bản điện tử, sản xuất đĩa CD, mạng băng thông rộng đầy đủ cho thương mại điện tử, v.v.
Nhân sĩ giới kinh doanh Thượng Hải nói, các chức vị thành viên ban giám đốc của Giang Miên Hằng nhiều đến mức đếm không xuể, bao nhiêu lĩnh vực kinh tế trọng yếu của Thượng Hải hắn đều nhúng tay và có phần. Thậm chí trong hội đồng quản trị của dự án đường hầm qua sông Thượng Hải và dự án tàu điện ngầm Thượng Hải, thì hắn cũng có phần. Có một vị thương nhân ngồi trên chuyến bay của công ty hàng không Thượng Hải, trong lúc vô tình phát hiện trên tạp chí Không Trung đăng ảnh chụp hội nghị ban giám đốc công ty Hàng không Thượng Hải, một người trong số đó chính là Giang Miên Hằng, nhưng danh sách cổ đông chính thức của Công ty Hàng không Thượng Hải thì chưa hề công bố ra ngoài xã hội. Bọn họ nói, Giang Miên Hằng đã là vua viễn thông Trung Quốc, cũng là Đại ca lớn của bến Thượng Hải.
Những điều này cũng không thể làm cha con họ Giang thỏa mãn, bởi vì trong lịch sử Trung Cộng, thương nhân giàu có làm kinh doanh lớn đến đâu, không có quan chức chống lưng thì cũng sẽ bị nguy cơ tứ phía rình rập. Thế là trong danh sách bổ nhiệm và miễn nhiệm ngày 2/12/1999 mà Quốc vụ viện tuyên bố, xuất hiện cái tên khiến người ta nghe mà ngạc nhiên đến mức rớt vỡ cả mắt kính là Giang Miên Hằng, hắn được Giang Trạch Dân bổ nhiệm làm Phó viện trưởng Viện khoa học Trung Quốc, như ngồi tên lửa đi thẳng vào hàng ngũ lãnh đạo quốc gia.
Tháng 5/2001, tại Hồng Kông có tổ chức “Diễn đàn tài phú”, Giang Trạch Dân mang theo “Người lãnh đạo quốc gia” Giang Miên Hằng ra mắt, giới thiệu cho các yếu nhân quốc tế, đặc biệt là phú hào của các công ty đa quốc gia, để mở rộng thực lực cho vương quốc họ Giang. Quả nhiên vào ngày hôm sau khi Trung Quốc đăng cai thành công Thế Vận hội, Giang Miên Hằng liền bắt đầu cùng những phú hào ngoại quốc này ký một loạt đơn hàng. Lúc này, Giang Miên Hằng đã thành đại biểu tối cao cho tầng lớp “vừa làm quan vừa làm thương nhân” của Trung Cộng.
Ở Trung Quốc trước khi có “China Netcom Corporation”, Giang Miên Hằng là ông chủ “Netcom”, hắn tuyên bố nói muốn thôn tính Công ty Viễn thông Phương Bắc (Northern Telecom Limited), thực ra thì “Netcom” sớm đã bị Giang Miên Hằng vùi dập đến mức chẳng còn gì, hắn hoàn toàn không có năng lực thu mua “Công ty Viễn thông Phương Bắc”. Vì để giải quyết mối nguy cho Giang Miên Hằng, đích thân Giang Trạch Dân đã hạ lệnh ngành viễn thông Trung Quốc bắt buộc phải phân thành hai, chia làm “Viễn thông Phương Bắc” và “Viễn thông Phương Nam”, đem tài sản cố định của ” Viễn thông Phương Bắc” ở 10 tỉnh biếu không cho “Netcom” .
Tháng 9/2004, Netcom là công ty cuối cùng chưa niêm yết trong số 4 công ty viễn thông lớn ở Trung Quốc đại lục, lịch niêm yết của “Netcom” liên tục bị trì hoãn, tháng 10 là kỳ hạn cuối cùng. Vì sao 3 trong 4 công ty viễn thông lớn của Trung Cộng đều có thực lực đưa ra thị trường, mà Giang Miên Hằng sau khi lấy được tài sản cố định của viễn thông Phương Bắc ở 10 tỉnh vẫn là không có tài sản? Tiền đã đi đâu?
Trong khoảng thời gian này, sau khi đem Netcom ba lần chỉnh đốn hợp nhất, Giang Miên Hằng lại huỷ bỏ hết thảy, trong khi chỉnh hợp khiến cho người ta hoa mắt, rồi huỷ bỏ như trò hề, hắn đã đem tài sản viễn thông của quốc gia bỏ vào vào túi riêng của mình. Đích thân Giang Miên Hằng nói với tổng giám đốc Trương Xuân Giang của China Netcom Corporation mà không có chút giấu diếm gì: Tất cả những chuyện này chính là “Vì để đưa cổ phiếu ra thị trường”. Nói thẳng ra là chính là để rút sạch tài sản công biến nó thành của mình, khiến cho người mua cổ phiếu “Netcom” bị mất tiền oan. Ngày 22/7/2011, tòa án mở phiên xét xử Trương Xuân Giang về tội nhận hối lộ, bị tuyên án xử tử hình, hoãn chấp hành án hai năm.
Ngày 10/5/2012, Đài truyền hình Tân Đường Nhân đưa tin, câu chuyện mờ ám về việc Giang Miên Hằng sử dụng một lượng lớn ngân quỹ nhà nước để đầu tư vào sự nghiệp cá nhân dưới danh nghĩa Mặt trận thống nhất chống Đài Loan cũng bị phanh phui. Năm 1994 Giang Miên Hằng vứt bỏ chức vụ Viện trưởng viện luyện kim Thượng hải, lấy mấy triệu (nhân dân tệ) mua lại công ty đầu tư liên hợp Thượng Hải trị giá hơn trăm triệu. Có công ty đầu tư liên hợp Thượng Hải, Giang Miên Hằng đã có địa bàn làm vương quốc viễn thông của mình tại Thượng Hải. Năm đó tin tức náo động nhất chính là chuyện Giang Miên Hằng hợp tác với Vương Văn Dương, con trai của ông trùm kinh doanh Đài Loan Vương Vĩnh Khánh, thành lập Tập đoàn Hoằng Lực để xây dựng một nhà máy sản xuất thủy tinh ở Khu công nghệ cao Chương Giang, Phố Đông, Thượng Hải, một dạo được gọi là sự hợp tác cao cấp của “Kim quyền Thái Tử Đảng” ở hai bờ đại lục.
Vương Văn Dương chẳng qua chỉ là một thư sinh, bị đuổi ra khỏi nhà vì cha anh ta không chấp nhận tội ngoại tình, số tiền khổng lồ cho việc hợp tác siêu cấp kia từ đâu mà có? Bị truyền thông Đài Loan liên tục truy vấn, Vương Văn Dương lộ ra số tiền 1.6 tỷ Mỹ kim mà hắn “đầu tư”, kỳ thật anh ta không phải bỏ ra một xu nào. Mấy tỷ vốn đều là do một mình Giang Miên Hằng bỏ ra, Giang Miên Hằng mới thật sự là ông chủ lớn. Giang Miên Hằng nhiều năm qua luôn giấu diếm sự thật này trước công chúng.
Nguồn tiền để Giang Miên Hằng mua lại Công ty đầu tư liên hợp Thượng Hải lúc ban đầu có quan hệ mật thiết với Lưu Kim Bảo. Năm 1994 Lưu Kim Bảo cũng bắt đầu đảm nhiệm chức giám đốc chi nhánh Thượng Hải của ngân hàng Trung Quốc. Năm 1997, ông được chuyển sang làm Phó Giám đốc Văn phòng Hồng Kông và Ma Cao của Ngân hàng Trung Quốc, sau đó một đường lên tới tổng giám đốc, phó chủ tịch, có thể nói một bước lên mây. Năm 2000 Giang Miên Hằng lại sáng lập công ty vi điện tử Hoằng Lực, đầu tư 6.4 tỷ đôla Mỹ, nguồn tài chính cần thiết đương nhiên đều là từ đồng tiền mồ hôi nước mắt mà nhân dân nộp vào ngân khố nhà nước.
Năm đó trước khi Giang tuyên bố không còn làm Chủ tịch quân ủy, Hoàng Cúc liền cho xây dựng rầm rộ ở Thượng Hải, để xây dựng khu hưởng lạc ở hai nơi cho Giang. Sau đó, Giang Miên Hằng quyết định lấy Thượng Hải làm cơ sở phát triển “vương quốc truyền thông”.Thế là từ khâu xin phê duyệt đến vay ngân hàng, đều được Hoàng Cúc bật đèn xanh, người thực tế xử lý công việc chính là Vương Duy Công thư ký của Hoàng Cúc.
Chu Chính Nghị, một nhà phát triển bất động sản lớn được mệnh danh là người giàu nhất Thượng Hải, đã bị bắt giữ vào tháng 5/2003; việc ông ta trốn thuế, thao túng cổ phiếu và cho vay bất hợp pháp đã khiến Lưu Kim Bảo Tổng giám đốc chi nhánh Hồng Kông của ngân hàng Trung Quốc bị mất chức. Vụ án này được coi là “nghi án gian lận tài chính lớn nhất kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, và kết quả điều tra đã chĩa thẳng vào Giang Miên Hằng, bởi vì khi công ty vi điện tử Hoằng Lực được thành lập, khoản tiền hơn một tỷ USD được Lưu Kim Bảo phê duyệt cho vay từ chi nhánhThượng Hải đều là vi phạm quy tắc.
Một số phương tiện truyền thông ở Hồng Kông tiết lộ, khi điều tra vấn đề thông đồng giữa các quan chức và doanh nhân của Chu Chính Nghị, họ thậm chí còn tìm ra hai con trai của Giang Trạch Dân. Nghe nói các nhân viên điều tra đã phát hiện ra rằng ở khu Phổ Đà, nơi tiếp giáp với quận Tĩnh An, con trai cả của Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng, và chính quyền quận Phổ Đà cũng đã khoanh tròn một vùng đất rộng lớn theo phương pháp của Chu Chính Nghị ở quận Kinh An. Khu đất của Giang Miên Hằng và Giang Miên Khang trong khu vực Thượng Hải được chấp thuận sử dụng, nhưng chúng là những khu đất miễn phí không phải trả một xu nào. Giang Miên Hằng còn ác hơn Chu Chính Nghị, Chu còn muốn cống nạp cho phe Thượng Hải, nhưng kẻ không ai dám động tới là đại thiếu gia họ Giang chỉ muốn người dân phải di dời đến ngoại thành, quyết không bồi thường theo quy định.
Tin tức do Trung tâm Thông tin vận động quyền dân chủ của người Trung Quốc ở Hong Kong công bố, Giang Miên Hằng con trai của Giang Trạch Dân bị cuốn vào vụ án đưa hối lộ của Chu Chính Nghị, người của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã nắm được cuộn băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa Giang Miên Hằng và Chu Chính Nghị. Tin tức này nói tối ngày 26/5/2003 Giang Miên Hằng và Chu Chính Nghị đã gặp nhau trong một phòng hát Karaoke, khi đó Giang tiết lộ bí mật quốc gia cho Chu Chính Nghị, bao gồm cả tình tiết vụ án của cựu Tổng giám đốc ngân hàng Trung Quốc tại Hong Kong Lưu Kim Bảo, nguyên do là trước khi Giang và Chu gặp nhau, chính quyền địa phương đang điều tra vụ án Chu Chính Nghị đưa hối lộ, thực ra thì điện thoại của Chu đã bị giám sát. Thế là cảnh sát thuận thế lắp máy nghe lén tại phòng Karaoke nơi Giang – Chu gặp nhau, toàn bộ cuộc nói chuyện đã được ghi âm lại, tối hôm đó sau khi Giang Miên Hằng rời khỏi phòng hát Karaoke, công an liền cho bắt Chu Chính Nghị, đồng thời đưa băng ghi âm giao nộp lên cấp cao của Trung Cộng.
Họ hàng nhà Giang kiếm được ‘đầy bát đầy chậu’
Giang Miên Khang là con trai thứ của Giang Trạch Dân nhưng không có nổi trội như người anh là Giang Miên Hằng, nhưng cũng được Giang Trạch Dân ủy thác cho Từ Tài Hậu nhét vào làm phó chính ủy quân khu Nam Kinh, với quân hàm thiếu tướng. Nghề của Giang Miên Khang vốn là chuyên về vô tuyến điện, công việc từ trước đến giờ đều không có liên quan với quân đội một chút nào. Giang Trạch Dân muốn trước khi về hưu, cảm thấy đem “cây súng” (quân đội) giao cho ai cũng không yên tâm bằng giao cho con của mình, nên muốn điều Giang Miên Khang đến bộ tổng tham mưu, không ngờ bị Trì Hạo Điền đẩy trở về. Không còn cách nào, Giang Trạch Dân đành phải đưa con vào Ban tổ chức Tổng bộ Chính trị làm Cục trưởng cục 2, chẳng mấy chốc lại được đề bạt làm Phó trưởng Ban tổ chức, rồi lên Trưởng ban tổ chức.
Giang Thượng Thanh (chú ruột của Giang Trạch Dân) có hai người con gái, là Giang Trạch Huệ và Giang Trạch Linh; Giang Trạch Dân đề bạt Giang Trạch Huệ làm cán bộ cấp bộ. Giang Trạch Huệ vốn chỉ là giáo viên bình thường tại trường Đại học nông nghiệp An Huy. Sau khi Giang Trạch Dân thăng quan, Giang Trạch Huệ được đề bạt như tên lửa, đầu tiên là hiệu trưởng trường Cao đẳng Lâm nghiệp thuộc Đại học Nông nghiệp An Huy, sau đó được thăng chức Hiệu trưởng Đại học Nông nghiệp và sau đó lại đảm nhiệm chức Hiệu trưởng Học viện khoa học Lâm nghiệp.
Giang Trạch Dân có người cháu làm công nhân bẻ ghi đường sắt 18 năm ở thành phố Bạng Phụ tỉnh An Huy tên là Ngô Chí Minh, là họ hàng của mẹ đẻ Giang Trạch Dân Ngô Nguyệt Khanh. Ngô Chí Minh không có học hành một chút gì cả, đến khi Giang nhậm chức bí thư thành ủy Thượng Hải vào tháng 3/1986 thì mới vào đảng, được cất nhắc lên làm cán bộ, cuối cùng được thăng lên chức vụ cấp thứ trưởng như tên lửa: hiện tại là ủy viên thường vụ thành ủy Thượng Hải, bí thư đảng ủy sở công an thành phố, cục trưởng, chính ủy tổng đội thứ nhất cảnh sát vũ trang Thượng Hải.
Thai Triển là con trai của Giang Trạch Linh bị thua lỗ 11,5 triệu nhân dân tệ do đầu cơ bất động sản, nhưng vì Thai Triển là cháu của Giang Trạch Dân nên khi điều tra xét xử gặp rất nhiều trở ngại. Thai Triển bởi vì thất bại trong việc đầu cơ bất động sản và không có khả năng trả nợ, thế nên đã giả mạo con dấu chính thức của “Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Cảng Triển Dương Châu” và thế chấp 45 căn nhà của một doanh nhân Hồng Kông cho Ngân hàng Công thương Trung Quốc. Vụ kiện đã được một doanh nhân Hồng Kông đưa ra tòa án Quảng Lăng Thượng Hải và được xét xử vào tháng 3/2000. Mặc dù tòa án xác định rằng con dấu trên “Giấy chứng nhận chuyển nhượng tài sản nhà” là giả mạo, nhưng dưới áp lực của những người như Ngô Đông Hoa – Bí thư Thành ủy Dương Châu lúc đó, Ký Nhân Quý – Bí thư ủy ban chính trị và pháp luật thành phố, và Soái Tiểu Phương – Chánh án Tòa án nhân dân trung cấp Dương Châu, nên vào ngày 30/3/2000, tuyên bố việc điều tra xét xử vụ án bị đình chỉ. Cuối cùng, Thai Triển không phải chịu bất kỳ trừng phạt nào, doanh nhân Hồng Kông cũng không thu hồi được tài sản.
Mười mấy năm qua, Thai Triển lợi dụng thân phận là cháu của Giang Trạch Dân trắng trợn tiến hành mua bán nhà cửa, cổ phiếu và đầu tư vào ngành giải trí. Hắn trước sau đảm nhiệm chức vụ tổng giám đốc của “Tòa nhà Dương Châu”, ông chủ của “Thành phố giải trí Thiêm Triển” và giám đốc của một số công ty liên doanh. Thai đã từng lợi dụng thân phận cháu trai của Giang Trạch Dân vay 16 triệu NDT của “Tập đoàn công nghiệp Phương Bắc” do quân đội hậu thuẫn để mua bán cổ phiếu, từ đó về sau Thai đã tiến mạnh trên thương trường. Ngày 6/2/2012, xảy ra sự kiện Phó thị trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân đào tẩu vào Lãnh sứ quán Mỹ, gây chấn động đối với quan trường Trùng Khánh. Thai Triển lúc đó đi nhậm chức Phó trưởng thư ký chính quyền Trùng Khánh, cũng là dạng quan thương thông đồng, đồng thời việc này cũng chứng minh sức ảnh hưởng của Giang Trạch Dân vẫn còn khá lớn trên chính trường.
Tháng 1/2003, Giang Trạch Dân điều cháu của mình là Hạ Đức Nhân đến nhận chức ủy viên thường vụ tỉnh Liêu Ninh, phó bí thư thành ủy Đại Liên, thị trưởng thành phố Đại Liên. Từ đó Giang Trạch Dân đến Đại Liên hô phong hoán vũ tựa như đang ở nhà mình.
Chu Vĩnh Khang tự xưng là cháu ruột của vợ Giang Trạch Dân, cũng thường xuyên nói khoác mình là “người bên cạnh chủ tịch Giang”. Chu là kẻ phẩm hạnh tồi tệ. Nghe những người từng tiếp cận với Chu Vĩnh Khang tiết lộ, Chu thường xuyên lấy danh “làm việc quên mình”, ban đêm ở lại khách sạn không về nhà, trên thực tế là âm thầm gọi kỹ nữ đến qua đêm, và cũng từng nhiều lần dâm ô nữ nhân viên cấp dưới tại khách sạn Thực Nghiệp. Trong quá trình trấn áp Pháp Luân Công, Chu Vĩnh Khang là một trong mấy người xông xáo tuyến đầu, sau đó được Giang đề bạt làm Bộ trưởng bộ công an. Năm 2007 tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 17, Chu nhờ nợ máu chồng chất mà được Giang Trạch Dân đề bạt làm bí thư ủy ban chính trị và pháp luật, rồi trèo lên chức Ủy viên thường ủy bộ chính trị, đồng thời trở thành thế lực chính trị trọng yếu kiềm chế Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo.
Ngoài ra, Giang Trạch Dân còn có bao nhiêu thân thích làm quan hoặc lặng lẽ phát tài, hoặc ở chỗ sáng hoặc trong bóng tối, thì rất khó mà thống kê nổi.
Bảo hộ phần tử tham nhũng trong phe Giang
Nhân vật chính trong “Viễn Hoa án” là Lại Xương Tinh chủ tịch tập đoàn Viễn Hoa ở Hạ Môn. Lại thành lập tập đoàn Viễn Hoa vào năm 1994, từ đó chuyên hoạt động buôn lậu. Từ năm 96 đến khi xảy ra vụ án, tập đoàn Viễn Hoa hoạt động buôn lậu được 5 năm, tổng trị giá hàng hóa buôn lậu lên tới 53 tỷ nhân dân tệ, số tiền trốn thuế lên đến 30 tỷ nhân dân tệ, tính gộp lại tạo thành tổn thất cho nhà nước Trung Quốc 83 tỷ nhân dân tệ.
Mặc dù vụ án buôn lậu của công ty Viễn Hoa Hạ Môn ở Hồng Kông và Ma Cao là chuyện động trời, nhưng truyền thông Trung Quốc chỉ đưa tin một góc nhỏ trên tờ báo “Bắc kinh buổi chiều” vào tháng 11/1999, rồi sau đó truyền thông im bặt. Năm 2000 truyền thông hải ngoại như “Nhật báo Phố Wall”, “Thời báo New York”, “Washington Post”, “Thời báo Los Angeles” bắt đầu đưa tin rầm rộ, vụ án Viễn Hoa nhận được sự quan tâm của dư luận quốc tế.
Nguyên nhân phát sinh “vụ án Viễn Hoa” là vào tháng 3/1999, thủ tướng Trung Quốc khi đó là Chu Dung Cơ nhận được một bức thư nặc danh, vạch trần tường tận công ty Viễn Hoa thành phố Hạ Môn buôn lậu quy mô lớn, trong đó còn có nhân chứng vật chứng khá chi tiết, nhờ vậy mà lôi ra được đại án buôn lậu có kim ngạch đạt con số thiên văn. Đối với vụ án này, thủ tướng Chu Dung Cơ bày tỏ: “Bất kể thanh tra đến ai đi nữa, thì cũng đều phải thanh tra đến cùng, tuyệt đối không nể mặt”. Giang Trạch Dân cũng bày tỏ: Bất kể là ai, đều quyết không nương tay. Nhưng không lâu, tổ chuyên án liền phát hiện vụ án có liên quan mật thiết đến người bên cạnh Giang Trạch Dân là Giả Đình An và Giả Khánh Lâm, lập trường của Giang Trạch Dân lập tức thay đổi.
Đầu năm 2000, “Nhật báo kinh tế” Hồng Kông trích dẫn lời nói của nhân sĩ thạo tin ở Bắc Kinh rằng, Trung ương Trung cộng lập ra “Tổ điều tra chuyên án 420”, nhất định phải kết thúc toàn bộ vụ án trước khi lưỡng hội tổ chức vào tháng 3, để trong thời gian giữa hai kỳ họp thì chính quyền có thể dùng vụ án này làm “thành quả trọng đại” của “Đại án phản tham nhũng vượt thế kỷ”, rồi công bố với công chúng. Điều này phản ánh tính toán chân thật nhất của Giang Trạch Dân chẳng qua là hy vọng có thể lợi dụng vụ án này để thiếp vàng cho chính mình, đồng thời hy vọng cuộc điều tra nhanh chóng kết thúc, tránh để bị điều tra đến cửa nhà mình.
Đến năm 2000, các ban ngành như kiểm tra kỷ luật, giám sát, hải quan, công an, kiểm sát, tòa án, tài chính, thuế vụ v.v… cùng nhau phá án, chức vụ của những người phạm tội và tình tiết vụ án buôn lậu đặc biệt lớn ở Hạ Môn cơ bản đã được điều tra rõ. Trong thời gian này, tổng cộng có hơn 600 người dính dáng đến vụ án bị thẩm tra, trong đó có gần 300 người bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Năm 2001, các cấp tòa án nhân dân đã đưa ra phán quyết với 167 vụ án liên quan đến vụ án buôn lậu đặc biệt lớn ở Hạ Môn, liên quan đến 269 bị cáo. Tháng 7/2001 khi vụ án còn chưa kết thúc, đã có mấy người bị xử tử hình, cũng đã chấp hành, trong đó bao gồm Cựu Chủ tịch Chi nhánh Hạ Môn của Ngân hàng Công thương Trung Quốc là Diệp Lý Khâm, những người trong nhóm của Lý Bảo Dân và Lý Sĩ Chuyên ở Hải quan Hạ Môn.
Một đại án thế kỷ như thế, trong khi vụ án còn chưa được hoàn toàn điều tra rõ mà đã đem xử bắn hơn 10 tòng phạm, trên thực tế là thủ tiêu chứng cứ, để “Vụ án Viễn Hoa” trở thành vụ án không thể kết được. Nguyên nhân trong đó, cũng là bởi vì vụ án liên can đến người bên cạnh Giang Trạch Dân, cho nên Giang Trạch Dân phải vội vàng giết người diệt khẩu. Mà loại giết người diệt khẩu nham hiểm này lại được Giang Trạch Dân coi đó là quyết tâm và thành tích của bản thân, và được truyền thông thổi phồng ầm ĩ lên.
Trong vụ án Viễn Hoa, tâm phúc của Giang Trạch Dân, chủ nhiệm Văn phòng tổng bí thư của Giang là Giả Đình An đã từng mật báo tin tức cho Lại Xương Tinh. Lại tiết lộ, ông ta rất thân với 3 trong 5 thư ký của Giang, bao gồm đại thư ký Giả Đình An. Giả Đình An là chủ nhiệm Văn phòng tổng bí thư khi Giang làm tổng bí thư. Từ khi Giang còn ở Bộ công nghiệp điện tử, ông ta đã là thư ký của Giang. Tháng 1/1985, Giả Đình An đi theo Giang Trạch Dân từ Bắc Kinh đến Thượng Hải. Tháng 6/1989, lại theo Giang Trạch Dân trở lại Bắc Kinh. Giả là thư ký, phụ tá quan trọng nhất của Giang Trạch Dân, nội bộ gọi là “đại thư ký.”
Năm 2004, Giang Trạch Dân đưa Chủ nhiệm Văn phòng Giả Đình An lên làm Chủ nhiệm Văn phòng quân ủy, còn cố lấy lý do là “tình huống đặc biệt” và “có lợi cho công tác”, nhấc Giả Đình An từ thượng tá trực tiếp thăng chức lên trung tướng. Các Ủy viên quân ủy nói cấp bậc hành chính của Giả cũng chỉ là cấp ty, cục, quân hàm phải là thượng tá, đưa lên trung tướng như vậy bên dưới sẽ tạo phản. Giang Trạch Dân không từ bỏ ý định, lại một lần nữa đưa ra, khi quân ủy trung ương thảo luận về việc này lần thứ hai thì bị gác lại, từ đấy có thể thấy được Giả Đình An là tâm phúc của Giang.
Lại Xương Tinh nói với tác giả Thịnh Tuyết của cuốn “Tấm màn đen vụ án Viễn Hoa”, mặc dù ông ta chưa từng tiếp xúc trực tiếp với Giang Trạch Dân, nhưng ông ta từng có ý quyên tiền cho Quân ủy trung ương. Thư ký của Giang liền báo cáo cho Giang Trạch Dân. Lại Xương Tinh tiết lộ, Giang Trạch Dân “vốn đã biết quan hệ thân thiết giữa tôi và thư ký của ông ta.”
Trong vụ án Viễn Hoa còn liên lụy tới một nhân vật chính khác là thân tín của Giang Trạch Dân – Giả Khánh Lâm.
Số tiền liên quan đến vụ án Viễn Hoa ở Hạ Môn được xác định là trên dưới 70 tỷ nhân dân tệ, liên lụy đến hơn 250 quan chức các cấp từ địa phương, đến tỉnh thậm chí là trung ương. Bọn họ bị tố cáo là trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến năm 1999, đã nhận hối lộ mấy triệu đô la Mỹ, khiến cho hàng hóa bao gồm ô tô, dầu nhiên liệu, nguyên vật liệu, máy móc hạng nặng và hàng xa xỉ phẩm trị giá mấy trăm triệu, hàng tỷ USD được thông qua bến cảng Hạ Môn buôn lậu vào Trung Quốc. Mà từ năm 1994 đến năm 1996, Giả Khánh Lâm là Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến và là Chủ tịch HĐND tỉnh Phúc Kiến, đây là nguyên nhân khiến cho Giang Trạch Dân không cho điều tra rõ vụ án Viễn Hoa.
Giả Khánh Lâm sinh vào tháng 3/1940, là người Bạc Đầu tỉnh Hà Bắc, bởi vì cùng công tác với Giang Trạch Dân ở Bộ Máy móc công nghiệp số 1, may mắn được “Cấp trên trước đây” là Giang Trạch Dân để mắt đến, bởi vậy sau khi Giang lên làm tổng bí thư Trung Cộng thì đã đi theo Giang, cả con đường tiền đồ chính trị theo ‘nước lên thì thuyền lên’.
Sau khi Giang Trạch Dân hạ bệ được Bí thư thành ủy Bắc Kinh Trần Hy Đồng, năm 1996 Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến đương nhiệm Giả Khánh Lâm, được Giang Trạch Dân đề bạt đến Bắc Kinh làm thị trưởng, về sau lại nhậm chức Bí thư thành ủy Bắc Kinh và vào làm ủy viên bộ chính trị. Năm 2003, bốn vị phó bí thư ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương đề nghị ủy ban trung ương thẩm tra tư cách chính trị của Giả Khánh Lâm, đồng thời các đảng phái dân chủ cùng nhân sĩ hội nghị hiệp thương chính trị cũng nhao nhao phản đối Giả Khánh Lâm đảm nhận chức chủ tịch Hội hiệp thương chính trị, Văn phòng kiểm toán Quốc vụ viện lại phát hiện khi nắm quyền tại Phúc Kiến thì Giả Khánh Lâm đã dính bê bối kinh tế đặc biệt lớn.
Cuối tháng 1 năm 2003, Văn phòng Kiểm toán Quốc gia của Quốc vụ viện đã trình Bộ Chính trị Trung ương, Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc
báo cáo về quỹ nợ quốc gia giành cho xây dựng đặc biệt. Báo cáo công bố, năm 1993 tỉnh ủy Phúc Kiến đã quyết định đầu tư 2 tỷ nhân dân tệ để xây dựng sân bay quốc tế Trường Lạc Phúc Châu. Đến đầu năm 1997, đã chi vượt quá 1,2 tỷ nhân dân tệ. Mà từ năm 1993 đến năm 1997, trong thời gian giữ chức tỉnh trưởng Phúc Kiến và bí thư tỉnh ủy Phúc Kiến thì Giả Khánh Lâm đã sử dụng tiền của công quỹ và biển thủ tiền cho chi phí xây dựng sân bay Trường Lạc. Qua điều tra chứng cứ, người ta phát hiện ra rằng 1,28 tỷ nhân dân tệ đã bị tỉnh ủy Phúc Kiến và chính quyền tỉnh này biển thủ, và phần lớn số tiền được chi cho các quan chức cấp cao làm phúc lợi hoặc rơi vãi không có chứng cứ, không minh bạch. Sau khi sân bay quốc tế Trường Lạc Phúc Châu hoàn thành, đưa vào hoạt động từ đầu năm 1998 đến năm 2002, khoản lỗ lũy kế lên tới 1,55 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm. Nguyên nhân là do quy mô xây dựng quá tân tiến, lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa mới đạt 30% so với quy mô thiết kế, giá thành xây dựng sân bay thực tế gấp 1,25 lần chi phí xây dựng sân bay nội địa cùng loại. Báo cáo kiểm toán cũng tiết lộ: Trong quá trình xây dựng, Giả Khánh Lâm và Hạ Quốc Cường tổng cộng đã 11 lần ký cho phép lấy tiền từ quỹ chuyên dùng của quốc gia để tạm ứng cho chỗ kinh phí bị vượt dự tính lên tới 1,2 tỷ nhân dân tệ.
Văn phòng Kiểm toán Quốc gia còn điều tra và xác nhận rằng số tiền bị chiếm dụng và biển thủ do xây dựng sân bay, một phần là chi cho xây dựng và mua hơn 570 biệt thự sang trọng, phân bổ ở các nơi như Phúc Châu, Hạ Môn, Chu Hải, Đại Liên, Thanh Đảo, Vô Tích, Hàng Châu, Bắc Kinh, bị hơn 230 quan chức cấp cao dấu tên biển thủ.
Vào tháng 12/2000, khi Văn phòng Kiểm toán thuộc Quốc vụ viện kiểm toán quỹ nợ xây dựng đặc biệt quốc gia, trong báo cáo kiểm toán đã nêu rõ: trong việc xây dựng sân bay, xây dựng đường cao tốc, công trình Tam Hiệp, và 4 công trình lớn phát triển nông nghiệp tổng hợp, đã xảy ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như chiếm dụng tiền xây dựng, chi vượt quy định, và tiền đầu tư không biết đi đâu, đồng thời điểm danh “Dự án Giả – Hạ” là (“Dự án thảm họa”) tồn tại các vấn đề như biển thủ và sử dụng nguồn vốn không rõ ràng.
Khi đó, lúc đưa báo cáo này lên cho Giang Trạch Dân phê duyệt, Giang Trạch Dân chỉ đơn giản phê vào rằng: Tình trạng giống như sân bay Trường Lạc, tương đối phổ biến, vấn đề xuất hiện ở khâu quản lý. Sau đó liền trả về cho Quốc vụ viện.
Khi Giả Khánh Lâm làm Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến, vợ của ông ta Lâm Ấu Phương là bí thư đảng ủy tại Tổng công ty Phúc Kiến thuộc Tập đoàn ngoại thương Trung Quốc. Lâm không thể nào chối bỏ quan hệ của mình với vụ án Viễn Hoa, có hành vi tham nhũng nghiêm trọng. Vì thế, năm 2000 Giang Trạch Dân để Giả Khánh Lâm ly hôn với bà ta, để cho thấy Giả và Lâm Ấu Phương đã “Phân rõ giới tuyến”. Có điều, vào tháng 1/2000 Lâm Ấu Phương từng công khai phủ nhận tin tức có liên quan đến việc chồng bà và bà đã ly hôn. Bà ta nói: “Tôi kết hôn bốn mươi năm, quan hệ giữa chúng tôi rất tốt, chúng tôi có một gia đình hạnh phúc.” Lúc ấy, bà còn nói rõ trên báo rằng, bà “chưa hề nghe nói đến công ty Hoa Viễn đăng ký tại Hồng Kông”. Đương nhiên Lâm Ấu Phương đang giả ngu, tập đoàn liên quan đến buôn lậu là “Tập đoàn Hoa Viễn” ở Hạ Môn Phúc Kiến chứ không phải “Công ty Hoa Viễn đăng ký ở Hồng Kông”. Người Phúc Kiến đều nói, Lâm Ấu Phương phụ trách thương mại Phúc Kiến, mà không biết ai là đại phú hộ xuất nhập khẩu lớn nhất Phúc Kiến, chỉ có đồ ngốc mới tin đó là sự thật. Sự biện bạch của bà ta quả là càng chữa càng rối.
Ngày 18/9/1999, Giang Trạch Dân cố ý “Khảo sát công tác kiến thiết thành phố Bắc Kinh”, công khai hoạt động cùng Bí thư thành ủy Bắc Kinh là Giả Khánh Lâm vốn đang đứng trước làn sóng bị vạch tội. Đa số ngoại giới cho rằng, đây là động thái chính trị cho thấy Giang Trạch Dân ủng hộ Giả Khánh Lâm.
Tới gần lúc “Lưỡng hội” là Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương khai mạc, Giả Khánh Lâm vốn được Giang Trạch Dân ngầm ấn định làm chủ tịch Hội nghị hiệp thương chính trị lần thứ 10, dưới áp lực trước mắt, Giả Khánh Lâm chính thức có văn bản đề nghị với Bộ Chính trị Trung ương lấy lý do sức khỏe, xin từ chức Ủy viên bộ chính trị, ủy viên thường vụ bộ chính trị, cùng vợ về quê “nghỉ dưỡng” nhưng bị Giang Trạch Dân nghiêm khắc từ chối. Giang Trạch dân nói: nếu anh đòi hạ đài, thì tôi cũng xong rồi. Từ đó thì có thể thấy được Giang Trạch Dân đã phạm tội về kinh tế bẩn thỉu hèn hạ không dám để người khác biết mà chỉ là chưa bị lộ ra. Giang lợi dụng Giả, Giả bảo hộ Giang, từ đó thấy được một chút biểu hiện của mối quan hệ lợi dụng lẫn nhau của bọn họ.
Mặc dù Giang Trạch Dân đem Giả Khánh Lâm nhét vào cơ quan quyền lực tối cao Trung Cộng, nhưng vụ án Viễn Hoa trước sau vẫn là cái bóng không thể nào xua tan được của Giả Khánh Lâm. Quan hệ giữa Giả và vụ án Viễn Hoa, cũng trở thành vụ án chính trị tham nhũng kinh điển lớn nhất của Trung Cộng, và trở thành sự châm biếm lớn nhất đối với việc phản tham nhũng suông của Giang Trạch Dân.
Ngày 23/7/ 2011, Lại Xương Tinh bị chính phủ Canada dẫn độ về Trung Quốc, chính vào lúc các bô lão đang tập trung ở Bắc Đới Hà tổ chức hội nghị, thương thảo phân phối quyền lực nhân sự cho đại hội lần thứ 18. Lại Xương Tinh về nước, thì đối với Giả Khánh Lâm là chuyện cực kỳ lo lắng, do đó Giả Khánh Lâm đã từ bỏ quyền lên tiếng (ảnh hưởng đến) việc sắp xếp nhân sự ở Đại hội lần thứ 18. Trong sự kiện Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai xảy ra vào đầu năm 2012, thái độ của Giả Khánh Lâm luôn mập mờ, không giống như Chu Vĩnh Khang có sự chống đối mạnh mẽ với Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, nguyên nhân hoàn toàn là do điểm yếu của ông ta – vụ án Viễn Hoa bị dùng để công kích ông ta.
Những tham quan giống như Giả Khánh Lâm, còn có Hoàng Cúc và Trần Lương Vũ v.v…, đều là những đối tượng mà Giang Trạch Dân sống chết cũng phải bảo vệ cho được. Năm 2006, Giang Trạch Dân vì duy trì quyền lực và quyền lên tiếng đối với nhân sự đại hội 17 mà buộc phải từ bỏ Trần và bảo vệ Hoàng, làm cho Trần Lương Vũ bị xử 18 năm tù.
Lấy việc chống tham nhũng để tấn công kẻ thù chính trị
Lấy chống tham nhũng để tấn công kẻ thù chính trị là một phát minh lớn của Giang Trạch Dân. Trần Hy Đồng được nhắc tới ở trên là một ví dụ điển hình nhất.
Sau khi xảy ra vụ án Viễn Hoa, Giang Trạch Dân cũng căn cứ vào việc người liên can đến vụ án có quan hệ thân hay sơ với mình mà đánh hoặc bảo vệ. Trong những người bị Giang Trạch Dân xử lý nặng tay có Cơ Thắng Đức là con trai của quan chức ngoại giao kỳ cựu Cơ Thắng Phi, bị phán xử tử hình dạng hoãn thi hành án.
Trong vụ án buôn lậu của Viễn Hoa lần này, cựu lãnh đạo cao cấp của Trung Cộng và nhà nước Trung Quốc bị liên lụy nặng nhất là nguyên Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Cộng, phó chủ tịch quân ủy Lưu Hoa Thanh. Con gái Lưu Siêu Anh và con dâu Quân Nhân của Lưu Thanh Hoa đều bị bắt vì dính dáng đến vụ án buôn lậu Viễn Hoa.
Lưu Hoa Thanh là sau sự kiện “Lục Tứ” được Đặng Tiểu Bình sắp xếp cho về làm “bảo mẫu” quân sự cho Giang Trạch Dân — người chưa từng chạm tay vào khẩu súng. Khi Đặng Tiểu Bình sắp xếp cho Giang Trạch Dân đảm nhiệm chức tổng bí thư Trung ương Trung cộng, chủ tịch quân ủy Trung ương, thì Đặng lo lắng Giang Trạch Dân không có chút gốc gác nào trong quân đội, cho nên đặc biệt sắp xếp hai lão tướng là Lưu Hoa Thanh và Trương Chấn đảm nhiệm chức phó chủ tịch quân ủy, hộ giá cho Giang Trạch Dân, để ổn định lòng quân.
Giang Trạch Dân sau khi đã đủ lông đủ cánh, bắt đầu xây dựng thế lực của mình trong quân đội, đề bạt một số trong đám tướng lĩnh trẻ tuổi. Không lâu sau, Giang Trạch Dân thay đổi thói quen không hỏi việc quân sự như trước đây, nhiều lần trực tiếp nhúng tay vào sự vụ trong quân đội. Lưu Hoa Thanh, Trương Chấn đã từng nhiều lần lên tiếng rằng, muốn người hiểu việc quân lãnh đạo quân đội, từ câu này đã thể hiện sự bất mãn đối với việc Giang nhúng tay vào quân đội. Thậm chí có người nói, Lưu Hoa Thanh trong hội nghị cục chính trị thường xuyên chỉ vào mũi Giang Trạch Dân giáo huấn ông ta, bởi vì Lưu Hoa Thanh cho rằng mình là người được Đặng Tiểu Bình phái xuống, trước mặt người chưa từng đánh trận một ngày nào như Giang Trạch Dân mà thể hiện mình là người kỳ cựu thì cũng là chuyện đương nhiên. Nhưng mà ông làm sao mà biết được Giang Trạch Dân là kẻ tiểu nhân, không thể đắc tội với hắn được!
Năm 1999, là lễ quốc khánh tròn 50 năm của Trung Quốc, Giang Trạch Dân hạ lệnh không cho phép các cựu quân nhân đã về hưu mặc quân phục, thực ra chính là vì muốn làm nổi bản thân. Trước khi duyệt binh, Giang Trạch Dân đến cổng thành Thiên An Môn hội kiến với những nhân vật quan trọng trong đảng, chính phủ và quân đội, nhưng khi mà thấy thượng tướng Lưu Hoa Thanh mặc quân phục, đội mũ và trên áo đeo huy chương thể hiện phong thái uy phong lẫm liệt, Giang cảm thấy ông ta quả thực là muốn khiêu chiến với mình, cố kìm nén cơn giận hỏi: “Chẳng phải đã nói là không cho phép mặc quân phục rồi sao, sao ông lại làm như thế?” Lưu Hoa Thanh không chịu thua, liền nói vào mặt Giang: “Ngươi chưa từng một ngày đánh trận mà có thể mặc quân phục, trái lại cớ gì mà ta lại không được mặc!”
Giang nhất thời bị nghẹn đến mức nói không ra lời, tức đến nỗi sắc mặt trắng bệch, toàn thân run rẩy, mãi đến lúc lễ duyệt binh sắp bắt đầu và được mời xuống thành lầu lên xe duyệt binh hắn mới bình tĩnh trở lại. Sau khi duyệt binh trở về, Giang liền nói với Do Hỷ Quý, phải trị Lưu Hoa Thanh cho te tua.
Sau đại hội 15 của Trung Cộng, Trương Chấn tuyên bố về hưu, Đặng Tiểu Bình cũng đã qua đời. Đồng thời, trải qua qua một thời gian bố trí tỉ mỉ, thế lực của Giang Trạch Dân trong quân đội cũng đã ngày càng lớn mạnh. Lúc này, Giang Trạch Dân ý thức được thời cơ trị Lưu Hoa Thanh đã chín muồi. Bản thân Lưu Hoa Thanh không có vấn đề gì để bị Giang nắm thóp, nhưng mà lúc bấy giờ con gái của Lưu là Lưu Siêu Anh (là thượng tá phó cục trưởng Cục 5 thuộc Tổng cục tình báo Bộ tổng tham mưu) bị cuốn vào bê bối quyên góp tiền cho phe phái chính trị nước Mỹ. Cấp trên của Lưu Siêu Anh chính là Cơ Thắng Đức, mà bạn thân của Cơ Thắng Đức là Lại Xương Tinh. Việc này cuối cùng cũng cho Giang một cơ hội.
Chung Dục Hãn là người Mỹ gốc Hoa sinh ra tại Đài Loan. Năm 1998 ông Chung đã thừa nhận với Cục điều tra liên Bang Mỹ (FBI), vào tháng 6/1996 tại Hồng Kông ông ta đã gặp Lưu Siêu Anh lần đầu tiên, lúc đó Lưu Siêu Anh không chỉ là thượng tá quân giải phóng, đồng thời cũng là quản lý cấp cao phụ trách thương mại quốc tế của Công ty cổ phần hàng không vũ trụ Trung Quốc. Công ty này chủ yếu tham gia vào các lĩnh vực như công nghệ y tế, kinh doanh tên lửa hành trình và phóng tên lửa… Ông ta thừa nhận, ngày 11/7/1996, ông ta đã xin thị thực vào Mỹ cho Lưu Siêu Anh, và vào ngày 21/7, ông cùng Lưu Siêu Anh có mặt tại một bữa tiệc tối ở Nhà Trắng với chi phí “vào cửa” lên đến 25.000 USD. Đêm đó, Lưu Siêu Anh không chỉ gặp mặt Clinton, mà còn chụp ảnh với Clinton. Cô ta cầm khoản tiền 100.000 USD, đưa cho người Mỹ gốc Hoa Chung Dục Hãn, là tiền “quyên góp chính trị” cho Đảng Dân Chủ của Clinton để Clinton tranh cử tổng thống.
Cô con gái út Lưu Siêu Anh này cùng với người con dâu thứ hai Trịnh Lỵ là 2 người mà Lưu Hoa Thanh thương nhất. Vì chuyện 2 người này bị bắt, Lưu Hoa Thanh ăn ngủ không yên, suy nghĩ cân nhắc mãi, không còn con đường nào khác, chỉ còn cáchcách mặt dạn mày dày tự mình gọi điện thoại cho Giang Trạch Dân van xin giùm cho con gái, nhưng Giang Trạch Dân bắt máy lên mà không hề nói một lời, nghe xong liền bỏ điện thoại xuống, khóe miệng hiện lên vẻ đắc ý và khinh miệt. Tăng Khánh Hồng đã từng nói với Lưu Hoa Thanh: Ông phản đối chủ tịch Giang, chúng tôi không làm gì được ông, nhưng bắt con dâu ông, vợ ông, con cái ông thì chúng tôi dư sức.
Trong việc xử lý vụ án dính đến người thân của Lưu, toàn bộ quá trình đều do Giang Trạch Dân đích thân xem xét, trực tiếp hạ lệnh, chống lưng cho các nhân viên xử án. Sau khi người thân của Lưu Hoa Thanh bị bắt, nghe nói có “cận thần” của Giang từng đề nghị với hắn: “Phải đối xử tốt với con cháu của ân nhân”, có nghĩa là Lưu Hoa Thanh đã có công phụ giúp hắn ta, nhưng Giang nghe xong liền nổi trận lôi đình, kêu người này lập tức ngậm miệng.
Năm 2000, trong khi việc triển khai cuộc điều tra vụ án buôn lậu Viễn Hoa ở Hạ Môn khua chiêng gõ trống, thì chủ tịch khu tự trị Quảng Tây là Thành Khắc Kiệt bị xử tử.
Thành Khắc Kiệt là người dân tộc thiểu số (dân tộc Choang), trước kia từng là nhân viên kỹ thuật, kỹ sư, kỹ sư trưởng, Phó cục trưởng, Cục trưởng Cục đường sắt khu vực Liễu Châu Quảng Tây. Ông từ cơ sở đi lên, từng cấp mà lên, năm 1986 đảm nhiệm chức Phó chủ tịch chính phủ khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, năm 1990 được thăng làm chủ tịch khu tự trị Quảng Tây, năm 1992 tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14 thì Thành Khắc Kiệt trở thành Ủy viên trung ương đảng. Năm 1998, ông giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ tại kỳ họp thứ nhất của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Trung Quốc lần thứ IX và trở thành “người lãnh đạo Đảng và nhà nước”- cấp phó thủ tướng.
Nhưng Thành Khắc Kiệt trong thời gian đảm nhiệm chức Chủ tịch khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, ông ta và người tình đã nhận hối lộ tổng cộng hơn 41,09 triệu nhân dân tệ. Ngày 31/7/2000, Thành Khắc Kiệt bị Tòa án nhân dân trung cấp số 1 Bắc Kinh kết án tử hình với tội danh “nhận hối lộ rất lớn”, tước bỏ quyền chính trị suốt đời và tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân. Thành Khắc Kiệt ngay lập tức nộp đơn kháng cáo, nhưng bị Tòa án nhân dân cấp cao Bắc Kinh bác bỏ vào ngày 22/8. Vào ngày 7/9, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc đã phê chuẩn bản án tử hình đối với Thành Khắc Kiệt được Tòa án nhân dân cấp cao Bắc Kinh trình lên theo quy định của luật tố tụng hình sự. Ngày 14/9 Đội thi hành án thuộc Tòa án nhân dân trung cấp số 1 Bắc Kinh đã xử tử Thành Khắc Kiệt.
Một vị “lãnh đạo đảng và nhà nước” cấp phó thủ tướng chỉ trong một tháng rưỡi đã được “giải quyết” một cách nhanh chóng và dứt khoát, Thành Khắc Kiệt trở thành cán bộ lãnh đạo bị xử tử hình có chức vụ cao nhất và bị hành quyết nhanh nhất kể từ khi thành lập Trung Cộng.
Ngày 21/9 một bài xã luận của một tờ báo nhà nước nói, Thành Khắc Kiệt bị xử quyết, là cảnh cáo của chính phủ đương quyền nhằm vào cán bộ nòng cốt, mặc kệ chức vị cao bao nhiêu cũng không thể ung dung ngoài vòng pháp luật. Xã luận còn nói: “Phán quyết đối với Thành Khắc Kiệt, là mũi tên của chính phủ ý muốn nói phải điều tra rõ vụ án buôn lậu ở Hạ Môn, chứng minh chính phủ nghiêm túc trong vấn đề chống tham ô, và nói là làm.” Thế nhưng số tiền Thành Khắc Kiệt tham ô còn chưa bằng số lẻ của “Trung Quốc đệ nhất quan tham” Giang Miên Hằng con trai của Giang Trạch Dân.
Theo một nhân sĩ thạo tin tiết lộ, nguyên nhân thật sự khiến Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Thành Khắc Kiệt bị xử tử chính là đắc tội với Giang Trạch Dân. Nguyên nhân là Thành Khắc Kiệt từng có biểu hiện “quan tâm” quá mức đến đại biểu nhân dân toàn quốc – ngôi sao ca nhạc Tống Tổ Anh, dẫn đến Giang Trạch Dân ghen tuông lồng lộn, dẫn đến việc Thành không giữ được mạng sống của mình. Điều đáng tiếc chính là Thành Khắc Kiệt đến lúc chết cũng không biết mình đã đắc tội với ai, và là ai cứ phải đòi lấy mạng của ông ta cho bằng được.
Tiết 4: Chế độ tham nhũng thối nát của Giang Trạch Dân
Cùng nhau phạm tội – là cơ chế hoạt động của bọn nhà Giang
Là kẻ được đưa lên đài một cách vội vàng nhưng lại không có đạo đức của con người, Giang Trạch Dân lựa chọn phương thức chấp chính cùng nhau phạm tội, tức là thông qua việc dung túng cho tham nhũng, cho quan chức cơ hội tham nhũng để đổi lấy sự phục tùng và ủng hộ của bọn họ. Bất kỳ quan chức nào không trung thành với Giang Trạch Dân thì không được quyền lực chuyên chế bảo hộ, chẳng những phải chịu tấn công khốc liệt, mà còn khởi tác dụng đánh bóng cho thể chế của Giang (vì thể chế của Giang sẽ gán tội ‘tham nhũng’ để xử lý những người này dù chưa chắc họ có tội), từ đó dùng vào việc tiếp tục lừa dối lừa gạt dân chúng.
Cho nên, dưới sự uy hiếp và dụ dỗ của Giang Trạch Dân, tập đoàn thống trị Trung Cộng vốn dĩ đã thiếu lý tưởng nên nhanh chóng sa đọa thành một tập đoàn đúng 100% là tập đoàn tội phạm mà lại có quyền lực chuyên chế. Tham nhũng thối nát đã không còn chỉ là dầu bôi trơn cho bộ máy thống trị của Trung Cộng, mà còn trở thành chất keo kết dính cho nội bộ tập đoàn thống trị Trung Cộng, và thành thứ thay thế cho lý tưởng chung của Trung Cộng. Cùng nhau phạm tội trở thành động lực thực sự của thể chế họ Giang.
Giang Trạch Dân đã đưa đảng cộng sản vào thời kì xấu nhất, chế độ [dùng] tham nhũng [trị quốc] của Giang Trạch Dân nội trong thời gian vô cùng ngắn, đã triệt để hủy hoại chế độ quan lại của Trung Cộng, phá hủy hết thảy đạo đức tối thiểu mà một đảng chấp chính nên có, bởi vậy cũng phá hủy tính hợp pháp trong sự chấp chính của Trung Cộng. Ngoại trừ các âm mưu trong đảng và việc làm tổn hại lợi ích của người dân Trung Quốc ra, thì không còn chuyện gì khác Trung Cộng có thể làm được. Tập đoàn quan lại không chỉ đi ngược lại với quy củ làm quan trong 5000 năm truyền thống Trung Hoa, mà còn phản bội lại lợi ích căn bản của nhân dân Trung Quốc, thậm chí còn phản bội lại lý tưởng đấu tranh và tinh thần “quyết hy sinh, không ngại đổ máu” mà vô số người cộng sản thuở ban đầu rất tự hào. Thật là bi thương thay!
Thực sự hiểu được điểm này, thì không khó để hiểu lịch sử của Trung Cộng kể từ thời Giang Trạch Dân, và không khó để hiểu Giang Trạch Dân sau này, và tại sao những người tốt, đạo đức cá nhân không xấu như những thành viên trong bè lũ Giang Trạch Dân, họ không cách nào thay đổi hiện trạng bại hoại của Trung Quốc, thậm chí trái lại, luôn bị chèn ép khắp mọi nơi bởi hệ thống đảng, bởi chế độ của đảng, bởi tập đoàn quan lại trong đảng của Giang Trạch Dân. Phương thức hành sự của Giang Trạch Dân là, có người tốt là không an toàn, ngươi mà không xấu thì ta không yên tâm, ta phải dùng quyền lực và dụ dỗ khiến cho ngươi xấu giống như ta mới được. Phương thức chấp chính “cùng hủy nhau” này, là hiện tượng chưa từng có trong lịch sử mấy ngàn năm, cũng là tình huống chưa từng xảy ra trong lịch sử Trung Cộng. Tế bào ung thư làm bại hoại đạo đức là Giang Trạch Dân đã lan ra toàn bộ cơ thể Trung Cộng và các thành viên của Trung Cộng, đến nỗi mọi chính sách và biện pháp được gọi là “cải cách” đều trở thành một cơ hội để hệ thống tham nhũng và tầng lớp quan liêu cướp được được lợi ích lớn hơn và chiếm đoạt được nhiều quyền lực nhà nước trong xã hội hơn.
Những gì thịnh hành hiện nay ở Trung Quốc chỉ là quan hệ lợi ích trần trụi. Đối với một cá nhân mà nói, nếu muốn mưu lợi cho cá nhân, thì vào đảng, làm quan là đường tắt ngắn nhất; đối với Trung cộng mà nói, khi đem càng nhiều người trói buộc chung một chỗ với tập đoàn thống trị, thì tất nhiên sẽ không ngừng tăng thêm vị trí mới để có thể dùng vào việc mưu lợi cho cá nhân. Bắt đầu từ thập niên 90, khi quy mô tham nhũng mở rộng chưa từng có, thì đồng thời quy mô chính phủ cũng không ngừng được mở rộng, thu nhập của công chức và đám người phụ thuộc vào tập đoàn quan liêu cũng cao hơn các công việc khác một cách rõ rệt.
Sau đây là một bức thư được lan truyền trên Internet của Từ Kỳ Diệu, cựu giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Giang Tô, người đã bị bắt vì tội tham nhũng và nhận hối lộ hơn 20 triệu nhân dân tệ, viết cho con trai, nguyên văn như sau:
Con trai của ba:
Ba đã nhận được thư của con, Ba rất vui mừng vì những biểu hiện của con ở trường đại học, con phải tiếp tục cố gắng. Khi mà con đã lựa chọn đi con đường là nhất định phải làm quan, thì con nhất định phải khắc ghi những điều ba khuyến cáo sau:
- Đừng truy cầu chân lý, đừng tìm hiểu bộ mặt vốn có của sự vật.
Những việc như tìm tòi chân lý thì để cho phần tử tri thức đi làm đi, đây là việc của bọn họ. Phải nhớ kỹ nguyên tắc mà mình tuân theo: việc gì có lợi đối với mình, thì là đúng đắn. Nếu những gì mà mình thực sự không làm chủ được, thì có thể đơn giản hoá nó đi, tức là: điều mà lãnh đạo cấp trên khởi xướng thì là chính xác.
2. Chẳng những phải học được cách nói dối, mà còn phải giỏi nói dối.
Phải coi việc nói dối như là một thói quen, à không còn chưa đủ, mà phải coi nó thành một sự nghiệp, nói đến mức độ bản thân mình cũng tin luôn. Kỹ nữ và làm quan là hai nghề nghiệp có sự tương đồng với nhau nhất, chẳng qua làm quan là bán cái miệng của chính mình. Phải nhớ kỹ, sau này làm quan thì miệng của con không chỉ thuộc về chính con, con nói cái gì cũng phải căn cứ vào việc có cần hay không.
3. Phải có bằng cấp, nhưng không cần thật sự có tri thức, thật sự có tri thức sẽ hại mình.
Có tri thức con liền sẽ suy nghĩ độc lập, mà độc lập suy nghĩ là điều tối kỵ của người làm chính trị. Đừng thấy rằng hiện tại lãnh đạo đều là thạc sĩ tiến sĩ, đó đều là giả. Có người tốt nghiệp tiến sĩ xong liền đi ứng tuyển công chức để theo con đường làm quan, đó là vì từ cái ngày bắt đầu học hành thì không phải là hắn muốn đi nghiên cứu học vấn, nên khẳng định là người này không học được gì hết. Nhớ kỹ, là tiến sĩ thật sự thì vĩnh viễn không làm quan được.
- Mục đích làm quan là gì? Là lợi ích.
Phải giành giật các loại lợi ích một cách không biết mệt mỏi. Hiện giờ có người gọi cái này là tham nhũng. Con chẳng những phải hiểu rõ rằng việc giành giật các loại lợi ích là mục đích làm quan, còn phải coi nó là mục đích duy nhất. Lãnh đạo của con mà đề bạt con, là bởi vì con có thể mang đến cho ông ta lợi ích; thuộc hạ của con phục tùng con, là bởi vì con có thể mang đến cho họ lợi ích; Những đồng liêu bằng hữu của con quan tâm đến con, là bởi vì con có thể mang đến cho họ lợi ích. Bản thân con có thể không lấy lợi ích, nhưng phần của người khác thì con nhất định phải cho. Hãy nhớ cho kỹ, một khi mà cái mục đích giành giật lợi ích không còn rõ ràng nữa, thì con sẽ cách thất bại không xa.
- Bắt buộc phải đặt việc “biết làm người” lên vị trí đầu tiên, rồi mới đến “biết làm việc”.
Làm người và làm việc ở đây thì con cũng đừng hiểu là tài đức vẹn toàn. Làm người mà ba nói đến ở đây, chính là cách thức xử lý các mối quan hệ. Làm việc là công việc thực tế, điều này có biết làm hay không cũng không quan trọng. Nhưng làm người chính là đan dệt mình vào phía trên phía dưới bên trái bên phải của cái lưới, khiến mình trở thành một bộ phận của cái lưới. Hãy nhớ cho kỹ, bây giờ nói ai có năng lực công việc giỏi, chắc chắn không phải là nói năng lực làm việc của người đó giỏi, mà ý là khả năng làm người của người đó giỏi. Ha ha, con xem những người mà hiểu năng lực thành khả năng làm việc, họ mà có được cuộc sống thoải mái mới là lạ.
- Xã hội của chúng ta bất kể là bề ngoài thay đổi như thế nào, thực chất của nó hoàn toàn là xã hội nông dân.
Ai mà hùa theo nông dân thì người đó sẽ thành công. Người chung quanh chúng ta bất kể bề ngoài là như thế nào, thực chất bên trong đều là nông dân. Đặc điểm của nông dân là tầm nhìn thiển cận, chú trọng lợi ích trước mắt. Cho nên phương thức phương pháp làm việc của con bắt buộc phải có đặc điểm của nông dân, phải làm các việc hướng đến hiệu quả và lợi ích ngắn hạn, tầm nhìn phải hạn hẹp. Một khi tầm nhìn của con mà phóng ra xa, thì con sẽ không thuộc về cái quần thể này nữa, hậu quả có thể tưởng tượng được. Phải học tập cho nhiều cái kiểu của thời phong kiến, chẳng hạn như kết nghĩa huynh đệ gì đó, cái này đều không có gì quá đáng.
- Phải tin tưởng nịnh hót là một loại hình nghệ thuật cao cấp.
Tuyệt đối đừng tưởng rằng nịnh nọt là chỉ cần mặt dày bất chấp thể diện là đã được rồi, những cô gái mặt dày kiểu này thì đầy ra, nhưng mà những ai ăn bám được đại gia hoặc những ai bán mình được giá tốt thì chiếm số lượng cực ít, phần lớn vẫn chỉ là mấy cô gái “3 cùng” (cùng ăn, cùng uống, cùng chơi với đại gia) tầng thấp. Việc này là có đạo lý giống với nịnh hót. Nịnh hót chính là vì để được cấp trên để mắt đến. Trong xã hội do con người cai trị, sự trọng dụng của cấp trên chính là đường tắt duy nhất để thăng quan, những cái khác đều là hình thức, điều này không thể không chú ý đến.
- Tất cả các quy định pháp luật, chế độ chính sách thì đều không bắt buộc phải tuân thủ một cách nghiêm khắc.
Nói một cách chính xác, khi chấp hành thì cũng có thể có sự linh hoạt. Những người mà lập ra pháp luật pháp quy, chính sách chế độ thì không bao giờ nghĩ tới chuyện phải dùng những thứ này để ước thúc mình, mà là muốn đi ước thúc người khác. Nhưng con phải biết, những điều này thì không phải ai ai cũng đều có thể vi phạm đâu. Lúc nào kiên quyết tuân thủ, lúc nào lén lút vi phạm, để ai vi phạm, phải tùy theo tình thế mà định ra, nếu không thì dù khoan dung hay nghiêm khắc cũng đều là sai lầm.
Những điều trên đây đều là nguyên tắc làm quan. Hiện giờ suy nghĩ kỹ một chút, nếu con thực sự có thể làm được từng điều mà ba đã dặn, thì con mới có thể thuận buồm xuôi gió, nếu con cảm thấy trong tâm thì muốn làm nhưng năng lực lại không đủ, thì hãy ngay lập tức đi chọn nghề khác đi.
Hiện thời quan trường Trung Cộng lưu hành quy tắc ngầm “50%”: Chỉ cần đám quan chức tham nhũng có thể tuân theo “quy tắc” quan trường “Nôn ra một nửa, biếu lên trên 3 cấp”, lấy ra 50% trở lên từ khoản tiền tham ô, từng cấp đưa lên trên, ít nhất phải đưa ba cấp, thì khi gặp phải phong ba, hoặc là khi gặp cuộc vận động chính trị, liền có thể bình yên vượt quan, trên cơ bản là bình an vô sự. Ngược lại những “kẻ keo kiệt” và “quan thanh liêm”, đến khi gặp phải phong trào chống tham nhũng, ngược lại lại là nguy hiểm nhất. “Kẻ keo kiệt” thì là bởi vì không nỡ dùng tiền mua bình an, một khi có người tố giác, phía trên sẽ không có người ra sức bênh vực. Còn “quan thanh liêm” thì là do bản thân quá trong sạch, khiến cho quan bên dưới không dám mặc sức để đi vớt tiền, chặt mất “tài lộ” của người bên dưới, như vậy là đã phạm vào đại “kỵ” của quan trường, dễ dàng bị người khác âm mưu hãm hại. Có một người họ Hoa là Phó thị trưởng thành phố Tô Châu, bản thân ông thì thanh liêm, làm Phó thị trưởng mấy năm mà mẹ ông vẫn là hộ khẩu nông thôn, không có chi phí chữa bệnh của nhà nước, bởi vì mẹ ông nằm viện tốn hơn một vạn đồng viện phí, ông không có tiền trả, nhờ một doanh nghiệp trong thị trấn trả giùm, bị người ta biết được chuyện rồi báo án, kết quả là mất đi chức quan, còn bị kết án ba năm tù.
Năm đó, người lập kỷ lục về số tiền nhận hối lộ lớn nhất trong một lần, và kỷ lục tham ô số tiền lớn nhất, là Khương Nhân Kiệt, Cựu Phó thị trưởng Tô Châu, đã nhận hối lộ hơn 100 triệu nhân dân tệ. Vụ việc xảy ra do có người tố cáo nguồn gốc vốn đăng ký mở công ty của Khương Di con trai ông ta có vấn đề. Số tiền mặt thu được ở nhà ông ta sau khi lục soát thì nhiều đến mức đếm không xuể, phải dùng cái cân để kiểm kê, nghe nói có đến tận 23kg, mấy triệu nhân dân tệ, ngay cả dưới sàn nhà bằng gỗ cũng đều là tiền. Nhưng khi Khương Nhân Kiệt biết được mình có khả năng bị xử tử hình, thì lập tức muốn lấy công chuộc tội, “Nếu xử tôi tội tử hình? Vậy người khác kiếm tiền so với tôi nhiều gấp bội, thì xử thế nào? Tôi phải vạch trần ra.” Quả nhiên, Khương Nhân Kiệt “giận dữ” chỉ điểm ra một loạt, nên lại có không ít tham quan sa lưới, Triệu Văn Quyên, người đã từng đảm nhiệm chức Giám đốc Sở tài chính thành phố Tô Châu hơn mười năm, sau đó thì được thăng làm Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân thành phố Tô Châu chính là một trong số đó.
Ngày 23/12/2011, Viện khoa học xã hội Trung Quốc đưa ra một báo cáo chính thức trong “Sách trắng chống tham nhũng nâng cao liêm chính” đã không thể không thừa nhận: “đã xuất hiện tình trạng lây lan từ các chủ thể tham nhũng trở thành kiểu tập đoàn hóa, các thủ đoạn tham nhũng mở rộng từ lộ diện sang ngấm ngầm, những hiện tượng tham nhũng tài chính, tham nhũng tài nguyên, tham nhũng hợp đồng…. Phạm vi tham nhũng là từ các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư pháp lan rộng đến các lĩnh vực xã hội, văn hóa, giáo dục, và đã xuất hiện tham nhũng ‘kiểu hướng ngoại’ xuyên biên giới”.
Có một kiểu bình luận như thế này trên mạng Internet: “Tham quan là nhóm những người Trung Quốc hiểu biết nhất. Nhưng mà, rất nhiều người có lẽ không để ý đến, còn có một quần thể nữa, mặc dù cũng hô to chống tham nhũng, nhưng bởi vì thân ở nơi quan trường, thậm chí là ở cao tầng, đối với căn nguyên có tính thể chế của tham nhũng thì kỳ thật họ hiểu rõ hơn ai hết, lại càng nhận thức được rằng căn nguyên có tính thể chế này không thể bị tiêu trừ trong một thời gian ngắn, thậm chí đã không thể ngăn chặn từ căn bản. Cũng chính là bởi vì hiểu rõ nhất, nhìn thấu nhất, cho nên quần thể này chỉ là theo kiểu một bên kêu gọi chống tham nhũng, một bên thì trắng trợn tham nhũng, đồng thời ra sức bảo vệ cho sự tồn tại của cái căn nguyên tham nhũng này.”
Hiện nay mặc dù cơn lốc chống tham nhũng đang diễn ra quyết liệt, nhưng tham quan trước đây đã từng sinh sôi lan tràn như thế nào thì bây giờ vẫn sinh sôi lan tràn như thế không có gì thay đổi; đến mức Tổng bí thư Trung Cộng Hồ Cẩm Đào cũng thừa nhận, có thể ngăn chặn được tham nhũng hay không là có “liên quan đến việc người dân ủng hộ hay phản đối đối với chính quyền và sự sinh tử tồn vong của đảng“. Trung Cộng đã bị thể chế tham nhũng của họ Giang trói buộc vào chung với nó đến mức đã trở thành cái kiểu “chống tham nhũng thì vong đảng, không chống tham nhũng thì vong quốc”.
Cưỡng chế để ăn chia tài nguyên quốc gia
Tham nhũng có tính thể chế của họ Giang hình thành từ trong quá trình Trung Quốc thực hiện chuyển đổi hình thức đối với các công ty nhà nước (từ 100% sở hữu nhà nước thành cổ phần) và thực hiện việc tư hữu hóa, việc vốn dĩ là cải cách kinh tế lại tự dưng đã biến thành cái cớ tốt nhất và sự che đậy tốt nhất để thả phanh cho tình trạng tham nhũng và việc cải cách kinh tế ban đầu là công cụ hỗ trợ tốt nhất cho sự tham nhũng của bọn họ. Quyền lực chuyên chế vốn là không bị kiềm chế giám sát, trong quá trình thực hiện tư hữu hóa, thì quyền lực chính quyền bị dùng vào việc tư, khiến cho tài nguyên quốc gia dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như doanh nghiệp lũng đoạn trực thuộc nhà nước, “nuốt” doanh nghiệp lớn “tha” doanh nghiệp nhỏ, tái cơ cấu vốn v.v., được tư nhân hóa vào tay các nhóm lợi ích do các quan chức tham nhũng có quyền lực lập ra. Mới bắt đầu thì chỉ xem như “cơ hội”, “tiềm năng”, bắt đầu từ con cái; rồi mới tụ tập các nhóm có thể chuyển hóa thành lợi ích vật chất để tiêu hóa cái “cơ hội” và “tiềm năng” này, dần dần hình thành tập đoàn. Cứ như vậy, tài nguyên quốc gia và tài sản đã tích lũy được bị ăn chia và trở thành những thứ thực tế nằm trong tay số ít những kẻ đứng đầu. Khi mà đến bước này rồi, thì quốc gia này đã không còn khả năng thông qua hình thức chuyển đổi đơn giản để khôi phục trở thành một quốc gia bình thường nữa rồi, kết cấu nền móng xã hội vốn duy trì trật tự thông thường của một quốc gia đã hoàn toàn bị đạo đức của Trung Cộng đục khoét thành rỗng rồi.
Loại chế độ [cai trị] bằng tham nhũng này bắt đầu từ trung ương, rồi một mạch đến các bộ ngành, đến tỉnh, thành phố, huyện thị, việc ăn chia tất cả nguồn tài nguyên công cộng của các cấp, sẽ hình thành mấy loại hình thái đặc biệt:
Thứ nhất, nó thực hiện phân chia quyền lực quốc gia thành nhiều khu vực dựa trên lĩnh vực, như tuyên truyền (truyền thông), dầu mỏ, hệ thống thông tin liên lạc…, có lẽ một vị thường ủy bộ chính trị sẽ quản mấy lĩnh vực. Khi mà xuống tiếp nữa, quá trình này lặp đi lặp lại bởi các quan chức cấp cao trong các lĩnh vực này ở các bộ ngành, tỉnh, cho phép có cái quyền để được đi tham nhũng, chia chác tài nguyên nguồn lực của các bộ ngành, tỉnh, quá trình này lặp lại cho đến tận các thị trấn. Nói một cách hình tượng, nó giống như một tổ chức có kết cấu đa cấp hình kim tự tháp khổng lồ (pyramid scheme) (một cách hình dung thì người Trung Quốc gọi đây là ‘lũ chuột’), từ ủy viên thường vụ bộ chính trị rồi trải xuống bao phủ cả đất nước, hình thành một mạng lưới lợi ích khổng lồ của một số quan lại – thương gia – băng nhóm xã hội đen, tầng tầng chiếm cứ lợi ích của quốc gia và nhân dân.
Thứ hai, mặc dù trên danh nghĩa thì đám chuột lớn (ở phía đỉnh kim tự tháp) không trực tiếp sở hữu tài nguyên quốc gia nhưng chúng kiểm soát việc sử dụng và đầu tư tài nguyên quốc gia. Ví dụ như, các ngành nghề độc quyền ở các nước lớn, như dầu mỏ, viễn thông, giao thông vận tải, v.v. đều nằm dưới sự cai quản của đám chuột lớn. Con cái và người thân của bọn họ, lại có thể “sở hữu” những công ty “tư hữu” đã được “phân định” cho, “nhận bàn giao” công việc từ các các bộ ngành [quản lý] độc quyền. Cứ thế tiếp tục, rồi lan ra mãi cho đến thị trấn.
Bên trong thể chế mục nát như vậy, kinh tế của một quốc gia bị chia chác, đồng thời bị khống chế bởi các tập đoàn lợi ích lớn nhỏ đủ loại với quyền lực tham nhũng làm trung tâm, những ai mà càng ở gần trung tâm quyền lực tham nhũng, thì lợi ích có thể kiếm được sẽ càng nhiều, càng có thể “tay không bắt giặc”.
Người ta không khỏi thắc mắc, trong thể chế có tính tham nhũng như thế, thì của cải làm thế nào mà lại từ tài sản công rơi vào tay những nhà tư bản quan liêu quyền quý? Phần trên đã nói tới việc Giang Miên Hằng con trai của Giang Trạch Dân chỉ cần tay không mà đã lấy được cướp được công ty nhà nước, trở thành nhà giàu mới nổi. Từ sau khi sự kiện Bạc Hy Lai bị phơi bày ra ánh sáng đến nay, ngày càng nhiều vụ án về các thành viên chủ yếu trong phe Giang bị nổi lên mặt nước, chúng ta hãy nhìn lại xem vụ án của gia tộc Chu Vĩnh Khang và Tăng Khánh Hồng.
Chu Vĩnh Khang đảm nhiệm chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên từ năm 1999-2002, sau năm 2002 từng là ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Cộng, Chủ nhiệm ủy ban chính trị và pháp luật trung ương, Giám đốc ủy ban quản lý toàn diện trung ương, là nhân vật chính của phe Giang trên “khán đài” mà đằng sau là Giang Trạch Dân buông rèm chấp chính.
Trang tin tức Aboluo ngày 8/4/2012 có đăng bài “Vạch tấm màn đen một cách chấn động: Con trai Chu Vĩnh Khang hễ ra tay một lần thì liền cướp được gần 3 tỷ”.
Chu Bân – con trai Chu Vĩnh Khang dựa vào quyền lực của Chu Vĩnh Khang, cấu kết với huyện trưởng huyện Cổ Lận là Thân Viễn Khang, bọn họ cùng với Uông Tuấn Lâm chủ của một doanh nghiệp tư nhân được ủy thác quản lý Nhà máy rượu Lang ngầm thao túng, mượn danh nghĩa cải cách quyền sở hữu doanh nghiệp nhà nước, dùng thủ đoạn tự mua tự bán, lấy tài sản tư hữu vốn có của nhà máy rượu Lang để thế chấp, cố ý làm sụp đổ nhà máy rượu Lang huyện Cổ Lận tỉnh Tứ Xuyên đang làm ăn có lãi. Nhà máy này có giá trị tài sản cố định là 1,728 tỷ nhân dân tệ (trong đó chưa bao gồm tài sản vô hình [như giá trị thương hiệu], và chưa tính đến hầm rượu trị giá khoảng một tỷ nhân dân tệ). Bọn họ thông đồng với Ngân hàng Xây dựng vay một trăm triệu NDT, lại cấu kết với công ty thẩm định để định giá thấp, bán giá cực rẻ rồi tự mua giá cực rẻ Nhà máy rượu Lang. Sau đó dùng tiền của nhà máy rượu Lang, đi trả khoản vay của Ngân hàng Xây dựng. Nhóm người này cùng con trai của Chu Vĩnh Khang thật đúng là tay không bắt giặc, một xu cũng không phải bỏ ra, mà cướp đoạt một cách trắng trợn tài sản của Nhà máy rượu Lang. 【10 】 【11 】
Tăng Khánh Hồng từng là nhân vật có thực quyền số hai chỉ sau Giang Trạch Dân, ngoài Chu Vĩnh Khang ra thì Tăng cũng là một tâm phúc gần gũi của Giang Trạch Dân. Hắn là con trai của nguyên lão Trung Cộng Tăng Sơn và Đặng Lục Kim, năm 1989 theo Giang Trạch Dân lên Bắc Kinh, để nhậm chức Phó chủ nhiệm Văn phòng trung ương Trung Cộng. Năm 1992 trong sự kiện bài trừ Dương gia tướng, Tăng đã khởi cái tác dụng mang tính quyết định trong việc ổn định địa vị của Giang Trạch Dân, sau đó được thăng làm Ủy viên thường vụ Bộ chính trị, Bí thư ban bí thư trung ương, Hiệu trưởng trường đảng trung ương; từ năm 2003 đến năm 2008 là Phó chủ tịch Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Tân Tử Lăng, người từng đảm nhận chức Phó chủ nhiệm phòng nghiên cứu chính trị Đại học Quân chính của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, và là một quân nhân kỳ cựu đã làm Chủ nhiệm nhà xuất bản của Học viện quân sự, gần đây trong một lần phát biểu trước truyền thông hải ngoại ông đã dùng tên thật, công khai tố cáo hành vi tham nhũng nghiêm trọng của cựu Phó chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng.
“Bài phát biểu của Tân Tử Lăng viết: Năm 2006, con trai của Tăng Khánh Hồng là Tăng Vĩ vay của ngân hàng 70 triệu, mua một mỏ than tại Sơn Tây Thái Nguyên, rồi thông qua một công ty thẩm định có liên quan, định giá lên đến 750 triệu nhân dân tệ, sau đó lại được tập đoàn Lỗ Năng là doanh nghiệp nhà nước lớn nhất tỉnh Sơn Đông bỏ vốn 750 triệu thu mua lại mỏ than. Thông qua mấy thao tác lặp đi lặp lại như vậy, Tăng Vĩ vốn dĩ không phải bỏ ra một xu nào, giống như làm ảo thuật, trên tay đã có 3,3 tỷ NDT. Sau đó, hắn lại đem số tiền 3,3 tỷ NDT này trực tiếp mua 91,6% cổ phần của tập đoàn Lỗ Năng Sơn Đông, tập đoàn này có giá trị ròng trên giấy tờ là 73,805 tỷ NDT, còn giá trị thực tế là 110 tỷ thậm chí còn nhiều hơn (bởi vì trước đây người ta đã sắp xếp, quy hoạch lưới điện quốc gia hoàn toàn là dựa theo phân bố công nghiệp của Lỗ Năng để bố trí, Lỗ Năng đã được tạo ra một cách công phu để trở thành một con gà mái có thể đẻ trứng vàng).”
“Năm 2010, theo tiết lộ của tờ The Sydney Morning Herald ở Úc, Tăng Vĩ và vợ là Tưởng Mai đã chi 32,4 triệu đô la Úc (khoảng 250 triệu nhân dân tệ) vào năm 2008 để mua một ngôi nhà sang trọng đắt tiền thứ ba trong lịch sử nước Úc. Dinh thự này nằm trên đường Wolseley, con đường quy tụ nhiều dinh thự đắt giá nhất ở Sydney và Australia ”.
“Trương Hồng Lương, một giáo sư tại Đại học Dân tộc trung ương, đã viết một bài báo vào năm 2007 với tiêu đề ‘Một vụ án chấn động, 73.8 tỷ NDT tài sản nhà nước bị biển thủ’. Nội dung kể tỉ mỉ về việc Tập đoàn Lỗ Năng là công ty nhà nước lớn nhất Sơn Đông có tài sản trị giá 73,8 tỷ NDT bị một số nhân vật bí ẩn không rõ danh tính âm thầm nuốt chửng. Trang mạng của Blogger Nguyễn Nhất Phong bình luận, một khối tài sản nhà nước khổng lồ kinh thiên động địa như vậy đã bị nuốt chửng, nhưng không biết kẻ thâu tóm là ai? Không chỉ người ngoài cuộc không biết, kể cả các cán bộ cấp phòng của Tập đoàn Lỗ Năng và hàng chục chủ tịch công ty trực thuộc Lỗ Năng trên khắp đất nước Trung Quốc cũng đều không biết! Vương Sĩ Chương, giám đốc tiếp thị của công ty Ngân Ý ở Thượng Hải, viết trên Weibo rằng ông nghe nói con trai của Tăng Khánh Hồng muốn tư hữu hóa tập đoàn Lỗ Năng từ lâu rồi.”
Bài báo ký tên Lục Vân đã chỉ rõ, “Giao dịch này vô tình bị kênh truyền thông trong nước, trang web “Caijing.com.cn” tiết lộ chi tiết, làm dấy lên sự phẫn nộ to lớn cả trong và ngoài Trung Quốc, bên trong và bên ngoài đảng Trung Cộng, và giao dịch này buộc phải bị hủy bỏ. Tăng Vĩ đã đưa được miếng mỡ vào trong miệng nhưng cũng không thể không nhả ra. Tuy nhiên, vụ án này đã thể hiện được sự đặc sắc nhất của Trung Quốc: mặc dù gần như tất cả câu chuyện bên trong của vụ án đã được truyền thông công khai, nhưng Tăng Vĩ, kẻ đã thực hiện hành vi tham nhũng khổng lồ như vậy, không những không bị truy tố hành vi phạm tội mà cá nhân hắn ta còn được nhà nước bồi thường 4,2 tỷ NDT. Có sự chống lưng của Tăng Khánh Hồng ở phía sau, các quan chức có liên quan ở tập đoàn Lỗ Năng và tỉnh Sơn Đông, những người đã đem hơn 100 tỷ NDT tài sản nhà nước tặng cho Tăng Vĩ, cũng bình an vô sự.[12]
Giáo sư hiến pháp học tại Đại học Bắc Kinh Trương Thiên Phàm, đã nói trong bài báo của mình, “sự kỳ diệu của ‘mô hình Trung Quốc’ đương đại nằm ở sự kết hợp của chính trị và kinh tế lại với nhau một cách logic, thông qua việc phát minh ra các cơ chế đánh giá như chỉ số ‘GDP địa phương’, và khuyến khích, dung túng các quan chức trục lợi từ tài sản đất đai của nhà nước (rent-seeking), điều động cán bộ các cấp tiến hành “cải cách”, thúc đẩy “phát triển”, động lực đầy đủ, quán tính rất lớn, không thể ngăn cản, nhưng cái giá phải trả cũng vô cùng cao. Nơi nào cũng khoanh đất làm quy hoạch, làm công trình, kéo dự án về, bởi vì những chiêu trò này đã trở thành một dây chuyền để tham nhũng vơ vét có liên quan đến chiếc “mũ ô sa” và ví tiền của các quan chức. Tất nhiên, những công trình được triển khai theo cách này có chất lượng thấp kém, lãng phí tài nguyên, và gây ô nhiễm môi trường, bởi vì những gì mà họ cố gắng để giành được chính là chi phí đầu tư thấp nhất và vơ vét được nhiều nhất , từ đó đem lợi ích công cộng chuyển hóa thành lợi ích cá nhân một cách hiệu quả nhất, mà công trình, dự án, “phát triển” chính là cơ hội để thực hiện mục đích đó. Vấn đề nằm ở chỗ, một “đại nhảy vọt” hay nhiều cái “tiểu nhảy vọt” thì cái nào có hại hơn? Tai họa của “đại nhảy vọt” đương nhiên là rất lớn, nhưng sức phá hoại của một người rốt cuộc là có hạn; bây giờ có rất nhiều người đang cùng nhau phá hoại dưới ngọn cờ “cải cách” và “phát triển”, tiềm năng hủy diệt gần như không giới hạn. ”[13]
Thể chế thối nát của Giang đã lợi dụng quyền lực công để cưỡng bức ăn chia tài nguyên quốc gia, đã tạo ra một mẫu hình đạo đức rất xấu. Trong 20 năm qua, tham nhũng và hỗn loạn do thể chế tham nhũng của Giang gây ra không chỉ giới hạn ở trung tâm quyền lực tham nhũng mà nó đã thâm nhập vào tất cả các tầng lớp trong xã hội, và việc biển thủ tham ô đã trở thành phong trào, toàn bộ hệ thống Trung Cộng đã hoàn toàn tham nhũng đến mức giống như gỗ mục không thể dùng để điêu khắc được nữa.
Ví dụ, Viện kiểm sát thành phố Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam có bốn vụ án tham nhũng lớn liên quan đến cán bộ các cấp phòng, ban và đã có ảnh hưởng rất lớn đến địa phương:
• Thứ nhất, Trần Đại Quang, Phó trưởng phòng Tài chính của Tổng công ty Kỹ thuật thành phố, đã lợi dụng sơ hở trong quản lý tài chính, trong hai năm, dùng nghiệp vụ tham ô hơn 4,24 triệu nhân dân tệ tiền công trình do đơn vị giao cho và tiền ngân sách do cấp trên rót xuống, dùng để ăn chơi, nuôi nhân tình, và đánh bạc. Kết quả là bị tử hình.
• Thứ hai, là Trương Hồng, Trưởng phòng Tài chính của Bộ phận Quản lý Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Lao động thuộc Sở Lao động Thành phố, vì muốn giúp chồng thực hiện “giấc mộng” triệu phú, đã lợi dụng quỹ hưu trí mà Bộ phận An sinh Xã hội gửi vào ngân hàng làm tài sản thế chấp, tổng cộng đã vay hơn 8,3 triệu nhân dân tệ cho chồng dùng mở nhà máy, kinh doanh khách sạn,v.v.
Thứ ba là Chung Hồng Mai – trưởng phòng tài chính của Nhà sách Tân Hoa cấp thành phố, để có tiền bao nhân tình trong thời gian dài, trong thời gian 4 năm đã dùng thủ đoạn thu tiền nhưng không vào sổ, báo cáo chi khống để tham ô 750 nghìn nhân dân tệ, lấy tiền đó sửa sang “cung điện cho tình yêu thứ hai”.
Thứ tư là Dương Khôn Kiên chủ nhiệm quỹ tiết kiệm của một ngân hàng trong thành phố, lợi dụng 24 sổ tiết kiệm đã chuẩn bị sẵn lúc bình thường, trong 3 giờ đồng hồ anh ta đã chia làm 2 lần gửi khống vào những cuốn sổ này 5,988 triệu NDT và sau khi rút ra 300 ngàn đã đến Trường Sa lẩn trốn. Trong thời gian hai ngày tại Trường Sa, anh ta đã rút từ những sổ tiết kiệm này hơn 1,27 triệu tiền mặt, đến khách sạn 4 sao điên cuồng “hưởng thụ”, thuê phòng tổng thống ở, còn bỏ ra 620 nghìn nhân dân tệ mua một chiếc xe sang, anh ta mua liền 1 lúc 6 cái bật lửa mỗi cái hơn 1000 NDT, thật sự là ăn chơi đàng điếm, nếu không phải hai ngày sau lập tức bị bắt về quy án, thì gần 6 triệu NDT tiền nhà nước đã bị anh ta tiêu xài hết sạch.
Một đặc điểm chung được tìm thấy khi phân tích mấy vụ án này là, lý do mà những “nhân vật bé nhỏ” này dám mạo hiểm làm liều, thì một nguyên nhân quan trọng là có vấn đề về tâm lý. Chẳng hạn, sau khi Trần Đại Quang bị người khác chế giễu là “đầu óc không nhanh nhạy” và “không theo kịp xu hướng thời đại” thì ông ta thấy mình đúng là hèn nhát; Dương Khôn Kiên cũng cảm thấy tâm lý mất cân bằng nghiêm trọng sau khi tận mắt chứng kiến cuộc sống sa hoa vốn được gọi là xã hội thượng lưu, cảm thấy trong tâm bị mất cân bằng một cách nghiêm trọng, nên ông ta đã nảy sinh tâm lý ganh đua: “tại sao tôi không thể sống thoải mái giống như bọn họ”. Với ham muốn dị dạng này, thì việc trở nên tham lam một cách điên cuồng là điều khó tránh khỏi.
Chế độ nô dịch hiện đại một cách thực chất
Sau khi tài nguyên quốc gia bị ăn chia triệt để, tuy trên danh nghĩa thì người dân Trung Quốc được Trung Cộng gọi là chủ nhân của đất nước, nhưng cái đại biểu cho lợi ích của công chúng là “quyền nhân dân” thực tế không tồn tại, cũng không có không gian tồn tại. Không chỉ những người có quan điểm bất đồng chính kiến, mà bất kỳ cá nhân hoặc nhóm nào có thể phát biểu vì lợi ích cộng đồng thì chắc chắn sẽ bị thách thức bởi bọn đầu sỏ, và sẽ bị bức hại nghiêm trọng. Điều này bao gồm bất kỳ tổ chức phi chính phủ và cá nhân nào không có yêu cầu chính trị nhưng có thể làm nổi bật lên sự tham nhũng và sa đọa của Trung Cộng, chẳng hạn như Pháp Luân Công, những người theo Cơ đốc giáo, luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh, luật sư bảo vệ quyền lợi của nhân dân Trần Quang Thành, v.v.
Vì bảo vệ cho thể chế tham nhũng và lợi ích chiếm hữu được của họ Giang, Giang Trạch Dân đã thề thốt một cách long trọng rằng sẽ dùng chính sách “tiêu diệt hết thảy những nhân tố chính trị không ổn định ngay từ trong trứng nước” để thay thế cho khẩu hiệu “vì sự ổn định mà có thể áp đảo hết thảy” của Đặng Tiểu Bình, không tiếc việc tạo thành một thể chế chính trị bị méo mó dị dạng, khiến cho sự tôn nghiêm của pháp luật bị chà đạp một cách tàn khốc vô tình, quyền lực chuyên chế vốn không bị ước chế không ngừng được mở rộng, tước đoạt quyền tự do tin tức, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do tín ngưỡng, còn tiêu hao lượng lớn quốc lực một cách không cần thiết. Căn cứ vào niên giám thống kê của Trung Quốc, năm 2010, tài chính quốc gia chi ra hơn 551,77 tỷ nhân dân tệ cho an ninh công cộng, vượt qua con số 533,337 tỷ nhân dân tệ chi cho quốc phòng. Tờ Financial Times cho biết “Dữ liệu ngân sách năm 2011 của Trung Quốc do Bộ Tài chính công bố cho thấy ngân sách chi tiêu cho an ninh công cộng là 624 tỷ nhân dân tệ, cao hơn ngân sách chi cho quốc phòng là 602 tỷ nhân dân tệ, và phí duy trì ổn định kinh tế cao hơn nhiều dự trù ngân sách của ba ngành y tế, ngoại giao và giám sát tài chính cộng lại.”【14 】
Cùng với việc công chúng mất đi quyền lực, sự thiếu thốn lý tưởng và tự do, thì sự công bằng xã hội cũng ngày càng xa rời người dân Trung Quốc. Thành quả là hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, phần lớn đã bị cướp đoạt bởi bè lũ thống trị tham nhũng của Giang. Theo Tuần báo Thời đại (Times Weekly ) đăng ngày 26/6/2009:
Vào tháng 5/2007, “Báo cáo về sự giàu có toàn cầu năm 2006” do Tập đoàn tư vấn Boston (Boston Consulting Group) phát hành đã chỉ ra rằng ở Trung Quốc, 0,4% số hộ gia đình chiếm giữ 70% của cải quốc gia; ở các thị trường lâu năm và ổn định như Nhật Bản và Úc, 5% số hộ gia đình thường kiểm soát 50 % —60% của cải quốc gia.
Tháng 8/2008, Công ty Merrill Lynch và công ty tư vấn lớn nhất ở Châu Âu Capgemini Invent, đã liên kết công bố “Báo cáo những người giàu có ở Châu Á – Thái Bình Dương năm 2008” tại Bắc Kinh, báo cáo đã chỉ ra rằng, đến cuối năm 2007, Trung Quốc có 415.000 người giàu có với tài sản cá nhân vượt quá 1 triệu đô la Mỹ. Xét về mức độ giàu có trung bình, các triệu phú Trung Quốc có tài sản bình quân đầu người là 5,1 triệu USD, cao hơn mức trung bình của châu Á – Thái Bình Dương là 3,4 triệu USD.
Các chuyên gia chỉ ra rằng Trung Quốc hiện đã trở thành quốc gia có mức độ tập trung tài sản cao nhất thế giới. Mức độ tập trung tài sản ở Trung Quốc vào tay người giàu có đang tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 12,3%, gấp đôi mức trung bình toàn cầu.
Và một bản báo cáo ở trong nước Trung Quốc cho thấy rõ sự giàu có của xã hội tập trung vào tay ai. Theo số liệu từ một báo cáo khảo sát chung của Văn phòng Nghiên cứu Quốc vụ viện, Văn phòng Nghiên cứu Trường Đảng Trung ương, Văn phòng Nghiên cứu Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và các ban ngành khác, tính đến cuối ttháng 3/2006, về tài sản thuộc sở hữu tư nhân ở Trung Quốc Đại lục (không bao gồm tài sản ở ngoài nước và ở nước ngoài), có 27.310 người sở hữu hơn 50 triệu nhân dân tệ và 3.220 người sở hữu hơn 100 triệu nhân dân tệ. Trong số những tỷ phú có hơn 100 triệu nhân dân tệ, 2.932 người là con cái của các quan chức cấp cao. Họ chiếm 91% số hộ gia đình có trên 100 triệu nhân dân tệ và có tổng tài sản hơn 2.045 tỷ nhân dân tệ. Và khi khảo chứng nguồn gốc chỗ tài sản đó, thì chủ yếu dựa vào cái vốn là quyền lực của gia đình mình.
Một học giả ở Mỹ là Tiến sĩ Trình Hiểu Nông ở Đại học Princeton, đã đề cập trong một bài báo “Nhìn nhận lại nền kinh tế Trung Quốc: Động lực và kết quả của tăng trưởng“: “Nói cách khác, ở các nước phương Tây, một nền kinh tế tăng trưởng 8% có nghĩa là kinh tế phát triển phồn vinh; mà ở Trung Quốc, nền kinh tế tăng trưởng 8% có thể chỉ là mức tối thiểu để tránh được một nền kinh tế tiêu điều.” “Rõ ràng, ‘cận dưới’ của mức tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc cao hơn nhiều so với ở Mỹ; nói cách khác, mức tăng trưởng 7% ở Trung Quốc gần tương đương với mức tăng trưởng 3% ở Mỹ, đây là một đặc điểm quan trọng của kinh tế Trung Quốc.” “Trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô của Trung Quốc luôn bị bóp méo, nghĩa là mức tăng trưởng kinh tế cần để giữ cho hầu hết các công ty ở điểm cân bằng thu chi và giữ cho tỷ lệ thất nghiệp thực tế gần bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, là không giống như các nước có nền kinh tế bình thường chỉ cần ở mức 2-3%, mà còn Trung Quốc thì phải là 7-8%, thậm chí cao hơn.”【15】
Cũng tức là, ước tính hơn một nửa con số tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc bị lãng phí do bè lũ thống trị họ Giang tham nhũng và trấn áp người dân, như vậy, sẽ không khó để lý giải về mặt vĩ mô đối với căn bệnh chữa trị mãi không khỏi của Trung Quốc, đó là vấn đề trong nước không đủ sức tiêu thụ. Tỷ trọng tiêu dùng cá nhân của Trung Quốc trên sản lượng kinh tế (GDP) đã sụt giảm trong nhiều năm liên tiếp và hiện chỉ còn dưới 35%. [16] Sự phân hóa giàu nghèo của Trung Quốc, quan giàu dân nghèo, đang phá vỡ động lực tăng trưởng kinh tế bền vững thực sự. Người ta ước tính rằng nếu Trung Quốc không có hệ thống tham nhũng của Giang, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình thường trong 20 năm qua sẽ dẫn đến sự tích lũy tài sản khổng lồ trong dân chúng, và sự gia tăng tài sản hàng năm của người dân Trung Quốc sẽ còn nhiều hơn gấp đôi so với mức hiện tại.
Với khủng hoảng tín ngưỡng không có lối thoát, cùng với thể chế cai trị bằng tham nhũng và chính sách duy trì ổn định bằng biện pháp cực đoan của Giang Trạch Dân, Trung Cộng hiện tại đã rơi vào tình trạng không thể phục hồi và vô phương cứu chữa, thực tế nó còn vô sỉ và tham nhũng hơn chính nó trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử. Sự vô liêm sỉ của thể chế thối nát của Giang Trạch Dân nằm ở chỗ nó dám liên tục phá vỡ giới hạn cuối cùng của đạo đức, dám không ngừng kích động, phá hủy đạo đức và lòng người. Tuy nhiên, đạo đức và lòng người là nền tảng của bất kỳ xã hội nào trên thế giới và bất kỳ thể chế kinh tế chính trị nào cũng cần có đạo đức và lòng người nhất định để làm cơ sở. Nếu không có đạo đức, không có lòng người, và sự thành tín, thì nền tảng của cấu trúc xã hội đó sẽ không còn lại gì cả. Việc đạo đức và lòng người bị hủy hoại sẽ không chỉ hủy đi hy vọng của Trung Quốc về một cuộc sống mới trong tương lai, mà cuối cùng sẽ chôn vùi chính thể chế của Trung Cộng.
Bản chất xấu xa của thể chế thối nát của Giang Trạch Dân là ở chỗ nó không có nhân tính, và từ xưa đến nay không bao giờ đếm xỉa gì đến công bằng và tự do. Trên thực tế, trong bất kể thể chế chính trị và kinh tế nào, công bằng và tự do là những yêu cầu cơ bản nhất, nếu không thì một quốc gia sẽ quay trở về chế độ xã hội nô lệ. Và thể chế tham nhũng của Giang Trạch Dân là một chế độ nô lệ hiện đại như vậy. Đặc điểm nổi bật nhất của chế độ chiếm hữu nô lệ là quyền lực của kẻ thống trị không chịu bất kể ước thúc nào: cho dù người dân có công bằng và tự do ở bất kỳ mức độ nào, thì đó cũng chỉ là do kẻ thống trị ban cho mà thôi. Còn kẻ thống trị lại có thể “chỉ vào con hươu mà lại nói là con ngựa”, vô pháp vô thiên, muốn làm gì thì làm. Mà ở Trung Quốc ngày nay, loại đặc quyền này luôn được gọi một cách hoa mỹ là “sự lựa chọn của người dân Trung Quốc” và “tam đại biểu”. Người dân Trung Quốc đã được lựa chọn và được đại biểu năm này qua năm khác trong hơn 60 năm qua như vậy, thật là nực cười và hổ thẹn hơn là Trung Cộng không bao giờ dám tổ chức trưng cầu dân ý để cho người dân tự do lựa chọn dù chỉ một lần!
Tài liệu tham khảo:
【1 】 “Hãy để tôi tin tưởng bạn”, bài của mạng Tân Hoa đăng trên Ấn bản quốc tế New York Times ngày 17/1/2011.
http://news.xinhuanet.com/herald/2011-01/17/c_13694007. htm)
【2 】 Giang Trạch Dân, “Tuyển chọn những văn kiện sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 16” (phần hạ), Bắc Kinh: Nhà xuất bản Văn học Trung ương, năm 2008, trang 595.
【3 】 Giang Trạch Dân, “Tuyển chọn những văn kiện sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 16” (phần thượng), Bắc Kinh: Nhà xuất bản Văn học Trung ương, năm 2005, trang 376
【4 】 Giang Trạch Dân, “Bài phát biểu tại hội nghị chúc mừng Trung Cộng thành lập tròn 80 năm”, “Giang Trạch Dân văn tuyển” quyển 3, ngày 1/7/2001.
http://www. qstheory. cn/zl/gcyl/201105/t20110525_82506. htm)
【5 】 Lý Thận Minh, “sống an lo nguy —— Những suy nghĩ sau khi Liên Xô giải thể, ĐCS Liên xô sụp đổ”, ngày 9/5/2011.
http://www. bjqx. org. cn/qxweb/n27311c375.aspx)
【6 】 “Giáo sư Đài Loan 20 năm trước bí mật gặp gỡ Đặng Tiểu Bình biện luận bốn kiên trì”, mạng Tinh đảo hoàn cầu, ngày 17/9/2008.
http://www. stnn. cc/reveal/200809/t20080917_865009. html
【7 】 “Tổng cương. điều lệ Trung Cộng” http://news. xinhuanet. com/ziliao/2002-03/04/content_2558860.htm
【8 】 “Tuyển chọn những văn kiện sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 17”, Bắc Kinh: Nhà xuất bản Văn học Trung ương, năm 2009, trang 796
【9 】 “ngày 31/7/1998 Tòa án nhân dân cấp cao thành phố Bắc Kinh tuyên án Trần Hy Đồng trong vụ xét xử công khai”, tin tức của Trung Cộng,
http://cpc. people. com. cn/GB/64162/64165/67447/68010/4645609. html
【10 】 Thiên kiếm, “Vạch rõ tấm màn đen: Con trai Chu Vĩnh Khang vừa ra tay một lần liền có trong tay 3 tỷ”, tin tức trên mạng Apollo
【11 】 Báo buổi chiều Thành Đô, “50 triệu mua quyền sở hữu tài sản tập đoàn rượu Lang —- xã hội hiện nay rắn nuốt voi”,
【12 】 Lục Vân, “Tân Tử Lăng công khai tố cáo Tăng Khánh Hồng”, ngày 17/4/ 2012
http://boxun. com/new s/gb/pubvp/2012/04/201204171400. shtml
【13 】 】 Trương Thiên Phàm, “Nghĩ lại về chuyến ‘nam tuần’ của Đặng Tiểu Bình tròn 20 năm”, tạp chí “Người lãnh đạo”
http://www. baijiajiangtan.com. cn/xzlh/2012/03/16/6402_1.html
【14 】 ” Truyền thông Anh: Trung Quốc kinh phí duy trì ổn định vượt qua chi tiêu quốc phòng”
http://www. bbc.co.uk/ zhongwen/simp/ china/2011/03/110307_ china_ secur ityspending.shtml
【15 】 Trình Hiểu Nông, “Nhận thức lại kinh tế Trung Quốc: động lực và kết quả của tăng trưởng”, “Nghiên cứu Trung Quốc đương đại”, ký thứ nhất năm 2003
【16 】 Paul Krugman, “Kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ sao?”, thời báo New York, 18/12/2011.
[1] Bốn kiên trì: kiên trì chủ nghĩa xã hội Mác -Lênin, kiên trì chuyên chính gia cấp vô sản, kiên trì tư tưởng Mao Trạch Đông, và kiên trì sự lãnh đạo của đảng cộng sản