Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Chương I (Phần hạ): Lai lịch của kẻ vô đạo (2)

Mục 3. Lúc thế này lúc thế nọ

Trong ván cờ hoàn toàn chênh lệch với một bên là Giang Trạch Dân và một bên là Đặng Tiểu Bình cùng phe bảo thủ đầy quyền lực, nhưng phút chốc Giang lại nổi lên giành được ưu thế, khiến cho không ít người phải kinh ngạc đến há hốc mồm. Ngô Giá Tường – người từng phục vụ ở Văn phòng Ban bí thư Trung ương Trung Cộng và Văn phòng Trung ương – sau này gọi Giang Trạch Dân và thế lực của ông ta là ‘tập đoàn hắc mã’ {Nhóm ngựa đen: nhóm người giành chiến thắng một cách không ai ngờ được}. Ông mô tả tập đoàn hắc mã này là: “Lấy nịnh hót làm trình độ chính trị cao nhất, lấy việc không bày tỏ bất cứ thái độ chính trị nào làm thái độ chính trị đúng đắn nhất”, là “những kẻ theo đuổi chủ nghĩa dục vọng quyền lực, danh lợi hóa tất cả mọi thứ xuyên suốt từ đầu đến cuối”. Kẻ như vậy lên làm người đứng đầu, quả thật là một kẻ lãnh đạo sai lầm được bổ nhiệm bằng cách thức sai lầm bởi một đảng phái sai lầm trong thời điểm sai lầm để rồi bước trên một con đường sai lầm.

Điều này cũng khó trách, bởi Giang Trạch Dân không có bất kỳ phẩm chất tốt đẹp nào mà một con người cần phải có. Hơn nữa, cũng chẳng có bất kỳ tài cán nào, gặp việc xảy đến thì đều tính toán một cách ích kỷ và cực đoan để xử sự, tất cả mục đích và mánh khóe đều dùng để bảo vệ quyền lực của bản thân.

Sau khi Giang Trạch Dân lên nắm quyền, từ năm 1989 đến năm 1991 môi trường chính trị của đất nước ngay lập tức bị rẽ ngoặt, khiến quá trình cải cách rơi vào tình trạng ngưng trệ. Từ năm 1989 và 1990, tổng giá trị sản phẩm quốc dân chỉ tăng trưởng ít hơn 5%.

Lưỡng lự chần chừ

Thời điểm đó, Giang Trạch Dân được phe bảo thủ chấp nhận là có lý do sâu sắc của nó, tuy nhiên Đặng Tiểu Bình nói rằng Giang Trạch Dân là người không muốn nịnh bợ, nhất ngôn cửu đỉnh là [một nhận định] sai lầm. So với các lãnh đạo của Trung Cộng như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương thì Giang Trạch Dân không hề có bất kỳ kế hoạch và sách lược trị quốc nào cả, cũng không có bất kỳ kinh nghiệm và năng lực đảm đương công việc một mình. Trong suốt đời mình, khi chưa có quyền lực thì ông ta lao vào nịnh bợ người khác và sau khi có quyền lực thì ép buộc người khác phải phục vụ cho sở thích của mình để thỏa mãn dục vọng, tất cả chỉ có thế. Đối với những vấn đề nan giải của Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân thật sự không biết cũng không hiểu nổi phải làm theo như thế nào, cho dù Giang đã nỗ lực châm thuốc, bưng trà, xách giày – theo đúng nghĩa đen – cho Đặng Tiểu Bình, nhưng cuối cùng vẫn không được Đặng ưng ý.

Giang Trạch Dân muốn tìm ngõ ngách để nịnh bợ Đặng nhưng không len lỏi vào được, tuy nhiên ông ta lại gãi được chỗ ngứa của Lý Bằng, thông qua việc ủng hộ khởi công xây dựng đập Tam Hiệp, khiến Lý Bằng đạt được lợi ích vô cùng lớn từ công trình đập Tam Hiệp, Giang lập tức đã nhận được sự đền đáp hậu hĩnh. Có một thời gian, thể chế của Giang-Lý lớn đến mức có được sự hỗ trợ từ các nguyên lão phía bảo thủ, vì thế trong 3 năm đầu làm Tổng bí thư của Giang Trạch Dân, những thứ ông ta luôn nhấn mạnh toàn là “Phản đối diễn biến hòa bình” {phản đối việc thay đổi đất nước trở thành dân chủ một cách hòa bình}, nói về “Hai loại quan điểm cải cách” là “chủ nghĩa xã hội” và “chủ nghĩa tư bản” một cách rỗng tuếch, hơn nữa còn tuyên bố “muốn trừng phạt các hộ kinh doanh cá thể đến khuynh gia bại sản”. Do vậy, ngoại giới còn cho rằng Giang Trạch Dân thuộc phe bảo thủ, đây cũng là nói ‘oan’ cho ông ta, bằng chứng là việc sau này ông ta đã vứt bỏ Lý Bằng như vứt bỏ cây chổi nát sau khi Giang hô biến chuyển qua phe cải cách. Nếu ngay từ đầu Giang Trạch Dân có thể tìm ra chỗ ngứa của Đặng Tiểu Bình để nịnh bợ thì có lẽ ông ta đã sớm là một “nhà cải cách” rồi.

Do sự kiện Lục Tứ, Trung Cộng đã bị cộng đồng quốc tế thực thi cấm vận thương mại và vũ khí, bị cô lập trên trường quốc tế. Sự tan rã của đảng Cộng sản Liên Xô và phe chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu vào năm 1991 đã khiến cho Trung Cộng và Giang Trạch Dân – kẻ vừa mới lên ngôi không lâu – hoảng sợ không thôi.

Đặng Tiểu Bình cho rằng cần phải tiếp tục cải cách và mở cửa, vực dậy thị trường và bắt tay vào làm mới nền kinh tế thì mới chiếm được lòng dân. Tuy nhiên, kẻ đang nắm quyền lực trong tay như Giang Trạch Dân thì không hiểu được tại sao phải làm thế, ông ta cho rằng càng cởi mở thì càng khó kiểm soát người dân; để củng cố địa vị của mình, Giang đã từ bỏ lộ tuyến “Lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm” của Đặng Tiểu Bình mà ra sức thực hiện tư tưởng “Lấy phản đối tự do hóa, phản đối diễn biến hòa bình làm trung tâm”, tăng cường kiểm soát về mặt hình thái ý thức tư tưởng. Giang Trạch Dân thậm chí còn dựa vào lý luận mà tuyên bố “Trong việc cải cách mở cửa cũng có đấu tranh đường lối”, trực tiếp phê phán Đặng Tiểu Bình.

Vào mùa xuân và mùa hè năm 1992, nhân dịp kỷ niệm tròn 40 năm “Bài phát biểu tại buổi tọa đàm văn nghệ Diên An” của Mao Trạch Đông, Giang đã tổ chức một loạt các hoạt động kỷ niệm cao cấp trên toàn quốc với ý định đưa Trung Quốc trở lại thời kì trước Cách mạng Văn hóa, mượn các cuộc vận động chính trị để giải quyết những mâu thuẫn chồng chất trong nước. Theo hồi ức của Điền Kỷ Vân: “Một số người có suy nghĩ cực kỳ cứng nhắc đã thừa cơ ‘giông tố’ kéo đến để phủ nhận những thành tựu to lớn của cuộc cải cách và mở cửa, nhằm kéo Trung Quốc trở lại con đường cũ…. Trong những ngày ‘gió lạnh’ ập đến, đa số cán bộ và quần chúng đều phải kìm nén uất ức, chỉ biết lo lắng cho tương lai của Trung Quốc”.

Vào cuối năm 1991, những gì Giang Trạch Dân làm ra đã hoàn toàn chọc giận Đặng Tiểu Bình, đối với Giang Trạch Dân kẻ được gọi là “Lãnh đạo hạch tâm thế hệ thứ ba”, Đặng không chỉ đã hoàn toàn mất niềm tin, mà còn tức đến mức không thể chịu được nữa. Mặc dù trên danh nghĩa, Đặng Tiểu Bình không giữ chức vụ nào nhưng thực tế lại là người vẫn đang nắm quân đội trong tay: Quân đội là do người bạn già thân thiết nhất là Dương Thượng Côn và thuộc hạ thân tín của Đặng là Dương Bạch Băng quản lý. Dương Thượng Côn và Đặng Tiểu Bình quen biết nhau từ năm 1932, là bạn bè 60 năm. Quân hàm Thượng tướng của Dương Bạch Băng là do Đặng Tiểu Bình tự tay trao tặng vào tháng 9 năm 1988, Dương vẫn luôn trung thành chấp hành đường lối chính trị trong quân đội của Đặng Tiểu Bình. Một thuộc hạ cũ của Đặng là Lưu Hoa Thanh đang giữ chức Phó chủ tịch Quân ủy cũng luôn trung thành và tận tâm với Đặng. Một người không có tư cách và sự từng trải trong quân sự như Giang Trạch Dân được bổ nhiệm làm Chủ tịch Quân ủy vào tháng 11 năm 1989, nhưng làm thế nào những người đứng đầu quân đội chịu nghe theo một người chưa bao giờ cầm súng? Giang Trạch Dân khi ấy không dám phong chức ai đó làm thượng tướng như Đặng Tiểu Bình, ông ta lại không có thuộc hạ thân tín trong quân đội, vì vậy ngoài việc chi cho quân đội một khoản tiền lớn để mua vũ khí đã lỗi thời từ Liên Xô, Giang Trạch Dân còn vận dụng những kĩ năng tuyên truyền mà người cha Hán gian của mình dạy cho. Ông ta chỉ thị sản xuất vài bộ phim ca tụng Giải phóng quân, một mặt là lấy lòng quân đội, một mặt là để tẩy não những người dân đang thù hận Giải phóng quân sau sự kiện Lục Tứ. Giang Trạch Dân còn tự đặt tiêu đề cho một số bộ phim bao gồm 3 bộ phim chiến tranh được đầu tư rất nhiều tiền là “Đại quyết chiến”.

Đặng Tiểu Bình đã nhìn thấy những mưu toan của “vị lãnh đạo hạch tâm thế hệ thứ ba” – Giang Trạch Dân, vì thế Đặng đã cố gắng hạ quyết tâm lợi dụng quân quyền trong tay để đi một nước cờ cuối cùng, dự định trong Đại hội Trung Cộng lần thứ 14 sẽ thay thế những người phản đối cải cách như Giang Trạch Dân bằng những người kiên định chấp hành việc cải cách mở cửa. Đặng Tiểu Bình lên kế hoạch để cho Kiều Thạch thay thế Giang Trạch Dân làm Tổng bí thư, Đặng đã từng trưng cầu ý kiến của Dương Thượng Côn và Vạn Lý về phương án này. Đồng thời, để thể hiện sự ủng hộ đối với Kiều Thạch, Đặng Tiểu Bình đã hết sức tán thành những bài phát biểu ở các nơi của Kiều Thạch. Điều này làm cho Giang Trạch Dân căm giận không thôi, xem Kiều Thạch là oan gia đối đầu.

Đặng Tiểu Bình còn chuẩn bị tái bổ nhiệm Triệu Tử Dương đang bị giam lỏng, đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị toàn quốc. Đặng thì không hề hoài nghi về thái độ kiên trì cải cách của Triệu Tử Dương, mấu chốt ở chỗ Lục Tứ lại là tâm bệnh lớn nhất lúc về già của Đặng. Vì thế Đặng đã cử người truyền đạt lại với Triệu Tử Dương rằng, yêu cầu Triệu trước khi quay lại làm việc thì thừa nhận sai lầm trong sự kiện Lục Tứ, để phòng ngừa sau này Triệu có thể phản án cho Lục Tứ. Người liên hệ quay về báo cáo rằng, Triệu Tử Dương nhất mực cho rằng bản thân không có gì sai, không chịu viết kiểm thảo. Triệu Tử Dương nói: “Tại sao tôi hạ đài mà không làm kiểm thảo? Bởi vì đây là lựa chọn của tôi… Tôi cảm thấy bản thân không có lỗi, cần gì viết kiểm thảo? Một tờ kiểm thảo cũng không thể nói rõ chân tướng sự việc được”. Đặng Tiểu Bình nghe báo cáo xong, cảm xúc đan xen lẫn lộn, trầm mặc một thời gian dài không nói gì.

Sau khi Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương hạ đài, Đặng Tiểu Bình đã mất đi những trợ thủ đắc lực nhất trong việc thúc đẩy cải cách mở cửa. Đứng nhìn “Lãnh đạo hạch tâm thế hệ thứ ba” Giang Trạch Dân không những không thúc đẩy cải cách mở cửa, mà còn dựa vào lý luận để phê phán việc cải cách mở cửa. Đặng Tiểu Bình vạn bất đắc dĩ phải đích thân ra mặt đi thị sát ở phía Nam với sự giúp đỡ của con gái là Đặng Nam, dùng tấm thân già nua để thúc đẩy bánh xe cải cách mở cửa đang bị ngưng trệ. Vào ngày 17/01/1992, một đoàn xe chuyên dụng chạy như bay từ Bắc Kinh hướng về phương Nam. Đặng Tiểu Bình dùng tấm thân 88 tuổi cùng với phu nhân, con gái và người bạn già – Chủ tịch nước Dương Thượng Côn một lần nữa xuôi về miền Nam, từ ngày 18/01 đến ngày 21/01, bắt đầu chuyến đi đến Vũ Xương, Thâm Quyến, Chu Hải và Thượng Hải của mình, sử gọi đây là “Chuyến Nam tuần của Đặng Tiểu Bình”.

Bằng mặt không bằng lòng, chọc giận Đặng Tiểu Bình

Ngày 18/01, Đặng Tiểu Bình đến Vũ Xương, Đặng trực tiếp nêu tên Giang Trạch Dân, yêu cầu người phụ trách ở địa phương gởi lời đến “Trung ương” của Giang rằng: “Ai phản đối lộ tuyến của khóa 13 thì người đó phải hạ đài”. Giang Trạch Dân vì thế mà ôm hận trong lòng việc này, đối với những bài phát biểu trong chuyến Nam tuần của Đặng sau này thì cứ trì trệ không bày tỏ thái độ ủng hộ.

Ngày 19/01, đoàn xe đã đến đặc khu Thâm Quyến. Đặng Tiểu Bình gần đây khá trầm mặc và ít nói, trong các bài phát biểu dài của ông ta rõ ràng là phát ra thông điệp cuối cùng đến Giang Trạch Dân rằng: “Cải cách mở cửa là xu thế lớn, nhận được sự ủng hộ của toàn đảng toàn dân, ai không cải cách người đó phải hạ đài”. Đồng thời Đặng Tiểu Bình sai Dương Thượng Công và Vạn Lý phụ trách việc chuẩn bị “đội ngũ nhân sự” cho Đại hội Trung Cộng khóa 14 vào cuối năm 1992, lên danh sách đội ngũ nhân sự mới bao gồm Tổng bí thư mới. Ngoài bạn bè thân thiết và Dương Thượng Côn – đang giữ chức Chủ tịch nước kiêm Phó chủ tịch Quân ủy – đồng hành với Đặng trong chuyến Nam tuần ra, thì trong thời gian này Đặng còn một mình hội kiến với Kiều Thạch, Lưu Hoa Thanh, Diệp Tuyển Bình, Chu Dung Cơ, Dương Bạch Băng, v.v.; một mặt là nói lên rằng Đặng Tiểu Bình đang xây dựng thế lực cho việc cải cách mở cửa, mặt khác là phản ánh ra kế hoạch bổ nhiệm Kiều Thạch và loại bỏ Giang Trạch Dân của Đặng.

Trong chuyến Nam tuần, Đặng Tiểu Bình còn nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng, 05 năm phụ trách công tác kinh tế của Triệu Tử Dương đã có “công lao không nhỏ trong việc đẩy nhanh sự phát triển.” Sau khi trở về từ chuyến Nam tuần, Đặng Tiểu Bình vẫn không bỏ cuộc, cử người liên lạc với Triệu Tử Dương, Thế nhưng Triệu vẫn một mực không nhận lỗi.

Trong hơn 02 năm kể từ khi Giang Trạch Dân lên làm Tổng bí thư, ông ta luôn thúc đẩy đường lối cực tả, “chống diễn biến hòa bình” đến mức mê muội. Câu nói “Ai không cải cách người đó phải hạ đài” của Đặng Tiểu Bình đã chạm sâu vào chỗ nhức nhối của Giang Trạch Dân, khiến Giang phải luôn canh cánh trong lòng.

Vào sáng ngày 20/02, Giang Trạch Dân đã triệu tập một cuộc họp lớn của Bộ Chính trị nhằm truyền đạt lại bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình. Khi loạt bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình được làm thành văn kiện chính thức của Trung ương Trung Cộng để truyền đạt đến toàn đảng, Giang Trạch Dân đã lấy cớ “dễ gây bất ổn về tư tưởng trong cán bộ đảng viên” để xóa đi lượng lớn nội dung của các bài phát biểu trong chuyến Nam tuần của Đặng Tiểu Bình, đặc biệt là xóa những nội dung kiểu như “Cải cách mở cửa là xu thế lớn, nhận được sự ủng hộ của toàn đảng toàn dân, ai không cải cách người đó phải hạ đài”, hơn nữa không cho phép cấp dưới báo cáo chi tiết về chuyến Nam tuần của Đặng Tiểu Bình, vì thế đại đa số người dân trong nước đều không biết được tình hình.

Trong số đó, Đặng có hai câu nói bị Giang phong tỏa suốt 20 năm. Ngày 18/01/2012, khi Trung Cộng đang kỷ niệm những bài phát biểu trong chuyến Nam tuần của Đặng, thì trang mạng Tân Hoa (xinhuanet) đã đăng lại bài viết của tờ “Nam Phương nhật báo” với tiêu đề “Hai câu nói chưa được đăng báo trong bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình khi ở miền Nam”, một câu là: “Không được tạo ra các cuộc vận động chính trị, không được tạo ra bệnh hình thức, đầu não lãnh đạo phải thanh tỉnh, không để ảnh hưởng đến công việc”; câu còn lại là: “Tuổi tác lớn rồi thì phải tự giác bước xuống, nếu không sẽ dễ phạm sai lầm. Giống như ta đã già rồi, trí nhớ trở nên kém, nói chuyện lại lắp bắp, vậy nên lớp già chúng ta cần phải bước xuống, toàn tâm toàn ý giúp đỡ lớp trẻ đi lên”. Không biết lý do gì mà Giang lại đặc biệt mẫn cảm với hai câu này, có điều trong hơn 10 năm sau đó, Giang xác thực đã phát động thêm một cuộc vận động chính trị mang tính toàn quốc kéo dài hơn cả Cách mạng văn hóa để bức hại Pháp Luân Công. Hơn nữa, Giang vẫn ôm giữ chức vị của mình mà không muốn bước xuống, đi đâu cũng kìm hãm người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào mà Đặng chỉ định, khiến nội bộ đảng bị chia rẽ cho đến ngày nay.

Một ngày cuối tháng 02/1992, Thường ủy Bộ Chính trị Lý Thụy Hoàn – người phụ trách về hệ tư tưởng của đảng, hỏi Cao Địch – giám đốc tờ “Nhân dân nhật báo” rằng: “Tại sao không đăng (bài phát biểu trong chuyến Nam tuần của Đặng), tại sao không có phản ứng gì?”. Cao Địch đã trả lời một cách hùng hồn rằng: “Đồng chí Tiểu Bình hiện nay chỉ là một đảng viên bình thường, chúng tôi không biết nên báo cáo ở mức độ nào”. Cao Địch dám cãi lại Lý Thụy Hoàn như vậy là vì ỷ rằng đã có Giang Trạch Dân chống lưng. Tuy nhiên ông ta không biết rằng chức vụ Tổng bí thư của Giang Trạch Dân là do Đặng Tiểu Bình trao cho, Đặng thì có sự hậu thuẫn của quân đội, có thể thu hồi chức vụ này bất cứ lúc nào.

Từ ngày 20/03 đến ngày 03/04 năm 1992, Bắc Kinh tổ chức kỳ họp thứ năm của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ VII, trọng điểm của đại hội là ‘có tiến hành cải cách hay không’. Trước tình hình Giang Trạch Dân ém nhẹm nội dung mà Đặng phát biểu trong chuyến Nam tuần, con át chủ bài trong các cuộc đấu tranh chính trị trước đây của Trung Cộng – phía Quân đội – đã lên tiếng. Tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, Dương Bạch Băng – người đang giữ chức Thư ký Ban Bí thư Trung ương Trung Cộng, kiêm Tổng thư ký Quân ủy Trung ương, kiêm Chủ nhiệm của Tổng cục Chính trị, dẫn đầu hô lớn: “Bảo hộ việc cải cách mở cửa”. Đồng thời, Dương Bạch Băng trực tiếp gợi ý cho “Báo Giải phóng quân” xuất bản bài xã luận với tiêu đề “Bảo hộ việc cải cách mở cửa”, công khai tuyên bố rằng “Kiên quyết hưởng ứng lời kêu gọi của đồng chí Tiểu Bình, bảo hộ việc cải cách mở cửa”, bày tỏ quan điểm ủng hộ Đặng Tiểu Bình một cách rõ rệt. Người hưởng ứng đầu tiên trong hệ thống Tổng tham mưu là Phó tổng tham mưu trưởng – Hà Kỳ Tông. Khẩu hiệu “Bảo hộ việc cải cách mở cửa” của Dương Bạch Băng là nhắm trực tiếp vào Giang Trạch Dân, từ đó Giang Trạch Dân hận thấu xương Dương Bạch Băng và Hà Kỳ Tông, sau này cả hai đều bị Giang thanh trừng.

Trong thời gian diễn ra cuộc họp Đại hội nhân dân toàn quốc, vào ngày 26/03, “Báo Đặc khu Thâm Quyến” đã đăng một bản tin dài với tiêu đề “Gió đông đến, mùa xuân ngay trước mắt  – Tường thuật về đồng chí Đặng Tiểu Bình ở Thâm Quyến”, tiết lộ về chuyến Nam tuần và sự thật trong bài phát biểu quan trọng của Đặng Tiểu Bình. Chiều cùng ngày, “Báo chiều Dương Thành” đã đăng lại gần như toàn bộ bài báo với kiểu cách hiếm thấy; vào ngày 28/03 “Báo Văn Hối” Thượng Hải và “Thời báo Trung Hoa Công Thương” đã đăng lại toàn bộ bài báo trên. Đến ngày 30/03, Tân Hoa Xã – hãng thông tấn do gia đình họ Giang kiểm soát – mới đưa tin toàn bộ bài báo này, chậm hơn bốn ngày so với “Báo Đặc khu Thâm Quyến”, phản ánh sự chống đối mạnh mẽ của Giang Trạch Dân.

Đành phải tùy cơ ứng biến

Dương Bạch Băng đại biểu cho phía quân đội đã chính thức công khai biểu đạt thái độ đối với bài phát biểu Nam tuần, quân đội trở thành nơi hậu thuẫn vững chắc nhất của Đặng Tiểu Bình. Sự ủng hộ mạnh mẽ của Giải phóng quân, [gây] chấn nhiếp cực lớn đối với đội ngũ phản đối cải cách, khiến tình thế chuyển biến đột ngột, Giang Trạch Dân sợ ngây cả người, cảm thấy mũi nhọn của quân đội đang chĩa thẳng vào mình. Trong cơn hoảng loạn, Giang lại giở mánh khóe chính trị hai mặt của mình, tại buổi hội kiến với người Nhật Bản vào ngày 01/04, miệng Giang luôn phụ họa cho bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình. Nhưng Đặng cho rằng, Giang chỉ là nói suông, căn bản không có thành ý, chỉ là đối phó.

Lúc ấy chỉ còn vài tháng nữa là đến buổi họp chuyển giao quyền lực chính thức của Đại hội Trung Cộng khóa 14, Dương Bạch Băng đã lộ ra con át chủ bài – quân đội – gây chấn động mạnh mẽ đến giới cao tầng Trung Cộng, hình thế chính trị ở Bắc Kinh hung hiểm khó lường. Đối với biểu hiện tầm thường, đầu cơ chính trị và [thái độ] bằng mặt không bằng lòng của Giang Trạch Dân sau chuyến Nam tuần đã khiến Đặng Tiểu Bình không thể chịu đựng thêm nữa. Ngày 22/05/1992, bất chấp tiết hè nóng bức của Bắc Kinh, Đặng Tiểu Bình đích thân đến thị sát Thủ Cương {công ty sắt thép Thủ Đô}, hơn nữa trước mặt tất cả cán bộ và công nhân có mặt lúc đó còn phàn nàn rằng: “Về bài phát biểu của tôi, một bộ phận thì [tỏ thái độ] sao cũng được, ứng phó với tôi, một một bộ phận thì im lặng, kỳ thực là phản đối, không đồng tình, chỉ có một số ít người thực sự hiểu được”. Khi đó, Đặng Tiểu Bình đã yêu cầu hai nhà lãnh đạo của thành phố Bắc Kinh là Lý Tích Minh và Trần Hi Đồng đang đi cùng: “Hãy gởi những lời này đến Trung ương”, và dĩ nhiên “Trung ương” ấy chính là Giang Trạch Dân.

Trong giai đoạn này, Kiều Thạch với chức vụ là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính trị & Pháp luật, kiêm Hiệu trưởng Trường đảng Trung ương, đã nhiều lần phê bình Giang Trạch Dân rằng bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình không thể chỉ dừng lại ở “huênh hoang, nói suông”. Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ – Điền Kỷ Vân cũng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với những cải cách của Đặng.

Vào tháng 5 năm 1992, theo yêu cầu của Kiều Thạch, Điền Kỷ Vân đã có một bài phát biểu tại Trường Đảng Trung ương nhằm phê bình Giang Trạch Dân nhưng không nêu đích danh, trong đó có một đoạn: “Khi loại bỏ ảnh hưởng của ‘cánh tả’, chúng ta phải đặc biệt cảnh giác với những kẻ gió chiều nào theo chiều ấy. Kiểu người này thay đổi như chong chóng, ‘gặp người nói chuyện người, gặp quỷ nói chuyện quỷ’, hễ có cơ hội liền nhảy ra phản đối cải cách khai phóng. Những người này một khi nắm giữ quyền hành đất nước, thì sẽ là một tai họa đối với quốc gia và nhân dân”.

Những lời này khiến Giang Trạch Dân hận đến cắn răng nghiến lợi. Ông ta nhìn thấy tình thế không bình thường, chuẩn bị giả trang bộ mặt phe cải cách một lần nữa, rốt cuộc bị mấy câu của Điền Kỷ Vân lật tẩy. Nhưng điều khiến Giang Trạch Dân không thể làm gì được chính là, khi Điền Kỷ Vân phát biểu vạch trần Giang Trạch Dân hai mặt, thì Lý Tiên Niệm – chỗ dựa lớn của Giang Trạch Dân, người luôn đối nghịch cùng Điền Kỷ Vân vì bị bệnh nên phải nằm viện. Cuối tháng 5, nhóm chuyên gia trị liệu báo cáo Lý Tiên Niệm bệnh tình nguy kịch. Giang Trạch Dân lúc này cảm thấy địa vị của mình tràn ngập nguy hiểm, tình thế đối với bản thân vô cùng bất lợi. Bất đắc dĩ, Giang Trạch Dân đành phải xuôi theo chiều gió, bắt đầu hạ thấp giọng điệu phản đối “quan điểm cải cách của giai cấp tư sản” xuống.

Ngày 9/6/1992, Trường Đảng Trung ương Trung cộng được canh phòng nghiêm ngặt, như gặp phải đại địch. Giang Trạch Dân trong vòng vây của Kiều Thạch và rất nhiều quân nhân, cảnh sát tiến vào lễ đường Trường đảng. Giáo viên và học viên trong trường nhìn thấy chiêu thức như vậy, đều bàn tán sôi nổi nói đùa với nhau: “Giang Trạch Dân khẳng định là bị Kiều Thạch dùng lực lượng chuyên chính áp tải tới.” Giang Trạch Dân dưới sự thúc ép của Kiều Thạch, ở Trường đảng biểu thị ủng hộ bài nói chuyện của Đặng Tiểu Bình trong chuyến Nam tuần, nhưng cảm thấy bị Kiều Thạch ép tới làm mất cả thể diện, trong lòng càng thêm ghi hận với Kiều Thạch. Mọi người có mặt sau đó nói: “Nhìn cái thái độ này liền biết ngay Giang Trạch Dân không có thành ý.” Nhưng trên bề mặt Giang Trạch Dân đã có vẻ thành thật hơn nhiều rồi.

Vào lúc giao nhau giữa mùa xuân và mùa hạ năm 1992, tình hình chính trị dưới thời lãnh lãnh đạo của Tổng bí thư Trung cộng Giang Trạch Dân đã xuống dốc không phanh, có người đã nghị luận vị trí tổng bí thư của Giang Trạch Dân không biết còn có thể giữ được hay không. Ngày 21/6, Lý Tiên Niệm chết bệnh tại Bắc Kinh. Tình thế bắt buộc Giang Trạch Dân phải thay đổi thái độ, đành nghĩ một đằng nói một nẻo tuyên bố ủng hộ đường lối cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình, nhưng so với những người khác thì chậm hơn rất nhiều. Giang Trạch Dân sau đó nghĩ đến thông tin khả năng mình phải hạ đài càng nghĩ càng sợ, ăn ngủ không yên, càng lo lắng đến lúc nào nợ cũ nợ mới cùng phải tính một lượt, nói không chừng còn phải bị phê phán lớn trong đảng. Thế là Giang Trạch Dân lại âm thầm đi tìm Đặng Tiểu Bình, làm kiểm điểm “sâu sắc“, trong mắt ngấn lệ thề sống chết theo sát Đặng Tiểu Bình, sẽ thực hiện cải cách mở cửa tới cùng. Thái độ của Đặng bức bách Giang không thể không ủng hộ cải cách kinh tế thị trường. Nhưng sau vài chục năm lịch sử cho thấy, Giang ủng hộ cũng chỉ là bề mặt, trên thực chất là đi ngược với nguyện vọng của Đặng.

Mục 4: Miệng lưỡi sắc nhọn, mặt dày, trong bụng trống rỗng

Khác với chính sách thực dụng “Mèo đen mèo trắng” của Đặng, Giang dốc hết toàn lực ý đồ “Phát triển” hình thái ý thức đảng Cộng Sản mới. Cuối năm 1995, Giang đưa ra “Tam giảng”. Đây được coi như là phát minh “Lý luận” đầu tiên của Giang Trạch Dân. Trong “Tam giảng“, Giang Trạch Dân giảng được nhiều nhất chính là “Giảng chính trị”. Giải thích của bản thân Giang là “Giảng chính trị, bao gồm phương hướng chính trị, lập trường chính trị, kỷ luật chính trị, khả năng phán đoán chính trị, và tính nhạy bén chính trị”, chỉ còn “Thuật đầu cơ chính trị” là chưa giảng.

Tam giảng” trên thực tế là một cách để Giang Trạch Dân thiết lập quyền lực cá nhân, cái gọi là “Giảng chính trị”, đơn giản chính là “Kiên trì sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản”, cũng chính là kiên trì sự lãnh đạo của “hạch tâm của đảng” – Giang Trach Dân. Lúc ấy Đặng Tiểu Bình còn chưa chết, địa vị của Giang Trạch Dân còn lâu mới đạt được vững như thành đồng, cho nên sau khi đưa ra “Tam giảng”, người hưởng ứng rất ít.

Những thứ mà Giang Trạch Dân viết lách đều là từ mấy trợ lý chuyên viết bài cho ông ta viết ra. Cống hiến lớn nhất của Đằng Văn Sinh đối với tư tưởng của Giang Trạch Dân là “Giảng chính trị” trong “Tam giảng”. Chuyên gia chuyên nghiên cứu về Mao Trạch Đông, Đằng Văn Sinh đề xuất với Giang Trạch Dân, cần phải lấy phong cách Mao Chủ Tịch khống chế thế cục chính trị: Không phải đem quyền lực trao cho một thân tín nào đó, mà là để hai ba phụ tá cao cấp đấu tranh với nhau trong nội bộ, cuối cùng họ đều muốn tìm chính ông ta làm người phán xử.

Sự ra đời của “Tam đại biểu”

Nguyên tác giả của “Tam đại biểu” là Vương Hỗ Ninh, sinh ngày 6/10/1955 tại Thượng Hải, năm 1995 trước khi ra nhập vào Phòng nghiên cứu chính sách trung ương, ông là giáo sư khoa chính trị quốc tế đại học Phục Đán. Khi Giang Trạch Dân làm bí thư thành ủy Thượng Hải đã rất quen thuộc cái tên Vương Hỗ Ninh này, mặc dù chưa từng gặp ông ta, nhưng  rất ngưỡng mộ, và rất mê các sáng tác của ông ta. Mấy năm sau, khi Vương Hỗ Ninh được điều về Phòng nghiên cứu chính sách trung ương công tác, Tổng bí thư Giang Trạch Dân lần đầu tiên vừa gặp đã đọc thuộc lòng một đoạn dài nguyên văn trong tác phẩm của Vương Hỗ Ninh, khiến Vương rất kinh ngạc.

Giang Trạch Dân nhiệt tình với việc đọc thuộc lòng bài của người khác, lý do thứ nhất là bởi vì bản thân ông ta không có thứ của riêng mình, khi trình diễn trước công chúng thường xuyên hỏi một đằng trả lời một nẻo, bởi vì ông ta căn bản cũng không biết trả lời như thế nào; thứ hai là vì thể hiện sự “bác học” của mình. Giang Trạch Dân cho rằng có thể đề cao bản thân mà khăng khăng muốn nhét “Tam đại biểu” vào trong điều lệ đảng và hiến pháp, mà nguyên tác giả chính là Vương Hỗ Ninh. Giang Trạch Dân còn thỉnh thoảng đọc thuộc lòng một đoạn văn của người khác, thậm chí thơ cổ và cả những kinh điển của ngoại quốc để đề cao giá trị của mình. Việc này đã trở thành sự đàm tiếu của người trong nước.

Năm đó việc điều Vương Hỗ Ninh về Phòng nghiên cứu chính sách trung ương, là bởi vì sự nỗ lực của Tăng Khánh Hồng. Ngô Bang Quốc đã từng có ý nghĩ mời Vương Hỗ Ninh về làm cố vấn chính trị cho Giang Trạch Dân. Ngô Bang Quốc sau khi tiến vào Bắc Kinh, vẫn đinh ninh không quên việc muốn điều Vương Hỗ Ninh về Bắc Kinh phụ tá Giang Trạch Dân, nhiều lần nhắc tới trước mặt Giang Trạch Dân. Vương Hỗ Ninh được điều nhập vào Trung Nam Hải, Giang Trạch Dân lúc gặp mặt ông ta từng nói đùa: “Nếu như ông mà không về Bắc Kinh, đám  người này có thể trở mặt với tôi đấy.” Có thể thấy những thân tín của Giang như Tăng Khánh Hồng và Ngô Bang Quốc sốt ruột đối với sự vô năng của Giang đến mức độ nào.

Vương Hỗ Ninh về Bắc Kinh không lâu, đã vì Giang Trạch Dân khởi thảo bài phát biểu “Luận mười hai điều quan hệ” trong hội nghị toàn thể lần thứ 5 – Ủy ban Trung Ương khóa 14.

Có điều, cống hiến lớn nhất của Vương Hỗ Ninh là đề xuất lý luận cho“Tam đại biểu” và “Tiến bước cùng thời đại” cho Giang Trạch Dân, trở thành “bùa hộ mệnh” từ chối hạ đài của Giang Trạch Dân, đồng thời coi những lý luận này là “luận thuật có tính sáng tạo” của mình và nhét vào điều lệ đảng và hiến pháp. Vương Hỗ Ninh từng là trợ lý đặc biệt của chủ tịch, 11/2002 trong ‘Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 16’ Vương được Giang chỉ định làm Ủy viên trung ương. Nhưng sau khi Giang thất thế, Vương Hỗ Ninh khi đó đang làm chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chính sách Trung ương, đã đề xuất xin được đưa về làm Phó Viện trưởng Viện khoa học, nhưng đối phương tỏ vẻ không chào đón, Vương yêu cầu đến Trường Đảng cao cấp Trung ương làm phó hiệu trưởng, lại bị đối phương từ chối khéo. Mà Giang Trạch Dân thì tức giận việc ông ta tiết lộ bí mật tác giả đích thực của “Tam đại biểu”, khiến bản thân mình không có chút thành tựu nào.

Đầu tháng 3 /2000, tờ “Nhân dân nhật báo” đăng tải một bài bình luận dài, đưa ra 3 câu nói, chính là “Tam đại biểu”, lần đầu tiên được coi là lý luận “tư tưởng” của Giang Trạch Dân được đẩy mạnh trong phạm vi toàn quốc. Nhưng không lâu sau, cuộc tuyên truyền ầm ĩ này đã được chứng minh là một trò hề.

Tam đại biểu” rốt cục là từ đâu ra, lúc mới mới đầu đa số mọi người đều nói không rõ ràng. Sau này khi “Tam đại biểu” nổi tiếng nhất, Vương Hỗ Ninh nhịn không được đã tiết lộ sự thật, nói mình là nguyên tác giả, dẫn tới bàn tán xôn xao. Điều này kỳ thực cũng không kỳ lạ: Giang Trạch Dân khi làm bí thư thành ủy Thượng Hải đã đọc thuộc lòng từng đoạn văn lớn của Vương Hỗ Ninh.

“Dùng “Tam đại biểu” chỉ đạo công việc giết mổ của chúng ta”

Giở khắp tất cả báo chí truyền thông nhà nước Trung Quốc, không một ai có thể nói rõ ràng cái gì là “Tam đại biểu”, kể cả Giang Trạch Dân. Có điều phía dưới không có ai truy cứu những sự việc như vậy, bọn tham quan ô lại cả ngày chỉ nghĩ tới ăn chơi, gái gú cờ bạc tham ô phóng túng, ở bên trên tán dương cái gì thì mọi người liền tán dương theo, sự việc rốt cuộc là chuyện gì, ai cũng không quan tâm.

Tam đại biểu” chẳng qua là mấy câu nói rỗng tuếch không có nội dung thực chất, đa số người da mặt mỏng một chút còn ngượng khi nói khoác. Nhưng “Tam đại biểu” đối với Giang Trạch Dân thật sự là rất quan trọng, bởi vì ông ta nhất định phải có tài năng lý luận mới có thể đứng vững được trên đôi chân của mình. Giang Trạch Dân cũng  sốt ruột muốn lập bia cho chính mình, nghĩ trăm phương ngàn kế để được đặt ngang hàng với lý luận của Mao và của Đặng, tạo nên hình tượng “quyền uy lý luận đời thứ 3” của Giang Trạch Dân. Thế là, “Tam đại biểu” vốn trống rỗng không có gì nhưng dưới mệnh lệnh của Giang Trạch Dân đã được cơ quan ngôn luận nhà nước tâng bốc lên tận trời. Lúc còn đương chức, Giang hao tổn tâm cơ muốn đem ba câu này viết vào hiến chương của đảng và hiến pháp. Hiện tại, Tổng bí thư, chủ tịch nước và chủ tịch quân ủy đương nhiệm Hồ Cẩm Đào nhất định phải giơ cao “Tam đại biểu“, quan viên nào nói chuyện cũng không thể xa rời “Tam đại biểu” .

Bất kể Giang Trạch Dân nghĩ như thế nào, bất kể truyền thông thổi phồng như thế nào, hội nghị lớn hội nghị nhỏ học tập và quán triệt thế nào, nhưng vẫn không có mấy người coi “Tam đại biểu” là thật.

Đương lúc toàn quốc dấy lên cao trào học “Tam đại biểu”, thì Đài truyền hình trung ương ngày ngày phỏng vấn dân chúng trong các tiết mục chuyên đề. Có lão nông nói: Thôn ta bắc được một cây cầu, cảm ơn “Tam đại biểu”; có người phụ nữ nói: con dâu tôi sinh được thằng cháu mũm mĩm, cảm ơn “Tam đại biểu”; cũng có người đề xuất, muốn lấy “Tam đại biểu” làm kim chỉ nam, xây dựng đồng loạt hệ thống nhà xí công cộng đạt tiêu chuẩn quốc tế; trên bức tường của một thôn nào đó, bỗng nhiên xuất hiện một biểu ngữ lớn _ “Dùng ‘Tam đại biểu’ chỉ đạo công tác giết mổ của chúng ta”. Thôi thì đủ kiểu đủ loại, cách nói nào cũng có.

Nhà báo Vương Bân của “Epoch Time” trước đây trú tại Bắc Kinh đã từng trải qua 3 năm chịu cảnh tù tội, sau khi ra tù đã kể một câu chuyện vui có thật. Lãnh đạo trại giam tổ chức cho phạm nhân làm thêm kiếm lời, có phạm nhân được chỉ định chuyên môn đóng sách, chế tác sách báo dâm ô, đem bán ra ngoài xã hội để kiếm tiền cho hệ thống công an. Đoạn thời gian đó “Tam đại biểu” đã trở thành câu nói cửa miệng trong hệ thống chính trị pháp luật vốn rất nhạy cảm, cái gì cũng phải gắn kết với “Tam đại biểu”. Phạm nhân chế tác sách báo khiêu dâm vượt sản lượng, cũng nói bản thân dưới sự chỉ đạo của “Tam đại biểu” mới có được tinh thần hăng hái như vậy.

Phê bình rộng rãi

Phòng nghiên cứu tạp chí “Cầu thị” và Phòng nghiên cứu lý luận Trường đảng Trung ương trong hội thảo nghiên cứu tư tưởng học thuật “Tam đại biểu” đưa ra câu nói: “Tư tưởng “Tam đại biểu” rốt cuộc là hình thành trong thời gian nào, là một ẩn đố trong đảng, cũng là ẩn đố trong giới lý luận” trong hội nghị có người biểu thị, “Tam đại biểu” là do người trong đảng muốn dựng nên hình tượng Giang Trạch Dân ‘vĩ đại’ ‘anh minh’ ‘trác việt’. Còn có người nói, việc học tập tư tưởng, tuyên truyền thực tiễn trong nội bộ đảng đối với“Tam đại biểu” ở một mức độ rất lớn là giao nhiệm vụ, làm theo hình thức, giáo điều, chính là lừa dối trong chính trị.

Bào Đồng là cựu chủ nhiệm phòng nghiên cứu cải cách thể chế chính trị trung ương Trung Cộng cho rằng, Tam đại biểu nói đến chỉ có tác dụng như kính chiếu yêu, bởi vì “Luôn đại biểu cho quảng đại người dân” chỉ là nói suông, “Luôn đại biểu cho văn hóa tiên tiến” là nói dối, “ Luôn đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến” thì là cấu kết và đồng lõa giữa quan chức và doanh nghiệp.

Có học giả của Viện khoa học xã hội Trung Quốc nêu ra: Tư tưởng của Tam đại biểu là rỗng tuếch, không hợp thời, là làm theo chủ nghĩa hình thức. Đảng ủy và chính quyền các địa phương đa số là đối phó. Thực tiễn trong hơn 3 năm, rốt cuộc giải quyết được bao nhiêu vấn đề? làm theo chủ nghĩa hình thức là hại nước hại dân…

Có người nói, cái gọi là “văn hóa tiên tiến” “lực lượng sản xuất tiên tiến”, trên thực tế chính là thể tập hợp của các văn nhân sa đọa, kẻ xúi giục chuyên chế và các thương gia mới nổi có quan chức chống lưng, các nhà tư bản, còn như nói “lợi ích căn bản của nhân dân đông đảo nhất” thì là nói dối một cách triệt để. Trong những người nông dân nằm trong phần người dân đông đảo nhất có rất nhiều người dựa vào bán máu bán thận bán dâm để sinh sống, mắc phải bệnh HIV (AIDS) sống sống chết cũng không ai hỏi đến; Trung Cộng thường nói “giai cấp công nhân là anh cả” ít nhất có 30 triệu người mất việc làm, Giang Trạch Dân có thể từ trước đến giờ chưa từng nghĩ đến việc đại biểu cho bọn họ.

Sau đó, cuốn “Tuyển tập tư tưởng quân sự Giang Trạch dân” vốn dự định xuất bản trước phiên toàn thể hội nghị Trung ương lần thứ 4, thì có một sự việc dẫn đến phải gác lại, bởi vì mười mấy vị thượng tướng trong quân đội như Trương Chấn, Hồng Học Trí, Dương Bạch Băng, v.v., dâng thư phản đối, nói Giang Trạch Dân đặt mình vào vị trí không thích hợp, Dương Bạch Băng còn công khai nói “Tam đại biểu là tư tưởng rác rưởi.

Năm 2002, đại hội đảng lần thứ 16 của Trung Cộng bị trì hoãn, theo tiết lộ từ nội bộ, một nguyên nhân quan trọng là bởi vì nhận thức và quán triệt tư tưởng “Tam đại biểu” trong nội bộ chính đảng đều có khoảng cách “khá lớn

Vở tuồng tuyên truyền này được tuyên truyền rầm rộ, cuối cùng không có thành hình tượng Giang Trạch Dân ‘vĩ đại’, ‘anh minh’, ‘trác việt’, mấy câu nói suông gặp phải sự chế giễu rộng rãi như vậy, cuối cùng lại được miễn cưỡng viết vào hiến pháp và điều lệ đảng của Trung Cộng, khiến cho vũ đài chính trị của Trung Cộng vì thế mà có thêm một trò cười và tai tiếng, đây là cống hiến vĩ đại thực sự của “Tam đại biểu”.

Mục 5: Tên hề biểu diễn

Khi người Thượng Hải nhạo báng Giang thường có một cách nói hài hước. Những năm 80 khi Giang đang làm việc ở Thượng Hải, bởi vì hắn đeo kính màu đen và to, tự cho mình là quốc bảo, thích khoe khoang mà không làm được gì thực tế, nên bị dân Thượng Hải gọi đùa là “Gấu trúc lớn” “Con cóc lớn”. Sau khi Giang làm tổng bí thư gần như mỗi lần đi thăm nước ngoài đều biến thành buổi biểu diễn văn nghệ cùng giả vờ giả vịt, trong mắt của các nguyên thủ quốc gia trên thế giới diễn diễn viên hề gây cười ngoài Giang ra không thể là ai khác.

“Giang là con hát”

Hạ tuần tháng 6/1996 Giang đi thăm Tây Ban Nha. Quốc vương Tây Ban Nha Juan Carlos mời Giang Trạch Dân cùng duyệt đội danh dự quân đội. Điều khiến Quốc Vương Carlos giật mình là, Giang Trạch Dân lại vào đúng lúc ấy, đột nhiên rút ra một chiếc lược, chải vuốt tóc ngay tại trước mặt Quốc Vương. Buổi tối trong bữa tiệc chính thức đón chào, Giang Trạch Dân ngồi ở phía bên phải Hoàng Hậu, lần nữa lại chải đầu trước ống kính camera. Ngày 25/6, tờ báo lớn nhất Tây Ban Nha “Quốc gia nhật báo” cùng rất nhiều tờ báo khác đều đưa tin đầu trên trang đầu: “Quốc vương Carlos nhìn Giang Trạch Dân chải tóc“. Rất nhanh chóng, rất nhiều báo chí các nước tiến hành đăng tải lại.

Hình ảnh Giang Trạch Dân chải đầu trước ống kính TV có khá nhiều lần được ghi lại. Tháng 3/1993, Khi Bắc Kinh tổ chức đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, Giang Trạch Dân ngồi tại chính giữa đài chủ tịch, cầm lấy chiếc lược như bên cạnh không có người, hết sức chuyên chú chải đầu. Hãng tin AFP từng đem tấm ảnh này truyền khắp thế giới. Ngày 24/10/1995, tại buổi diễn thuyết trước “Bảo đỉnh thế kỷ” của Liên Hiệp quốc, Giang Trạch Dân lại một lần nữa lấy lược từ túi trong âu phục ra chải đầu trước mặt các nhiếp ảnh gia và phóng viên các nước trên thế giới.

Năm 1996 Giang Trạch Dân đi thăm Philippines, chủ động đề xuất từ bỏ tranh luận chủ quyền quần đảo Nam Sa, mà cùng nhau phát triển kinh tế. Buổi tối hôm đó, Tổng thống Philippines Ramos mở tiệc trên du thuyền chiêu đãi Giang Trạch Dân. Giang Trạch Dân nhớ tới thượng nghị sĩ Arroyo mà ông ta mới gặp cũng tham dự (Arroyo sau đó đắc cử Tổng thống Philippines năm 2001, được người dân trong nước gọi là “Người đẹp Tổng thống”), tâm ý dường như vẫn chưa hết, liền cầm lấy Micro hát vang bài “Xin yêu anh dịu dàng” của Elvis Presley (Lovemetender).

Ngày 24/10/1999, khi đang ở nước Pháp tham quan Viện bảo tàng, Giang Trạch Dân nhất thời hứng khởi, nhân lúc Tổng thống Chirac không để ý, liền  kéo tay phu nhân Tổng thống Chirac Bernadette Therese nhảy  điệu van-sơ. Trong lúc Tổng thống Chirac còn đang vô cùng kinh ngạc, Giang Trạch Dân lại kéo tay Bernadette ngửa đầu cười to. Chuyện này khiến Tổng thống Chirac rất khó chịu, cho rằng làm cho mình khó xử.

Ngày 19/4/2000 khi Giang Trạch Dân viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ  Süleyman Demirel trao huân chương cho Giang. Mọi người đều biết, trong trường hợp như vậy, theo lễ nghi bình thường là người trao sẽ đeo huân chương cho Giang. Không ngờ Giang Trạch Dân lại giành lấy trước, cầm huân chương tự mình đeo, khiến cho chủ khách có mặt đều trợn mắt há mồm.

Ngày 21/2/2002, Giang Trạch Dân mở tiệc đón tiếp Tổng thống Mỹ George Bush ở Đại lễ đường nhân dân. Giang Trạch Dân ngay trước mặt hơn trăm quan khách cao giọng hát bài “Mặt trời của ta”, Tổng thống Mỹ George Bush lập tức vỗ tay, cũng tiếp lấy nửa đùa nửa thật mời ngoại trưởng Powell hát một bài nhạc nhẹ, Powell mỉm cười lịch sự từ chối. Trong bữa tiệc tối, Giang Trạch Dân lại kéo đệ nhất phu nhân nước Mỹ Laura ra khiêu vũ, sau khi nhảy xong vẫn còn hứng thú Giang lại lần lượt kéo cố vấn an ninh quốc gia Mỹ  Condoleezza Rice và phu nhân đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Sarah cùng khiêu vũ.

Năm 2002, khi Giang Trạch Dân đi thăm Ireland, càng làm ra trò cười cho thiên hạ. Tại giữa chừng buổi quốc yến, Giang Trạch Dân đột nhiên đứng lên hát vang một bài, khách chủ ở đây đều kinh ngạc không thôi. Vương Dã Bình phu nhân Giang nét mặt biểu lộ lúc đó hết sức khó xử, toàn bộ tình cảnh bị nhật báo lớn nhất Iceland đăng tin chi tiết với hình ảnh màu sắc khổ lớn.

Đánh chú ý nhất chính là một đoạn clip Giang Trạch Dân nổi đóa lớn tiếng mắng phóng viên Hồng Kông được lưu truyền rộng rãi, ngay cả “Giang Trạch Dân truyện” của tác giả Kuhn do nhà nước xuất bản cũng không cách nào né tránh được vụ bê bối thất lễ này, chỉ là cố gắng làm giảm nhẹ bớt sự việc đó, nói rằng đó chỉ là một cơn nóng giận của Giang. Trên thực tế, cá tính và con người của Giang, trong lần mất khống chế đột phát kia đã được bộc lộ hoàn toàn.

Ngày 27/10/2000, tại Trung Nam Hải phóng viên Hồng Kông hỏi Giang Trạch Dân câu hỏi có liên quan tới việc Đổng Kiến Hoa trong cuộc bầu cử đặc biệt lần đầu tiên vào năm 2002 của Hồng Kông phải chăng đã được “Chỉ định”, Giang Trạch Dân lập tức biểu hiện kích động, nổi trận lôi đình, răn dạy phóng viên Hồng Kông “Ngây thơ” và “Đơn giản” .

Phóng viên: Giang chủ tịch, ông có nghĩ rằng Đổng tiên sinh tái đắc cử, là tốt không?

Giang: Có!

Phóng viên: Trung ương cũng ủng hộ ông ta phải không?

Giang: Tất nhiên!

Phóng viên: Ông có lo lắng điều này sẽ ảnh hưởng tới quyền tự chủ của Hồng Kông không?

Giang: Điều tôi nói là, không phải tôi tự tay chọn ông ấy, cô hỏi tôi liệu tôi có ủng hộ ông ấy hay không? Tôi nói có, tôi cần phải nói rõ với cô, các cô ấy à, tôi nghĩ rằng tờ báo của cô cần phải học hỏi nhiều hơn, các cô đã học được rất nhiều phong cách làm việc của phương Tây, nhưng cô còn quá non trẻ, cô hiểu không?

Hãy để tôi nói nói cho cô biết, tôi là người thân trải trăm trận và đã phải đối mặt với nhiều thứ, không có một quốc gia phương Tây nào mà tôi chưa từng đến, các cô chắc cũng biết nhà báo người Mỹ Mike Wallace? Anh ta có năng lực vượt xa các cô, tôi nói nói chuyện với anh ta rất tự nhiên, chỉ là truyền thông cũng phải nâng cao  trình độ kiến thức của mình, (dùng tiếng Quảng Đông nói) có hiểu hay không?

Các cô cũng có cái giỏi, trên thế giới nơi nào có chuyện gì xảy ra, các cô là người chạy nhanh nhất, nhưng là hỏi tới hỏi lui một vấn đề nha, câu hỏi quá đơn giản, có khi còn ngây ngô, có hiểu không? Tôi hôm nay là một người lão luyện, tôi gặp quá nhiều rồi, có thể nói cho các cô biết một quan điểm nhân sinh đã từng trải, người Trung Quốc có một câu nói gọi “Im lặng phát đại tài”, tôi lẽ ra cũng không nên nói, như thế là tốt nhất, nhưng tôi thấy các cô nhiệt tình như vậy, tôi không nói một câu cũng không được, các cô vừa rồi tại tuyên truyền lên, tới đây nếu như các cô đưa tin có gì sai lệch, thì các cô phải chịu trách nhiệm….

Hôm sau, ngày 28/10, truyền thông Hồng Kông trước nay chưa từng có kiểu cùng lên tiếng chê trách Giang Trạch Dân, đây là từ năm 1997 sau khi Hồng Kông trở về Trung Quốc, truyền thông địa phương lần đầu tiên chê trách trên quy mô lớn đối với nguyên thủ Trung Quốc như thế. Báo chí Hong Kong đều chỉ trích Giang Trạch Dân “Thiếu tự tin và ngạo mạn”. Gần như tất cả báo chí đều đăng ảnh Giang Trạch Dân khi đang tức giận, cùng toàn văn đoạn vấn đáp giữa Giang Trạch Dân và phóng viên.

Trên trường chính trị quốc tế, có rất ít lãnh đạo quốc gia bị truyền thông có cơ hội ghi chép lại những biểu đạt cảm xúc chân thật như vậy, đoạn vấn đáp kinh điển này phối hợp bộ mặt và điệu bộ tay chân của Giang khi đó, đủ để bất kỳ một người xem nào hơi có kinh nghiệm, đều có một cái nhìn rõ nét về nhân phẩm của Giang Trạch Dân. Bao gồm cả việc Giang đề cập đến Mike Wallace càng là trực tiếp điểm vào chỗ đau của Giang, Wallace là cựu dẫn chương trình tiết mục “60 phút” của đài truyền hình CBS Ace của Mỹ, tiết mục của ông thuộc tốp 10 tiết mục thu hút người xem nhất trong một thời gian dài tại Mỹ, đã chiếm hữu được một vị trí nhất định, giới truyền thông nước Mỹ tôn sùng ông là “Người khai phá tin tức”, ông mất ngày 7/4/2012, hưởng thọ 93 tuổi. Quả thực là Wallace và Giang Trạch Dân đã gặp mặt vào năm 2000, nhưng, điều có ý nghĩa chính là, những vấn đề Wallace đề cập đến lúc ấy, đều đặc biệt mẫn cảm, như là sự kiện Lục Tứ và Pháp Luân Công, ông đều thẳng thắn hỏi trực tiếp vào vấn đề. Cuộc đối thoại giữa hai người, không thể nói là “Chuyện trò vui vẻ” mà ngược lại giống “Đối chọi gay gắt” hơn.

Wallace: “Ông, đối với tôi mà nói, là một nhà độc tài, một người theo chủ nghĩa quyền lực.”

Giang Trạch Dân: “Thẳng thắn mà nói, tôi không đồng ý với quan điểm của anh.”

Wallace: “Tôi biết ông không đồng ý. Nhưng nước Mỹ có câu tục ngữ rằng, nếu như anh đi giống con vịt, kêu lên giống con vịt, thì anh chính là con vịt. Một nhà độc tài chính là cưỡng ép áp chế người khác, vô luận đối tượng là tự do tin tức, tự do tôn giáo, hoặc tự do của doanh nghiệp tư nhân. Ông bây giờ là có chút gần giống rồi đó.”

Đoạn đối thoại kinh điển này, khi Wallace qua đời, lại một lần nữa được lan truyền rộng rãi trên mạng. Làm cho dân chúng tưởng nhớ và càng kính nể dũng khí và trí huệ của Wallace, đồng thời cũng nhìn thấy dáng hề giống như con vịt của tên độc tài này.

Trước đó Giang đã thường hay làm trò cười cho thiên hạ mà gây nên bàn tán dư luận, thậm chí trở thành trò cười quốc tế. Đối với một vị nguyên thủ quốc gia tôn nghiêm đại diện cho một đất nước mà nói, việc Giang biểu diễn những trò hề này, khiến người Trung Quốc rất mất mặt.

Truyền ngôn về quốc mẫu: Giang Trạch Dân và những người phụ nữ của ông ta

Năm 2009  cuốn sách “Hồ sơ tình phụ của cấp cao Trung Cộng” do Hồng Kông xuất bản, nói rõ chân tướng bê bối giữa Giang và Tống Tổ Anh.

Năm 2002, một tiệm sách bình dân ở Thiệu Đông Hồ Nam từng xuất bản cuốn sách “Quốc mẫu Tống Tổ Anh” khiến cho Giang tức giận, cuối cùng tác giả bị kết án, và còn hơn 50 người liên quan đến xuất bản bị liên đới chịu tội.

Câu chuyện về Giang và Tống  sớm được truyền tai từ năm 1998 ngay tại Bắc Kinh và hầu như mọi người đều biết. Tài xế xe taxi ở Bắc Kinh thường xuyên tràn đầy phấn khích trò chuyện với khách về việc này, để xua đuổi thời gian vô vị trên đường lúc kẹt xe.

Có người nói Tống Tổ Anh còn có “Thẻ đỏ” là giấy thông hành đặc biệt để tự do ra vào Trung Nam Hải. Năm 1997 có một hôm, một cô ca sĩ được tăng cường đến Bắc Kinh ngồi cùng xe với Tống Tổ Anh đến phòng thu âm của Đài truyền hình trung ương thu âm thử. Lúc ở trên xe vị này vô tình mở hộp dụng cụ ra, bất ngờ phát hiện một tấm “Thẻ đỏ Trung Nam Hải”, cô kinh ngạc trợn mắt há mồm. Nữ ca sĩ giữ không nổi sự tình trong bụng, không lâu sau việc này lan truyền khắp đoàn ca múa Tổng cục chính trị, dẫn đến một số bộ phận văn nghệ trong hệ thống quân giải phóng, hệ thống phát thanh truyền hình nhiều lần tổ chức hội nghị cán bộ, đảng viên, quần chúng, yêu cầu những người hữu quan “Không tạo tin đồn nhảm, không truyền tin đồn nhảm, và không tin tin đồn nhảm”, đồng thời cũng đem việc này làm một mục kỷ luật chính trị, yêu cầu nhất định phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh. Vị nữ ca sĩ kia không lâu liền bị đơn vị điều chuyển về nguyên quán là Thiên Tân. Có tin tức nói, không lâu sau khi về Thiên Tân, cô liền bị người ta đẩy từ ban công xuống diệt khẩu.

Năm 2003 khi bầu chọn lại người lãnh đạo Hội nghị Hiệp thương Chính trị, có một vị ủy viên Chính Hiệp khi bỏ phiếu đã viết tên Tống Tổ Anh vào danh sách lựa chọn” Phó chủ tịch, thư ký trưởng Chính Hiệp”, Khi người công bố đọc lên, “Tống Tổ Anh (ngôi sao ca nhạc) một phiếu”, dưới khán đài bộc phát ra tràng tiếng cười có ý vị sâu xa. Thú vị hơn, cái tên theo sát Tống Tổ Anh được đọc tiếp là: “Lý Thuỵ Anh một phiếu”, người ở dưới đài cùng nháy mắt ra hiệu nhìn nhau. Các đại biểu cũng biết, ai được chọn mình căn bản không có quyền quyết định, vậy liền mang Giang Trạch Dân ra làm trò cười, đây là “Cách biểu đạt dân ý đặc sắc của Trung Quốc”.

Trong những năm tháng Giang Trạch Dân đắc thế, Tống Tổ Anh chẳng những là người chắc chắn không thể thiếu mặt trong tiết mục cuối năm được biểu diễn hàng năm, mà còn là nghệ sĩ có quân hàm cao nhất, là ngôi sao được hưởng thụ sự đãi ngộ của diễn viên hạng nhất (cấp sư đoàn). Trước khi Tống Tổ Anh nổi lên thì nổi tiếng nhất Trung Quốc là nữ ca sĩ Bành Lệ Viện (phu nhân Tập Cận Bình), mỗi lần tiết mục cuối năm đều do bà hát chính, nhưng sau đó đến Tống Tổ Anh, đã qua mặt Bành Lệ Viện.

Tháng 10 năm 2006, dựa vào  quan hệ của Giang Trạch Dân, Tống Tổ Anh tổ chức một buổi biểu diễn tại nước Mỹ tên là “Một đóa hoa nhài xinh đẹp”. Theo thông tin được tiết lộ, kinh phí tổng cộng cho lần biểu diễn này ở nước Mỹ vượt quá 3 triệu Mỹ kim. Phía Trung Quốc thì do Bộ văn hóa, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, Đài truyền hình trung ương là các đơn vị đứng ra tổ chức, huy động nhân lực, truyền thông xào xáo, rồi mời dàn nhạc giao hưởng của Mỹ hòa nhạc và ban đồng ca  Washington hát đệm. Tống Tổ Anh được trêu đùa là hưởng thụ sự đãi ngộ của “Hoàng phi”, “Quốc mẫu”. Giá vé của buổi diễn là từ 20 đến 60 USD, theo Tống Tổ Anh nói một tháng trước đã thực hiện “Khống chế vé”, để tránh bị “Đầu cơ vé” . Người biết chuyện nói, đa số vé  đều là được tặng không cho người xem sau khi trải qua xét duyệt chính trị nghiêm ngặt của lãnh sự quán, còn có một số vé là do sứ quán khống chế nhóm Hoa Kiều “Nhận thầu”.

Thuận theo việc địa vị ngày càng lên cao của cô ta, thì bê bối của Tống Tổ Anh và Giang Trạch Dân cũng bắt đầu lưu truyền càng ngày càng rộng trong dân chúng, thậm chí tại tầng lớp cao.

Ngày 21/2/2004, hội viên hội nghiên cứu lịch sử Thế chiến thứ 2 Lữ Gia Bình muốn phản Giang (Trạch Dân) ủng hộ Hồ (Cẩm Đào) đã viết thư cho lãnh đạo Trung ương Trung cộng và Đại biểu đại hội nhân dân toàn quốc, Uỷ viên hội nghị hiệp thương chính trị, hy vọng có thể tiến hành điều tra xử lý bê bối của Giang Trạch Dân theo pháp luật, đồng thời công bố trên website của mình. Không lâu Lữ Gia Bình bị theo dõi.

Ngoài bài “Phản ánh” được đăng tải phản ánh lịch sử của Giang Trạch Dân cùng vấn đề vào đảng, còn có không ít bài phản ánh lớn nhỏ nói đến “những sự việc có liên quan đến Giang Trạch Dân và Tống Tổ Anh”. Bài viết chỉ ra Giang Trạch Dân thường xuyên xem Tống Tổ Anh biểu diễn. Có một lần sau khi biểu diễn xong lúc Giang Trạch Dân bắt tay Tống Tổ Anh đã lén đưa cho Tống Tổ Anh một tờ giấy nhỏ, trên tờ giấy ông ta tự xưng “Đại ca” : “Sau này có chuyện gì hãy tìm đại ca, đại ca có thể giúp em giải quyết bất cứ chuyện gì.” Sau đó Tống Tổ Anh đem đoạn văn trên tờ giấy này nói cho người khác.

Các bài viết lại càng bộc lộ rõ hơn. Cựu chủ nhiệm ban văn nghệ “Đài truyền hình TW” Triệu An, nhiều năm đạo diễn chương trình “Tiết mục cuối năm”. Năm 2001 trong lúc cùng một số minh tinh nổi tiếng dự tiệc liên hoan, Tống Tổ Anh nhân lúc uống rượu hứng chí nói ra chuyện phong tình giữa cô ta cùng Giang Trạch Dân, bị Triệu An truyền ra ngoài, kết quả Triệu An bị kết án 10 năm.

Trước đó, bản thảo Triệu An ghi chép chuyện bê bối của Giang và Tống bị Trương Tuấn lấy được, Trương dùng nội dung bản thảo này đã gửi hơn 200 thư nặc danh tới lãnh đạo và các ban ngành liên quan, báo cáo việc Triệu An và Tống Tổ Anh phỉ báng Giang Trạch Dân và các lãnh đạo khác. Trương Tuấn lại bị Giang Trạch Dân đích thân hạ lệnh bắt giữ và xét xử theo pháp luật. Nhưng đối với tội phỉ báng “Đảng và các lãnh đạo nhà nước”, tòa án và mạng Tân Hoa đều nói không rõ ràng.

Mùa hè năm 2002, Tống Tổ Anh đến một thành phố ở Tứ Xuyên tổ chức biểu diễn. Thông qua thân tín của Giang Trạch Dân, cô được cục trưởng cục cảnh vệ Trung ương Do Hỷ Quý phê chuẩn, Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên khi đó là Chu Vĩnh Khang (sau này là bộ trưởng bộ công an, Chủ nhiệm ủy ban chính trị và pháp luật Trung ương) đã cho Tống Tổ Anh được dùng chế độ cảnh vệ mà lãnh đạo nhà nước cấp phó thủ tướng trở lên mới được dùng.

Buổi biểu diễn lần này, sân vận động có sức chứa bốn, năm vạn người xem đông đúc không còn chỗ trống, mọi người đều muốn tới xem người tình nhỏ của Giang Trạch Dân. Trong những bài Tống Tổ Anh biểu diễn, có một bài dân ca Hồ Bắc “Điệu thuyền rồng”, trong ca từ có xen lẫn đối đáp: “Tiểu muội muốn qua sông, ai là người đến cõng ta đây?” Kết quả, khi cô ta biểu diễn đến câu thoại này, người xem dưới khán đài đều đồng thanh trả lời: “Giang gia gia đến cõng ngươi nha!” Tống Tổ Anh không thể rời sân khấu, mà cũng không thể ngừng diễn, bởi vì mấy vạn người xem bỏ tiền mua vé tới nghe hát, nên chỉ có thể cố gắng biểu diễn tiếp. Hát đến đoạn hai, sau khi đợi Tống Tổ Anh nói ra câu thoại này, mấy vạn người xem dưới khán đài lại đáp lại như sấm: “Giang gia gia đến cõng ngươi nha!” Cô ta tức giận đến mức đêm đó trở về khách sạn khóc đỏ tròng mắt.

Ngày hôm sau, Tống Tổ Anh liền bay trở về Bắc Kinh tố cáo với Giang Trạch Dân. Giang rất tức giận, hạ lệnh cho bí thư thành ủy thành phố đó điều tra rõ việc này. Nhưng bây giờ Bí thư thành ủy cũng học được cách làm quan rồi, không muốn vì chuyện này mà đắc tội với dân chúng, kéo dài mấy ngày, rồi trả lời cho các ban ngành liên quan ở trung ương rằng đêm hôm đó khi biểu diễn, Đài truyền hình thành phố và Cục công an đều có ghi hình tại hiện trường, nhưng ống kính đều là nhắm ngay vào khán đài, không có nhắm khán giả dưới đài, cho nên không cách nào có thể tìm được “phần tử gây chuyện” từ mấy vạn người xem bên dưới được… Việc này cũng là không giải quyết được gì.

Tống Tổ Anh là diễn viên cấp 1 quốc gia, hưởng thụ “phụ cấp Chính phủ đặc thù” của bộ ngoại giao, còn là Ủy viên Hội nghị Hiệp thương chính trị toàn quốc, Ủy viên ban chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ toàn quốc, Uỷ viên liên đoàn thanh niên toàn quốc và là người quản lý Hiệp hội âm nhạc Trung Quốc. Tống Tổ Anh cũng vì duy hộ sự thống trị của Giang Trạch Dân mà dốc hết tất cả sức lực. Những bài hát cô ta biểu diễn đều là những ca khúc vì cảnh thái bình giả tạo của Trung Cộng và Giang Trạch Dân, kiểu như là “Những ngày tươi đẹp”, “Càng ngày càng tốt”, “Tiếp nối người dẫn đường”, “Mãi mãi đi theo người”. Phu nhân của Lữ Gia Bình nữ sĩ Ô Quân Nghệ nói rõ, “Chuyện liên quan đến Giang Trạch Dân và Tống Tổ Anh” mấy năm trước đã truyền khắp đại giang nam bắc, chuyện này là “Có căn cứ”, và “Tương đối đáng tin”. Bởi vì không chỉ có Triệu An, Trương Tuấn, mà còn có những người khác bởi vì vạch trần quan hệ Giang – Tống mà bị bí mật bắt đi.

Ngày 13/5/2011, Lữ Gia Bình do vạch trần cựu tổng bí thư Trung Cộng Giang Trạch Dân, mà bị toà án nhân dân Trung cấp số 1 Bắc Kinh lấy “Tội kích động lật đổ chính quyền nhà nước” để bí mật kết án mười năm tù, một người bạn của ông Lữ và bà Ô Quân Nghệ vợ của ông Lữ cũng phải chịu nhận hình phạt tội danh đồng phạm.

Việc khống chế ngôn luận ở Trung Quốc vẫn luôn hà khắc, dân chúng Trung Quốc xưa nay không dám truyền bá bốn phương giống như bây giờ, khắp nơi say sưa bàn tán về bê bối của người lãnh đạo đang tại vị lúc đó. Truy cứu nguyên nhân, thứ nhất, bê bối là có thật, thứ hai, dân chúng khắp nơi trên cả nước ác cảm với Giang Trạch Dân, chỉ số dân ý của Giang Trạch Dân bằng với chỉ số dân ý của “Yêu phụ” Giang Thanh năm đó. Bạn có tin rằng một người đường đường là nguyên thủ quốc gia lại có thể ngồi trên đài hội nghị đắm đuối nhìn chằm chằm một nữ phục vụ viên ba phút không thôi sao? Các phóng viên kia đều đã quay lại hết rồi!

Ngoài Tống Tổ Anh, Giang Trạch Dân còn có mấy người phụ nữ nữa.

Phó ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trần Chí Lập là người có cấp bậc cao nhất, cô từng cùng làm việc với Giang Miên Hằng con trai cả của Giang ở một sở nghiên cứu, sau khi Giang Trạch Dân nhậm chức bí thư thành ủy Thượng Hải, Trần Chí Lập được Giang bổ nhiệm làm Trưởng ban tuyên truyền của Thành ủy, năm 1989 Trần Chí Lập không tiếc sức mà trấn áp tờ báo “Dẫn dắt kinh tế thế giới”.

Giang Trạch Dân sau khi làm chủ Trung Nam Hải, đã bổ nhiệm Trần Chí Lập – một người chưa từng làm công tác giáo dục, làm Bộ trưởng giáo dục, sau đó lại thăng làm Chủ nhiệm ủy ban giáo dục Quốc hội. Cải cách công nghiệp hóa mà Trần thúc đẩy, đã dẫn đến giới giáo dục loạn thu phí, việc mua bán nguy tạo văn bằng càng ngày càng nghiêm trọng. Một số quan chức đã gọi sau lưng bà ta là “Kỹ nữ trần”.

Trần Chí Lập còn đem bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân vào sân trường, thông qua hoạt động trăm vạn người ký tên trong trường học, gieo vào lòng  học sinh sự cừu hận và những lời dối trá. Chỉ sau mười năm bà ta chủ quản giáo dục, bầu không khí dạy học rời rạc sa đọa, mua dâm, cá cược, sao chép tràn ngập trường học. Hiệu trưởng mấy chục trường lớn như đại học Thanh Hoa, đại học Bắc Kinh, v.v. nhiều lần mãnh liệt yêu cầu bà ta xuống đài.

Lý Thuỵ Anh là người dẫn chương trình tin tức của CCTV. Lý Thuỵ Anh có mấy năm là người dẫn chương trình phải đi cùng Giang khi Giang Trạch Dân thăm nước ngoài. Một lần khi Giang Trạch Dân đi tham quan nước ngoài, hình ảnh Lý Thuỵ Anh phỏng vấn Giang Trạch Dân xuất hiện ở bản tin thời sự buổi chiều ở đài truyền hình trung ương được tiếp sóng truyền đi, người xem nghị luận ầm ĩ, nói Lý không giống như là đang phỏng vấn, mà giống như là đang làm nũng.

Hoàng Lệ Mãn là bí thư thành ủy Thâm Quyến. Đầu thập niên 80, Giang Trạch Dân được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ công nghiệp điện tử, bà Hoàng làm việc ở  văn phòng bộ. Giang sau khi vững chắc chức tổng bí thư, đã điều Hoàng Lệ Mãn đến Thâm Quyến, đầu tiên đảm nhiệm chức phó bí thư tỉnh ủy Tỉnh Quảng Đông và sau đó là bí thư thành ủy Thâm Quyến. Lúc đó ngay cả Lý Trường Xuân – Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông, cũng là thân tín của Giang, vậy mà ở đâu cũng rất nhún nhường đối với bà ta..

Chồng của Hoàng Lệ Mãn nhận thầu các công trình trị giá hơn một tỷ nhân dân tệ trở lên như “Quảng trường liên hợp” Thâm Quyến, mấy người em gái của Hoàng Lệ Mãn cũng lên theo như diều gặp gió. Hoàng Lệ Mãn ở Thâm Quyến hô phong hoán vũ, tham nhũng tiêu xài phung phí.

 “Tranh một con hổ 8 vú” của nghệ thuật gia Ngải Vị Vị bị nói là ngầm giễu cợt Giang Trạch Dân và tập thể dâm loạn Trần Chí Lập, Hoàng Lệ Mãn, Lý Thuỵ Anh và Tống Tổ Anh vốn đều đã có chồng, bởi vì Giang Trạch Dân tuổi hổ, mà bốn nhân tình cộng lại có tám vú. Chu Vĩnh Khang thân tín của Giang dùng thủ đoạn “làm cho sụp đổ về kinh tế” của Giang Trạch Dân để bức hại, ngày 17/11, Triệu Triệu là trợ lý chụp ảnh của Ngải Vị Vị, đã bị tổ chuyên án “Chống mãi dâm, cá cược, ma túy” thuộc cục công an Bắc Kinh dẫn đi với tội danh “quay chụp ảnh dâm ô“, tra hỏi xem có phải Ngải Vị Vị bảo anh ta chụp hay không?.

Mục 6: “Giấu đầu lòi đuôi”

Giang là tổng bí thư đầu đầu tiên của Trung Quốc xuất bản truyện ký lúc tại vị. Bình thường những kẻ độc tài sau bức màn sắt rất ít khi xuất bản truyện ký lúc còn sống, bởi vì việc này liên quan đến “cơ mật tối cao của đảng và nhà nước“. Muốn viết truyện cho Giang Trạch Dân, cần xâm nhập thượng tầng, cần đọc một số tài liệu — bao gồm cả một số tài liệu “Cơ mật” không cho phép người Trung quốc bình thường biết đến, còn cần phỏng vấn một số nhân sĩ cao tầng hoặc nhân sĩ thân cận.

Vẫn là người phương tây dễ bị lừa

Chuyện lạ là, truyện ký của Giang lại muốn người ngoại quốc viết. Mà lại không sợ “Tiết lộ cơ mật tối cao của đảng và nhà nước“, đồng thời “Chủ động phối hợp“, hai lần đều là do người phương Tây viết truyện ký.

Bản “Giang Trạch Dân truyện” thứ nhất là do nhà xuất bản Gương Sáng xuất bản, do Doolin – chuyên gia về vấn đề Trung Quốc người Canada viết. Ông ta bắt đầu viết quyển sách này là bởi vì một lần đụng phải Giang Trạch Dân trong nhà vệ sinh, từ đó “kích phát” Doolin – người có thể nói một hơi tiếng hoa lưu loát muốn viết “Giang Trạch Dân truyện”

Doolin nói trong “Lời mở đầu” cuốn sách: Mặc dù tôi không thể nói ý tưởng viết quyển sách này được hình thành tại nhà vệ sinh, nhưng cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên đích xác là đã để lại hình ảnh sống động của ông ấy trong lòng tôi, chỉ đơn thuần đi  theo các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc, có lúc rất khó mà hình thành được loại ấn tượng này. Lúc đó khi tôi đang suy nghĩ tìm hiểu nghiên cứu về cuộc đời của con người này, ông ta đã tại vị được sáu năm, đảm nhiệm chức tổng bí thư ĐCS Trung Quốc, quỹ đạo cuộc sống lại hiếm ai biết, các phóng viên học giả đều rất ít đề cập đến. Mà việc tôi gặp mặt ông ta một lần, đã đốc thúc tôi ra roi thúc ngựa. Khi tôi hoàn thành quyển sách này, Giang đã chấp chính mười năm, Đặng Tiểu Bình cũng đã qua đời, có rất ít điều có thể giúp chúng ta liễu giải về Giang Trạch Dân.

Doolin còn nói: Vì sự thận trọng, tôi chỉ sử dụng nguồn tin tức chính thức (của Trung Cộng) và những tư liệu mắt thấy tai nghe. Tôi thường xuyên trích dẫn hai   tạp chí, “Kính báo” và “Ống kính  mở” của Hồng Kông, đều do thành viên của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc xuất bản, có bối cảnh nhà nước ủng hộ, bọn họ cũng là hai tạp chí Hong Kong duy nhất được phát hành tại đại lục, tôi thấy tin tức của bọn họ có tính tin cậy. Tôi coi hai quyển tạp chí này cùng “Văn hối báo” và “Đại công báo” của Trung Cộng mở tại Hồng Kông là nguồn tin “Chính thức”.

Trải qua mấy năm, năm 2001 một  người Mỹ là Kuhn lại viết truyện về Giang Trạch Dân. Kuhn không phải là nhà văn viết truyện ký, cũng không phải phóng viên, càng không phải là chuyên gia về vấn đề Trung Quốc, ông là Giám đốc điều hành ngân hàng Citibank của Mỹ, ngân hàng Citibank mở chi nhánh tại Trung Quốc.

Bị lộ

Tờ “Tuần san Châu Á” đăng một bài viết “Tôi và những bí mật bên trong bên ngoài cuốn ‘Giang Trạch Dân truyện’ của người viết tiểu sử Diệp Vĩnh Liệt, tiết lộ nội tình và quá trình trước và sau khi sáng tác. Diệp Vĩnh Liệt nói, Ngày 12/3/ 2001, ông ta nhận được một cuộc điện thoại đường dài từ Bắc Kinh, tự xưng là ông Y nào đó ở văn phòng nào đó trực thuộc Trung ương Trung Cộng, có chuyện quan trọng muốn nói. Diệp tức tốc chạy tới Bắc Kinh, được cho biết sẽ cùng với Kuhn người Mỹ viết “Giang Trạch Dân truyện”, bởi vì đây là một nhiệm vụ rất mẫn cảm, lấy tên là “công trình 001” làm ký hiệu. Hiện tại Kuhn muốn tìm một nhà văn Trung Quốc để hợp tác, Diệp được nhà chức trách xem xét là ứng viên thứ nhất.

Trong bài ông Diệp nói, ông Y nói lý do sáng tác “Tiểu sử của Giang Trạch Dân”là: trước mắt ở hải ngoại xuất bản rất nhiều “Giang Trạch Dân truyện” đủ kiểu đủ loại, nhưng nội dung không phải là chắp vá lung tung, thì cũng  là phản Hoa phản Cộng, ảnh hưởng rất xấu. Nhất định phải xuất bản tại hải ngoại một cuốn “Giang Trạch Dân truyện” có quan điểm đúng đắn,và sự thật lịch sử chính xác. Văn phòng của họ chịu trách nhiệm tuyên truyền đối ngoại, nhưng không thể lấy thân phận chính thức trực tiếp ra mặt tổ chức sáng tác “Giang Trạch Dân truyện”. Vừa vặn Kuhn là một nhân sĩ thân thiện người Mỹ, chủ động đề xuất viết một bộ “Giang Trạch Dân truyện” bằng tiếng Anh do nhà xuất bản Mỹ xuất bản. Thế là văn phòng đó liền chọn lựa Diệp Vĩnh Liệt làm người hợp tác, để mang lại cho cuốn sách một sắc thái dân gian.

Từ trong lời nói của ông Y, Diệp Vĩnh Liệt cho rằng người khởi xướng sáng tác “Giang Trạch Dân truyện”, cũng không phải là bản thân Giang Trạch Dân, mà là một cơ quan tuyên truyền đối ngoại trực thuộc Trung ương Trung Cộng. Bọn họ “Từ dưới lên trên” tiến hành thao tác, hy vọng có thể đạt được sự đồng ý ngầm của “Giang”. Việc này hoàn toàn khác biệt với việc năm đó Mao Trạch Đông trực tiếp nói chuyện với Snow, Giang Thanh trực tiếp trả lời phỏng vấn của phu nhân Wittke.

Diệp Vĩnh Liệt lập tức bỏ ra thời gian hai ngày cùng Kuhn và trợ lý của ông ta thảo luận kế hoạch sáng tác và danh sách phỏng vấn cho “Giang Trạch Dân truyện”. Sau khi trở về Thượng Hải, Diệp đã phác thảo một ý tưởng tổng thể cho cuốn sách, một bản đề cương dài 3.000 từ, một bản phác thảo về niên đại dài 15 trang về Giang, bao gồm một số lượng lớn thư mục tham khảo và một danh sách hơn 100 người được phỏng vấn. Tác giả Kuhn khá hài lòng.

Sự hợp tác ban đầu diễn ra suôn sẻ, tuy nhiên đã nảy sinh bất đồng trong quá trình khởi thảo kế hoạch, bên trên viết rõ ràng “Kuhn là tác giả độc lập” mà Diệp Vĩnh Liệt chỉ là “người phỏng vấn và nhân viên nghiên cứu”.

Ông Diệp cho rằng với tư cách là một nhà văn chuyên nghiệp của Hiệp hội Nhà văn Thượng Hải, nên bảo vệ sự tôn nghiêm của các nhà văn Trung Quốc, ông ấy và ông Kuhn là những người hợp tác bình đẳng, chứ không phải là quan hệ “ông chủ” và “tay viết thuê”, cho nên không thể nào ký vào bản thảo này, và sự hợp tác giữa họ đã dừng lại ở đó. Sau đó, một số người liên quan đến sự việc nói với ông Diệp rằng, đó không phải là ý tưởng hay mong muốn của ông Kuhn, mà là “ý kiến của cấp trên” bởi vì cấp trên tin rằng, tốt hơn hết là để một người nước ngoài viết “Giang Trạch Dân truyện” và hy vọng ông Diệp không nên khăng khăng đòi quyền đồng tác giả.

 Theo tiết lộ của Diệp Vĩnh Liệt, Kuhn từng nói với ông ta những lời như: “ ‘Những lời ông nói, “niên phổ Giang Trạch Dân” mà ông cung cấp và rất nhiều tư liệu khác, đã giúp cho tôi rất nhiều.” Có  điều sau đó chúng ta không thể hợp tác tiếp, nguyên nhân rắc rối phức tạp, cũng không phải là trong tầm tay của ông ta.” “Nói đến đây, Kuhn thở dài một tiếng, rồi nói một câu thật lòng: ‘Trung Quốc như một cái hộp đen!’ Ông ta cũng không biết làm gì đối với ‘thao tác của hộp đen’! Ông biểu thị, hai bên không thể tiếp tục hợp tác, nguyên nhân không phải ở chỗ ông ta mà là do ‘chiếc hộp đen’.”

Từ ngôn từ của Kuhn, không nghi ngờ gì, đã nói cho Diệp Vĩnh Liệt rằng, toàn bộ quá trình viết tiểu sử chính là tác nghiệp của chiếc hộp đen — lừa dối thế giới. Vậy thì Kuhn, một người lớn lên nhờ uống sữa tự do dân chủ, một nhà đầu tư ngân hàng nổi tiếng quốc tế, một chiến lược gia doanh nghiệp đột nhiên nảy sinh hứng thú với việc viết tiểu sử, mà lại phải thông qua tiểu sử này ca ngợi một con người mà khắp trên dưới Trung Quốc người người đều chửi, biết rõ là tác nghiệp của hộp đen mà còn trái lương tâm tiếp tục hợp tác với Trung Cộng, lý do bên trong không thể không khiến người ta phải suy nghĩ sâu xa!

Viết “Giang Trạch Dân truyện” là không thể né tránh Triệu Tử Dương, theo lý mà nói tác giả phải phỏng vấn Triệu Tử Dương. Triệu Tử Dương đã “thôi chức và nhàn rỗi” lại sống ngay tại số 6 ngõ Phú Cường ở Bắc Kinh, rất dễ tìm, lại đang thảnh thơi có thể nói chuyện, nhưng Kuhn không đi rước sự phiền phức đó, Kuhn cũng không phỏng vấn bà Đinh Tử Lâm —- mẹ của nạn nhân vụ thảm sát Thiên An Môn, không phỏng vấn nhân vật đại diện cho những nhân sĩ bất đồng chính kiến ​và những người bảo vệ nhân quyền. Bức hại Pháp Luân Công là sự kiện lớn của Giang Trạch Dân trong nhiệm kỳ của ông ta, nhưng ông Kuhn đã không phỏng vấn bất kỳ học viên Pháp Luân Công nào bị bức hại. Sự “giác ngộ” của tác giả cao đến mức độ như vậy, thì quyển sách này còn có thể có bao nhiêu giá trị, và có giá trị như thế nào, chúng ta cũng có thể tưởng tượng ra được.

Theo tiết lộ của nhân sĩ có chức quyền trong giới chính trị, bài báo của Diệp Vĩnh Liệt đã mơ hồ nhắc đến bộ phận xử lý tin tức bộ ngoại giao thuộc “ban ngành nào đó của Trung ương” (đối ngoại gọi là Cục tuyên truyền đối ngoại Trung ương Trung Cộng, một vỏ bọc nhưng có hai bảng hiệu), tên thật của Y tiên sinh là Dương Dương cục trưởng phụ trách xử lý thông tin. Dương Dương là con cán bộ cấp cao, từng đi du học Mỹ.

Theo tiết lộ của một vị nhân vật trọng yếu trong ngành công an-tòa án-viện kiểm sát, bài viết của Diệp Vĩnh Liệt trên “Tuần san Á Châu” đã gây ra một cơn cuồng phong trên đàn chính trị. Thượng cấp “Long nhan đại nộ”. Do đó, ông Diệp Vĩnh Liệt đã bị liệt vào danh sách đen để “theo dõi”.

 Có thể lừa được lúc nào hay lúc đó

Trong “Chín bài bình về đảng cộng sản Trung Quốc” có câu danh ngôn nói về Trung Cộng “Lấy lời dối trá làm thuốc bôi trơn cho bạo lực“. Tính hợp pháp của sự thống trị của Trung Cộng hôm nay cần chứng thực từ phương Tây. Một mặt là dùng đơn đặt hàng, dùng thủ đoạn quan hệ công chúng để lấy lòng phương Tây; một mặt khác muốn chơi trò tuyên truyền “Xuất khẩu chuyển sang tiêu thụ tại chỗ”. Việc này còn giảo hoạt hơn so với Trung Cộng vốn theo chủ nghĩa cơ yếu về mặt truyền thống, và còn có liên quan đến lợi ích hơn.

Không thể nghi ngờ gì Giang rất thành thạo thủ đoạn tuyên truyền “Xuất khẩu chuyển sang tiêu thụ tại chỗ”. Đầu năm 2005 cuốn “Giang Trạch Dân truyện” bản tiếng anh và tiếng hoa  do Kuhn (Robert Lawrence Kuhn) sáng tác được phát hành đồng thời cả trong và ngoài Trung Quốc. Quả nhiên, truyền thông đại lục tuyên truyền rộng rãi, tờ “Nhật báo giải phóng” ở Thương Hải, “Văn hối báo”, “báo Tân Dân buổi chiều” dùng cả một trang trích đăng “Tiểu sử của Giang Trạch Dân”, gọi Kuhn là “Snow thời kỳ mới“, một câu đó thôi cũng đã thể hiện ra huyền cơ mà truyền thông đại lục đang tuyên truyền. Kuhn dùng lối miêu tả tràn ngập cảm tình cá nhân để đặt lịch sử và công trạng Giang bên cạnh Đặng, sau đó nói “Ông ta có khi có thể đưa ra phản ứng quá mạnh, giống như việc đối đãi với vấn đề ‘Pháp Luân Công’. Có khi phản ứng của ông ta lại không đủ mạnh, giống như đối đãi với dịch “SARS”. Dường như một câu nói nhẹ nhàng liền có thể cho qua cuộc bức hại kiểu cách mạng văn hóa, và tội ác mổ sống lấy nội tạng người liền có thể “Xem nhẹ”.

 Đương nhiên bản tiếng Trung đối với bản nguyên tác tiếng Anh có rất nhiều chỗ rút gọn, nên gọi hai phiên bản này là bản trong nước và bản hải ngoại, một cái là lừa gạt dân chúng Trung Quốc, một cái là lừa gạt người nước ngoài.

Hiện tại là thời đại internet, loại trò hề bịt tai đi trộm chuông thì có tác dụng gì? Điểm ấy Giang đương nhiên hiểu rõ, dù sao là có thể lừa gạt được lúc nào hay lúc đó, có thể lừa gạt mấy người thì tính mấy người đi.

 Như đã nói ở trên, nhà sử học Trung Quốc về thế chiến thứ hai Lữ Gia Bình từ năm 2003 đã vạch trần cha đẻ Giang Trạch Dân là hán gian trong thời kỳ Nhật Bản xâm lược Trung Hoa, bản thân Giang Trạch Dân cũng đã làm  Hán gian cho Nhật; Thập niên 50 trong lúc du học Liên Xô, Giang Trạch Dân còn bị KGB (tổ chức tình báo Liên Xô) phát triển thành gián điệp .

Ngày 12/3/2003, khi tham dự Hội nghị đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, Giang Trạch Dân tham gia thảo luận ở đoàn đại biểu tỉnh Hồ Bắc. Giang Trạch Dân nói: “Năm 1966 đến năm 1970 tôi là viện trưởng Viện nghiên cứu nồi hơi tại Vũ Hán, lúc ấy đúng vào lúc cách mạng văn hóa,… , phái tạo phản đem hồ sơ của tôi tra xét kỹ lưỡng. Cũng tốt, đã chứng minh lý lịch của tôi trong sạch.” Thân là tổng bí thư, ông ta còn cần phải thổ lộ mình “Lý lịch trong sạch” sao? Đây chính là nói mình có lịch sử trong sạch hay là không trong sạch đây?

Ngày 11/12/1999 “Nhân dân nhật báo” đưa tin, Giang Trạch Dân cùng với Tổng thống Nga Yeltsin ký tên vào nghị định thư về biên giới Trung Nga tại Bắc Kinh. Nhưng trong tiểu sử Kuhn viết lại không tìm thấy một chút bóng dáng nào cho lần gặp gỡ này. Mọi người đều biết, Giang Trạch Dân là ngay cả khi nào chỗ nào hát cho ai một bài hát gì, những chuyện vụn vặt như vặt lông gà vỏ tỏi đều muốn long trọng ghi lại vào trong truyện, vậy thì việc ông ta gặp mặt lãnh đạo các quốc gia khác lại càng không thể bỏ qua, vậy vì sao lại cố ý bỏ sót việc đại sự có quan hệ đến dân tộc xã tắc là cùng Tổng thống Yeltsin ký tên vào hiệp ước về biên giới lãnh thổ chứ?

 Ngũ Phàm một nhân sĩ vận động cho dân chủ lưu vong tại Mỹ, nói: “Làm sao có thể chứng minh điểm này? Chúng ta hãy xem, khi Trung Quốc và nước Nga ký kết điều ước về biên giới, ông ta cùng tổng thống Nga Yeltsin ký kết điều ước rằng đem lãnh thổ phía bắc Trung Quốc với diện tích lớn 1,5 triệu km2, khom lưng bán cho nước Nga. Ông ta là kẻ bán nước lớn nhất, đồng thời chuyện này ông ta cũng không công bố cho cả nước, cũng không có tuyên bố rộng rãi trong nội bộ đảng Trung Cộng.”

Trong truyện ký, về những từ ngữ mà Giang Trạch Dân thiếp vàng cho mình, thì từ xuất hiện với tần suất cao nhất tràn ngập cuốn sách chính là hai chữ “Ái quốc”, thậm chí đề mục cho giai đoạn lịch sử ông ta học đại học của Nhật Ngụy là “Tôi là một người yêu nước”. Một sự thực cơ bản là, cha đẻ Giang là Hán gian làm việc cho quân Nhật khi xâm chiếm Trung Hoa. Cuộc đời Giang Trạch Dân sau khi tham gia công tác, thậm chí cả trong truyện ký ông ta để cho người ta viết, chỉ sợ tránh không kịp đối với cha đẻ của ông ta, chỉ có một câu sơ sài “Cha đẻ mất năm 1973”.

 Phần đầu đã nhắc đến việc Giang Trạch Dân khi 13 tuổi được đưa sang làm con thừa tự cho người chú là Đảng viên đảng cộng sản đã chết Giang Thượng Thanh. Giang Trạch Dân 21 tuổi tốt nghiệp đại học, giai đoạn 8 năm “được nhận làm con thừa tự” từ 13 tuổi đến 21 tuổi này, là ai cung cấp nuôi dưỡng Giang Trạch Dân? Theo lời con gái Giang Thượng Thanh là Giang Trạch Huệ nói với Kuhn, nhà Giang Trạch Huệ “Vô cùng nghèo khổ đói khát“, vậy thì ai là người nộp học phí cao ngất cho Giang Trạch Dân khi học trường trung học dành cho quý tộc và Trường đại học trung ương Nam Kinh, là ai lo cho ông ta đi học cầm kỳ thư họa trong những năm tháng loạn lạc vật giá tăng cao, là ai cho ông ta có thể chạy vòng vòng chiếc xe Jeep kiểu Mỹ tại bến Thượng Hải sau khi rời khỏi cổng trường không lâu (lời nói trong sách của Kuhn)? Trong hơn hai mươi năm dưỡng dục ông ta ấy, lẽ nào không phải người cha Hán gian của ông ta sao?

Tài liệu tham khảo:

[1] Lữ Gia Bình: Liên quan đến “Hai gian hai giả” của Giang Trạch Dân cùng vấn đề lừa gạt chính trị và hô hào yêu cầu điều tra

https://www.epochtimes. com/b5/10/1/9/n2781579.htm)

[2] “Con người Giang Trạch Dân”, ban biên tập thời báo Đại Kỷ Nguyên. Nhà xuất bản Bác Đại, xuất bản tháng 9/2005. I SBN1932674233

[3] “Giang Trạch Dân truyện”, Tác giả Doolin, Dương Minh Đích dịch. Nhà xuất bản Gương Sáng, xuất bản tháng 3/1999, I SBN1-896745-97-0

[4] “Ông ta đã thay đổi Trung Quốc ── Giang Trạch Dân truyện”, tác giả Kuhn,  Hải Giang và  Đàm Tranh dịch, Nhà xuất bản Văn dịch Thượng Hải xuất bản tháng 1/2005

ISBN7-5327-3655-5

Ngày đăng: 20-03-2022