Bản chất của ĐCSTQ: Lấy tài sản làm căn cứ quan trọng để đo lường đạo đức
Với chiêu bài “cải cách ruộng đất” (1950-1952) và trấn áp những phần tử “phản động”, chỉ trong vẻn vẹn hai năm ngắn ngủi, giới chức của ĐCSTQ đã giết hại 2,4 triệu người. Đó là con số do bản thân ĐCSTQ công bố. Những ước đoán khác cho các con số lên tới 5 triệu người. Bằng bạo lực, ĐCSTQ đã đạt được ba mục tiêu nó đề ra: (1) tiêu diệt hoàn toàn giới sở hữu đất đai và giới chức tại nông thôn, và thay vào đó là người của ĐCSTQ; (2) cướp trắng từ những người bị giết hại một lượng lớn tài sản nhân dân; (3) gieo rắc nỗi sợ hãi ĐCSTQ, một ám ảnh vĩnh viễn không bao giờ xoá nhoà trong lòng người dân Trung Quốc.
Mở chương đầu trong lịch sử Trung Quốc, “Ngũ Đế bản kỷ” đã ghi lại đức hạnh của Ngũ Đế, sự thừa nhận và tôn kính của người dân trăm họ với những đức hạnh này. Những đức hạnh này đã đi sâu vào lòng người, lưu truyền mấy nghìn năm, đồng thời từ vùng đất người Hán đã lan rộng khắp cả khu vực dân tộc thiểu số và những nước khác.
Trong quan niệm của người Trung Quốc, đạo đức và học thức là nguồn gốc của việc có được danh vọng và địa vị. Khổng Tử nói: “Đại đạo chi hành dã, thiên hạ vi công, tuyển hiền dữ năng, giảng tín tu mục” (Hành đại đạo, thiên hạ là của chung, tuyển người hiền tài, dạy điều tín, ăn ở hòa thuận), nhân phẩm của một con người trở thành tiêu chí quan trọng để tuyển chọn quan lại. Thời Hán thịnh hành chế độ Sát cử (quan sát, khoa cử), tiêu chuẩn để được tiến cử là phải có những phẩm chất như “đức hạnh cao, chí tiết thanh bạch; học thông và biết làm theo; am hiểu các kinh sách, hiểu rõ pháp lệnh, giải được nguy nan….“ ngoài ra còn phải có những mỹ đức như “chất phác, đôn hậu, khiêm nhường, tiết kiệm”. Đến thời Ngụy Tấn, quan phủ thực thi chế độ Cửu phẩm trung chính, đạo đức cũng trở thành một nhân tố quan trọng để tuyển chọn quan lại. Đến thời Tùy Đường mở khoa thi tìm sỹ tử thì cũng giống như vậy, trình độ lý giải đối với đạo đức của Nho gia là điều kiện tiên quyết để những người ứng thí có thể viết ra những bài văn hay từ đó mà bước lên con đường của kẻ sĩ.
Đến khi Trung Cộng xây dựng chính quyền, những vị thân sĩ nông thôn, trưởng các phường hội và phần tử tri thức đức cao vọng trọng ngược lại lại trở thành đối tượng bị đàn áp và đả kích, còn một người xuất thân có phải là “bần hàn khốn khó – thành phần ‘trong sạch’ ” hay không mới là nhân tố quan trọng nhất xét xem liệu người đó có được nắm giữ nguồn tài nguyên của xã hội hay không. Đạo đức của mỗi người vốn quyết định bởi tư tưởng và hành vi của người đó. Còn tới lượt Trung Cộng, đạo đức trở thành một tiêu chí mang tính quần thể của giai cấp. “Ai nghèo người đó vinh quang, ai giàu người đó chỉ bằng loài vật”. Nghèo khó đã trở thành đại diện cho tính chính xác và chính nghĩa của tạo hóa, đại diện cho những người bị bức hại, đại diện cho việc “làm phản có lý”, đại diện cho cách mạng kiên quyết nhất, triệt để nhất”.
Sự bần hàn và phú quý của một người vốn bất định, cũng có thể vì chăm chỉ chịu khó và nắm bắt được cơ hội mà thành giàu có, cũng có thể vì hoang phí mà khuynh gia bại sản, cũng có thể ai đó ruộng vườn rộng lớn, nhưng vài năm sau đó lại phải đi xin ăn. Nhưng Trung Cộng thực thi “một nhát dao” mà phân chia giai cấp kể từ ngay thời khắc nó cướp đoạt chính quyền đó.
Thù hận sự giàu có đã khiến người Trung Quốc mấy chục năm nay đều lấy nghèo khó làm vốn mà coi thường người khác. Mặt khác khi Trung Quốc đánh đổ một người nào đó, chỉ cần gọi những người này là địa chủ hay nhà tư bản, còn lại không cần phải tốn lời, giàu có đại diện cho “bóc lột”, đại diện cho “trấn áp”, đại diện cho “tội ác”.
Mấy chục năm sau, Đảng Cộng sản bản thân nó lại điên đảo càn khôn mà hiệu triệu mọi người thi nhau làm giàu. Con người ngày nay không còn coi giàu có là tội ác, ngược lại cho rằng nghèo khó mới đáng xấu hổ. Lúc này nhận định một người tốt hay xấu, thành công hay không cũng không liên quan gì tới đạo đức, mà là đo lường bằng mức độ giàu có của con người, ai có tiền người đó có bản lĩnh, dù cho đồng tiền này là ăn trộm, ăn cướp, lừa lọc, tham ô nhận hối lộ mà có hay bán thân xác hoặc bán đứng linh hồn mà có được. Kết quả của việc “Cười người nghèo, không cười kỹ nữ” đã khiến mọi người càng không từ thủ đoạn tìm kiếm tiền tài, sau đó là chìm đắm trong sắc và thanh (tiếng nói và ngoại hình của con người), lấy thân phận là người được hưởng những đặc quyền đặc lợi mà thừa nhận sự thống trị của Trung Cộng.
Trích từ: Giải thể văn hoá đảng