Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Bản chất của ĐCSTQ: Phê phán phần tử trí thức

Bản chất của ĐCSTQ: Phê phán phần tử trí thức
Trung Cộng không tán đồng với quan niệm đạo đức truyền thống mà phần tử trí thức đại biểu, nhưng phải dùng phần tử trí thức làm trung gian cải tạo tư tưởng của những người bình thường. Do vậy ngay khi vừa mới nắm quyền, việc đầu tiên Trung Cộng phải làm chính là cải tạo tư tưởng của phần tử trí thức.

“Tả truyện” viết: “Thái thượng hữu lập đức, kỳ thứ hữu lập công, kỳ thứ hữu lập ngôn, tuy cửu bất phế, thử chi vị bất hủ.” (Thái thượng lập đức, tiếp nữa lập công, tiếp nữa lập ngôn, dù lâu mà không bị phế bỏ, nên gọi nó là bất hủ) Văn hóa truyền thống Trung Quốc đã cung cấp cho phần tử trí thức vũ đài lịch sử vinh quang quần tinh chói sáng, địa linh nhân kiệt.

Việc cải tạo tri thức phần tử cũng được Trung Cộng coi là một bước vô cùng quan trọng. Xã hội truyền thống Trung Quốc nói về bốn giai tầng là “Sỹ, Nông, Công, Thương”. Trong đó “Sỹ” là gọi tắt của phần tử trí thức. Giai tầng “Sỹ đại phu” là người gánh vác truyền thống đạo đức. Do đó từ góc độ đạo đức mà xét, họ thậm chí còn có lời nói có trọng lượng hơn cả người thống trị. Trung Cộng không tán đồng với quan niệm đạo đức truyền thống mà phần tử trí thức đại biểu, nhưng phải dùng phần tử trí thức làm trung gian cải tạo tư tưởng của những người bình thường. Do vậy ngay khi vừa mới nắm quyền, việc đầu tiên Trung Cộng phải làm chính là cải tạo tư tưởng của phần tử trí thức.

Tháng 06 năm 1950, khi Mao Trạch Đông phát biểu tại trong phiên họp toàn thể thứ 3 của Đại hội đảng toàn quốc khóa 7 của Trung Cộng đã nhấn mạnh, đối với phần tử trí thức “phải dùng họ, đồng thời phải giáo dục và cải tạo họ. Phải để họ học một số chương trình học như lịch sử phát triển của xã hội, lịch sử thuyết duy vật…”. Cái mà Mao gọi là giáo dục và cải tạo không gì khác ngoài việc lệnh cho thầy cô giáo các trường trung học, đại học phải đọc ba văn kiện lớn về chính trị hiệp thương, lịch sử phát triển xã hội và bài luận Tân chủ nghĩa dân chủ. Bắt đầu từ mùa thu năm 1951, Trung Cộng đã tổ chức cho hàng loạt phần tử trí thức tham gia hoặc tham quan các cuộc vận động như kháng Mỹ viện Triều, cải cách ruộng đất và trấn áp cuộc vận động phản cách mạng. Chuỗi các cuộc vận động đẫm máu khiến rất nhiều phần tử trí thức nhìn thấy sự tàn nhẫn và độc ác của Đảng Cộng sản, khiến rất nhiều người sợ đến mềm cả cột sống. Tháng 01 năm 1952, Ban thường vụ Chính trị Hiệp thương Nhân dân toàn quốc đưa ra “Quyết định về việc triển khai vận động học tập cải tạo tư tưởng nhân sỹ các giới”, tức là đưa những phần tử trí thức sau khi được cải tạo, mở rộng những tư tưởng mà Trung Cộng nhồi nhét cho họ ra toàn quốc, cải tạo tư tưởng của tất cả người khác.

Từ sớm sau khi cuối thời nhà Thanh phế bỏ khoa cử, trong phần tử trí thức có rất nhiều người quay sang lệ thuộc vào đảng cầm quyền. Quá trình này là một quá trình thống khổ, cũng là quá trình phần tử trí thức “chủ động” tiến hành chuyển biến tư tưởng. Sự chuyển biến này đương nhiên sẽ không được Trung Cộng cho là đủ. Bởi vì cho dù phần tử trí thức cho rằng họ cần giương cao lá cờ dân chủ và khoa học, nhưng tuyệt đại đa số học vấn tu thân lập mệnh của Nho gia vẫn được cho là chuẩn tắc để xét đoán thị phi. Đây chính là điều mà Trung Cộng không thể dung nhân được.

Tháng 12 năm 1939, trong bài phát biểu “Cách mạng Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc”, chỉ bằng một nét bút Mao Trạch Đông đã khoanh phần tử trí thức vào “phạm trù giai cấp tiểu tư sản”. Trong những năm tháng coi đấu tranh giai cấp là nòng cốt, cái mũ “giai cấp tiểu tư sản” này đã khiến phần tử trí thức không thể ngóc đầu lên được.

Trung Cộng thông qua bộ máy tuyên truyền của mình ca ngợi công nhân và nông dân, biến kiến thức nông cạn của họ thành động lực cách mạng, tuyên truyền “sự thù hận của giai cấp chất phác” dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sẽ có thể khiến cách mạng đi tới thắng lợi. Mặt khác, phần tử trí thức “được” điện ảnh gán cho bộ mặt với dấu hiệu đặc thù – đeo một cặp mắt kính, co ro cúm rúm, cố chấp vào sách vở, xem thường quần chúng, làm việc chủ quan…

Năm 1958, bộ phim “Cô gái Thượng Hải” trình chiếu không lâu liền bị phê bình gay gắt. Nguyên nhân rốt cuộc lại là: “Thứ nhất, phần tử trí thức không có một bí thư đảng ủy hay bí thư chi bộ nào phê bình, giáo dục, mà lại có thể kiên định nguyên tắc, phát huy tài cán của mình trong xây dựng, thì đây chính là thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng, phản đối sự lãnh đạo của Đảng; thứ hai, không viết về những khuyết điểm của phần tử trí thức như tính mềm yếu, hay dao động, thoát ly hiện thực, thoát ly quần chúng… Đó là tô vẽ cho giai cấp tư sản, phần tử trí thức; Thứ ba, biểu hiện ông chủ bị ảnh hưởng bởi một số tư tưởng lạc hậu của công nhân mới dẫn tới nôn nóng cầu thành công… Đây chính là bôi nhọ bộ mặt của giai cấp công nhân.” Nguyên nhân của điểm thứ ba cũng là cách gây gián cách cho quan hệ giữa công nhân và phần tử trí thức.

Sự tuyên truyền vu khống này nhắm vào phần tử trí thức đã khởi tác dụng cực lớn, vì nguyên nhân của nó là ở chỗ phần tử trí thức vẫn luôn là người lãnh đạo tư tưởng của xã hội, vẫn luôn là người phát ngôn trước những vấn đề của xã hội, vẫn luôn là người truyền thừa và phân tích trình bày  Văn hóa truyền thống. Sau khi hình tượng của phần tử trí thức bị bôi nhọ, những giá trị mà họ đại biểu cũng theo đó mà bị đảo lộn. Trong mắt quần chúng, phần tử trí thức không còn là đối tượng được trân trọng và xin chỉ giáo, mà là đối tượng để cười nhạo và phê phán.

Nếu như nói những lời vu khống trên thuộc về “bôi nhọ danh dự”, thì việc chặn đứng bát cơm của phần tử trí thức chính là “vắt kiệt tài chính”, từ cuộc vận động phản Hồ Phong đến phản cánh hữu, cách mạng Văn hóa lại là một phần của “hủy hoại thể xác”. Rất nhiều những nhân sỹ dân chủ cùng Trung Cộng vào sinh ra tử, dốc sức trợ giúp trong những năm cướp chính quyền, đã rất ngây thơ cho rằng mình là công thần khai cơ lập nghiệp, do đó Trung Cộng “thực tâm đối đãi, vinh nhục cùng hưởng”, cũng sẽ cho họ với tinh thần trách nhiệm xã hội cao cả và có hoài bão to lớn có cơ hội được thi triển. Trong lời mời trăm hoa đua nở “chân tình”, những cao nhân nghĩa sỹ “kẻ sỹ chết vì người tri kỷ” này, càng là chính nghĩa hừng hực, thì lại càng ngã một cách thê thảm hơn. Khi mọi người được chứng kiến những gì Trung Cộng làm, khi hàm nghĩa chân thực của “thiên hạ của Đảng” cuối cùng cũng hiện rõ cho thiên hạ: “chuyên chính dân chủ nhân dân hay còn gọi là độc tài dân chủ nhân dân”. Những văn nhân nổi tiếng như Chương Bá Bách, Chương Nãi Khí, La Long Cơ, Trữ An Bình,… dù là tiến sỹ hay du học sinh yêu nước mà quay trở về hay nhà tư bản hiến tài sản cho Trung Cộng, những vị trí từ bộ trưởng, giáo sư, nhà văn, tổng biên tập, phóng viên v.v.. đều lần lượt bị ném vào “chuồng bò” cánh hữu của Đảng Cộng sản, đến chết họ cũng không thể hiểu rõ “dân chủ” và “độc tài” có thể được Trung Cộng kết hợp thành “chuyên chế nhân dân” như thế nào trong hiện thực lạnh lùng đó. Những phẩm cách truyền thống được ca ngợi đời đời trong lịch sử Trung Quốc như “tinh trung báo quốc”, “xả thân vì nghĩa”, “nhân cách tôn nghiêm”, “lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ” đều mất đi trên vũ đài lịch sử kể từ sau khi thế hệ cuối cùng của những nhân sỹ bác học học giả uyên thâm chết trong đơn độc . Mọi người hoảng sợ khi thấy rằng cái Đảng Cộng sản vốn tích cực treo lên miếng mồi thiên đường nhân gian ấy, nhưng điều nó gây dựng trước tiên lại là địa ngục nhân gian.


Ảnh: Đại Kỷ Nguyên

Những người may mắn sống sót, từ đó phải run sợ, không dám tiếp tục nhắc tới giá trị truyền thống, không dám tiếp tục kiên trì giữ tư tưởng độc lập và nhân cách của phần tử tri thức nữa. Ví dụ như Phùng Hữu Lan, Quách Mạt Nhược, chỉ vì một câu phê bình của Mao Trạch Đông mà sợ tới mức gấp rút thay đổi quan niệm học thuật của mình. Đối với phần tử trí thức mà nói, tư tưởng độc lập và nhân cách cũng như là sinh mệnh. Sự phá hủy này đã khiến nội tâm của phần tử trí thức vô cùng đau khổ, ngòi bút cũng không thể lột tả hết.

“Phần tử tri thức” đã từng là từ đồng nghĩa với “đạo đức”, đại diện cho hình tượng xã hội thanh bần, chính nghĩa, trí thức, hàm dưỡng, không nịnh nọt bợ đỡ. Đến thời Giang Trạch Dân, trong giới quan chức của đảng xuất hiện vai trò này – “thợ trang điểm chính trị”, quá khác biệt so với văn nhân chính thống. Họ là những người thợ thủ công, nịnh hót bợ đỡ trên vũ đài chính trị, không còn phò tá quân tử thánh hiền, mà là hùa vào cùng quân đầu trộm đuôi cướp Giang Trạch Dân.

Trong vũng máu thảm sát bởi xe tăng và súng máy, trong tiếng sóng phản đối và lên án của cộng đồng quốc tế, kẻ lên nắm quyền là Giang Trạch Dân cần phải bôi trát một lớp sơn màu chính trị thật dày. Vậy là nhóm văn nhân này phát minh ra cái gọi là “Ba đại diện”. Họ không chỉ tống táng vận mệnh của đất nước về chính trị, mà về phương diện đạo đức còn làm vấy bẩn sự thanh bạch cần có của phần tử trí thức

Tới nay, các “học giả chuyên gia” của Trung Quốc sớm đã không còn giống với phần tử trí thức đã kế thừa văn hóa chính thống và phương thức hành vi sâu dày đó. Trong đó tuyệt đại đa số đều bị tẩy não bằng Thuyết vô Thần, triết học đấu tranh và lịch sử phát triển xã hội của Trung Cộng. Họ chỉ là những nhân viên chuyên nghiệp nắm vững khoa học kỹ thuật, hoàn toàn chưa từng nghiên cứu sâu về văn hóa Nho – Thích – Đạo, lại càng chưa từng dung nhập nó vào cuộc sống.

Trung Cộng ngày nay làm ra thứ biểu ngữ “Tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân tài”, biểu diễn cái gọi là “Đảng ân hạo đãng”. Phần tử ngụy trí thức thì dồn hết sức biên đạo, lặp lại những lý luận để làm luận chứng cho tính hợp pháp về sự thống trị của Trung Cộng, hay là các loại tính hợp lý cho những thảm kịch trong xã hội. Trung Cộng đã thành công trong việc tạo ra tam giác sắt “Tinh anh chính trị, tinh anh kinh tế và tinh anh văn hóa”, điều nó cần là phần tử trí thức giống như Hà Tộ Hưu khi đối diện với công nhân mỏ bị chết trong hầm mỏ đã nói rằng: “Ai bảo anh bất hạnh sinh ra tại Trung Quốc”.

Còn có một số phần tử trí thức bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi Văn hóa đảng, dẫu vẫn còn giữ được lương tri cơ bản làm người, nhưng lại chỉ biết lo cho nước cho dân, nhưng khổ nỗi không có đường báo quốc an dân nên đành phải tranh thủ thân phận “trong thể chế”, mong muốn rằng “cải cách trong thể chế”, gặp phải chuyện gì tìm cách “giải quyết trong thể chế”. Giải quyết trong thể chế chẳng qua là trước tiên xưng thần (bề tôi) với Đảng Cộng sản, thừa nhận quyền khống chế và quyền sử dụng tùy ý của Đảng cộng sản và Văn hóa đảng với mình, từ đó mà xin được một chút quyền phát ngôn đáng thương. Trong một môi trường xã hội không có sự lựa chọn, một số người lớn lên trong sự thấm đẫm của văn học Liên Xô và những tác phẩm “to” của Đảng Cộng Sản, họ trân quý những gì tích lũy trong quá trình bản thân mình trưởng thành, không hề biết rằng đó là thuốc độc, khó có thể vứt bỏ nút thắt trong tâm về lý tưởng với Đảng Cộng sản, ngoài việc gào thét trước những bất công trong xã hội, cũng không thể giúp mọi người nhận rõ Trung Cộng mới thực sự là ngọn nguồn của vạn tội ác. Cách những người này ký thác hy vọng vào Đảng Cộng sản thực ra là dùng nghĩa cử cá nhân mình mà che giấu sự xấu xa của Trung Cộng, kéo dài thọ mệnh của Trung Cộng.

Trích từ: Giải thể văn hoá đảng

Ngày đăng: 13-02-2020