Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Bản chất của ĐCSTQ: Phát triển du lịch tâm linh, thương mại hoá tôn giáo

Bản chất của ĐCSTQ: Phát triển du lịch tâm linh
Các ngôi chùa là nơi để con người tu luyện, để nghe tiếng chuông chùa vào buổi sáng và tiếng gõ mõ lúc hoàng hôn, thờ Phật dưới ánh đèn dầu. Mọi người trong xã hội người thường cũng có thể xưng tội và thờ cúng ở đó. Tu luyện đòi hỏi một trái tim trong sạch không truy cầu bất cứ điều gì. Xưng tội và thờ cúng cũng cần có một môi trường nghiêm túc và trang trọng. Tuy nhiên, các ngôi chùa đã bị biến thành các địa điểm du lịch vì lợi ích kinh tế. Trong số những người thực sự thăm viếng các ngôi chùa ở Trung Quốc ngày nay, liệu có bao nhiêu người đến để suy nghĩ về những lỗi lầm của mình với một trái tim thành kính trước Phật ngay sau khi tắm gội sạch bụi trần và mặc lên mình bộ quần áo mới?

Như Thiếu Lâm Tự, gốc gác của Thiền tông Trung Quốc, ngày nay đã trở thành điểm đến du lịch và nơi quay phim chụp ảnh, phương trượng của Thiếu Lâm Tự bán đứng văn hóa Thiếu Lâm, gần đây y đã quyết định chi 350 triệu nhân dân tệ nhằm biến nơi đất Phật thanh tịnh thành nơi nghỉ dưỡng nên bị gọi một cách chế giễu là “CEO” (Giám đốc điều hành) Thiếu Lâm Tự. Y tôn sùng quan niệm “Thiếu Lâm Tự cũng nên có xí nghiệp”, thế là lái xe việt dã hào nhoáng, đi máy bay chu du thế giới, lên kế hoạch cho những buổi biểu diễn lớn, hàng ngày đều giao thiệp với đủ loại nhân sỹ trong xã hội như những ông chủ lớn của các doanh nghiệp, quan chức chính phủ, bạn bè quốc tế. Đa phần thời gian trong cuộc sống của ông này là dùng để tiếp đãi khách khứa và xử lý công việc. Phương pháp tu luyện “mặt nhìn vào vách núi” do Lão tổ Đạt Ma truyền lại cần có một hoàn cảnh thanh tịnh, đến nay đã không còn lại chút gì.

Trích từ: Giải thể văn hoá đảng

“Kiếm tiền bằng danh nghĩa tôn giáo”. Chùa chiền đã trở thành một “lĩnh vực đầu tư” kiểu mới, phổ biến việc nhận thầu chùa chiền, với mục đích lừa đảo kiếm tiền. Ở điểm du lịch còn xuất hiện vô vàn chùa giả, đạo quán giả, hoà thượng giả, đại sư giả, đạo trưởng giả. Một chuỗi hướng dẫn viên, giảng giải viên, hoà thượng, đạo trưởng câu kết lại lừa đảo du khách tiền đốt hương, tiền pháp khí, tiền tiêu tai…, đủ các thể loại, đã xuất hiện hiện tượng kỳ quặc là chùa chiền đạo quán “phát tài tín ngưỡng”. Việc làm ăn bằng kinh doanh chùa chiền có thể nói là tiền vào như nước, theo báo chí nói một ông chủ ở Tây An nắm giữ 7-8 ngôi chùa, một năm thu được mấy chục triệu tệ.

“Thiếu thần nào thì tạo lấy một vị”. “Chùa Bà Bà” ở huyện Dịch tỉnh Hà Bắc rất hút khách. Nghe nói, trong cái chùa này có thể tìm được mọi loại “thần” mà người ta muốn bái. Muốn thăng quan ư, ở đây có “thần quan”, muốn phát tài ư, ở đây có “thần tài” mà toàn thân buộc toàn là tiền, muốn thăng tiến và học hành, ở đây có “thần học” với những nếp nhăn rất sâu. Nếu như muốn bảo hộ cho bản thân lái xe an toàn, thì ở đây thậm chí còn có “thần xe” trong tay cầm vô lăng. Người quản lý của Chùa Bà Bà còn hống hách nói rằng: “Thiếu thần tiên nào, thì tuỳ tiện tạo lấy một vị.”

Phương trượng còn làm cả CEO, chùa chiền cũng phải niêm yết ra thị trường, nhà chùa trở thành chỗ tốt để kiếm tiền… Ở các quốc gia khác trên thế giới, có những giáo đường trên nghìn năm, thị trường chứng khoán trên trăm năm, vậy mà người ta xưa nay chưa từng nghĩ đến việc giữa giáo đường và thị trường chứng khoán thì có mối quan hệ gì. Trung Quốc dưới sự thống trị của ĐCSTQ, dưới nền giáo dục vô Thần luận, thật sự có thể nói là không điều kỳ lạ gì không có, có những hiện tượng người ta đã nhìn quen quá nên không thấy lạ.

Có người cho rằng, ĐCSTQ không công khai bức hại tôn giáo, cho nên tiến vào tôn giáo để tìm lối thoát. Khi ĐCSTQ dùng lợi ích và thủ đoạn thương mại hoá làm ma biến tôn giáo, khi đoàn thể tôn giáo dưới sự khống chế của ĐCSTQ đã biến thành cây rung tiền (chỉ cần rung là tiền rơi xuống) và công cụ đả kích tín ngưỡng khác của ĐCSTQ, thì cái gọi là tín ngưỡng tôn giáo này cũng biến dị trở thành tín ngưỡng vào vô Thần luận, chủ nghĩa duy vật của tà linh. Thế là tín ngưỡng đã mất đi ý nghĩa, tín đồ không có chỗ để trở về, người ta bị cắt đứt con đường quay trở về, lúc này việc bức hại không công khai cũng đã đạt được mục đích huỷ diệt con người, ĐCSTQ còn hà tất phải công khai bức hại tôn giáo ư?

Trích từ: Mục đích cuối cùng của Chủ nghĩa Cộng sản

Ngày đăng: 13-02-2020