Bản chất của ĐCSTQ: Ngụy tạo giả tướng về tự do tôn giáo
Biểu hiện của ngụy tự do tôn giáo là thế tục hóa tôn giáo, cơ quan hóa đoàn thể tôn giáo, thương nghiệp hóa các trường sở tôn giáo, chính trị hóa hoặc cán bộ hóa những người đứng đầu trong các tôn giáo. Rất nhiều phương trượng trong đền chùa, những trụ trì trong Đạo quán đồng thời cũng là cán bộ của Trung Cộng, họ có cấp bậc hành chính, lĩnh lương, tham gia hội nghị chính trị và hợp tác hiệp thương, thậm chí còn được cấp xe cộ, máy tính, mỗi tuần đều tham gia học chính trị. Điều duy nhất khác với cán bộ Trung Cộng chính là những người này mặc áo cà sa hoặc áo đạo sỹ mà thôi.
Cái mà Trung Cộng gọi là “Tự do tôn giáo” là một loại ngụy tự do, nó có một tiền đề là phải nghe theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nói một cách đơn giản, một người thắp hương, dập đầu, sám hối, cầu nguyện, làm gì cũng được, nhưng khi tín ngưỡng của họ xung đột với Đảng Cộng sản thì nó phải phục tùng Đảng Cộng sản.
Biểu hiện của ngụy tự do tôn giáo là thế tục hóa tôn giáo, cơ quan hóa đoàn thể tôn giáo, thương nghiệp hóa các trường sở tôn giáo, chính trị hóa hoặc cán bộ hóa những người đứng đầu trong các tôn giáo.
Tại Trung Quốc, Cục Tôn giáo là một ban ngành mà chính phủ dùng để khống chế tôn giáo. Rất nhiều phương trượng trong đền chùa, những trụ trì trong Đạo quán đồng thời cũng là cán bộ của Trung Cộng, họ có cấp bậc hành chính, lĩnh lương, tham gia hội nghị chính trị và hợp tác hiệp thương, thậm chí còn được cấp xe cộ, máy tính, mỗi tuần đều tham gia học chính trị. Điều duy nhất khác với cán bộ Trung Cộng chính là những người này mặc áo cà sa hoặc áo đạo sỹ mà thôi. Tâm của họ không đặt vào cõi bồng lai, “tứ đại cũng chẳng giai không nữa”. Đền chùa cũng chỉ là đơn vị công tác của họ mà thôi.
Một biểu tượng khác của ngụy tự do tôn giáo chính là xây dựng một lượng lớn chùa chiền, tổ chức những cuộc đại hội tôn giáo, sửa tượng Phật giáo, in kinh sách, gây cho con người giả tượng về việc Trung Cộng tích cực hỗ trợ tôn giáo.
Trong Bài bình luận số 6 của Cửu Bình viết: “Một lần nữa, hãy lấy các ngôi chùa làm ví dụ. Các ngôi chùa là nơi để con người tu luyện, để nghe tiếng chuông chùa vào buổi sáng và tiếng gõ mõ lúc hoàng hôn, thờ Phật dưới ánh đèn dầu. Mọi người trong xã hội người thường cũng có thể xưng tội và thờ cúng ở đó. Tu luyện đòi hỏi một trái tim trong sạch không truy cầu bất cứ điều gì. Xưng tội và thờ cúng cũng cần có một môi trường nghiêm túc và trang trọng. Tuy nhiên, các ngôi chùa đã bị biến thành các địa điểm du lịch vì lợi ích kinh tế. Trong số những người thực sự thăm viếng các ngôi chùa ở Trung Quốc ngày nay, liệu có bao nhiêu người đến để suy nghĩ về những lỗi lầm của mình với một trái tim thành kính trước Phật ngay sau khi tắm gội sạch bụi trần và mặc lên mình bộ quần áo mới?”
Như Thiếu Lâm Tự, gốc gác của Thiền tông Trung Quốc, ngày nay đã trở thành điểm đến du lịch và nơi quay phim chụp ảnh, phương trượng của Thiếu Lâm Tự bán đứng văn hóa Thiếu Lâm, gần đây y đã quyết định chi 350 triệu nhân dân tệ nhằm biến nơi đất Phật thanh tịnh thành nơi nghỉ dưỡng nên bị gọi một cách chế giễu là “CEO” (Giám đốc điều hành) Thiếu Lâm Tự. Y tôn sùng quan niệm “Thiếu Lâm Tự cũng nên có xí nghiệp”, thế là lái xe việt dã hào nhoáng, đi máy bay chu du thế giới, lên kế hoạch cho những buổi biểu diễn lớn, hàng ngày đều giao thiệp với đủ loại nhân sỹ trong xã hội như những ông chủ lớn của các doanh nghiệp, quan chức chính phủ, bạn bè quốc tế. Đa phần thời gian trong cuộc sống của ông này là dùng để tiếp đãi khách khứa và xử lý công việc. Phương pháp tu luyện “mặt nhìn vào vách núi” do Lão tổ Đạt Ma truyền lại cần có một hoàn cảnh thanh tịnh, đến nay đã không còn lại chút gì.
Tháng 08 năm 2006, giám tự của chùa Hóa Thành-tỉnh Giang Tây cử hành lễ siêu độ Phật giáo cho những nạn nhân bị chết trong vụ thảm sát Thiên An Môn “Ngày 4 tháng 6”, vậy mà bị chính quyền địa phương uy hiếp, bức bách ông phải rời khỏi chùa. Cục trưởng Hà của Cục tôn giáo huyện Quế Dương nói với vị giám tự này rằng: “Ông ăn, uống, chơi gái, đánh bạc đều được, chỉ là không được phản đối Đảng Cộng sản.”
Ngụy tự do tôn giáo đã khiến rất nhiều người không minh bạch chân tướng gia nhập vào những nơi tôn giáo do Trung Cộng tổ chức, những kinh điển mà họ học tập nghiên cứu bị Trung Cộng làm lệch lạc, chính tín của họ bị Trung Cộng dùng lợi ích thế tục để ăn mòn. Đây đều là cái thòng lọng mà Trung Cộng dùng để phá hoại Phật giáo, Đạo giáo một cách có hệ thống.
Đồng thời ngụy tự do tôn giáo cũng khiến hàng loạt những người có nhân phẩm hành vi độc ác xấu xa vốn nghe theo lệnh của Trung Cộng, trở thành người trụ trì tại những ngôi chùa và đạo quán và những người phụ trách hiệp hội tôn giáo các cấp. Một mặt họ tích cực hợp tác với yêu cầu của Trung Cộng, tô son trát phấn cho ngụy tự do của Trung Cộng ngoài quốc tế, mặt khác liều mình vơ vét của cải, thậm chí là ăn chơi, gái gú, cờ bạc. Như hòa thượng trong hai ngôi chùa tại Quảng Đông tới Tam Nguyên chơi gái tập thể; hòa thượng trong ba ngôi chùa cổ tại chùa Quang Hiếu, chùa Pháp Tràng, chùa Nam Sơn chơi gái tập thể; hội trưởng hiệp hội Phật giáo Quảng Đông, hòa thượng Minh Sinh là phương trượng của chùa Quang Hiếu mở một quán ăn chay tên là “Phường Cam Lộ” trong chùa, y dẫn mấy người trông như kỹ nữ đứng trước cửa chùa tiếp đãi thực khách…
Từ cổ chí kim Trung Quốc đã có truyền thống thờ Thần bái Phật, nhưng điều quan trọng phải chỉ ra là những người tới thắp hương cầu nguyện đều tin là những điều không như ý hiện giờ gặp phải chính là do nhân quả báo ứng gây nên, với sự cung kính sám hối, cầu nguyện tương lai sẽ phải làm bao nhiêu việc tốt để bù đắp lại, hy vọng Thần Phật thương tình ban cho chút thuận lợi nhất thời, giải thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn trước mắt. Nhưng những kẻ ngụy nhân sỹ tôn giáo lại làm sai lệch ý nghĩa của việc khấn Thần bái Phật thành việc bố thí tiền tài có thể được bảo hộ, mà hoàn toàn không quan tâm xem những đồng tiền đó có phải là trộm cướp hay tham ô mà có được hay không. Lúc này cầu Thần bái Phật từ “sám hối” trở thành dùng tiền mua chuộc Phật, làm giao dịch với Phật.
Kiểu ngụy tự do tôn giáo “Tham quan bái Phật, hòa thượng gái gú” này có sức phá hoại lớn nhất với chính giáo, rất nhiều người vì vậy mà phê phán tôn giáo là nơi giả tạo, kiếm chác và dâm loạn, kiểu phê phán tự phát này có ảnh hưởng sâu rộng hơn cả việc Trung Cộng trực tiếp bôi nhọ Phật giáo.
Điều cần phải nhấn mạnh là sự phê phán của Trung Cộng nhằm vào Nho giáo, Đạo giáo, Thích giáo là trên nhiều tầng diện, bao gồm cả phê phán từ tầng diện lý luận, tôn giáo hóa khoa học, dùng cái gậy lớn gọi là “khoa học” để tiến hành phê phán Nho giáo-Phật giáo-Đạo giáo (dưới đây gọi tắt là Nho-Thích-Đạo); tổ chức biên chế giới tôn giáo, tiến hành phê phán Nho-Thích-Đạo từ trong nội bộ tôn giáo, tiến hành thanh lý tư tưởng từ trong Đảng, tiến hành yêu ma hóa Nho-Thích-Đạo. Kiểu phê phán này là phê phán kéo dài liên tục trong một thời gian dài, xuyên suốt trong giáo dục, trong cuộc sống, giúp cho việc cường điệu những cuộc vận động chính trị theo định kỳ, người người viết văn, hoặc sao chép văn, cưỡng chế tẩy não v.v… Đồng thời, kiểu phê phán này tiến hành theo kiểu phủ định toàn diện, không còn mảnh đất trống nào để con người có thể lưu giữ tư tưởng truyền thống. Trong sự tuyên truyền hình thái ý thức Vô Thần luận, Thuyết duy vật một cách cuồng nhiệt, trong sự yêu quái hóa ác độc đối với Nho-Thích-Đạo, trong sự uy hiếp bạo lực chính trị, trong sự điên đảo do Trung Cộng sắp xếp cài người vào làm loạn từ trong nội bộ một cách hiểm ác, Trung Cộng đã hoàn thành việc phê phán và thay thế một cách có hệ thống đối với Nho–Thích–Đạo giáo. Ngày nay, đa phần người Trung Quốc đã không biết Nho giáo – Thích giáo – Đạo giáo là gì, chỉ cần một câu “phong kiến mê tín” là đủ để tránh thật xa theo phản xạ có điều kiện, chỉ cần phê phán bằng khẩu hiệu, không cần chứng minh.
Trích từ: Giải thể văn hoá đảng