Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Bài học từ thảm họa ở Vũ Hán

Bài viết của Thụ Cúc

Vũ Hán là một trong những thành phố cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc với di sản văn hóa lịch sử nguy nga tráng lệ. Một trong những sự kiện nổi tiếng nhất từng diễn ra nơi đây là Khởi nghĩa Vũ Xương năm 1911 dẫn đến sự sụp đổ của Nhà Thanh và sự ra đời của Trung Hoa Dân Quốc –– nhà nước cộng hòa đầu tiên ở Châu Á.

Là một trung tâm giao thông quan trọng với dân số 11 triệu người, Vũ Hán cũng là một trong những trung tâm kinh tế của Hoa Trung (miền Trung Trung Quốc), và được mệnh danh là “Chicago của Trung Quốc”. Đây là nơi có hơn 350 viện nghiên cứu, 1.656 doanh nghiệp công nghệ cao, và nhiều đơn vị ươm tạo doanh nghiệp được cấp vốn bởi 230 công ty trong danh sách Fortune 500.

Tuy nhiên, Vũ Hán đã trở thành một thị trấn ma kể từ khi đại dịch virus corona bùng phát. Khi đại dịch chết người này lan ra khắp thế giới, nó đã lây nhiễm cho ít nhất 15 triệu người trên toàn cầu và gây ra cái chết cho hơn nửa triệu người.

Khi xem xét một số sự kiện lớn đã diễn ra ở Vũ Hán dưới thời cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chúng ta có thể phát hiện một số manh mối về lý do tại sao một thành phố huy hoàng một thời lại biến thành tâm chấn của nỗi bất hạnh toàn cầu này.

1958: Thành phố kiểu mẫu trong thời kỳ Đại nhảy vọt

Sau Chiến dịch Chỉnh đốn chống hữu khuynh năm 1957 nhằm hạ thấp giới trí thức, lãnh đạo ĐCSTQ bấy giờ là Mao Trạch Đông tham vọng đưa Trung Quốc vượt qua Anh Quốc và Hoa Kỳ về sản lượng công nghiệp trong vòng 15 năm.

Để đáp lại lời kêu gọi của Mao và biểu hiện của nó trong phong trào Đại Nhảy Vọt năm 1958, nhiều lãnh đạo ĐCSTQ, cán bộ địa phương, và phóng viên ở Trung Quốc đua nhau để trội hơn người khác mà ngụy tạo những con số sản xuất nông nghiệp cao ngất ngưởng.

Chẳng hạn, một cái bắp cải Trung Quốc ở Hà Bắc được báo cáo là nặng 250kg. Ngày 13 tháng 8 năm 1958, tờ Nhân dân Nhật báo đã đăng một cái tít cho biết Ma Thành, một thành phố gần Vũ Hán, có năng suất lúa gần 37.000 cân / mẫu (110 tấn / mẫu Anh), cao gấp khoảng 90 lần so với sản lượng thực tế vào thời điểm đó.

Tin này nhanh chóng được tờ Pravda, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Liên Xô, tái bản. Hơn 100.000 người đã đến thăm “cánh đồng vệ tinh” này để học hỏi kinh nghiệm của nông dân, gồm cả nhiều chuyên gia của các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Đông Đức, Cộng hòa Séc, Triều Tiên, v.v. Thủ tướng Trung Quốc lúc đó là Chu Ân Lai cũng đích thân đến và cho dựng một bộ phim về chuyến thăm của ông.

Vì sao lại có thể báo cáo con số tưởng chừng như nực cười này? Hóa ra là để đánh bại một xã khác, nơi đã báo cáo năng suất đơn vị là 10.000 cân / mẫu, xã Bạch Quả số 1 đã quyết định cân đi cân lại những thúng gạo giống nhau cho đến khi họ đạt mốc 37.000 cân.

Khi một thanh niên trong đoàn thanh tra hỏi họ làm thế nào mà trồng được nhiều lúa với mật độ dày đến vậy, trưởng đoàn đã buộc tội anh ta là “quá đáng” và “chống đối chính quyền trung ương ĐCSTQ và Mao Chủ tịch”. Anh thanh niên này bị kéo sang một bên và bị chỉ trích ngay tại chỗ. Sau đó, anh còn bị gán mác cánh hữu và bị trừng phạt.

Điều này tương tự với những gì đã xảy ra vào giai đoạn đầu đại dịch. Ngày 30 tháng 12 năm 2019, khi bác sỹ Lý Văn Lượng ở Vũ Hán chia sẻ thông tin về virus corona trên mạng xã hội với các đồng nghiệp y tế của mình, anh lập tức bị chính quyền khiển trách và kỷ luật vì “tung tin đồn”. Đáng buồn thay, bác sỹ Lý đã chết vì nhiễm chính chủng virus này sau đó.

Chưa đầy một năm sau thời khắc vinh quang của xã Bạch Quả số 1, Trung Quốc đã phải hứng chịu nạn đói thảm khốc do chính sách phi lý của ĐCSTQ và các lãnh đạo Đảng địa phương mù quáng đi theo đường lối của đảng. Trong làng chỉ còn lại một ít ngũ cốc, khiến dân làng không còn lựa chọn nào khác, đành phải ăn các loại thảo mộc hoang dã và vỏ cây.

Năm 2019, ông Cung Chính Đường, một người sống sót sau thảm kịch, đã nói với phóng viên: “Thực sự là khủng khiếp. Số người chết nhiều đến mức không đếm xuể.”

Theo một thống kê đáng tin cậy, từ năm 1959 đến 1962, khoảng 45 triệu người Trung Quốc đã chết trong nạn đói nhân tạo này. Cho đến nay, các lãnh đạo của ĐCSTQ chưa từng xin lỗi về những việc làm sai trái của họ.

Năm 1967: Vô số thanh niên đã bỏ mạng trên sông Dương Tử

Năm 1962, Mao kêu gọi thanh niên Trung Quốc “thanh tẩy bản thân” ở sông hồ. Bản thân là một vận động viên bơi lội cừ khôi, lần cuối Mao bơi ở sông Dương Tử là ngày 16 tháng 7 năm 1966, ở tuổi 73. Để kỷ niệm việc Mao bơi trên sông Dương Tử, ngày 1 tháng 8 năm 1967, chính quyền ĐCSTQ ở Vũ Hán đã tổ chức sự kiện “Vượt sông Dương Tử”.

Đối với nhiều người, sự kiện này đã trở thành một ngày thảm khốc.

Với sự cuồng tín đối với Mao, ông ta được tâng bốc như kẻ cao hơn cả thần thánh. Thanh niên trẻ, phần lớn là sinh viên các trường cao đẳng và đại học, đã tham gia sự kiện vượt sông này với niềm tự hào và vinh dự.

Hàng chục nghìn khán giả chen chúc dọc bến tàu Hán Dương ngày hôm đó. Trời nóng như đổ lửa, có những người đã ngất xỉu vì cái nắng hè như thiêu như đốt của trong khi hết quan chức đến quan chức kia phát biểu dài dòng. Mọi người bắt đầu náo loạn.

Đúng lúc ấy, tiếng súng khai nổ, đám đông đổ xô xuống sông. Hàng nghìn người chen nhau xông vào qua lối vào chỉ rộng 20 mét. Một cuộc giẫm đạp bắt đầu –– có người bị giẫm đạp đến chết, có người bị ngạt thở đến chết, có người bị đẩy xuống sông mà chết đuối.

Một người sống sót nhớ lại cơn ác mộng này: “Vừa nhảy xuống sông, đầu và vai tôi lập tức bị mấy bàn tay dìm xuống nước. Theo bản năng, tôi kéo và đá để cố ngoi lên mặt nước, nhưng tôi cảm thấy quanh mình toàn những tay, chân và thân người quẫy đạp loạn xạ trong nước. Cuối cùng, tôi cũng ngoi được lên mặt nước, nhưng chẳng thấy bạn bè của tôi đâu cả. Tôi chỉ có thể nhìn thấy vô số cái đầu đang ngóp ngóp trong nước, như cái nồi luộc bánh cái nổi, cái chìm.”

Phòng đông lạnh của Nhà máy Chế biến thịt Vũ Hán chất đầy thi thể của sự kiện này, các bệnh viện và nhà tang lễ cũng vậy. Không ai biết chính xác số người chết là bao nhiêu.

Năm 1999: Tội ác của Đài Truyền hình, Ngành Giáo dục và Y tế Vũ Hán

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công. Đài Truyền hình Vũ Hán đi đầu trong chính sách bức hại của ĐCSTQ; ngay cả trước khi chính thức khởi xướng cuộc đàn áp này, người đứng đầu đài truyền hình lúc đó là Triệu Trí Chân đã theo sát Đảng và ra một chương trình phỉ báng Pháp Luân Công. Bộ phim dài 6 giờ này sau đó đã được ĐCSTQ dùng làm tài liệu tẩy não để vu khống Pháp Luân Công và được phát sóng trên toàn quốc để kích động mọi người thù ghét môn tu luyện tâm linh ôn hòa này.

Hậu quả là vô số người bắt đầu thù ghét Pháp Luân Công. Hành động này của Đài Truyền hình Vũ Hán, do Triệu Trí Chân dẫn đâu, đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Đáng buồn là, ngành giáo dục của Vũ Hán cũng hùa theo ĐCSTQ và tích cực tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công như một nhóm xã hội đen. Chẳng hạn, Đại học Vũ Hán đã thành lập cái gọi là “Hiệp hội Chống Tà giáo Hồ Bắc” trong khuôn viên trường, biên soạn tài liệu giảng dạy để bôi nhọ Pháp Luân Công và tuyên truyền thông tin sai lệch về môn tu luyện này ra xã hội quốc tế. Vô số người, nhất là thanh niên, đã bị tẩy não bởi những cuốn sách giáo khoa bôi nhọ và cái gọi là kết quả nghiên cứu để rồi mù quáng đứng về phía ĐCSTQ.

Tệ nhất là các tổ chức y tế của Vũ Hán đã tích cực tham gia vào tội ác chống lại loài người – cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công. Theo báo cáo của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc Bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG), Lâm Chính Bân và hơn 80 bác sỹ khác tại Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán, cùng 48 người khác từ Bệnh viện Liên minh Vũ Hán, đã tham gia vào việc thu hoạch nội tạng. Năm 2014, các nhà điều tra phát hiện chỉ riêng Bệnh viện Hiệp Hòa đã thực hiện gần 3.000 ca ghép thận, và đến năm 2018, con số này đã lên đến con số khiến người ta phải giật mình là 6.000 ca, cao nhất trong số các bệnh viện ở Trung Quốc. Sự tàn bạo này vẫn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay.

Ngoài ra, Vũ Hán là một trong những thành phố bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất. Trong 21 năm qua, có hơn 60 trung tâm tẩy não ở các quận của thành phố này đã bức hại hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công dưới nhiều hình thức như đánh đập, cấm ngủ triền miên, sốc điện bằng dùi cui điện ở những vùng nhạy cảm, trói ở những tư thế gây đau đớn, và nhiều hình thức tra tấn thể xác và tinh thần khác.

Ngày 10 tháng 6 năm 1999, Phòng 610, một tổ chức giống như Gestapo do ban lãnh đạo trung ương ĐCSTQ thành lập với mục đích công khai là bức hại Pháp Luân Công. Bộ máy của nó có mặt ở tất cả các cấp chính quyền trên khắp Trung Quốc. Phòng 610 tại Vũ Hán, cảnh sát địa phương, và cơ quan tư pháp đã thông đồng để tống các học viên đến các trại lao động và nhà tù, trong đó nhiều người đã chết vì bị tra tấn.

Một trong số những nạn nhân là bà Lưu Lợi Hoa, 50 tuổi, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Công nghệ Nông nghiệp Quận Hồng Sơn ở Vũ Hán. Bà Lưu đã bị bức hại nhiều lần vì nói với mọi người về Pháp Luân Công và từ chối từ bỏ đức tin vào nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công.

Ban đầu, bà bị giam giữ hai năm tại trại tạm giam Số 1 Thành phố Vũ Hán và Trại Lao động Cưỡng bức Hà Loan. Tại đó, bà bị trói vào “giường chết” và bị treo lên không trung vì luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công. Sau đó, bà bị tống vào một trại lao động cưỡng bức khác trong một năm, nơi bà bị đánh đập, bức thực, và bị cấm ngủ bốn tháng ròng.

Tháng 4 năm 2003, bà lại bị nhân viên từ Phòng 610 bắt giữ phi pháp và bị đưa vào Trung tâm Tẩy não Hồ Thang Tốn, và lại bị tra tấn. Bà bị suy kiệt và qua đời vào ngày 9 tháng 6 năm 2006.

Thức tỉnh khi đối mặt với thảm họa

Vũ Hán là nơi đầu tiên bị virus corona tấn công và phải chịu thiệt hại rất nặng nề. Do chính quyền ĐCSTQ che đậy nên đến nay vẫn chưa biết chính xác số người chết ở Vũ Hán cũng như toàn Trung Quốc. Con số chính thức là hơn 4.000 người, nhưng nhiều bằng chứng, kể cả số bình tro cốt trả cho gia đình các nạn nhân của chủng virus này, cho phép ước tính số người chết ít nhất là 60.000 người tại Vũ Hán.

Đại dịch này đã khiến nhiều người thức tỉnh, cả ở Trung Quốc và trên thế giới.

Ngày 14 tháng 3 năm 2020, trong bài báo của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) có tựa đề “Tôi có nghĩa vụ lên tiếng thay cho những người đã khuất” (I Have the Obligation to Speak for the Dead), Đồ Long, một thanh niên sinh trưởng ở Trung Quốc trong những năm 1990, từng tin rằng chỉ cần anh không nói gì khác lạ và làm một “công dân ngoan ngoãn” thì có thể thăng tiến trong cuộc sống. Nhưng cách nhìn của anh đã hoàn toàn thay đổi sau khi biết sự thật nhờ đọc thông tin bên ngoài bức tường lửa của ĐCSTQ. Giờ đây, anh không thể im lặng được nữa.

“Khi họ trục xuất ‘lao động cấp thấp’ [lao động nhập cư] ở Bắc Kinh, tôi tự nhủ, mình đã làm việc rất chăm chỉ. Tôi không phải là một ‘lao động cấp thấp’, tôi sẽ không bị trục xuất.“

“Khi họ xây trại tập trung ở Tân Cương [dành cho người Duy Ngô Nhĩ], tôi nghĩ, tôi không phải là người dân tộc thiểu số, tôi không có tín ngưỡng tôn giáo, vì vậy tôi sẽ không gặp rắc rối.”

“Tôi đồng cảm với nỗi khổ của người dân Hồng Kông, nhưng tôi nghĩ mình sẽ không xuống đường biểu tình [vì dân chủ], vì nó không liên quan gì đến tôi.”

Anh cho biết. “Lần này nó đã ập đến quê hương tôi. Nhiều người xung quanh tôi đã mắc bệnh, có người đã chết, vì vậy tôi không thể chịu đựng thêm được nữa”.

Đồ Long phẫn nộ trước cách xử lý đại dịch của các quan chức ĐCSTQ.

“Cho đến hôm nay, không những không có [quan chức nào] bước ra xin lỗi người dân Vũ Hán, mà họ còn bảo chúng tôi phải thù hận Hoa Kỳ, chúng tôi phải thù hận Nhật Bản, chúng tôi phải thù hận Hàn Quốc, chúng tôi phải thù hận Đài Loan, và chúng tôi phải thù hận Tạp chí Phố Wall. Không ai đứng ra chịu trách nhiệm”, anh nói.

Đồ Long thấy thật lố bịch khi các quan chức bắt đầu ca ngợi ĐCSTQ vì “sự lãnh đạo sáng suốt” và ăn mừng “thành công rực rỡ” của nó khi mà người dân vẫn đang mắc bệnh và chết dần.

Đồ Long cũng ngẫm lại bản thân khi lên án ĐCSTQ: “Phần lớn người Trung Quốc, kể cả tôi, không hẳn là vô tội. Chúng tôi để mặc cho lãnh đạo ĐCSTQ làm điều ác, và có những người thậm chí còn tiếp tay cho họ hành ác.”

Những gì Đồ Long nói chứng minh phát ngôn nổi tiếng của ông Edmund Burke, một chính khách và triết gia người Ireland vào thế kỷ 18: “Điều duy nhất giúp cái ác chiến thắng là những người tốt không làm gì cả.”

Đồ Long đại diện cho một bộ phận lớn người dân Trung Quốc không còn tin tưởng vào ĐCSTQ và đang khao khát tự do.

Trên bình diện quốc tế, một liên minh toàn cầu nhằm buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về những hành vi hung hăng và tội ác của nó đang dần hình thành và mở rộng nhanh chóng. Ngày càng có nhiều chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp và những người khác nhận ra rằng ĐCSTQ sẽ không bao giờ tuân thủ những quy tắc và giá trị mà các nước vẫn tuân thủ như người ta vẫn kỳ vọng về một chính phủ đường hoàng, có trách nhiệm; và rằng “chính sách nhân nhượng” trước đây khi ứng xử với ĐCSTQ sẽ khiến thế giới thêm bất ổn và hỗn loạn hơn. Họ đã nhận ra rằng phải trực diện đối đầu với ĐCSTQ.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ: “21 năm bức hại các học viên Pháp Luân Công là quá dài và nó cần phải chấm dứt”.

Hơn 600 nghị sỹ từ 30 quốc gia cũng đã ký một tuyên bố chung ủng hộ Pháp Luân Công và kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại này.

Nhiều người cho rằng đây không chỉ là vấn đề giữa Pháp Luân Công và ĐCSTQ mà là cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa chính và tà, và là một khảo nghiệm dành cho tất cả chúng ta. Rất có thể khi cuộc bức hại tàn bạo những người vô tội này kết thúc, đó sẽ là một bước ngoặt đối với Vũ Hán và Trung Quốc.


Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/23/408069.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/3/186170.html

(Theo Minh Hue Net)

Ngày đăng: 30-09-2020