Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Chương 6: Dùng “hận” để lập quốc – Đất nước đã không còn là đất nước (Phần thượng)

Mục lục:

Lời dẫn: Đảng cộng sản dùng “hận” để lập quốc
1. Bộ máy khuếch trương tà ác siêu cấp
2. Trung Cộng biến người ta thành không còn là người
1) Tư tưởng
(1) Không biết gì về văn hoá truyền thống, trống rỗng về đạo đức
(2) Con người đối với nhau như lang sói, làm ra đủ loại chuyện xấu
(3) Con người lừa dối lẫn nhau
(4) Vượt xa mức độ “chỉ vì lợi
(5) Thời đại biến đổi thành xấu xa
2) Ngôn ngữ
(1) Ngôn từ của Đảng giống như cương thi
(2) Mở miệng là nói dối
(3) Phổ biến ngôn từ lưu manh
(4) Lời lẽ thô tục phô thiên cái địa
3) Hành vi thấp kém
4) Người giống quái vật, không giống người

* * ** * *

Lời dẫn: Đảng cộng sản dùng “hận” để lập quốc

Tà linh cộng sản chủ yếu là do “hận” cấu thành. “Hận” là một chủng vật chất, nó có sinh mệnh, hoặc có thể nói “hận” chính là một chủng sinh mệnh, chính là nhân tố căn bản cấu thành nên tà linh cộng sản.

“Hận” và “thù hận” là khác nhau. Thù hận là vì thù mới sinh ra hận, là có lý do, có nguyên nhân; nhưng hận là vô duyên vô cớ. Giống như hận của quỷ Satan với Thiên Chúa, hận của Marx đối với Thần, là một loại hận hết sức tà. Đó là vật chất bại hoại và cảm tình hung ác mà tà ác dựa vào để duy trì sự tồn tại của sinh mệnh, đố kỵ, thù hận và khao khát đánh đổ Sáng Thế Chủ.

“Hận” tạo thành sự chống đối và bài xích Thần. Chỉ khi thừa nhận sinh mệnh trong vũ trụ tồn tại tại các tầng khác nhau, thừa nhận Thần là sinh mệnh cao cấp mới có thể kính Thần, nhưng Satan là xuất phát từ hận và tật đố, không muốn thừa nhận rằng Thần cao hơn nó, vì vậy muốn khiêu chiến với Thần, bị Thần đánh hạ xuống.

Tà linh cộng sản do hận cấu thành, nó còn dốc toàn lực để rót hận vào tâm lý con người, quán nhân tố vật chất hận vào một tầng vi quan của thân thể, làm nó trở thành một bộ phận cấu thành nên sinh mệnh con người, để nó kích phát những thứ xấu ác của nhân tính, như tật đố, tranh đấu, bạo lực, khát máu, v.v. Bởi vậy, trong trường vật chất của  Trung Quốc cộng sản, dường như mỗi người đều bị nhuốm trong hận, hầu như đều có một loại hận vô duyên vô cớ. Chỉ cần tà linh cộng sản kích động quấy nhiễu, thì loại vật chất này sẽ phun ra như chai champagne bị lắc mạnh, sẽ tạo thành trường năng lượng phụ diện khổng lồ, nhanh chóng bao phủ phạm vi sinh tồn của con người.

“Hận” tạo thành nguồn lực sản sinh ra bạo lực, tàn sát. Những năm 70 của thế kỷ 19, công xã Paris xuất thân từ lưu manh lần đầu tiên thực tiễn hóa lý luận của Chủ nghĩa Cộng sản là sử dụng bạo lực để đoạt lấy chính quyền, được Marx, Angels cùng những lãnh tụ cộng sản này như Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông ca ngợi nhiều lần. Marx đã tổng kết “kinh nghiệm” của công xã Paris, cho rằng sự thất bại của công xã Paris chính là do không sử dụng bạo lực của giai cấp vô sản để đánh sập bộ máy quốc gia, “Giai cấp vô sản không thể chỉ đơn thuần nắm được chính quyền, mà phải thông qua bạo lực để phá hủy hết thảy chế độ đang tồn tại”. Về sau, điều này được tôn thành học thuyết giai cấp vô sản chuyên chính bạo lực của lập trường căn bản của Chủ nghĩa Cộng sản. Do “hận” thúc đẩy, Trung Cộng còn muốn “dưới điều kiện chuyên chính của giai cấp vô sản mà tiếp tục cách mạng”.

Loại “hận” này là nguồn nguyên lai căn bản của Chủ nghĩa Cộng sản. “Hận” và tâm tật đố có sự liên kết mật thiết, tâm tật đố sinh ra chủ nghĩa bình quân tuyệt đối, chính là không cho phép bất cứ ai giỏi hơn, tài phú hơn bản thân, hận tất cả những người ưu tú và những việc xuất sắc. “Người người bình đẳng”, “thiên hạ đại đồng” mà Chủ nghĩa Cộng sản cổ suý chính là một loại biểu hiện của cái “hận” này. Rất nhiều người Trung Quốc khi giáo dục trẻ nhỏ và khuyến khích chúng “tiến lên”, đều là vận dụng xúi giục phương thức khiêu khích tâm tật đố, lấy việc “đánh bại người khác” để làm động lực tiến lên.

Đảng cộng sản dùng “hận” để lập quốc, dùng ác để trị quốc, cái “chủ nghĩa ái quốc” được tuyên truyền mạnh mẽ ấy, kỳ thực là “chủ nghĩa của hận”. Trong từ điển của đảng, “ái quốc” mang ý vị là hận nước Mỹ, hận Tây phương, hận Nhật Bản, hận Đài Loan, hận Tây Tạng, hận xã hội tự do, hận giá trị phổ quát của thế giới, hận những người tốt tu luyện “Chân-Thiện-Nhẫn”, hận tất cả những người bị cho là “kẻ địch” của Trung Cộng; “yêu đảng” chính là hận tất cả những người và những gì mà đảng cho rằng có thể tạo thành chướng ngại đối với bản thân đảng.

Con người không biết rằng “hận” là nhân tố vật chất cấu thành tà linh, là tà linh cưỡng chế rót vào thân thể con người, còn ngộ nhận rằng loại “hận” vô duyên vô cớ này là cảm tình của bản thân. Loại vật chất “hận” này khiến rất nhiều người Trung Quốc ngày nay mang theo đầy bạo lực, bất cứ lúc nào, bất cứ là trong trường hợp nào đều có thể bộc phát ra ngoài. Cường độ của nó rất lớn, phương thức biểu hiện rất ác độc, thậm chí còn khiến người trong cuộc cảm thấy kinh hoàng không lý giải nổi.

Trung Cộng lợi dụng các thủ đoạn như giáo dục, truyền thông, nghệ thuật, v.v.. quảng bá truyền phát loại vật chất “hận” này, biến học sinh cùng quần chúng thành những con sói tham lam độc ác, không còn giữ được ngay cả ranh giới thấp nhất.

Sau sự kiện thảm sát tại Thiên An Môn năm 1989, kẻ lên nắm quyền Giang Trạch Dân lại càng là hóa thân của “hận”. Cuốn sách “Con người của Giang Trạch Dân” đã phơi bày nguồn gốc của Giang. Năm đó, em trai Lý Nguyên Cát và anh trai Lý Kiến Thành của Tần Vương Lý Thế Dân (chính là Đường Thái Tông sau này) âm mưu mưu sát Lý Thế Dân tại cửa Huyền Vũ nhưng không thành. Sau cái chết của Lý Nguyên Cát, ác linh [của Lý Nguyên Cát] hạ địa ngục hoàn trả nợ nghiệp, bị đả nhập vào cửa vô sinh, hạ vào địa ngục Vô Gián, bị dày vò qua hàng nghìn năm, cuối cùng cũng không còn hình hài sinh mệnh như ban đầu nữa, tư tưởng không hoàn chỉnh, phần còn lại chỉ là một khối khí hận vì ghen tị. Chính khối khí hận vì ghen tị này qua nghìn năm chờ đợi, cuối cùng đã được tà linh tuyển chọn, để cho nó chuyển sinh thành Giang Trạch Dân đầu sỏ của Trung Cộng, và còn trở thành kẻ tội phạm đầu sỏ bức hại Pháp Luân Đại Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn”.

“Hận” là một chủng vật chất. Hành vi do “hận” tạo thành là hỗn độn, không có lý tính, không có đạo đức, điên rồ, không sợ bất cứ hậu quả gì. Đảng cộng sản muốn dùng “hận” để chinh phục thế giới, hủy diệt mọi thứ bao gồm cả nhân loại, và trong quá trình đó bản thân nó tất nhiên cũng sẽ bị hủy diệt. Đây cũng chính là mục tiêu cuối cùng và phương thức thực hiện của Chủ nghĩa Cộng sản.

1. Bộ máy khuếch trương tà ác siêu cấp

Trong mấy chục năm vận động chính trị lấy “hận” làm cốt lõi – tuyên truyền “thuyết vô Thần”, “đấu trời đấu đất”, “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh”, “phẫn nộ lên án”, “vạch trần triệt để”, hôm nay đả đảo thứ này, mai lại đả đảo thứ khác, đối kháng với giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn… để lại cho Trung Quốc vết thương như thế nào đây? Điều người ta thấy là thành tín không còn tồn tại, nhân tâm mục nát, môi trường ô nhiễm, đạo đức sa đọa. Nhưng mà, điều con người vẫn luôn không nhìn thấy được là, Trung Cộng đã chế tạo cho Trung Quốc một cơ chế đáng sợ làm bại hoại đạo đức, hay có thể nói là “bộ máy khuếch trương tà ác”, chính là bộ máy có thể khuếch đại tà ác. Cơ sở của bộ máy này chính là “thuyết vô Thần”, không tin “thiện ác hữu báo”, bài xích giá trị quan truyền thống, cổ suý “dục vọng”. Chúng ta sẽ miêu tả một chút về cơ chế hoạt động của bộ máy khuếch đại này.

Thứ nhất là nói về công năng thâu nhập của bộ máy khuếch đại này. Trung Cộng biến Trung Quốc thành lòng chảo đạo đức của thế giới, hay có thể nói là cái phễu đạo đức, chính là chỗ thấp nhất của đạo đức. Không chỉ là chính mảnh đất đó sản sinh ra đạo đức sa đọa , mà những thứ không tốt trên toàn thế giới đều đổ cả vào Trung Quốc, y như một chiếc thùng rác lớn của quốc tế. Độc giả có thể cảm thấy nói như vậy có chút không quen, nhưng, đây chính là hiện thực do Trung Cộng tạo thành. Sau khi mở cửa đất nước, ma tuý, tình dục hỗn loạn, đồng tính, các loại tư tưởng và hành vi biến dị, ùn ùn đổ vào Trung Quốc. Tại mảnh đất đó Trung Cộng đã tạo nên các chủng loại đạo đức suy đồi, lại thêm những thứ rác rưởi từ bên ngoài, hình thành nên sự hỗn loạn đạo đức nhan nhản trong xã hội Trung Quốc.

Thứ hai là nói về tác dụng phóng đại công suất của bộ máy này. “Bộ máy khuếch trương tà ác” mà Trung Cộng chế tạo sẽ làm cho các dạng hỗn loạn về đạo đức phóng đại, phóng đại rồi lại phóng đại hơn nữa. Bởi vì không có sự ước thúc của “Thần” bắt nguồn từ văn hoá truyền thống, lại càng không có tinh thần cai trị theo pháp luật trong xã hội hiện đại, tất cả đều do “dục vọng” chi phối, tự nhiên sẽ bị sa đọa một cách nghiêm trọng. Ví như giải phóng tình dục bản thân nó là một loại biến dị về tư duy xuất phát từ xã hội phương Tây trong những năm 1960, nhưng do chịu sự ước chế của chủ nghĩa bảo thủ đến từ tôn giáo, vậy nên không hề đến mức bùng phát rồi hoàn toàn mất kiểm soát. Sau khi Trung Cộng mở cửa đất nước, giải phóng tình dục du nhập vào Trung Quốc, đúng là phóng đại vô số lần, trở thành trào lưu của xã hội, có thể nói mại dâm ở khắp mọi nơi, chê cười kẻ nghèo chứ không cười phường kỹ nữ, bất kể là bao hai tình nhân, ba tình nhân, N tình nhân trở thành vốn để quan lại khoe khoang với nhau, xã hội trên xuống cạnh tranh với nhau, mảnh đất rộng lớn Trung Hoa bị làm cho ô yên chướng khí. Cái gì Trung Cộng mở cửa triệt để nhất? Không phải kinh tế, tất nhiên lại càng không phải là chính trị, chỉ một chữ, chính là “tính” (tình dục), ba mươi năm đã hoàn thành được sự chuyển biến triệt để từ “tính cách mạng” sang “cách mạng tính” (cách mạng tình dục).

Nói đến “bộ máy khuếch trương tà ác” này, “tham nhũng” [1] cũng là một ví dụ điển hình. Quốc gia nào cũng có tham nhũng, điều này không phải là giả, có thể nói rằng nơi nào có người nơi đó có tham nhũng. Nhưng, sự tham nhũng dưới thống trị của Trung Cộng, thì đến hôm nay trên thế giới không có cái thứ hai, lịch sử của nhân loại cũng không có cái thứ hai. Tham nhũng của Trung Cộng là toàn đảng tham nhũng, là tham nhũng có tính chế độ. Có người nói Ấn Độ cũng tham nhũng, nhưng từ tổng thống Ấn Độ trở xuống thì các quan chức đều gần như đi cùng một loại xe sản xuất trong nước, cùng màu sắc, cùng kiểu dáng, cùng nhãn hiệu. Căn nhà đẹp nhất của Ấn Độ luôn là trường học, chứ không phải là toà nhà của chính phủ. Ấn Độ cũng không có kinh phí công để ăn uống thỏa thích du lịch nước ngoài. Đây không phải do Ấn Độ quá nghèo, mà là quốc hội không chấp nhận chi tiêu theo cách như vậy. Ấn Độ càng không có cái gọi là “Những vụ tham nhũng tày trời”.

So với “hủ nhưng không bại” các quốc gia khác, hủ bại của Trung Cộng là loại hủ bại thối nát kinh hoàng. Tham nhũng trở thành một phần quy tắc sinh tồn của xã hội Trung Quốc, và trong tâm người dân đành phải âm thầm tiếp nhận.

Cơ chế “phóng đại” của bộ máy này khởi được tác dụng như thế nào? Xem cách Trung Cộng quét sạch đồi truỵ và chống tham nhũng, thì thấy càng quét càng đồi truỵ, càng chống tham nhũng thì càng tham nhũng. Bởi vì chỉ cần không uy hiếp đến sự thống trị của Trung Cộng, thì nó căn bản sẽ không tiêu trừ. Chính vì xúi giục dung túng cho các quan chức Trung Cộng và nhân dân từ trên xuống dưới đắm chìm trong biển dục vọng của các loại đạo đức sa đọa như “cách mạng tình dục” và “tham nhũng”, tà linh Trung Cộng mới thành công trong việc dịch chuyển góc nhìn của người dân đối với Trung Cộng sang một hướng khác, Trung Cộng tà ác mới có thể tùy ý làm điều xấu trên mảnh đất này, mới có thể đàn áp nhóm người này, bức hại đoàn thể kia, đẩy đạo đức người Trung Quốc từng bước từng bước hướng đến bại hoại tột độ.

Thứ ba là nói về năng lực tổng hợp lên men của bộ máy khuếch trương này. Nó có thể tổng hợp các dạng các loại nhân tố bất hảo, khiến vật chất bại hoại phát tác lên men mà tạo ra vật chất và hiện tượng càng tà ác hơn. Lấy dâm loạn và tham nhũng nêu trên để phân tích, rất nhiều trường hợp tham nhũng và mại dâm là có liên quan. Bao tình nhân, sẽ thúc đẩy quan lại tham nhũng; ngược lại tham nhũng sẽ có tiền, cũng sẽ kích thích quan chức “tìm hoa hỏi liễu” gây rối phụ nữ. Hai thứ này đặt cạnh nhau, sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ, trên mảnh đất Trung Quốc diễn xuất ra từng cảnh “quyền, tiền, tình dục” hủ bại dơ bẩn, những màn xú kịch chôn vùi nhân luân.

Thứ tư, bộ máy khuếch trương này còn có chức năng tẩy sạch và hợp lý hoá, bình thường hoá cái ác. Đầu tiên là che đậy sự thật, vì vậy kẻ vốn tự xưng là lớn mạnh như Trung Cộng nhất định phải phong tỏa Internet, phong bế sự thật, cũng không để nhân dân có được tự do ngôn luận truyền thông. Sau đó, “nhất ngôn đường” của Trung Cộng sẽ dùng tà thuyết oai lý để tô son trát phấn cho sự hỗn loạn về đạo đức. “Thiên hạ ô nha nhất bàn hắc” (Tạm dịch: Trên đời này quạ nào chả màu đen) là cụm từ mà Trung Cộng thường dùng để tẩy não người dân. “Tham nhũng, quốc gia nào mà không có tham nhũng?” “Ăn cắp bản quyền, đạo văn, thời kỳ đầu thúc đẩy kinh tế thì quốc gia nào mà không từng đạo văn?” “Dâm loạn, quốc gia nào mà không có quan chức như vậy?” “mại dâm, có những quốc gia còn là hợp pháp!” “Tự do ngôn luận, có quốc gia nào là cho bạn muốn nói gì thì nói đâu? Chẳng phải còn có tội phỉ báng sao?”

Bởi vì người dân không thấy được sự thật, dưới “nhất ngôn đường”, họ dần dần đều tiếp thụ sự giảo biện vô lý méo mó này, chính là cho rằng những sự hỗn loạn đạo đức là khó thoát, mỗi quốc gia đều không tránh khỏi được việc này. Một khi bình thường hoá, hợp lý hoá tà ác và suy sự đồi đạo đức, thì sẽ vĩnh viễn mất đi cơ hội để sửa sai tiến bộ. Xã hội Trung Quốc mỗi năm đều hô hào về “khủng hoảng niềm tin”, nhưng tại sao càng ngày càng khủng hoảng? Đây chính là nguyên nhân.

Trung Cộng còn thường mượn lời rằng giải quyết bất cứ việc xấu nào đều “cần một quá trình”, lừa dối rằng sự việc nào rồi cũng sẽ dần dần tốt lên. Năm đó rất nhiều quan chức cao cấp của Trung Cộng phản đối Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công, nói rằng Pháp Luân Công đề cao đạo đức con người, ổn định xã hội, nhưng Giang áp chế tất cả và nói, “Kinh tế phát triển mạnh lên, thì đạo đức tự nhiên cũng tốt lên”. Chúng ta hãy quay đầu lại nhìn xem, trong “biển dục vọng” phát triển kinh tế thì đạo đức suy đồi còn nhanh hơn. Cái “quá trình này” mà Trung Cộng nói, chính là quá trình dùng tà thuyết oai lý để hợp lý hoá, bình thường hoá tà ác đó, chỉ có thể khiến tà ác trở thành càng ngày càng tà ác.

Chỉ biến những thứ phản bình thường thành bình thường vẫn chưa đủ, sự tẩy não dư luận của Trung Cộng còn khiến những thứ bình thường làm thành phản bình thường. Tốt đem nói thành xấu, thiện nói thành ác, triệt để đạt được mục đích chính là nghịch đảo tiêu chuẩn thiện ác.

Đây chính là bốn cơ chế lớn của nguyên lý hoạt động cơ bản của “bộ máy khuếch trương” của Trung Cộng. Đầu tiên là khiến đạo đức trở nên thấp kém, khiến vùng đất Trung Quốc này trở thành cái vũng thấp, là thùng rác của nhân loại về đạo đức bại hoại; sau đó đối với hiệu ứng phóng đại các đạo đức bại hoại này, những hành vi biến dị bại hoại chỉ cần không ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng thì Trung Cộng đều chỉ dọa rồi cho qua, hơn nữa còn thúc đẩy; lại cộng thêm vật chất bại hoại, chúng thúc đẩy lẫn nhau, khiến người tà càng tà, người ác càng ác, không ngừng phá vỡ ranh giới cuối cùng của đạo đức, phóng đại cường độ suy đồi đạo đức, đây cũng chính là thể hiện cụ thể việc hủy diệt đạo đức nhân loại của tà linh cộng sản; cuối cùng là lợi dụng oai lý tà thuyết để hợp lý hoá, bình thường hóa những việc tà ác, đồng thời đem biến điều bình thường thành phản bình thường, thậm chí biến thành yêu ma.

2. Trung Cộng biến người ta thành không còn là người

Trung Cộng không ngừng tẩy não và lừa dối, bại hoại và biến dị, khiến những người trẻ tuổi hiện nay không có văn hoá, không giảng đạo đức, có những người không khác gì sói đội lốt người.

Bắt đầu từ năm 2004, Đại lục lưu hành “văn hóa lang sói”, từ tiểu thuyết, phim đến sổ tay đào tạo công ty, tất cả đều sùng bái “văn hóa lang sói”. Người ta sùng bái cổ suý sói tính hoang dã, tàn bạo, tham lam, bạo ngược, vận dụng vào trong công việc, gọi là “tinh thần chiến đấu”. Nhiều người cho rằng đây là văn hoá “tiên tiến” trong cạnh tranh sinh tồn để giành chiến thắng. Nói cách khác, họ cho rằng con người không cần quan niệm đạo đức, trong cạnh tranh không từ thủ đoạn nào để chiến thắng mới là tiêu chuẩn đo lường trong khi làm việc và hành xử.

Có câu nói quen thuộc: “Độc như rắn rết bò cạp, ác như lang sói”, rắn, bọ cạp, sói đều không có tình thân, thậm chí có thể cắn xé, nuốt cả cha mẹ chúng. Hiện nay rất nhiều thanh niên không có chút quan niệm truyền thống nào, hành động không có giới hạn, ở nhà thì coi mình là nhất, tại nơi công cộng thì đánh chửi cha mẹ, hơn nữa coi cha mẹ như kẻ thù, một khi không hợp ý mình thì ra tay đánh đập tàn nhẫn, dạng người như vậy thì gọi chúng là “lũ sói con”, thật chính xác lắm thay.

1) Tư tưởng

(1) Không biết gì về văn hoá truyền thống, trống rỗng về đạo đức

Sau khi thành lập chính quyền, Trung Cộng đã truyền bá lịch sử bị xuyên tạc cho mấy đời người Trung Quốc, dùng thuyết vô Thần và triết học đấu tranh để tẩy não, khiến cho rất nhiều người Trung Quốc ngày nay không biết gì về văn hoá truyền thống, cho nên dẫn đến việc giá trị truyền thống trong lòng người bị phá vỡ, đạo đức trống rỗng.

Rất nhiều người khi vừa nói đến lịch sử thượng cổ, viễn cổ của Trung Quốc, trong tâm lập tức nghĩ đến “mê tín”. Lọt tai hơn một chút thì nói thành “người viễn cổ xuất phát từ nhận thức đối với hiện tượng tự nhiên và nguyện vọng tốt đẹp chinh phục tự nhiên” mà sáng tạo ra “thần thoại”. Cứ như vậy, như câu chuyện Đại Vũ trị thuỷ từ xưa đến nay trong lịch sử Trung Quốc bị biến thành “chuyện  tưởng tượng thần kỳ”. Nói đến các vị đế vương thời cổ đại, trong lòng họ liền nghĩ đến “chuyên chế phong kiến”, có quyền lực tuyệt đối “vô pháp vô thiên” giống như Trung Cộng. Họ không biết rằng “thiên tử” trong văn hóa  Thần truyền được coi là “con trời”, cần tự thực hành đạo đức, thuận với trời đất. Nếu không, trời cao sẽ trừng phạt ông ta, an bài một người có đức hạnh hơn tới thay thế. Dựa theo đó, người dân có thể theo “thiên lý” mà phê bình đế vương. Xưng hô “thiên tử” cũng không phải là coi đế vương cao bằng trời, chính là muốn nhấn mạnh quyền lực kia là Thần trao cho và cũng chịu ước chế của Thần.

Truyền thống Trung Hoa coi “cung, lương, ôn, kiệm, nhượng” là mỹ đức. Người ngày nay coi đấu tranh, thù hận là “cao thượng”, thậm chí cho rằng người Trung Quốc từ xưa đến nay đều là “đấu với trời, đấu với đất”, bình thường vì một chút chuyện nhỏ mà đánh nhau vỡ đầu chảy máu, đã trở thành “Thiên kinh địa nghĩa”. Trên thực tế dựa vào lễ mà tôn kính Thần, dùng sự cung kính đối đãi với người, ấy mới là “Thiên kinh địa nghĩa” chân chính. Tới Nhật Bản du lịch, rất nhiều người Trung Quốc kinh ngạc về thái độ lịch thiệp khiêm tốn giữa người với người. Kỳ thực đây chính là truyền thống Trung Hoa bị Trung Cộng phá hoại tại quê nhà nhưng lại được Nhật Bản bảo tồn cho đến hôm nay.

(2) Con người đối với nhau như lang sói, làm ra đủ loại chuyện xấu

Người Trung Quốc từ nhỏ đã bị rót vào đầu triết học đấu tranh, thuyết vô Thần và kẻ yếu làm mồi cho kẻ mạnh, tận mắt chứng kiến sự bạo ngược vô đạo và ngang ngược vô lý của chính quyền Trung Cộng. Sau khi lớn lên tất sẽ sùng bái vũ lực, tư tưởng và hành vi chứa đầy sự thô bạo và công kích. Các trang web tin tức của Trung Quốc Đại lục hàng ngày có không ít những câu chuyện nhìn thấy mà kinh tâm như thế này: giết cả nhà, giết cha (mẹ), giết vợ, đầu độc, gây nổ, chém người, giáo viên nhà trẻ hành hạ các cháu bé một cách vô nhân tính, côn đồ đến nhà trẻ đại khai sát giới, cưỡng hiếp bé gái; cưỡng chế dỡ bỏ nhà, nhân viên trị an đô thị đánh người, v.v. đều không phải là trường hợp gì cá biệt.

Trong năm 2004, Trung Cộng uỷ thác cho trang web sina.com tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến quy mô lớn về câu hỏi “Trong chiến tranh thì có nên nổ súng vào phụ nữ và trẻ em hay không”. Trong hơn 3 vạn thanh niên thì có hơn 82,6% số người trả lời là có. Sau nhiều vụ tấn công khủng bố bao gồm cả vụ “11 tháng 9”, đều có rất nhiều dân mạng Trung Quốc hoan hô chúc mừng. Máu lạnh tàn nhẫn như vậy thực sự khiến cho người ta không rét mà run.

Năm 2011, Dược Gia Hâm, sinh viên Học viện Âm nhạc Tây An lái xe đâm phải một phụ nữ đi xe đạp điện, Dược Gia Hâm xuống xe xem xét, phát hiện ra người phụ nữ bị đâm ngã trên mặt đất đang ghi lại biển số xe của anh. Dược Gia Hâm quay trở lại trong xe lấy ra con dao găm mang theo, đâm xối xả 6 nhát dao vào người phụ nữ kia, giết chết người đó. Người học khóa sau của Dược Gia Hâm là Lý Mỗ đăng trên mạng Internet: “Nếu tôi là anh ấy thì tôi cũng đâm… sao lại không nghĩ đến người khác, lại không biết xấu hổ mà đi ghi biển số xe?” Thứ máu lạnh tàn khốc kia thật khiến người ta phẫn nộ.

Năm 2013, Lâm Sâm Hạo, một nghiên cứu sinh thạc sỹ năm 2010 ở Viện y học Thượng Hải thuộc Đại học Phục Đán vì chuyện vặt mà phát sinh mâu thuẫn với Hoàng Dương, người ngủ cùng phòng. Lâm Sâm Hạo đem chất hoá học kịch độc lấy từ phòng thí nghiệm bỏ vào trong ấm đun nước. Hoàng Dương sau khi uống nước đã tử vong.

Tháng 7 năm 2013, ở gần một trạm xe buýt quận Đại Hưng thành phố Bắc Kinh, chỉ vì tranh chấp chỗ đỗ xe mà một người đàn ông lôi đứa bé 2 tuổi của đối phương từ trong xe nôi ra, giơ qua đầu và ném xuống đất. Bé gái được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi và tử vong. “Sự việc ném chết bé gái 2 tuổi trên đường phố Bắc Kinh” khiến xã hội chấn động.

Trong sinh hoạt thường ngày, vì một chút việc vặt mà đánh đập tàn nhẫn đã trở thành tình trạng phổ biến. Người lớn tuổi không thể giải thích được: Người Trung Quốc rốt cuộc làm sao vậy? Tra xét căn nguyên, đây chính là vì đảng cộng sản tôn sùng bạo lực đã lấy nhân tố “hận” đưa vào trong máu người Trung Quốc.

(3) Con người lừa dối lẫn nhau

“Khủng hoảng niềm tin” có lẽ là chủ đề đạo đức được người Trung Quốc chú ý đến nhất. Bởi vì “khủng hoảng niềm tin” trực tiếp làm tổn hại tới lợi ích thiết thân của mỗi cá nhân trong xã hội. Từ “thuốc lá giả”, “rượu giả”, “hoá đơn giả”, lợi dụng quyền chức buôn bán của công ở những năm 80 thế kỷ trước, người Trung Quốc bắt đầu kêu gọi “thành tín”, kêu gọi chống làm giả. Đến đầu thiên niên kỷ này thì lừa dối đã sớm len lỏi vào mọi phương diện của sinh hoạt xã hội, “khủng hoảng niềm tin” khiến cuộc sống từng bước sa vào ngõ cụt, khiến cho người Trung Quốc mệt mỏi cả tâm lẫn thân.

Đến hôm nay, hiện tượng hàng giả chất lượng kém phổ biến tràn lan: từ thực phẩm tới nhà ở, từ hàng hoá đến sửa chữa, đến khám bệnh cầu thầy thuốc, tới cho thuê vợ chưa cưới hoặc chồng chưa cưới để ra mắt cha mẹ, không chỗ nào là không có khủng hoảng niềm tin. Người Trung Quốc ngày nay [sống] thật không dễ dàng, mua rau mua thịt cần có đầy đủ năng lực phân biệt có độc hay không, mua nhà cần phải trở thành chuyên gia phân biệt chất lượng nhà ở, tiêm vắc-xin cho trẻ nhỏ cần có khả năng phân biệt vắc-xin thật giả, thậm chí quyên tiền cho hội chữ thập đỏ đến các loại đơn vị từ thiện cũng cần có khả năng đánh giá tính chân thực của đơn vị đó.

Cua ăn thuốc ngừa thai, trứng gà giả, thuốc tăng độ nạc, phẩm màu đỏ, bao con nhộng độc, sữa bột độc, luận văn giả… tất cả những thứ sao chép làm giả của các ngành nghề hiện nay được gọi là “hàng nhái”, người ta nhìn mãi đã thành quen mắt. Do lượng lớn thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, thuốc diệt cỏ, thuốc sát trùng, thuốc tăng trưởng, thuốc bảo quản… còn sót lại các loại thực phẩm giả, kém, có độc dẫn đến các hiện tượng nam giới bị nữ tính hóa, rối loạn chức năng sinh sản, nữ giới bị rối loạn chức năng sinh lý, khả năng sinh sản thấp, trẻ nhỏ bị dậy thì sớm, trẻ sơ sinh dị dạng bất thường… trở thành vấn đề xã hội càng ngày càng nghiêm trọng. Chuyên gia y học nổi tiếng ở Trung Quốc khẳng định, trong vài thập niên tới thì nam giới Trung Quốc sẽ không còn khả năng sinh sản.

Đối với “khủng hoảng niềm tin”, có người đề xuất, mấu chốt vẫn là sự thành tín của chính phủ. Điều này cũng không sai, “thượng bất chính, hạ tắc loạn” mà. Nhưng Đảng cộng sản có thể thành tín sao? Yêu cầu tham quan từ bỏ mua bán chức tước tiền bạc chăng? Hủy bỏ phong tỏa mạng lưới Internet để cho mọi người đọc quyển sách này liễu giải chân tướng chăng? Thừa nhận đảng đã làm giả lịch sử chăng? Điều này cũng không khác gì lột da hổ.

Có người đề xuất, cần tăng cường pháp chế, để những người làm giả chịu trừng phạt nghiêm khắc không dám làm giả nữa. Nhưng vấn đề là ai sẽ đến giám sát, chấp hành pháp luật? Ai sẽ giám sát nhân viên tư pháp chấp pháp? Ai có thể bảo đảm sự liêm khiết của quan chức Cục Giám sát?

Cuối cùng, cũng có người kêu gọi quay về văn hoá truyền thống. Trung Cộng cũng đang giảng giáo dục văn hoá truyền thống. Nhưng lấy cơ sở thuyết vô Thần mà giảng về văn hoá truyền thống và cái thuyết giáo đạo đức đã bị phá sản của Trung Cộng có gì khác nhau? Bảo cho người ta về các lời của Khổng Tử, các lời dạy trong Thi Kinh, người ta sẽ kiên trì thành tín sao?

Lấy ví dụ, khi toàn bộ ngành công nghiệp bổ sung melamine vào các sản phẩm sữa mà không phải gánh chịu bất kỳ trách nhiệm nào, thì các công ty muốn buôn bán làm ăn chân chính sẽ đối mặt với việc không cạnh tranh được về giá thành mà bị đào thải. Lúc này thách thức mà mọi người phải đối mặt chính là, lựa chọn việc dù có lỗ cũng vẫn phải kiên trì thành tín hay là thuận theo dòng chảy lớn mà nhẹ nhàng kiếm tiền?

Đối diện với xã hội mà những người tốt một cách đường hoàng phải chịu thiệt, cái gọi là “văn hoá truyền thống” của đảng vốn bị Trung Cộng tước đoạt nội hàm Thần tính, không đưa ra được lý do nào để con người kiên trì thành tín.

Trên thực tế, nếu như chúng ta tìm lại được nội hàm của văn hóa Thần truyền bị Trung Cộng tước đoạt, thì vấn đề này sẽ rất đơn giản. Đối với những người trong tâm luôn tin rằng “trên đầu ba thước có Thần linh”, thì làm người tốt một cách thực chất, thành thật kiên tín là cơ sở căn bản để làm người mà thiên thượng giao phó. Ví như quá khứ trong các đền miếu rất dễ bắt gặp các câu như:“Bạn lừa tôi nhưng tôi không lừa bạn; người phụ người nhưng trời sao có thể phụ người”. Tuy rằng không thể nào ai cũng đều thản đãng như vậy, trong xã hội truyền thống cũng là vừa có quân tử vừa có tiểu nhân, nhưng trong xã hội mà “người hại ta, ta hại người” như ngày nay, chỉ cần có một bộ phận người cam tâm tình nguyện chịu thiệt, kiên trì đạo đức lễ nghĩa, thì lập tức có thể khơi dậy sự thiện lương của nhiều người hơn nữa.

“Khủng hoảng thành tín” của Trung Quốc, đã được hô hào cảnh báo trong dân gian từ những năm 80, đến đại hội thiên niên kỷ, báo cáo của chính phủ tập trung đề xuất xây dựng một xã hội thành tín, đến nay các ngành xã hội học, tâm lý học, pháp luật học, v.v.. cùng các lĩnh vực khác đều đang nghiên cứu. Trong mấy chục năm qua, thành tín ngược lại càng ngày càng khủng hoảng, tất nhiên đây không phải là một vấn đề đơn giản trong “phát triển”.

Do người Trung Quốc bị Đảng Cộng sản nhồi nhét bằng giáo dục về đấu tranh và lừa dối, khiến quần thể nhân dân rộng lớn trong tâm luôn phong bế, bảo vệ bản thân. Họ rất khó tin tưởng người khác, tạo thành một loại tâm thái kỳ dị đề phòng người khác, cho rằng thế giới rất nguy hiểm, giữa người với nhau đều là giả dối lừa lọc. “Kháo sơn sơn đảo” (“Dựa vào núi thì núi đổ” ý nói rằng không thể dựa dẫm tin tưởng người khác) bị con người cho là chân lý, “Kiến nhân thuyết nhân thoại, kiến quỷ thuyết quỷ thoại” (“Gặp người thì dùng lời của người để nói chuyện, gặp quỷ thì dùng lời của quỷ để nói chuyện” ý nói rằng dựa theo tình huống mà nói chuyện, không nói lời chân thật) trở thành bình thường trong xã hội, con người xử lý quan hệ đã biến dạng giữa người với người một cách rất khổ rất mệt, không cách nào tự vực dậy, con người lại thêm dầu vào lửa, khiến xã hội trở nên càng tồi tệ xấu xa hơn.

Sau mấy chục năm kêu gọi không ngừng, vấn đề niềm tin vẫn không ngừng khủng hoảng, là do giá trị truyền thống bị Trung Cộng lật ngược, là giá trị quan “kín tiếng phát tài lớn” mà Trung Cộng cổ súy, là do con người ta không tin tưởng lẫn nhau, vạch trần lẫn nhau trong cái đấu tranh quần chúng do Trung Cộng khơi lên. Khi người ta giải quyết vấn đề, phát hiện thấy tất cả nỗ lực hễ gặp phải Trung Cộng đều trở thành vấn đề khó khăn không cách nào giải quyết được, bởi vì vấn đề là do Trung Cộng tạo ra.

(4) Vượt xa mức độ “chỉ vì lợi”

Những năm gần đây, liên quan đến hàng loạt báo cáo về “huyễn phú nữ”, “bái kim nữ” (“phụ nữ khoe khoang tiền bạc”, “phụ nữ sùng bái kim tiền”) khiến xã hội liên tục bàn tán sôi động không ngừng. Một số phụ nữ trẻ, thông qua các phương tiện truyền thông trực tuyến, cao giọng khoe khoang thân thế, tiền bạc, thủ đoạn, biệt thự, xe sang, túi hàng hiệu, đồng hồ, trang sức, v.v.. Trong một chương trình hẹn hò nào đó, có một vị khách mời nam có sở thích đi xe đạp nhưng thất nghiệp hỏi một người mẫu:“Bạn có thích cùng tôi đi xe đạp dạo phố không?” Người phụ nữ buột miệng đáp:“Tôi thà khóc trong chiếc BMW, chứ không muốn ngồi sau chiếc xe đạp mà vui vẻ.” Một số người còn nói trắng ra với khẩu hiệu “Hãy để vật chất đến càng mãnh liệt hơn nữa”.

Những người ngang nhiên sùng bái chủ nghĩa kim tiền này dẫn khởi xôn xao trong dư luận, cũng khiến cho rất nhiều người ngưỡng mộ. Đây chính là bệnh trạng của xã hội, là đặc điểm chủ yếu khi mà các giá trị quan bị đảo lộn, đây là biến thể của văn hoá đảng của Trung Cộng dưới điều kiện lịch sử mới. Từ ông tổ chủ nghĩa duy vật của đảng cộng sản đến việc sùng bái kim tiền một cách lộ liễu hiện nay, thực tế cách nhau chỉ một bước.

(5) Thời đại biến đổi thành xấu xa

Gu thẩm mỹ và thước đo đạo đức của con người có quan hệ mật thiết với nhau. Nhân loại chính thường là thưởng thức chủng loại nghệ thuật tốt đẹp, thuần chính, thiện lương, quang minh. Khi đạo đức con người bị tuột dốc nghiêm trọng, người ta sẽ bắt đầu yêu thích những thứ xấu xa, thậm chí coi những thứ xấu xa là nghệ thuật mà ca tụng. Cái được gọi là nghệ thuật này ngược lại sẽ kéo đạo đức của con người hạ xuống thêm một bước nữa, cuối cùng khiến người ta không còn giống con người nữa.

Xã hội Trung Quốc trong khoảng hai, ba chục năm gần đây, thổi phồng những thứ thấp kém thành thời thượng, coi những thứ xấu ác là nghệ thuật. Trung Quốc có một vị được gọi là nghệ thuật gia ăn thịt xác trẻ con, thân thể trần truồng thoa mật ong khắp người rồi ngồi trong nhà vệ sinh để thu hút ruồi nhặng được gọi là “nghệ thuật hành động”. Rất nhiều người kêu than rằng Trung Quốc đã tiến nhập vào thời đại xấu xa!

Đồ chơi của trẻ em trước kia, người ta đều thích thứ đẹp đẽ ưa nhìn. Đồ chơi ngày nay càng xấu càng quái dị thì bán được càng nhanh.

Một số người nổi tiếng trên Internet vì để giành được vị trí vượt trội mà lấy xấu làm đẹp. Họ dựa vào ngôn luận và hành vi nhiễu loạn lòng người, phá vỡ ranh giới cái xấu đẹp trong nhận thức của con người, không cho cái xấu là nhục nhã, ngược lại cho là quang vinh. Rất nhiều thanh niên thậm chí còn hâm mộ hiện tượng “nhất cử thành danh” của họ.

Còn có điều khó chấp nhận hơn nữa là, tại nhiều thành thị ở Trung Quốc, xuất hiện nhiều nhà hàng lấy nhà vệ sinh làm chủ đạo, sửa sang nhà hàng theo phong cách nhà vệ sinh, dùng dụng cụ giống bô đi tiểu để đựng đồ ăn, hơn nữa còn bán kem hình dáng giống bãi đại tiện. Nghe nói khách hàng đa số là thanh niên.

2) Ngôn ngữ

(1) Ngôn từ của Đảng giống như cương thi

“Giải thể văn hoá đảng” – một cuốn sách đã từng phân tích một cách có hệ thống tình huống ngôn từ của đảng tràn lan dưới sự cai trị của Trung Cộng. Ví như gọi nhau là “đồng chí”, còn có từ ngữ điển hình dập khuôn văn phong đảng, đảm nhận sự vận chuyển trường vật chất ma tính văn hoá đảng trong thời gian dài, ví dụ như:

  • Tinh thần hội nghị, đường lối, nhận thức, báo cáo tư tưởng – thủ đoạn khống chế tinh thần của tà giáo Trung Cộng;
  • Lãnh đạo, đơn vị, tổ chức, hồ sơ, thẩm tra chính trị, hộ khẩu – hình thức tổ chức giám sát nghiêm mật;
  • Tuyên truyền, quán triệt, chấp hành, kêu gọi, chiến sĩ thi đua, cấp trên, đại biểu, uỷ ban – kết cấu tổ chức nhiều tầng cấp;
  • Phấn đấu, tự kiểm điểm, đấu tranh, phê bình và tự phê bình – phiến động đấu tranh để nạp điện cho “đảng”.

Từ nhà trẻ đến tiểu học, trung học, đại học, ngay từ nhỏ người Trung Quốc đã thấm nhuần ngôn từ của đảng. Học sinh tiểu học làm văn cần phải viết “Khăn quàng đỏ vĩnh viễn đi theo đảng” “Tôi yêu đảng XX” “Nghe theo đảng, đi theo đảng”, một mạch cho đến khi trưởng thành rồi vẫn còn phải viết báo cáo thu hoạch sau khi “Học tập Đại XX” (Ý nói Đại hội thứ bao nhiêu của Trung Cộng). Đi qua các ngõ nhỏ phố lớn tại Trung Quốc, suốt từ thời Diên An đến “tiến nhập thời đại mới”, các bài nhạc đỏ của các thời đại vẫn có mặt ở khắp nơi.

Có thể có người không đồng ý, cảm thấy thời đại thay đổi rồi, hiện tại người ta có dùng những ngôn từ này thì cũng sẽ không thật sự tin tưởng nữa. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ: Ngay cả khi không thật sự tin, tuyệt đại đa số vẫn đang sử dụng những từ ngữ này! Điều này chỉ ra rằng: ngôn từ của đảng đang là phụ thể trên ngôn ngữ dân tộc, giống như một khối u ác tính, càng ngày càng to, thể sinh mệnh bị phụ thể [bám lên ấy] thậm chí ngược lại còn lệ thuộc vào cái khối u này, càng không có khả năng cắt bỏ nó hoàn toàn.

(2) Mở miệng là nói dối

Làm người lấy sự chân thành làm gốc. Đảng cộng sản dựa vào bạo lực và dối trá để duy trì thống trị, nói dối là tố chất tất yếu và kỹ năng nằm lòng của quan chức Trung Cộng. Sau cuộc thảm sát Lục Tứ, người phát ngôn tin tức đối diện với câu hỏi của các ký giả trong và ngoài nước, mặt không biến sắc, bình thản đáp: “Không có người nào chết ở quảng trường Thiên An Môn cả.” Mười mấy năm sau, khi Trung Cộng tận lực quốc gia bức hại Pháp Luân Công, vị phát ngôn viên kia lại nói lớn không chút xấu hổ: “Tình hình nhân quyền của Trung Quốc đang ở vào thời kỳ tốt nhất trong lịch sử.”

Trẻ em từ nhỏ đã được dạy nói dối, các bài học chính trị, bài học lịch sử, bài tập ngữ văn đầy những lời nói dối, khi làm bài kiểm tra tuyệt đối không cho phép nói khác đi. Sau khi những đứa trẻ này trưởng thành, chúng mở miệng liền nói dối mà không hề có cảm giác tội lỗi. Từ người phát ngôn tin tức của chính phủ tới các chương trình “phát thanh tin tức”, “phỏng vấn tiêu điểm” của cơ quan truyền thông, từ báo cáo của các cấp quan chức đảng tới nghiên cứu học thuật về văn học lịch sử, từ lĩnh vực công cộng đến sinh hoạt gia đình, xã hội Trung Quốc ngập tràn vô số lời dối trá. “Nhân dân nhật báo chỉ có [thông tin] ngày tháng là thật, còn lại đều là giả”. Đây đều là nhận thức của mấy chục năm trước. Trung Quốc đã trở thành một quốc gia nói dối chính cống. Người dám nói lời thật việc thật vô cùng hiếm, bị cho là khác người, thậm chí bị tấn công hội đồng. Đây là một trong những hậu quả xấu trực tiếp do Trung Cộng làm bại hoại toàn diện đạo đức xã hội gây ra.

(3) Phổ biến ngôn từ lưu manh

Trung Quốc cổ đại có thể là quốc gia có trình độ văn hoá giáo dục quan viên cao nhất trong lịch sử thế giới. Từ thời Hán, Trung Quốc đã bắt đầu có chế độ tuyển chọn quan viên tương đối hoàn thiện. Bắt đầu từ nhà Tuỳ kéo dài một mạch đến chế độ khoa cử cuối nhà Thanh, đã tuyển chọn được một lượng lớn nhân tài ưu tú tham gia vào triều chính, phụ giúp hoàng đế quản lý đất nước. Từ việc xem các câu chuyện chính sử được truyền lại và các loại tư liệu lịch sử, có thể thấy trình độ văn minh chính trị và xã hội của Trung Quốc cổ đại khiến người hiện đại kinh ngạc mãi không thôi. Giáo dục thơ ca ôn nhu đôn hậu, lời giáo huấn ôn-lương-cung-kiệm-nhượng của người xưa, đều khiến người xưa nói chuyện bình hoà, khoan hậu, khiêm nhường, lễ phép; từ ngữ lưu manh chưa bao giờ được đăng tải đường hoàng nơi thanh lịch.

Tới thời Đảng cộng sản thì tất cả những điều này đã triệt để khác biệt rồi. Khi khởi nghiệp thì Trung Cộng chính là vô sản lưu manh, lời nói lưu manh của thủ lĩnh Trung Cộng được đường hoàng đưa vào trong văn kiện, báo chí, văn tập thậm chí cả thơ ca, trở thành đối tượng mà dân chúng noi theo. “Lý luận chủ nghĩa Marx, đủ thứ rối rắm, xét cho cùng chỉ là một câu: Tạo phản có lý”. “Vì thắng lợi của cách mạng thế giới, chúng ta chuẩn bị hy sinh 300 triệu người Trung Quốc”. “Bên trên đánh rắm không hoàn toàn là thơm, ở đây cũng có đối lập, có thơm cũng có thối, nhất định phải ngửi một cái”. Sau này, mỗi đời lãnh tụ Đảng cộng sản lại bắt chước làm theo, buông lời dọa  nạt, nói oai lý. Ví dụ câu nói “Bọn trẻ con học sinh không nghe lời, một đội súng máy là có thể giải quyết” của Đặng Tiểu Bình, hay như lời của Giang Trạch Dân “kín tiếng phát đại tài”, “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, huỷ hoại thân thể” nhắm vào học viên Pháp Luân Công, cho dù là nội dung hay phương thức biểu đạt, đều vô cùng tà ác. Trên làm dưới theo, khí thế hung ác quét sạch toàn xã hội.

(4) Lời lẽ thô tục phô thiên cái địa

Sự sa đọa của Trung Cộng không có giới hạn, sự sa đọa mà Trung Cộng gây ra cho người Trung Quốc cũng không có biên giới. Hiện tại rất nhiều người Trung Quốc trống rỗng, đồi phế, buộc lòng dựa vào việc mắng chửi người để duy trì tâm lý cân bằng, dùng lời lẽ thô tục để hả những phẫn uất trong lòng, dùng sự sỉ nhục bản thân để biểu hiện ra cảm giác tồn tại thấp kém. Tình cảnh vài vạn người cùng lúc hô lớn những lời thoá mạ đã trở thành cảnh tượng thường thấy ở trên khán đài sân bóng đá ở Trung Quốc. Các loại từ ngữ sỉ nhục bản thân đã trở thành từ ngữ thông dụng, được dân mạng sử dụng hàng ngày rất nhiều.

Trên mạng Internet tiếng Trung tràn ngập các loại từ ngữ thô tục khó có thể trích dẫn. Trong đời sống thực tế, thậm chí một thiếu nữ cũng có thể nói tục trước mặt mọi người không một chút kiêng kỵ. Người sử dụng ngôn từ thô tục như vậy, thế giới tinh thần của họ dơ bẩn và hoang tàn biết bao!

3) Hành vi thấp kém

Trung Quốc được biết đến là một đất nước lễ nghi. Vào thời Tiên Tần, trong “Tam Lễ” (“Chu Lễ”, “Nghi Lễ”, “Lễ Ký”) có ghi chép tỉ mỉ về lễ nghi cực kỳ phong phú và ưu mỹ của cổ nhân Trung Quốc, cũng thảo luận về căn nguyên thiên đạo của lễ và triết lý đằng sau lễ. Chủng tinh thần lễ này liên tục kéo dài đến ngay trước khi Trung Cộng thành lập chính quyền. Có người có lẽ còn nhớ rõ sự nho nhã lễ độ của người cao tuổi được giáo dục trước năm 1949. Đáng buồn là, sau vài chục năm thống trị của Trung Cộng, tất cả những điều này đã bị huỷ rồi.

Lễ tất phải có tiết, tiết chính là “tiết văn”, tức là “quy củ”. Thời xưa trẻ nhỏ học vỡ lòng, đầu tiên được dạy chính là những phép tắc cơ bản trong sinh hoạt như “vảy nước quét nhà, đối đáp, tiến thoái”. Người thời trước thường nói:“Làm người phải cho ra dáng làm người”. Bên trong câu nói đơn giản này bao hàm đạo lý rất thâm sâu. Thần quy định quy phạm hành vi cho con người, hơn nữa còn truyền thừa nhiều đời thông qua sách cổ, lễ nghi, tập tục, v.v.

Gia quy gia huấn là bộ phận tổ thành quan trọng của văn hoá truyền thống Trung Quốc. Gia quy gia huấn của Trung Quốc kéo dài mấy nghìn năm, nói lên rằng sự tồn tại của nó xác thực có ý nghĩa trọng yếu đối với gia đình và xã hội. Thời Tam quốc có “Giới tử thư” của Gia Cát Lượng, “Giới hoàng chúc” của Đường Thái Tông, “Đình huấn cách ngôn” của hoàng đế Khang Hy, thời kỳ Nam Bắc triều có “Nhan Thị Gia Huấn” của Nhan Chi Thôi… đều là quy phạm làm người và duy trì sự yên ổn trong gia tộc. Trong việc giáo dục đời sau đều phát huy tác dụng tích cực đối với các phương diện luân lý gia đình, công việc trong gia tộc, tu dưỡng tự thân, đối nhân xử thế, hưng gia lập nghiệp, đền đáp quốc gia… Mãi cho đến trước khi Trung Cộng cướp chính quyền, dân gian Trung Quốc vẫn còn lưu truyền một số lượng lớn gia quy gia huấn, trở thành cơ sở lập thân xử thế của mọi người, có người đã tổng kết 30 điều gia huấn được lưu truyền rộng rãi. Trong đó bao gồm: 

Không được phép xưng hô bất kính với người lớn tuổi; không được phép rung chân; không được phép không gọi tôn xưng hoặc tên mà đã nói chuyện; không được hô hoán ồn ào chỗ đông người; không nói lời bịa đặt; khi ăn cơm phải đợi chủ nhà động đũa trước thì khách mới được động; về nhà cần chào hỏi trưởng bối, v.v..

Tuy nhìn có vẻ là những hành vi nhỏ bé vụn vặt, nhưng lại vô cùng quan trọng đối với quy phạm hành vi cá nhân, dung hòa  quan hệ giữa người với người.

Hành vi cử chỉ của con người thể hiện ra sự giáo dưỡng, đức hạnh và sự hiểu biết của người ta. Trung Cộng phá hoại đạo đức, khiến cho lời nói cử chỉ của con người trở nên tùy tiện, không có quy củ, hành vi thấp kém, biến rất nhiều người trở thành hạ đẳng.

Người Trung Quốc xưa coi trọng dáng vẻ, khuyên con người “đứng như tùng, ngồi như chuông, đi như gió, nằm như cung”. Người Trung Quốc ngày nay rất nhiều người lưng còng, thế đi dáng đứng hình thù kỳ quái, tư thế bất nhã, khí chất không tốt.

Trên quốc tế, hành vi của du khách Trung Quốc thường khiến người ta phải để ý. Họ lớn tiếng làm ồn, hút thuốc tại thắng cảnh du lịch, tuỳ ý khạc nhổ, chen ngang, trèo lên danh lam thắng cảnh. Lượng du khách Trung Quốc tăng nhanh nhưng lại không coi trọng văn minh, khiến người Thuỵ Sĩ cảm thấy “bị áp lực”, có du khách phàn nàn về việc người Trung Quốc tuỳ tiện khạc nhổ trên xe và nhổ cả lên giày của du khách khác. Để giải quyết vấn đề này, người Thuỵ Sỹ đã mở thêm một chuyến xe riêng cho người Trung Quốc.

Tệ hơn nữa, năm 2015, một phụ nữ Trung Quốc đã cho con đi đại tiện ngay trước mặt tiền cửa hàng thời trang nổi tiếng Burberry tại Anh. Ngày 02 tháng 8 năm 2016, trong đoàn du khách Trung Quốc đi tham quan St.Petersburg, có một người mẹ cho con đi vệ sinh bằng cách đã để cháu đi tiểu ngay trên sàn gỗ cứng hào hoa vốn có lịch sử lâu đời tại cung điện Ekaterina của  hoàng cung Nga. Sự kiện này đã gây sốc cho tất cả nhân viên làm việc tại cung điện Ekaterina, từ người quản lý đến nhân viên phục vụ nói chung đều chạy nhanh tới hiện trường để xem xét và xử lý. Nhân viên làm việc ở đây nói rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử phát sinh sự việc kiểu này.

Tố chất của người Trung Quốc thực sự kém như vậy sao? Kỳ thực cũng không phải là từ xưa đã như vậy. Tố chất của người Trung Quốc thấp kém như hiện nay là kết quả của hàng thập kỷ phá hoại văn hoá truyền thống của Đảng Cộng sản.

4) Người giống quái vật, không giống người

Tướng do tâm sinh, sự thay đổi của nhân tâm sẽ ảnh hưởng tới ngoại hình và biểu cảm bên ngoài của người ta. Dưới sự tàn phá và biến dị của Trung Cộng, người Trung Quốc không chỉ có tâm hồn trở nên nghèo nàn, thô tháo, mà cả ngoại hình lẫn biểu cảm đều trở nên không giống như trước nữa rồi.

Những năm gần đây ở xã hội có lưu hành những bức ảnh thời xưa, người Trung Quốc hiện tại bắt đầu hoài niệm về sự chất phác và thuần chân của tiền nhân. Hình tượng của các nhân vật trong tấm ảnh chụp vào cuối triều Thanh và thời kỳ Dân Quốc có hình tượng và khí chất con người, nam nhân ra dáng nam nhân, nữ nhân ra dáng nữ nhân, có thể thể hiện ra dáng vẻ ưu mỹ và sự tích luỹ văn hoá truyền thống của con người. Rất nhiều người xem được những tấm ảnh chụp ông cha của mình vài thập niên trước, đều cảm thán sự thuần tịnh và thiện lương trong ánh mắt của người thời đó.

Bất kể trong tác phẩm điện ảnh truyền thống Đông hay Tây phương, hình tượng nhân vật chính diện đều rất tốt đẹp, để cho người khác hướng đến, cử chỉ hình tượng nhân vật phản diện tương đối tiêu cực, xấu xí và thấp hèn. Con người ở vào thời kỳ trước khi Trung Cộng thành lập chính quyền là trưởng thành trong văn hoá chính thường, nhân tố chính chiếm đa số, vậy nên ngoại hình và biểu cảm đều tràn đầy chính khí. Diễn viên đóng vai người xấu thường xuyên phải suy ngẫm xem “biến” thành xấu như thế nào, vẫn rất khó bắt chước giống. Hiện tại diễn viên ở Trung Quốc Đại lục trưởng thành trên vùng đất bị nhiễm độc tính của văn hoá đảng Trung Cộng, ngoại hình và biểu cảm không có đủ nhân tố chính, gian trá vô lại ngang ngược, dáng vẻ lưu manh không đứng đắn, diễn người tốt cần phải học, còn không học giống được; diễn người xấu không cần học, một cách tự nhiên đã diễn rất giống rồi.

Người quá khứ dùng từ “yêu khí”, “ma tính” để chỉ nghĩa xấu, thuận theo sự gia tăng của nhân tố phụ diện trong xã hội, hiện nay thậm chí có người dùng từ “có yêu khí” để ca ngợi diễn viên có khí chất, có tài hoa, có sáng tạo. “Ma tính” đã trở thành một tính từ chính diện, dùng để hình dung người, sự việc, sự vật cổ quái có nhiều điều thú vị. Thanh niên thường sử dụng câu“Người này thật là quá ma tính rồi”, “tiếng cười ma tính” v.v.. để biểu đạt sự khen ngợi. “Có yêu khí” biến thành tên của một trang web truyện tranh, “Cục quản lý yêu quái” trở thành tên của một bộ phim truyền hình, có đoàn làm phim lấy chủ đề “Có một con yêu quái trong lòng mỗi cá nhân” để chiêu mộ diễn viên “có yêu khí” trên toàn cầu. Từ khía cạnh này thấy rõ, trải qua sự phá hoại văn hoá, quan niệm thẩm mỹ của người ta phát sinh biến đổi lớn như thế nào.

Rất nhiều người Trung Quốc trong xã hội hiện nay có khí chất và hình tượng dung tục, xấu xí, lôi thôi lếch thếch, giảo hoạt bỉ ổi, mặc quần áo lòe loẹt, mặc quần áo ngủ ra đường đã trở thành hình thái bình thường của xã hội. Hiện tại rất nhiều đàn ông không có sự cứng cỏi. Nói năng nhỏ nhẹ, ẻo lả, coi dáng người thanh mảnh là đẹp, nhuộm tóc, ánh mắt đong đưa mơ màng, động tác õng ẹo, nam không ra nam, nữ không ra nữ. Y phục bó chặt, mặc quần cộc, tóc thì cắt giống cái nắp ấm trà hoặc giống như tổ chim, hoặc là giữ lại một chùm rất lớn như tóc giả treo trên đầu. Nữ giới ăn mặc trung tính, đầu tóc kỳ quái, mặt không có chút biểu cảm, ánh mắt lạnh lẽo, chịu nhận ảnh hưởng của triết học đấu tranh, sự ôn nhu hiền huệ truyền thống bị thay thế bằng cường bạo hung mãnh, càng ngày càng không giống nữ nhân. Ở xã hội thì lưu hành kiểu “ra vẻ dễ thương”, “ra vẻ ngây thơ”, “ra vẻ lạnh lùng”, người trưởng thành thì hành vi lại hướng đến giống như trẻ con, làm nũng, liếc mắt đưa tình ở hoàn cảnh không thích hợp.

Không cần phải so sánh với cổ nhân, chỉ cần so với người của vài chục năm trước thì người dạng này đã ở thấp hơn quá nhiều so với quy phạm về dáng vẻ và hành vi mà Thần quy định cho con người. Hình tượng bên ngoài giống như quái vật, đây còn có phải là người do Thần tạo ra hay không? Thần còn có thể thừa nhận người như thế này là người không? Người như thế này chẳng phải là gặp nguy hiểm hay sao?

[1] Trong tiếng Hán, hủ bại cũng dùng để chỉ tham thũng

Dịch từ https://www.epochtimes.com/b5/17/12/3/n9920883.htm

Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với bản gốc

Ngày đăng: 7-01-2018