Chương 3: Bạo lực và giết chóc – Tội ác bao trùm vũ trụ (Phần thượng – audio updated)
Mục lục:
Lời dẫn: Con đường giết chóc của tà linh cộng sản
1. Màn thử nghiệm của Liên Xô
2. Trung Cộng lên đài
3. Giết hại giới tinh anh
1) Giết chóc ở nông thôn và thành thị
2) Hủy diệt tôn giáo, cắt đứt mối liên hệ với tín ngưỡng truyền thống
3) Cải tạo tư tưởng, vô Thần luận chiếm lĩnh trường học
4) Trấn áp phần tử trí thức, cưỡng ép toàn dân nói dối
5) Cải tạo con người thành “không còn là người”
* * * * * *
Lời dẫn: Con đường giết chóc của tà linh cộng sản
Nói đến Đảng Cộng sản, ấn tượng sâu sắc nhất của người ta chính là một chữ: Giết. Sự giết chóc của Đảng Cộng sản đa phần đều diễn ra trong thời bình, ít nhất ở khu vực mà nó chiếm đóng. Cuộc vận động Túc phản của Trung Cộng đã giết hại 100.000 hồng quân, sau này vô số người đã bị giết trong các cuộc vận động Chỉnh phong Diên An, Cải cách ruộng đất, Đấu tố địa chủ, rồi một loạt các cuộc vận động thanh trừng chính trị cho đến tận sau năm 1949.
Cho dù vào thời chiến tranh hay thời hôn quân bạo ngược trong lịch sử, thì đều phải có kẻ địch xuất hiện mới xảy ra việc giết người. Nhưng Đảng Cộng sản lại làm ngược lại, vì muốn giết người mà tự đi tìm kẻ địch cho mình, không có kẻ thù cũng phải tạo ra kẻ địch để mà giết.
Tại sao Đảng Cộng sản lại thèm giết chóc? Bởi vì giết chóc là biện pháp chiến lược để tà linh cộng tạo nên bầu không khí khủng bố trong người dân nhằm phục vụ cho mục đích cuối cùng của nó. Đảng Cộng sản coi “giết chóc” là một thứ “học vấn”, một loại “nghệ thuật”, đẩy việc “giết chóc”lên đến cực điểm.
Đảng Cộng sản giết người như thế nào? Nó giết người bằng chuôi dao, bằng bát cơm, bằng dư luận.
“Giết người bằng chuôi dao” thế nào thì không cần giải thích nhiều, đối với một tổ chức tín phụng rằng “chính quyền là từ báng súng mà ra” như Trung Cộng mà nói thì đây là bản lĩnh đặc sắc.
Thế nào là “giết người bằng bát cơm”? Đó là chặn đứng miếng ăn (cắt đứt mọi điều kiện kinh tế) của người ta, không chịu khuất phục thì không có miếng ăn. Bao nhiêu phần tử trí thức đã bị Đảng Cộng sản bắt phải quỳ xuống vì miếng ăn? Kẻ sĩ Trung Quốc từ xưa đến nay đều rất coi trọng khí phách, không bị mua chuộc bởi lợi lộc. Vào thời xưa, không có bổng lộc triều đình vẫn có thể tự mưu sinh. Điển tích “không vì năm đấu gạo mà chịu khom lưng” nói về câu chuyện khi Đào Uyên Minh không chịu nổi sự sỉ nhục của các tham quan, có thể hào khí vạn trượng giao ấn từ quan, đi tìm kiếm cuộc sống điền viên tự do tự tại. Trung Cộng khống chế toàn bộ tài nguyên của xã hội, không cho bát cơm, thì người ta chỉ còn một con đường chết.
Giết người bằng dư luận cũng là một nét đặc sắc lớn của Đảng Cộng sản. Vì nó nắm trong tay tất cả các phương tiện về dư luận và truyền thông, nên nó muốn đả đảo ai thì đả đảo người ấy, muốn nói ai là người xấu thì đó là người xấu, nói ai có tội cả đời thì người ấy tội cả đời.
Đảng Cộng sản giết những đối tượng nào? Đảng Cộng sản muốn đấu với Trời, đấu với đất, đấu với người, cho nên nó phải giết Trời, giết Đất, giết người.
Giết Trời – Lấy danh nghĩa “vô Thần luận” để hủy diệt tín ngưỡng của người dân đối với Thần Phật, mở đường cho vô Thần luận;
Giết Đất – Lấy danh nghĩa cải tạo núi sông để tàn phá thiên nhiên, hủy hoại môi trường, thực thi cái gọi là “không kiêng sợ gì” một cách vô pháp vô thiên của vô Thần luận.
Giết người – Giết người trong đảng, thanh trừng những thành viên không đáp ứng được yêu cầu tà ác của đảng; giết hại có chủ đích nhằm vào những tinh anh [của xã hội], giết hại những người gây cản trở đến việc thực thi kế hoạch của tà linh, bao gồm cả những tinh anh có vai trò truyền thừa văn hóa; giết người tràn lan không mục đích, kích động quần chúng đấu tranh lẫn nhau, để tạo nên và duy trì một bầu không khí khủng bố đằng đằng sát khí.
Mục đích quan trọng của việc giết chóc: Một là tiêu diệt những kẻ thù mà nó tạo ra; Hai là khiến cho kẻ giết người tay dính máu tanh, trở thành đồng phạm với Đảng Cộng sản, đã gây tội rồi thì không thể không đồng lòng với Đảng Cộng sản, trở thành công cụ giết người trong tay Đảng Cộng sản; Ba là tạo nên bầu không khí khủng bố đẫm máu, làm kinh sợ tất cả mọi người. Hết thảy việc “giết chóc” này đều mở đường cho sự phá hoại văn hóa, làm băng hoại đạo đức xã hội.
Đặc biệt là việc Đảng Cộng sản giết hại những người tu hành trong tôn giáo và các phần tử trí thức còn nhằm mục đích tạo nên sự gián đoạn văn hóa, cắt đứt mối liên hệ của thế hệ sau với tín ngưỡng và văn hóa truyền thống. Đây là một phần cực kỳ quan trọng trong kế hoạch của Đảng Cộng sản nhằm khiến nhân loại trở nên bại hoại và đi đến kết cục bị hủy diệt, nhưng ý đồ này lại thường xuyên bị người ta xem nhẹ.
Vậy phải “giết chóc” đến khi nào?
Việc Đảng Cộng sản công khai giết người, không chỉ là gây sức ép bằng khủng bố để buộc người ta không thể làm người chính trực, mà còn khiến cho sự sợ hãi hòa tan vào trong máu của người ta, trở thành cái gen khủng bố, truyền cho hết thế hệ này đến thế hệ khác.
Đến bước này thì Đảng Cộng sản sẽ chuyển từ giết người công khai sang giết người âm thầm.
Các cuộc vận động Cải cách ruộng đất, Trấn phản, Tam phản, Ngũ phản, Cách mạng Văn hóa, đó là giết người công khai, thậm chí hô hào quần chúng đến xem, phải giết để cho mọi người xem. Sự kiện đàn áp sinh viên ngày 4 tháng 6 năm 1989 là một cuộc giết người bán công khai, ngay sau đó nó thẳng thừng phủ nhận sự việc này. Đến cuộc bức hại Pháp Luân Công năm 1999 lại là cuộc giết người không công khai, sau đó người ta mới phát hiện ra tội ác mổ cướp nội tạng sống trên quy mô lớn nhằm vào các học viên Pháp Luân Công, đó là cuộc giết người kín đáo được che đậy một cách hết sức nghiêm ngặt.
Lịch sử của Đảng cộng sản chính là một bộ lịch sử giết người. Không có “giết” mở đường, thì căn bản không thực hiện được việc nhồi nhét “vô Thần luận” vào mảnh đất Trung Hoa, biến dân tộc Hoa Hạ trở thành “Vô Pháp vô Thiên”, đánh đổ văn hóa Thần truyền của Trung Quốc.
1. Màn thử nghiệm của Liên Xô
Để hủy diệt nhân loại, tà linh cộng sản đầu tiên phải hủy diệt văn hóa Trung Hoa. “Tà linh” đã lựa chọn một nước láng giềng của Trung Quốc là Liên Xô – cũng là một đất nước rộng lớn về địa lý và dân số, để tiến hành màn diễn thử này. Liên Xô rất gần Trung Quốc, nó có thể có lực lượng lớn để hỗ trợ Trung Cộng về các mặt kinh tế, quân sự và địa chính trị. Cũng bởi Liên Xô có diện tích lãnh thổ rộng lớn, dân số đông đúc, nên có thể vượt qua sự bao vây của các nước châu Âu khi mới thành lập và sự tấn công của nước Đức trong thế chiến thứ hai, cho nên Chủ nghĩa Cộng sản mới có thể ở đó mà kéo dài chút hơi tàn.
Khi vừa mới thành lập, Liên Xô đã dùng lực lượng quốc gia để “xuất khẩu cách mạng”, lấy Trung Quốc là trọng điểm, nó đã phái Grigori Voitinsky sang Trung Quốc thành lập một nhóm nhỏ của Chủ nghĩa Cộng sản, lại thông qua Borodin để thuyết phục Quốc dân Đảng chấp nhận chính sách “Liên Nga dung cộng” (Liên kết với Nga và dung nạp Cộng sản) để Trung Cộng phụ thể lên Quốc dân Đảng và phát triển nhanh chóng
Liên Xô vừa thành lập đã thử nghiệm lập ra Ủy ban chống phản cách mạng toàn Nga, gọi tắt là Cheka – một tổ chức khủng bố thông qua bạo lực giết người. Lenin cho rằng “Chuyên chính là chính quyền trực tiếp dựa vào bạo lực mà không phải chịu hạn chế bởi bất cứ pháp luật nào”, ông ta đã giao cho Ủy ban Cheka quyền tùy ý giết người mà không cần qua xét xử. Nghiên cứu cho thấy từ năm 1917 đến 1922, số lượng người trực tiếp bị Ủy ban Cheka treo cổ và bắn chết lên đến hàng triệu người. Chỉ trong năm 1921, Liên Xô đã gây ra một nạn đói khiến cho khoảng 5 triệu người chết đói.
Một thử nghiệm trọng yếu khác của Liên Xô là thông qua bạo lực kiến lập nên cục diện mà trong đó tà thuyết cộng sản với vô thần luận làm cơ sở thống nhất thiên hạ. Các hình thái ý thức khác, bất kể là tôn giáo hay là văn hóa truyền thống đều tự nhiên bị liệt vào danh sách bị tiêu diệt.
Năm 1917, sau khi cướp được chính quyền, Lenin lập tức ra tay dùng bạo lực để đàn áp chính giáo, chính tín, phá hoại văn hóa, dồn ép cho đạo đức con người trở nên bại hoại mà rời xa Thần. Đây cũng là màn diễn thử cho mục tiêu phá hoại văn hóa Trung Quốc sau này.
Lenin mặt khác tiếp tục tuyên dương vô Thần luận: “Về mặt lý luận và thực tiễn chủ nghĩa xã hội khoa học, vô Thần luận là một bộ phận không thể tách rời của chủ nghĩa Marx”. Năm 1917, kể từ ngày đầu tiên Bolshevik lên nắm quyền, nó đã coi việc dùng bạo lực để hủy hoại văn hóa, hủy diệt tín ngưỡng đối với Thần thành một trong những mục tiêu chủ yếu của cách mạng.
Sau khi Lenin chết, Stalin kế tục mưu đồ của ông ta, từ những năm 1930 bắt đầu một cuộc đại thanh trừng cực kỳ tàn khốc, ngoài các thành viên của Đảng Cộng sản ra thì tất cả các phần tử trí thức và những người trong giới tôn giáo đều bị liệt vào danh sách bị thanh trừng.
Stalin từng tuyên bố trước toàn quốc phải thực thi “Kế hoạch vô Thần luận 5 năm“, khi hoàn thành kế hoạch này, giáo đường cuối cùng sẽ bị đóng cửa, vị cha sứ cuối cùng sẽ bị tiêu diệt, vùng đất Liên Xô sẽ trở thành “vùng đất màu mỡ của vô Thần luận của Chủ nghĩa Cộng sản“, không còn sót lại một chút tàn tích nào của tôn giáo nữa.
Theo những thống kê chưa đầy đủ thì trong cuộc vận động “đại thanh trừng”, số lượng cha xứ bị bức hại đến chết lên đến hơn 42.000 người. Đến năm 1939, toàn bộ Liên Xô chỉ có hơn 100 giáo đường mở cửa cho bên ngoài, mà trước Cách mạng tháng Mười có đến 40.437 giáo đường. 98% giáo đường và tu viện trên toàn Liên Xô đã bị đóng cửa. Trong thời gian này đã có rất nhiều nhà văn hóa, phần tử trí thức bị phán quyết hoặc bị đưa đến các trại tập trung Gulag, hoặc bị bắn chết.
Từ khi Stalin chết cho đến khi Liên Xô giải thể, chính quyền Liên Xô tiếp tục tấn công các nhà văn hóa và tôn giáo. Tiểu thuyết gia, nhà lịch sử học nổi tiếng người Nga Alexandr Solzhenitsyn đã thống kê rằng Stalin đã gây ra cái chết bất thường cho 60 triệu người dân.
Bởi vì Trung Quốc là vũ đài của vở kịch lớn 5.000 năm của nhân loại, cuộc đại chiến giữa chính và tà tại nhân gian phải diễn màn cuối cùng tại Trung Quốc, do vậy sau khi vai diễn thử của chính quyền Đảng Cộng sản Liên Xô kết thúc, thì đã tan thành mây khói, sụp đổ hoàn toàn, phe Chủ nghĩa Cộng sản từng náo động một thời đã phải tuyên bố giải thể.
2. Trung Cộng lên đài
Sau Thế chiến thứ hai, mặc dù Chủ nghĩa Phát xít đã bị tiêu diệt, nhưng lại sinh ra “phe Chủ nghĩa Cộng sản” không kém phần tà ác. Vào lúc lực lượng phát triển lớn nhất, nó đã chiếm 1/3 bản đồ địa lý và nhân khẩu toàn cầu. Xét về số lượng người bị giết, mức độ sâu rộng của cuộc bức hại văn hóa, Đảng Cộng sản Trung Quốc là chính quyền tà ác nhất trong tất cả các chính quyền Cộng sản tà ác. Nó đã vạch ra sách lược vô cùng hệ thống và tỉ mỉ nhằm tuyệt diệt nền văn hóa Trung Quốc.
Nền văn hóa truyền thống Trung Hoa là do Sáng Thế Chủ đích thân đặt định ra, vì để cứu độ chúng sinh vào lúc cuối cùng. Hủy diệt nền văn hoá truyền thống Trung Hoa là mục tiêu hàng đầu của tà linh cộng sản. Nó biết rõ rằng bạo lực chỉ có thể tiêu hủy được thể xác con người, cần phải dùng bạo lực kèm theo các thủ đoạn khác nhằm hủy diệt văn hóa mới có thể hủy diệt linh hồn người Trung Quốc. Cho nên khi dùng bạo lực để giết hại tầng lớp tinh anh trong xã hội, nó cũng hủy hoại những trụ cột tinh thần và tải thể vật chất trong văn hóa truyền thống mà người ta dựa vào để sinh tồn, nó tiến thêm một bước cắt đứt mối liên hệ giữa con người với Thần, để đạt được mục đích hủy hoại văn hóa truyền thống, tiến tới hủy hoại con người.
Trong các cuộc vận động liên tiếp dùng bạo lực hủy diệt những nền tảng cơ bản và khiến cho các tinh anh phải câm lặng, tiêu vong, tà linh cộng sản đã tích tụ được tất cả những ác hành của nhân loại, chúng ngày càng thành thục hơn trong sử dụng các thủ đoạn bạo lực giết chóc, cưỡng ép tẩy não, lừa gạt, trấn áp. Chúng đã diễn tập đầy đủ với mục tiêu giành phần thắng tuyệt đối trong cuộc giao tranh cuối cùng giữa chính và tà.
Cùng lúc đó chúng cũng xây dựng “văn hóa đảng” tà ác một cách hệ thống và có kế hoạch, đồng thời dùng nó để bồi dưỡng, huấn luyện những người còn chưa bị giết, biến họ thành công cụ của tà linh cộng sản để tiếp tục giết nhiều người hơn nữa.
Tà linh cộng sản cũng am hiểu sâu sắc làm thế nào lợi dụng tất cả các thủ đoạn như lợi ích kinh tế, tẩy não chính trị khiến con người phải ngoan ngoãn, nghe theo sự sắp xếp của chúng, các cuộc vận động, trấn áp, giết chóc hết lần này đến lần khác khiến chúng ngày càng thành thục với những thủ đoạn này.
3. Thảm sát giới tinh anh
Những địa chủ ở nông thôn, tầng lớp thân sĩ, thương nhân, phần tử tri thức và sĩ phu ở thành thị là những tinh anh văn hóa của xã hội, họ là những người truyền thừa nền văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Hoa. Tiêu diệt những người này là một bước quan trọng nhằm hủy diệt văn hóa truyền thống. Do vậy, Trung Cộng đã tạo ra những kẻ thù và bắt đầu tiêu diệt các “địa chủ”, thân hào ở nông thôn, và giết các “nhà tư bản” ở thành thị, trong khi tạo ra bầu không khí khủng bố, nó cũng đồng thời cướp sạch của cải của xã hội.
Cái gọi là “Cải cách ruộng đất” hay còn gọi là “đánh cường hào, chia ruộng đất” của Trung Cộng sau khi nắm chính quyền kỳ thực chính là dùng bạo lực để giết hại những người truyền thừa văn hóa ở nông thôn. Hiển nhiên là Trung Cộng không muốn giao ruộng đất cho nông dân, nên nó đã dùng thủ đoạn quen thuộc đó là trước tiên cho nông dân một chút mật ngọt, sau khi hoàn thành việc giết hại các địa chủ, thân hào và hủy hoại văn hóa ở nông thôn xong, nó lập tức thu hồi lại đất đai đã phân cho nông dân thông qua hình thức “hợp tác xã”. Kết quả là đông đảo người nông dân vẫn phải tiếp tục chịu khổ.
Những người có tài sản ở thành thị cũng trở thành đối tượng bị Trung Cộng giết hại, không chỉ bởi vì Trung Cộng muốn cướp đoạt tài sản của họ mà còn bởi họ là những người sáng tạo ra của cải, truyền thừa văn hóa, duy trì cho xã hội phồn vinh, ổn định, thậm chí họ còn tiếp thu tư tưởng tự do nhân quyền của phương Tây.
Những tăng nhân, đạo sĩ trong tôn giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá các kinh sách về tu luyện Phật gia, Đạo gia. Trung Cộng đã chĩa mũi giáo vào “tôn giáo”, là bộ phận có liên quan trực tiếp tới tín ngưỡng Thần Phật trong văn hóa, sau khi thông qua các thủ đoạn thảm sát, kết án, tẩy não, cưỡng bức hoàn tục, bóp méo giáo nghĩa, lại để những kẻ lưu manh hoàn toàn nghe lời Trung Cộng trong tôn giáo lên đứng đầu, thành lập hiệp hội Phật giáo, hiệp hội Đạo giáo, những hiệp hội này trở thành công cụ để Trung Cộng khống chế và hủy hoại tôn giáo.
Dù là người xuất gia trong tôn giáo hay những nhân sĩ tinh anh trong xã hội, nếu họ bị hủy diệt thì văn hóa sẽ bị gián đoạn. Trong khi hủy diệt tôn giáo, Trung Cộng cũng đồng thời tiến hành vận động “cải tạo tư tưởng” các phần tử trí thức. Thông qua việc giáo dục nhồi nhét cái gọi là chủ nghĩa duy vật, thuyết vô Thần và thuyết tiến hóa, nó đã tẩy não một cách có hệ thống đối với học sinh, nhồi nhét vào học sinh sự thù hận đối với văn hóa truyền thống. Qua các cuộc vận động chống cánh hữu, nó bắt toàn bộ những phần tử trí thức không chịu nghe lời phải đi cải tạo lao động, đẩy họ vào tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, giết họ bằng “bát cơm” và “dư luận”, khiến những nhân sĩ trước đây có tiếng nói trong xã hội giờ trở thành đối tượng bị khinh bỉ, nhạo báng.
Sau cuộc vận động chống cánh hữu, từ gia đình đến trường học hay ngoài xã hội đều không còn nghe thấy những tiếng nói độc lập nữa. Các học sinh lớn lên trong hoàn cảnh như vậy không chỉ không tin Thần Phật mà còn không có chút lòng kính trọng nào đối với văn hóa và nghệ thuật truyền thống. Nhưng Trung Cộng chưa hề thỏa mãn với điều này, những người tuổi tác cao vẫn giữ lại những ký ức về văn hóa truyền thống, các tải thể truyền tải văn hóa như di tích, văn vật có ở khắp mọi nơi, những giá trị truyền thống vẫn được truyền bá thông qua các loại hình nghệ thuật. Do vậy, Trung Cộng đã lợi dụng những học sinh đã từng bị tẩy não sau khi thành lập chính quyền, lợi dụng tâm lý nổi loạn giai đoạn mới trưởng thành của họ để phát động cuộc vận động “Phá tứ cựu”, khiến cho nền văn hóa Trung Hoa lâm vào đại nạn từ vật chất cho đến tinh thần.
Trong cuộc tàn sát những người này, Trung Cộng mang ý đồ cực kỳ thâm hiểm: Thứ nhất, có thể tạo ra bầu không khí khủng bố hòng đe dọa bất cứ ý đồ phản kháng nào; Thứ hai, cướp sạch tài sản của xã hội để dùng cho bản thân, gia tăng lực lượng chính quyền; Thứ ba, đưa nhân dân vào tình thế nghèo khổ và rối ren, khiến người dân ngoài việc lo cơm ăn áo mặc ra thì chẳng còn thời giờ mà để ý đến chính quyền, không còn thời gian và sức lực mà tiếp thu giáo dục, văn hóa truyền thống; Thứ tư, khiến dân chúng cảm thấy mê mờ trước bạo lực, bởi vì trước tội ác phản nhân loại như vậy nếu không tê liệt tinh thần, không nghĩ cách để thuyết phục bản thân thừa nhận rằng giết người là hợp lý, thì chỉ có cách duy nhất là đứng lên phản kháng, quá trình này cũng là quá trình cưỡng ép đạo đức con người trượt dốc; Thứ năm, tạo nên sự gián đoạn trong nền văn hóa Trung Quốc, khiến con người mất đi cơ hội dựa vào văn hóa để cuối cùng được Sáng Thế Chủ cứu độ.
Năm mục đích kể trên, hiện nay Trung Cộng đã đạt được đến đâu rồi? Chúng ta sẽ đi sâu phân tích thêm từ phương thức giết chóc và số lượng người bị Trung Cộng giết.
1) Giết chóc ở nông thôn và thành thị
Tháng 3 năm 1950, Trung Cộng ban hành chỉ thị “Nghiêm túc trấn áp các phần tử phản cách mạng”, trong lịch sử gọi là cuộc vận động “Trấn phản”. Tháng 2 năm 1951, Trung Cộng ra chỉ thị “Giết phần tử phản cách mạng ở nông thôn, thông thường phải vượt qua tỉ lệ một phần nghìn nhân khẩu”. Lúc đó dân số Trung Quốc là 600 triệu người, vậy ít nhất có 600.000 người phải rơi đầu. Trung Cộng công bố đến cuối năm 1952, số lượng “phần tử phản cách mạng” bị tiêu diệt là hơn 2,4 triệu người, thực tế số người bị hại ít nhất phải trên 5 triệu người, chiếm gần 1% dân số Trung Quốc lúc đó.
Từ những con số kể trên, chúng ta có thể biết được những cuộc giết chóc này đã gây tổn thất lớn như thế nào đối với nền văn hóa. “Năm 1949, số lượng thanh niên mù chữ ở khu vực Hoàng Độ (Thượng Hải) chiếm 81,4%. Trong các gia đình bần nông, hạ trung nông không thể tìm thấy một người biết chữ. Thôn Thẩm Gia Bang trước năm 1949 trong 24 hộ có 19 hộ gia đình gồm ba thế hệ đều không được đi học, các nhà đều không thể tìm thấy một cái bút, muốn viết một bức thư phải ra thị trấn cách đó 4 dặm để nhờ người viết”. Nghĩa là giết hết những người được gọi là phú nông, địa chủ ở nông thôn, tức là gần như giết sạch những người biết đọc chữ ở nông thôn.
Nếu như cuộc vận động “Trấn phản” và “Cải cách ruộng đất” chủ yếu nhằm vào địa chủ, thân hào, thì cuộc vận động “Tam phản, Ngũ phản” tiếp theo chính là nhằm vào những người có tài sản ở thành thị, họ cũng là những người được tiếp thụ giáo dục truyền thống, am hiểu kinh doanh buôn bán, hoặc hiểu biết về xã hội tự do phương tây. Các cuộc vận động này đã tạo ra bầu không khí khủng bố và cướp bóc tài sản ở thành thị.
2) Hủy diệt tôn giáo, cắt đứt mối liên hệ với tín ngưỡng truyền thống
Tín ngưỡng truyền thống là ngọn nguồn của văn hóa truyền thống, suy cho cùng văn hóa là do Thần truyền cho con người, mà tín ngưỡng truyền lại là do Thần trực tiếp tạo lập. Ở Trung Quốc, tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu đậm nhất là Đạo gia, Phật gia và Nho gia. Tín ngưỡng giúp con người biết thế nào là Phật, thế nào là Đạo, làm người cần sống như thế nào. Mấy nghìn năm nay, con người kính ngưỡng Thần Phật, duy trì tiêu chuẩn đạo đức để không bị trượt dốc quá nhanh.
Năm 1950, Trung Cộng ra chỉ thị cho chính quyền các nơi thủ tiêu toàn bộ Hội Đạo Môn (tên một tôn giáo). Trong cuộc vận động được phổ biến khắp các thôn xóm, thị trấn trên cả nước này, chính phủ đã động viên những người mà chúng cho là thuộc “giai cấp đáng tin cậy” tiến hành công kích, tố giác các thành viên Hội Đạo Môn. Chính phủ các cấp đã tham gia giải thể các tổ chức “mê tín” như Cơ đốc giáo, Thiên chúa giáo, Đạo giáo, Phật giáo v.v… yêu cầu những thành viên của các giáo hội Phật đường này ra chính quyền đăng ký và “nhận lỗi, sửa sai”, nếu không đăng ký đúng thời hạn sẽ bị điều tra và trừng phạt nặng nề. Năm 1951, chính phủ ban hành văn bản quy định rõ những người hoạt động trong các Hội Đạo Môn sẽ bị tử hình hoặc tù chung thân.
Dưới cuộc bức hại bạo lực của Trung Cộng, các đoàn thể tôn giáo ở Trung Quốc đã phải tan rã, các tín đồ chân chính trong giới Phật giáo, Đạo giáo đều bị trấn áp hoặc tàn sát, trong những người còn lại rất nhiều người đã hoàn tục, còn có rất nhiều đảng viên không công khai chuyên khoác áo cà sa, đạo bào để bóp méo kinh Phật, Đạo tạng, tìm trong các kinh sách này những lý do biện minh cho các cuộc vận động của Trung Cộng.
Chính giáo bị hủy hoại, tầng lớp địa chủ, thân hào ở nông thôn, thương nhân ở thành thị bị giết, bị giải thể, những người còn lại trong lòng run sợ, hoang mang, không một ngày được yên.
3) Cải tạo tư tưởng, vô Thần luận chiếm lĩnh trường học
Việc cải tạo, trấn áp, tiêu diệt các phần tử trí thức tinh anh của xã hội cũng được Trung Cộng sắp xếp một cách có hệ thống. Đối với phần tử trí thức, đặc biệt là những trí thức ở các trường học cao cấp, cuộc cải tạo tư tưởng bắt đầu từ những ngày đầu khi Trung Cộng thành lập. Trung Cộng tất nhiên không yên tâm về các chuyên gia giáo dục và các phần tử trí thức cao cấp trong thời Quốc dân. Khổ nỗi không có họ thì không thể mở được trường đại học, cũng không thể đào tạo nên những nhân tài kỹ thuật, cho nên Trung Cộng đã sử dụng phương pháp gọi là điều chỉnh các khoa viện. Chúng trực tiếp loại bỏ các trường đại học giáo hội tôn giáo, bởi vì tín ngưỡng tôn giáo hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa Marx, đồng thời chúng cũng cải tạo các trường học tư thục, loại bỏ các khoa triết học, xã hội học vốn có trong trường đại học trước đây. Vì những học sinh được đào tạo ra từ các khoa này sẽ có tư tưởng, có sự nghiên cứu về các vấn đề chính trị và xã hội, có một chút tư tưởng tự do, điều này sẽ tạo thành trở ngại to lớn cho chính quyền Trung Cộng. Đồng thời, Trung Cộng bắt chước toàn bộ hệ thống giáo dục của Liên Xô, thay đổi hệ thống giáo dục tôn trọng tự do tư tưởng và học thuật trong thời kỳ Quốc dân, cưỡng ép cải tạo tư tưởng, đào tạo những giáo viên và học sinh tại các trường học cao cấp thành một thế hệ chỉ biết nghe theo sự chỉ huy của Trung Cộng, chỉ coi trọng kỹ thuật, không tin Thần, không có tín ngưỡng.
Từ năm 1950 đến năm 1953, qua điều chỉnh hệ thống khoa viện, tỉ lệ các trường đại học tổng hợp có nhiều khoa trong các trường đại học nói chung giảm từ 24% năm 1949 xuống còn 11% năm 1952, rất nhiều trường đại học tổng hợp nổi tiếng, lâu đời đã mất đi giá trị và địa vị vốn có, bị cải tạo thành trường công nghệ khoa học, số lượng các trường công nghệ khoa học mới tăng vọt, quán triệt đường lối “học tập Liên Xô”.
Ngành khoa học nhân văn áp dụng “mô hình của Mỹ” trong thời Quốc dân đã sản sinh ra một lượng lớn các học giả có trình độ và tầm ảnh hưởng, rất nhiều nhân tài trong lĩnh vực sử học, triết học, xã hội học. Những phần tử trí thức chịu ảnh hưởng và giáo dục của chủ nghĩa tự do Anh Mỹ này không thể tiếp nhận được hình thái ý thức của chủ nghĩa Marx, họ tự nhiên bị dán nhãn “giai cấp tiểu tư sản”. Những nhà nhân văn học không mang tư tưởng chủ nghĩa Marx này bị đình chỉ hoặc tiêu diệt, trong đó xã hội học đã biến mất hoàn toàn ở Trung Quốc Đại Lục.
Một mục đích khác của việc điều chỉnh các khoa viện là nhằm chia rẽ các trường đại học, các khoa hệ và các giáo sư nòng cốt ở các trường đại học được lưu lại từ thời Quốc dân Đảng, cắt đứt mối liên hệ lịch sử giữa các giáo sư ban đầu với trường học, điều này cũng hết sức có lợi cho việc chính quyền cộng sản nắm giữ và khống chế các phần tử trí thức, từ đó giúp xây dựng và củng cố chế độ tập quyền cộng sản.
Nguyên hiệu trưởng trường đại học Bắc Kinh Mã Dần Sơ vào ngày 23 tháng 10 năm 1951 đã phát biểu trong bài “Cuộc vận động học tập chính trị của các giáo viên trường đại học Bắc Kinh” đăng trên tờ “Nhân dân nhật báo”, trong đó có đoạn như sau: “Phải làm theo yêu cầu của quốc gia, điều chỉnh triệt để các khoa viện, mà muốn đạt được mục tiêu này, một điều then chốt chính là… phải tự giác, tự nguyện cải tạo tư tưởng.” Câu nói này có nghĩa là việc điều chỉnh các khoa trong trường chính là nhằm mục đích cải tạo tư tưởng.
Lần này cuộc cải tạo tư tưởng đối với các chuyên gia giáo dục, các phần tử trí thức cao cấp thông qua việc điều chỉnh các viện hệ, có thể coi là một cuộc vận động đầu tiên của Trung Cộng nhằm ép các phần tử trí thức phải ngoan ngoãn nghe lời.
4) Trấn áp phần tử trí thức, cưỡng ép toàn dân nói dối
Trước năm 1949, Trung Quốc có khoảng 2 triệu phần tử trí thức, mặc dù một số người đi du học ở phương Tây nhưng họ vẫn kế tục một phần tư tưởng truyền thống, đó là quan niệm về tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tất nhiên Trung Cộng sẽ không bỏ qua họ, bởi vì là tầng lớp “sĩ đại phu”, tư tưởng của họ có ảnh hưởng không thể xem thường đến hình thái ý thức của người dân.
Năm 1957, Trung Cộng đưa ra khẩu hiệu “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”, hiệu triệu các phần tử trí thức và quần chúng ở Trung Quốc “giúp Trung Cộng chỉnh phong”, mục đích của nó là muốn dụ dỗ những “phần tử phản đảng” trong số họ xuất đầu lộ diện. Trung Cộng còn hô hào “không tóm cổ, không đánh đập, không chụp mũ, không tính sổ”, “người phát ngôn vô tội”, màn kịch này của nó có vẻ như đã thành công. Các phần tử trí thức nổi tiếng lúc đó như Chương Bá Quân, Long Vân, La Long Cơ, Ngô Tổ Quang, Trữ An Bình… đều đã nói thẳng nói thật, chỉ ra các khuyết điểm của Trung Cộng. Nhưng chỉ trong một đêm, phong vân đột biến, cuộc đấu tranh chống cánh hữu bắt đầu, họ đều bị gán nhãn phần tử phe cánh hữu “phản đảng, chống lại chủ nghĩa xã hội”. Cuộc đấu tranh chống cánh hữu này đã tìm ra 550.000 “phần tử cánh hữu”, 270.000 người đã ra khỏi công chức, 230.000 người bị coi là “phần tử trung hữu” và “phần tử phản đảng, chống lại chủ nghĩa xã hội”. Họ bị cướp đi bát cơm, rất khó khăn để duy trì cuộc sống, đành phải dè dặt, nhẫn nhục mà sống.
Cuộc vận động này không chỉ khiến các phần tử trí thức bị bức hại mà nó còn gửi đến toàn thể người dân Trung Quốc một thông điệp rõ ràng: dưới sự thống trị của Đảng Cộng sản, ai nói lời chân thật người đó sẽ phải đối mặt với kết cục bi thảm. Thậm chí trong các cuộc vận động hết lần này tới lần khác, Trung Cộng yêu cầu toàn dân phải tham gia “vạch trần và phê phán”, ngay cả quyền được “giữ im lặng” của người ta cũng bị tước đoạt.
Dối trá có thể nói là một trong những đặc điểm mang “màu sắc Trung Cộng” nhất trong văn hóa đảng. Thông qua nhiều lần vận động chính trị, Trung Cộng đã huấn luyện cho người dân Trung Quốc dùng văn hóa đảng để suy nghĩ và xử lý sự vụ, khiến con người quen với việc nói dối, họ không những rất yên tâm thoải mái mà còn vào hùa với nhau dối trá, giả tạo, đồn thổi, đảo lộn đúng sai.
Cho đến nay, ở Trung Quốc Đại Lục đâu đâu cũng có thể thấy thuốc giả, rượu giả, thực phẩm giả, bằng cấp giả, kết hôn giả, ly hôn giả… Sở dĩ sự giả dối có thể xuất hiện lan tràn như vậy, không thể không nhắc đến nguyên nhân bắt đầu từ thói quen nói dối của người dân. Một khi đã mất đi nền tảng đạo đức là chữ “chân” thì còn gì khiến người ta cảm thấy lương tâm bất an khi làm điều gian dối nữa?
Cuộc vận động phản cánh hữu là một bước đi quan trọng của Trung Cộng để phá hủy triệt để đạo đức và văn hóa truyền thống của Trung Quốc.
Cùng với việc tiêu diệt các tinh anh văn hóa, tà linh cộng sản đã cắt đứt quá trình truyền thừa văn hóa truyền thống Trung Hoa từng kéo dài hết thế hệ này sang thế hệ khác. Thế hệ thanh niên sau này không còn nhận được sự giáo dục và nuôi dưỡng một cách mưa dầm thấm lâu từ gia đình, trường học, xã hội, thôn xóm nữa, và trở thành một thế hệ không có văn hóa.
Trải qua một loạt các cuộc vận động được lên kế hoạch kỹ càng: từ Tam phản, Ngũ phản, Trấn phản, Cải tạo tư tưởng và điều chỉnh hệ thống khoa viện đến cuộc vận động Phản cánh hữu… nhằm hủy hoại văn hóa, tàn sát các tinh anh văn hóa, những nhóm người lưu giữ văn hóa truyền thống Trung Quốc ở cả nông thôn và thành thị cơ bản đã bị tiêu diệt. Cùng lúc đó, một thế hệ mới được bồi dưỡng bởi thuyết duy vật, thuyết vô Thần, văn hóa đảng đã trưởng thành, họ mang theo tư tưởng, hành vi bạo lực bắt đầu tiến vào vũ đài, tiến hành bước tiếp theo hủy hoại nền văn hóa Thần truyền.
5) Cải tạo con người thành “không còn là người”
Ngày 16 tháng 5 năm 1966, “Thông báo của ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc” (Thông báo 516) được phát đi, bắt đầu một cuộc vận động hủy hoại văn hóa truyền thống trên quy mô lớn của Trung Cộng, đó là cuộc Đại Cách mạng Văn hóa. Vào tháng 8, bộ phận hồng vệ binh học trung học Bắc Kinh với nòng cốt là con em các cán bộ cao cấp, tiến hành một loạt các hoạt động khám xét nhà, đánh đập, giết chóc trên quy mô lớn ở Bắc Kinh. Đến hạ tuần tháng 8 năm 1966, hàng nghìn người đã bị giết khắp nơi ở Bắc Kinh, gây nên sự kiện “Tháng tám đỏ”.
Sự tàn bạo của Trung Cộng trong Cách mạng văn hóa đã được mô tả kỹ lưỡng trong cuốn sách “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản” (Cửu Bình), ở đây điều chúng ta cần quan tâm là cuộc bạo hành này đã gây ra tổn thất lớn thế nào cho người dân Trung Quốc từ tầng diện văn hóa.
Lấy ví dụ sự kiện giết người tại huyện Đại Hưng, thành phố Bắc Kinh. Từ 27 tháng 8 năm 1966 đến 1 tháng 9 năm 1966, trong 48 đội sản xuất ở 13 hợp tác xã của huyện Đại Hưng đã có 325 người bị giết, trong đó người già nhất 80 tuổi, người trẻ nhất 38 ngày tuổi, có 22 hộ gia đình đã bị giết sạch. Phương thức giết người gồm dùng gậy đánh chết, dùng dao chém chết, bị thít cổ bằng dây thừng, trẻ sơ sinh thì bị cầm hai chân xé thân thể làm đôi.
Không cần nói đến sự táng tận lương tâm, mất hết nhân tính của những kẻ thực thi việc bạo hành này, nhưng những người đứng bên quan sát cũng cần buông bỏ hết “lòng trắc ẩn” mới có thể chịu nổi, đó cũng là lúc họ phải quay lưng lại với chữ “nhân” trong văn hóa Trung Quốc.
Người xưa có câu: “Kẻ không có lòng trắc ẩn thì không phải là con người”. Thế nhưng hành vi “không phải là con người này” lại được Trung Cộng nhiệt liệt cổ vũ. Rất nhiều người nhờ có “biểu hiện tốt” trong các cuộc giết chóc này mà được gia nhập đảng. Lấy một ví dụ khác về một tỉnh ở Quảng Tây, theo thống kê không đầy đủ, có hơn 9.000 người được gia nhập đảng lập tức sau khi giết người, có 20.000 người gia nhập đảng xong đã tham gia giết người, có hơn 19.000 người có liên quan đến việc giết người. Như vậy tỉnh này đã có gần 50.000 đảng viên tham gia vào việc giết người.
Trong sự kiện Lục Tứ ngày 4 tháng 6 năm 1989 ở Thiên An Môn, cuộc bức hại Pháp Luân Công năm 1999, những kẻ giết nhiều người với thủ đoạn tàn bạo nhất đều nhận được biểu dương và phần thưởng vật chất, thậm chí là được thăng quan tiến chức. Những kẻ chỉ huy tàn bạo nhất như La Cán, Chu Vĩnh Khang lại được Giang Trạch Dân cất nhắc vào hàng ngũ cấp cao “ủy viên thường vụ bộ chính trị”, để vinh danh “công lao” của chúng trong việc giết người, hủy hoại đạo đức và văn hóa.
Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, Trung Cộng đã dùng mọi nguồn lực quốc gia, sử dụng những phương thức tra tấn tàn bạo nhất từ cổ chí kim. Ngoài hình thức đánh đập tàn bạo còn có những tra tấn tình dục khiến người ta dựng tóc gáy, mùa đông bị dầm mình trong băng, mùa hè bị phơi nắng khát cháy, lao động nặng nhọc quá sức chịu đựng của cơ thể, bị cấm ngủ trong thời gian dài, bị vứt cho rắn độc, chó săn hoặc cả đàn muỗi cắn, thậm chí trực tiếp mổ cướp nội tạng sống của những người tu luyện Pháp Luân Công để buôn bán kiếm lời v.v..
Những cuộc bạo hành trên quy mô lớn này đã trở thành tội ác “phản nhân loại”. Nói một cách khác, chỉ cần là con người thì phải có trách nhiệm phản đối tội ác “phản nhân loại” này, nhưng Trung Cộng đã cưỡng ép tất cả mọi người tham gia vào tội ác giết người, bức hại chính giáo của chúng, hoặc bị động công nhận hoặc phối hợp hành ác. Điều đó đã khiến cho rất nhiều người mất đi tiêu chuẩn để phân biệt tốt xấu, đúng sai, thiện ác, trở thành những kẻ “trợ Trụ vi ngược” không còn mang bản tính con người nữa.
Thần đến độ nhân, cứu vớt con người, là nhằm vào những người còn được coi là “người”. Nhưng khi Trung Cộng cưỡng ép người ta trở thành “không còn là người” thì chính là đã cắt đứt cơ hội được cứu của họ, cũng chính là đẩy người ta vào địa ngục.
Khi tà linh cộng sản bắt con người phải thực thi bạo lực, giết chóc, nó đồng thời cũng thuyết phục người ta rằng con người nên giết chóc, con người nên từ bỏ tấm lòng thiện lương mà xây dựng lên lý niệm văn hóa đảng “đối với kẻ địch phải vô tình và lạnh lùng như mùa đông”. Những ví dụ như trên nhiều không kể xiết. Với mỗi lần hành ác, Trung Cộng đã hữu ý góp thêm một viên gạch xây nên bức tường văn hóa đảng nhằm phá hủy văn hóa truyền thống, làm bại hoại đạo đức con người. Dưới sự đầu độc của văn hóa đảng, rất nhiều người đã trở thành tay sai, công cụ giết người trong tay tà linh cộng sản.
Dịch từ: https://www.epochtimes.com/b5/17/11/25/n9891246.htm
Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với bản gốc