Trăm năm mộng tỉnh (5): Tin rằng ngoài trời còn có trời, đức lớn của trời đất là hiếu sinh, hiểu được nguồn gốc tận cùng của quy luật thiện ác hữu báo
—Cội rễ của dân tộc Trung Hoa và nguy hại của lý thuyết cộng sản—
Tác giả: Kính Tạ Ân
[ChanhKien.org]
(8) Tin rằng ngoài trời còn có trời, đức lớn của trời đất là hiếu sinh, hiểu được nguồn gốc tận cùng của quy luật thiện ác hữu báo
Truyền thống Trung Hoa tin rằng “Bên ngoài bầu trời còn có trời” (Thiên ngoại hữu Thiên). Trong văn hóa Trung Quốc, “Trời” ở đây là chỉ toàn bộ thể hệ được cấu thành từ tầng thứ và phạm vi nhất định của chúng Thần trong vũ trụ. Thực ra từ “Trời” là dùng để chỉ các vị Thần, chư Phật nói chung. Hàm nghĩa của câu “Bên ngoài bầu trời còn có trời”, chính là tin rằng bản thân vũ trụ bao gồm vô số tầng thứ, thể hệ và sự phân chia từ trên xuống dưới.
Nhận thức này của văn hóa Trung Hoa là phù hợp với thực tế của vũ trụ. So với một số tín ngưỡng khác trên thế giới chủ trương rằng chỉ có một vị Thần, thì chân tướng về vũ trụ mà Thần khải thị, tiết lộ cho dân tộc Trung Hoa đã càng phong phú và chi tiết hơn, từ đó khiến văn hóa Trung Hoa triển hiện ra tầm nhìn nhận thức rộng lớn và sâu sắc hơn.
Ví dụ, Đức Giê-hô-va dựa trên hình tượng của bản thân mình mà tạo ra chủng người da trắng, Nữ Oa dựa theo hình tượng của mình mà tạo ra chủng người da vàng, các vị Thần của các dân tộc khác nhau đã tạo ra những chủng người khác khau. Đối với người của dân tộc tương ứng mà nói, vị Thần tạo ra họ chính là Chủ, là vị Thần tối cao của họ. Tuy nhiên, so với văn hóa Trung Hoa, thì văn hóa của đại đa số các dân tộc khác không có được sự khải thị về chân tướng vũ trụ một cách sâu sắc, bác đại, rộng lớn, và cao thâm như vậy.
Văn hóa truyền thống Trung Hoa còn tin rằng, ở trên rất nhiều tầng trời của vô số vô lượng vũ trụ, còn có những vị Thần linh, Chúa tể cao hơn, cao hơn nữa, cho đến vị Thần tối cao. Trí tuệ và lòng từ bi của vị Thần tối cao này chính là điều chi phối tất cả chúng Thần của vũ trụ, ngự trị trên tất cả các vị Thần khác, vĩ đại hơn, cao minh hơn, với trí tuệ siêu việt và lòng từ bi bao la nhất. Người dân thường gọi vị Chủ Tể tối cao này là ‘ông Trời’. Văn hóa Trung Hoa cho rằng, ý chí căn bản của Đấng Chủ Tể tối cao này, cũng chính là sự yêu thương, lòng từ bi và trí tuệ vĩ đại nhất và cao cả nhất, có thể quán xuyết từ tầng cao nhất của vũ trụ xuống tầng thấp nhất, chi phối tất cả sự việc phát sinh và vận hành trong vũ trụ. Đây chính là nguồn gốc sản sinh ra quy luật thiện ác hữu báo trong vũ trụ.
Văn hóa Trung Hoa từng cố gắng dùng ngôn ngữ của con người để biểu đạt tình yêu thương và lòng từ bi cao cả này, có thể tóm gọn điều này bằng cụm từ “Thiên địa chi đại đức viết sinh” (tạm dịch: Đức lớn của trời đất là hiếu sinh). Văn hóa Trung Hoa cho rằng, quy luật thiện ác hữu báo tại tầng tầng trong vũ trụ chính là được triển khai dưới trí tuệ tối cao và ý chí từ bi này. Nhận thức của văn hóa Trung Hoa về quy luật thiện ác hữu báo trong vũ trụ có lẽ đã đạt đến mức hiểu biết cao nhất về tính chất và bản chất của nó ở phương diện nhận thức lý tính.
(9) Tin rằng “Thiên tác nghiệt do khả vi”, từ đó đạt được tin tưởng sâu sắc nhất vào quy luật thiện ác hữu báo
Dựa trên niềm tin sâu sắc vào trí tuệ và lòng từ bi vô hạn của Đấng Chủ Tể tối cao, Đấng Thần linh tối cao, cho nên dân tộc Trung Hoa có niềm tin sâu sắc nhất vào quy luật thiện ác hữu báo. Chính niềm tin này đã giúp dân tộc Trung Hoa, ngay cả trong những lúc khó khăn, nguy hiểm, vẫn không oán trách mà luôn tin rằng quy luật thiện ác hữu báo là có thật và vũ trụ cuối cùng sẽ luôn công chính.
Cho nên, từ thời thượng cổ, dân tộc Trung Hoa đã lưu truyền một câu nói: “Thiên tác nghiệt, do khả vi; tự tác nghiệt, bất khả hoạt” (tạm dịch: Trời gieo cho tai vạ, còn có thể tránh được. Tự mình làm nên tai vạ không trốn thoát được). Dân tộc Trung Hoa tin rằng, ngay cả khi trong vũ trụ bao la, trong toàn bộ thể hệ rộng lớn xảy ra đại biến cố và các thảm họa, thì các thiên thể ở tầng thứ cao hơn vẫn cấp một cơ hội được sống cho con người. Cũng chính là dựa vào niềm tin này, đã hun đúc nên niềm tin sâu sắc của văn hóa truyền thống dân tộc Trung Hoa đối với việc tu dưỡng đạo đức và đề cao. Trong văn hóa của dân tộc Trung Hoa chưa từng xuất hiện kiểu câu hỏi như “Nếu có ngày tận thế và mọi thứ sẽ không còn tồn tại nữa, vậy thì chúng ta phải làm sao?” Cho dù tương lai có ra sao, dù thân xác này sống hay chết, thì đều nên giữ gìn đạo đức của bản thân. Thái độ kiên định này thực chất là sự thể hiện niềm tin sâu sắc nhất của văn hóa Trung Hoa đối với quy luật thiện ác hữu báo.
(Còn tiếp)