Tự luận (audio)
Người Trung Quốc sinh sống trên một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phương Đông, các phong tục tập quán khác nhau, tiếng địa phương và khẩu ngữ có tới hơn nghìn loại khác nhau, vậy điều gì đã liên kết họ với nhau thành một thể, để người Trung Quốc trở thành người Trung Quốc? Hiển nhiên không chỉ là địa khu, mà quan trọng hơn là văn hóa và truyền thống. Trong mấy nghìn năm, người Trung Quốc kính trọng Trời đất, thờ cúng ông bà tổ tiên, sử dụng cùng một chữ viết, học tập cùng kinh sách, v.v.. Trong con mắt của người Phương Tây, nơi đó [Trung Quốc] đã từng là một quốc gia lễ nghĩa.
Tuy nhiên, dù vẫn [sinh sống] trên vùng lãnh thổ này, nhưng người Trung Quốc hôm nay đã khác với người Trung Quốc của bất cứ thời kỳ lịch sử nào. Từ tiểu học đến đại học, toàn bộ sách giáo khoa của người Trung Quốc đều là dùng chữ giản thể biên soạn, hơn nữa lại là cùng một loại sách giáo khoa chung [1]. Trước đây, chỉ có hai quốc gia là bắt buộc học cùng sách giáo khoa, đó là Đức Quốc Xã trong 100 năm trước sáng lập nên lý luận làm thế nào tàn phá thế giới, và Liên Xô đã vận dụng lý luận này thành thực tiễn bạo lực. Đã có thời kỳ tất cả những vật phẩm có liên quan đến truyền thống lịch sử đều bị gọi là “Tứ cựu” nên bị đưa đi phá bỏ và thiêu hủy. Phong tục, tập quán, ngôn ngữ, phương thức tư duy của người Trung Quốc ngày nay đã sớm không còn tương thích với lịch sử của mình, không tương thích với văn hóa truyền thống, và càng không thể hòa nhập với thế giới. Họ không biết được mình đến từ đâu và đi về đâu. Người Trung Quốc đã trở thành một dân tộc đánh mất đi bản tính tự ngã. Mặc dù dòng máu giống nòi vẫn chảy trong huyết mạch của họ, nhưng di sản của nền văn minh Hoa Hạ của họ đã bị đoạn tuyệt. Từ góc độ văn hóa mà xem xét, người Trung Quốc đã là nô lệ mất nước, đây quả thực không phải là chuyện hoang đường nói quá.
Nhìn từ các quốc gia Châu Âu, Châu Á, trong quá trình hiện đại hóa từ trước đến nay đều không triệt để đánh mất tính dân tộc như vậy. Nếu loại trừ các nhân tố của khoa học công nghiệp hóa cao độ, khi nhìn người Nhật Bản ta vẫn có thể thấy hình ảnh truyền thống Nhật Bản của họ. Theo quan điểm của người Trung Quốc, người Mỹ không có lịch sử, nhưng so với thời kỳ chiến tranh giành độc lập 200 năm trước họ vẫn còn rất nhiều điểm tương tự. Sự biến hóa của người Trung Quốc không phải là do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hay quá trình tự nhiên không thể tránh được, mà là do quá trình và kết quả từ tính cưỡng chế do con người làm ra. Sự thay đổi này bắt đầu từ năm 1949, duy trì liên tục đến ngày hôm nay. Thế hệ trước thì cả một thời đại đã bị cưỡng chế buông bỏ truyền thống văn hóa của cha ông để lại, thế hệ tiếp theo thì hoàn toàn trưởng thành trong hoàn cảnh này, cho rằng là người Trung Quốc, thì văn hóa Trung Quốc chính là như vậy. Đây chính là văn hóa biến dị – Văn hóa đảng do Trung Cộng tạo ra tại Trung Quốc Đại lục.
Bản thân từ “văn hóa” rất khó tiến hành xác định nghĩa một cách chính xác. Định nghĩa “văn hóa” hiện đại vào khoảng thế kỷ 19 mới bắt đầu định hình. Năm 1952, Kroeber và Kluckholm ở Mỹ đã tổng hợp định nghĩa cho văn hóa trong cuốn sách với tiêu đề “Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa” [2]. Trong đó viết: “Văn hóa là do biểu hiện bên ngoài, nội hàm tư duy, và phương thức hành vi cấu thành; loại phương thức hành vi này thông qua dấu hiệu tượng trưng mà truyền đạt; Văn hóa đại biểu cho thành tựu đạt được của một quần thể dân tộc; bao gồm những gì họ thể hiện trong vật dụng do con người tạo ra; bộ phận trung tâm của Văn hóa là quan niệm truyền thống (tức là những gì được lịch sử tuyển chọn và lưu lại), đặc biệt là những giá trị mà nó đem lại; thể hệ văn hóa trên một phương diện có thể xem là kết quả của hoạt động, ở một phương diện khác là nhân tố quyết định sự phát triển của hoạt động”. Định nghĩa này đã được đại bộ phận các học giả tiếp thụ.
Trong định nghĩa này, văn hóa bao gồm hai bộ phận, một là giá trị quan nội tại, hai là biểu hiện nội hàm của hành vi và phương thức tư duy. Cái gọi là Văn hóa đảng, chính là chỉ dạng thức tư duy, hệ thống lời nói cho đến các dạng thức hành vi được tạo thành dựa trên cơ sở là giá trị quan của Đảng Cộng sản. Ở đây đặc biệt cần thiết chỉ rõ, Văn hóa đảng gồm ba chủng loại hình: Loại thứ nhất là văn hóa mà Đảng Cộng sản cưỡng chế tạo ra và truyền rót vào; loại thứ hai là thứ văn hóa biến dị khi người dân sống dưới bạo lực và dối trá của Trung Cộng nhằm tự bảo vệ bản thân mà tạo ra; loại thứ ba là thứ văn hóa cấu thành từ những thứ cặn bã lưu truyền từ xưa cho đến nay bị Trung Cộng tiến hành trùng tân thành một bộ lý luận, được đưa ra phổ cập và thực tiễn hóa.
Trong các hệ thống văn hóa khác, giá trị quan đo lường cuối cùng đều là quyền lực tồn tại tối cao siêu việt khỏi thế tục. Trong xã hội cổ đại, đảm nhận vai trò này là Thần, còn tại xã hội hiện đại, thì là Thần và Pháp luật đồng thời đảm nhận. Không giống với tất cả các nền văn hóa truyền thống, giá trị quan của Đảng Cộng sản, là một loại hệ thống động thái không ngừng biến đổi và điều chỉnh, đơn giản mà nói trung tâm của nó chính là quyền lực và lợi ích. Hiện nay dưới Văn hóa đảng, Văn hóa bán Thần mà tổ tiên người Trung Quốc lưu lại đã ly khai cách xa họ vô hạn, người ta không còn tin tưởng những điều tốt đẹp đã từng tồn tại; đời đời cha ông họ truyền dạy kính trọng Trời Đất, Thần Phật, đến nay đã bị thay bằng đấu Trời đấu Đất; văn hóa tu luyện thù thắng, hôm nay bị chụp lên chiếc mũ mê tín phong kiến; các bậc tiền nhân hiền triết trong mỗi triều đại lịch sử, bị xem thường và khinh miệt ở vị trí thấp kém; truyền thống trọng đức hành thiện mấy nghìn năm nay, giá trị tốt đẹp của Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín, bị cho là cặn bã phong kiến, trở thành đối tượng cho mọi người chê cười. Thay vào đó là hệ thống Văn hóa đảng tà ác phản thiên, phản địa, phản nhân tính của Trung Cộng. Trong hệ thống này, tiêu chuẩn tối cao của nguyên tắc đạo đức là quyền lực và lợi ích của đảng. Mỗi lời nói hành động, mỗi tư duy và suy nghĩ của người Trung Quốc, từng thời từng khắc đều bị Văn hóa đảng giật dây, người ta đã chịu nhận sự độc hại thâm sâu mà không tự nhận ra được, càng khó để thoát ra và quy chính lại.
Loạt bài viết này sẽ liệt kê phân tích rõ Trung Cộng đã tiến hành thay thế văn hóa truyền thống một cách hệ thống như thế nào, đã tiến hành cải tạo tư tưởng một cách hệ thống ra sao, sử dụng thủ đoạn truyền bá như thế nào, cho đến biểu hiện của những người sau khi bị cải tạo tư tưởng, v.v.. Văn hóa đảng trong tuyên truyền, hệ thống lời nói trong Văn hóa đảng, Văn hóa đảng trong cuộc sống cho đến tư duy Văn hóa đảng đã thành thói quen, cùng những biểu hiện cụ thể rộng khắp của chúng trong tư tưởng đến ngôn ngữ hành vi sẽ tiếp tục được bàn luận tường tận trong các phần sau đây.
Lá rụng về cội, người Trung Quốc chưa bao giờ ngừng khao khát tìm lại cội nguồn của chính mình. Mấy năm gần đây, người Hoa hải ngoại có lưu truyền một câu nói: “Phải làm con cháu Trung Hoa, không làm cháu con của Marx, Lenin”, đã khiến vô số khách du lịch người Hoa ở hải ngoại khởi lên cảm giác quen thuộc của tính dân tộc trong mỗi người. Người Trung Quốc cần xem xét lại một cách thanh tỉnh đối với Văn hóa đảng, vứt bỏ, thoát khỏi chủ nghĩa Marx, Lenin độc hại, giải thể Văn hóa đảng, quay về Văn hóa chính thống của dân tộc Trung Hoa, khôi phục lại thần vận của dân tộc, đây chính là thời điểm để làm việc đó.
Bản tiếng Hán: http://www.epochtimes.com/gb/6/9/10/n1449356.htm
Chú thích:
[1] Trên thế giới, có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau được biên soạn cho cùng một cấp học, chỉ có tại một số quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam thì mới tồn tại một bộ sách giáo khoa duy nhất cho một cấp học.
[2] Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa (Culture, a critical review of concept and definitions): Cuốn sách của hai nhà nhân chủng học A.L. Kroeber và Kluckhohn xuất bản năm 1952, trong đó tác giả đã trích khoảng 160 định nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau.