Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Chương 3: Các thủ đoạn nhồi nhét (phần trung) (audio)

Ảnh: Epoch Times

Mục lục

3. Lợi dụng các văn nhân của tà đảng để ca ngợi công lao của ác đảng

1) Dùng tác phẩm văn học để biện giải cho chính sách và lý luận của Trung Cộng

2) Nhồi nhét thế giới quan, lịch sử quan, nhân sinh quan của Trung Cộng

(1) Phê phán tín ngưỡng đối với Thần, nhồi nhét Vô Thần luận
(2) Bài trừ quan niệm truyền thống, nhồi nhét thù hận giai cấp
(3) Tô vẽ cho các bạo chúa, tiểu nhân, thổ phỉ và côn đồ trong lịch sử
(4) Hạ thấp nhân tính, ca ngợi Đảng tính

3) Một số đặc điểm của việc Trung Cộng lợi dụng văn học để tiến hành nhồi nhét

(1) Trộm dùng văn hóa dân tộc một cách toàn diện
(2) Lợi dụng thành thạo kỹ xảo văn học
(3) Dùng việc cấm sách để tăng cường sự đói khát về văn hóa
(4) Dùng sự lặp lại để tăng cường hiệu ứng nghiện

4) Từ “kẻ hắc thủ nhìn thấy được” cho đến “kẻ hắc thủ không nhìn thấy được”

4. Lợi dụng sách giáo khoa để nhồi nhét Văn hóa đảng

1) Lớp chính trị: Lừa gạt không thương tiếc

(1) Môn học nhiều, tiết học dài, độ che phủ rộng, yêu cầu nghiêm
(2) Tô vẽ cho Văn hóa đảng thành “đức dục”, “thường thức”, “nguyên lý”, “cơ sở”
(3) Chính trị thời sự – nội dung giáo dục mang đậm bản sắc của Trung Cộng nhất
(4) Nhồi nhét thù hận và oai lý (lý lẽ xiên vẹo), bồi dưỡng ra những thanh niên bất bình và sự lạnh nhạt về chính trị
(5) Tuyệt đối không buông lỏng đối với các lớp chính trị

2) Môn lịch sử: Lừa mình dối người

(1) Nắm giữ chính trị, lịch sử dường như chính là một môn nhánh của chính trị
(2) Che đậy, bóp méo, làm cho chân tướng lịch sử bị vỡ vụn

3) Môn ngữ văn: lừa gạt trong vui vẻ

(1) Việc tuyển chọn các bài văn
(2) Phương pháp giảng dạy của giáo viên
(3) Phương hướng thi cử
(4) Những xu thế gần đây

*************

3. Lợi dụng các văn nhân của tà đảng để ca ngợi công lao của ác đảng

Bài bình luận số 1 trong Cửu Bình đã chỉ ra rằng: “… tất cả các xã hội của chính quyền không cộng sản, không kể là chuyên chế hay cực quyền đến mấy, xã hội nào cũng đều có một bộ phận những tổ chức tự phát triển và có các thành phần tự chủ… Vậy mà các chính quyền của Đảng cộng sản đều tiêu diệt sạch những tổ chức tự phát và các thành phần tự chủ, để thay vào đó là kết cấu tập trung quyền lực triệt để, từ trên xuống dưới.” Một trong những hậu quả do Đảng Cộng sản khống chế xã hội một cách hà khắc cực đoan tạo thành là sự biến mất của giai tầng phần tử trí thức độc lập. Trung Cộng tiêu diệt một bộ phận phần tử trí thức, những người khác thì bị gán vào đủ kiểu “đơn vị”. Thực tế đơn vị là hình thức tổ chức cơ bản mà Trung Cộng sử dụng để khống chế nhân dân ở thành thị trên mọi phương diện. Phần tử trí thức mất đi phương thức mưu sinh và không gian tự do ngôn luận bị chính quyền khống chế, đành phải phụ thuộc vào Trung Cộng, dưới áp lực khổng lồ và bị đẩy vào bước đường cùng, đại bộ phận trong số họ đành phải sử dụng tri thức chuyên môn của mình mà ca ngợi tà đảng trên mọi góc độ với mọi phương thức nhằm bảo toàn tính mạng và nuôi sống gia đình. Xã hội Trung Quốc vốn có truyền thống “Tôn Sư trọng Đạo”, chính quyền Trung Cộng lợi dụng sự tín nhiệm và tôn trọng của dân chúng với những người làm công tác văn hóa, gián tiếp nhồi nhét Văn hóa đảng vào trong dân chúng thông qua tác phẩm và ngôn luận của các văn nhân, thay đổi tiêu chuẩn thiện ác của người Trung Quốc. Việc kiến lập và duy trì một giai tầng “phần tử ngụy tri thức”, vừa khiến Trung Cộng thoát khỏi bị phán xét sự trong sạch và ước chế của dư luận, vừa giúp nó có thể ngụy tạo ra “thành quả nghiên cứu” và “dư luận xã hội” có vẻ công bằng mọi lúc mọi nơi, biện hộ cho sự thống trị của tà đảng.

Phương thức Trung Cộng thu nạp văn nhân chủ yếu bao gồm: Trực tiếp thu hút họ gia nhập đảng và còn gia nhập chính quyền (chính phủ, đại hội đại biểu nhân dân, hiệp hội chính trị), như Quách Mạt Nhược đã từng đảm nhận vị trí Phó Thủ tướng Chính phủ, nhà lịch sử học Ngô Hàm từng đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch Hiệp hội Chính trị thành phố Bắc Kinh, Phó Thị trưởng thành phố Bắc Kinh; đặt họ vào các đảng phái dân chủ; đặt họ vào các cơ cấu như Viện Nghiên cứu Khoa học (Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội), đại học hoặc các Viện Nghiên cứu Văn hóa Lịch sử, hoặc đưa họ vào Hiệp hội các tác gia, Hiệp hội kịch sân khấu, Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật và các ban ngành khác. Dịch giả Phó Lôi, người đã tự sát cùng vợ trong Cách mạng Văn hóa, là một trong những số ít những người hành nghề tự do không thuộc vào bất kỳ “đơn vị” nào sau khi Trung Cộng giành chính quyền.

Nhằm tiện khống chế hình thái ý thức, vào những năm 50, Trung Cộng đã tiến hành chương trình “điều chỉnh các viện nghiên cứu” của các học viện cấp cao, hợp nhất rất nhiều khoa triết học của nhiều trường học với nhau. Những môn như chính trị học, xã hội học, tâm lý học, nhân loại học v.v.. được gọi là môn học của giai cấp tư sản, bị thủ tiêu triệt để, cho tới những năm 80 mới dần được khôi phục trở lại. Cơ cấu các trường đảng, viện nghiên cứu khoa học xã hội, các trường đại học, cao đẳng cồng kềnh từ Trung Ương đến địa phương, nhân viên nhiều như nấm, được treo biển “nghiên cứu khoa học”, dùng trăm phương nghìn kế nhằm biện chứng cho tính hợp pháp cho Trung Cộng.

Trải qua những bước như tổ chức và thu nạp cải tổ, cải tạo tư tưởng, khủng bố bằng bạo lực, dụ dỗ bằng lợi ích, đào thải những người bất đồng tư tưởng (Cuộc vận động “chống cánh hữu” đã lưu đày những phần tử trí thức dám lên tiếng trước bàn dân thiên hạ) v.v.. Trung Cộng đã nắm chặt phần tử tri thức trong lòng bàn tay, một số ít người chính trực và thanh tỉnh nhiều nhất cũng chỉ dám phẫn nộ mà không dám lên tiếng, những người nhu nhược sợ hãi đành phải thuận theo chiều gió. Những kẻ nịnh hót xảo quyệt lại chủ động xông pha, làm nanh vuốt và vây cánh cho ác đảng.

Trung Cộng cài đại diện và cổ động viên chủ chốt vào nội bộ giới triết học, giới sử học, giới văn học, giới khoa học, giới tôn giáo. Những người này thường ngày làm bộ làm tịch, bào chế ra hết bài văn này đến bài văn khác, hết “tác phẩm” này đến “tác phẩm” khác, biện chứng “chủ nghĩa Marx là khoa học chân chính”, “năm giai đoạn phát triển của xã hội là chân lý phổ biến”, “khoa học tự nhiên tự nó có mang tính giai cấp”, “tôn giáo là chân lý, Chủ nghĩa xã hội cũng là chân lý”, làm giàu thêm kho vũ khí cơ bản của Văn hóa đảng. Khi vận động xảy ra, những người này như cá gặp nước, theo sát xu thế nhằm biểu lộ lòng trung thành với “đảng”, dùng những thứ biên diễn giả tạo để ca ngợi công lao của ác đảng, đoạn chương thủ nghĩa, thêu dệt tội danh, công kích “kẻ thù” của Trung Cộng trên mạng một cách vô độ, bán đứng nhân cách để xin ít cơm thừa canh cặn từ ông chủ đảng. “Lương Hiệu” trong Đại Cách mạng Văn hóa, sau cuộc dân vận năm 89 có Hà Tân, trong cuộc vận động đàn áp Pháp Luân Công có Hà Tộ Hưu, Vu Quang Viễn, Phan Gia Tranh đều thuộc loại này.

Đại biểu cho những văn nhân của ác Đảng, trước đây có Quách Mạt Nhược, sau này có Hà Tộ Hưu.

Nhà văn Quách Mạt Nhược với phong cách thuận theo chiều gió được Trung Cộng tôn xưng là “tiên phong văn hóa”, có khả năng biến hóa còn giỏi hơn cả tắc kè hoa. Trung Cộng bảo y kiểm điểm thì y kiểm điểm, bảo y phê phán Vũ Huấn, phê phán Hồ Thích, phê phán Hồ Phong [6], y liền phê phán hăng hái hơn bất kỳ ai, bảo y lật lại vụ án của nhân vật lịch sử nào y sẽ lật lại vụ án cho nhân vật lịch sử đó. Nhưng nguyên tắc lập trường không ngừng biến đổi của Trung Cộng khiến Quách Mạt Nhược cũng không thể thích nghi. Thời kỳ đầu của Cách mạng Văn hóa, Quách Mạt Nhược đánh hơi thấy được xu thế đã thay đổi, lập tức kiểm điểm nói: “Theo tiêu chuẩn ngày nay, những gì tôi viết trước đây, nghiêm khắc mà nói, đều nên đốt hết, không có chút giá trị nào. Nguyên nhân chủ yếu là gì? Chính là vì chưa nắm vững tư tưởng Mao Trạch Đông, chưa trang bị cho bản thân tư tưởng Mao Trạch Đông.”

“Viện sĩ chính trị” Hà Tộ Hưu, trong Cách mạng Văn hóa vì muốn tâng bốc Mao Trạch Đông và Đảng Cộng sản, đã đưa ra khái niệm “Mao Tử” và “Vô Tử”, năm 2001 lại đề ra “quy luật của cơ học lượng tử” phù hợp với tinh thần ‘Tam đại biểu’ của Giang Trạch Dân.” Chính tên thổ phỉ khoa học này đã trở thành “nguồn lý luận” chủ yếu mà Trung Cộng dùng để công kích Pháp Luân Công.

Chính tín, chân lý và thể hệ đạo đức chính thống của nhân loại đều có đặc điểm ổn định bất biến. Còn thứ đạo đức nhảy múa theo quyền lực thế tục không xứng đáng được gọi là đạo đức, chân lý không ngừng “biến đổi theo thời gian” xưa nay không hề có tư cách gọi là chân lý, niềm tin đối với một thứ không ngừng biến đổi căn bản không phải là niềm tin. Những văn nhân của tà đảng sáng nắng chiều mưa, nói một đằng làm một nẻo, tất nhiên sẽ phá hoại chút lòng tin cuối cùng còn sót lại của con người vào nhân tính và phẩm chất đạo đức tốt đẹp, cổ vũ con người vứt bỏ hết thảy chuẩn tắc đạo đức, yêu ghét những gì mà Trung Cộng yêu ghét, coi việc duy hộ sự tồn vong của chính quyền Trung Cộng thành điều trọng yếu số một.

Chương 1 và chương 2 trong cuốn sách này cũng khá đủ để có thể vạch trần các văn nhân của tà đảng trong giới học thuật, giới tôn giáo, giới khoa học, trong mục này chúng tôi sẽ phân tích trọng điểm văn nhân của tà đảng đã ca ngợi công lao của ác đảng, cải tạo tiêu chuẩn thiện ác của người Trung Quốc như thế nào trong lĩnh vực văn học.

Nghĩa rộng của văn học bao gồm văn hiến và văn chương, cũng bao gồm những tác phẩm văn học theo nghĩa hẹp. Do ngôn ngữ trong hệ thống văn hóa nhân loại có tính trọng yếu đặc biệt, nên những nền văn hóa chính thống lớn đều vô cùng coi trọng ngôn ngữ và lai lịch văn học nghệ thuật..

Văn hóa Trung Quốc là kiểu văn hóa bán Thần. Cổ nhân tin rằng, văn chương bắt nguồn từ Thiên đạo chí cao vô thượng, do vậy mới nói “văn dĩ tải đạo” (văn dùng chở đạo); văn học có thể nâng cao đạo đức, tu dưỡng tính cách, do vậy mới nói “Tu từ lập kỳ thành” (tu sửa lời ăn tiếng nói tạo nên sự chân thành), “Thi giả trì dã, trì nhân tình chí” (người hiểu được thơ thì kiềm chế được tình cảm, tình chí). Những mặc khách văn nhân các thời đại coi việc sáng tác văn học là “đại nghiệp dựng nước, đại sự bất hủ”, dùng tâm thái trang trọng thành kính mà sáng tác ra rất nhiều tác phẩm văn học xuất sắc, những tác phẩm này kỳ thực chính là sự phản ánh thế giới nội tâm thuần khiết, cao thượng của họ.

Trung Cộng là một tà giáo khống chế tư tưởng con người, sự coi trọng đối với hình thái ý thức của nó vượt xa tất cả những chính quyền từ xưa đến nay. Sau khi tà linh Trung Cộng xâm nhập, văn học không may đã trở thành công cụ đáng hổ thẹn của Trung Cộng dùng để chế tạo Văn hóa đảng, nhồi nhét Văn hóa đảng. Những văn nhân không có phẩm hạnh cúi đầu vâng mệnh Trung Cộng thì thăng tiến vùn vụt, những tác gia và thi nhân không muốn vứt bỏ sự tôn nghiêm của nhân cách bản thân thì dù tránh được bức hại, cũng bị tước bỏ cơ hội sáng tác hoặc phát biểu ý kiến, chỉ có thể lặng lẽ lụi tàn bên lề xã hội.

Văn nghệ tư tưởng của Đảng Cộng sản do Marx và Engels khởi đầu, Lenin tiếp nối, Mao Trạch Đông hoàn thiện. Trong “Bài nói chuyện tại buổi toạ đàm văn nghệ tại Kiến An”, Mao Trạch Đông công khai tuyên bố: “Đảng Cộng sản muốn văn nghệ trở thành một bộ phận cấu thành toàn bộ bộ máy cách mạng, trở thành một vũ khí mạnh mẽ để đoàn kết nhân dân, giáo dục nhân dân, công kích kẻ thù, tiêu diệt kẻ thù.” Bài thuyết giảng mang sát khí đằng đằng này chính là sự mở màn cho việc Trung Cộng lợi dụng văn nhân để kiến lập Văn hóa đảng, khống chế thế giới tinh thần của người Trung Quốc. Từ đó, “tiêu chuẩn chính trị là số 1, tiêu chuẩn văn học là số 2”, “văn học phục vụ đấu tranh giai cấp”, “toàn đảng làm văn nghệ, toàn dân làm văn nghệ”, “chủ đề đi trước” v.v.. trở thành nguyên tắc chỉ đạo sáng tác của những tác gia bị Trung Cộng lợi dụng.

1) Dùng tác phẩm văn học để biện giải cho chính sách và lý luận của Trung Cộng

Nhìn tổng quan lịch sử đương đại của Trung Quốc, không khó phát hiện rằng dường như mỗi lần Trung Cộng phát động vận động chính trị, nó đều bắt đầu từ việc phê phán một tác phẩm văn nghệ nào đó hoặc một bộ trào lưu tư tưởng văn nghệ nào đó.

Cuộc vận động Chỉnh Phong những năm 40 mở màn từ tác phẩm “Hoa Bách hợp dại” của Vương Thực Vị, một loạt các cuộc vận động cải tạo tư tưởng những năm 50 bắt đầu từ việc phê phán bộ phim “Vũ Huấn truyện”, “Nghiên cứu Hồng Lâu Mộng” và cái gọi là “Tập đoàn Hồ Phong”, Đại Cách mạng Văn hóa dùng vở kịch lịch sử cải biên “Hải Thụy bãi quan” của Ngô Hàm để tế cờ, từ đó phê phán phim truyền hình “Hà Thương” chính là một bước trọng yếu trong việc chỉnh đốn tư tưởng sau cuộc đàn áp “Lục tứ” (vụ đàn áp sinh viên tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989).

Về phương diện khác, các văn nhân dưới trướng của Trung Cộng nhẹ nhàng múa theo cây gậy chỉ huy của Trung Cộng, dùng tác phẩm văn nghệ để minh họa, tâng bốc lý luận và chính sách của Trung Cộng, thỏa mãn những nhu cầu chính trị của Trung Cộng qua các thời kỳ khác nhau.

Nhằm thích ứng với nhu cầu “cải cách ruộng đất” (tước đoạt ruộng đất của địa chủ) và cuộc “vận động hợp tác hóa” (tước đoạt tất cả ruộng đất của nông dân), các văn nhân đã sáng tác những tác phẩm “Bạo Phong Sậu Ủy”, (Mưa bão đột ngột) “Tam Lý Loan” (Vùng vịnh ba dặm), “Sáng Nghiệp Sử” (Lịch sử khai nghiệp), giúp Trung Cộng che đậy hành vi giết người, trị người tàn khốc, trắng trợn cướp bóc, lục soát nhà trong những cuộc vận động chính trị; nhằm bôi nhọ Quốc Dân đảng, tô vẽ cho cuộc nội chiến do Trung Cộng phát động trở thành “chiến tranh giải phóng”, các văn nhân đã sáng tác ra “Lâm Hải Tuyết Nguyên” (Cánh rừng tuyết phủ), “Bảo vệ Diên An”, “Hồng Nham” (Nham thạch đỏ); Trung Cộng muốn làm đẹp cho cuộc “Kháng Mỹ viện Triều”, các văn nhân liền viết “Ai là người đáng yêu nhất”; Trung Cộng muốn minh họa cho việc cải tạo “hòa bình” các nhà tư bản, các văn nhân liền sáng tác “Buổi sớm Thượng Hải”; Trung Cộng muốn tiêm nhiễm rằng nhân dân Trung Quốc “lựa chọn” Đảng Cộng sản, các văn nhân liền viết “Hồng kỳ phổ” (Cuốn sách màu đỏ), Trung Cộng cần dẫn dắt “phần tử trí thức giai cấp tiểu tư sản” trở thành “những người kiên định theo chủ nghĩa Marx”, các văn nhân liền sáng tác “Thanh xuân chi ca” (Bài ca thanh xuân);  Trung Cộng muốn ca ngợi “Đại nhảy vọt”, toàn quốc lại xuất ra hàng triệu bài dân ca giả dối.

Có người xem xong phim truyền hình về việc Trung Cộng bôi nhọ Pháp Luân Công bèn nói: “Xem xong phim này, tôi mới biết vì sao phải cấm Pháp Luân Công.” Lời đó hàm ý là không xem bộ phim này, anh ấy sẽ không biết vì sao phải cấm Pháp Luân Công. Văn nghệ của Trung Cộng bịa đặt ra căn cứ cho “tính chính đáng của chính sách”, có thể thấy rằng việc nhồi nhét dư luận trong cuộc vận động đàn áp mới nhất này đã khởi một tác dụng không thể thay thế. Kỳ thực, trong lịch sử khi Trung Cộng kích động tiêu diệt “giai cấp bóc lột”, nó cũng dùng thủ đoạn như vậy. Mặc dù người ta nhìn thấy địa chủ trong đời sống hàng ngày (kì thực chính là những người bình thường có đất đai) đa số là những người phúc hậu cần cù thật thà, nhiệt tình công tâm, nhưng qua sự nhồi nhét của Trung Cộng, cứ mỗi khi nhắc tới địa chủ, người ta liền nghĩ đến Chu Bái Bì, Lưu Văn Thái, Hoàng Thế Nhân, Nam Bá Thiên – những hình tượng địa chủ (độc ác) được bịa đặt thông qua các thủ đoạn văn nghệ, Trung Cộng đương thời tại khu nó chiếm đóng đã giáo dục binh sĩ thông qua việc dùng ca múa và kịch nói, rất nhiều chiến sĩ sau khi xem xong vở kịch “Bạch mao nữ” đã “dấy lên lòng căm thù giai cấp, cháy lên ngọn lửa báo thù” (Châu Dương Ngữ), được Trung Cộng “giáo dục” thành “chiến sĩ giai cấp vô sản có giác ngộ”.

2) Nhồi nhét thế giới quan, lịch sử quan, nhân sinh quan của Trung Cộng

(1) Phê phán tín ngưỡng đối với Thần, nhồi nhét vô thần luận

Thuyết vô Thần là cơ sở tư tưởng của Trung Cộng, còn những nền văn hóa chính thống lớn đều tin vào sự tồn tại của Thần, rất nhiều tác phẩm văn học sâu sắc và kiệt xuất đều miêu tả Thần, ngợi ca Thần, truy cầu Thần, như thần thoại Hy Lạp La Mã, “Thần Khúc” [7] của Dante, “Thiên đường đã mất” [8] của Milton, “Hành trình vĩnh cửu” [9] của Bunyan, “Tây du ký” của Trung Quốc v.v.. Do vậy, Trung Cộng một mặt khống chế văn nhân viết các tác phẩm sùng bái vật chất, sùng bái bạo lực, mặt khác khống chế các học giả sửa đổi, cắt xén, xuyên tạc văn học Hữu Thần luận. Cho nên, tôn giáo trở thành “thuốc phiện tinh thần”, thiên đường địa ngục biến thành “phong kiến mê tín”, thần thoại truyền thuyết trở thành hình tượng phản ánh nỗi sợ hãi của con người trước sức mạnh tự nhiên trong thời xã hội nguyên thủy có sức sản xuất kém phát triển, Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký và Sa-tăng trong “Thiên đường đã mất” trở thành đại biểu của giai cấp Vô sản và những người bị bóc lột.

(2)  Bài trừ quan niệm truyền thống, nhồi nhét thù hận giai cấp

Thơ ca truyền thống chú trọng “Oán nhi bất nộ, bi nhi bất thương” (Oán mà không giận, bi mà không thương), ngay cả khi ai oán thương cảm cũng phải khống chế cảm xúc bản thân, khiến tâm trạng trở về trạng thái cân bằng và ngay chính. Trong văn học cổ điển Trung Quốc tràn ngập những tác phẩm miêu tả tình bạn tình thân tốt đẹp, trung hiếu tiết nghĩa. Triết gia cổ Hy Lạp Aristoteles [10] cho rằng bi kịch có tác dụng bộc bạch và tịnh hóa, nhà văn La Mã cổ là Horace [11] cho rằng công dụng của văn học chính là giáo dục và giải trí. Tác phẩm văn học các nước trên thế giới dù có viết tới thù hận thì cũng đa số đều viết từ góc độ trừ ác khuyến thiện, miêu tả và kích động thù hận là đặc điểm mà văn học truyền thống không thể dung hòa.

Nhưng theo lý giải của Trung Cộng: “Một vài giai cấp đã thắng lợi, một vài giai cấp bị tiêu diệt, đây chính là lịch sử”, “Đấu tranh giai cấp là động lực chân chính cho sự phát triển của lịch sử”, “Ai là kẻ địch của chúng ta? Ai là bạn bè của chúng ta? Vấn đề này là vấn đề quan trọng nhất của cách mạng.” Do vậy, nhồi nhét và kích động thù hận giai cấp đã trở thành nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của văn nghệ đảng của Trung Cộng. Thù hận, trong lịch sử nhân loại, lần đầu tiên trở thành một từ ngữ mang nghĩa chính diện.

“Trong đôi mắt to nóng bỏng, đen lay láy của cô hầu 18 tuổi này đang bùng cháy một lòng thù hận khắc cốt ghi tâm.” Đây là lời mở đầu của kịch bản điện ảnh “Đội hồng quân tóc dài”. Kịch bản này được cải biên thành kịch bản múa với cường độ bạo lực mạnh hơn, khuếch đại thù hận đạt đến đỉnh điểm. “Cô gái ngẩng đầu ưỡn ngực, hai mắt phóng ra ngọn lửa thù hận bừng bừng”, “họ nắm chặt hai nắm đấm, thổ lộ hết những phẫn hận trong lòng”, “trong tâm bùng cháy lên ngọn lửa thù hận giai cấp”, “thao luyện quân sự kết thúc trong tiếng bắn giết chứa đầy thù hận giai cấp”, “khổ đại thù thâm”, “huyết hải thâm thù”, “báo thù tuyết hận”,… những nhân vật chính của kịch múa đại đa số là những thiếu nữ xinh đẹp chưa tới 20 tuổi, nhưng lại được miêu tả thành những cỗ máy giết người không còn chút nhân tính như vậy.

Điều đáng sợ hơn là, trong khoảng thời gian tương đối dài, đời sống tinh thần của người Trung Quốc thiếu thốn cực độ, những nhân vật này là các thần tượng mà các nam nữ thiếu niên mô phỏng theo. Trong Cách mạng Văn hóa, một học sinh trung học nữ có thể dùng dây lưng quật chết cô giáo của mình, “kẻ thù giai cấp” trên mảnh đất Quảng Đông rộng lớn bị mổ tim moi gan để ăn mà kẻ ăn thịt người không hề có cảm giác tội lỗi, họ đã tôn sùng thứ văn học thù hận cao độ.

(3) Tô vẽ cho các bạo chúa, tiểu nhân, thổ phỉ và côn đồ trong lịch sử

Ảnh: Epoch Times

Đảng Cộng sản muốn tô vẽ bản thân thành “sản vật tất yếu trong sự phát triển của lịch sử”, “sự lựa chọn tất yếu của nhân dân Trung Quốc”, cho nên cần sửa đổi lịch sử một cách toàn diện, tô vẽ cho các bạo chúa, tiểu nhân, thổ phỉ và côn đồ thành “động lực phát triển của lịch sử”. Cho nên những kẻ bị đánh giá là đại gian đại ác trong lịch sử Trung Quốc lại được Trung Cộng hết sức cung kính đưa lên bàn thờ Thần. Trụ vương nhà Thương bạo ngược, Tần Thủy Hoàng, Thương Ưởng [12] hà khắc, lạnh lùng đều trở thành đối tượng được Trung Cộng ca ngợi. Trung Cộng tôn thủ lĩnh chiến tranh nông dân thành tiên phong, tôn những kẻ tàn nhẫn hiếu sát, bạo ngược vô độ như Hoàng Sào, Trương Hiến Trung, Hồng Tú Toàn [13] trở thành hình tượng chính diện trong cung điện văn học của Trung Cộng. Tại đây chúng tôi chỉ đưa ra một ví dụ rất nhỏ.

Trương Hiến Trung, trùm thổ phỉ cuối đời Minh bản tính thích sát sinh, nhân khẩu của tỉnh Tứ Xuyên lúc đó gần như bị hắn tàn sát gần hết với đủ loại phương thức khác nhau, Thiên phủ chi quốc giàu có trù phú này đã biến thành địa ngục nhân gian.

Ngay trong lời mở đầu phần hạ quyển thứ nhất cuốn “Lý Tự Thành”, cuốn tiểu thuyết lịch sử dài kỳ đạt giải Văn học Mao Thuẫn năm 1982, giọng tao nhã của thể thơ điền viên đã viết rằng: “Cả vùng Cốc Thành không ngừng gặp chiến tranh loạn lạc, sau khi đoàn quân nông dân của Trương Hiến Trung chiếm cứ tại đây, dường như đã có chút không khí thái bình.”

Đương nhiên, việc tô vẽ cho các nhân vật lịch sử không phải mục đích. Sau khi tô vẽ xong những nhân vật lịch sử này, Trung Cộng sẽ công khai đường hoàng tô vẽ chính mình.

(4) Hạ thấp nhân tính, ca ngợi đảng tính

Đọc các tác phẩm lý luận văn nghệ của Trung Cộng sẽ phát hiện một hiện tượng kỳ lạ, chính là từ “nhân tính” bị dùng như là một từ mang nghĩa xấu. Một bộ tác phẩm nếu thể hiện “nhân tính” chính là một tác phẩm thất bại, thậm chí là phản động; ngược lại, một bộ tác phẩm thể hiện tính giai cấp (thù hận đối với kẻ thù giai cấp, hữu hảo với giai cấp anh em) đó lại là một tác phẩm hay, tiến bộ. Những tác phẩm thể hiện “tình yêu thương nhân loại” thông thường như tình phụ tử, tình mẫu tử, tình yêu, tình bè bạn, sự đồng cảm lại bị bài xích, còn những tác phẩm thể hiện đảng tính chiến thắng nhân tính, “giác ngộ giai cấp vô sản” lại được biểu dương.

Những nhân vật anh hùng được nhào nặn theo logic như vậy thông thường là “Cao”, “Đại”, “Toàn” (cao, lớn, toàn diện(có một bộ tác phẩm mà trong đó nhân vật chính gọi là Cao Đại Toàn) – hình tượng cao lớn, trí dũng song toàn, siêu phàm, một lòng trung thành với đảng, thù hận kẻ địch tới tận xương tủy. Còn nhân vật phản diện thì sẽ có hình tượng dung tục, hung tàn, xảo trá. Những nhân vật chính diện phải mang họ Cao, Lương, nhân vật phản diện phải mang họ “Điêu” (gian xảo).

Có một tiểu thuyết ngắn, miêu tả cảnh một địa phương bị thiếu muối trầm trọng. Người mẹ trẻ muốn dùng dưa muối làm “đảng phí” giao nộp cho đảng nên đã lấy đi cọng đậu đũa ướp muối từ trong tay bé gái gầy guộc đến mức “cái cổ dài gánh một cái đầu trơ xương”, khiến cô bé òa khóc nức nở. Người mẹ đã đặt đảng lên trên gia đình và tình thân, do vậy đã nhận được sự khẳng định của văn học đảng.

Hình tượng nữ giới trong các tác phẩm văn học của Trung Cộng thông thường không mang nét nữ tính đặc trưng mà mang khổ đại thâm thù, ý chí như thép. Tình yêu bị dán nhãn giai cấp tư sản, trong các tác phẩm văn học của Trung Cộng hoặc là hoàn toàn vắng mặt, hoặc là bị nhào nặn nhằm tôn lên sự “tráng lệ và vĩ đại” của “sự nghiệp cách mạng”. Nếu nhân vật chính nam (nữ) nảy sinh tình cảm, thì người kia thường phải hy sinh oanh liệt, vậy là nhân vật chính mang theo nguồn sức mạnh bi phẫn, tiếp tục dấn thân vào “làn sóng cuồn cuộn” của cách mạng. Nhân vật chính kết hôn vì tình yêu là điều đại kỵ trong văn học cách mạng, bởi vì một khi lập gia đình, những việc vụn vặt trong sinh hoạt hàng ngày sẽ “ăn mòn ý chí đấu tranh của nhà cách mạng”, Trung Cộng cũng sẽ không cách nào có thể “tiếp tục cách mạng”, “cách mạng không ngừng”.

Những văn nhân bị Trung Cộng lợi dụng đều tôn thờ nguyên tắc “chủ đề đi trước”, do vậy mỗi lần Trung Cộng có yêu cầu mới, những tác phẩm văn học hợp thời sẽ được sản xuất hàng loạt. Trên đây chỉ đưa ra một số ví dụ nho nhỏ.

3) Một số đặc điểm của việc Trung Cộng lợi dụng văn học để tiến hành nhồi nhét

Văn hóa đảng là một loại văn hóa phụ thể bám vào văn hóa Trung Quốc. Trung Cộng rất giỏi lợi dụng hình thức và nguyên tố của văn hóa truyền thống, văn hóa dân gian nhằm đạt được mục đích tăng cường hiệu quả tuyên truyền.

(1) Trộm dùng văn hóa dân tộc một cách toàn diện

Thái độ của Trung Cộng đối với văn hóa nhân loại xưa nay đều là “dùng cho ta”, chỉ cần có lợi cho sự thống trị của nó, nó sẽ vơ vét toàn bộ, quyết không nương tay, cũng không hối tiếc. Về phương diện văn học, thể thơ cũ, thơ bạch thoại, các loại dân ca, tiểu thuyết ngắn và vừa, tiểu thuyết dài, tiểu thuyết chương hồi, tản văn, nhạc kịch, v.v.. toàn bộ đều được dùng để truyền tải nội dung Văn hóa đảng, có thể gọi một cách đẹp đẽ là “bình cũ rượu mới”, “hình thức dân tộc, nội dung xã hội chủ nghĩa”.

Làm như vậy ắt hẳn có nguyên nhân. Tâm lý thẩm mỹ của con người mang tính ổn định nhất định. Thói quen thẩm mỹ hình thành qua thời gian lâu dài không dễ dàng thay đổi, như vậy nếu làm lại từ đầu, dùng bình mới đựng rượu mới chi bằng lợi dụng thói quen thẩm mỹ cố hữu của con người, lén lút cài nội dung Văn hóa đảng vào đó. Hình thức dân tộc truyền tải nội dung Văn hóa đảng này vừa mang tới cho con người cảm giác thân thuộc, lại vừa mang tới cho con người cảm giác mới lạ, đạt hiệu quả tối đa trong tuyên truyền của Trung Cộng. Cho nên, trong khi mọi người ngâm vịnh thơ, ngân nga làn điệu dân gian, đọc tiểu thuyết, xem kịch nói thì đã trở thành tù nhân của Văn hóa đảng một cách vô thức.

(2) Lợi dụng thành thạo kỹ xảo văn học

Mặc dù “đảng” hầu như là một từ trái nghĩa với văn hóa, hầu như tương đương với “võ hóa”, “thô bỉ, dã man hóa”, “phản văn hóa”, nhưng về một phương diện khác, “đảng” lại vô cùng giỏi lợi dụng văn hóa, “đảng” lợi dụng văn hóa để chống lại văn hóa.

Những văn nhân làm tay sai được Trung Cộng trọng dụng, để đạt được hiệu quả cao hơn trong  việc tuyên truyền văn học của đảng đã thực sự phải lao tâm khổ tứ. Các thủ pháp nghệ thuật văn học cổ điển phương Đông, phương Tây như tả thực, tương phản, tình tiết kịch tính, gánh nặng tâm lý, hô ứng, tình tiết gay cấn, miêu tả tâm lý, tính cách điển hình, ngôn ngữ cá tính hóa… dường như đều được sử dụng.

Bởi vì văn nghệ của Trung Cộng coi trọng việc “phổ cập”, chủ yếu nhắm vào quần chúng công nông văn hóa không cao, do vậy tác phẩm văn học sản xuất ra mặc dù trình độ có hạn, nhưng khá thành công trong việc đạt được mục đích nhồi nhét Văn hóa đảng.

(3) Dùng việc cấm sách để tăng cường sự đói khát về văn hóa

Đối với những người đói khát thì đồ ăn nào cũng đều là cao lương mỹ vị. Trung Cộng biết rằng, thứ gọi là văn học mà những văn nhân tay sai bào chế ra, tuyệt đối không thể sánh được với những tác phẩm văn học chân chính, có trình độ cao, nổi tiếng thế giới. Mụ phù thủy xấu xí mang lòng đố kỵ vốn không thể khiến bản thân mình trở nên xinh đẹp, đành phải bày mưu tính kế hại chết công chúa Bạch Tuyết xinh đẹp. Sau khi Trung Cộng xây dựng chính quyền, nó đã lên kế hoạch hủy sách, cấm sách. Trong Cách mạng Văn hóa, phàm là những đồ vật liên quan tới cái đẹp đều bị dán nhãn là “giai cấp tư sản”, sự đói khát văn hóa của người Trung Quốc đã lên đến tột đỉnh. Khi khó mà nhẫn chịu được sự đói khát ấy, con người đành phải uống rượu độc để giải khát, vậy là Văn hóa đảng thừa cơ xâm nhập.

(4) Dùng sự lặp lại để tăng cường hiệu ứng nghiện

Con người không cần sống nhờ vào rượu; với người không uống rượu, mùi vị của rượu cũng không thấy vừa miệng chút nào. Nhưng vì sao có người lại quý rượu như sinh mệnh? Chính là do hiệu ứng nghiện. Suốt một thời gian dài chìm đắm trong một loại văn hóa, con người ta sẽ dưỡng thành một kiểu tâm lý mong đợi. Một tác phẩm chứa đầy những mong đợi này, cũng sẽ như gãi đúng chỗ ngứa, nó sẽ khiến con người nảy sinh cảm giác thỏa mãn. Cái gọi là mỹ cảm, trong tuyệt đại đa số các tình huống, chính là cảm giác thỏa mãn đối với cơn nghiện. Hiểu được điểm này sẽ không khó để minh bạch rằng, mỹ cảm đôi khi là phi lý tính, có thể tạo ra một cách nhân tạo, mà tâm lý thẩm mỹ của con người cũng có thể bị người khác thao túng lợi dụng.

Trung Cộng đã lợi dụng điểm này. Giáo lý của “đảng” được gói gọn trong một câu khẩu hiệu, một bài hát, một bức tranh, một ví dụ, một hình tượng, sau đó dùng mọi phương thức không ngừng lặp đi lặp lại tăng cường nó, tạo cho người Trung Quốc một loại “mỹ cảm” biến dị cứng nhắc. “Mao thi từ” (Lời thơ của Mao) được tung hô là “Thơ của Sơn Đại Vương”, “Mao văn thể” (thể văn của Mao) thô lỗ bất nhã, “Mao thể thư pháp” ngang ngược bá đạo được lặp đi lặp lại, mô phỏng, sùng bái, có người còn cho rằng chúng là đỉnh cao của nghệ thuật Trung Quốc thế kỷ 20. Ngày nay, thứ gọi là “Màu đỏ kinh điển” vẫn đang hoành hành tại Trung Quốc, sự thực này đã làm rõ, tâm lý ỷ lại của dân chúng vào thứ văn nghệ tà ác kia do Trung Cộng cố ý vun đắp suốt một thời gian dài vừa qua vẫn chưa hề mất đi tác dụng.

4) Từ “kẻ hắc thủ nhìn thấy được” cho đến “kẻ hắc thủ không nhìn thấy được”

Muốn nhìn thấu văn học đảng của Trung Cộng, cần phải giải quyết một vấn đề. Văn học đảng sau khi Trung Cộng kiến lập chính quyền, có thể dùng cuộc Cách mạng Văn hóa (CMVH) phân thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu từ năm 1949 tới CMVH; giai đoạn sau là từ khi CMVH kết thúc tới nay. Giai đoạn trước “đảng” lên đủ loại ‘dây cót’, dốc hết sức cắt đứt cái mệnh của văn hóa, chuyên quyền về văn nghệ, càng quấn càng chặt, vòng tròn càng vẽ càng nhỏ, là một quá trình “thu”. Nhưng sau CMVH, khẩu hiệu “văn học phục vụ đấu tranh giai cấp” bị vứt bỏ, thay vào đó là “đột phá vùng cấm”, “giải phóng tư tưởng”, khuôn phép trói buộc các tác gia sáng tác càng ngày càng ít, dường như là một quá trình “thả”. Văn đàn Trung Quốc hiện nay, với những tác gia mỹ nữ, “văn học lưu manh”, “sáng tác bằng nửa thân dưới”, hoa hòe hoa sói, đúng là “giải phóng” hết mức có thể, với tình hình như vậy, làm sao có thể lý giải được sự thao túng lợi dụng văn học của Trung Cộng?

Theo nhân khẩu học thông thường, 25 năm được coi là một thế hệ. Từ năm 1949 đến năm 1978 (Trung Cộng 11 lần tổ chức Đại hội toàn quốc, mỗi lần ba phiên họp toàn thể) tính tổng cộng là 29 năm. Những người sinh ra trước năm 1920, thì đến năm 1949 trước khi Trung Cộng chiếm được chính quyền khoảng trên 30 tuổi, người đã hình thành thế giới quan, đến năm 1978 cũng đã 60 tuổi hoặc già hơn, đã quá tuổi về hưu. Lúc đó những người đang hoạt động trong các ngành các nghề về cơ bản đều đã uống thuốc độc của Trung Cộng mà trưởng thành; nói cách khác, tới cuối những năm 1970, Văn hóa đảng về cơ bản đã được xác lập. Cho nên Trung Cộng thay đổi sách lược, rút lui một cách có chừng mực ra khỏi một vài lĩnh vực, từ một “kẻ hắc thủ có thể nhìn thấy” trước kia có mặt ở khắp mọi nơi thành một “kẻ hắc thủ không thể nhìn thấy” đứng sau hậu trường, về tổng thể Văn hóa đảng “thao túng trên vĩ mô” để rót ngược trở lại vào đầu óc dân chúng. (Đương nhiên, nếu cần thì hắc thủ có thể nhúng tay bất cứ lúc nào.)

Căn cứ xác lập của Văn hóa đảng chính là: không đợi “đảng” trực tiếp lãnh đạo, nền văn học đã trải qua “giải phóng tư tưởng”, được “thả” ra, nhưng vẫn hoàn toàn phù hợp với nhu cầu chính trị của Trung Cộng. Sau Cách mạng Văn hóa “nền văn học thương tích” và “văn học phản tỉnh” nổi tiếng, giống như khuôn đúc với chính sách của Trung Cộng trong việc giải thích Cách mạng Văn hóa – phạm sai lầm là Lâm Bưu và bè lũ bốn tên [14], “trào lưu tư tưởng cực tả”, “đảng” vẫn vĩ đại quang minh chính xác, không chỉ dũng cảm thừa nhận sai lầm mà còn giỏi sửa sai.

Truy đến tận gốc thì tìm ra được rằng, “đảng” chiểu theo Thuyết tiến hóa mà suy luận ra thời đại hoang dã vốn không tồn tại, dẫn dắt người ta đi đến kết luận rằng “sai lầm của đảng” là do “những độc hại cặn bã còn sót lại từ thời phong kiến”; sự lưu động của “dòng ý thức” [15] là nhằm tạo ra sự “thổ lộ cùng đảng” và nhìn đắng cay nhớ ngọt bùi; Cảnh tả thật chính là cuộc sống hèn mọn của người dân thấp cổ bé họng nơi đầu đường xó chợ, thay “đảng” bảo mọi người rằng: “nhân sinh chính là phiền não, vận mệnh không thể đoán trước”, do vậy không cần lại phải nói ra nói vào, bới lông tìm vết về “đảng”, thì mọi người sống chẳng dễ dàng gì, “sống quả thực không dễ dàng”, “sống được là tốt rồi”, “cần phải trân trọng cục diện vô cùng tốt đẹp không dễ gì có được này”. Những tác phẩm văn học coi châm biếm và trào phúng là sở trường thì thực tế là đang dùng rác rưởi của một ngôn ngữ khác mà phản đối rác rưởi trong ngôn ngữ của đảng, ám thị rằng nếu không cùng “đảng” thông đồng làm càn, thì chỉ có thể dùng việc đùa giỡn với đời để chứng minh giá trị của cá nhân; nền văn học khiêu dâm không thể khống chế của Trung Quốc với đủ các hiện tượng loạn tính tạo thành vấn đề đạo đức giới tính, lại khiến cho mọi người có giả tướng về tự do ngôn luận trong “thiên hạ của đảng”.

Đời sống văn hóa Trung Quốc ngày nay đã lộ ra bộ mặt cực đoan phức tạp. Chỉ khi thực sự nhận rõ bộ mặt thật của Trung Cộng mới có thể giải quyết nhanh gọn và không bị mê hoặc bởi các loại giả tướng. Trung Cộng vì muốn duy hộ sự sinh tồn của bản thân mà không từ thủ đoạn, cũng không có giới hạn. Nó có thể theo phương châm “Những gì kẻ địch ủng hộ thì chúng ta phản đối, những gì kẻ địch phản đối thì chúng ta ủng hộ”, nhưng nó cũng có thể phản đối điều kẻ địch phản đối, ủng hộ điều kẻ địch ủng hộ, chỉ cần “kẻ địch” không phản đối sự tồn tại của nó. Nó có thể ăn nói hùng hồn, nói lời thô tục tà ác, cũng có thể nói năng mềm mỏng, ngọt ngào, vừa có quan điểm cơ bản, vừa đa dạng hóa; vừa có “bốn điểm kiên định” vừa có “hai trăm phương châm”. “Mọi thứ đều biến đổi tùy theo thời gian, địa điểm, điều kiện”. Sau khi Lenin lên đến đỉnh cao quyền lực đã nói: “Kẻ chiến thắng không nên bị khiển trách.” Khi Stalin khiếp sợ bất an trút hơi thở cuối cùng, hắn lại nói: “Khi đối diện với kẻ địch mạnh, dẫu biết rõ rằng không thể công phá cũng phải hiên ngang tuốt lưỡi kiếm sắc bén. Dẫu ngã xuống, cũng phải trở thành một ngọn núi, một đỉnh cao”, tô vẽ bản thân thành một anh hùng trong bi kịch với động cơ cao thượng.

“Tôi phải có trách nhiệm với lịch sử… tôi thừa nhận, đối thủ có thể hùng mạnh hơn tôi rất nhiều, nhưng đối phương đã tuốt kiếm, lẽ nào tôi có thể không tuốt kiếm sao? Tôi muốn thử vận may một chút, cứ coi như thời đại của tôi đã kết thúc, nhưng cứ nhất định phải do tôi phải đặt dấu chấm hết sao?” (trích từ tác phẩm “Lượng kiếm”)

“Sinh tồn là gì? Sinh tồn chính là sống không từ thủ đoạn. Anh có thể đê tiện, anh có thể vô sỉ, anh cũng có thể hạ lưu. Chỉ cần có thể sống được trong thế giới này là được….. ăn cỏ chưa hẳn đã là nhân từ, ăn thịt chưa hẳn đã là tàn nhẫn. Tôi là một con sói, sinh ra là một con sói, một con sói nanh vuốt sắc nhọn, máu tươi và chết chóc là mạch sống cho sinh mệnh của tôi.” (trích từ tác phẩm “Chó sói”)


Ảnh: Epoch Times

Văn học thời đại nào cũng đều phản ánh thời đại đó theo phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong lời của hai đoạn tiểu thuyết bán chạy ở Trung Quốc Đại lục này, một đoạn giành được vị trí “anh hùng thất bại”, vị trí tuyên truyền chiến lược cuối cùng, còn một đoạn thì thể hiện quyền lực một cách trần trụi. Những hiện tượng này cho thấy văn học đảng không chỉ không rút lui ra khỏi vũ đài lịch sử, mà còn khuếch tán trong rất nhiều thể loại tác phẩm khác nhau, khiến người ta càng khó phân biệt, khó ngăn chặn hơn.

Suốt mấy chục năm bị nhồi nhét bởi các văn nhân do ác đảng khống chế, người Trung Quốc đã tiếp thụ những giá trị quan của Trung Cộng, thù hận trở thành cao thượng, sát nhân phóng hỏa trở thành chính nghĩa, bạo chúa tiểu nhân, thổ phỉ và côn đồ trở thành đối tượng được sùng bái, đảng tính tàn nhẫn đã thay thế bản tính lương thiện tương thân tương ái giữa người với người, kính Thiên tín Thần trở thành mê tín ngu muội… tiêu chuẩn thiện ác bị đảo lộn, văn học mất đi công dụng hun đúc tình cảm tư tưởng, trở thành tấm màn che cho Trung Cộng mặc sức tô vẽ bản thân, che đậy tội ác của nó. Xét về ý nghĩa, văn nhân của tà đảng, không còn nghi ngờ gì nữa, đã trở thành kẻ sát nhân đồng lõa đồng mưu với tà đảng.

4. Lợi dụng sách giáo khoa để nhồi nhét Văn hóa đảng

Việc phán đoán sự vật của một người chủ yếu được quyết định bởi hai nhân tố: một là thông tin mà người này nắm vững, hai là phương thức xử lý thông tin, tức là phương thức tư duy. Đối với người hiện đại, thông tin truyền thông là nguồn thông tin quan trọng nhất, giáo dục tại trường học là lực lượng chủ yếu nhất nhào nặn phương thức tư duy. Do vậy Trung Cộng muốn nhồi nhét Văn hóa đảng ắt phải coi trọng thông tin truyền thông và sách giáo khoa của học sinh. Vấn đề thứ nhất đã được nói ở mục 1, tại đây chủ yếu bàn về tác dụng nhồi nhét của sách giáo khoa của Trung Cộng.

Giáo dục của Trung Quốc trước năm 1949, bao gồm ba hình thức là quốc lập, tư thục và lớp học của giáo hội. Sau năm 1949, tất cả các trường học đều bị quốc hữu hóa, chính quyền Trung Cộng lúc đó đã thông qua “chế độ phụ trách Đảng ủy”, chế định pháp luật, mệnh lệnh hành chính và các loại phương thức khác nhằm nắm giữ quyền lực đối với trường học, “thuần phục” giáo viên, viên chức bằng phương thức thanh lọc tổ chức, cải tạo tư tưởng, dùng sách giáo khoa để tẩy não thanh thiếu niên mới trưởng thành. Mao Trạch Đông nói: “Một tờ giấy trắng không có áp lực gì, dễ viết ra những lời văn đẹp nhất, mới nhất, có thể vẽ những bức vẽ đẹp nhất, mới nhất.” Trung Cộng tô vẽ bừa bãi vào tâm hồn thanh thiếu niên, giáo dục đã trở thành trận địa trọng yếu để nhồi nhét Văn hóa đảng.

Giáo dục bắt đầu từ thứ gọi là “khu giải phóng”, Trung Cộng bắt đầu xây dựng giáo trình chính trị có hệ thống. Sau khi giành được chính quyền, Bộ giáo dục của Trung Cộng dần dần đặt ra quy định đối với giáo dục chính trị, cưỡng chế trường học các cấp thi hành. Những năm 50, các môn chính trị trong các trường cao đẳng, đại học bao gồm: “Cơ sở chủ nghĩa Marx – Lenin”, “Lịch sử phát triển xã hội”, “Lịch sử cách mạng Trung Quốc”, “Cơ sở kinh tế chính trị học” v.v.. Trong thời kỳ không có vận động cách mạng, những loại môn học này có thể chiếm từ một phần mười đến một phần năm tổng số thời lượng các bài giảng. Đến khi có vận động chính trị, thì kiểu giảng dạy rập khuôn này hiển nhiên không đạt yêu cầu. Trong các cuộc vận động Phản hữu (Chống cánh hữu), Tứ thanh (Thanh trừ bè lũ bốn bên) có đủ kiểu giáo dục chính trị muôn màu muôn vẻ như các cuộc vận động, học tập chính trị, nghe báo cáo, huấn luyện quân sự, học công học nông và đủ các loại hình giáo dục chính trị khác, cộng thêm những bài giảng trên lớp, hầu như chiếm tới hơn một nửa thời gian học trên lớp của học sinh. Nhiều như vậy nhưng Mao Trạch Đông vẫn cho rằng trước năm 1966 “phần tử trí thức giai cấp tư sản đã thống trị trong các ngôi trường của chúng ta”. Năm 1967, Trong “Thông tư liên quan tới Đại Cách mạng Văn hóa giai cấp vô sản tiểu học” của Trung ương Trung Cộng đã nêu rõ: “Học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 4 chỉ cần học Ngữ lục của Mao Chủ tịch, thêm học viết chữ, học hát những ca khúc cách mạng, học tập một số môn toán và khoa học thường thức. Các học sinh lớp 5, 6 học ‘Ngữ lục’, ‘Lão tam thiên’ và ‘3 đại kỷ luật 8 điều chú ý’ của Mao Chủ tịch, học tập ’16 điều’, học hát những ca khúc cách mạng.” Đây chỉ là một phần nhỏ trong vở hài kịch mang tên “cách mạng giáo dục”.


Ảnh: Epoch Times

Cuộc vận động tăng cường tẩy não toàn dân trong hơn 10 năm này đã để lại hậu quả thảm khốc cho đạo đức xã hội và tâm lý dân tộc. Hiện nay chúng ta hãy xem xem, “thời kỳ bình thường” từ khi “cải cách mở cửa” tới nay, Trung Cộng đã nhồi nhét Văn hóa đảng vào đầu óc học sinh như thế nào.

1) Lớp chính trị: Lừa gạt dễ như trở bàn tay

(1) Môn học nhiều, tiết học dài, độ che phủ rộng, yêu cầu nghiêm

Thời cổ, trẻ em đi học, mở đầu đều học kiến thức thông thường như Lễ, Nhạc, Tiễn, Ngự, Thư, Số (lễ tiết, âm nhạc, bắn tên, cưỡi ngựa, thư pháp, toán học), tài liệu giảng dạy vốn đã bao hàm đạo lý làm người trong đó. Tại những nước phương Tây từ cận đại tới nay, trẻ em ngoài học những môn văn hóa còn học giáo dục công dân, nội dung học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân xã hội dân chủ. Nhưng Trung Cộng lại coi việc giáo dục thành công cụ đấu tranh giai cấp, mục đích của giáo dục không phải là để bồi dưỡng một cá nhân có nhân cách kiện toàn hay một công dân có lý trí và trách nhiệm, mà là để tạo ra những người kế tục “nghe lời đảng, đi theo đảng”. Mục đích giáo dục là khác nhau đã quyết định nội dung và phương pháp giáo dục cũng khác nhau.

Từ tiểu học đến đại học (đây là cách nói khái quát, kỳ thực việc nhồi nhét  bắt đầu từ nhà trẻ, một mạch cho tới tiến sĩ), học sinh của Trung Cộng luôn phải học ít nhất một môn chính trị, thời gian học thì dài, giáo trình thì nhiều, yêu cầu lại nghiêm ngặt, đúng là chuyện hiếm có tự cổ chí kim, trên phạm vi cả trong và ngoài nước.

Trong những giai đoạn khác nhau, môn học này có các tên gọi và điểm nặng nhẹ khác nhau. Tiểu học thì gọi là “Đạo đức tư tưởng”, trung học cơ sở gọi là “Chính trị tư tưởng”, “Lịch sử phát triển xã hội”, “Giáo dục lòng yêu nước”, trung học phổ thông gọi là “Tu dưỡng thanh thiếu niên”, ” Triết học thường thức”, “Kinh tế thường thức”, “Nhiệm vụ xu thế”, trong trường đại học gọi là “Triết học chủ nghĩa Marx”, “Lịch sử cách mạng”, “Kiến thiết Xã hội chủ nghĩa”, “Pháp luật thường thức” v.v.. Những môn học này dù có tên gọi khác nhau, nhưng tôn chỉ thì chỉ có một, đó chính là chứng minh “chỉ có Đảng Cộng sản mới có thể cứu Trung Quốc, chỉ có Chủ nghĩa xã hội mới có thể phát triển Trung Quốc”. Những môn học này ước tính chiếm khoảng gần 1/5 tổng thời gian học của học sinh.


Ảnh: Epoch Times

Điều cần chỉ ra là, những môn học này không phải là những môn học tự chọn có hay không đều được, mà là những môn bắt buộc tuyệt đối, môn trọng tâm, được liệt vào danh mục thi bắt buộc tại các cấp. Trong một số kỳ thi lên lớp, những ai không đạt tiêu chuẩn chính trị tuyệt đối không thi đỗ.

(2) Tô vẽ cho Văn hóa đảng thành “đức dục”, “thường thức”, “nguyên lý”, “cơ sở”

Văn hóa Đảng là một trò hề lừa người nói không thành có, nhưng muốn mọi người tiếp thụ một cách không phản kháng, thì phải tô vẽ cho nó thành lẽ tất nhiên, từ cổ đã vậy, thiên hạ đều như vậy, “đặt vào bốn bể đều đúng, so với cổ kim đều thông suốt”. Cho nên, giáo dục thù hận giai cấp phản nhân tính được gọi là “giáo dục đạo đức”, những điều trái với nhận thức thông thường gọi là “thường thức”, lý luận lệch lạc được gọi là “nguyên lý”, nước không nguồn, cây không gốc được gọi là “cơ sở”, dường như nhân dân toàn thế giới đang học cùng một thứ. Những thanh thiếu niên không có một chút khả năng chống cự đã tiếp nhận toàn bộ thế giới quan, nhân sinh quan lệch lạc giả tạo này, từ đó trở nên nhỏ nhen và thù hận, tưởng rằng tất cả những người bình thường đều suy xét vấn đề như vậy, còn Trung Quốc cộng sản mới là hình mẫu của thế giới, động một chút là lên án những quan điểm khác mình là “phản động”, “cặn bã trôi nổi”, “không ngừng muốn tiêu diệt chúng ta”. Một học sinh học xong môn ‘Lịch sử phát triển xã hội’ đã hỏi thầy giáo rằng: “Nếu đã nói Chủ nghĩa xã hội tất nhiên sẽ thay thế Chủ nghĩa tư bản, vậy những nhà tư bản không thuận theo trào lưu lịch sử, họ thực sự hồ đồ, hay giả vờ hồ đồ?”

Lịch sử triết học tại đại học lấy Marx làm vạch ngăn, triết học trước Marx ở Phương Tây gọi là triết học cổ điển, không phải là chủ nghĩa duy vật máy móc thì cũng là chủ nghĩa duy tâm, đều là chưa phát hiện được chân lý; triết học sau Marx được gọi là triết học hiện đại, tất cả đều mang theo cái hơi thở suy tàn, thối nát của chủ nghĩa tư bản đang giãy chết. Truyền thống của Trung Quốc, nếu còn lại một chút thành phần hợp lý, thì cũng là manh nha của phép biện chứng hoặc chủ nghĩa duy vật, là “dự báo thiên tài” của tổ tiên. Các loại sách “tư liệu lịch sử triết học tham khảo” đã thuận theo kết luận này mà cắt xén lịch sử, lịch sử phong phú bị cắt xén thành lịch sử đấu tranh “hai tuyến đường”. Học thứ triết học như vậy, khiến con người cảm thấy dường như nếu “Trời không sinh ra Marx và Lenin, vạn cổ như đêm dài”, khiến người ta băn khoăn rằng nếu Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao đã vất vả phát hiện ra chân lý, giải quyết ổn thỏa mọi chuyện, thì vì sao không đốt bỏ hết những cuốn sách khác.

(3) Chính trị thời sự – nội dung giáo dục mang bản sắc của Trung Cộng đậm nét nhất

Trung Cộng là một đảng lưu manh hoàn toàn vô nguyên tắc, lập trường nguyên tắc của nó không ngừng biến hóa, dù là những người giỏi bắt kịp hình thế, cũng không nhất định biết được nên giữ thái độ nào đối với một sự kiện mới diễn ra. Giáo dục “chính trị thời sự” đã giải quyết được vấn đề khó khăn này. Trong kỳ thi vào đại học và cao đẳng và một số kỳ thi lớn khác, đều có những câu hỏi thi theo một tỷ lệ nhất định (thông thường là 10%) liên quan tới nội dung chính trị thời sự, bắt buộc học sinh phải giải thích theo đáp án của chính quyền đương thời của Trung Cộng. Trong quyển đề thi vào cao đẳng năm 2000, có một câu trắc nghiệm lăng mạ Pháp Luân Công.

(4) Nhồi nhét thù hận và lý luận lệch lạc bồi dưỡng ra thế hệ thanh niên đầy thù hận và thờ ơ về chính trị

Nói thẳng ra nhân quyền là quyền lợi cơ bản của người dân. Nhưng qua nhiều năm nhồi nhét, từ “nhân quyền” này trong mắt của tuyệt đa số người Trung Quốc đã trở thành một từ mang nghĩa xấu, ít nhất cũng là một từ khả nghi. Nghe đến từ này, phản ứng đầu tiên của mọi người là “người nói ra lời này có lẽ có mục đích chính trị đen tối, có lẽ mình phải thận trọng.”

Trung Cộng biết rằng thanh thiếu niên là những người thiếu năng lực phân biệt nhất, do vậy giáo dục thù hận nhất quán phải “bắt đầu từ khi còn thơ bé”. Sau năm 1999, những nội dung nhồi nhét thù hận đối với Pháp Luân Công đã đường hoàng tiến nhập vào tài liệu giảng dạy của đại học, trung học, tiểu học. Trong bài giảng thứ tư của tài liệu giáo dục “Tư tưởng chính trị” cho học sinh trung học phổ thông năm thứ 3 (tương đương với lớp 12), phiên bản năm 2003 của Nhà xuất bản Giáo dục nhân dân, ngang nhiên in “nội dung giảng dạy” phỉ báng Pháp Luân Công. Trong tiết 12 (quyển thứ 10) của cuốn “Tư tưởng đạo đức” của học sinh tiểu học, do Nhà xuất bản Giáo dục nhân dân in lần thứ ba vào tháng 11 năm 2003, không chỉ mượn lời của Lưu Tư Ảnh (cô bé 12 tuổi trong “vụ tự thiêu giả mạo“) để khiến học sinh tiểu học tại Trung Quốc Đại lục bị kích động thù hận bởi trò lừa bịp “Tự thiêu tại Thiên An Môn”, mà còn khiến cho tất cả học sinh tiểu học coi việc thù hận và phỉ báng Pháp Luân Công là hành vi tư tưởng chính diện “đương nhiên đúng”. Rất nhiều các bậc phụ huynh dẫu không cho rằng chính sách bức hại của Trung Cộng là đúng, nhưng để bảo vệ sự thuần khiết của trẻ nhỏ đã không nói với đứa bé những chuyện liên quan đến Pháp Luân Công. Không ngờ ý tốt của cha mẹ vừa hay lại khiến những đứa trẻ không chút đề phòng đã rơi vào tuyên truyền phiến diện độc đoán của Trung Cộng.

Ảnh: Epoch Times

Ngoài những đề mục trực tiếp nhồi nhét một lý luận nào đó được dẫn ra trên đây, trong các kỳ thi chính trị vẫn còn một loại câu hỏi, mà phải bóp méo tư duy của bản thân mới có thể đưa ra đáp án chính xác. Hèn chi có người nói “Phép biện chứng là một trò ảo thuật”. Sau thời gian dài huấn luyện, các học sinh đã học được cách “bóp méo” tư duy logic thông thường của mình, tiến nhập vào phương thức lý luận biến dị của người ra đề. Những học sinh được huấn luyện như vậy, hoặc sẽ hoàn toàn quen với cái phương thức lý luận tà ác này, trở thành “cây gậy đánh người của cánh tả”, “thanh niên bất bình”, hoặc sẽ triệt để vứt bỏ hết những nỗ lực lý giải những suy luận này, hài lòng với trạng thái “nhân cách phân liệt”. Những học sinh này có thể trả lời câu hỏi không chút hàm hồ, nhưng từ đó lại sinh ra sự chán ghét và thờ ơ sâu sắc đối với “triết học”, “nhân sinh quan”, “chính trị” v.v.. cuối cùng trở thành những cá nhân chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà không có chút ý thức cộng đồng.

(5) Tuyệt đối không buông lỏng đối với các lớp chính trị

Những năm gần đây, Bộ giáo dục của Trung Cộng dần dần nới lỏng việc khống chế việc soạn giáo án các môn học, nhưng tuyệt đối không nới lỏng với những môn chính trị. Nghe nói, sau sự kiện ngày 4 tháng 6 năm 1989, mỗi lần thay đổi lớn về nội dung của những môn chính trị chung trong trường đại học và cao đẳng đều phải được Ủy ban Thường vụ Cục chính trị Trung ương Trung Cộng thảo luận, phê duyệt. “Tiêu chuẩn cho giáo trình tư tưởng chính trị của bậc phổ thông trung học” xuất bản vào mùa xuân năm 2004 đã viết:

“Những môn tư tưởng chính trị tại các trường phổ thông trung học tiến hành giáo dục quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng “Tam đại biểu”,….dẫn dắt học sinh….lĩnh ngộ quan điểm cơ bản và phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề cao một cách thiết thực năng lực tham dự vào cuộc sống xã hội hiện đại, dần dần xây dựng nên lý tưởng chung về việc kiến thiết Chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc, sơ bộ hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan một cách chính xác, đặt định tố chất, cơ sở vì tư tưởng chính trị cho sự phát triển suốt cuộc đời.”

Xem ra, Trung Cộng thực sự muốn làm tới cùng.

2) Môn lịch sử: Lừa mình dối người

(1) Nắm giữ chính trị, lịch sử dường như là một môn nhánh của chính trị

Lịch sử chính là một tấm gương có thể đoán định hưng vong. Các quốc gia văn minh lớn trên thế giới đều bảo tồn một lượng lớn các tư liệu lịch sử, nhờ đó mọi người có thể thu được từ lịch sử những bài học phong phú bổ ích, là một tham chiếu quý báu cho việc lập thân xử thế và sự phát triển của dân tộc. Một dân tộc mà không hiểu rõ lịch sử của chính mình cũng giống như một người mất đi trí nhớ, hoàn cảnh đó đáng thương vô cùng.

Nhưng lịch sử của Trung Cộng lại không tốt đẹp gì, lịch sử chân thực là điều đại kỵ của Đảng Cộng sản. Nhằm chứng minh cho sự thống trị hợp pháp của mình, Trung Cộng ắt phải thao túng quyền giải thích lịch sử. Các học giả tay sai đã xuất ra đủ các chiêu bài, đưa lịch sử Trung Quốc vào “năm giai đoạn phát triển” giả tạo và rút ra kết luận là “lịch sử đã lựa chọn Đảng Cộng sản”. Đọc toàn bộ tài liệu giảng dạy về lịch sử Trung Quốc, ấn tượng mạnh là: chiến tranh nông dân là động lực phát triển của lịch sử, ngay từ khi xuất hiện Trần Thắng, Ngô Quảng [16], người dân Trung Quốc đã mỏi mắt trông ngóng sự xuất hiện của một chính đảng cách mạng nắm vững chân lý của lịch sử, có thể cứu họ thoát khỏi nước sôi lửa bỏng, sự trông mong này đã kéo dài 2.000 năm. Cuối cùng “Tiếng pháo của Cách mạng tháng 10 bùng nổ”, Đảng Cộng sản đã đến.

Chân tướng sự thực là, năm giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại chỉ thuần túy là hư cấu, hoàn toàn sai lệch so với lịch sử Trung Quốc. Nếu như nói, người Trung Quốc từ thời kỳ Chiến Quốc tiến nhập vào thời kỳ phong kiến, vậy nên giải thích thế nào về việc Tần Thủy Hoàng bỏ phong kiến lập quận huyện. Khổng Tử nói “ta theo pháp chế của nhà Chu” bôn ba vất vả khắp sáu nước, muốn khôi phục chế độ Lễ Nhạc thời Tam Đại (Hạ, Thượng, Chu), vậy mà Trung Cộng lại coi ông là người phát ngôn của “giai cấp chủ nô lệ”. Nhưng, vì sao tư tưởng nho gia của Khổng Tử ngược lại lại trở thành tư tưởng chính thống của “thời đại phong kiến”? Bịa đặt nhiều thì giải thích càng rối. Thể hệ dối trá ấy có đầy những lỗ hổng, Trung Cộng chỉ hận là năm đó đã không đốt hết toàn bộ 25 bộ lịch sử của Trung Quốc. [17]

(2) Che đậy, thay đổi, đoạn chương thủ nghĩa, khiến lịch sử chân thực vỡ vụn thành từng mảnh

Nguyên tắc chỉ đạo cho việc biên soạn giáo trình lịch sử của Trung Cộng là những gì mà “quan niệm duy vật lịch sử” không thể giải thích thì không giảng; những tội ác việc xấu của Đảng Cộng sản toàn bộ không giảng; những thánh nhân quân tử, minh quân hiền tướng thì chọn người mà giảng, khi giảng thì nhất định phải nhấn mạnh, xoáy sâu vào “tính giới hạn về lịch sử”; “tội ác của giai cấp phản động”; “khởi nghĩa nông dân” phải giảng nhiều, xoáy sâu; “hành trình vinh quang” của Đảng cộng sản cũng phải giảng nhiều, xoáy sâu.

Sách lịch sử của Trung Cộng cũng nói về Mạnh Tử, giảng rằng: “Lao tâm giả trị nhân, Lao lực giả trị ư nhân” (Người lao tâm trị người khác, người lao lực bị người khác trị) nhằm thể hiện bản tính của “Giai cấp bóc lột”; khi nói về Quốc Dân đảng thì vu oan cho họ rằng “tiêu cực kháng Nhật, tích cực phản cộng”, xưa nay không dám nói rằng đảng thực sự kháng Nhật chính là chính phủ Quốc Dân đảng, bản thân Trung Cộng “một phần kháng Nhật, hai phần ứng phó Quốc Dân đảng, bảy phần phát triển làm bản thân lớn mạnh”; nói về Cơ Đốc giáo nó không nói tới lời dạy “yêu người như chính mình”, mà chỉ nhấn mạnh “chiến tranh tôn giáo” và “tôn giáo là công cụ của Chủ nghĩa thực dân”; nói về các quốc gia Chủ nghĩa tư bản thì nhấn mạnh “tính giả tạo về dân chủ của giai cấp tư sản” và “mâu thuẫn nội tại về khủng hoảng kinh tế không thể khắc phục”.

Những năm gần đây, ngày càng có nhiều thanh niên học sinh ý thức được việc Trung Cộng sửa đổi lịch sử, muốn tự mình tìm đọc và nghiên cứu để hiểu rõ chân tướng lịch sử, nhưng lịch sử quan bị Trung Cộng nhồi nhét từ trước đã chiếm vị trí chủ chốt, nên rất khó đột phá về căn bản. Về phương diện cận đại, hiện đại, Trung Cộng thao túng tư liệu lịch sử, phong tỏa ngôn luận. Hiện nay, từ sau khi Trung Cộng khởi lên tại Trung Quốc Đại lục, dường như mọi người không có khả năng lý giải lịch sử chân chính một cách toàn diện. Do Trung Cộng sửa đổi lịch sử một cách hệ thống nên nếu muốn lý giải chân tướng lịch sử của Trung Quốc, thì không chỉ cần có khả năng nhìn thấu những lời dối trá trong những sự kiện cụ thể, mà quan trọng hơn là cần có khả năng vượt thoát khỏi cái khung lý luận của Trung Cộng, đứng tại đỉnh cao của toàn bộ lịch sử văn minh nhân loại mà nhìn nhận đối đãi với giai đoạn gần một thế kỷ mà tà linh Trung Cộng gây họa cho nhân gian. Về phương diện này, cuốn sách “Cửu bình Cộng sản Đảng” sẽ cung cấp cho chúng ta những tham chiếu rất tốt.


Ảnh: Epoch Times

3) Môn ngữ văn: lừa gạt trong vui vẻ

(1) Việc tuyển chọn các bài văn

Về phương diện nhồi nhét Văn hóa đảng cho học sinh, nếu như nói những môn chính trị diễn vai phản diện, thì các môn ngữ văn lại đóng vai chính diện. Những môn chính trị nhồi nhét một cách thô bạo như vũ bão, còn các môn ngữ văn lại rót vào một cách nhẹ nhàng như mưa xuân, tuy phương thức khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích.

Việc lựa chọn các bài văn trong sách giáo khoa ngữ văn của  trung học và tiểu học cũng có nhiều quy định và phải mất rất nhiều công sức. Những bài văn của lãnh đạo Trung Cộng hoặc những bài văn liên quan đến họ phải chiếm một tỉ lệ nhất định, những “nhân vật anh hùng” của Trung Cộng (Vương Nhị Tiểu, Lưu Hồ Lan, Giang Tả, Khâu Thiểu Vân, Đổng Tồn Thụy, Hoàng Kế Quang, năm tráng sĩ núi Lang Nha, v.v..) cũng không thể vắng mặt. Hòng giải thích lý luận đấu tranh giai cấp của Trung Cộng, môn ngữ văn phải triển hiện một cách chính diện về giai cấp bị bóc lột từ cổ đến kim, từ trong nước ra ngoài nước, rồi lại đưa hình tượng địa chủ, nhà tư bản (như Chu Bái Bì [18]) đã được khắc họa điểm xuyết vào trong đó. Còn những bài văn của các quốc gia phương Tây phải thể hiện được đặc điểm là “Cám bã Chủ nghĩa tư bản”. Nhạc công Janko [19], ông già Willy Wonka [20], “chú Jules của tôi” [21] hoặc là chết một cách thảm khốc, hoặc là có kết cục rất ảm đạm. Các danh tác trên thế giới cũng đành phải lựa chọn, nhưng phải chọn cái ăn nhịp với giáo điều của Trung Cộng. Bởi vì Mao dùng quan điểm đấu tranh giai cấp mà đọc “Hồng Lâu Mộng”, do vậy giáo án trung học phải dùng “Sư Hồ lô xử án hồ lô” [22], nhằm thể hiện giai cấp thống trị phong kiến ích kỷ tàn bạo, coi mạng người như cỏ rác.

Sách giáo khoa ngữ văn của trung học đa phần là văn chương của Mao Trạch Đông và Lỗ Tấn. Mao nói “phản đối chủ nghĩa tự do”, Lỗ Tấn nói lịch sử 5.000 năm, đâu đâu cũng thấy viết hai chữ “ăn thịt người”, phải “đánh đập kẻ sa cơ”, “muốn chơi đẹp thì phải làm từ từ”, rất nhiều phần trong những bài văn này phải học thuộc lòng.

(2) Phương pháp giảng dạy của giáo viên

Dù ý nghĩa của những bài văn này đơn thuần rõ ràng bao nhiêu đi chăng nữa thì bất kỳ văn bản nào cũng đều có thể đọc hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nhằm ngăn chặn khả năng này, ngành giáo dục của Trung Cộng yêu cầu giáo viên ngữ văn rằng sau khi giảng giải từng chữ, từng từ, từng câu, từng đoạn, từng chương cần phải tiếp tục “làm nổi bật nội dung chính”, chỉ ra “tư tưởng trung tâm” của bài văn, ép buộc học sinh lặp đi lặp lại những lời Văn hóa đảng đó. Ví dụ phía trên có nhắc tới “nhạc công Janko” là bài văn của học sinh lớp 5, tư tưởng trung tâm của nó là “tội ác của chế độ bóc lột trong xã hội cũ”, giáo viên phải dẫn dắt học sinh hiểu rằng “lý tưởng của người lao động không thể thực hiện được, cho dù có tài năng, cũng phải mai một”, cần phải “dấy lên lòng căm hận của học sinh đối với chế độ bóc lột, đồng cảm với tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động”.

(3) Phương hướng thi cử

Thi lên lớp là cây gậy chỉ huy của giáo dục các cấp. Xu hướng ra đề trong kỳ thi có tác dụng dẫn hướng to lớn đối với giáo viên và học sinh. Cũng có nghĩa là trọng điểm dạy học bị dẫn dắt bởi đề thi, mà đề thi lại trực tiếp bị khống chế bởi chính sách của Trung Cộng. Ví dụ như đề thi văn vào trường cao đẳng đại học, đề bài toàn quốc năm 1958 là “Màn kích động nhân tâm trong Đại nhảy vọt”, đề bài tại Bắc Kinh năm 1977 là “Một năm chiến đấu của tôi”, đề bài tại Thượng Hải là “Những ngày tháng nắm vững cương lĩnh trị quốc”. Trong đề thi văn những năm gần đây thì những đề bài mang Văn hóa đảng trần trụi như vậy đã giảm đi, thay vào đó là Văn hóa đảng khá kín đáo, ví như cái gọi là “phép biện chứng”, “một chia thành hai”. Bộ phim “Hoa hồng có gai” năm 1990 lại khiến nhân dân ôn lại những từ tự biện hộ kinh điển của Trung Cộng: “chủ lưu là tốt”, “thành tích là chủ yếu”, “thành tích là chín ngón tay, sai sót là một ngón tay”, “vết đen trên mặt trời”. Còn “gần mực thì đen” và “gần mực chưa chắc đã đen” năm 1991, nghĩa bóng của nó là cải cách mở cửa hoàn toàn không vi phạm bốn nguyên tắc, dự báo rằng năm 1992 Đặng Tiểu Bình tuần du phương Nam sẽ khởi động lại cuộc cải cách kinh tế què quặt.

Thi lên lớp có tác dụng dẫn hướng tuyệt đối đối với giáo dục các cấp. Trung Cộng nắm quyền ra đề thi, chính là chi phối sự phân phối thời gian học tập và vận dụng trí lực của học sinh. Trung Cộng lấy những thứ nó ép buộc nhồi nhét là trọng điểm trong các kỳ thi, học sinh đành phải bỏ thời gian gấp mười mấy lần, thậm chí mấy chục lần cho việc học các môn khác để ghi nhớ nội dung Văn hóa đảng đó. Kết quả là, văn hóa Đảng giống như một con dao khắc thật sâu vào tâm hồn của học sinh.

(4) Những xu thế gần đây

Chẳng bao lâu sau, bài học nhân sinh đầu tiên của học sinh là “Mao chủ tịch vạn tuế”, “Tôi yêu Thiên An Môn Bắc Kinh, mặt trời lên cao trên bầu trời Thiên An Môn”. Hiện nay sách giáo khoa cũng đã “tiến bộ” nhiều, tới cuối sách lớp một của học sinh tiểu học mới gượng gạo đưa ra “cây đại thụ Đặng Tiểu Bình”. Câu thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ “Dao liên tiểu nhi nữ, Vị giải ức trường an” (Ở xa thương cho con gái bé bỏngChưa hiểu nỗi nhớ Trường An), không [được hiểu] là  trực tiếp viết về nỗi nhớ con, ngược lại là nói đứa con nhỏ còn chưa biết nhớ đến cha mình, một góc độ mới mẻ, ý vị sâu sắc. Rất nhiều bài văn trong sách giáo khoa ngữ văn hiện nay đều bịa đặt thông qua kỹ xảo này. Học sinh tiểu học không cần phải hét lên “Bốn điều vĩ đại” nhưng lại phải cùng “thân quyến” hồi tưởng lại ân tình sâu nặng, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây, tưởng nhớ Mao chủ tịch từng phút từng giây”. Trước kia nó tự tâng bốc bản thân thành “trung tâm cách mạng thế giới”, hiện nay nó lại kể một câu chuyện như sau: “Lưu học sinh lang bạt tại hải ngoại gặp cảnh khốn cùng, muốn dùng chiếc áo khoác đổi lấy một mẩu bánh mì, ông chủ tiệm (người phương Tây) không chịu. Nhưng nhìn thấy lá cờ đỏ năm sao trên cổ người học sinh, ‘mắt ông chủ tiệm sáng lên’, nhất định phải đổi bánh mì lấy cờ đỏ. Lưu học sinh vô cùng trượng nghĩa, phủi áo bỏ đi, vậy là ông chủ tiệm nhận được một bài học sâu sắc.” Những bài giảng chính trị tuyên truyền “một Trung Quốc”, “không bài trừ việc sử dụng vũ lực”, những bài giảng ngữ văn lại giảng từ việc Đài Loan không có tuyết, cuối cùng dùng lời của giáo viên để đưa ra chủ đề “Những người bạn nhỏ ở đó (Bắc Kinh) đang đợi các em tới chơi cùng các bạn ấy.”

Sách giáo khoa ngữ văn của học sinh tiểu học xuất bản gần đây đã nhồi nhét một cách hệ thống “khăn quàng đỏ”, “ngày 01 tháng 10 – sinh nhật của mẹ tổ quốc”, dùng chuyện xưa để giảng về chính sách đối với Đài Loan, chính sách dân tộc, chính sách ngoại giao, chính sách kinh tế v.v.. của Trung Cộng, thiếu niên nhi đồng tư tưởng giản đơn đang hấp thụ một lượng lớn nội dung Văn hóa đảng một cách vô thức.

Các sách giáo khoa ngữ văn hiện nay đã thêm vào rất nhiều tác phẩm có hơi thở của thời đại, nhưng chúng ta nhất định phải thấy được, các giờ học ngữ văn vẫn cứ đảm nhận một tác dụng trọng yếu trong việc nhồi nhét Văn hóa đảng. Đó là bởi vì, thứ nhất, văn chương của giới lãnh đạo của đảng vẫn chiếm một phần nhất định của chương trình. Thứ hai, do đặt cạnh rất nhiều các bài văn nổi danh, nên Văn hóa đảng cũng tự nhiên có được địa vị như những danh tác nổi tiếng, cũng chính là được “kinh điển hóa”. Khi học sinh dùng những bài có văn hóa đảng này để học tập văn phạm và tu từ, thì đã coi nội dung là thứ tự nhiên, đương nhiên, thậm chí tất nhiên, chẳng mảy may phòng bị mà tiếp thu. Thứ ba, định hướng giáo dục vì thi cử hiện nay đã hướng toàn bộ sự chú ý của học sinh vào một lượng lớn những tiểu tiết vô vị, khiến học sinh vừa mất đi hứng thú với nội dung các bài văn, vừa mất đi năng lực tìm tòi nghiên cứu.

Đương nhiên, môn ngữ văn cùng với giáo trình nhiều môn học khác cùng phối hợp mà phát huy tác dụng, việc “từ bỏ chính trị hóa” về một mức độ nào đó của môn ngữ văn, cũng đã chứng tỏ khả năng dung nạp mạnh mẽ và tính lừa dối cao độ trong Văn hóa đảng từ một phương diện khác. Cũng giống như “nhân quyền đi vào hiến pháp”, Giang Trạch Dân đề xuất “lấy đức trị quốc”, Hồ Cẩm Đào hô lớn “xã hội hài hòa”, không chừng một ngày nào đó, “kiên trì quảng bá Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, những tinh hoa của dân tộc” cũng sẽ được viết vào cương lĩnh của đảng và hiến pháp, tiếp tục giải thích câu chữ “vĩ đại, quang minh, chính xác” và “thay đổi cùng thời gian” là như thế nào.

Những môn học khác dưới thể chế giáo dục của Trung Cộng như địa lý, âm nhạc, khoa học tự nhiên v.v.. cũng đều gánh vác sứ mệnh nhồi nhét Văn hóa đảng. Qua một vài ví dụ có thể thấy được toàn cảnh, tại đây sẽ không đàm luận chi tiết thêm nữa.

Điều cần phải nhấn mạnh và cần chỉ ra là, nguy cơ lớn nhất của giáo dục Văn hóa đảng không phải là nội dung cụ thể được nhồi nhét, mà là nó đã áp đặt lên học sinh một cái khung nhận thức để nhận thức thế giới, giải thích thế giới. Sau khi học sinh nhận thức được cốt lõi của cái khung nhận thức đó, đối với những tin tức không thể xử lý được trong cái khung đó, thì hoặc giữ thái độ bài xích cực đoan, thờ ơ, bàng quan với những hiện tượng mà cái khung đó không thể giải thích, hoặc tiến hành xử lý những thông tin này bằng phương thức tư duy lệch lạc mà Trung Cộng nhồi nhét, cuối cùng rút ra kết luận có lợi cho sự thống trị của Trung Cộng. Điều này giải thích tại sao người Trung Quốc ngày nay vừa rất có tư tưởng, giỏi biện luận, mặt khác lại cực đoan, hẹp hòi, cố chấp, bế quan tỏa cảng với những điều mình không thích, thỏa mãn “trạng thái vô tri có chọn lọc”.

Tự cổ Trung Quốc có câu “Vạn ban giai phẩm, duy hữu độc thư cao” (Mọi thứ đều thấp kém, chỉ đọc sách là cao quý), xã hội vô cùng coi trọng giáo dục phổ cập. Đối với con cái của đa số nông dân, ngoài việc nhập ngũ thì thi đại học là con đường duy nhất có thể thay đổi thân phận nông dân của mình. Nhưng Trung Cộng đã nắm giữ mọi nguồn tài nguyên của quốc gia, các em hoặc không được giáo dục, hoặc chỉ có thể được sự giáo dục bởi văn hóa Đảng. Mấy chục năm qua, Trung Cộng đã coi giáo dục, vốn là việc chung của toàn dân, thành cái phường buôn bán hàng lậu của riêng nhà mình, người Trung Quốc hết thế hệ này tới thế hệ khác đều bị ép phải nuốt quả đắng là giáo dục Văn hóa đảng.

Bản gốc: http://www.epochtimes.com/gb/6/10/8/n1479726.htm


Chú thích:

[6] Vũ Huấn là một người ăn mày và nhà hoạt động giáo dục danh tiếng thời nhà Thanh. Với việc đi ăn xin trong hơn 30 năm để góp tiền thành lập trường học dành cho những người nghèo túng, ông được coi như một đại anh hùng, các sử sách thời cận đại xưng tụng ông là “Khoáng thế kỳ nhân”

Hồ Thích là một nhà ngoại giao, nhà văn tiểu luận và nhà triết học Trung Quốc. Ngày nay ông được công nhận rộng rãi là người có những góp to lớn cho chủ nghĩa tự do và cải cách ngôn ngữ ở Trung Quốc.

[7] Thần khúc (La divina commedia) là trường ca của nhà thơ Ý thời Trung cổ Dante Alighieri (1265-1321), là một trong số những nhà thơ kiệt xuất nhất của nước Ý và thế giới. Tác phẩm được sáng tác trong thời gian Dante bị trục xuất khỏi quê hương Florence, từ khoảng năm 1308 đến khi ông mất năm 1321, được viết bằng tiếng Ý gồm 100 khổ thơ với 14.226 câu thơ, được chia làm ba phần, mỗi phần bao gồm 33 khổ thơ: Địa ngục (Inferno), Luyện ngục (Purgatorio) và Thiên đường (Paradiso). Tác phẩm được xếp vào hàng những bản trường ca vĩ đại nhất của nền văn học thế giới.

[8] Thiên đường đã mất (Paradise Lost) – là một thiên sử thi bằng thơ không vần (blank verse) của John Milton, dựa theo cốt truyện của Kinh Thánh, kể về lịch sử của con người đầu tiên – Adam.

[9] Hành trình vĩnh cửu (Pilgrim Progress) là một trong những tác phẩm Cơ đốc kinh điển của tác giả John Bunyan.

[10] Aristoteles (phiên âm trong tiếng Việt là Aritstốt) là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế. Di bút của ông bao gồm nhiều lãnh vực như vật lý học, siêu hình học, thi văn, kịch nghệ, âm nhạc, luận lý học, tu từ học (rhetoric), ngôn ngữ học, chính trị học, đạo đức học, sinh học, và động vật học. Ông được xem là người đặt nền móng cho môn luận lý học. Ông cũng thiết lập một phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Cùng với Platon và Socrates, Aristoteles là một trong ba cột trụ của văn minh Hy Lạp cổ đại.

[11] Horace (tên đầy đủ bằng Latin: Quintus Horatius Flaccus) là nhà thơ của thế kỷ vàng trong văn học La Mã. Ông là hiện thân của sự khôn ngoan, hiểu biết mọi thứ và không ngạc nhiên trước bất cứ điều gì, tiếp nhận cả thành công cũng như thất bại một cách tĩnh lặng, biết từ chối cái không hợp với sức mình, biết vui với những niềm vui bình thường, coi khinh thói bon chen của người trần, bền bỉ trong việc tự hoàn thiện bản thân để đạt đến sự tĩnh lặng trong tâm hồn và tự do cho ý chí. Nguyên tắc “trung dung” của Horace đã trở thành lời có cánh, mang trong mình lời di huấn của văn minh cổ đại đối với Thời đại mới.

[12] Thương Ưởng (390 TCN-338 TCN), còn gọi là Vệ Ưởng, là nhà chính trị gia, pháp gia nổi tiếng, làm tướng quốc nước Tần mười năm. Thương Ưởng là vị tướng quốc tài năng, đại biểu xuất sắc của tư tưởng Pháp gia. Những cải cách của ông đã làm cho nước Tần trở nên lớn mạnh, mở đường cho việc thống nhất Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng sau này. Tuy nhiên hình pháp của ông quá khắc nghiệt, ít dùng ân đức, nên không được lòng bọn quý tộc, dẫn tới việc chết thảm.

[13] Hồng Tú Toàn là lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc chống lại triều đình Mãn Thanh. Ông tự xưng là Thiên Vương, thành lập Thái Bình Thiên Quốc và từng chiếm lĩnh nhiều vùng đất rộng lớn ở miền nam Trung Quốc.

Hoàng Sào là thủ lĩnh của khởi nghĩa Hoàng Sào diễn ra trong khoảng thời gian từ 874 đến 884. Khởi nghĩa Hoàng Sào khiến nhà Đường suy yếu nghiêm trọng rồi sụp đổ trong vòng vài thập niên sau đó.

Trương Hiến Trung là lãnh tụ khởi nghĩa nông dân cuối đời nhà Minh, từng kiến lập chính quyền Đại Tây, đồng thời với Lý Tự Thành, người kiến lập chính quyền Đại Thuận.

[14] Bè lũ bốn tên: gồm vợ Mao Trạch Đông là Giang Thanh (1913-1991), viên chức Ban Tuyên giáo Thượng Hải Trương Xuân Kiều (1917-1991), nhà phê bình văn học Diệu Văn Nguyên (1931-), và cảnh vệ Thượng Hải Vương Hồng Văn (1935-1992). Họ thâu đoạt quyền hành thời Cách mạng Văn hoá (1966-1976) và lũng đoạn chính trị Trung Quốc đầu những năm thập kỷ 1970.

[15] Dòng ý thức là một thuật ngữ văn học chỉ một xu hướng sáng tạo văn học (chủ yếu là văn xuôi) khởi điểm từ đầu thế kỷ 20, tái hiện trực tiếp đời sống nội tâm, xúc cảm và liên tưởng ở con người. Thuật ngữ tiếng Anh “stream of consciousness” được nhà tâm lý học người Mỹ William James đưa ra trong cuốn The Principles of Psychology (Cơ sở tâm lý học) xuất bản năm 1890, khi cho rằng ý thức là một dòng chảy, một dòng sông mà ở đó những tư tưởng, cảm xúc, liên tưởng bất chợt luôn lấn át nhau và đan bện một cách kỳ quặc, “phi logic”. Ở một phương diện khác, có thể nói dòng ý thức là mức tới hạn, là dạng cực đoan của độc thoại nội tâm.

[16] Ngô Quảng là thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân cuối thời nhà Tần trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người trợ giúp đắc lực cho Trần Thắng châm ngòi cho cuộc chiến chống lại sự cai trị của nhà Tần, cuối cùng làm cho nhà Tần sụp đổ.

[17] 25 bộ sử Trung Quốc gồm: Sử ký, Hán thư, Hậu Hán thư, Tam Quốc chí, Tấn thư, Tống thư, Nam Tề thư, Lương thư, Trần thư, Nguỵ thư, Bắc Tề thư, Chu thư, Tuỳ thư, Nam sử, Bắc sử, Đường thư, Tân Đường thư, Ngũ Đại sử, Tân Ngũ Đại sử, Tống sử, Liêu sử, Kim sử, Nguyên sử, Minh sử, Tân Nguyên sử.

[18] Chu Bái Bì là ác bá địa chủ dưới ngòi bút của “tác giả nổi tiếng” Cao Ngọc Bảo trong tác phẩm ‘Tiếng gà gáy lúc nửa đêm’. Chu Bái Bì vì để đám người làm làm nhiều nghỉ ít, nửa đêm canh ba học tiếng gà gáy để bắt mọi người dậy làm việc (Trong văn bản khế ước bán thân quy định rõ ràng: gà gáy phải dậy làm việc), bởi vì trước đây không có đồng hồ hoặc công cụ tính thời gian, đám người làm rời giường từ khi gà gáy làm việc cho đến khi mặt trời lặn mới kết thúc công việc, Chu Bái Bì gáy lúc nửa đêm, làm cho những người làm này phải rời giường trước thời gian vì hắn làm việc một nắng hai sương.

[19] Janko là nhân vật chính trong truyện ngắn Janko muzykant (Janko – nhạc công, 1879) của nhà văn Ba Lan Henryk Sienkiewicz.

[20] Willy Wonka là nhân vật chính trong truyện “Charlie và nhà máy sôcôla” của nhà văn của Roald Dahl.

[21] Jules là nhân vật chính trong truyện ngắn “Chú tôi” (Mon oncle Jules) của một nhà văn Pháp của thế kỷ thứ XIX, ông Guy de Maupassant.

[22] Hồ lô tăng phán đoán hồ lô án – tên hồi bốn trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng.

Ngày đăng: 24-11-2014