Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Chương 3: Các thủ đoạn nhồi nhét (phần thượng) (audio)

Ảnh: Epoch Times

Mục lục:

1. Nắm chặt các bộ máy tuyên truyền để quảng bá Văn hóa đảng

1) Vận động chính trị và trong thời kỳ thông thường

(1) Tuyên truyền nhồi nhét trong các cuộc vận động chính trị
(2) Việc tuyên truyền nhồi nhét trong thời kỳ thông thường do Ban tuyên truyền Trung Cộng lên kế hoạch thực thi

2) Bộ máy tuyên truyền chủ yếu

(1) Báo chí
(2) Truyền thanh, truyền hình, Internet

3) Các thủ đoạn nhồi nhét thường dùng

(1) Che chắn rợp trời dậy đất khiến con người đoạn tuyệt triệt để với thế giới chân thực
(2) Không ngừng lặp lại, lời nói dối lặp lại một nghìn lần sẽ trở thành lời nói thật
(3) Ngụy tạo ý dân, lợi dụng quyền lực, phát động tấn công tâm lý
(4) Công khai bịa đặt, lừa bịp thế giới
(5) Vừa ăn cướp vừa la làng, vừa nói dối, vừa phản đối nói dối

4) Thủ đoạn nhồi nhét “tiến cùng thời gian”

2. Cưỡng chế người dân đọc sách của Marx, Engels, Lenin, Stalin, và Mao Trạch Đông

*************

Văn hóa là một mô thức hành vi và tâm lý ổn định của một quần thể người, văn hóa thông thường cần phải trải qua quá trình lịch sử lâu dài mới hình thành. Nhưng sau khi Trung Cộng cướp được chính quyền, thì chỉ trong mấy chục năm lịch sử ngắn ngủi, đã đặt dấu ấn rõ rệt lên tư duy, ngôn ngữ và mô thức hành vi của người Trung Quốc, tạo ra thứ Văn hóa đảng phổ biến khắp mọi nơi, mọi ngóc ngách, mọi phương diện tại Trung Quốc. Làm thế nào nó làm được điều này? Đảng Cộng sản là thứ biến dị của lịch sử nhân loại, tư tưởng chỉ đạo của nó vi phạm bản tính của con người, nó không thể diễn hóa một cách tự nhiên từ bất kỳ nền văn hóa truyền thống nào. Nên cũng nói, nếu một người được nuôi dưỡng trưởng thành trong văn hóa truyền thống, thì không thể tự nhiên có những quan điểm biến dị mà Đảng Cộng sản tuyên truyền. Sự hình thành của Văn hóa đảng là kết quả của quá trình tuyên truyền nhồi nhét của Trung Cộng.

Kiểu nhồi nhét này là cưỡng chế, toàn diện và triệt để, cường độ cao, không ngừng nghỉ, nhưng lại gian xảo, ngụy thiện, che đậy kín đáo và không ngừng biến dạng, dựa vào bạo lực, dùng lợi ích làm mồi nhử, lợi dụng tất cả các công cụ có thể, tại tất cả các trường hợp có thể, dùng tất cả các phương pháp có thể dùng được.

Trung Cộng coi việc tuyên truyền nhồi nhét là con đường sống của mình, mấy chục năm nay nó còn phát triển hệ thống lý luận, chế độ phức tạp, kỹ thuật tinh vi và một lượng lớn “nhân tài”, lại được trợ giúp bởi những cuộc vận động chính trị theo chu kỳ. Các thủ đoạn chủ yếu bao gồm: Nắm thật chặt bộ máy tuyên truyền, quảng bá Văn hóa đảng, tuyên truyền lừa gạt, cưỡng chế nhân dân đọc sách của Marx, Engels, Lenin, Stalin và Mao, khống chế các văn nhân của tà đảng ca ngợi công đức của nó, thay đổi tiêu chuẩn [đánh giá] thiện ác của người Trung Quốc; dùng sách giáo khoa của học sinh để ca ngợi ác Đảng, khiến người ta từ tiểu học đến đại học đều bị chìm ngập trong Văn hóa đảng; lợi dụng nhiều hình thức văn hóa nghệ thuật như điện ảnh, kịch, ca múa, văn nghệ dân gian, đề cao theo hướng chính diện những nhân vật đại biểu cho Đảng, hạ thấp văn hóa truyền thống và các nhân vật truyền thống v.v.. Những cách nhồi nhét có hệ thống như vậy, tinh vi như vậy, tràn ngập ở khắp nơi như vậy, khiến nhiều khi con người không ý thức được tư tưởng của bản thân mình là bị nhồi nhét, bị tẩy não, không ý thức được ngôn ngữ, hành vi và tư duy của bản thân mình đều có quan hệ mật thiết với sự tuyên truyền nhồi nhét của Trung Cộng.

Ngẫm lại một cách hệ thống các thủ đoạn mà Trung Cộng tập hợp cũng giúp chúng ta nhận rõ quá trình kiến lập của Văn hóa đảng, đặc điểm bản chất và cơ chế nội tại có vỏ ngoài thiên biến vạn hóa của Văn hóa đảng, phân tích một cách sâu hơn những thủ đoạn nhồi nhét của Trung Cộng là một bước trọng yếu nhằm giải thể Văn hóa đảng.

1. Nắm chặt bộ máy tuyên truyền nhằm quảng bá Văn hóa đảng

Báng súng và quản bút là hai tuyến sinh mệnh lớn của Đảng Cộng sản, Lenin từng khái quát thủ đoạn đấu tranh này là “chủ nghĩa khủng bố” thêm vào “hình thái ý thức”. Trung Cộng kế thừa cái gen tà ác này của Đảng Cộng sản Liên Xô, dùng chữ “lừa” một cách còn thuần thục hơn. Năm 1951, Lưu Thiếu Kỳ [1] trong một lần nói chuyện thẳng thắn đã nói: “Đảng chúng ta từ khi sơ khai mới thành lập, thì chính là toàn đảng làm tuyên truyền… Sau này càng phải làm như vậy.” Bộ máy tuyên truyền của Trung Cộng đã phát huy tác dụng vô cùng trọng yếu trong việc Trung Cộng tiến hành tẩy não nhồi nhét đối với dân chúng Trung Quốc.

1)  Vận động chính trị và trong thời kỳ thông thường

(1) Tuyên truyền nhồi nhét trong các cuộc vận động chính trị

Không ngừng phát động những cuộc vận động chính trị là một trong những sự khác biệt lớn nhất giữa chính quyền Trung Cộng và các chính quyền chính thường của nhân loại. Bởi vì cái mà Đảng Cộng sản gọi là “đảng tính” hoàn toàn đối lập với nhân tính. Chỉ cần hoàn cảnh nới lỏng, việc khống chế yếu bớt đi, tiếp xúc nhiều với xã hội bình thường bên ngoài, sẽ xuất hiện tình huống là khôi phục nhân tính trong đảng viên và quần chúng nhân dân, Trung Cộng sẽ phải đối mặt với việc “đảng tâm” (cái tâm hướng về đảng của nhân dân) tan rã, khó có thể duy trì được cục diện. Do vậy, đối với Trung Cộng, những cuộc vận động chính trị có tính chu kỳ sẽ trở thành điều tất nhiên.


Ảnh: Epoch Times

Do vậy, việc Trung Cộng lợi dụng các cơ quan tuyên truyền để nhồi nhét văn hóa đảng có thể được phân thành hai loại tình huống là [nhồi nhét] trong thời kỳ vận động chính trị và trong những tình huống thông thường khác. Bất kể là ở tình huống nào, thì cấp lãnh đạo nòng cốt của Trung Cộng đều coi việc khống chế các cơ quan tuyên truyền (báo chí, truyền thanh, truyền hình v.v..) là “đại sự hàng đầu”, “Việc quan trọng trong những việc quan trọng”, chẳng qua là sách lược phương thức thao tác cụ thể khác nhau. Trong Đại Cách mạng Văn hóa, Bộ tuyên truyền của Trung Cộng đã từng bị coi là “Điện Diêm Vương”, bị đả kích, trên phạm vi toàn quốc đã xuất hiện một lần cảnh tượng “vô chính phủ”, “thiên hạ đại loạn” trên bề mặt, nhưng tập đoàn nòng cốt nắm quyền thực chất của Trung Cộng không hề nới lỏng khống chế với bộ máy tuyên truyền trọng yếu (như “Nhân dân nhật báo”, “Báo Giải phóng quân” và tạp chí “Hồng Kỳ”).

Trong thời kỳ thông thường, Trung Cộng truyên truyền nhồi nhét tuần tự theo mô thức sau: lãnh đạo Đảng định ra phương hướng – cục chính trị ra nghị quyết – Bộ tuyên truyền quán triệt – cơ quan ngôn luận và ban ngành chức năng chấp hành. Nhưng vào thời kỳ nguy cơ, lãnh đạo đảng của Trung Cộng sẽ tránh theo trình tự thông thường, một tay khống chế truyền thông, còn một tay thì nắm chắc con dao đồ tể (hệ thống quân đội, cảnh sát, hệ thống đặc vụ), tiền trảm hậu tấu, tạo thành việc đã rồi, sau đó tất dùng đảng tính uy hiếp toàn đảng, thống nhất tư tưởng, thống nhất dư luận, như vậy đảng tính chiến thắng nhân tính hết lần này tới lần khác, từng bước từng bước tiêu diệt nhân tính, cho tới khi toàn thể đảng viên và toàn xã hội đều khuất phục trước ý chí biến thái của đảng.

Mao, Đặng, Giang [Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân] dù là ở các thời kỳ khác nhau đều nhảy lên vũ đài trực tiếp “cầm dao” hoặc là truyền đạt ý kiến cho cơ quan ngôn luận báo chí đăng tải các bài viết, định hướng cho vận động chính trị. Sau cuộc vận động chống cánh hữu năm 1957 “dụ rắn ra khỏi hang” Mao Trạch Đông tự mình biên soạn xã luận cho “Nhân dân Nhật báo”, bắt đầu là chỉnh đốn nghiêm khắc với mấy triệu phần tử trí thức, “cuộc vận động chống cánh hữu” được Mao gọi là “dương mưu” này đã triệt để phá hủy tư tưởng độc lập và tự do ý chí của phần tử trí thức Trung Quốc. Bài xã luận “phải giương cao lá cờ chống nổi loạn” định tội cho cuộc vận động học sinh sinh viên yêu nước năm 1989 cũng là do Đặng Tiểu Bình, người nắm giữ thực quyền đương thời, trực tiếp chỉ thị xuất bản. Ngày 25 tháng 10 năm 1999, kẻ tà ác đầu sỏ của Trung Cộng là Giang Trạch Dân khi trả lời phỏng vấn của nhà báo người Pháp là Figaro, gọi Pháp Luân Công là X giáo [tà giáo], ngày hôm sau “Nhân dân nhật báo” liền đăng tải bài báo “‘Pháp Luân Công’ là X giáo”, kể từ đó những lời chửi rủa mất hết lý trí của Giang Trạch Dân đã vượt lên trên cả hiến pháp và pháp luật.

 

Ảnh: Epoch Times

Những tuyên truyền nhồi nhét trong các cuộc vận động chính trị của Trung Cộng thông thường kèm theo những cuộc động viên chính trị điên cuồng và tấn công dư luận rợp trời dậy đất. Loại tấn công dư luận quy mô lớn này đã cắt đứt nguồn thông tin thông thường của con người, khiến mọi người căn bản không thể tiến hành phán đoán và suy xét một cách độc lập. Rất nhiều người do vậy mà tiếp thu sự “dẫn dắt” dư luận của Trung Cộng, còn cho rằng đó là kết quả của tư duy độc lập của mình. Mặc dù có một số ít người đầu não còn khá thanh tỉnh, nhưng khi đối diện với áp lực khổng lồ của bộ máy bạo lực và “quần chúng chuyên chính”, thông thường cũng chỉ có thể giữ im lặng.

Người Trung Quốc ngày nay đều sẽ cho rằng những cuộc vận động chính trị mấy chục năm trước của Trung Cộng thật hoang đường, nực cười. Nhưng từ góc độ nhồi nhét Văn hóa đảng mà nói, những cuộc vận động này đã đạt được mục đích của nó một cách rất “thành công”, đó là bởi trải qua thời gian tuyên truyền nhồi nhét rất lâu dài, người ta không có cách nào để phân biệt chính xác đâu là tư tưởng bình thường của bản thân, đâu là quan niệm mà Trung Cộng nhồi nhét. Người ta “cáo biệt cách mạng”, chỉ là cáo biệt hình thức bề mặt của cách mạng, còn nội hàm Văn hóa đảng của nó hầu như được lưu giữ nguyên vẹn. Ngày nay, mọi người tất nhiên không hát “Ngữ lục ca” hay nhảy “Điệu múa trung thành”, nhiệt tình với “trăm hoa đua nở, trăm phái tranh luận”, “văn công võ vệ”, nhưng thuyết vô Thần, thuyết duy vật, thuyết tiến hóa và triết học đấu tranh bị nhồi nhét trong các cuộc vận động chính trị của Trung Cộng lại được người Trung Quốc cho là học thuyết đúng đắn được toàn thế giới thừa nhận, là “chân lý” phổ biến trên thế giới, căn bản không cần chứng minh, kính Thiên kính Thần bị coi là “phong kiến mê tín”, văn hóa truyền thống bị rút đi nội hàm hoặc bị biến thành đồ trang sức, hoặc bị coi là công cụ kiếm tiền nhưng mọi người thực sự không hề cảm thấy có cái gì đó không ổn. Trung Cộng đã “cải tạo tư tưởng” rất thành công .

Mười năm Cách mạng Văn hóa khiến cho kinh tế quốc dân bị đẩy tới “bên bờ sụp đổ”, Trung Cộng buộc phải nhượng bộ về lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực văn hóa. Nhưng liên quan tới lĩnh vực hình thái ý thức về mục tiêu sinh tồn của tập đoàn Trung Cộng, nó xưa nay chưa hề nới lỏng. Đặng Tiểu Bình từng nói: “Về vấn đề này, chúng ta xưa nay chưa hề ‘nới’, đương nhiên cũng không nói tới ‘thu’.” Năm 2005, khi nói đến hai nước cộng sản nhỏ bé bị phong bế cấm vận như nồi áp suất là Cu Ba và Bắc Hàn, Hồ Cẩm Đào lại ngưỡng mộ không ngớt mà rằng họ “nhất quán về hình thái ý thức là chính xác”. Trong hình thế mới, một mặt Trung Cộng kế thừa phòng thủ nghiêm ngặt, vây bắt chặn đường, mặt khác đành phải “tiến bước cùng thời gian”, biến hóa thủ đoạn, sách lược tuyên truyền cũng trở nên tinh vi hơn, linh hoạt hơn, bịp bợm hơn. Mặc dù từ những năm 80 trở lại đây, Trung Cộng liên tiếp phát động một loạt các cuộc vận động như “chỉnh đốn Đảng”, “thanh trừ ô nhiễm tinh thần”, “phản đối giai cấp tư sản tự do hóa”, “phê phán cuộc vận động dân chủ ngày 4 tháng 6”, đàn áp Pháp Luân Công v.v.. nhưng mọi người lại không hề cảm thấy bản thân mình đã rơi vào trong những cuộc vận động chính trị đó, dường như đó là chuyện đã xảy ra rất lâu rồi. Trung Cộng nhồi nhét Văn hóa Đảng đã đạt tới trình độ khiến ngay cả người bị nhồi nhét cũng không ý thức được, vẫn can tâm tình nguyện, thậm chí đến mức mê không biết chán.

Ảnh: Epoch Times

(2) Việc tiêm nhiễm nhồi nhét trong thời kỳ thông thường do Ban tuyên truyền Trung Cộng lên kế hoạch thực thi

Trong tiếng Anh, từ “tuyên truyền” (propaganda) và tẩy não, lừa dối có liên hệ với nhau, hoàn toàn là một từ mang nghĩa xấu. Chỉ có trong từ điển của Phát-xít và Cộng sản, từ “tuyên truyền” mới mang nghĩa chính diện. Tìm kiếm khắp các thể hệ chính trị từ cổ chí kim, cũng chỉ trong thể hệ Phát-xít và Cộng sản mới có một góc nhỏ cho “bộ tuyên truyền” (Ban tuyên giáo). Sau “cải cách mở cửa” Trung Cộng xuất phát từ nhu cầu bảo vệ hình tượng quốc tế của mình, đã đổi tên Bộ tuyên truyền trong tiếng Anh thành “Bộ thông tin công chúng” (Publicity Department), nhưng tính chất của nó thì không hề thay đổi.  Ban tuyên truyền Trung ương trực thuộc cơ cấu của Trung ương Trung Cộng, là một cơ cấu chuyên khống chế giới truyền thông và tinh thần người dân Trung Quốc.

Mấy chục năm nay, Trung Cộng trước sau đều coi việc hoàn toàn khống chế hình thái ý thức là đại sự hàng đầu đối với sự tồn vong của đảng. Trung Cộng thông qua Bộ tuyên truyền Trung ương mà khống chế chặt chẽ, chỉ đạo dư luận Trung Quốc, quán triệt truyền đạt ý chí của “đảng”, thông qua bộ máy tuyên truyền quốc gia tiến hành tuyên truyền tẩy não lặp đi lặp lại đối với nhân dân, thống nhất tư tưởng của toàn dân phục vụ cho ý đồ của Trung ương Trung Cộng. Hơn hai nghìn đầu báo, gần một vạn tạp chí, hơn một nghìn đài phát thanh và truyền hình, mấy trăm nghìn điểm truy cập Internet của Trung Quốc đều do Ban tuyên truyền Trung ương và Bộ tuyên truyền các cấp quản lý.

Mọi người đều biết Bộ tuyên truyền Trung ương thực sự không có ý chí của riêng mình. Nó coi ý chí của Trung ương Trung Cộng là ý chí của mình, lấy sự sinh tồn của tập đoàn Trung Cộng làm mục tiêu, coi lợi ích của Đảng Cộng sản là lợi ích căn bản. Công việc của Bộ tuyên truyền Trung ương nói một cách đơn giản, là một mặt phong tỏa bóp nghẹt sự thật, mặt khác là ngụy tạo và thay thế sự thật.

Trước hết, chúng ta hãy xem Bộ tuyên truyền Trung ương phong tỏa bóp nghẹt sự thật như thế nào. Vào tháng 06 năm 2002, Bộ tuyên truyền Trung ương đã phát đi một lệnh cấm đối với các cơ quan truyền thông, tổng cộng liệt kê 35 điều “không được phép”, dưới đây chỉ là một bộ phận:

“Không được tự ý đưa tin về cải cách thuế phí tại nông thôn”, “đối với tình hình bệnh dịch lớn không được tiến hành khuếch đại đưa tin truyền tải”, “không được tùy ý đưa tin về các sự kiện tai nạn lớn và nghiêm trọng”, “không được đưa tin về việc chủ doanh nghiệp tư nhân gia nhập đảng”, “không được đưa tin và truyền tải các sự kiện về việc kiện Đảng ủy các cấp “, “không được đưa tin về khoảng cách chênh lệch giàu nghèo quá lớn”, “không được đưa tin về những vấn đề tồn tại của các công trình [được coi là mang đến] hy vọng [cho người dân]”, “không được dùng từ ‘phong sát’ (phong tỏa và dập tắt) trên các phương tiện truyền thông”, “không được nói dư luận về tin tức là lực lượng hoặc quyền lực thứ tư”[2], “không được xuất bản các ngôn luận sai lệch và quan điểm không chính xác”, “không được tập trung tiến hành báo cáo mang tính phê bình và phụ diện”, “không được tùy ý đưa tin về các lĩnh vực dân tộc, tôn giáo” v.v…

Ban tuyên truyền Trung ương của Trung Cộng mỗi năm phát đi hơn 100 tờ (lần) thông báo hoặc lệnh cấm đối với hãng truyền thông các tỉnh, thành, huyện. Ban tuyên truyền Trung ương ở các cấp tỉnh thành bình quân phát đi hơn 230 tờ (lần) thông báo, lệnh cấm, trong đó các tỉnh phát đi các lệnh cấm nhiều nhất gồm có Thượng Hải, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Sơn Đông, Hà Nam, Hồ Nam, Hồ Bắc. Ban tuyên truyền Trung ương của những tỉnh thành này mỗi năm phát đi hơn 310 các loại lệnh cấm và thông báo cho cơ quan truyền thông địa phương mình. Có nghĩa là, các cơ quan truyền thông của các địa phương này bình quân mỗi ngày nhận được một lệnh cấm.

Nhằm tăng cường khống chế truyền thông, tổ điều phối thẩm duyệt tin tức của Ban tuyên truyền Trung ương giám sát phương hướng hoạt động của những hãng truyền thông chính tại trung ương và địa phương, và phải định kỳ báo cáo lên cấp trên. Từ Trung ương đến địa phương, Bộ tuyên truyền các cấp hoặc Cục thông tin đã thuê một lượng lớn “nhân viên thẩm duyệt tin tức” chuyên phụ trách giám sát  khống chế “vấn đề chính trị” trong những bài báo truyền thông, video và audio. Những ấn phẩm do Cục thông tin của Bộ tuyên truyền phụ trách thẩm duyệt chỉ tính riêng báo chí đã đạt tới hơn 100 loại.

Có thể có người nói, vì Trung Quốc lớn như vậy, ngoại trừ những chủ đề cấm kỵ này thì sự kiện có thể báo cáo vẫn còn khá nhiều. Nhưng Trung Cộng đã quen với việc “chụp mũ tóm gáy”, sáng ban hành chiều thay đổi, thất thường vô hạn độ, với những ngôn luận Đảng không thích đều có thể bị dán nhãn “sai lầm”. Chính bởi vì những lệnh cấm này dùng từ mơ hồ, không có quy định để có thể tuân theo (“không được tùy ý bình luận…”, “không được tâng bốc quá đà”…, “không được phát hành các ngôn luận sai trái và quan điểm không chính xác”), do vậy có tác dụng uy hiếp còn lớn hơn. Những người làm nghề truyền thông chỉ sợ dẫm phải mìn, do vậy tốt nhất là tự giới hạn mình, thà tả khuynh còn hơn hữu khuynh, mỗi người đều là nhân viên thẩm duyệt tin tức của chính mình. Những tin tức may mắn thông qua kiểm duyệt đã “đúng đắn chính trị” thì hầu như không còn chút giá trị thông tin nào có thể đọc được cả.

Đồng thời Bộ tuyên truyền Trung ương cũng dốc hết sức lực để ngụy tạo một loại “sự thực” khác thông qua việc tạo cho người dân một cảm giác thỏa mãn và cảm giác an toàn hư ảo để bảo hộ cho sự ổn định của cái đảng kia. Những tuyên truyền giả tạo của Văn hóa đảng rợp trời rợp đất như hòa ái, chống tham nhũng, yêu nước, kinh tế gia đình, “năm nhất” [ba không], tam đại biểu, bát vinh bát nhục, học tập, tăng gia, thành tích, nâng cao, mốc lịch sử, tính tiên tiến, tiến nhanh lên phía trước, thắng lợi vĩ đại v.v.. hầu như cách ly dân chúng với hiện thực chân chính của Trung Quốc một cách toàn diện. Những hiện thực đang uy hiếp nghiêm trọng sự sinh tồn của dân tộc này như cảnh tượng bi thảm của công nhân thất nghiệp và nông dân tiến vào thành phố, cư dân thành thị bị cưỡng chế dỡ bỏ nhà, không còn nhà mà về, tham ô hủ bại, quan chức và thương nhân câu kết với nhau, cảnh sát và thổ phỉ móc ngoặc với nhau, môi trường sinh thái xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng đạo đức trượt dốc tới chóng mặt, tình trạng nhân quyền không ngừng trở nên tồi tệ hơn v.v hoặc là bị chặn hoàn toàn ngoài tầm mắt của nhân dân, hoặc cố ý nói giảm nói tránh, gọi một cách mỹ miều là: “những vấn đề trong quá trình phát triển chỉ có thể giải quyết trong bước phát triển tiếp theo.”

Tự do thông tin là nguồn gốc của tự do tư tưởng và phán đoán độc lập. Các loại lệnh cấm và giới hạn của Ban tuyên truyền Trung ương đã dẫn đến việc thông tin bị Trung Cộng sàng lọc toàn bộ, dân chúng không có cách nào lấy được thông tin chân thực để có thể từ đó mà độc lập suy xét. Đồng thời mọi người không thể tránh khỏi việc liên tục hấp thụ các thông tin bị chìm ngập trong văn hóa Đảng của Trung Cộng, thuận theo cách nghĩ của văn hóa Đảng mà phản đối và phê phán. Dần dần mọi người sẽ quen với kiểu nhồi nhét này, căn bản không tin rằng bản thân mình đã bị Văn hóa đảng tẩy não.


Ảnh: Epoch Times

2) Bộ máy tuyên truyền chủ yếu

Nhận được thông tin chân thực là điều kiện tất yếu để duy trì sự sinh tồn của nhân loại. Thời cổ xưa, người ta thông qua truyền tai truyền miệng là đủ nắm vững những thông tin cần thiết để ứng phó với cuộc sống. Thuận theo sự phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô và thước đo các hoạt động của nhân loại cũng không ngừng lớn lên, thế giới ngày càng trở thành “thôn địa cầu” (global village), sự việc phát sinh cách xa vạn dặm cũng có thể tạo ra ảnh hưởng rất to lớn đối với cuộc sống của một cá nhân, lúc này việc truyền tai truyền miệng không đủ nữa, truyền thông đại chúng do đó mà sinh ra.

Sự xuất hiện của truyền thông đại chúng, đã cải biến từ căn bản môi trường thông tin của nhân loại. Thông qua truyền thông, các cá thể phân tán càng có thêm liên hệ chặt chẽ với xã hội, những việc mà con người quan tâm ngày càng nhiều, thế giới tinh thần của cá nhân cũng trở nên phong phú phức tạp hơn. Nhân loại ngày nay, ở một mức độ rất lớn, đều dựa vào những tin tức thu được từ truyền thông để phán đoán môi trường bên ngoài, từ đó mà lựa chọn điều lợi tránh điều hại.

Bởi vì truyền thông đóng vai trò trọng yếu trong sinh hoạt xã hội, ở các nước dân chủ phương Tây, truyền thông được coi là độc lập với lập pháp, tư pháp, hành chính, là loại quyền lực thứ tư, các nhà báo được coi là các vị “vua không vương miện”, có sức ảnh hưởng xã hội rất to lớn.

Trung Cộng quen với việc công kích “tính giả tạo trong tự do thông tin ở các nước tư bản chủ nghĩa”, rất nhiều người Trung Quốc chưa hề suy nghĩ đã lặp lại lời của Trung Cộng. Kỳ thực, tự do thông tin thực sự không có nghĩa là bất kỳ cơ quan truyền thông mang đặc trưng nào đó đều không có tính khuynh hướng, mà có nghĩa là Pháp luật bảo đảm cho các hãng truyền thông có khuynh hướng khác nhau được tự do cạnh tranh, cũng bảo vệ cho các hãng truyền thông do cá nhân hoặc đoàn thể sáng lập. Dưới chế độ như vậy, nhiều hãng truyền thông cùng tồn tại và bổ sung cho nhau, khiến con người có cơ hội tổng hợp những quan điểm khác nhau để có thể đưa ra phán đoán và lựa chọn của riêng mình. Nếu có người không hài lòng với tất cả các cơ quan truyền thông hiện có, vậy thì họ có thể thành lập một hãng truyền thông trung lập, khách quan khác theo pháp luật. Ngược lại, các hãng truyền thông của Trung Quốc toàn bộ thuộc về “giới quan chức làm”, “một mình độc chiếm, chớ hòng phân chia”. Đài truyền hình Trung Ương Trung Cộng có thể phát sóng tại Mỹ nhưng đài truyền hình của Mỹ lại không thể phát sóng tại Trung Quốc.

Sự khống chế tư tưởng chặt chẽ của Trung Cộng đồng nghĩa với việc các hãng truyền thông chính thường không thể truyền bá các thông tin chân thực. Dưới sự thống trị của Đảng Cộng sản, các cơ quan thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền hình, mạng Internet v.v.. tất nhiên đã sa vào thế “miệng lưỡi của đảng” và là công cụ để nhồi nhét Văn hóa đảng.

(1) Báo chí

Căn cứ vào một cuốn sách thống kê do Đài Bắc xuất bản năm 1991 – “Điều tra nghiên cứu về báo chí thời Trung Cộng còn là đảng ngầm”, trước năm 1949, Trung Cộng, kẻ dốc toàn lực lật đổ chính quyền hợp pháp đương thời, đã lợi dụng hoàn cảnh dư luận tương đối nới lỏng dưới sự thống trị của Quốc Dân đảng, ngoài việc tổ chức phương tiện truyền thông ở cái gọi là “khu giải phóng” ra, nó còn lập ra hoặc thao túng hơn 1.000 loại báo chí ở những vùng thống trị của Quốc Dân đảng. Trung Cộng đã lợi dụng những báo chí này cổ động “dân chủ”, tô vẽ cho bản thân, đả kích Quốc Dân đảng, từ đó lập được “kỳ công” cướp chính quyền.

Nhưng sau khi cướp được chính quyền, trong một đêm tất cả các hãng truyền thông đã cộng sản hóa vào tay đảng, lúc này nếu dám đòi “đảng” cho tự do thông tin, đáp án tiêu chuẩn của “đảng” là: “Không tồn tại tự do thông tin vượt trên giai cấp.” Trữ An Bình, một nhân sĩ dân chủ nổi tiếng đã từng dự đoán: “Dưới thời Quốc Dân đảng thống trị, ‘tự do’ vẫn là vấn đề ‘nhiều’, – ‘ít’, còn nếu như Đảng Cộng sản chấp chính, thì cái tự do này sẽ biến thành vấn đề ‘có’ – ‘không’.” Kỳ thực, ngay cả “vấn đề dân chủ có hay không” cũng không tồn tại, Mao Trạch Đông đã thẳng thắn nói không tránh né: “Chính là phải ‘tước đoạt quyền phát ngôn của phái phản động, chỉ để nhân dân có quyền phát ngôn’.” Ai là nhân dân, ai là phái phản động? Chỉ Mao nói mới được tính.

“Dư luận đồng loạt”, “nguyên tắc đảng tính của việc đưa tin tức”, “chính trị gia làm báo”, “công tác văn hóa phục vụ cho nhiệm vụ chính trị”… dưới sự chỉ đạo của những khẩu hiệu này, tất cả báo chí ấn phẩm đều phải ngoan ngoãn trở thành [bộ máy] phát ngôn cho Trung Cộng. “Đảng” muốn chống cánh hữu, báo chí sẽ nói: “Phe cánh hữu muốn làm phản, những người bần nông và trung nông chúng ta không đáp ứng”; “đảng” muốn “nhảy vọt”, báo chí sẽ nói: “Đạt sản lượng 150 tấn một héc-ta”; đảng muốn “tiếp tục cách mạng dưới sự chuyên chính của giai cấp vô sản”, báo chí sẽ nói: “Đây là đại kế trăm năm, đại kế nghìn năm bảo đảm cho giang sơn Xã hội Chủ nghĩa thiên thu vạn đại vĩnh viễn không biến sắc”; “đảng” muốn bức hại Pháp Luân Công, báo chí sẽ nói: “Tôn sùng khoa học, phản đối mê tín.” Dù hiện nay người ta đều nói rằng trên tờ “Nhân dân nhật báo” – cơ quan ngôn luận của Trung Cộng chỉ có ngày tháng là chân thực, nhưng sức mạnh của truyền thông là khổng lồ, hơn nữa ngoài “tiếng nói của Đảng” ra, căn bản không có bất cứ nguồn tin tức độc lập nào, do vậy mọi người đành phải coi các kênh truyền thông lớn nhỏ đủ loại bị Trung Cộng khống chế là nguồn tin tức đáng tin cậy, khác biệt chỉ là mức độ lừa gạt ít nhiều mà thôi.

Từ những năm 80 trở lại đây, phỏng theo kinh nghiệm của Đài Loan trong việc dỡ bỏ đảng cấm, báo cấm, cuối cùng kiến lập chế độ dân chủ, một lớp những người theo ngành truyền thông có lương tri đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực gian khổ nhằm tranh thủ tự do thông tin. Ngày nay Trung Cộng tiến hành “Chủ nghĩa tư bản quyền quý”, các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế đã thị trường hóa một cách cao độ, nhưng việc xuất bản thông tin vẫn bị chính quyền nắm chặt trong tay. Một số hãng truyền thông mưu đồ thoát khỏi địa vị “phát ngôn” đều khó thoát khỏi vận mệnh bị “chỉnh đốn”. Xa thì có “Báo kinh tế thế giới” trước sự kiện “Ngày 4 tháng 6”, gần thì có tuần san “Băng điểm”. Vì để tránh né sự phẫn nộ của nhân dân, Trung Cộng hiện giờ đã học cách mềm mỏng, đối với các báo chí có ảnh hưởng lớn, nó không cưỡng chế ngừng xuất bản như trước đây, mà thay người “có thể tin cậy về chính trị” vào vị trí tổng biên tập, biên tập viên v.v. Báo chí vẫn được gọi tên cũ nhưng linh hồn đã chết, còn đại chúng vẫn bị lừa gạt.

Mắt tai mũi miệng của con người, đầu dây thần kinh hoạt động bình thường giúp con người có thể có phản ứng chính xác đối với hoàn cảnh bên ngoài. Nếu như có người mà cơ quan cảm giác có vấn đề, rõ ràng lửa đốt bỏng da, vậy mà không những không cảm thấy đau, ngược lại còn cảm thấy vui thích, người này ắt đã rơi vào hoàn cảnh rất nguy hiểm. Những năm 60 khi nạn đói xảy ra, đi tới đâu cũng thấy người đang chết đói, thậm chí một vài nơi còn xuất hiện thảm kịch người ăn thịt người, nhưng báo vẫn thi nhau khoác lác là nông nghiệp đã đạt sản lượng cao, dần dần dẫn dụ con người rằng ăn quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Mùa xuân năm 2006, sau khi một trận bão cát rất mạnh qua đi, vậy mà truyền hình vẫn nói chuyện say sưa rằng “ngành rửa xe đã đạt được bội thu”, ngụ ý nói rằng bão cát có thể kích thích kinh tế tăng trưởng. Miệng lưỡi của Trung Cộng trong hoàn cảnh thiên tai nhân họa và lòng dân trào dâng oán hận vẫn khoét “đường lối chỉ đạo dư luận chính xác”, đã đến bước phát ngôn tùy tiện.


Ảnh: Epoch Times

(2) Truyền thanh, truyền hình, mạng Internet

Ngoại việc thâu tóm báo chí, Trung Cộng cũng rất xem trọng những loại hình truyền thông mới nổi. Đài truyền thanh, đài truyền hình, mạng Internet, những loại hình truyền thông mới nổi này đều nằm trong lòng bàn tay của Trung Cộng. Theo số liệu được “Báo xuất bản tin tức Trung Quốc” công bố hồi tháng 05 năm 2003: Năm 2002, Trung Quốc có tất cả 306 đài truyền thanh, 260 đài truyền hình, 1.300 đài phát thanh và truyền hình. Tỉ lệ mà truyền thanh có thể phủ sóng là 93,21%, tỉ lệ truyền hình có thể che phủ là 94,54%. Theo điều tra, gần 90% các cư dân thành thị từ độ tuổi 15 đến 64 tuổi đều xem ti vi mỗi ngày. Tác dụng về phương diện tuyên truyền nhồi nhét Văn hóa đảng, phải nói là truyền thanh và truyền hình đã khởi tác dụng vượt xa báo chí tạp chí, mặc dù còn chưa thể thay thế hoàn toàn.

Ngày nay những người trên 40 tuổi chắc sẽ không quên tiếng loa phát thanh công suất lớn phát đi những “chỉ thị tối cao” và bài luận chính trị dài sôi nổi khắp các thành thị làng quê thời Cách mạng Văn hóa. Sau Cách mạng Văn hóa, giọng điệu của các phát thanh viên đã vặn nhỏ xuống nhưng “giác ngộ chính trị” lại không hề giảm sút, chỉ là dùng kỹ thuật tinh vi hơn và phương thức gần gũi với nhân tính hơn để tuyên truyền nhồi nhét Văn hóa đảng.

Truyền hình là một phương thức quảng bá giàu hình tượng, sinh động trực quan, truyền tải được một lượng lớn thông tin, tạo cảm giác như có mặt tại hiện trường rất mạnh mẽ, ảnh hưởng vô cùng sâu sắc với khán giả. Từ sau năm 1979, ngành truyền hình Trung Quốc bắt đầu phát triển mạnh. Trung Cộng đã thâu tóm chặt chẽ loại truyền thông này, kỹ thuật tuyên truyền nhồi nhét Văn hóa đảng cũng thuận theo sự tiến bộ của kỹ thuật truyền hình mà không ngừng tăng lên như nước nổi tới đâu bèo nổi tới đó.

Đại bộ phận các tiết mục truyền thanh truyền hình đều truyền tải nội hàm Văn hóa đảng theo những phương thức khác nhau. Ví dụ như truyền hình, ngày 01 tháng 01 năm 1978 bắt đầu phát sóng chương trình “tiếp sóng tin tức”, đây là trận địa trọng yếu nhất để Trung Cộng tuyên truyền lừa gạt. Chương trình kéo dài nửa giờ này suốt mấy chục năm nay vẫn y như khuôn mẫu sau: 25 phút đầu lúc nào cũng là triệu tập long trọng, gặp mặt thân thiết, lĩnh hội sâu sắc, quán triệt thực thi, lộ trình vinh quang, thành tựu vĩ đại, có người nói chỉ có tin tức quốc tế 5 phút cuối là còn xem được, nhưng kỳ thực cũng đã bị Trung Cộng cắt xén, bóp méo, cố tình dẫn dụ quần chúng về hướng sai lệch.

Tiết mục chuyên đề (như ‘Phỏng vấn tiêu điểm’), tiết mục đàm thoại (như ‘Lời thật nói thật’), kịch truyền hình (như ‘Chọn lựa sinh tử’), tiết mục văn nghệ tổng hợp (như ‘Liên hoan dạ hội đầu xuân’) v.v.. không tiết mục nào không được thiết kế kỳ công, vừa muốn lấy lòng đại chúng, vừa muốn đảng hài lòng – được lòng đại chúng là thủ đoạn, khiến đảng hài lòng là mục đích. Tiết mục “Phỏng vấn tiêu điểm” của Đài truyền hình Trung ương đã từng dựa vào việc “dám nói” để gặt hái uy tín nhanh chóng, nhưng một vị khán giả đã bóc mẽ nó trong một câu: “Cái gì là ‘Phỏng vấn tiêu điểm’, những sự kiện được phát sóng thời đầu sáng lập được coi như là pháo cao xạ bắn muỗi, thời nay phát sóng đều là kính hiển vi tìm vi khuẩn. Từ việc không tiết lộ những vụ án lớn, tới những vụ án lớn cũng chỉ là việc lớn hóa nhỏ, sơ sài đại khái.” Nhân viên làm việc trong Đài truyền hình Trung ương tự mình trào phúng rằng: “Tôi là một con chó của đảng, ngồi ở cổng lớn của đảng. Đảng bảo cắn ai thì cắn người ấy, bảo cắn bao nhiêu phát thì cắn bấy nhiêu phát.” Phim truyền hình thì càng là đất diễn của nó: chống tham nhũng, cải cách, đạo đức, cổ trang, nói trắng ra những gì biểu đạt đều là yêu đảng nhiệt tình, hiểu đảng, tin đảng, tha thứ cho đảng. Tất cả các vở “kịch truyền hình chống tham nhũng” đều tuân theo một công thức, chính là những người giữ chức phó, cấp dưới, mặc dù đã tạo ra một số tổn thất nhất định cho sự nghiệp của “đảng”, ảnh hưởng đến “quan hệ giữa đảng và quần chúng”, “quan hệ giữa cán bộ và quần chúng”, nhưng vào thời khắc then chốt, hóa thân của “đảng”- người giữ chức trưởng, thượng cấp của viên tham quan, sẽ giống như những “cứu tinh bất ngờ” bị phê phán trong mỹ học hý kịch phương Tây, bất ngờ dũng cảm bước ra, trừng phạt tham quan, hóa giải mâu thuẫn, vãn hồi lại thể diện cho “đảng”. Trong hiện thực cuộc sống mọi người đều biết, hủ bại tuyệt không chỉ là những người giữ chức phó hoặc tham quan cấp thấp, nếu như nói những quan viên cấp thấp là những con tằm ăn rỗi đối với ngân sách, thì những quan to, thái tử “đảng” mới là những kẻ nuốt chửng ngân sách. Mặc dù vậy những viên quan thanh liêm hiện ra sinh động trên màn hình TV mới khiến khán giả chìm đắm say sưa trong sự kỳ vọng vào “người cán bộ tốt của đảng.”


Ảnh: Epoch Times

“Liên hoan dạ hội đầu xuân” bắt đầu từ năm 1983 là một tác phẩm tổng hợp dùng hình thức văn nghệ để nhồi nhét Văn hóa đảng của Trung Cộng. Từ ca khúc, tấu nói, tiểu phẩm đến lời giới thiệu của người dẫn chương trình, điện chúc cảm động, lãnh sự quán tổ chức cho lưu học sinh đón năm mới, toàn bộ đều là đang cố hết sức làm lẫn lộn khái niệm đảng và quốc gia, đảng và dân tộc, lại lợi dụng tình thân, cảm tình dân tộc, tình cảm yêu nước của con người để củng cố sự khống chế của Trung Cộng đối với tâm linh của họ. Dù là tiểu phẩm mang khẩu ngữ Đông Bắc hay Tây Bắc thì ngoài việc trực tiếp bôi nhọ “kẻ thù của đảng”, nó còn dối mình dối người mà miêu tả những con người bình thường có thể tìm kiếm niềm vui trong khổ nạn, nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của người xem ra khỏi những nguyên nhân chính trị xã hội dẫn đến những khổ nạn trong đời họ; hoặc là dùng những mánh khóe rẻ tiền để miêu tả tất cả mọi người thành những người có nhân cách thô tục giống nhau, dường như từ trước đến nay đều như vậy, toàn thế giới đều như vậy,  từ đó che đậy hiện thực xã hội là dưới sự thống trị của Trung Cộng đạo đức đang trượt trên dốc lớn. Năm 2004, tại Trung Quốc Đại Lục tổng cộng phát sinh 74.000 vụ đấu tranh biểu tình. Ở Hán Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên nông dân bạo động xảy ra trên quy mô lớn gây ra đổ máu, sự kiện cả thôn mắc bệnh AIDS nhìn thấy mà đau lòng, thượng nguồn sông Hoàng Hà bị cạn nước, nước sông Hoài ô nhiễm nghiêm trọng khiến nước sông mất đi công dụng nước, tai nạn sập hầm mỏ liên tiếp xảy ra, thiên tai không ngừng. Ngay trong hoàn cảnh như vậy mà chương trình đón xuân năm 2005 lại mệnh danh là “Thịnh thế đại liên hoan”, đúng là ứng với một câu nói đang lưu hành: “Tiến hành lừa dối đến cùng!”

Các website trên Internet quá nhiều, rất bất lợi cho việc tuyên truyền nhồi nhét Văn hóa đảng dưới hình thức “chủ động xuất kích”, do vậy sách lược chủ yếu của chính quyền Trung Cộng đối với Internet là “phong tỏa”, không để những ngôn luận bị Trung Cộng cấm được lưu truyền. Cách thức chủ yếu của hệ thống khống chế của Trung Cộng bao gồm: phong tỏa các trang web nước ngoài, đóng cửa các trang web trong nước, bắt giữ chủ các trang web, lọc thư điện tử, bố trí cảnh sát mạng, điệp viên mạng v.v.. Về phương diện này thì vụ việc nổi tiếng nhất là một dự án được gọi là “Công trình Kim Thuẫn” đã được thông qua năm 1998, theo kế hoạch công trình sẽ được hoàn thành toàn bộ vào năm 2006, đợt đầu đã đầu tư 800 triệu Đô la Mỹ. Công trình này trên danh nghĩa là tự động hóa hệ thống công an, thực ra là bao gồm một hệ thống các mắt xích dùng để phong tỏa giám sát mọi phương hướng, là một hệ thống công trình liên quan tới rất nhiều bộ phận như kỹ thuật, hành chính, công an, quốc phòng, tuyên truyền v.v..


Ảnh: Epoch Times

Mạng lưới thông tin thế giới bùng nổ tạo ra cảm giác sai lầm cho rất nhiều người Trung Quốc về “tự do ngôn luận.” Trên thực tế, thứ mà mọi người thấy được đều là thứ mà Trung Cộng để họ thấy được; thứ mà Trung Cộng không muốn để mọi người thấy, họ nhất định không thể thấy được. Lời dối trá có thể lưu thông tự do, còn chân tướng sự việc thì lại bị cực lực che đậy, đây chính là tình huống chân thực của mạng thông tin Trung Quốc.

3) Các thủ đoạn nhồi nhét thường dùng

(1) Che chắn rợp trời dậy đất khiến con người đoạn tuyệt triệt để với thế giới chân thực

Nhân vật chính Sở Môn trong bộ phim Mỹ “Chân Nhân hoạt kịch” [còn được dịch là “Thế giới của Sở Môn”] sống trong một thế giới hư ảo được xây dựng rất tinh vi, thế giới này là một hoàn cảnh của một câu chuyện lâm ly cảm động, mà kịch tính của câu chuyện lâm ly cảm động này chính là 24 giờ sinh hoạt của Sở Môn. Thế giới hư ảo trong vở kịch bao gồm tất cả những nhân tố của thế giới chân thực, mà Sở Môn từ khi sinh ra đã sống trong thế giới này, do vậy tới tận khi trưởng thành, anh chưa bao giờ đưa ra hoài nghi nào về tính chân thực của thế giới này.

Trong thuật ngữ của chính trị học, kiểu chính quyền tiến hành khống chế toàn diện đối với xã hội này của Trung Cộng được gọi là “chính quyền dạng thức toàn quyền”. Điều kiện tiên quyết để có thể duy trì kiểu chính quyền này là nhất định phải có một môi trường thông tin giả dối có lợi cho chính quyền đó. Trung Cộng rất thông thạo con đường này. Bao năm qua nó đã sáng tạo và duy trì một môi trường thông tin giả dối không nơi nào bị bỏ sót. Trong hoàn cảnh này, con người bị ngăn cách triệt để với thế giới chân thực, mất đi hệ thống tham chiếu để phán đoán thật giả, thiện ác. Có thể nói người Trung Quốc dưới sự thống trị của Trung Cộng đều sinh sống trong thế giới hư ảo như nhân vật Sở Môn.

Nhằm đạt được mục đích chính trị của mình, Trung Cộng cũng có thể cấp tốc tạo ra một môi trường thông tin giả trong thời gian ngắn. Từ sau ngày 20 tháng 07 năm 1999, Trung Cộng đã khởi động bộ máy tuyên truyền để vu khống, bôi nhọ Pháp Luân Công, trong vòng nửa năm ngắn ngủi, những bản báo cáo vu khống hãm hại và các bài viết phê phán Pháp Luân Công đăng trên các trang báo trong và ngoài nước của Trung Cộng đã lên tới hơn 300.000 bài. Các phương tiện tuyên truyền khác cũng mở máy hết công suất, trừ khi bạn bịt mắt bịt tai lại, nếu không, bạn tuyệt đối không thể thoát khỏi tuyên truyền tẩy não của Trung Cộng qua truyền thanh, truyền hình, sân khấu, lớp học, những buổi hội nghị, báo tường, biểu ngữ, v.v..


Ảnh: Epoch Times

(2) Không ngừng lặp lại, lời nói dối lặp lại một nghìn lần sẽ trở thành lời nói thật

Goebbels, bộ trưởng tuyên truyền của Đức Quốc Xã có một câu danh ngôn: “Lời nói dối được lặp lại một nghìn lần sẽ trở thành chân lý.” Trung Cộng là tín đồ trung thành của câu nói này. “Đấu tranh giai cấp phải giảng từ năm này qua năm khác, tháng này qua tháng khác, ngày này qua ngày khác” “Ba bài văn cũ, ngày ngày đều đọc”. Thời Cách mạng Văn hóa “báo nhỏ sao chép báo lớn, báo lớn sao chép từ Lương Hiệu” [3]. Hiện nay có “đường kính thống nhất”, “chuyển phát thông cáo Tân Hoa Xã”. Những lời dối trá của Trung Cộng qua hàng nghìn lần lặp lại, đã trở thành những quan niệm thâm căn cố đế trong đầu óc mọi người, vậy mà họ vẫn cho rằng những quan niệm ấy do mình tự nghĩ ra

Tuyên truyền và lặp đi lặp lại thường dẫn đến sự phản cảm và bị chế nhạo. Nhưng Trung Cộng không hề sợ mọi người thấy phản cảm hay chế nhạo. Nó tiếp tục sử dụng thủ đoạn nhồi nhét sơ cấp này, khiến mọi người sản sinh tâm lý “mánh khóe của Trung Cộng, chẳng qua cũng chỉ là như vậy, hà tất chuyện bé xé ra to, không thèm chấp với nó”. Những người dám chế nhạo Trung Cộng chắc chắn tự cho rằng mình lão luyện thông thái, không cả tin, có chủ kiến. Nhưng những từ ngữ, khái niệm, biểu ngữ khẩu hiệu và phương thức tư duy của Trung Cộng được lặp đi lặp lại nhiều lần, bị ép nhập mạnh mẽ vào tiềm thức con người, thay thế tình cảm và phán đoán tự phát của con người. Chỉ cần bạn vẫn suy nghĩ bằng những từ vựng và khái niệm này thì kết luận rút ra được chỉ có thể là kết luận mà “đảng” cho phép bạn đúc rút ra. Chỉ cần bạn gọi nhân sỹ dân vận thành “phần tử dân vận”, bạn sẽ quyết không còn thiện cảm với họ; chỉ cần bạn vẫn đang dùng các loại từ như “giải phóng”, “Trung Quốc mới”, thì bạn sẽ luôn có chút cảm giác mang ơn mang nghĩa với Trung Cộng; chỉ cần bạn gọi Trung Cộng bằng cái tên vô cùng thân thiết là “đảng”, thì bạn đã công nhận ác đảng này chiếm cứ Trung Quốc là điều tất nhiên, hợp lý hợp pháp; chỉ cần bạn vẫn còn gọi Cách mạng Văn hóa là “Hạo kiếp” (kiếp nạn lớn) thì bạn vẫn đang tiếp nhận ám thị của Trung Cộng, tin rằng tai họa Cách mạng Văn hóa là do một loại lực lượng thần bí siêu nhiên nào đó gây ra mà xem nhẹ việc Cách mạng Văn hóa và chính sách tàn bạo của Trung Cộng có mối liên hệ tất yếu; chỉ cần bạn vẫn đang gọi các công nhân thất nghiệp là “công nhân tạm nghỉ việc”, thì chính là bạn tự nguyện phối hợp với sách lược tuyên truyền của Trung Cộng, ám thị rằng trong chế độ Xã hội chủ nghĩa chỉ có tạm nghỉ việc, công nhân trong chế độ Tư bản chủ nghĩa mới thất nghiệp, thất nghiệp luôn có liên hệ chặt chẽ với phá sản, lang thang, đói kém, tự sát, còn tạm nghỉ thì chắc chắn là sẽ có ngày đi làm lại.

Hãy nghe những lời người Trung Quốc nói, hãy xem ngôn ngữ chủ nghĩa cơ yếu tôn thờ đảng của những “nhà yêu nước trẻ tuổi tức giận” trên các diễn đàn tiếng Trung trên mạng có ở khắp mọi nơi thì sẽ biết được việc tuyên truyền lặp lại của Trung Cộng hữu hiệu tới mức nào.

(3) Ngụy tạo ý dân, lợi dụng quyền lực, phát động tấn công tâm lý

Sau khi Trung Cộng tước bỏ tiếng nói của nhân dân, nó tự tuyên truyền rằng mình là đại biểu cho đại đa số ý kiến của nhân dân, từ đó khống chế tuyên truyền cao độ, lợi dụng tâm lý đám đông của nhân dân, cưỡng ép nhân dân tiếp thụ những lý luận lệch lạc và những lời dối trá của nó. Trong cuộc vận động chống cánh hữu năm 1957, trên tạp chí báo chí đều tràn ngập tiêu đề: “Giai cấp công nhân đã lên tiếng”, “Các đảng phái dân chủ toàn quốc đều đứng về phía Đảng Cộng sản cùng trừng phạt cánh hữu”, “Chỉ huy và chiến sĩ toàn quân phẫn nộ lên án”, “Cánh hữu thiểu số đã rơi vào trùng trùng bao vây của quần chúng dân chủ”, “Cánh hữu chỉ là một nhóm nhỏ cặn bã, tuyệt đại đa số trí thức đồng tâm đồng lòng với đảng”… Chỉ trong phút chốc những phần tử cánh hữu đã cảm thấy mình bị quần chúng nhân dân bao vây như “biển lớn nghìn trùng”, “chỉ có thể hết sức thành thực tuân thủ, không được nói càn làm bừa”. Mỗi lần Trung Cộng phát động những cuộc vận động chính trị thì đều phát động đảng, chính trị, quân đội, công đoàn, đoàn thanh niên, liên hiệp phụ nữ, các đảng phái dân chủ, các nhân sĩ không đảng phái, giới tôn giáo, giới giáo dục, giới khoa học kỹ thuật, giới văn nghệ, giới pháp luật, “đồng bào các dân tộc và kiều bào hải ngoại”, “đồng bào Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao”, thậm chí đến cả công nhân, nông dân phổ thông (kỳ thực là người đại diện của Trung Cộng đều được cài vào nội bộ những đoàn thể này), “vạch trần”, “lên án”, “tố cáo”, ngụy tạo ra giả tướng toàn dân nhiệt liệt đồng tình. Những người có kiến giải độc lập thì bị dồn vào nhóm tâm lý yếu thế của “phái thiểu số”, dẫu có ý kiến bất đồng thì cũng không dám lên tiếng, thậm chí còn không dám tin vào chính bản thân mình. Cái gọi là “một triệu chữ ký” được Trung Cộng vận động trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, cũng cùng một giuộc với “ngụy tạo đại đa số”, “ngụy tạo dân ý” trong quá khứ.

Ngoài việc “ngụy tạo ý dân”, chiến tranh tâm lý của Trung Cộng còn bao gồm thủ đoạn “mượn thế uy quyền”. Nhân dân trăm họ hoặc nhiều hoặc ít đều có tâm lý “sùng bái uy quyền”,  lời của các “chuyên gia”, “giáo sư”, “học giả” so với lời của tiểu dân ở ngoài đường ngoài chợ hẳn là có sức nặng hơn nhiều, cũng có vẻ khách quan hơn, trung lập hơn so với lời của cán bộ Trung Cộng. Nhưng dưới sự thống trị của Trung Cộng thì không hề có sự tồn tại của các chuyên gia trung lập, khách quan, dù có thì cũng không thể chen chân vào phương tiện truyền thông của Trung Cộng. Những “nhà lý luận”, “nhà khoa học” mũ mão chỉnh tề bước lên màn ảnh, dùng ngôn ngữ học thuật để tạo ra cái vỏ bọc đường hoàng đĩnh đạc cho những nội dung mà “đảng” muốn tuyên truyền. Quần chúng nhân dân xem mà không hiểu cái vở hát bè mà “đảng” và “chuyên gia” cùng diễn nên đã trở thành vật hy sinh cho việc tuyên truyền Văn hóa đảng.

(4) Công khai bịa đặt, lừa bịp thế giới

Bịa đặt công khai, chiêu này có thể coi là chiêu kinh điển của Trung Cộng, từ Mao Trạch Đông đến Giang Trạch Dân, từ Đường Gia Tuyền đến Lý Triệu Tinh, từ Trương Văn Khang đến Tần Cương [4], Trung Cộng coi chiêu này như vật báu, dùng đi dùng lại biết bao lần.

Mao Trạch Đông nói rằng: “Tần Thủy Hoàng đáng kể gì? Ông ta chỉ giết có 460 nho sĩ, còn chúng ta thì thủ tiêu đến 46 ngàn tên trí thức. Có người cho chúng ta là kẻ độc tài thống trị, giống như Tần Thủy Hoàng, chúng ta thừa nhận tất cả. Nó phù hợp với thực tế. Tiếc thay họ nói thế còn chưa đủ, cho nên chúng ta cần phải gia tăng để bổ sung.” Cái “khí khái” kiểu “ta là lưu manh ta sợ gì ai” này quả thực đã trấn áp rất nhiều người. Những người lương thiện thường cho rằng, một người dám nói thẳng thắng khí khái, thì hành động nhất định là phải quang minh lỗi lạc. Do vậy, trong “Hùng văn tứ quyển” của Mao, cho dù những đoạn văn “lưu manh vô lại kiểu đàn bà chửi đổng” này có rất nhiều, nhưng mọi người lại rút ra kết luận là: Đây là biểu hiện của “Nhà cách mạng giai cấp vô sản với tâm hồn lỗi lạc” và “khí khái anh dũng”.


Ảnh: Epoch Times

Giang Trạch Dân ỷ vào thân phận nguyên thủ một quốc gia đã vu khống Pháp Luân Công trước giới truyền thông quốc tế. Những phóng viên Tây phương chưa từng biết tới những thủ đoạn đen tối và mặt dày của Trung Cộng sao có thể tưởng tượng được lãnh tụ của một quốc gia lại có thể phát ngôn bừa bãi giữa thanh thiên bạch nhật như vậy?

Ngày 09 tháng 03 năm 2006, hành vi man rợ mổ cướp nội tạng sống của học viên Pháp Luân Công ở trại tập trung Tô Gia Đồn, Thẩm Dương bị phơi bày. Ngày 28 tháng 03, Trung Cộng đã bố trí cử phát ngôn viên Bộ ngoại giao là Tần Cương thề thốt phủ nhận những lời buộc tội tại cuộc họp báo. Thậm chí y còn “mời” giới truyền thông tới điều tra. “Thủ thuật che mắt” này tuy không thật cao minh nhưng vẫn có thể mê hoặc một số người. Các điều tra viên của “Ủy ban điều tra toàn diện sự thật về việc Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc Đại Lục” lập tức hành động, họ tới Lãnh sự quán Trung Quốc ở Úc, Đức, Mỹ để xin visa, ba lần xin visa, ba lần đều bị từ chối. Nhân viên công tác ở Tổng Lãnh sự quán Sydney đương nhiên là không tin lời dối trá của Tần Cương, họ nói với các điều tra viên: “Vậy các vị hãy đi lấy thư mời của Tần Cương trước đi đã!” Có thể thấy, ngay cả người của Trung Cộng cũng không thể tin vào mánh khóe lừa bịp gia truyền của Trung Cộng.


Ảnh: Epoch Times

Với những Đảng viên của Trung Cộng công tác tại “mặt trận thông tin” thì bịa đặt là nghề của họ, nói dối mà mặt không hề biến sắc, tim không đập nhanh là tố chất nghề nghiệp cơ bản của họ. Những việc họ làm mỗi ngày khi khoác lên tấm áo choàng “nhân sĩ chuyên ngành” kỳ thực không hề khác biệt so với Mao Trạch Đông, Giang Trạch Dân, Tần Cương.

(5) Vừa ăn cướp vừa la làng, vừa nói dối, vừa phản đối nói dối

Người Trung Quốc ngày nay đã quá quen với những lời rập khuôn sáo rỗng của Đảng, nhưng lại không dễ phát hiện được những điểm phi lý và mâu thuẫn ẩn chứa trong đó. Mao Trạch Đông từng nói: “Chúng ta cần phải tin tưởng quần chúng, chúng ta cần phải tin đảng, đây là hai nguyên lý căn bản.” Nhưng nếu quần chúng đều không còn tin vào đảng thì chúng ta nên tin vào ai?

Lưu Thiếu Kỳ nói: “Báo cáo tin tức phải khách quan, chân thực, công chính,” nói thật hay có phải vậy không? Giới truyền thông của những nước dân chủ cũng theo đuổi những mục tiêu này. Nhưng y lại nói tiếp: “Đồng thời phải cân nhắc tới quan hệ lợi hại, xem liệu có lợi đối với nhân dân và sự nghiệp của giai cấp vô sản hay không.” Câu này nghĩa là gì? Khi quan hệ lợi hại và nguyên tắc chân thực nảy sinh xung đột thì thứ nào quan trọng hơn? Lại nói có lợi cho “sự nghiệp giai cấp vô sản” nhưng có hại cho nhân dân thì làm thế nào?

Tiếp theo y dẫn chứng: “Ví như, Stalin đã phạm rất nhiều sai lầm, giết nhầm một số người trong cuộc chiến chống phản động, điều này là có thật. Nhưng nếu đưa tin, thì đối với công cuộc đấu tranh trước mắt rất bất lợi, đây là vấn đề lập trường.”

Stalin đã giết chết bao nhiêu người? Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1929 đến năm 1953 tổng cộng có 19.500.000 công dân Liên bang Xô viết trở thành vật hy sinh trong cuộc đàn áp của Stalin (không bao gồm những năm chiến tranh), tương đương với 1/10 dân số của Liên bang Xô viết lúc bấy giờ.


Ảnh: Epoch Times

Chỉ vì lợi ích của một đảng Trung Cộng mà mạng sống của hai mươi triệu người có thể bị coi nhẹ, đây chính là cái “khách quan, chân thực, công chính” mà Lưu Thiếu Kỳ nói đến. Đương nhiên, điều này là phù hợp với lập trường nhất quán của Lưu. Đầu những năm 40, y từng nói: “Phân biệt tốt xấu là phải xuất phát từ lợi ích của đảng, công tác của đảng, khoác lác phỉnh nịnh là không tốt, nhưng nếu có lợi cho công tác thì lại là tốt, thì nên làm.”

Ngày nay bộ máy thông tin của Trung Cộng, vừa “phản đối thông tin giả”, vừa “kiểm soát chặt chẽ quan điểm chính trị”; vừa lặp đi lặp lại nhiều lần rằng “tất cả đều xuất phát từ thực tế”, vừa bắt giữ những nhà báo dám nói sự thật; vừa nói dối mang tính chế độ, vừa công kích “tính giả dối” về thông tin của các quốc gia tư bản chủ nghĩa. Muốn thấu hiểu bộ mặt thực của Trung Cộng thì không thể chỉ nghe nó nói, mà phải xem nó làm.

4) Thủ đoạn nhồi nhét “tiến cùng thời gian”

Sau Cách mạng Văn hóa, Trung Cộng phát động bộ máy tuyên truyền, nói rằng những tội ác tày trời mà đảng ra lệnh thực thi thành “sai sót” không thể tránh khỏi của một số lãnh đạo cá biệt, nhưng dẫu sao thì trò lưu manh ‘đảng ta luôn đúng’ đã không còn linh nghiệm. Cho nên Trung Cộng cũng đưa ra rất nhiều các thủ đoạn tuyên truyền tinh vi hơn, lừa bịp hơn tiến cùng với thời gian.

Lấy thật loạn giả. Nếu như nói trước năm 1949, sách lược tuyên truyền của Trung Cộng là “lấy giả loạn thật”, miêu tả tà thuyết không có cơ sở thành quy luật phát triển của lịch sử, vậy thì sau năm 1949 sách lược tuyên truyền của Trung Cộng được gọi là “biến giả thành thật” – Trung Cộng cưỡng chế gây mâu thuẫn giữa các giai tầng khắp nông thôn cho tới thành thị, cho nên triết học đấu tranh kia dường như đã phản ánh được hiện thực xã hội một cách “khách quan”. Sau khi cải cách mở cửa, sách lược của nó lại điều chỉnh thành “lấy thật loạn giả”, trộn lẫn sự thực vào những lời dối trá, hư hư thực thực, khiến con người căn bản không cách nào phán đoán rốt cuộc đâu là thật, đâu là giả.

Mắng nhỏ, giúp lớn. Điều này cũng giống như chống tham nhũng “đánh ruồi muỗi chứ không đánh hổ” vậy, hiện tại các phương tiện truyền thông của Trung Cộng cũng phơi bày một số việc không lành mạnh, tạo ra giả tướng về sự công chính của truyền thông và tự do ngôn luận. Nhưng với tấm màn che liên quan đến an nguy thống trị của Trung Cộng thì nó lại kiên quyết không hé mở. Một số cơ quan truyền thông dùng những tin tức phụ diện lặt vặt để giành được một chút lòng tin nhất định, khi Trung Cộng phát động vận động chính trị một lần nữa nó lại vung tay tàn nhẫn. Các tiết mục “Phỏng vấn tiêu điểm”, “Lời thật nói thật” của Đài truyền hình Trung ương hoặc là dựa vào việc dám đưa những tin tức phụ diện không động chạm đến lợi ích căn bản của Trung Cộng, hoặc là dựa vào phong cách khá mới mẻ để đạt được tín nhiệm của nhân dân, nhưng đối với những việc lớn “liên quan đến sinh tử tồn vong của đảng”, ví dụ như đối với việc Pháp Luân Công bị bức hại, thì bị Trung Cộng lôi ra vũ đài, lợi dụng chút lòng tin của nhân dân đã tích lũy được trước đây để bịa đặt vu khống, và họ đã bị đưa vào vai những kẻ côn đồ vô liêm sỉ trên phương diện dư luận.

Dựa vào một lượng lớn các kênh truyền thông đưa đầy rẫy những tin tức vụn vặt hạ lưu cấp thấp, khiến những tin tức chân thực bị chìm ngập trong bãi rác văn tự. Một nhà báo phương Tây đã từng tiến hành phỏng vấn ở Trung Quốc nói rằng: Mấy chục năm trước người ta không biết đến nhân sĩ dân vận Ngụy Kinh Sinh [5] là vì Trung Cộng đã xóa sạch tên ông trong các nguồn thông tin; con người hiện nay không biết tới Ngụy Kinh Sinh là vì sự gợi cảm hấp dẫn của các minh tinh trong làng giải trí. Trung Cộng nhất quán “chống xuất bản sai”, “không chống khiêu dâm”. Xem lướt qua “Cổng thông tin điện tử” của Trung Cộng, sẽ phát hiện ra rằng trong đó đầy rẫy là những thông tin khiêu dâm hạ lưu và những tin tức vặt vãnh vô vị của xã hội. Có học giả đã từng thống kê, các trang web ở nước ngoài, nếu như đăng tranh ảnh khiêu dâm thì chỉ có 10% bị chặn, nếu như tổ chức một trang web phản đối đảng thì khả năng là bị chặn là 60%; nếu như bàn luận về “Pháp Luân Công” sẽ có 75% là bị chặn; còn những trang web đăng “Cửu bình Đảng Cộng sản” thì khả năng bị chặn lên tới trên 90%. Ích kỷ, lạnh nhạt, ủy mị sướt mướt, những người mà trong đầu óc nhồi nhét đầy những thông tin rác rưởi không thể có những phán đoán lý tính đối với đại cục của xã hội, những người này có lợi nhất cho sự thống trị hiện tại của Trung Cộng, do vậy nó dốc sức tạo ra những cá nhân như vậy.

Xuất khẩu lời dối trá, tuyên truyền và tiêu thụ thứ đã xuất khẩu ở trong nước. Mao Trạch Đông từng nói, đưa ra “thông tin tham khảo” chính là một loại vắc-xin đậu mùa, “tăng cường khả năng miễn dịch về chính trị của cán bộ và quần chúng.” Trung Cộng ngày nay không chỉ bằng lòng với việc tìm ra một số đoạn trích ít ỏi có lợi cho nó trong vô số những trang báo chí nước ngoài nữa. Nó vừa xuất khẩu những lời dối trá, đầu độc dân chúng các quốc gia khác, vừa trực tiếp mua chuộc hãng thông tấn hải ngoại (cả tiếng Trung và ngôn ngữ khác) và các tác giả giúp nó tô vẽ cho bản thân. Tên trùm đại ác của Trung Cộng là Giang Trạch Dân vì bức hại Pháp Luân Công, y đã bị kiện lên tòa án tại hơn 20 quốc gia, nhằm cứu vãn tàn cục trong hoàn cảnh bị vây tứ phía, y đã mua chuộc Kuhn, Giám đốc Điều hành của ngân hàng Hoa Kỳ đầu tư làm ăn tại Trung Quốc, người mà một chữ tiếng Trung bẻ đôi cũng không biết, hợp tác với một số đối tác khác xuất bản cuốn ” ‘Giang Truyền’ quan điểm của chúng tôi”. Về vấn đề Pháp Luân Công, hãng truyền thông và thông tấn xã của một vài quốc gia đã không chống lại được sự cám dỗ mà đổi giọng lặp đi lặp lại những lời dối trá của Tân Hoa Xã, Trung Cộng lại dùng những lời dối trá này để lừa bịp dân chúng trong nước.

Phân biệt đối xử: kẻ thì đánh, người thì lôi kéo. Sau năm 1989, Trung Cộng bắt đầu cố ý lôi kéo mua chuộc phần tử trí thức, công chức và quân đội. Ngoài việc tăng lương, ngấm ngầm đồng ý cho nhóm người này có được một số đặc quyền và thu nhập đen, còn cho họ quyền được biết thông tin nội bộ và quyền ngôn luận nhất định, từ đó lấy lòng họ và thu phục được sự trung thành của họ. Một chút quyền tự do hữu hạn ấy bị hạn chế nghiêm khắc trong một cái vòng tròn nhỏ (như phòng khách của học giả), tuyệt không cho phép tiến nhập vào truyền thông đại chúng. Những người này mang ấn tượng hư ảo rằng Trung Cộng đang dần nới lỏng khống chế ngôn luận, do vậy mà vui vẻ biện hộ cho Trung Cộng, Trung Cộng cũng vui vẻ để cho những lời biện hộ của họ tiến nhập vào truyền thông đại chúng, dẫn hướng quần chúng phổ thông đi lạc đường.

Sách lược tuyên truyền của Trung Cộng còn bao gồm: phát tán lời dối trá tới mức vô lý, nếu mọi người xuất phát từ kinh nghiệm và thường thức thì không thể nào tin được một chính quyền lại có thể vô sỉ và hoang đường đến như vậy, do vậy đành phải tạm tin cách nói của chúng; khi reo rắc những lời dối trá thấu trời nó lại càng chú trọng tới tiểu tiết, vì tiểu tiết có khả năng dẫn động nhân tâm nhất, xóa đi nghi vấn; mời những người nước ngoài không biết sự thật lên màn ảnh, dẫn dụ họ nói ra những lời mà Trung Cộng muốn họ nói ra; để chào hàng tốt hơn thì về kỹ thuật và hình thức phải “sáp nhập với thế giới”, phát sóng trực tiếp tại hiện trường, gọi điện thoại đường dây nóng, đưa tin theo chiều sâu, điều tra “dân ý”…đủ chiêu thức mới, những chiêu cần có đều đã dùng.

Trung Cộng có cơ cấu tuyên truyền lớn nhất thế giới. Những người làm việc trong những cơ cấu này, mặc dù lương tri chưa mất, muốn vì nước vì dân mà làm một số việc tốt, nhưng dưới sự khống chế nghiêm ngặt của Trung Cộng, họ hoàn toàn không thể làm theo ý mình. Chỉ cần “phương châm chính sách” của Trung ương Trung Cộng được ấn định, thì đội ngũ này sẽ phát huy hết khả năng, sản xuất hàng loạt những lời dối trá. Trung Cộng vận hành cả một bộ máy nói dối khổng lồ, suốt mấy chục năm nó tuyên truyền nhồi nhét vào đầu người Trung Quốc Thuyết vô Thần, Thuyết duy vật, triết học đấu tranh và đủ loại tà thuyết sai lệch. Những tà thuyết sai lệch muôn hình vạn trạng, chúng đã “ngấm vào máu, hòa vào hành động”, khi mỗi cá thể đều dùng chúng để suy xét vấn đề một cách vô thức, thì mùa bội thu của Văn hóa đảng đã đến.

2. Cưỡng chế người dân đọc sách của Marx, Engels, Lenin, Stalin, và Mao Trạch Đông

Tại những quốc gia dân chủ phương Tây, mặc dù với rất nhiều người bình thường thì Chủ nghĩa Cộng sản đồng nghĩa với “tà ác”, nhưng cũng như các loại sách khác, sách của Marx, Engels, Lenin, Stalin, và Mao Trạch Đông vẫn được tự do xuất bản, lưu thông và truyền đọc. Mặc dù học thuyết Bạo lực cách mạng của Marx, Lenin đa phần đều bị mọi người chán ghét, vứt bỏ, nhưng các học giả vẫn tiến hành nghiên cứu những lý luận ấy như một trường phái xã hội học hay chính trị học. Các trường đại học khuyến khích sinh viên tự do suy nghĩ và sáng tác, giáo sư không bao giờ quy định là sinh viên nhất định phải tôn thờ điều gì. Trong xã hội, đủ các loại trường phái tư tưởng bất đồng từ bảo thủ cho đến cấp tiến đều tự do cạnh tranh, con người có nhiều sự lựa chọn, so sánh, tâm thái rộng mở, không dễ dàng mù quáng theo đuổi bất cứ thứ gì.

Ảnh: Epoch Times

Marx, Engels, Lenin, Stalin, và Mao được người khác khoan dung, không có nghĩa là họ cũng sẽ khoan dung với người khác. Sau khi Đảng Cộng sản cướp đoạt chính quyền, nó đã ấn định rập khuôn lại hình thái ý thức, thực hành tà giáo chính trị – tôn giáo hợp nhất, lợi dụng bạo lực và những thủ đoạn của tổ chức nhằm cưỡng chế nhân dân đọc sách của Marx, Engels, Lenin, Stalin, và Mao nhằm tuyên truyền nhồi nhét giáo lý tà giáo. Mấy chục năm nay, trong thể hệ tư tưởng của Trung Cộng, tư tưởng của Marx là kinh điển của văn minh phương Tây, tư tưởng Mao Trạch Đông là “chủ nghĩa Marx cao nhất, sống động nhất”, tất cả các tư tưởng truyền thống chính thống hoặc là bị sửa đổi, hoặc là bị xuyên tạc, hoặc là bị cấm tuyệt đối. Hạt giống hoang đường của chủ nghĩa Marx-Lenin lại được lưu truyền, đầu độc biết bao thế hệ người Trung Quốc.

Vậy Trung Cộng đã cưỡng chế nhân dân đọc sách của Marx, Engels, Lenin, Stalin và Mao như thế nào?

Thứ nhất, nó lợi dụng thủ đoạn tổ chức, thông qua “sinh hoạt tổ chức”, “học tập chính trị” mà cưỡng ép đảng viên, đoàn viên học tập các tác phẩm của Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao, Đặng, Giang và các văn kiện của Trung Cộng. Những người đã từng tham gia tổ chức của Trung Cộng đều biết, “sinh hoạt tổ chức”, “học tập chính trị” định kỳ của Trung Cộng thì sét đánh cũng không thể thay đổi, những người tham gia những cuộc họp này được yêu cầu đọc các sách của Marx-Lenin và những tài liệu của Trung Cộng, thường bị yêu cầu phải viết thu hoạch sau học tập, nộp báo cáo tư tưởng.

Thứ hai, định kỳ chỉnh phong, chỉnh đốn Đảng, cưỡng ép đảng viên phải định kỳ học sách của Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao, Đặng, Giang và các văn kiện của Trung Cộng, nếu không sẽ phải đối mặt với việc bị chỉnh đốn hoặc xử phạt. Vận động chỉnh phong những năm 40, chống cánh hữu những năm 50, Cách mạng Văn hóa những năm 60, 70, chỉnh đốn tác phong Đảng, chỉnh đảng chỉnh phong đầu những năm 80, “thanh trừ ô nhiễm tinh thần”, “phản đối giai cấp tư sản tự do hóa” những năm 80, gần đây nhất là cuộc vận động “Bảo Tiên” (bảo trì giáo dục mang tính tiên tiến của đảng), cứ cách vài năm hoặc mười mấy năm, khi sức khống chế con người của Trung Cộng trở nên yếu đi, thì Trung Cộng lại tiến hành một đợt giáo dục “đảng tính”, xác nhận lại sự khống chế tư tưởng của “tổ chức đảng” đối với đảng viên.

Cuối năm 2004, sau khi cuốn “Cửu bình Cộng sản đảng” xuất bản, Trung Cộng ý thức được nguy cơ trước nay chưa từng có đối với sự thống trị của mình. Tháng 01 năm 2005, Trung ương Trung Cộng đã phát động “Cuộc vận động Bảo Tiên”, theo kế hoạch sẽ bắt đầu vào tháng 01 năm 2005, dùng thời gian khoảng một năm rưỡi để triển khai trong toàn đảng “Hoạt động bảo trì giáo dục mang tính tiên tiến của đảng viên cộng sản với nội dung tư tưởng chủ yếu là đưa ‘Tam đại biểu’ vào thực tiễn”. Đảng viên được yêu cầu học các loại văn kiện, ôn lại lời thề, đăng ký lại tên, viết báo cáo tư tưởng và tâm đắc học tập rất dài.

Ảnh: Epoch Times

Mặc dù Đại hội tổng kết của Trung Ương Trung Cộng triệu tập vào ngày 29 tháng 06 năm 2006 đã thổi phồng rằng cuộc vận động Bảo Tiên có “chủ đề mới, có sức lãnh đạo, phương pháp thỏa đáng, công tác thiết thực,… giành được thành quả thực tiễn, thành quả về chế độ, thành quả về lý luận một cách rõ rệt”, nhưng cán bộ, đảng viên cực kỳ phản cảm với Bảo Tiên, đây hoàn toàn là một bí mật được công khai. Người ta âm thầm oán trách, than phiền, tiếng oán thán khắp nơi, mặt khác họ cũng không cách nào viết ra được những bài văn sáo rỗng ấy.

Cao giọng lặp đi lặp lại hình thái ý thức đó, mặc dù khiến con người chán ghét nhưng lại có thể có tác dụng một cách vô thức. Năm 1964, trong một buổi đàm thoại liên quan tới giáo dục, Mao Trạch Đông nói: “Thi cử có thể ghé đầu rỉ tai, thậm chí có thể mạo danh thay thế. Mạo danh thay thế cũng chẳng qua là chép một lượt bài của người khác, tôi không làm được, anh viết ra rồi thì tôi chép lại một lượt, cũng có thể có một số tâm đắc.” Trung Cộng đã nhắm rất chuẩn, sau khi “chép một lượt”, lặp lại một lượt, đảng viên và quần chúng sẽ có ấn tượng sâu sắc hơn với những lời dối trá. Những lời dối trá này lưu giữ trong ký ức của con người, vào một lúc nào đó, họ rất có thể sẽ lặp lại những lời dối trá và giọng điệu ấy một cách vô thức, gián tiếp đầu độc người khác. Mặt khác, với những đảng viên mà nhân tính và lương tri vẫn chưa mất, cũng có thể đạt được mục đích làm nhục nhân cách của người đó. Nói dối một lần cũng là nói dối, thỏa hiệp một lần cũng là thỏa hiệp, qua một thời gian dài những người này đành phải vứt bỏ sự kiên định vào nhân cách của bản thân và bắt đầu hùa theo trào lưu. Đồng thời Trung Cộng làm như vậy cũng là đang cố ý nuôi dưỡng sự chán ghét của con người với chính trị. Khi có lợi cho nó thì Trung Cộng kích động mọi người nhiệt tình chính trị, cổ động rằng “phải quan tâm tới quốc gia đại sự”, phê phán các phần tử lạc hậu về chính trị, phê phán “phái tiêu dao” (những người không thích ràng buộc, gò bó). Hiện nay, Trung Cộng lại ám thị cho mọi người không nên tham gia chính trị, nếu không sẽ bị dán nhãn “làm chính trị”. Mỗi cuộc vận động chính trị đều làm giả tạo theo thể chế từ trên xuống dưới, chạy theo hình thức, khiến người Trung Quốc nảy sinh tâm lý “chính trị đen tối như vậy”, “ai muốn lội vào vũng nước bẩn đó kia chứ”, cho nên toàn dân hướng vào đồng tiền, con người trở nên ích kỷ, lạnh nhạt, xảo quyệt, hoài nghi tất cả, không tin rằng trên thế giới vẫn còn người tốt, đoàn thể nào bị Trung Cộng đàn áp cũng là do họ không hiểu triết lý phòng thân mà tự rước họa vào thân. Chính trong môi trường chán ghét chính trị được tạo ra một cách cố ý này, Trung Cộng lại một lần nữa giữ vững giang sơn, tiếp tục điên cuồng cướp đoạt tài sản của quốc dân và bức hại một cách hiểm độc những ai còn có lương tri và thiện niệm.

Thứ ba, số lượng sách của Marx, Engels, Lenin rất khổng lồ, các đảng viên có trình độ văn hóa không cao không thể đọc hết những cuốn sách đó. Cho nên chuyển từ đọc sách của Marx – Lenin chuyển sang đọc chủ nghĩa Marx đã được Trung Quốc hóa – tức là tư tưởng Mao Trạch Đông (Trong thời gian Mao nắm quyền 27 năm, Mao đã phát hành ước tính khoảng 5, 6 tỷ cuốn sách), từ đọc “Mao Tuyển”, “Mao Ngữ Lục”, “Lão Tam Thiên”, cái chủ nghĩa vốn dĩ hỗn tạp nay lại càng ngày càng trở thành những khẩu hiệu, biểu ngữ đơn giản thô bạo, vô lý, nực cười. “Đạo lý của chủ nghĩa Marx vô cùng phức tạp nhưng suy cho cùng đều là một câu: Tạo phản có lý.” Trong Cách mạng Văn hóa đã xuất hiện những cảnh tượng khôi hài như thế này: Nửa đêm canh ba, mọi người thất kinh tỉnh giấc vì tiếng kèn đồng, hóa ra là truyền đạt “chỉ thị tối cao”; khi mua hàng, người ta sẽ nói: “Cần phải đấu tố tư sản, phê bình chủ nghĩa Tu chính (chủ nghĩa xét lại)! Thịt này bao nhiêu tiền một cân?” Người bán hàng sẽ đáp lại: “‘Vì nhân dân phục vụ’, 1 hào 8”. Tới nay, tại rất nhiều địa phương của Trung Quốc vẫn có thể nhìn thấy những khẩu hiệu, biểu ngữ thời Mao quét trên tường. Những khẩu hiệu này đương nhiên không thể giải thích được hiện thực, nhưng từ Lâm Chiêu, Ngộ La Khắc cho tới Trương Chí Tân, những người hết lòng với Đảng Cộng sản xưa nay đều không có kết cục tốt đẹp, những ký ức này vẫn còn mới tinh nguyên với mọi người, chỉ cần nghĩ tới nó không rét mà đã run. Cho nên những người đã quen với các cuộc vận động không ai dám chân thật nữa, “ngoan ngoãn cho qua chuyện”, gió chiều nào che chiều ấy, giả điếc cầu toàn.


Ảnh: Epoch Times

Thứ tư, cứ mỗi lần vận động chính trị Đảng Cộng sản lại cấm sách, hủy sách, đốt sách khiến đời sống tinh thần của nhân dân thiếu thốn cùng cực nên đành phải đọc một số lượng nhỏ sách mà Trung Cộng cho phép. Sau cuộc bùng nổ của Cách mạng Văn hóa, các xưởng in ở Trung Quốc đều bận rộn in Mao Ngữ Lục và Mao Tuyển, việc in ấn xuất bản bình thường đều phải dừng lại. Trong mấy năm đầu Cách mạng Văn hóa, ngành xuất bản Trung Quốc dường như chỉ là một khoảng trống. Một lượng lớn sách bị coi là rác rưởi “phong kiến, tư bản, tu chính”, thiêu hủy tứ cựu, thư viện đóng cửa, hiệu sách cũng chỉ bán sách của lãnh tụ. Lúc đó rất nhiều gia đình, ngoại trừ “Hồng bảo thư” (Sách đỏ quý giá) của đảng thì hầu như không còn loại sách vở nào khác. Rất nhiều tù nhân lương tâm, thanh niên trí thức, những người cánh hữu bị đi đày (hoặc cách chức) đều từng phải đọc đi đọc lại cuốn “Mao Tuyển” mười mấy lần, thậm chí mấy chục lần.

Thứ năm, Trung Cộng cũng tiến hành thâu tóm kiểm soát trong lĩnh vực giáo dục và chính trị, sách giáo khoa từ tiểu học cho tới đại học đều tràn ngập những bài viết của Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao và ca ngợi công đức của những người này. Chỉ cần đi học thì không thể thoát được bị tẩy não và tuyên truyền nhồi nhét của Trung Cộng. Rất nhiều mục được yêu cầu học thuộc lòng. Thanh thiếu niên có trí nhớ rất tốt nhưng lại không có khả năng phân tích, từ nhỏ đã bị nhồi nhét một mớ lớn những thứ lý luận hoang đường của Đảng Cộng sản, trong đó có rất nhiều quan niệm và tập quán tư duy sẽ chi phối cả đời một con người.

Trải qua hơn một nửa thế kỷ lao tâm khổ tứ cai trị, Trung Cộng đã dùng rất nhiều sách của Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao, Đặng, Giang và của rất nhiều văn nhân khác nhằm giăng ra thiên la địa võng khắp Trung Quốc. Kết thành cái lưới này chính là những khái niệm, phán đoán và suy luận hòng mưu toan dùng phương thức của bản thân mình để giải thích Thiên, Địa, Nhân, xã hội nhân loại và tư tưởng con người, triệt để ngăn con người tiếp xúc với thế giới chân thực, triệt để thay thế nhận thức và phán đoán đã ăn sâu vào lòng người về tự nhiên, nhân tính và sự vật, cuối cùng tạo ra những người mất gốc, tà đảng Trung Cộng bảo sao nghe vậy. Ngày nay, tấm lưới lớn này mặc dù vô cùng mục nát, nhưng do tư duy của con người đã trở thành quán tính nhất định, tạm thời nó vẫn đang trói buộc, cầm tù tư duy của một số người. Cùng với việc truyền bá “Cửu bình” và phá trừ văn hóa đảng, con người cuối cùng cũng sẽ có thể chào đón một ngày mà cái lưới kia bị phá bỏ triệt để.


Ảnh: Epoch Times

Bản gốc: http://www.epochtimes.com/gb/6/10/5/n1476768.htm

 


Chú thích:

[1] Lưu Thiếu Kỳ từng là Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1959-1968), Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc (1956-1966).

[2] Từ thời Trung cổ đã hình thành ba loại tập đoàn quyền lực gồm Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp, tất nhiên dưới những tên gọi khác nhau tùy thời kỳ và khu vực, và cả ba nhóm này đều thuộc lĩnh vực trị quốc tức dưới quyền năng của chính quyền cai trị. Đến khi thế kỷ XX nâng cao vị thế của báo chí và truyền thông, người ta mới “phong cho” báo chí và truyền thông danh xưng quyền lực thứ tư.

[3] Lương Hiệu là bút danh một nhóm sáng tác được hợp thành từ các học giả của hai trường Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa, chuyên phê phán trong thời Cách mạng Văn hóa.

[4] Lý Triệu Tinh là Bộ trưởng ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 2003 đến năm 2007

Tần Cương là nhà ngoại giao, hiện đang là Phái viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Luân Đôn. Ông từng là người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 2005 đến 2010.

[5] Ngụy Kinh Sinh là nhà hoạt động trong cuộc “Vận động Dân chủ ở Trung quốc”, nổi tiếng nhất về việc viết tài liệu “Hiện đại hóa thứ 5” trên “Bức tường Dân chủ” ở Bắc Kinh năm 1978. Ông nổi tiếng vì đã bị chính quyền Trung Quốc bắt và trải qua 15 năm trong nhà tù do tài liệu kể trên.

Ngày đăng: 24-11-2014