Chương 4: Biểu hiện của người ta sau khi bị cải tạo tư tưởng (phần hạ) (audio)
Ảnh: Epoch Times
Mục lục
3. Không sợ Trời không sợ Đất, mở miệng là nói dối, miệng đầy lời dơ bẩn, hành vi thấp hèn
1) Mở miệng liền nói dối
2) Văn hóa đảng dạy người ta học lời nói dơ bẩn lưu manh
3) Văn hóa đảng khiến cử chỉ hành vi của con người thấp kém
4. Loại bỏ văn hóa đảng, người ta sẽ không nói lời nói của con người bình thường, không biết dùng tư duy của người bình thường
1) Hệ thống ngôn ngữ của văn hóa đảng đã khống chế tư tưởng của người ta
2) Cái gọi là từ mới cũng là trong tư tưởng của văn hóa đảng mà chế tạo ra
3) Ý thức đấu tranh của văn hóa đảng trở thành tập quán sinh hoạt của người ta
4) Người ta không nhảy thoát khỏi cái khuôn mẫu tư duy của văn hóa đảng
Lời kết
========
3. Không sợ Trời không sợ Đất, mở miệng là nói dối, miệng đầy lời dơ bẩn, hành vi thấp kém
Trung Quốc vốn nổi tiếng thế giới là “lễ nghi chi bang” (mảnh đất lễ nghi). Kính Trời tin Thần, tin vào thiện ác hữu báo là truyền thống mấy nghìn năm của người Trung Quốc, cho dù cả những người không có tín ngưỡng rõ ràng, cũng tin vào sự tồn tại của “ông Trời”. Theo truyền thống thì người Trung Quốc tuân theo lời dạy của Thần Phật, Thánh hiền mà nỗ lực hoàn thiện nhân cách của mình. Thái độ của người ta đối với Thiên, Địa, Nhân là cung kính, khiêm tốn, cả xã hội thông qua lễ nghi mà quy phạm.
Nhưng điều mà Đảng Cộng sản cổ xúy là “không sợ Trời không sợ Đất”. Chỉ có cải tạo con người thành không sợ gì cả, thì việc Trung Cộng lợi dụng để đoạt quyền, làm vận động mới thuận tiện. Nếu như người với người có cái lễ, đối với vật có quý tiếc, đối với Trời đất Thần linh có sự kính sợ, người như vậy sẽ không coi việc “nghe lời đảng” là ở vị trí số một. Cho nên trong quá trình xây dựng văn hóa đảng, thuyết vô thần mà Trung Cộng nhồi nhét có thể khiến người Trung Quốc rời xa sự kính sợ của tổ tiên Hoa Hạ đối với Trời đất Thần linh và sự quan tâm đến kết cục của sinh mệnh; tư tưởng đấu tranh của nó lại khiến người Trung Quốc cũng không tin vào lời dạy xưa rằng “Bích lập thiên nhẫn, vô dục tắc cương, hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại” (Vách đứng nghìn trượng, vô dục tất mạnh mẽ, biển nạp trăm sông, bao dung nên to lớn), cũng không tin vào lời dạy “Kỷ sở bất dục, vật thi vu nhân” (Điều ta không muốn, chớ làm cho người); chủ nghĩa duy vật của nó lại khiến người Trung Quốc triệt để vứt bỏ cái “Đạo” để thăng hoa về nhân cách, siêu việt về tâm linh mà tổ tiên vẫn luôn tìm kiếm bấy lâu nay, coi sự “từ bi” đến từ phương Đông và “bác ái” đến từ phương Tây thành “thuốc phiện tinh thần làm mê muội nhân dân” và “tấm màn che sự giả tạo”. Trong ngôn ngữ của người ta đầy những lời hùng hổ hăm dọa “người nếu phạm ta, ta ắt phạm người”, đầy những sự cuồng ngạo “đấu Trời đấu Đất”, cử chỉ thô tục, miệng đầy lời dối trá và dơ bẩn, vậy mà họ lại không cho là hổ thẹn, còn tưởng là vinh quang.
1) Mở miệng liền nói dối
Trên thế giới nói chung, quốc gia nào cũng đều có người nói dối, thế nhưng, cơ chế xã hội của rất nhiều quốc gia là lấy thành tín làm cơ sở, trọng chữ tín là vốn liếng về mặt xã hội để một người có thể đặt chỗ đứng lâu dài. Tuy nhiên dưới sự thống trị của Trung Cộng, dối trá trở thành “cái gốc lập quốc” của xã hội Trung Cộng, toàn xã hội dựa vào nói dối để chống đỡ, nói dối trở thành kỹ năng cơ bản để sinh tồn của người ta trong xã hội.
Lịch sử của Trung Cộng chính là một bộ sử dối trá, nói dối là trụ cột để duy trì sự thống trị của Đảng Cộng sản. Bất kể là công khai, hay lén lút, bất kể là đối nội, hay đối ngoại, bất kể là chuyện lớn, hay là chuyện nhỏ, khắp nơi đều đầy rẫy lời nói dối. Trong sự đấu tranh chính trị, trong những tấm gương của Trung Cộng, người ta cũng đã học cách nói dối. Vì để phù hợp với yêu cầu của đảng, tránh khỏi việc bị trở thành đối tượng bị tấn công khi vận động [chính trị], người ta phải hùa theo đảng mà nói dối, theo đó hô hào “vượt qua Anh đuổi kịp Mỹ”, “một mẫu cho sản lượng vạn cân”, “một hình thế tốt đẹp”. Ở Trung Quốc Đại lục có lưu truyền một bài thơ châm biếm như thế này: “Thôn lừa xã, xã lừa huyện, hạ cấp lừa thượng cấp, tỉnh trưởng lừa trung ương, từng cấp từng cấp lừa lên trên, lừa một mạch cho đến tận Chính phủ.” Cứ nói mãi như thế, người ta nghe quen đến mức trở thành tự nhiên, như thể nói dối là việc hợp với lẽ Trời, toàn thế giới và xã hội đều vận hành như thế.
Bộ phim “Điện thoại di động” đã phản ánh một khía cạnh của hiện tượng xã hội cứ mở miệng là nói dối: Bởi vì đã có tình nhân, cho nên phải dày công biên tạo lời nói dối để lừa người khác, gia đình đã trở thành chiến trường lừa gạt và bóc mẽ. Không chỉ vậy, rất nhiều lời nói dối kinh điển được diễn xuất trong phim đã trở thành lời quen dùng trong sinh hoạt. Toàn xã hội tồn tại chứng sợ điện thoại di động, không phải là sợ bản thân điện thoại, mà là bởi vì điện thoại di động dễ dàng vạch trần lời nói dối. Đạo diễn của bộ phim có câu: “Có rất nhiều lúc nói dối nâng đỡ cho cuộc sống của chúng ta.”
Trong quan niệm truyền thống, Đạo gia giảng làm người “Chân”, Phật gia giảng người xuất gia không được nói dối, Nho gia giảng Tín, đều cho rằng nói dối là không đúng. Khổng Tử coi “Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín” là Ngũ thường. Trong đó thành tín giữa người với người, là một trong những mỹ đức quan trọng nhất của con người. Cho nên Khổng Tử cũng nói: “Người mà không có Tín, chẳng làm chi nên việc”, có nghĩa là nếu như con người không có tín nhiệm, thì chẳng biết họ còn có thể làm được gì.
Đạo lý cai trị quốc gia chẳng phải cũng như vậy sao. Học trò của Khổng Tử là Tử Cống từng hỏi thầy về biện pháp trị quốc. Khổng Tử nói: “Một là khiến người dân đủ ăn đủ mặc; hai là quốc gia sở hữu quân đội lớn mạnh; ba là có được lòng tin của thần dân.” Tử Cống hỏi: “Nếu như bất đắc dĩ phải bỏ đi một điều, thì nên bỏ đi điều gì trước?” Khổng Tử nói: “Bỏ đi quân đội.” Tử Cống lại hỏi: “Nếu như bỏ đi một điều nữa thì thế nào?” Khổng Tử đáp: “Bỏ đi ăn mặc, thà không đủ ăn, cũng phải giữ vững được lòng tin. Nếu như không có được lòng tin của thần dân, quốc gia sớm muộn cũng sẽ diệt vong.”
Bởi vì thuyết duy vật nhấn mạnh vật chất là đệ nhất tính, nên người ta suy xét vấn đề đều là xuất phát từ lợi ích vật chất. Sau khi quan niệm truyền thống bị phê phán phủ định, người Trung Quốc không có bất kể sự kiêng kỵ nào đối với nói dối, cũng chẳng còn ước thúc nào từ đạo đức nữa. Cả thể hệ văn hóa đảng lại là cổ vũ nói dối, người ta nói dối chẳng có bất kể cảm giác tội lỗi gì. Nói dối đã biến thành một loại hành vi bản năng mà không có bất kể lý do gì. Chỉ cần có lợi với mình thì bất chấp tất cả, không sợ Trời không sợ Đất, vì vậy chuyện dùng nói dối để đạt được lợi ích của bản thân đã trở thành hiện tượng phổ biến, không chỉ mở miệng là nói dối, hơn nữa trong khi nói dối đã tính đến tiếp theo sẽ nói thế nào làm thế nào để che đậy lời nói dối đó.
Còn có người quy kết hiện tượng xã hội “nói dối, không coi trọng thành tín”, thành bản tính thị trường chỉ biết có lợi vốn là đặc sản của “giai cấp tư sản” phương Tây. Song kinh tế thị trường ở các nước phát triển phương Tây đã có lịch sử mấy trăm năm rồi, mà những nước này cũng không hề bởi vì thực hành kinh tế thị trường mà trở thành xã hội dối trá. Hoàn toàn ngược lại, các nước phương Tây hết sức chú trọng thành tín, thành tín là phẩm chất cá nhân không thể thiếu và tài phú quan trọng nhất của đời người. Ở phương Tây, thành tín đã trở thành chuẩn tắc cơ bản nhất trong giao lưu kinh tế, cũng là mục tiêu theo đuổi của công ty. Khi phát sinh xung đột giữa lợi ích và tín nghĩa, người ta sẽ lựa chọn tín nghĩa, bởi vì chỉ có tín nghĩa mới có thể mang lại lợi ích được lâu dài, nhất thời lừa gạt sẽ thu được lợi ích ngắn hạn, nhưng cuối cùng sẽ trở thành trở ngại cho sự phát triển của công ty. Ở các nước phương Tây, ai không coi trọng thành tín, qua thời gian sẽ khó mà cất bước.
Việc văn hóa đảng khiến con người nói dối còn biểu hiện ở trong hai hệ thống lời nói, chính là một bộ ở trên đài, một bộ ở dưới đài. “Thi hành lấy đức trị quốc, … triển khai sâu rộng đấu tranh phản hủ bại.” (Trích lời Bí thư tỉnh ủy Quý Châu Lưu Phương Nhân, nhận hối lộ 6,6 triệu NDT, tù chung thân), “Tâm nguyện lớn nhất của tôi là trong vòng 5 năm tới giải quyết được vấn đề bần cùng của 160 vạn nhân khẩu mà chưa giải quyết được.” (Trích lời Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam Lý Gia Đình, nhận hối lộ 18 triệu tệ, tử hình hoãn thi hành), “Nghĩ tới việc Quảng Tây còn có 7 triệu người chưa thoát nghèo, tôi làm chủ tịch đây cũng cảm thấy ngủ không ngon.” (Trích lời Phó ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Thành Khắc Kiệt, nhận hối lộ 20 triệu tệ, tử hình), “Công tác chống hủ bại thúc đẩy liêm khiết một khắc cũng không thể buông lỏng, luôn luôn giữ đầu não thanh tỉnh, cờ xí tươi sáng, thái độ kiên quyết.” (Trích lời Bí thư thị ủy Thượng Hải, Ủy viên Bộ chính trị Trần Lương Vũ, liên quan đến vụ án Quỹ bảo trợ xã hội 1 tỷ NDT, bị cách chức điều tra)… Cũng vậy, dân chúng phổ thông cũng tồn tại hai bộ mặt, hai hệ thống lời nói. Khi biểu đạt thái độ chính trị, viết báo cáo học tập chính trị thì sử dụng một bộ ngôn ngữ chính trị lạnh ngắt, còn trong cuộc sống thì sử dụng một bộ ngôn ngữ khá nhân tính hóa.
Ảnh: Epoch Times
Người người mở miệng là nói dối, vừa là vì để thích ứng với môi trường chính trị của Trung Cộng, đồng thời, cũng đã biến thành tập quán tư duy của người ta, nói dối đã tạo thành khủng hoảng về thành tín trong xã hội, người dân cuối cùng không thể không nuốt quả đắng sa đọa về đạo đức xã hội. Một xã hội hủ bại toàn diện, giả dối toàn diện, bản thân người ta đều nói “Pháp bất trách chúng” (luật pháp không phạt đám đông), ai cũng không biết nên thu thập mớ bòng bong mà Trung Cộng tạo ra này như thế nào.
2) Văn hóa đảng dạy người ta học lời nói dơ bẩn lưu manh
Trừ việc nói dối ra, miệng đầy lời nói dơ bẩn cũng là một nét đặc sắc trong văn hóa đảng. Quan niệm truyền thống đo lường tốt xấu thì xét ở phẩm chất đạo đức, mà chủ nghĩa duy vật lịch sử của Trung Cộng là dựa vào tiêu chuẩn “cách mạng” và “giai cấp” để phân người tốt và người xấu, một cước đã đạp truyền thống lễ nghi của Trung Hoa xuống đất.
Công xã Paris là chính quyền chuyên chính của giai cấp vô sản đầu tiên trong lịch sử thế giới, có thể nói là tổ tông của Đảng Cộng sản. Những người xã viên công xã Paris tự xưng là vô sản lưu manh theo lịch sử ghi lại là lưu manh chính cống, năm đó những người chưa được giáo dục này, những kẻ du côn lưu manh của xã hội dựa vào bắt gà trộm chó sống qua ngày đã lấy danh nghĩa chủ nghĩa cộng sản để cướp sạch thành phố Paris. Lấy cảm hứng từ khởi nghĩa lưu manh công xã Paris và được cộng sản Liên Xô bồi dưỡng, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng dựa vào những kẻ vô sản lưu manh mà lập nghiệp. Trung Cộng cho rằng “lưu manh cặn bã là tầng lớp vứt đi của xã hội, nhưng trong cách mạng nông thôn, thì họ là dũng cảm nhất, triệt để nhất, kiên quyết nhất”. Trong “Phân tích các giai cấp xã hội Trung Quốc” Mao Trạch Đông cũng không dè dặt về tác dụng cách mạng của du côn vô lại mà còn lớn tiếng hô lên vô lại [làm] vận động “rất là tốt”. Trong “Bài giảng các vấn đề liên quan đến triết học” ngày 18/08/1964, Mao còn nói: “Nào là Đại học Bắc Kinh, Đại học Nhân dân! Hay là cái đại học nào đi nữa, ta chính là đại học Lục Lâm [7], ở đó mà học được một chút.”
Tháng 10 năm 1927, Bành Phái lãnh đạo những kẻ vô sản lưu manh ở huyện Hải Phong tỉnh Quảng Đông làm bạo loạn vũ trang, thành lập chính quyền Xô-viết nông thôn đầu tiên (Ảnh: Epoch Times)
Trung Quốc cổ đại cũng có ví dụ về lưu manh đắc được thiên hạ, thời trẻ Lưu Bang ở huyện Bái làm đình trưởng, nổi danh nhờ háo sắc ham rượu. Nhưng sau khi ông ta đoạt được chính quyền, cũng hiểu được đạo lý rằng được thiên hạ trên lưng ngựa, nhưng không thể trị thiên hạ trên lưng ngựa được. Ông ta ra lệnh cho một nhà nho là Thúc Tôn Thông thông tri cho môn đồ của mình lại một chỗ, chế định ra triều nghi (nghi lễ triều đình), dùng tư tưởng Đạo gia, dựa vào đạo đức nhân nghĩa, thanh tĩnh vô vi để lệnh cho thiên hạ tu dưỡng sinh sống. Lưu manh thời cổ cũng biết được duy trì chính quyền phải dùng văn hóa chính thống chứ không thể dùng thủ đoạn lưu manh.
Nhưng sau khi nắm quyền, Trung Cộng lại tiếp tục dựa vào thủ đoạn lưu manh để thống trị quốc gia. Trong thể hệ văn hóa đảng, khắp nơi đầy những giọng điệu cường đạo ác bá lưu manh, đọc sách biết đạo lý thì là kẻ theo “phong kiến, tư bản, chủ nghĩa xét lại”, phần tử tri thức là “xú lão cửu” [8], còn những kẻ thô bỉ hạ lưu trở thành [nhóm người] mang “tinh thần cách mạng” nhất. Công nhân tay đầy chai sạm là tâm ‘hồng’ nhất [cách mạng nhất], nông dân chân dính phân bò là thơm nhất. “Mặc dù tay của bọn họ là đen, dưới chân có phân bò, nhưng so với phần tử tri thức giai cấp tiểu tư sản thì vẫn còn sạch sẽ chán.” Nếu anh cảm thấy phân bò thối, vậy thì cho thấy rằng cảm tình giai cấp của anh có vấn đề, cho nên dường như tất cả phần tử tri thức đều phải nói rằng phân bò là thơm, càng ngửi càng thơm. Trải qua mấy chục năm Trung Cộng tuyên dương ca tụng, văn hóa thô bỉ lưu manh đã ngấm dần vào cuộc sống hàng ngày, đã cải tạo tập tính sinh hoạt của người ta, khiến người ta biến thành miệng đầy lời dơ bẩn, hành vi thấp kém. Tại các diễn đàn trên Internet, có thể nói các hội thoại đầy những lời dơ bẩn và chửi thề là một nét đặc sắc của các trang web tiếng Trung. Vốn dĩ có thể bình tâm tĩnh khí mà thảo luận, lại biến thành nơi mà người nào cũng dùng các loại ngôn ngữ cay độc hạ lưu để tiến hành chửi rủa và giở thói ngang ngược công kích người khác. Dưới sự lừa dối của thù hận và “chủ nghĩa ái quốc” nhỏ hẹp do Văn hóa đảng nhồi nhét, các chủ đề như dân chủ, nhân quyền, eo biển Đài Loan, Pháp Luân Công, tôn giáo tín ngưỡng, quan hệ ngoại giao v.v. đều có thể trở thành những vật hi sinh bị phỉ báng chửi rủa.
Ảnh: Epoch Times
Từ ngôn ngữ lưu manh của người lãnh đạo cao nhất, như là “tụt quần”, “cắt đuôi”, “đánh rắm” được viết vào sách giáo khoa, cho đến việc cổ vũ hành vi và ngôn ngữ lưu manh trong vận động toàn dân cách mạng văn hóa, và đến việc sau thập niên 80 coi tác phẩm điện ảnh về trùm lưu manh kiểu như “Bến Thượng Hải” là tấm gương làm mẫu, lưu manh lại có thể công khai trở thành đối tượng để mọi người nhìn vào và bắt chước.
Trong xã hội hiện nay, tín ngưỡng thiếu vắng, lý tưởng bị diệt mất, quyền lực, kim tiền trở thành mục tiêu theo đuổi và là điều hưng phấn duy nhất. Người ta chịu ảnh hưởng của học thuyết tiến hóa, kẻ mạnh tranh giành ức hiếp người khác, cho rằng thành công phải cần đến “khí chất thổ phỉ”. Một người thường không có quyền lực đánh người một cách tùy tiện, nên chửi lời dơ bẩn thì có thể khiến kẻ yếu nể sợ, có tác dụng khiến cho bản thân có vẻ to gan: “Ta là lưu manh ta còn sợ gì ai?” Đúng là phác họa một cách chân thực cái tâm thái không sợ Trời không sợ Đất đằng sau những lời nói dơ bẩn.
3) Văn hóa đảng khiến cử chỉ hành vi của con người thấp kém
Nếu như bạn trực tiếp nói với một vị là người Trung Quốc đương đại, rằng hành vi của anh thấp kém, rất có khả năng là trong 10 người thì có đến 9 người sẽ cảm thấy rằng bạn có vấn đề, rằng hành vi của mình hết sức bình thường, thấp kém ở chỗ nào?
Tháng 09 năm 2006, trang web chính thức Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc đã công bố những hành vi không văn minh phổ biến của du khách Đại lục khi du lịch trong và ngoài nước do công chúng phản ánh.
Những hành vi không văn minh thường thấy của công dân Trung Quốc khi ra nước ngoài bao gồm:
1, Tùy tiện vứt rác, vứt đồ; ở đâu cũng có thể nhổ đờm, hỉ mũi, nhổ kẹo cao su, đi vệ sinh không xả nước, không chú ý vệ sinh để lại vết bẩn;
2, Không đếm xỉa đến biển cấm hút thuốc, muốn hút thì liền hút, gây ô nhiễm không gian công cộng, gây hại cho sức khỏe của người khác;
3, Khi tham gia phương tiện giao thông công cộng thì tranh cướp xô đẩy, khi mua sắm, tham quan thì chen lấn gây tắc, khi xếp hàng đợi thì vượt qua vạch kẻ vàng;
4, Ở những nơi công cộng như trên xe, thuyền, máy bay, nhà ăn, khách sạn, điểm du lịch thì lớn tiếng nghe gọi điện thoại, hô hoán bạn bè, sai quyền hành lệnh, tụ tập gây ồn ào;
5, Ở những nơi tôn giáo như giáo đường, chùa chiền thì vui đùa, cười đùa, không tôn trọng phong tục của cư dân địa phương;
6, Ở nơi đông người thì tháo tất cởi giày, cởi trần phanh ngực, xắn quần đến đầu gối trở lên, ngồi bắt chéo chân này lên chân kia, sau khi cơm no rượu say thì xỉa răng không che miệng, đi ra ngoài mặc áo ngủ hoặc quần áo không chỉnh tề, khó coi.
7, Nói lời dơ bẩn liên thiên, cử chỉ thô lỗ hách dịch, khi gặp phải tranh chấp hay chuyện không vừa ý thì phát tiết, ngôn ngữ cay độc nói thẳng vào mặt, thiếu hụt tu dưỡng xã giao cơ bản;
8, Ở cửa hàng không giảm giá thì vẫn cứ mặc cả, ép buộc lôi kéo người nước ngoài chụp ảnh giúp, chụp ảnh cùng;
9, Đi lại ở tụ điểm mại dâm, tham gia hoạt động đánh bạc;
10, Không tiêu thụ nhưng lại chiếm cứ khu vực tiêu thụ trong thời gian dài, khi ăn tiệc đứng thì lãng phí, khi rời khỏi nhà khách hoặc khách sạn thì lấy đi những thứ không phải tặng phẩm, sau khi hưởng thụ phục vụ thì không trả tiền tip, tham chiếm những cái lợi nhỏ.
Ở trong nước [Trung Quốc] thường gặp những hành vi không văn minh, tương tự với 10 điều nêu trên, nhưng có nhiều nội dung hơn chút. Ví như, khắc vẽ bừa bãi lên văn vật của cảnh quan, thiết bị phục vụ, giẫm lên nơi cấm đi lại (như thảm cỏ trong công viên), trèo lên bẻ ngắt hoa và cây cối; không nghe theo quy định mà cho ăn, ném đánh động vật, gây nguy hại cho an toàn của động vật. Một người khách du lịch bình thường được coi là có chút tiền, địa vị xã hội và được giáo dục trình độ cũng khá cao, mà còn như vậy, thì một người sinh sống trong xã hội Trung Quốc bình thường sẽ càng không thể nằm ngoài những hành vi thấp kém này.
Người ở những nơi khác trên thế giới cũng như vậy chăng? Kỳ thực không hẳn. Câu nói “Làm ơn giữ yên lặng” ở nhà thờ Đức Bà Paris [viết bằng tiếng Trung] chỉ để cho người Trung Quốc đọc, những người Trung Quốc đi qua nhà thờ Đức Bà Paris đều sẽ thấy được bảng thông báo bằng tiếng Trung này. Ở Paris, những chỗ có tiếng Trung ở nơi công cộng cũng không nhiều, mà du khách các quốc gia khác bao gồm du khách nước Pháp lại không hề được “đối đãi đặc biệt” như vậy. Trong toilet của Hoàng cung Thái Lan có bảng ghi tiếng Trung bắt mắt, “Làm ơn xả nước sau khi vệ sinh”. Thùng rác ở Trân Châu cảng ở Mỹ đều có biển bằng tiếng Trung, “Thùng rác tại đây”. Kiểu bảng thông báo chỉ viết bằng tiếng Trung giản thể này, cũng có ở những điểm đến chủ yếu của du khách người Trung Quốc tại nước ngoài – Các nước như Pháp, Đức, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore đều xuất hiện thường xuyên.
Người Trung Quốc trước kia có như vậy chăng? Trung Quốc được coi là “lễ nghi chi bang” đã có mấy nghìn năm lịch sử. Trong Lục nghệ [9] truyền thống “Lễ Nhạc Xạ Ngự Thư Số” của Trung Quốc, chữ “Lễ” đứng đầu, đã đủ để nói lên rằng người Trung Quốc coi trọng truyền thống lễ nghi. Trong “Luận Ngữ” có một câu chuyện cổ, Khổng Tử cảnh cáo con trai Khổng Lý rằng: “Bất học lễ, vô dĩ lập.” Ý nghĩa là, nếu như không học lễ, thì không có cách nào để lập chỗ đứng. Trong cuốn “Tam tự kinh” từng được biết đến rộng rãi có chỉ ra, làm con cái, từ bé đến khi lớn lên, phải nên thành thục các loại lễ tiết trong các trường hợp khác nhau, học tập những việc lễ tiết nghi văn. Trong lịch sử, một số “gia huấn”, “học quy” nổi tiếng đều có một lượng lớn quy phạm lễ nghĩa liên quan đến các phương diện như ăn, mặc, ở, đi lại, đối nhân xử thế hàng ngày. Giao lưu giữa người và người, xưng hô đối phương thế nào, hai người nói chuyện với nhau thì đứng như thế nào, đón tiếp thế nào, v.v.. đều có quy định về lễ. Ngay cả là ăn cơm, cũng nên thể hiện ra tu dưỡng của bản thân trong từng cử chỉ chân tay, gọi là ‘thực lễ’. Hành vi hợp với lễ, là có biểu hiện của tu dưỡng, ngược lại ắt không thể bước đến nơi thanh nhã. Có thể nói, khi đó chủ lưu của xã hội là yêu cầu văn minh, tu dưỡng, lễ nghi, hành vi thanh cao nhã nhặn đúng mực, nếu như muốn được xã hội thừa nhận, thì phải tu thân dưỡng đức mà quy phạm hành vi của bản thân.
(Ảnh: Epoch Times)
Từ thời Đường Tống trở về trước, “văn hóa Trung Hoa” là đại từ thay thế cho ưu nhã, Trung Quốc là nước xuất khẩu lễ nghi. Lịch sử ghi chép thương nhân Trung Quốc đến Đông Nam Á, được coi là thượng nhân – người đến từ “lễ nghi chi bang”, thậm chí còn miễn phí ăn ở. Nhật Bản và Triều Tiên cũng luôn chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa thời nhà Đường. Hàn Quốc và Nhật Bản hiện tại vẫn đang kế thừa một vài quy phạm lễ nghi đến từ Trung Quốc, người ta còn khá coi trọng việc sử dụng ngôn từ và cử chỉ nhã nhặn thể hiện ý kính trọng.
Trong văn hóa đảng của Trung Cộng còn có bộ phận [văn hóa] kẻ yếu làm mồi cho kẻ mạnh theo thuyết tiến hóa, kích động người ta đấu đá lẫn nhau, không hề đề xướng bộ phận [văn hóa] tôn trọng đối với cá nhân, tuyên dương sự thô bỉ, trong hành vi của cá nhân, không nghĩ đến người khác, tùy tùy tiện tiện, chuyện ta ta làm, làm sao cho thuận tiện thì làm.
Dân chúng Đại lục hiện nay đối với nhận thức về “tình dục”, càng là “hợp thời”, “hướng lên” đến độ “tình dục”, “gia đình”, “hôn nhân” đối đãi tách biệt, coi “tình dục” là một hoạt động giải trí của xã hội, rất nhiều người còn cho rằng là tiến bộ. Cái kiểu hành vi thấp kém này đã dẫn đến sự hỗn loạn về luân lý xã hội, đã phá hoại quan niệm gia đình của người Trung Quốc mấy nghìn năm qua. Có người cảm thấy người nước ngoài chẳng phải cũng rất cởi mở về giới tính sao? Thế nhưng, ở xã hội phương Tây có ước thúc của tôn giáo, đạo đức và pháp luật nên sự tình sẽ không quá đáng quá, hiện tại ngay cả người phương Tây đến Đại lục, đều cảm khái rằng sự cởi mở về giới tính ở Đại lục đã vượt quá cả phương Tây.
Trong tâm lý học có một hiện tượng nổi tiếng, chính là hiệu ứng đám đông. Nó cho rằng cá nhân luôn có khuynh hướng theo cách nghĩ hoặc thái độ của đa số, bảo trì nhất trí nhận thức và hành vi theo đa số một cách bất tri bất giác để chứng minh rằng bản thân họ không cô lập mà là tồn tại trong một quần thể. Cũng vậy, trong xã hội mà việc văn hóa đảng thô bỉ chiếm chủ đạo như thế này, coi những người có thói quen vệ sinh kém, trình độ giáo dưỡng thấp thành tấm gương về hành vi, nếu người ta không noi theo, thì chính mình cũng cảm thấy là lạ, không hợp với xung quanh. Người ta đã hình thành thói quen nên không cảm thấy hành vi của mình đã bị văn hóa đảng cải biến đến mức thấp kém.
Trung Cộng dựa vào phương thức tư duy chọn lọc tự nhiên, kẻ thích nghi thì sinh tồn của thuyết tiến hóa, cho rằng những thứ mới là đã trải qua chọn lọc, phù hợp với quy luật phát triển lịch sử, là tốt hơn so với cái cũ, cổ nhân đều là lạc hậu. Bởi vậy, người ta coi văn hóa đảng với đúng đắn chính trị, hình thái ý thức của Trung Cộng là tiêu chuẩn chính xác mà tuân theo, không phân biệt được tốt xấu mà tiến hành phá hoại đối với tư tưởng truyền thống, văn hóa truyền thống, phong tục truyền thống, tập quán văn minh truyền thống, giáo dưỡng lễ nghi bị phê phán là chủ nghĩa phong kiến, văn minh sạch sẽ gọn gàng thì bị coi là tư bản chủ nghĩa mà phỉ nhổ, văn minh của “lễ nghi chi bang” kéo dài mấy nghìn năm đã bị phá hủy rồi.
4. Loại bỏ văn hóa đảng, người ta sẽ không nói lời nói của con người bình thường, không biết dùng tư duy của người bình thường
Nếu nói người Trung Quốc hôm nay mà ly khai văn hóa đảng, thì không biết suy nghĩ như thế nào nữa, sẽ không biết nói lời nói của người bình thường nữa, thì có người cảm thấy lời này “quá đáng” quá, mang theo tính “sỉ nhục”, nhưng mà, sự thực chính là như vậy, bởi vì các loại lý luận, hệ thống ngôn ngữ và phương thức tư duy của văn hóa đảng đã sớm thẩm thấu vào các ngóc ngách trong tư tưởng người ta.
Dưới sự thống trị hơn 50 năm của Trung Cộng, thông qua các loại thủ đoạn nhồi nhét đã tạo nên việc cả xã hội là môi trường do văn hóa đảng cấu thành, khiến người ta mắt thấy tai nghe mà bị ngấm vào. Đồng thời, sau khi đã phủ định Văn hóa truyền thống và quan niệm truyền thống, phê phán Nho giáo Thích giáo Đạo giáo, khiến người Trung Quốc tiếp nhận thuyết vô Thần, thuyết duy vật, thuyết tiến hóa và tư tưởng đấu tranh, khiến người Trung Quốc kiến lập một bộ đầy đủ phương thức tư duy và tiêu chuẩn thiện ác dựa trên văn hóa đảng. Logic của Trung Cộng trở thành logic của đại chúng, ngôn ngữ của Trung Cộng trở thành ngôn ngữ của đại chúng, kiểu logic và ngôn ngữ này ngược lại lại làm mạnh thêm tư tưởng của người ta. Biến lời của đảng thành từ vựng hàng ngày của dân chúng phổ thông, rồi dung nhập vào sinh hoạt thường nhật của người ta, khiến cho ý chí của đảng dung nhập vào nhân tâm từ căn bản. Trong khi người ta nói chuyện, thì đã theo thói quen mà coi tư duy văn hóa đảng trong đầu trở thành tư duy của chính mình.
Hàm nghĩa biến dị nội tại của bộ ngôn ngữ, hành vi và mô thức tư duy đó, là do Trung Cộng cưỡng ép thêm lên, cũng không phải là phương thức biểu đạt của xã hội chính thường, chỉ có những người từng tiếp thụ tiêm nhiễm văn hóa đảng mới có thể lý giải và giải mã. Đây là hiện tượng mà mô thức ngôn ngữ, hành vi và phương thức tư duy của văn hóa đảng trải khắp xó xỉnh của xã hội một cách toàn phương vị, hơn nữa là do bị cưỡng chế nhồi nhét mà hình thành. Cho dù là xã hội cổ đại truyền thống Trung Quốc, hay là trong văn minh chủ lưu hiện đại, đều chưa bao giờ xuất hiện hiện tượng này. Bởi vậy, ngôn ngữ, hành vi và phương thức tư duy của người ta dưới sự thống trị của Trung Cộng, đều chẳng ăn nhập gì với giá trị của xã hội truyền thống Trung Quốc, giá trị chủ lưu của thế giới. Lời nói và hành vi của những người lãnh đạo của Trung Cộng khi thăm viếng cũng thường khiến người ta có cảm giác kỳ quái không cách nào hiểu được.
1) Hệ thống ngôn ngữ của văn hóa đảng đã khống chế tư tưởng của người ta
Lời của đảng là dựa vào phương thức “hệ thống” mà tồn tại trong cuộc sống của người Trung Quốc hiện nay. Chỗ khác với ngôn ngữ tự nhiên là, hết thảy những thứ của đảng đã cấu thành nên thể hệ ngôn ngữ chính trị nhân tạo “dùng nhiều thành quen”, đã thay thế cho nội dung của cuộc sống, tư tưởng và ngôn ngữ giao tiếp được hình thành tự nhiên trong xã hội bình thường, người Trung Quốc sinh sống trong kết cấu xã hội do lời của đảng dệt nên.
Sau khi Trung Cộng thiết lập chính quyền, “nhân dân” có lẽ là một trong những từ ngữ được sử dụng rộng rãi nhất: chính phủ tự nhận là “chính phủ nhân dân”, quân đội gọi là “quân đội nhân dân”, tiền tệ gọi là “nhân dân tệ”, thậm chí đường đi cũng được gọi là “con đường nhân dân”, còn có “đài truyền hình nhân dân”, “quảng trường nhân dân”, “công viên nhân dân”, “bệnh viện nhân dân”, “ngân hàng nhân dân”… cũng như hết thảy các quốc gia cộng sản, một mặt các loại cơ quan, cơ cấu, đoàn thể tự xưng là “nhân dân” ám chỉ rằng toàn bộ lợi ích, quyền lợi của mỗi cá nhân dường như đều sẽ được thực hiện cụ thể, không cần bản thân nhân dân phải hao tâm suy nghĩ nữa; mặt khác, từ “nhân dân” đã bị chụp thêm lên vòng ánh sáng thần thánh, đến nỗi người dân thấp cổ bé họng run rẩy sợ hãi không biết được rốt cuộc ai là nhân dân.
Có một câu chuyện như thế này, thời những năm 70 của thế kỷ trước, có người nào đó đến “thương trường nhân dân” để mua sắm, “nhân viên nhân dân” thái độ thô bạo, khách hàng chất vấn: “Anh là vì nhân dân phục vụ thế này ư?” Đáp rằng: “Vì nhân dân phục vụ? Anh đại biểu cho nhân dân ư?” Khách hàng nhất thời không biết nói sao.
Đương nhiên, tình hình tương tự cũng có thể phát sinh trong khi giao tiếp với “chính phủ nhân dân”, “cảnh sát nhân dân” … Ở Trung Quốc, mặc dù “nhân dân” không hề có định nghĩa về mặt pháp luật, nhưng trong văn hóa đảng của Trung Cộng “nhân dân” có hàm nghĩa đặc thù. Ở đó chỉ có Trung Cộng mới có thể đại biểu cho “nhân dân”, mới có quyền chỉ ra ai là “nhân dân”, ai không phải nhân dân; mà nếu không phải thì sẽ trở thành “kẻ thù của nhân dân”, có thể không cần qua trình tự pháp luật mà tước đoạt quyền lợi của họ. Bọn họ thông thường bị đội lên một kiểu xưng hô đặc định khác: “một nhóm nhỏ”, mặc dù “một nhóm nhỏ” có lúc nhiều đến hàng chục triệu người, ví như “cánh hữu” vào năm 1957 đề xuất ý kiến với Trung Cộng, nhóm người kiên trì tu luyện Pháp Luân Công, v.v… Từ “nhân dân” mặc dù không phải Trung Cộng nghĩ ra, nhưng trong văn hóa đảng đã bị gán cho hàm nghĩa đặc định, khi người ta sử dụng những ngôn từ như “nhân dân”, “một nhóm nhỏ” theo thói quen ở các loại trường hợp khác nhau, đã vô ý thức mà tán thành với việc tùy ý định ra ai là “nhân dân” ai không phải “nhân dân” của Trung Cộng, hoặc chiểu theo ý đồ của Trung Cộng mà tiến hành phân loại và xếp hạng chính trị.
Kiểu câu từ văn hóa đảng thẩm thấu vào các phương diện sinh hoạt như vậy còn rất nhiều. Ví dụ từ khi Trung Cộng thành lập chính quyền mãi cho đến cuối thế kỷ trước, học sinh sau khi tốt nghiệp, đều phải “phân phối công tác”. Một từ “phân phối” đã nói rõ “đảng” là có quyền chi phối, cho nên rất nhiều người cảm thấy bát cơm là Trung Cộng “ban cho” một cách hạ ý thức, mà không phải là bản thân thông qua nỗ lực mà đạt được. Đặc biệt là rất nhiều cảnh sát khi đang hùa theo Trung Cộng bức hại dân chúng đều nói một cách hùng hồn dõng dạc: “Đảng Cộng sản cho tôi bát cơm, thì tôi phải nghe theo Đảng Cộng sản.”
Hệ thống đảng thoại là hình thái ý thức của đảng, ý chí của đảng, tải thể và công cụ của vận hành thực thi của đảng, Trung Cộng lợi dụng hết thảy biện pháp và năng lực của quốc gia để hoàn thành việc kiến lập, quy phạm và sử dụng thể hệ ngôn ngữ của đảng. Tất cả cơ cấu sản sinh ngôn ngữ tiêu chuẩn – truyền thông dư luận đều do nhà nước chiếm hữu, còn có Ban tuyên giáo Trung ương vốn là đặc sản độc nhất của Trung Cộng cho đến hệ thống tuyên truyền cấp dưới, cán bộ bồi dưỡng huấn luyện và hệ thống tổ chức sinh hoạt, cơ cấu giáo dục tư tưởng từ trường đảng Trung ương cho đến các cấp. Bấy lâu nay báo chí, văn kiện, lời nói của quan chức, tài liệu giáo dục ở trường học đều là phương thức chế độ thống nhất truyền bá ngôn ngữ đảng. Vận động chính trị qua nhiều lần tạo ra lượng lớn các từ mới. Các cấp tổ chức hướng dẫn quần chúng sử dụng và củng cố trong cuộc sống hàng ngày, hình thành nên cơ sở của truyền thống đảng, văn hóa đảng. Quy phạm văn nghệ, điện ảnh, phát thanh, hý kịch, tạo ra các nhà văn của đảng, tấm gương văn hóa đảng, thúc đẩy tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ đảng. Sự bức hại nhà văn qua nhiều lần vận động chính trị đã có tác dụng gây khiếp sợ một cách to lớn và lâu dài. Sau khi hoàn thành quá trình kiến lập ngôn ngữ đảng, Trung Cộng lại lập pháp để cho nó có đủ tính hợp pháp. Tất cả những điều này đều khiến cho hệ thống ngôn ngữ đảng trở thành ngôn ngữ chủ đạo của người Trung Quốc. Dường như mỗi người Trung Quốc, khi cần đều có thể thuận miệng mà nói ra từng đoạn hoàn chỉnh những lời khuôn mẫu của đảng một cách cực kỳ tiêu chuẩn.
“Lời nói dối lặp lại nghìn lần chính là chân lý”, câu nói này tuyệt không phải là chỉ mang ý nghĩa về tu từ. Người ta đều chán ngấy những mẫu rập khuôn của đảng, nhưng mà từ những gì được lặp lại lượng lớn các văn kiện, lời nói, báo cáo, tổng kết, xã luận báo chí, sách giáo khoa đại học trung học tiểu học, tin tức, TV, điện ảnh v.v.. lại vừa đúng là những đảng thoại được Trung Cộng chế tạo, những lời này lại không bởi vì người ta chán ngấy chúng mà chúng không phát huy tác dụng nữa. Hoàn toàn ngược lại, chúng dựa vào hình thức phù hiệu ngôn ngữ mà tồn trữ ở trong nơi sâu thẳm vô thức của người ta, lúc nào cũng có thể phát sinh tác dụng, chi phối tư tưởng và hành vi của người ta.
Có một câu chuyện, kể rằng có một người đầu bếp, người nhà bị Đảng Cộng sản bức hại nặng nề, rồi di cư đến California, Mỹ để định cư. Khi anh này băm thịt trong phòng bếp nhà hàng, anh ấy vừa băm vừa lẩm nhẩm hát, hết sức vui vẻ. Chỉ là, một người ghét cay ghét đắng Đảng Cộng sản như anh, nhưng hát lên lại là “Sách của Mao chủ tịch, tôi thích đọc nhất, nghìn lần vạn lần bỏ công phu,” người khác chỉ ra cho anh, ngay cả chính anh ta cũng nửa cười nửa mếu. Trong tư tưởng của người ta bị nhồi nhét quá nhiều những thứ văn hóa đảng và ngôn ngữ văn hóa đảng, nó đã trở thành bộ phận tự nhiên trong logic tư duy và lời nói của người ta.
Sau khi Trung Cộng thiết lập chính quyền, người dân trăm họ của Trung Cộng liền rơi vào nhà tù thống trị độc tài của cái chính trị tôn giáo hợp nhất là Trung Cộng, nhưng Trung Cộng lại tuyên truyền thành “giải phóng”; sự phá hoại của Trung Cộng đối với văn hóa chính thống của dân tộc Trung Hoa, bức hại người Trung Quốc vượt quá bất kể một ngoại tộc nào, nhưng Trung Cộng lại tự xưng là “Trung Quốc mới”; việc tiến hành “chính quyền cách mạng” “Xô-viết” ở Thụy Kim của Trung Cộng kỳ thực là hoạt động phân chia quốc gia, là chính quyền bán nước nương nhờ vào Liên Xô; “Trường chinh” của Trung Cộng kỳ thực chính là một cuộc chạy thoát lớn; “Vận động sản xuất lớn” ở Vịnh Nam Nê trên thực tế là vận động trồng thuốc phiện phi pháp; “Vận động chỉnh phong” ở Diên An của Trung Cộng kỳ thực là một cuộc bức hại tinh thần có hình thức địa ngục tại nhân gian khiến người ta nghe đến đã thấy sợ; “Ba năm thiên tai tự nhiên” làm chết đói mấy chục triệu người kỳ thực là một trường nhân họa (tai họa do con người gây nên); “Đại Cách mạng Văn hóa” kỳ thực là một cuộc phá hoại lớn về văn hóa, tẩy não lớn toàn dân và thanh trừ lớn về chính trị; “Cải cách mở cửa” kỳ thực là tạm thời buông lỏng chuyên chế áp lực cao, là chiêu số cứu mạng bất đắc dĩ của Trung Cộng…,v.v., nếu như khôi phục trở lại một phần mười diện mục chân thực các sự kiện lịch sử, cũng đủ để cải biến tất cả những hào quang lừa người của những từ ngữ mà Trung Cộng đã tạo ra kia. Nhưng vì sự nhồi nhét và lũng đoạn ngôn ngữ của Trung Cộng, mà người ta một mực tiếp tục sử dụng, nếu như bỏ đi những từ ngữ này, rất nhiều người thực sự sẽ không biết mô tả và suy nghĩ về những sự kiện lịch sử kia như thế nào, không biết nói những lời như thế nào nữa.
Vận động đại sản xuất Diên An – gieo trồng anh túc, chế tạo nha phiến. (Ảnh: Epoch Times)
Có người rõ ràng đã bị Đảng Cộng sản bức hại rồi, nhưng một khi “bình phản”, thì lại đội ơn đội đức nó; vừa nhắc tới nhân quyền, liền nói là “làm chính trị”; phương Tây có người vừa mới phê bình Trung Cộng, liền nói là “thế lực phản Hoa”; người Hoa hải ngoại kháng nghị bạo hành của Trung Cộng; liền bị coi là “không yêu nước”, là “bôi nhọ”; khi nghe nói Trung Cộng bán đi diện tích lớn lãnh thổ, thì lại còn đi tìm lối thoát cho kẻ bán nước, cho rằng đảng làm như vậy nhất định có sự “nhìn xa trông rộng” nào đó mà chúng ta chưa được biết (bị nó bán rồi còn giúp nó đếm tiền); nghe Đài truyền hình Trung ương nhồi nhét một năm 365 ngày thì cảm thấy rất tự nhiên, nhưng nhận được mấy cuộc điện thoại, bưu kiện, hay mấy chục phút radio quảng bá chân tướng phơi bày việc hành ác của Trung Cộng, liền cho là đang “phá hoại trật tự xã hội”; đối với một kẻ phạm nhân hành hung, người ta cần phải truy đến cùng, đưa ra công lý, mà đối diện với tội ác không ghi hết tội trong lịch sử của Đảng Cộng sản, trái lại người ta lại cho rằng Đảng Cộng sản giỏi phạm sai lầm mà, còn sẽ “có dũng khí cải chính sai lầm” … trong tư duy tự nhiên bộc lộ ra của người ta, những từ ngữ “bình phản”, “làm chính trị”, “thế lực phản Hoa”, “không yêu nước”, “bôi nhọ”, “nhìn xa trông rộng”, “phá hoại trật tự xã hội”, “có dũng khí cải chính sai lầm” v.v.., đều là từ vựng cao giọng tuyên truyền của Trung Cộng, nhưng lại sớm trở thành cơ sở lý luận của tư duy logic của người ta rồi.
Ở Trung Quốc hiện đại, câu cửa miệng của người ta phần nhiều đều rất có ngôn từ văn hóa đảng của Trung Cộng. Ví dụ “đồng chí”, “quán triệt”, “lãnh đạo”, “hiệu triệu”, “nguyên tắc cơ bản”, “lộ tuyến cơ bản”, “giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa xã hội”, “đặc sắc XXX”, “theo XXX tiến hành đến cùng”, “chống lại Đảng Cộng sản, không có kết cục tốt”, “không có Đảng Cộng sản, thì không có Trung Quốc mới”, “thân cha thân mẹ không bằng thân Đảng Cộng sản”, “nghe lời của Đảng Cộng sản, đi theo Đảng Cộng sản”, “chiến sĩ của Mao chủ tịch nghe lời đảng nhất”, “đoàn kết chính là sức mạnh”, “sao đỏ soi sáng chúng ta đi chiến đấu”, “giương cao ngọn cờ vĩ đại của tư tưởng Mao Trạch Đông”, “bước trên con đường lớn chủ nghĩa xã hội”, “cách mạng không phải là mời khách ăn cơm”, “hình thế hết sức tốt đẹp”… bỏ đi những ngôn ngữ văn hóa đảng này, rất nhiều người có thể cảm thấy việc biểu đạt cơ bản hàng ngày sẽ rất cật lực. Ngôn ngữ văn hóa đảng khống chế người Trung Quốc thâm sâu, vượt quá xa sự tưởng tượng của người bình thường.
2) Cái gọi là từ mới cũng là trong tư tưởng của văn hóa đảng mà chế tạo ra
Đảng thoại không phải là dừng lại bất biến. Người ta hình thành nên tư duy văn hóa đảng thì như là công xưởng gia công, máy móc và quy trình đều là sẵn có rồi, các tin tức và hiện tượng xã hội mới xuất hiện khi trải qua gia công của tư duy văn hóa đảng liền trở thành đảng thoại mới. Chúng thuộc về hệ thống của đảng, mang theo nội hàm mà đảng cần, nhưng lại bởi vì không phải là từ vựng trong hình thái ý thức của đảng một cách trần trụi, cho nên càng không dễ phân biệt.
Trên mạng hiện nay lưu hành một kiểu chữ viết tắt là “FB”, hai chữ này nguyên bản là hai chữ phiên âm của từ “hủ bại”, bình thường đại biểu cho việc tụ tập ăn uống, cũng có một số người bèn nói thẳng thừng rằng: “Hôm nay đi hủ bại một chút”. Cái từ này sinh ra từ trong nhân gian, bản thân không phải do Trung Cộng tạo ra, nhưng nó là dưới sự ảnh hưởng của tư tưởng văn hóa đảng mà tạo ra. Nó lấy hành vi hủ bại vốn thuộc về phụ diện đem chính quy hóa, làm yếu đi áp lực đạo đức của xã hội đối với hành vi hủ bại, trên thực tế cũng đã chấp nhận hiện tượng hủ bại không đâu không có, ám chỉ sự hủ bại của Trung Cộng không phải là việc lớn gì lắm. Điều này rất giống như là người ta đã quen với việc gọi hành vi chính thường hàng ngày thành trộm cắp, thế là kẻ trộm cắp thật sự thì sẽ không cảm thấy hành vi của bản thân là đáng xấu hổ.
Một từ “quần thể yếu thế”, cũng là sinh ra trong nhân gian, tùy theo việc sử dụng thường xuyên, đến năm 2002 cũng đã bắt đầu xuất hiện trong văn kiện chính thức của Trung Cộng. Từ này thông thường chỉ quần thể người không thích ứng với “trào lưu lớn” của biến đổi xã hội mà bị yếu đi, như nguyên là người thất nghiệp trong xí nghiệp quốc hữu, nông dân công nhân trước kia v.v.. Dưới ảnh hưởng của tà thuyết “cá lớn nuốt cá bé”,” kẻ thích nghi thì tồn tại” của văn hóa đảng, người ta thường thường cho rằng quần thể này thuộc về bên kém thế trong “cạnh tranh sinh tồn”, cho nên là quần thể người không thích ứng với biến đổi của thể chế xã hội mà bị đào thải. Điều này từ căn bản đã che đậy từ “yếu thế” kỳ thực là một sự thực do chế độ chuyên chế phi nhân tính của Trung Cộng tạo ra như vậy. Quần thể này kỳ thực là quần thể bị chế độ chuyên chế của Trung Cộng áp bức và tước đoạt quyền lợi. Lấy “quần thể yếu thế” lớn nhất Trung Quốc – nông dân làm ví dụ, nông dân Trung Quốc về chính trị và kinh tế có địa vị thấp trong thời gian dài, đây hoàn toàn là do chính sách kỳ thị của Trung Cộng tạo ra. Kiểu phân biệt này có thể so sánh với chính sách chủng tộc đầy tai tiếng của Nam Phi trước kia. Ở đây dẫn một đoạn sách giáo khoa địa lý tiểu học miêu tả khái quát về Nam Phi được biên soạn vào 40 năm trước của Trung Cộng, độc giả không ngại thì thử so sánh một chút tình cảnh của nông dân Trung Quốc và người da đen ở châu Phi: “Chính phủ liên bang Nam Phi trước sau đã ban bố những 70 loại pháp lệnh phân biệt chủng tộc và áp bức như ‘giấy tờ thông hành’, ‘luật cách ly chủng tộc’, ‘luật nô dịch’, mỗi một pháp lệnh chính là một cái gông cùm, quyền lợi và tự do của người châu Phi bị tước đoạt sạch sẽ. Lấy ‘giấy tờ thông hành’ mà nói, mục pháp lệnh này quy định người châu Phi đủ 16 tuổi buộc phải mang theo những hai mươi loại giấy tờ như ‘chứng minh thư’, ‘giấy di cư’, ‘thẻ tìm việc’, ‘biên nhận nộp thuế’, ‘giấy tạm trú’, để cho cảnh sát kiểm tra. Nếu như giấy tờ không đầy đủ hoặc quên mang theo, thì phải làm ‘du dân thất nghiệp’ chịu bắt bớ. Căn cứ vào báo cáo của Cục cảnh sát Liên bang Nam Phi, chỉ trong năm 1958, đã có gần 600 nghìn người châu Phi do vi phạm ‘giấy tờ thông hành’ và ‘luật kiểm tra’ mà bị bắt bớ.” Nhưng dưới sự tẩy não của văn hóa đảng, những người có thể tỉnh táo nhận ra chính sách phân biệt của Trung Cộng và tiến hành kháng nghị hợp pháp thì cũng không nhiều.
Những năm gần đây, có rất nhiều từ mới có tính đại biểu, ví dụ như “màu sắc Trung Quốc”, “bốn hiện đại hóa”, “giai đoạn sơ cấp”, “xã hội tiểu khang” (xã hội nói chung là no ấm), “về vườn”, “chờ việc”, “kinh tế chế độ phi công hữu”, “kiến thiết tư tưởng đạo đức”, “nâng đỡ nghèo”, “tam giảng”, “tam đại biểu”, “lấy đức trị quốc”, “tiến cùng thời đại”, “nội dung không lành mạnh”, “tin tức có hại”, “trỗi dậy trong hòa bình”, “tôn sùng khoa học”, “quan điểm phát triển khoa học”, “xã hội hài hòa”, “nâng cao năng lực chấp chính” v.v.. Những từ mới này cũng đều là sản vật của văn hóa đảng, đã bị Trung Cộng gán cho hàm nghĩa đặc định, dùng những ngôn từ này để duy hộ sự thống trị của Trung Cộng, tin tức có hại hay không không phải là nói về nhân dân, mà là có “nguy hại” đối với Trung Cộng hay không, hô hào “trỗi dậy” là cho người ta một sự không tưởng đến từ chủ nghĩa dân tộc, khiến mọi người quên đi khủng hoảng xã hội mà đi ủng hộ Trung Cộng. Kế tiếp sau “tam đại biểu”, Trung Cộng lại làm ra “tám vinh tám nhục” (quan điểm vinh nhục của chủ nghĩa xã hội khoa học), kỳ thực, mỗi một nội dung bên trong đều là từ trong phạm vi của văn hóa đảng mà nói ra: mê tín phong kiến là gì, tôn trọng khoa học là gì? Chủ nghĩa yêu nước là gì? Hoàn toàn là định nghĩa của văn hóa đảng của Trung Cộng. Phù hợp với Đảng Cộng sản thì chính là “tôn trọng khoa học”, ủng hộ Đảng Cộng sản thì chính là chủ nghĩa “yêu nước”.
3) Ý thức đấu tranh của văn hóa đảng trở thành tập quán sinh hoạt của người ta
Trong tư duy của người Trung Quốc truyền thống, Nho gia giảng yêu người, điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người, Phật gia giảng lấy thiện đãi người, Đạo gia giảng thuận theo tự nhiên. Nhưng đại đa số người Trung Quốc hôm nay, lại thừa nhận ở mức độ tương đối việc Trung Cộng nói rằng 5.000 năm lịch sử văn minh huy hoàng của Trung Hoa là lịch sử đấu tranh của tranh quyền đoạt lợi giữa các giai cấp. Trong con mắt của rất nhiều người Trung Quốc hôm nay, thậm chí rất nhiều phần tử trí thức cũng cho rằng, hai mươi bốn bộ sử huy hoàng của Trung Quốc, chỉ bất quá là một bộ sử đầy những mưu toan tranh đấu, kẻ lừa người dối, tranh giành quyền lực v.v.. đầy những tranh đấu quỷ kế. Người Trung Quốc đều tin vào việc đọc sử có thể khiến người ta minh trí, có thể hiểu lý, có thể tăng tiến trí tuệ, nhưng nếu như lịch sử Trung Quốc thật đúng là đầy những gian trá như Trung Cộng tô vẽ, một khoảng tối tăm, thì người ta làm sao minh trí, minh lý? Một dân tộc tối tăm ngu muội như thế làm sao lại có thể từng sáng tạo ra văn minh cổ đại huy hoàng rực rỡ được?
Thế giới bên ngoài mà người ta nhìn thấy được, kỳ thực hoàn toàn là phản xạ của thế giới nội tâm của bản thân, nên gọi là “nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí” (Người nhân nghĩa thì muốn gặp người nhân nghĩa, kẻ thông minh thì muốn gặp kẻ thông minh). Những người bị ý thức đấu tranh của văn hóa đảng “trang bị” cho đại não, tự nhiên thấy được lịch sử Trung Quốc cũng chính là tranh đấu và chém giết lẫn nhau, mà không thấy được mỹ đức nhường ngôi của thời Đường Nghiêu, sự vô tư của Đại Vũ trị thủy, sự khoan dung độ lượng trong câu chuyện của Liêm Pha – Lạn Tương Như, không thấy được sự cương trực thẳng thắn của Khuất Nguyên, cũng không thấy được khí tiết bất khuất của Tô Vũ, một lòng trung thành của Văn Thiên Tường, tinh trung báo quốc của Nhạc Phi. [10]
Trung Cộng ngày nay mặc dù không “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” nữa, nhưng tư tưởng của người ta vẫn đang chịu ảnh hưởng của “phân tích giai cấp”, “hoài nghi tất cả”, “đào sâu động cơ tư tưởng”, cho đến nay vẫn có rất nhiều người khi phán đoán sự vật thì phản ứng đầu tiên là: phân tích sự việc ngày 4 tháng 6 Trung Cộng trấn áp sinh viên, bởi vì động cơ của lãnh tụ học sinh là bất thuần, cho nên họ đáng phải gánh chịu hết thảy trách nhiệm, ngược lại Trung Cộng nổ súng giết người thì không có tội gì cả; hải ngoại có người phơi bày tội ác của Trung Cộng phạm phải đối với nhân dân Trung Quốc, thì động cơ của họ nhất định là vì để “bôi nhọ Trung Quốc”, tội ác của Trung Cộng có thật hay không cũng không quan trọng nữa; nông dân công nhân vất vả một năm lại bị quỵt tiền lương, bất đắc dĩ phải chọn những phương thức cực đoan như tự thiêu, nhảy lầu để đòi lương, động cơ của họ là vì để “đóng kịch”, cho nên phải trừng trị bằng luật pháp, còn kẻ khất lần tiền lương nợ công nhân nông dân và chế độ xã hội gây ra thảm kịch thì trái lại không có trách nhiệm pháp luật gì cả; Trung Cộng phát động “đại nhảy vọt” làm chết đói 40 triệu người dân Trung Quốc, bởi vì động cơ của nó nghe nói là vì để “đuổi kịp Anh, vượt qua Mỹ”, cho nên tội của Trung Cộng trái lại là có thể tha thứ.
Tư duy của người Trung Quốc chịu ảnh hưởng văn hóa đảng, được văn hóa đảng chống đỡ, trong đó phép duy vật biện chứng giảng về đấu tranh giai cấp, thuyết tiến hóa giảng “cá lớn nuốt cá bé”, chỉ đơn giản coi lịch sử Trung Quốc trở thành lịch sử đấu tranh mưa máu gió tanh, những điều này đều tăng thêm cho người Trung Quốc ý thức đấu [tranh]. Trung Cộng gieo trồng văn hóa cộng sản mà lấy bạo lực làm hạch tâm một cách lặp đi lặp lại, khiến mấy thế hệ người trở thành đầy lòng thù hận, “chiến sĩ của giai cấp vô sản” xung phong liều chết, “con người mới chủ nghĩa xã hội”, “công cụ ngoan ngoãn của đảng”. Cái “đấu” của người Trung Quốc đã khởi tác dụng chủ đạo trong tư duy, việc người Trung Quốc yêu thích đấu đá nội bộ đã trở thành sự thực được chúng ta công nhận. Phá đám lẫn nhau, tranh đấu đến mức ngươi chết ta sống, quy tắc sinh sống của người Trung Quốc đã biến thành quy tắc mạt chược – đề phòng tay trên, coi kỹ tay dưới, nếu mình không thắng được thì cũng không để người khác thắng được. Có người đã có thành tựu, thì thông thường bị xa lánh, vu khống, thấy người hiền thì không noi theo, mà là lửa đố kỵ bốc lên. Thế là trước công chúng thì bắt tay nhau, đằng sau lưng thì gây khó dễ. Đấu còn không chỉ là vì lợi ích, mà còn là lấy việc hủy hoại nhân cách của đối phương làm mục tiêu, thủ đoạn được sử dụng cũng tập trung đủ các loại trí tuệ bất hảo của người Trung Quốc, chẳng từ thủ đoạn nào, bất chấp mọi quy tắc.
Kiểu tư duy không bình thường của văn hóa đảng này khi giải quyết sự việc, thông thường niệm đầu đầu tiên chính là chỉnh người, đấu với người, trị người, khuất phục người ta, về khí thế thì thắng đối phương, nắm chắc “quyền chủ động”, cưỡng chế đối phương chiểu theo ý nguyện của mình mà hành sự. Sự thể hiện trên ngôn ngữ của kiểu tư duy này chính là hiện tượng trong ngôn ngữ mang theo ý thức về “đấu”, nó đã vượt quá phạm trù của người bình thường, toàn bộ nhân tố chủ đạo của hệ thống ngôn ngữ chính là “đấu”. Ngữ khí mang theo ý vị của chất vấn, phản vấn, gây hấn, lời nói ra để đâm người. Nếu như nói không thông, thì thường sẽ nói một cách lằng nhằng lôi thôi, ngang ngược không đếm xỉa gì lý lẽ, cãi chày cãi cối.
Có người từng làm một cuộc trắc nghiệm nhỏ, hỏi học sinh đến từ Đài Loan và từ Đại lục, nếu như đến một phòng học mà bên trong thấy rất nóng, khi muốn mở cửa sổ thì nói như thế nào. Học sinh đến từ Đài Loan sẽ có khuynh hướng là: “trời nóng quá, tôi mở cửa sổ, anh không ngại chứ?” Còn học sinh đến từ Đại lục chắc sẽ có khuynh hướng nói: “Nóng như thế này, sao còn chưa mở cửa sổ?” Ý tứ của hai câu nói là tương tự, nhưng câu hỏi vặn khiến đối phương hãm vào thế bị động, dường như không mở cửa sổ là không bình thường, không nên thế. Người nói câu nói sau kỳ thực thông thường là vô tâm. Đó là bởi vì tâm tranh đấu của văn hóa đảng đã thâm nhập vào tập quán ngôn ngữ của người ta, người ta đều đã quen quá nên không phát hiện ra.
Rất nhiều người, bao gồm không ít phần tử trí thức, khi đàm luận quốc gia đại sự, thì có kiểu nói lằng nhằng lôi thôi, tự cho mình là đúng, thái độ hoài nghi tất cả, khiến người ta rất khó nói chuyện với nhau một cách bình hòa. Anh ta hoài nghi tất cả, nhưng riêng Đảng Cộng sản thì anh ta không hoài nghi; nếu nói Đảng Cộng sản không tốt, anh ta nói có đảng nào mà không làm chuyện xấu; nếu nói Trung Cộng vì lợi ích của mình mà cản trở cải cách toàn diện, anh ta nói đó là vì tình hình quốc gia hạn chế; nếu nói Đảng Cộng sản đang bức hại nhân quyền, anh ta nói chứng cứ ở đâu; bạn đưa ra chứng cứ, anh ta nói dựa vào cái gì để tin chứng cứ của anh; anh ta nói yêu thích Đảng Cộng sản, nhưng anh ta lại vội vàng chuyển tài sản và đưa con cái mình ra khỏi nơi ở dưới thống trị của Trung Cộng là Trung Quốc; anh ta có vẻ không thích tự do ngôn luận, nhưng anh ta lại rất thích lợi dụng tự do ngôn luận của phương Tây để biện hộ cho việc hành ác của Đảng Cộng sản… Có một câu chuyện cười không ra chuyện cười: bạn kể ra rất nhiều việc xấu mà Đảng Cộng sản làm, anh ta phủ định từng cái một, nói một cách rất ngoan cố lôi thôi, cứ là tìm cách giải thích cho Trung Cộng, hỏi chứng cứ của bạn ở đâu; nói Trung Cộng thậm chí còn cắt yết hầu của phạm nhân, anh ta cũng không tin, phản bác nói rằng cho miếng vải làm tắc thở là xong rồi, ai ngu si mới phí sức lực để cắt yết hầu; bạn nói rằng trên mạng có cả, anh ta còn rất dõng dạc, hỏi rằng ai trong các bạn đã nhìn thấy? Anh ta nói những thứ trên mạng mà bạn cũng tin ư? Khi bạn nói ra tên của Trương Chí Tân, anh ta trợn tròn mắt, anh ta mới nghĩ ra việc Trương Chí Tân [11] bị cắt yết hầu trước khi hành hình đúng là bản thân Đảng Cộng sản cũng đã lớn giọng thừa nhận rồi.
4) Người ta không nhảy thoát khỏi cái khuôn mẫu tư duy của văn hóa đảng
Trong cuộc sống văn hóa đảng đã tạo ra một cái “trường”, chỉ cần thuận theo văn hóa đảng mà nói mà tư duy thì giống như “thuận nước đẩy thuyền”, “như cá gặp nước”, dường như hết sức “tự nhiên” và “lẽ thẳng khí hùng”. Ngược lại, muốn thanh lọc tư duy biến dị của văn hóa đảng, dường như phải “bơi thuyền ngược dòng”. Càng như thế, thì người ta càng chìm đắm vào văn hóa đảng, càng khó nhảy ra khỏi văn hóa đảng.
Một hiện tượng thường thấy chính là, người ta không chỉ dùng cái “yêu” đối với Đảng Cộng sản để tìm cớ cho Đảng Cộng sản, đồng thời, còn dùng cái “hận” đối với Đảng Cộng sản để biện hộ cho Đảng Cộng sản — họ có thể dùng “phát triển bề ngoài của kinh tế” để tô son trát phấn cho Trung Cộng, họ cũng có thể dùng “Trung Cộng là cường quyền, giết người không chớp mắt” để chống lại việc phơi bày bạo lực hành ác của Trung Cộng, cho rằng “không có tác dụng”, từ đó tiếp tục duy hộ sự thống trị của Trung Cộng. Một mặt khác họ nói: “Chế độ đa đảng đã là sự đồng thuận riêng của người ta với nhau rồi, rất nhiều đảng viên đều ý thức được vấn đề này, Trung Cộng cũng sẽ có ngày đi đến đó.” Dùng sự mong đợi chính diện để ca ngợi Trung Cộng. Một mặt khác, nhắm vào việc nhân dân tổ chức đảng phái dân chủ, họ sẽ nói: “Đó là làm loạn! Đảng Cộng sản là cường quyền, làm sao tha cho anh?” – lấy đó làm nhận thức phản diện để duy trì hiện trạng của Trung Cộng. Khi người ta yêu thích Trung Cộng thì sẽ có được đồng cảm từ trong văn hóa đảng, khi họ oán hận Trung Cộng thì có thể dùng văn hóa đảng để nói cho hả giận, vậy là, văn hóa đảng thành ra một hệ thống phong bế, hoàn toàn đáp ứng được những tình cảm như “ái hận tình thù” của con người đối với Đảng cộng sản, khiến người ta không muốn ly khai.
Đơn cử một câu hỏi đơn giản: “Đảng cộng sản đã giết 80 triệu người Trung Quốc, có nên thanh toán hay không?” Nếu như chiểu theo logic tư duy bình thường, giết người đền mạng, điều này rất dễ dàng trả lời, đương nhiên là nên bị thanh toán. Nhưng mà, rất nhiều người Trung Quốc ngày nay, họ không trả lời nổi cái câu hỏi đơn giản này. Họ sẽ vòng vo khiến cho vấn đề trở nên rất phức tạp. Họ sẽ hỏi: “Anh làm sao biết được có 80 triệu? Anh có chính mắt trông thấy 40 triệu người chết đói không?” Khi bạn nói chính nội bộ Trung Cộng đã đưa ra tiết lộ số người tử vong lớn như thế. Giả thiết bạn đưa tài liệu cho họ xem rồi, họ vẫn sẽ nói: “Anh đây chẳng phải là ăn miếng trả miếng sao? Anh phải cấp cho người phạm sai lầm cơ hội [sửa sai] chứ?” Bạn nói phạm tội giết người trước tòa án có thể tự bào chữa cho mình, [có thể] đòi hỏi một cơ hội cho kẻ phạm sai lầm? Họ vẫn sẽ nói: “Cũng không thể đều là lỗi của Đảng Cộng sản?” “Châu Phi cũng có nước xảy ra đại thảm sát mà!” “Đảng Cộng sản hiện tại thay đổi rồi, làm gì mà cứ bám lấy quá khứ mà không buông?” “Đảng Cộng sản là gì? Ai dám thanh toán Đảng Cộng sản? [Nó sẽ] xử anh!” Bạn nhìn thẳng vào họ, chỉ muốn họ trả lời một đáp án đơn giản của con người với tư duy bình thường: Nên hay là không nên. Bị ép gấp lên rồi, họ sẽ nói với bạn: “Đối chọi với Đảng Cộng sản, có tác dụng gì đây?” “Vấn đề này của anh chẳng có ý nghĩa gì.” Nói tóm lại, Đảng Cộng sản đã giết bao nhiêu người, đều là không nhất thiết phải truy cứu nữa. Vì vậy, Trung Cộng có thể tác oai tác quái, tiêu diêu ngoài vòng pháp luật.
Chúng tôi thấy được, khi yêu cầu họ bỏ đi văn hóa đảng mà trả lời một câu hỏi đơn giản, thì họ sẽ lấy câu “không có ý nghĩa” để đối phó. Rời khỏi văn hóa đảng, họ thật sự không biết được tư duy như thế nào nữa, Đảng Cộng sản đã trở thành đường biên tư duy của họ, bất kể là tư duy “không có Đảng Cộng sản” hay là “thanh toán Đảng Cộng sản” đối với họ mà nói, thì đã là khủng bố rồi, cũng không thể tưởng tượng nổi. Họ sẽ dừng ngay ở đó, là bởi vì họ không dám đề cập đến nỗi sợ hãi đối với Trung Cộng ở nơi sâu trong nội tâm của mình, càng không dám nhìn thẳng vào nhân tố văn hóa đảng của chính mình.
Một ví dụ khác, người ta thường dùng lời như thế này để biểu đạt sự đồng ý với chính sách của Trung Cộng: “Nếu tôi là Đặng Tiểu Bình, tôi cũng sẽ cho nổ súng ngày 4 tháng 6”, “Nếu tôi là Giang Trạch Dân, tôi cũng phải trấn áp Pháp Luân Công”, “Nếu tôi là Đảng Cộng sản, tôi cũng sẽ làm độc tài chuyên chế”, v.v.. Người ta nói như vậy sẽ cảm thấy rất tự nhiên, cảm thấy rất an toàn. “Nếu tôi là ABC,” vốn là dùng để đánh giá một sự việc “nên hay không nên”, lấy sự việc vốn không phải là của bản thân mình, đặt mình vào vị trí người ta để giả thiết một chút, dùng kiểu phương thức ấy để làm nổi bật thái độ của cái “tôi”. Nhưng mà, khi dùng vào Trung Cộng, “nếu tôi là ABC” liền biến thành việc dùng “người khác (Đảng Cộng sản) nên hay không nên” để thay thế cho việc “tôi nên hay không nên”, điểm chính không phải là thái độ của cái “tôi”, mà là để biểu đạt thái độ của Trung Cộng, cái “tôi” đã bị ẩn đi rồi, từ đó mà ngầm thừa nhận xúi giục việc hành ác của Trung Cộng. Truy vấn một chút, bản thân họ rốt cuộc là thái độ gì? Họ sẽ nói, thái độ của tôi không quan trọng, “không có ý nghĩa”. Có nghĩa là, khi muốn họ trả lời với tư duy bình thường, họ lại cảm thấy “không có ý nghĩa” nữa rồi. Kỳ thực, mọi người nên hướng đến người tốt mà noi theo, so sánh bản thân với kẻ sĩ chính nghĩa trong lịch sử, thử xem xem khi gặp phải việc Trung Cộng bức hại nhân dân, thì nên như thế nào. Ngay cả là nhát gan, không dám nói “nếu tôi là luật sư Cao Trí Thịnh, tôi cũng phải giúp đỡ bảo vệ quyền lợi cho người bị Trung Cộng bức hại”, cũng quyết không nên so sánh mình với kẻ phạm tội cưỡng gian, phạm tội giết người hoặc là kẻ độc tài chứ, đó không phải là sự so sánh đáng xấu hổ sao?
Sự giới hạn về tư duy của văn hóa đảng đối với người Trung Quốc, cũng quán xuyến các phương diện của cuộc sống xã hội. Trong văn hóa đảng lấy vô Thần luận làm cơ sở, [thì] không có giá trị phổ biến vượt khỏi [vấn đề] giai cấp, cũng như Mao từng nói rằng: “Trên thế giới không có yêu mà vô duyên vô cớ, cũng không có hận vô duyên vô cớ.” Quá khứ biện pháp để Trung Cộng không thừa nhận giá trị phổ biến như tự do, nhân quyền là thêm vào sau tất cả những điều đó một định ngữ “của giai cấp tư sản”, cho nên là “hư ngụy”, “giai cấp vô sản” không cần; ngày nay lại đổi lấy lý do “tình hình đất nước đặc thù Trung Quốc” để cự tuyệt hơn nữa. Chịu sự chi phối của kiểu tư duy văn hóa đảng chật hẹp này, đặc biệt là khi cả xã hội đều đã rơi vào thờ ơ về đạo đức, xuất hiện khủng hoảng về thành tín, khi thiện ác hữu báo bị chê bai thành điều “mê tín lừa người”, rất nhiều người đã không còn tin tưởng vào lương tri, đạo nghĩa nữa.
Trung Cộng thông qua trường kỳ tuyên truyền một cách trần trụi hoặc ám thị một cách nửa kín nửa hở để tô đậm cho sự vĩ đại của “người lãnh đạo Trung ương” của nó, từ tuyên truyền sự “vĩ đại” của Marx-Engels-Lenin-Mao, ca ngợi “mặt trời đỏ” của ngày trước, cho đến tán dương “kiến trúc sư của cải cách khai mở”, “người lãnh đạo kế thừa quá khứ mở ra tương lai” của ngày hôm nay, tạo thành việc rất nhiều người Trung Quốc lấy sự thành kính của tôn giáo để tín nhiệm “lãnh đạo Trung ương”. Rất nhiều người đều thấy rất rõ ràng sự hủ hóa trụy lạc của quan chức địa phương Trung Cộng ở xung quanh mình, nhưng điều này cũng không ảnh hưởng tới ấn tượng tốt đẹp dành cho “lãnh đạo Trung ương” của họ. Mặc dù mọi người đều biết “lãnh đạo Trung ương” của Trung Cộng ngày nay đều là từ quan chức địa phương từng bước một mà leo lên, nhưng người ta cũng không suy xét vì sao quan chức địa phương tham nhũng một khi tiến vào giai tầng “lãnh đạo Trung ương” thì liền trở nên “anh minh” thế. Cho nên việc xấu đều là quan chức địa phương lừa dối “Trung ương” làm ra, vấn đề trọng đại chỉ cần “kinh động đến Trung ương”, hoặc “Trung ương cho người đến rồi”, thì liền cảm thấy đã có hi vọng giải quyết; đối diện với rất nhiều những vấn đề xã hội quốc kế dân sinh mà Trung cộng trong vòng mấy chục năm tạo ra, rất nhiều dân chúng thà rằng tin tưởng một lòng một dạ rằng “lãnh đạo Trung ương” luôn có biện pháp giải quyết, chứ không như dân chúng các nước tự do kia, độc lập suy nghĩ cho quốc gia, xã hội và đề xuất kiến giải của mình. Trung Cộng trấn áp Pháp Luân Công, rất nhiều người mặc dù không hiểu vì sao Trung Cộng lại ầm ĩ bé xé ra to với một đoàn thể khí công dân gian như vậy, nhưng phản ứng đầu tiên thông thường là: “Trung ương làm như vậy chắc là có đạo lý của họ,” dùng cái đầu của “Trung ương đảng” để thay thế cho suy nghĩ của mình, mà không suy xét một cách có lý tính “quần chúng Pháp Luân Công rốt cuộc có vi phạm pháp luật hay không,” “Trung Cộng làm như vậy rốt cuộc có hợp pháp hay không,” sau khi bắt đầu công trình Tam Hiệp của Trung Cộng, có chuyên gia hải ngoại chỉ ra trong luận chứng về tính khả thi của nó có sơ hở to lớn. Lập tức có cư dân mạng nghi vấn trình độ của chuyên gia hải ngoại một cách dõng dạc, và nói: “Nếu quả đúng là như vậy đi nữa, thì lẽ nào từ Trung ương đến địa phương đều là lũ ngốc và điên rồi, nếu không thì làm sao mà để công trình ngu xuẩn thế này bắt đầu xây dựng được? Ý muốn nói ở đây là, những người “lãnh tụ anh minh” không thể làm việc ngu ngốc, không thể có tư tâm, cho nên “ngu dân bách tính” bất tất phải bận tâm vô ích.
Chính là bởi vì người ta không nhảy ra khỏi văn hóa đảng, mới khiến cho Trung Cộng điều động, khống chế tư tưởng và hành vi của nhân dân đến mức dễ như trở bàn tay. Trung Cộng đúng là như kẻ sắp chết, phần lớn dựa vào việc không ngừng tiêm thuốc trợ tim – những công trình thể diện, đập Tam Hiệp, [tên lửa] Thần Châu 5 Thần Châu 6, tranh cử thế vận hội v.v.. Chúng ta thấy được vô số người Trung Quốc hùa theo cùng với Trung Cộng mà phấn chấn, cùng nhau hô hào. Trong thời kỳ rối loạn nguy cơ tứ phía này, chúng ta không thấy được sự tỉnh táo và lý tính của người ta, chỉ thấy được trong huyên náo mù quáng người ta cảm thụ sự hãnh diện và vênh váo đắc ý lên men từ văn hóa đảng. Trung Cộng đốt tiền vào làm các công trình thể diện, mà không quan tâm đến việc sinh tử trọng đại của người dân, có chăng chỉ là “bôi son trát phấn” vào sự thống trị lung lay sắp đổ, lừa gạt nhân tâm.
Mọi người đều biết rằng, đảm bảo giáo dục và y tế là tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng sống của người dân tại một quốc gia. Giáo dục là quan hệ đến quốc kế dân sinh và có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến tương lai của dân tộc; tuy nhiên, vì không phải lợi ích của Trung Cộng nên bấy lâu nay đầu tư vào giáo dục của nó chỉ chiếm tỷ lệ từ 2%-4% tổng sản lượng quốc dân (GNP), thậm chí thấp hơn Uganda là nước nhỏ của châu Phi xếp thứ 100 trên thế giới. Chế độ y tế của Trung Quốc đã khiến người dân không có tiền đi trị bệnh. Quá khứ là phần lớn nông dân không có bảo hiểm y tế, hiện tại là rất nhiều nhân khẩu thành thị cũng không có tiền đi trị bệnh. Vì sao tỉ lệ tiền tiết kiệm của người Trung Quốc cứ cao mà không giảm, chính là không có cảm giác an tâm vào tương lai, có tiền không dám tiêu. Truyền thông phương Tây thường hỏi về câu hỏi này: Trung Cộng một mặt vì để làm cường quốc thế giới mà chỗ nào cũng huênh hoang, mặt khác vì sao đối với vấn đề cơ sở khiến cho Trung Quốc lớn mạnh thực sự thì lại trường kỳ coi thường. Khiến họ cảm thấy nghi hoặc không hiểu được, lãnh đạo Trung Cộng rốt cuộc là muốn làm gì đây?
Cải cách của Trung Cộng là cải cách khập khiễng, nhưng mà, từ trong cái khung của văn hóa đảng, người ta lại coi Trung Cộng như một ngoại lệ đặc biệt để lý giải, “tán thưởng” Trung Cộng. Nói là bởi vì có trở lực về hình thái ý thức, cải cách của Trung Cộng là “chỉ làm không nói”, có hiệu quả đã rồi mới tăng lên đến lý luận, từ cải cách kinh tế rồi sẽ một mạch dẫn đến cải cách về chính trị. Như thể là có một ngày nhân dân Trung Quốc toàn dân đều tuyển cử để tuyển ra tổng thống, có hiệu quả rồi, Trung Cộng mới chính thức tuyên bố phải làm dân chủ vậy. Kỳ thực, Trung Cộng không có nguyên tắc, chỉ cần có lợi cho sự thống trị của nó, thì điều gì cũng có thể làm. Nhưng mà, bất kể cải cách thể chế chính trị có ý nghĩa thực chất nào cũng tất sẽ dẫn đến sự sụp đổ của Trung Cộng, cho nên, trong lĩnh vực kinh tế Trung Cộng là “chỉ làm không nói”, người ta đều lo kiếm tiền hưởng lạc, còn trong lĩnh vực chính trị, Trung Cộng lại là “toàn nói không làm”. Nếu như ở trên mạng tìm kiếm “cải cách thể chế chính trị”, bạn sẽ phát hiện trong truyền thông của Trung Cộng đó là một từ rất là ‘nóng hổi’: “Toàn diện xúc tiến cải cách thể chế chính trị kinh tế”, “Thiết lập đặc khu cải cách thể chế chính trị”, “Toàn diện chính xác nắm vững mục tiêu và căn bản của cải cách thể chế chính trị”, “Cải cách thể chế chính trị xúc tiến dân chủ chủ nghĩa xã hội”, “Cải cách thể chế chính trị phá băng ra khơi”, “Cải cách thể chế chính trị Trung Quốc đã thu được thành tựu to lớn”, “Cải cách quản lý môi trường và thể chế chính trị”, “Dựa vào cải cách thể chế chính trị để xúc tiến đấu tranh chống hủ bại”, “Cải cách thể chế chính trị là đường ra duy nhất cho phát triển kinh tế Trung Quốc”… nhưng mà, tất cả những ngôn luận của bọn họ đều là chuyển quanh trong cái khung của văn hóa đảng, cũng giống như là một tòa nhà lớn sắp sụp rồi, điều người ta muốn vẫn là những việc trang trí gian phòng thế nào. Nhảy xuất khỏi văn hóa đảng, mới có thể thấy rõ cải cách của Trung Cộng rốt cuộc là gì, cải cách của Trung Cộng bất quá chỉ là vì duy hộ sự thống trị của nó mà cải cách. Mới biết được nó không muốn cũng không dám rút lui khỏi vũ đài lịch sử, trông chờ Trung Cộng hoàn lương, chẳng khác chi lên cây bắt cá.
Có người nói thay đổi người lãnh đạo, một thế hệ mới lên, chắc sẽ có tự do thôi? Đó là một sai lầm rất lớn. Nếu như không có sự nỗ lực của nhân dân, quốc gia độc tài sẽ không có tự do dân chủ một cách chân chính.
Mọi người đều chú ý đến một hiện tượng, chính là sau khi thế hệ những người trẻ tuổi hiện tại thăng lên đến bất kể cương vị lãnh đạo nào, rất nhiều người còn to gan hơn cả thế hệ trước đó. To gan ở đây không phải là to gan [làm] dân chủ, mà là to gan nắm quyền, nắm tiền và làm những việc ô uế bẩn thỉu. Bọn họ chính là ở trong cái thể chế kia của Đảng Cộng sản mà nắm rõ cách luồn cúi mà đi lên đó của Đảng Cộng sản, là mang theo cái gốc tội lỗi của Đảng Cộng sản mà lên, bọn họ chẳng có lý tưởng gì, tâm tư đều là đặt vào lợi ích của cá nhân, gia tộc, tập đoàn, trông cậy bọn họ mang quyền lực giao cho nhân dân, là không thể nào, ngay cả nếu có người cá biệt làm, thì điều bọn họ đối diện là cả một bộ máy bạo lực và tập đoàn [trói buộc nhau về] lợi ích đến độ sống cùng sống, chết cùng chết của Đảng Cộng sản.
Thấy được lãnh đạo hiện tại của Trung Cộng chuyển giao quyền lực khá bình ổn, có người lại nghĩ, Trung Cộng đã tiến bộ rồi. Kỳ thực, quá khứ bởi vì địa vị của đảng rất vững chắc, tranh đấu quyền lực liền biểu hiện ra tranh đấu một cách trần trụi giữa cá nhân với cá nhân, bọn họ không có nỗi lo canh cánh rằng “đảng sắp xong đời rồi”. Mà hiện tại, “nguy cơ mất đảng” đã lửa xém lông mày, bản thân việc duy hộ sự thống trị của đảng đã trở thành “đồng thuận” của Trung Cộng, lợi ích tập đoàn của đảng là cái ô bảo hộ tốt nhất cho lợi ích cá nhân. Cho nên, đấu tranh quyền lực đã diễn biến trở thành đấu tranh kiểu “phe cánh” của bang phái với bang phái dưới sự “bảo hộ đại cục”. Trên bề mặt như thể là bình tĩnh, nhưng trên thực tế, đấu tranh hộp đen càng kịch liệt hơn, vừa phải duy hộ đảng không sụp đổ, vừa phải tranh quyền đoạt lợi, nên mâu thuẫn càng phức tạp, khủng hoảng càng thâm trọng. Cũng như trên một con đường, quá khứ là hai tên ác ôn đánh nhau trên đường, hiện tại là kéo bè kết cánh, chuyển xuống dưới đất, biến thành tổ chức xã hội đen, càng đáng sợ hơn trước kia. Cái gọi là “chế độ hóa” của sự chuyển giao quyền lãnh đạo hiện tại của Trung Cộng, chính là chế độ hóa hộp đen, phe cánh hóa, xã hội đen hóa hoàn toàn.
Lời kết
Mấy chục năm vừa qua, nỗ lực cải tạo tư tưởng người khác của Trung Cộng vẫn luôn không thay đổi. Đại hội phê bình đấu tranh kịch liệt, học tập chính trị khô khan, tiết mục văn nghệ vui tai vui mắt, đều là công cụ hữu hiệu để nhồi nhét văn hóa đảng của Trung Cộng. Di sản văn hóa năm nghìn năm, cuối cùng cũng không địch nổi cái kiểu tuyên truyền dư luận theo phương thức phong bế này của Đảng Cộng sản. Tư tưởng của người ta thật sự đã bị cải tạo.
Người Hoa thường nói dân tộc Trung Hoa là dân tộc trí tuệ cần lao dũng cảm, đã sáng tạo ra văn minh lịch sử huy hoàng. Hiện tại dưới cái tình hình đất nước gọi là “nhân khẩu nhiều, nền tảng kém”, càng yêu cầu trí tuệ và can đảm của toàn dân tộc, đồng lòng lo việc nước. Nhưng trí tuệ của dân tộc lại bị văn hóa đảng khống chế, trao quyền suy xét cho Đảng Cộng sản, đối diện với quốc sách trọng đại chỉ nghĩ theo cách nghĩ của đảng, chỉ làm theo cách làm của đảng, trí tuệ đã bị Đảng Cộng sản hạn chế rồi.
Đảng Cộng sản đã biến con cháu của Viêm Hoàng [vốn] tuân theo văn hóa Thần truyền trở thành dân tộc không tin vào Thần, đã xúi bẩy người dân lương thiện [vốn] kính sợ Trời Đất Thần linh trở thành kẻ cuồng không sợ Trời không sợ đất, đạo đức bại hoại, chuyện xấu gì cũng dám làm, miệng đầy lời nói dối, hành vi thấp kém, dân tộc như vậy làm sao có thể “trỗi dậy” với thế giới đây?
Tai nạn mà văn hóa đảng đưa đến cho dân tộc chúng ta (Trung Quốc) là quá nặng nề. Điều Đảng Cộng sản quan tâm là lợi ích của cá nhân và tập đoàn của mình, vì việc hành ác của mình mà chế tạo các loại lý do tự thị nhi phi, vốn dĩ là một loại tâm lý tội phạm, nên tình huống này có tính tất nhiên của nó. Nhưng mà bất kể là bản thân chúng muốn thế nào, nhân dân đại chúng ngoài việc quan tâm đến cuộc sống ngày hôm nay, cũng còn quan tâm đến sự ổn định lâu dài của quốc gia và dân tộc. Nếu như tiếp nhận tư tưởng và logic của Đảng Cộng sản vốn lấy việc duy hộ lợi ích của bản thân nó làm mục đích căn bản mà không đoái hoài gì đến tương lai của dân tộc, thì đó chính là hành động không sáng suốt.
“Cho Trung Cộng thời gian”, là lý do thường dùng để người ta tránh né vấn đề Trung Cộng. Nghe qua thì như thể người ta có rất nhiều sự lựa chọn, lần này trước hết cho Trung Cộng thời gian nhiều chút thử xem thế nào. Kỳ thực, nhân dân căn bản không có cơ hội lựa chọn, nói như vậy là tìm cho mình một sự cân bằng tâm lý. Bản thân thời gian không thể cải biến Trung Quốc, chỉ có là trong đoạn thời gian này nỗ lực của nhân dân mới có thể thực sự cải biến Trung Quốc. Giải thể Trung Cộng, giải thể văn hóa đảng, trừ tận gốc nhân tố căn bản gây trở ngại Trung Quốc tự do phát triển, để nhân dân quay trở về với tư duy chính thường, dân tộc mới có hy vọng chấn hưng trở lại.
Bản tiếng Hán:
http://www.epochtimes.com/gb/6/10/14/n1486695.htm
Chú thích:[1] Khuyển nho (Cynieism) một trường phái triết học Hy Lạp cổ đại, còn gọi là trường phái hoài nghi ích kỷ, do Diogenes sáng lập
[2] Bất thức Lư Sơn chân diện mục: Câu thơ trong bài “Đề Tây Lâm bích” của Tô Đông Pha
[3] Đệ Tam Quốc tế còn gọi là Cộng sản Đệ Tam hay Comintern là tổ chức của những người cộng sản, được thành lập vào tháng 03 năm 1919 ở Moskva và giải tán năm 1943, được tái sinh lại năm 1947 và giải tán năm 1956, sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô.
[4] Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, quân xâm lược Nhật Bản đã thực thi ở Trung Quốc chính sách “đốt hết, giết hết, cướp hết”. Chính sách này được biết đến ở Trung Quốc với tên gọi là Tam Quang.
[5] Đập Tam Hiệp chặn Trường Giang (sông dài thứ ba trên thế giới) tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Việc xây dựng bắt đầu vào năm 1994. Đây là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Con đập này có 32 tuốc-bin chính, ngoài ra còn có 2 máy phát điện nhỏ hơn (mỗi máy 50 MW) phục vụ cho nhà máy, tổng công suất phát điện của đập là 22.500 MW.
[6] White collar (Anh) hoặc Blanc col (Pháp) – cổ trắng là danh từ dùng chỉ giới công chức, nhân viên có trí thức mặc áo sơ-mi trắng lịch sự. Blue collar (Anh) hoặc Bleu col (Pháp) – cổ xanh là danh từ chỉ giới công nhân, lao động chân tay, thường mặc áo bảo hộ lao động màu xanh dương.
[7] Lục Lâm, bắt nguồn từ khởi nghĩa Lục Lâm thời nhà Tân chống lại sự cai trị của Vương Mãng. Danh từ riêng Lục Lâm sau này trở thành danh từ chung “lục lâm”, chỉ các lực lượng thảo khấu (giặc cướp) chống đối chính quyền.
[8] “Xú lão cửu” (臭老九): chín loại thối tha. Tương tự như “Ngũ hắc loại (黑五类)” (gồm địa chủ, phú nông, chống cách mạng, phần tử có ảnh hưởng xấu, tư sản), Xú lão cửu mà Mao Trạch Đông đưa ra trong Cách mạng Văn hóa ngoài năm thành phần giống như trong “Ngũ hắc loại” còn có thêm bốn thành phần nữa là: người hoạt động trong cánh hữu, kẻ phản bội, gián điệp và trí thức.
[9] Lục nghệ: Lễ (nghi lễ), Nhạc (âm nhạc), Xạ (bắn cung), Ngự (cưỡi ngựa), Thư (đọc sách), Số (toán pháp)
[10] Hạ Vũ (còn được gọi là Đại Vũ) là một vị vua huyền thoại ở Trung Quốc cổ đại nổi tiếng với về việc chống lũ, xác lập chế độ cha truyền con nối ở Trung Quốc bằng cách thành lập nhà Hạ và nhân cách đạo đức ngay thẳng của mình.
Tô Vũ tên thật Tô Tử Khanh, người đất Đỗ Lăng, là một bầy tôi trung của vua Hán Vũ Đế. Thời đó, nhà Hán thường bị giặc Hung Nô ở phương Bắc hay quấy nhiễu, dòm ngó. Năm 100, Hán Vũ Đế sai Tô Vũ đi sứ Đại Nhục Chi để hai nước liên kết đánh Hung Nô. Dọc đường Tô Vũ bị Hung Nô bắt, không giết mà cũng không cho về, đành phải tạm ở lại Hung Nô, chăn cừu sống với một phụ nữ Hung Nô trong núi, được một đứa con, sau trốn thoát, chịu không biết bao nhiêu gian nan, tới được Đại Nhục Chi, nhưng lúc này họ hết muốn trả thù Hung Nô rồi, chỉ muốn sống yên ổn, làm ruộng, trồng trọt. Tô Vũ đành trở về tay không, trên đường lại bị Hung Nô bắt một lần nữa.
Văn Thiên Tường, năm 17 tuổi, ông tham gia kỳ thi Hương ở Lô Lăng, tên đậu đầu bảng. Khi quân nhà Nguyên tràn vào đất Tống, ông ứng “chiếu Cần Vương” dưới cờ vua Tống Cung Đế. Công cuộc kháng chiến chống Nguyên không thành và ông bị quân Nguyên bắt đưa về Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay). Vua Nguyên thấy ông là người có tài và có khí tiết định giam giữ dụ hàng, nhưng ông đã khảng khái nói:”Tôi hiện đang là Tể tướng triều Tống, chỉ lấy cái chết để đền nợ nước, nếu lấy gươm đao dọa nạt, chẳng làm gì được đâu.”
Khuất Nguyên, tên Bình, biệt hiệu Linh Quân (340 TCN – 278 TCN) là một chính trị gia, một nhà thơ yêu nước nổi tiếng của Trung Quốc. Ông là người trong hoàng tộc nước Sở, làm chức Tả Đồ cho Sở Hoài Vương. Ông học rộng, nhớ lâu, giỏi về chính trị, lại có tài văn chương. Lúc đầu ông được vua yêu quý, sau có quan lại ganh tài ông, tìm cách hãm hại.
[11] Trương Chí Tân là một nữ trí thức bị ĐCSTQ tra tấn đến chết trong Đại Cách mạng Văn hóa vì dám nói lên sự thực.