Chương 2: Cải tạo tư tưởng một cách hệ thống (phần hạ) (audio)
Mục lục
4. Nhồi nhét Thuyết tiến hóa và khoa học hiện đại
1) Mục đích thực sự của việc nhồi nhét thuyết tiến hóa – quảng bá Vô Thần luận và Triết học đấu tranh
2) Thuyết tiến hóa là giả thuyết chưa được qua kiểm chứng
(1) Một cơ sở logic yếu ớt
(2) Xác suất đã phủ định hạt nhân của Thuyết tiến hóa – Cơ chế đột biến gen
(3) Sự lúng túng của Thuyết tiến hóa – tầng tầng nghi vấn về biểu thời gian tiến hóa
3) Hậu quả của việc nhồi nhét Thuyết tiến hóa
4) Mục đích chân thực của việc nhồi nhét khoa học hiện đại – Đàn áp tín ngưỡng
5) Trung Cộng không coi trọng “Khoa học”, chủ nghĩa Marx phản tự nhiên
6) Việc nhà khoa học tin vào Thần không hề là trở ngại ngăn cản thành tựu khoa học của họ
7) Khoa học thực chứng không phải là phương thức duy nhất khám phá về quy luật của vũ trụ
8) Tính hạn chế của khoa học thực chứng
*************
4. Nhồi nhét Thuyết tiến hóa và khoa học hiện đại
1) Mục đích thực sự của việc nhồi nhét Thuyết tiến hóa – quảng bá Vô Thần luận và Triết học đấu tranh
Một ngày mùa hè năm 1968, William J. Meister, một chuyên gia hóa thạch nghiệp dư người Mỹ đã thấy một phiến đá hóa thạch có bọ ba thùy tại dòng suối Antelope nổi tiếng ở gần Utah, đột nhiên ông phát hiện một vết giày hoàn chỉnh dẫm trên một con bọ ba thùy. Bọ ba thùy là một loài sinh vật sinh trưởng cách đây từ khoảng 600 cho tới 200 triệu năm trước Công nguyên. Nói một cách khác, liệu có phải trước thời kỳ lịch sử lâu dài này cũng có tồn tại văn minh nhân loại giống với con người chúng ta?
Ảnh: Epoch Times
Năm 1844, nhà khoa học Brewster nổi tiếng nhờ phát hiện ra phương pháp phân cực phản xạ “phương pháp Brewster” đã trình bày một báo cáo trong Hiệp hội Phát triển Khoa học nước Anh và gây chấn động rất lớn. Trong bài báo cáo có nhắc tới việc tại bãi đá Kindgoodie thuộc phía Bắc nước Anh gần Inchyra, người ta đã đào được một viên đá cát, lại có một cái giống cái đinh chôn ở phía trong. Cái đinh này đã bị hoen rỉ nhưng vẫn có thể phân biệt ra được là cái đinh. Năm 1985, sau khi đưa hòn đá cát này đi kiểm nghiệm đã phát hiện nó có ít nhất là 40 triệu năm lịch sử. Vậy ai là người đã lưu lại cái đinh trong tấm đá cổ xưa này?
Năm 2001, trong một cuộc điều tra dân ý tại Gallup về nguồn gốc và sự phát triển của nhân loại, 1.000 người Mỹ đã được yêu cầu chọn quan điểm gần với cách nhìn của mình nhất. Điều tra cho thấy, 45% số người trong đó đã chọn “Thượng đế đã sáng tạo ra nhân loại ngày nay từ một vạn năm trước”, 37% người chọn “Con người từ hình thái khá nguyên thủy trải qua hàng trăm triệu năm diễn hóa mà thành, còn Thượng đế đã làm chủ quá trình này”, 12% người chọn “Con người từ hình thái khá nguyên thủy trải qua hàng trăm triệu năm diễn hóa mà thành và không liên quan gì tới Thượng đế”, 6% người biểu thị không có quan điểm gì hoặc không có bất kỳ khuynh hướng nào. Một cuộc điều tra khác được Trung tâm nghiên cứu Pew của nước Mỹ tiến hành vào tháng 07 năm 2005 biểu thị rõ rằng 63% người Mỹ mặc dù đồng ý tiếp nhận Thuyết tiến hóa đang được dạy trong trường, nhưng đồng thời cũng tiếp nhận Thuyết sáng thế trong tôn giáo, 38% người dứt khoát chủ trương trường học chỉ dạy Thuyết sáng thế không dạy Thuyết tiến hóa.
Rất nhiều độc giả đến từ Trung Quốc Đại lục đã vô cùng kinh ngạc trước kết quả cuộc điều tra này. Kỳ thực ở những nước phương Tây tự do tín ngưỡng, có rất nhiều người không những không tiếp nhận Thuyết tiến hóa, mà còn tương phản với định hướng tư duy của Văn hóa đảng, những điều này không hề khiến những quốc gia đó trở nên lạc hậu, ngu dốt. Kỳ thực sự phát triển văn minh của những quốc gia này lại vừa hay có quan hệ mật thiết với tư tưởng tự do, mở cửa, khoan dung. Thuyết tiến hóa đến từ phương Tây, nhưng trong những người tin tưởng Thuyết tiến hóa thì tỷ lệ lớn nhất là Trung Quốc, Liên Xô cũ và những quốc gia cộng sản cũ của Đông Âu. Đặc điểm chung của những nước này là: Quyền lực quốc gia bị dùng để ngăn cấm tín ngưỡng vào Thần và nhồi nhét Thuyết vô Thần. Từ sau năm 1949 Trung Cộng vẫn liên tục đàn áp và bức hại các tôn giáo, tín ngưỡng, đồng thời nhồi nhét một cách cưỡng chế “Thuyết tiến hóa”, khiến cho rất nhiều người Trung Quốc không chỉ tự mình coi “Thuyết vô Thần” là khuôn vàng thước ngọc, mà còn đương nhiên cho rằng mọi người ai cũng vậy.
Việc Trung Cộng tiến hành nhồi nhét Thuyết tiến hóa vào dân chúng có hai mục đích, một mặt là nhằm duy hộ quyền thống trị chuyên chế của mình, bởi vì như vậy có thể trải bằng con đường để nhồi nhét cưỡng chế Thuyết vô thần, để tiện cho việc tô vẽ cho mình thành giáo chủ nhân gian chí cao vô thượng; mặt khác là vì Thuyết tiến hóa có thể cung cấp ủng hộ cho lý luận “đấu tranh giai cấp”. Marx và Engels từng nói rõ mối quan hệ giữa Thuyết tiến hóa và tín ngưỡng rằng: “Hiện nay chúng ta dùng khái niệm tiến hóa để nhìn nhận vũ trụ thì sẽ không còn bất kỳ không gian nào để dung nạp nổi một Đấng Sáng Thế hay người thống trị nào được nữa.” (Marx và Engels luận bàn về tôn giáo). Marx còn nói: “Trước tác của Đác-uyn vô cùng quan trọng, nó ủng hộ sự đấu tranh giai cấp trong lịch sử nhân loại từ góc độ khoa học tự nhiên, hoàn toàn phù hợp với quan điểm của ta.” Engels cũng nói: “[Thuyết tiến hóa là] một trong ba phát hiện khoa học lớn của thế kỷ XIX… giai cấp vô sản ưu việt sẽ chiến thắng trong cuộc đấu tranh sinh tồn này.”
Sau khi nhân loại biết suy nghĩ một cách lý trí, thì vẫn luôn tìm kiếm một vấn đề cơ bản vĩnh hằng: “Tôi là ai, tôi từ đâu đến?” Sau khi tiêu diệt các tín ngưỡng tôn giáo, Thuyết tiến hóa đã trở thành học thuyết duy nhất mà Trung Cộng có thể dùng để giải thích cội nguồn của sinh mệnh. Theo cuộc thăm dò trên mạng, thường thấy những bài phân tích của rất nhiều thầy cô giáo trung học về chương “khởi nguồn của sinh mệnh và sự tiến hóa của sinh vật” trong giáo trình sinh vật như sau: “Nó đóng một vai trò quan trọng về việc học sinh hình thành quan điểm về sinh vật tiến hóa, thiết lập quan điểm tự nhiên về Chủ nghĩa duy vật biện chứng.” Do vậy, song song với việc nhổ tận gốc Văn hóa truyền thống kính sợ Thiên mệnh của Trung Quốc, Trung Cộng còn coi Thuyết tiến hóa là “chân lý duy nhất” giải thích về khởi nguồn của sinh mệnh và nhồi nhét một cách cưỡng chế tại Trung Quốc dưới danh nghĩa “khoa học”. Ngày nay đối với rất nhiều người Trung Quốc, khi nói tới tín ngưỡng đều không hề suy nghĩ mà nói rằng: “Tôi tín ngưỡng vào Thuyết vô Thần, tôi tin vào Thuyết tiến hóa.” Dẹp bỏ sự tranh chấp giữa đúng sai của bản thân Thuyết vô Thần và Thuyết tiến hóa sang một bên, trên thực tế với tuyệt đại đa số người Trung Quốc, “tín ngưỡng” vào Thuyết vô Thần hoàn toàn không phải là tín ngưỡng mang ý nghĩa chân chính. Tín ngưỡng là sự lựa chọn tự do của tâm hồn, là nói về sự đối lập với “không tín ngưỡng”. Nhưng dưới sự khống chế cường quyền của Trung Cộng ai không tin “Thuyết vô Thần”, ai không tin Thuyết tiến hóa sẽ bị chụp những cái mũ chính trị đáng sợ như “mê tín phong kiến”, “ngu muội”, “hại dân hại nước”, “phản khoa học”, sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị cách ly khỏi “quần chúng nhân dân rộng lớn” trở thành “một nhóm nhỏ” “đối tượng cần cải tạo”. Trong hoàn cảnh như vậy, căn bản không thể nhắc tới quyền lựa chọn một cách tự do, vậy thì còn tín ngưỡng gì có thể nói tới đây?
2) Thuyết tiến hóa là giả thuyết chưa được qua kiểm chứng
Năm 1859, Đác-uyn căn cứ trên một vài trường hợp phân tán trong “Nguồn gốc của các loài” mà đường đột đưa ra giả thuyết sự tiến hóa của sinh vật, cho rằng giới sinh vật phức tạp hôm nay là từ sinh vật nguyên thủy đơn giản từng bước từng bước tiến hóa mà thành. Hơn nữa cùng với sự phát triển sâu rộng của khoa học, một số lượng lớn những phát hiện hiện thực đã đưa ra những thách thức nghiêm khắc cho Thuyết tiến hóa.
(1) Một cơ sở logic yếu ớt
Có lẽ nhiều người đều đã rất quen thuộc với “hiện tượng lại giống”. Cuốn “Tài liệu dạy học môn sinh vật trung học cơ sở” trên trang web của Nhà xuất bản Giáo dục Nhân dân đã viết như sau: “Trong nhân loại thỉnh thoảng sẽ nhìn thấy có đứa trẻ đuôi ngắn, có người lông dài, cô gái có nhiều đầu vú… Những hiện tượng này biểu thị rõ rằng tổ tiên của nhân loại có thể là động vật có đuôi, lông dài, nhiều đầu vú. Cho nên hiện tượng lại giống cũng là một chứng cứ cho sự tiến hóa của sinh vật.” Nếu theo logic này thì những hài nhi dị hình không có não còn nhiều hơn, vậy thì tổ tiên của con người không có não hay sao? Những người tứ chi tàn phế khiếm khuyết bẩm sinh, mọc thêm nhiều ngón tay, ngón chân cũng thường gặp, vậy thì tứ chi của con người là từ các loại dị hình dị dạng tiến hóa thành hay sao? Chỉ cần nhảy ra khỏi cái khung tư tưởng của Thuyết tiến hóa sẽ phát hiện ra cái gọi là “hiện tượng lại giống” chỉ là sự dị dạng và khiếm khuyết mà thôi, là phản ứng của bệnh lý đột biến gen, nếu liên hệ với tổ tiên của nhân loại thì không hề hợp lý.
Về mặt khoa học, nếu việc chứng minh của một lý luận đi ngược lại với logic thì lý luận này không thể được thành lập, nhưng logic sai lầm của con người với Thuyết tiến hóa lại không được đào sâu nghiên cứu, cũng là bởi vì nếu đào sâu nghiên cứu thì cũng chẳng có chứng cứ mà nói. Rất nhiều người khi nghe thấy những lời này thì vô cùng kinh ngạc. Kỳ thực vạch rõ vấn đề sẽ càng khiến con người ta kinh ngạc hơn.
Chứng cứ của giải phẫu học so sánh là một trong ba chứng cứ chủ yếu của Thuyết tiến hóa. Theo như giải phẫu học so sánh, trong số động vật có vú thì móng của chuột, cánh của dơi, đuôi của cá heo và tay của con người đều có kết cấu xương giống nhau. Do đó Đác-uyn suy đoán chúng di truyền từ một tổ tiên xa xưa mà thành, chỉ là trong quá trình tiến hóa do công dụng khác nhau mà phân ra ngoại hình khác nhau. Rất rõ ràng, việc dùng căn cứ giải phẫu học so sánh này làm căn cứ cho Thuyết tiến hóa đã tồn tại những lỗ hổng về logic. Vì từ giả thiết cùng một tổ tiên, dựa trên logic thì có thể suy đoán ra kết luận về sự tương tự của kết cấu xương tứ chi, nhưng ngược lại thì không nhất định đúng. Cũng giống như tủ lạnh làm lạnh có thể khiến nước đông thành đá, không đồng nghĩa với việc đá nhất định là được làm từ tủ lạnh.
Hóa thạch của sinh vật cổ cũng là một trong ba chứng cứ quan trọng của Thuyết tiến hóa. Tuy vậy người ủng hộ Thuyết tiến hóa khi muốn dùng hóa thạch của sinh vật cổ để làm chứng cứ lý luận cho quá trình tiến hóa, thì lại cần phải dựa vào mô thức tiến hóa. Ví dụ như việc xác định “người Nguyên Mưu” người vượn nổi tiếng của Trung Quốc là được suy đoán từ việc [người vượn này có] ba cái răng của loài người; sự xác nhận của người vượn Lam Điền chỉ dựa vào một cái xương hàm dưới, về người thôn Đinh, thì dựa vào ba cái răng một mảng xương hộp sọ; người Mã Bá… dựa vào một mảng xương hộp sọ không hoàn chỉnh… muốn xác nhận chúng thành cái gì thì phải hoàn toàn dùng mô thức tiến hóa [đã có sẵn]. Ở đây lộ rõ một vấn đề về logic: Những thứ từ Thuyết tiến hóa lại dùng để chứng minh Thuyết tiến hóa hiển nhiên là sự tuần hoàn của chứng cứ. Sự phát hiện ra cái gọi là vượn cổ phương Tây (người Nebraska) đã bộc lộ một cách đầy đủ sự khiếm khuyết của loại logic biện luận này. Năm 1922, nhà sinh vật học Osborne tuyên bố đã phát hiện ra một cái răng, cái răng này đồng thời mang đặc trưng của tinh tinh, người vượn và vượn người. Ông đã đặt cho chủ nhân của chiếc răng một cái tên là “người Nebraska”. Tiếp đó, những nhân sỹ tin vào Thuyết tiến hóa đã vẽ ra bức tranh tưởng tượng về người vượn này mà chỉ dựa vào một cái răng. Nhưng năm 1927, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, người ta đã phát hiện chủ nhân của chiếc răng này là một con lợn hoang châu Mỹ đã tuyệt chủng!
Vậy thì phải chăng Thuyết tiến hóa là phép quy nạp? Không phải, quá nhiều sự thực không thể quy nạp vào trong đó được.
Có người từng nói Thuyết tiến hóa là phép quy nạp, tư duy logic này hơi khó một chút, kỳ thực cũng dễ hiểu. Phép quy nạp chính là đưa ra một mệnh đề, nếu có thể quy nạp được tất cả những vấn đề mà nó bao hàm [Nói cách khác tất cả các chứng cứ trên thực tế đều thống nhất với mệnh đề đó, mà không có bất kể chứng cứ nào bác bỏ mệnh đề ấy] thì mệnh đề đó là chân lý. Nhưng với Thuyết tiến hóa có quá nhiều sự thực không thể quy nạp được [nghĩa là có quá nhiều chứng cứ đi ngược lại với thuyết tiến hóa]. Từ những căn cứ hiện nay về văn minh tiền sử, từ tốc độ tiến hóa, phương thức sản sinh theo kiểu bùng phát của các loài, xác suất tiến hóa… rất nhiều sự việc không những không thể quy nạp được, hơn nữa đều đang phủ định Thuyết tiến hóa, có thể thấy việc tìm chứng cứ để chứng minh cho Thuyết tiến hóa, là phép quy nạp là không thể thực hiện được, kỳ thực vẫn là biện luận tuần hoàn.
Phép “Biện luận tuần hoàn” tưởng như đúng mà lại là sai ấy, đã quán xuyến toàn bộ Thuyết tiến hóa này, người ta dường như đều đã vì nghe nói nhiều mà quen với điều này. Tuy nhiên khi chúng tôi phân tích một cách nghiêm túc chặt chẽ thì họ đều vô cùng kinh ngạc.
Trong giáo trình sinh vật của học sinh trung học còn có một bức vẽ về sự phát triển của một phôi, là mặt cắt thể hiện những giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển phôi thai của những động vật như cá, thằn lằn, rùa, gà, lợn, trâu, thỏ, người… Bản gốc của nó được lưu giữ tại thư viện Bodleian trường đại học London, tác giả của nó là Haeckel, một giáo sư sinh vật học tại trường đại học Jena của Đức vào thế kỷ 19. Kết luận đưa ra từ những bức vẽ này là, dù hình thái sau khi thành niên của những động vật này khác nhau, nhưng quá trình phát triển phôi đều có một giai đoạn mang hình thái tương tự nhau, bao gồm cả con người. Một giai đoạn nào đó trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật, thì hình thái của nó sẽ tái diễn lại hình thái giống như cá, chứng tỏ tổ tiên chung của chúng là động vật thủy sinh, đặc trưng của tổ tiên của chúng đều tái diễn trong quá trình phát triển của phôi. Đây chính là “quy luật tái diễn của phôi”, một trong ba chứng cứ chủ yếu ủng hộ Thuyết tiến hóa.
Kỳ thực, trong việc dùng quy luật tái diễn chứng minh Thuyết tiến hóa, cũng có thể biểu đạt một cách hình thức rằng: “Giả như Thuyết tiến hóa đã được công nhận, thì phát triển phôi sẽ tái diễn lại quá trình tiến hóa. Bởi vì quan sát phát hiện ra rằng sự phát triển của phôi có thể tái diễn lại quá trình tiến hóa, cho nên Thuyết tiến hóa là đúng.” Về mặt logic, điều này vẫn là dùng “Luận chứng tuần hoàn” dùng giả thuyết để chứng minh giả thuyết.
Năm 1997, Richardson – nhà khoa học người Anh đã hợp tác với nhiều phòng thực nghiệm thu thập nhiều loại động vật từ các chủng hệ khác nhau hơn nữa, quan sát hình thái của chúng qua các thời kỳ phát triển của phôi thai. Họ phát hiện bản đồ của Haeckel không được miêu tả dựa trên cơ sở thực tế, “Nghiên cứu của chúng tôi đã làm suy yếu một cách nghiêm trọng độ tin cậy trong những bức vẽ của Haeckel , những bức vẽ của Haeckel, nếu nói là thể hiện một thời kỳ tương tự trong quá trình phát triển phôi thai của động vật có xương sống, thì chẳng bằng nói là phôi được thiết kế theo một trình tự nhất định.” Tạp chí “Khoa học” đầy uy tín đã phát biểu một bài tổng kết chuyên về chủ đề này vào năm 1997 (Science 1997, 277:5331). Vậy vì sao kết quả nghiên cứu của Haeckel và Richardson lại khác xa nhau như vậy? Hóa ra Haeckel cố tình lựa chọn phôi của những động vật khá gần nhau, ví dụ như ông dùng thằn lằn sống trong nước để đại diện cho loài động vật lưỡng cư, mà không dùng ếch, bởi vì bản thân Haeckel biết thằn lằn giống cá hơn. Hay như nhãn cầu phôi thời kỳ đầu của gà không có sắc tố, nhưng Haeckel lại tô nó thành màu đen, khiến phôi của gà càng giống phôi những loài khác hơn. Haeckel còn đặc biệt gia công thêm yếu tố nghệ thuật vào bức vẽ phôi của con người, bỏ đi nội tạng và chân của phôi người, và biến thành giống như một cái đuôi, tương tự với phôi thai của cá.
Cùng với sự xuất hiện của di truyền học và sự phát triển của sinh vật học phân tử, đặc biệt là việc đào sâu nghiên cứu về gen, về lý luận thuyết tái diễn đã gặp phải nguy cơ trước nay chưa từng có. Hiện nay người ta công nhận đột biến gen là nguyên nhân của tiến hóa. Nếu vậy gen trước kia đã đột biến thành gen mới sao lại có thể tái hiện lại đặc trưng trước kia được?
(2) Xác suất đã phủ định hạt nhân của Thuyết tiến hóa – Cơ chế đột biến gen
Vào thời đại của Đác-uyn, khoa học phương Tây đang ở giai đoạn cơ sở, những nhận thức về hiện tượng của sinh mệnh còn rất nông cạn. Con người lúc đó đã nhìn thấy rất nhiều tạp chủng biến dị trong những loài động vật được nuôi trong nhà, liền cho rằng các loài động vật cũng có thể trở thành một loài khác, đây chính là tiến hóa. Sau này, cùng với sự phát hiện và đào sâu nghiên cứu về gen, các học giả mới nhận thức được rằng nếu gen không có sự biến đổi căn bản, thì cho dù đời sau có khác tổ tiên thế nào đi nữa, cũng không có ý nghĩa tiến hóa. Hơn nữa gen là cực kỳ ổn định, chỉ có “đột biến gen” bất thường mới có thể phát sinh cải biến, vậy mà “đột biến gen” lại trở thành hạt nhân của Thuyết vô Thần hiện đại. Đây chính là điều mà tất cả những nhà theo Thuyết vô Thần công nhận. Tại đây, chúng tôi sẽ tập trung phân tích lý luận trọng yếu này
Gen các loài có tính ổn định gần như tuyệt đối
Tính ổn định của gen là sự tất yếu nhằm duy trì sự ổn định tự thân của các loài, việc trao đổi gen của những cá thể khác nhau trong cùng một loài, hoàn toàn không thể khiến loài đó biến thành loài khác. Những chuyên gia về chăn nuôi động thực vật đều biết, phạm vi biến đổi của một loài là hữu hạn. Cuối cùng, những vật phẩm được lai tạo nếu không phải là không lớn lên được thì cũng lại trở về với dòng giống vốn có của nó. Giáo sư Mel của trường đại học Harvard gọi nó là sự cân bằng trong bản thân gen. Điều hay gặp là chó dù có lai tạo thế nào thì vẫn là chó. Điều này nói rõ rằng Thuyết tiến hóa có một chướng ngại không thể vượt qua. Về lý luận, con người mang kỳ vọng về khả năng đột phá chướng ngại này gửi gắm vào đột biến gen, đây là khả năng duy nhất.
Trên lý luận và thực tế, xác suất đột biến gen sinh ra trạng thái cao cấp hầu như là con số 0
Đột biến gen là một loại sai lệch ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình phục chế gen hoặc sửa chữa những tổn thương, cho nên còn gọi là đột biến ngẫu nhiên, bản thân đó cũng là một hiện tượng của bệnh lý, xác suất phát sinh của nó ở khoảng từ 1/10.000 tới 1/1 tỷ. Xác xuất đột biến của sinh vật giáp cốt là khá cao, khoảng chừng 1/1000, còn trong những động vật loại cao cấp thì xác suất đột biến của rất nhiều loại gen là từ 1/10.000 tới 1/100 triệu.
Đột biến gen có thể sản sinh những đặc trưng (tính trạng) cao cấp có ưu thế sinh tồn hay không? Chúng ta biết rằng về cơ bản một gen là do vài trăm cho tới vài nghìn nucleobase xếp thành, giống như trình tự phức tạp và chính xác của máy tính, tùy tiện thay đổi một, hai byte có thể sản sinh trình tự cao cấp hơn không? Đương nhiên là không thể. Đột biến gen cũng như vậy, kết quả thay đổi của nucleobase thường là những loại khiếm khuyết, dị dạng, dẫn tới tử vong, có ưu thế sinh tồn trong điều kiện tự nhiên thì không phát hiện được một trường hợp nào.
Ảnh: Epoch Times
Xác suất tính toán chỉ rõ khả năng tiến hóa của động vật nhỏ tới mức tuyệt đối không thể
Thuyết tiến hóa hiện đại dùng đột biến gen làm hạt nhân, nhưng như đã nói ở phía trên, về bản chất đột biến gen là một sự sai lệch ngẫu nhiên. Do đó nói một cách khái quát cái gọi là quá trình tiến hóa từ vượn thành người, kỳ thực là có một bộ phận vượn cổ trong mấy triệu năm, do một loạt gen phát sinh đột biến một cách “ngẫu nhiên vô tình”, “vừa hay” khiến trán của vượn cổ dần dần tăng cao, xương đuôi trở nên nhỏ đi, phần miệng thu về phía sau, dung lượng não lớn hơn, sống lưng thẳng ra… cuối cùng thành người hiện đại.
Ảnh: Epoch Times
Rất hiển nhiên, quá trình chọn lọc tự nhiên chỉ có thể quyết định cuối cùng những loại động vật nào sẽ được lưu lại, nhưng sẽ không tăng thêm xác suất về toàn bộ quá trình này. Rất nhiều học giả tiến thêm một bước tính toán và chỉ rõ, với một chuỗi liên tiếp những cái “ngẫu nhiên vô tình” này, nếu muốn mỗi cái đều phát sinh, thì xác suất của nó nhỏ đến mức gần như không có. Behe, nhà hóa học sinh học nước Mỹ đã lấy ví dụ về hàng loạt cơ chế hóa học sinh vật của máu đông để giảng về hiện tương sinh mệnh phức tạp và chính xác như vậy không thể do tiến hóa mà thành. Trong đó, xác suất để sản sinh ra một loại protein (TPA) là từ (1/10)^18 (1 phần 1 tỷ tỷ). Thông qua tính toán, ít nhất cần đến 10 tỷ năm mới có thể phát sinh (hiện nay các nhà khoa học ước tính tuổi của Hệ Mặt trời là khoảng 5 tỷ năm). Nếu như đồng thời phát sinh ra loại protein có tác dụng tương hỗ với nó, thì xác suất là (1/10)^36. (1 phần 1 tỷ tỷ tỷ tỷ) Ông nói: “Rất tiếc, vũ trụ không có thời gian để chờ đợi.”
Về sự sản sinh của sinh mệnh, Thuyết tiến hóa hiện đại cho rằng đó cũng là một quá trình tự nhiên, cho rằng vật hữu cơ và vật vô cơ đơn giản va đập vào nhau trong một điều kiện nào đó mà trở thành một phân tử lớn phức tạp trong cơ thể sinh vật, những loại phân tử lớn phức tạp lại tổ hợp diễn hóa một lần nữa hình thành nên sinh mệnh nguyên thủy. Đọc đến một chuỗi quá trình “lý tưởng hóa” như vậy, e rằng người đọc sẽ nghĩ tới vấn đề xác suất ngẫu nhiên trong đó. Nhà khoa học người anh Hoyle đã từng biểu thị: “Khả năng để chuyện trên xảy ra cũng giống như dùng vòi rồng mà cuộn hết cả một xưởng phế liệu để rồi lắp ráp ra máy bay 747 vậy.”
(3) Sự lúng túng của Thuyết tiến hóa – tầng tầng nghi vấn về thời gian biểu tiến hóa
Căn cứ vào khái niệm Thuyết tiến hóa, con người từ động vật thủy sinh nguyên thủy nhất dần dần bò lên lục địa, từ sinh vật lưỡng cư, loài bò sát, loài có vú, cuối cùng tiến hóa thành vượn tiếp đến là xuống mặt đất tiến hóa thành con người. Quá trình ở giữa đã trải qua vài trăm triệu năm. Các nhà sinh vật học dựa theo sự đơn giản tới phức tạp, từ cấp thấp đến cấp cao của sinh mệnh mà vẽ ra biểu đồ thời gian tiến hóa.
Tuy nhiên rất nhiều phát hiện của những nhà khảo cổ học đã trực tiếp phản bác luận điểm của những người ủng hộ Thuyết tiến hóa, điều này bao gồm cả những chứng cứ trực tiếp về nhân loại trong những thời kỳ xa xưa khác nhau liên tục được phát hiện tại các nơi trên khắp thế giới. Từ dấu chân của con người từ mấy vạn năm trước tới mấy trăm triệu năm trước cho đến hóa thạch xương người, đều không cách nào quy nạp nổi vào trong biểu đồ thời gian tiến hóa (Ý là không thể ăn khớp với biểu đồ thời gian của tiến hóa). Ví như, căn cứ theo báo cáo “Báo khoáng sản địa chất Trung Quốc” ngày 06 tháng 11 năm 1997, trên mặt tấm đá nham thạch kỷ Tam điệp tại huyện Phú Nguyên tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã phát hiện dấu chân của bốn người. Theo khảo cứu những tấm đá nham thạch này đã có lịch sử 235 triệu năm. Trong một bài viết đăng trên tạp chí “Người Mỹ khoa học” (Scientific American) vào tháng 06 năm 1851 đã nhắc tới một vụ nổ tại Dorchester bang Massachusetts, trong đó một bình hoa bằng kim loại do bị nổ thành hai nửa mà bay ra khỏi tấm đá. Sau khi mang hai mảng bị tách ra do vụ nổ ghép lại thì thành một bình hoa hình chuông. Bình hoa được làm từ hợp kim kẽm và bạc, nó từ chỗ sâu 4,5 m (15 thước Anh) dưới lòng đất phá đá mà ra, ước chừng là có 100 nghìn năm lịch sử.
Chỉ riêng những phát hiện khảo cổ học đã đưa ra một vấn đề đau đầu khác cho những người theo Thuyết tiến hóa, chính là hóa thạch trung gian trong quá trình tiến hóa, nói một cách nghiêm túc là không hề được phát hiện thấy. Ví dụ vấn đề từ vượn đến con người, các nhà khoa học đã phát hiện ra một vài hóa thạch, phân loại là “vượn cổ”, “vượn người”, “người vượn”, “người thông minh”, duy nhất không có hóa thạch “người giống vượn”. Việc tìm kiếm loài sinh vật quá độ “người giống vượn” được coi là “mười câu đố lớn không lời giải”. Vài lần tuyên bố tổ tiên của con người trước đó đều rất nhanh chóng bị phủ định. Ví dụ như hóa thạch “người Gia Bách” trong quá trình quá độ giữa người và vượn được phát hiện năm 1892 là do gom góp chắp vá một mảnh xương đầu và một cái xương đùi người cách đó chừng 12m mà thành, giới học thuật đã phủ định “người Gia Bách”, nhưng về phương diện giáo dục khoa học vẫn còn tuyên truyền. Cho tới năm 1984 “người Gia Bách” mới bị phát hiện mới về hóa thạch người vượn “Lucy” thay thế, nhưng trong quá trình giám định sau này người vượn Lucy cũng bị đại đa số các học giả phủ định. Các nhà khoa học đã xác định “Lucy” là một loài vượn tuyệt chủng, loài vượn cổ tại phía Nam, không hề liên quan tới con người.
Giả sử Thuyết tiến hóa là có thực thì hóa thạch trung gian lẽ ra rất dễ tìm thấy, vì sao lại không có? Mọi người hãy thử dùng giải thích của Đác-uyn: “Ghi chép về hóa thạch không hoàn thiện”. Thử đào sâu suy nghĩ một chút: nhìn từ góc độ vĩ quan, sự hình thành hóa thạch là điều phổ biến và ngẫu nhiên, sao có thể sót riêng một mình loại quá độ này?
Ba bước “quan sát, giả thiết, kiểm chứng” đến nay vẫn là thước đo rất được tuân thủ để các nhà khoa học của khoa học thực chứng phát hiện ra những quy luật tự nhiên và những định lý khoa học trừu tượng. Trong “Nguồn gốc của các loài” của Đác-uyn chỉ hoàn thành được hai bước đầu tiên. Hơn nữa trải qua sự nỗ lực mấy đời người kéo dài hơn một thế kỷ, bước cuối cùng quan trọng nhất là “kiểm chứng”, đến nay vẫn chưa có được kết quả khiến con người tin phục. Hơn nữa cùng với xu thế phát triển của các lĩnh vực khoa học hiện nay và sự giới hạn tự thân của Thuyết tiến hóa, thì bước cuối cùng để Thuyết tiến hóa có thể đi hết ba bước này đã trở nên ngày càng mờ mịt.
3) Hậu quả của việc nhồi nhét Thuyết tiến hóa
Mục tiêu của việc Trung Cộng nhồi nhét Thuyết tiến hóa và quảng bá Thuyết vô Thần của nó là đồng nhất. Theo quan điểm của Thuyết tiến hóa, con người sinh ra từ sự ngẫu nhiên của giới tự nhiên. Con người sinh ra không có mục đích, tồn tại cũng không có mục đích, mọi tín ngưỡng vào Thần đã trở thành “hư vô mờ mịt”. Hơn nữa con người chẳng qua chỉ là vượn tiến hóa mà bản chất hoàn toàn không có gì khác với những loài động vật khác. Động vật và thực vật, sinh vật và phi sinh vật cũng không có giới hạn không thể vượt qua. Cho nên theo cách nhìn của Engels, sinh mệnh chẳng qua chỉ là “một hình thức tồn tại của protein” mà thôi. Theo quan điểm này, sự tôn trọng đối với sinh mệnh trong Văn hóa truyền thống Trung Quốc đã trở thành “mê tín” không cần thiết. Quả thực, từ quan điểm của Thuyết tiến hóa thì chặt một cái cây và đánh chết một con chó, giết một con khỉ và giết chết một con người chỉ khác nhau về mức độ, hoàn toàn không hề khác nhau về bản chất, chẳng qua đều chỉ là thay đổi hình thức tồn tại của protein mà thôi.
Tháng 03 năm 2003, dịch SARS lan tới Hồng Kông. Các hãng truyền thông của Hồng Kông liên tục báo cáo về tình hình dịch bệnh. Ông Long Vĩnh Đồ, Tổng thư ký của diễn đàn Boao, cựu Phó Bộ trưởng Bộ Thương mại của Trung Cộng, đã khiển trách nói: “Giới báo chí tại Hồng Kông liên tục báo cáo về sự kiện bệnh viêm phổi trên các đầu báo trong suốt 10 ngày, 20, ngày, 30 ngày như vậy còn ai dám tới đó nữa?” “Nếu trong 6 triệu người có 50 nghìn người mắc bệnh này, thì tôi cho rằng là đáng sợ, nhưng hiện giờ mới chỉ có hơn 300 người mà đã làm như vậy rồi, tôi nghĩ là có vấn đề.” Thái độ thờ ơ vô cùng xem nhẹ sinh mệnh này không chỉ tồn tại một cách phổ biến trong những quan chức cấp cao Trung Cộng mà ngay cả người dân cũng thường bị nó hại rất nặng nề mà không hề hay biết. Từ khi Trung Cộng xây dựng chính quyền tới nay đã gây ra cái chết của hơn 80 triệu người. Hơn nữa nhiều người Trung Quốc dù đã minh bạch sự thực lịch sử này nhưng vẫn cảm thấy từng sinh mệnh qua đời ấy chẳng qua chỉ là một con số mà thôi. Thái độ coi nhẹ sinh mệnh này ắt là có quan hệ với Thuyết tiến hóa mà Trung Cộng đã nhồi nhét.
Một hậu quả khác của việc Trung Cộng không ngừng nhồi nhét Thuyết tiến hóa là khiến con người cảm thấy “khôn sống mống chết, kẻ yếu làm mồi cho kẻ mạnh ” là nguyên tắc đương nhiên. Như vậy, dưới khẩu hiệu “dân tộc”, “quốc gia” mỹ lệ đó, sự cướp bóc đối với những người yếu thế lại càng có lý do một cách đường đường chính chính như: Vì cái gọi là “phát triển”, vì cái gọi là “ổn định” thì sẽ không thể tránh khỏi hy sinh. Do đó mới có những lời tuyên bố như của viện sỹ Hà: “Ai bảo anh bất hạnh sinh ra tại Trung Quốc?” mới có những lời lẽ hùng hồn như Đặng Tiểu Bình vào ngày 4 tháng 6: “Giết 200 nghìn người, giữ gìn ổn định cho 20 năm.” Khi quy tắc này được xã hội tiếp nhận một cách phổ biến, thì lòng người trong xã hội đã mất đi hy vọng đối với công bằng chính nghĩa, thuận theo đó là hệ thống tiêu chuẩn đạo đức trượt dốc.
Ảnh: Epoch Times
4) Mục đích chân thực của việc nhồi nhét khoa học hiện đại: Đàn áp tín ngưỡng
Ngay khi mới bắt đầu xây dựng chính quyền, Trung Cộng đã không ngừng triển khai cái gọi là cuộc vận động “đánh đổ mê tín phong kiến” trên phạm vi cả nước. Mấy năm nay lại thêm vào khẩu hiệu “sùng bái khoa học”. Mười mấy năm qua tài liệu giảng dạy tại các trường học đều phải biên tập theo đại cương dạy học mà Trung Cộng đặt ra, nhằm đảm bảo rằng tri thức trong sách chỉ có thể trở thành bằng chứng ủng hộ cho “Lịch sử phát triển xã hội” và “Chủ nghĩa duy vật biện chứng” của Trung Cộng mà không xảy ra xung đột. Trung Cộng còn thiết lập “Phương pháp phổ cập khoa học kỹ thuật” chuyên biệt, hầu như tại tất cả các thành phố đều thiết lập “Viện khoa học”, “Trạm phổ cập khoa học” do chính phủ cấp vốn. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nó là phối hợp với “Trung Ương” tiến hành hoạt động “phổ cập khoa học” với quy mô lớn ở tầng cơ sở, tiến hành triển lãm “phá bỏ mê tín”, “phản đối tà giáo”. Mấy chục năm bị nhồi nhét đã khiến đại đa số đầu óc con người không chỉ thiết lập một cách kiên cố quan niệm khoa học là tối cao, mà còn đưa nó lên cao tới mức độ chính trị. Cho nên “phản khoa học”, “làm mê tín phong kiến” không chỉ là vấn đề lựa chọn tín ngưỡng cá nhân, mà là “tội ác” hại dân hại nước, thậm chí nên phải bị toàn dân cùng tru diệt.
Trên thực tế tại những quốc gia phương Tây nơi mà khoa học hiện đại còn phát triển hơn, chính phủ không hề dùng cái gậy khoa học để phê phán bất kỳ tín ngưỡng nào. Trong các trường đại học, học sinh có đầy đủ sự tự do để tổ chức những đoàn thể tín ngưỡng, chính phủ và nhà trường không những không can thiệp, ngược lại còn khích lệ sự phồn thịnh đa văn hóa. Những nước phương Tây mặc dù cũng có hoạt động phổ cập khoa học được chính phủ hỗ trợ, nhưng không hề liên can tới việc quét sạch “mê tín”, phản đối “ngụy khoa học”… Những hoạt động này thông thường chỉ là phổ cập thường thức về việc thoát thân khi gặp nạn, như ngay từ lớp mầm non, cho tới tiểu học đều có những buổi học dạy về việc thoát thân khi gặp nạn, thường diễn tập, luyện tập những kỹ năng phản ứng khi bản thân gặp phải tai nạn như hỏa hoạn, giông bão, động đất, sóng thần. Nhưng trong nội dung đại cương dạy học của Trung Cộng không có những nội dung này, thậm chí tại những khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai hoạn nạn thì những nội dung này cũng không phải là trọng điểm của viện khoa học kỹ thuật, trạm phổ biến khoa học. Sở dĩ như vậy là do mục đích mà Trung Cộng nhồi nhét khoa học hiện đại hoàn toàn không phải vì dân giàu nước mạnh, mà là vì áp chế tín ngưỡng. Tín ngưỡng của một người vốn là hành vi cá nhân, ngay cả trong Hiến pháp mà Trung Cộng đưa ra cũng không thể không thừa nhận tự do tín ngưỡng của công dân. Nhưng Trung Cộng giương cao lá cờ lớn “khoa học” là vì có thể “danh chính ngôn thuận” chụp những cái mũ chính trị như “mê tín”, “phản khoa học”, chụp những cái mũ như khiến nhân dân “ngu muội”, “lạc hậu”… Như vậy việc nhổ tận gốc tín ngưỡng đã được khoác lên chiếc áo choàng “vệ sỹ” khoa học, thậm chí còn có thể liên hệ với chủ nghĩa yêu nước, bởi vì “mê tín” sẽ khiến đất nước “lạc hậu”.
Ngay những ngày đầu xây dựng chính quyền, năm 1950, Trung Cộng đã bắt đầu giải tán những tổ chức “mê tín” với quy mô lớn trên cả nước như tổ chức Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo giáo, Phật giáo. Trung Cộng yêu cầu thành viên của những giáo hội, giáo đường, bang phái tới đăng ký với chính phủ và sửa chữa hối cải. Nếu không đăng ký đúng hạn, một khi bị tra rõ sẽ phạt rất nghiêm. Năm 1951, Chính phủ ban hành công văn rõ ràng tuyên bố những người tiếp tục những hoạt động hội môn đạo môn sẽ bị xử tử hình hoặc bắt đi tù. Theo thống kê không hoàn chỉnh, đã có không dưới ba triệu giáo đồ, thành viên nhóm hội bị bắt, bị giết.
Năm 1999, Trung Cộng bắt đầu đàn áp việc nhân dân tín ngưỡng vào Pháp Luân Công, cũng dùng khẩu hiệu “Tôn sùng khoa học, phá bỏ mê tín”, lấy danh nghĩa “phản tà giáo” để tiến hành đàn áp Pháp Luân Công, sau đó lại tiến hành trấn áp một bước nữa những môn phái khí công khác và những giáo hội ngầm. Cảnh sát bắt giữ tín đồ giáo hội ngầm của Cơ Đốc giáo thường trực tiếp lấy lý do là “Tin Thần chính là phản đảng”. Tra đến nguyên nhân căn bản thì là chính quyền độc tài Trung Cộng với cơ sở là Thuyết vô Thần quả thực không chịu được việc nhân dân tín ngưỡng vào Thần, không thể cho phép phía trên “Trung ương Đảng” còn có Thần chí cao vô thượng
Cho dù Trung Cộng thông qua việc nhồi nhét Thuyết tiến hóa và khoa học hiện đại để xác lập lý luận căn bản của nó – Thuyết vô Thần, nó thậm chí còn tạo ra một cụm từ để lừa gạt con người gọi là “Thuyết vô Thần khoa học”, tuy nhiên nếu chỉ nói về bản thân sự phát triển khoa học, nó hoàn toàn không chứng minh Thuyết vô Thần. Theo quan điểm tôn giáo chính thống, con người là do Thần tạo ra, con người phủ định sự tồn tại của Thần cũng giống như vi khuẩn được nuôi trong đĩa thủy tinh ở phòng thí nghiệm mưu đồ phủ nhận sự tồn tại của con người vậy, là vô ích. Bởi vì từ phương pháp thực chứng của khoa học hiện đại, đối với việc chứng thực Thuyết vô Thần, cần phải yêu cầu phủ định sự tồn tại của Thần tại tất cả phạm vi thời gian và không gian trong toàn vũ trụ, điều này đương nhiên cũng bao gồm cả phạm vi không gian và thời gian mà con người vĩnh viễn không nhận thức được. Vũ trụ cự đại, đa dạng, phức tạp như vậy, ai có thể bảo đảm được từ vĩ quan bao la tới vi quan vô hạn chỉ có con người là sinh mệnh cao cấp? Thậm chí ai có thể đảm bảo rằng hình thức tồn tại của sinh mệnh chỉ có thể dựa vào hình thức protein, axit amin mà chúng ta biết? Nói sâu thêm một bước nữa, vũ trụ học hiện đại cho rằng những vật chất tối chiếm 2/3 vũ trụ mà con người không thể quan sát, đo lường, tức là dù cho dùng hết kỹ thuật đo lường của nhân loại thì vẫn còn 2/3 vũ trụ chúng ta không hề biết. Vật lý lý luận hiện đại đưa ra lý luận về các tầng diện của thế giới, cho rằng vũ trụ của chúng ta không chỉ là không gian ba chiều như những gì chúng ta có thể cảm nhận được. Vậy thì ai có thể đảm bảo rằng không gian khác không có sinh mệnh cao cấp? Nếu không gian khác tồn tại sinh mệnh cao cấp, nếu họ có sự từ bi vượt rất xa so với con người, có đại trí huệ, ngộ được những chân lý của vũ trụ và có năng lực siêu phàm, vậy thì với con người mà nói, họ chẳng phải là Phật, Đạo, Thần sao? Do đó dù về logic hay về kỹ thuật mà nói, thì từ góc độ khoa học chứng minh Thuyết vô Thần là không thể làm được.
Điều cần chỉ ra là ở đây không phản đối bất kỳ một người nào tin thờ “Thuyết vô Thần”. Là một con người mà nói, tin Thần và không tin Thần lẽ ra nên là sự lựa chọn tự do không cần bàn cãi. Trong xã hội thông thường tín ngưỡng hữu Thần và vô Thần hoàn toàn có thể cùng chung sống hòa bình. Nhưng khi chính phủ dùng thủ đoạn cưỡng chế nhồi nhét Vô Thần luận trong toàn xã hội, đàn áp tín ngưỡng vào Thần khiến mất đi tín ngưỡng của cả một xã hội, tất nhiên sẽ khiến thể hệ giá trị xã hội truyền thống vốn có mất đi chỗ dựa, từ đó dẫn tới toàn xã hội trượt xuống vũng bùn của chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa túng dục.
5) Trung Cộng không coi trọng “khoa học”, chủ nghĩa Marx phản tự nhiên
Dù Trung Cộng tô trát cho mình thành vệ sỹ bảo vệ khoa học, còn đặc biệt mua chuộc một lô những chuyên gia “phản ngụy khoa học”, các cuộc “phản đối mê tín, phản đối ngụy khoa học” do chính phủ cấp vốn cực lực tuyên truyền, giọng điệu của nó còn cao hơn bất kỳ một quốc gia phương Tây có khoa học phát triển nào, nhưng cũng không thể che đậy được bản chất phản quy luật tự nhiên của Trung Cộng về cả lý luận và thực tiễn.
Năm 2006, tròn 30 năm động đất tại Đường Sơn, một bản báo cáo dài có tên “Đường Sơn cảnh thế lục” (Ghi chép về cảnh báo tại Đường Sơn) mới được công bố vào tháng 01 đầu năm đã bị bộ tuyên truyền của Trung Cộng ngấm ngầm hạ lệnh tiêu hủy. Bởi vì trong sách đã tiết lộ rằng trước trận động đất lớn, nhân viên công tác khoa học kỹ thuật của Trung Quốc đã nhiều lần dự báo chính xác tai họa sắp tới.
Ảnh: Epoch Times
Nhưng lúc đó chính quyền Trung Cộng đang hỗn loạn, sự ổn định chính trị cao hơn tất cả, không ai dám báo lên hoặc công bố dự báo về trận động đất. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất là có một người thuộc ban khoa học huyện Thanh Long, tỉnh Hà Bắc trong một trường hợp không chính thức đã nhận được báo cáo dự báo về vụ động đất của một nhân viên kỹ thuật cục dự báo động đất quốc gia, anh ta đã thông báo vụ động đất này cho từng người trong huyện. Do đó, huyện Thanh Long tỉnh Hà Bắc, cách Đường Sơn chỉ 115 km, nhưng trong trận động đất lớn vào năm 1976 không hề có một ai bị thiệt mạng. Kỳ tích này được coi là trường hợp được Ban quản lý công chúng Liên Hợp Quốc và Ban kế hoạch tổng hợp toàn cầu về khoa học thiên tai ghi chép lại.
Cho dù đã tới ngày nay, dưới sự thống trị của chính trị Trung Cộng, những việc vi phạm quy luật tự nhiên, phạm tội gây nguy hại cho tính mệnh, tài sản của nhân dân vẫn tiếp diễn không ngừng. Năm 2003, dịch SARS hoành hành toàn cầu, lần đầu tiên là vào tháng 11 năm 2002 bùng phát tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, nhưng lúc đó nội bộ Trung Cộng đang phải đối mặt với tranh chấp khi gặp vấn đề lãnh đạo đảng Giang Trạch Dân thoái vị ở đại hội ĐCSTQ lần thứ 16, vì ổn định chính quyền mà che giấu dịch bệnh, cuối cùng thì tuột mất cơ hội khống chế dịch bệnh phát tán trước dịp Tết khi mà lưu lượng phương tiện di chuyển đông đúc, khiến dịch SARS bùng phát trên toàn cầu. Ở đây đâu có chút hình bóng nào của thái độ khoa học?
Trong vòng mấy chục năm Trung Cộng đều chạy theo thành tích, vì mục tiêu chính trị điên cuồng mà làm ra vô số chuyện xuẩn ngốc phản lại quy luật tự nhiên, cuối cùng người gặp tai ương lại là người dân Trung Quốc. Ví như việc “triển khai” công trình Tam Hiệp chính là buổi biểu diễn “quyết sách khoa học” thể hiện chính trị cao hơn tất cả do Trung Cộng đạo diễn. Năm 1986, Trung Cộng quyết định tiến hành “biện luận” về công trình Tam Hiệp và hy vọng thông qua công trình vĩ đại xuyên thế kỷ này “thể hiện một cách toàn diện thành tựu của cuộc cải cách mở cửa”, triển hiện năng lực điều khiển tự nhiên của Trung Cộng, nhằm giải thích cho tính hợp pháp cầm quyền của mình. Cho nên giáo sư Hoàng Vạn Lý, chuyên gia thủy lợi nổi tiếng, người phản đối triển khai công trình, đã bị người ta cố tình không mời tham gia buổi “biện luận” cho công trình. Hoàng Vạn Lý đã vài lần viết thư cho lãnh đạo, thống thiết nói rằng công trình Tam Hiệp sẽ vô cùng nguy hại. Ông còn chỉ ra, báo cáo biện luận được công bố có vô vàn lỗ hổng, nên kịp thời dừng cương trước vực thẳm, mà thẩm tra lại từ đầu. Trung Cộng không hề có bất kỳ hồi đáp gì. Khi việc “biện luận” cho tính khả thi của công trình Tam Hiệp sắp kết thúc, vừa hay đụng phải sự kiện ngày 4 tháng 6 năm 1989, có những nhân sỹ phản đối công trình Tam Hiệp đã bị bắt vào tù, những phe phái phản đối khác cũng vì thế mà bị đàn áp. Kết luận của báo cáo của tổ biện luận môi trường sinh thái lúc đó là: Ảnh hưởng của công trình Tam Hiệp tới môi trường sinh thái là “Hại nhiều hơn lợi”. Ngoài ra ủy ban Khoa học Môi trường viện khoa học Trung Quốc, văn phòng nhóm lãnh đạo Tam Hiệp thuộc viện khoa học cũng có một nhóm chuyên gia phản đối triển khai công trình Tam Hiệp. Điều này đương nhiên không phải là chuyện khiến Trung Cộng vui mừng, cho nên vào ngày 06 tháng 07 năm 1990, trong cuộc họp báo cáo luận chứng về công trình Tam Hiệp do Chính phủ triệu tập, Phan Gia Tranh, người phụ trách kỹ thuật nhóm lãnh đạo luận chứng về tính khả thi của công trình, thay đổi kết luận “hại nhiều hơn lợi” của nhóm môi trường sinh thái biện luận về công trình Tam Hiệp trở nên lập lờ nước đôi như sau: “Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái của công trình Tam Hiệp sâu rộng và lâu dài”. Sau đó ủy ban thủy lợi Trường Giang đã viện cớ về thiếu sót trong trình tự thủ tục, cụ thể là đại cương báo cáo của nhóm biện luận môi trường nguyên sinh thái chưa báo cáo lại cho Cục Bảo vệ Môi trường Quốc gia phê chuẩn, mà phủ định báo cáo này. Chỉ một thời gian ngắn ngủi, sáu tháng sau, trong báo cáo viết lại, kết luận lại thành “lợi nhiều hơn hại”. Tháng 03 năm 1991, lãnh đạo Trung Cộng là Giang Trạch Dân ban hành chỉ thị: “Xem ra tuyên truyền về Tam Hiệp có thể dùng cách mưa dầm thấm lâu, tiến hành chút tuyên truyền chính diện rồi, cũng nên bắt đầu chuẩn bị một chút”. Cuối năm 1991 và đầu năm 1992, truyền thông Trung Quốc ồ ạt báo cáo một cách tích cực về công trình Tam Hiệp, còn những lời phản đối lại hoàn toàn bị trấn áp.
Ngày 17 tháng 05 năm 2000, giáo sư Trương Quang Đấu, người hết sức ủng hộ chủ trương triển khai công trình, sau khi phát hiện ra sai sót rằng hồ chống lũ của công trình Tam Hiệp trên thực tế không thể đạt được tiêu chuẩn thiết kế, đã dặn đi dặn lại chủ nhiệm văn phòng Ban xây dựng công trình Tam Hiệp: “Chuyện này nhất quyết không thể công khai ra ngoài xã hội.” (Cuốn tạp chí“Thăm dò về Tam Hiệp” Kỳ thứ 27)
Ngoài ra, các chuyên gia trong nước và hải ngoại đã chỉ ra, mức độ phá hoại môi trường sinh thái công trình Tam Hiệp vượt quá xa so với lợi ích kinh tế của nó, chỉ riêng tổn thất tạo thành do nước trong hồ nước Tam Hiệp khiến cho dòng nước chậm lại, khả năng tự làm sạch của nước yếu đi, chất lượng nước kém đi, vượt quá so với thu nhập kinh tế mang lại từ phát điện của công trình Tam Hiệp. Trương Quang Đấu, chủ nhân, người phê duyệt chính về môi trường trong công trình Tam Hiệp sau khi triển khai công trình vào năm 2000 lại phát hiện khu hồ Tam Hiệp bị ô nhiễm gây ra vấn đề rất nghiêm trọng, ông đã từng kiến nghị bên trên cấp tiền để xử lý vấn đề trên. Ông ước tính phải cần tới 300 tỷ Nhân dân tệ (Tạp chí “Thăm dò về Tam Hiệp” kỳ thứ 27). Điều cần chú ý là tổng đầu tư của công trình Tam Hiệp là 180 tỷ Nhân dân tệ. Do công trình nảy sinh quá nhiều vấn đề, dẫn tới sau này Trung Cộng không còn ai muốn gánh trách nhiệm này. Tháng 05 năm 2006, công trình xuyên thế kỷ này hoàn công, nhưng không một vị lãnh đạo nào của Trung Cộng tham dự buổi lễ.
Với Trung Cộng, “khoa học” và “nhà khoa học” đều chỉ là nô tài phải nghe theo yêu cầu của chính trị, khi không cần đến thì có thể đánh ngã ngay trên mặt đất, tùy ý chà đạp, đến khi cần đến lại trở thành cây gậy để tấn công những ý kiến bất đồng. Một mặt, những nhà khoa học dám nói lời thật, có nhân cách độc lập như Hoàng Vạn Lý, dưới sự thống trị của Trung Cộng thì chỉ có thể ôm hận suốt đời. Mặt khác, lại có một nhóm “nhà khoa học” giỏi thích ứng với khẩu vị của Trung Cộng, như Phan Gia Tranh, Trương Quang Đấu đã nhắc ở phía trên, đều vì “biết nghe lời” mà được trọng dụng. Khi Trung Cộng cần “giới khoa học” ủng hộ nhằm trấn áp các tín ngưỡng dân gian như Pháp Luân Công, hai người đó lại lắc mình biến thành cái gọi là người khởi phát của “Hiệp hội phản tà giáo Trung Quốc”.
Bộ tuyên truyền có phòng khoa học, quản những vấn đề hình thái ý thức trong lĩnh vực khoa học, hiện nay Hà Tộ Hưu, kẻ tiên phong trong “phản ngụy khoa học” của Trung Cộng, trong những năm 50 của thế kỷ trước đã từng là “đại tướng” của phòng đó. Thế kỷ trước, phòng khoa học thuộc Bộ Tuyên truyền đã dấy lên cái gọi là phê phán “ngụy khoa học”, làm ra hết cuộc vận động này đến cuộc vận động khác, hầu như lan tới tất cả mọi môn học về khoa học tự nhiên. Ví dụ như phê phán Học thuyết gen của Morgan, phê phán di truyền học của Mendel, phê phán kiến trúc học của Lương Tư Thành, phê phán nhân khẩu học của Mã Dần Sơ, phê phán một vài lý luận của cơ học lượng tử, phê phán Thuyết tương đối, phê phán Thuyết khống chế… Điển hình như Thuyết khống chế bị phê phán thành mưu đồ dùng “quan điểm thuần kỹ thuật để giải thích hiện tượng xã hội, từ đó mà che đậy đi nguyên nhân căn bản của sự hủ bại và sự suy tàn của xã hội giai cấp tư sản”, Enstein bị nói thành “kẻ phản động lớn nhất trong giới học thuật của giai cấp tư sản trong giới khoa học tự nhiên”, còn Thuyết tương đối thì bị nói thành “từ đầu chí cuối đều là siêu hình học chủ nghĩa duy tâm”; Thuyết Big Bang vụ nổ lớn trong vũ trụ và vũ trụ học hiện đại là “điển hình của chủ nghĩa duy tâm trong lĩnh vực học thuật”, là “cung cấp luận chứng mới cho tôn giáo và khoa học”…
Mấy chục năm nay Trung Cộng giết người, làm ra các cuộc vận động đều có lý do đường hoàng, chính là vì xây dựng cái gọi là “thiên đường nhân gian” của Chủ nghĩa cộng sản. Nhưng “Lý luận Chủ nghĩa cộng sản” — kinh điển “khoa học” mà Trung Cộng tung hô, trên thực tế lại đúng là thứ tà thuyết méo mó đi ngược lại với quy luật tự nhiên. Theo lý luận của Chủ nghĩa cộng sản, cái gọi là Chủ nghĩa cộng sản là “hình thái cao nhất” của xã hội nhân loại, cơ sở lý luận của nó là thông qua sự phát triển cao độ của sức sản xuất, của cải vật chất cực kỳ phong phú, đạt tới mức thiên hạ đại đồng “phân phối theo nhu cầu”. Nhưng điều bất hạnh là dục vọng của con người thì không có giới hạn nhưng tài nguyên thiên nhiên lại hữu hạn.
Năm 1972, câu lạc bộ Rome do những chuyên gia uyên bác trên toàn cầu tổ chức đã phát biểu bài nghiên cứu nổi tiếng “Giới hạn cực điểm của tăng trưởng” đã chỉ ra sức sản xuất của con người không thể tiếp tục tăng trưởng một cách không hạn chế, lần đầu tiên kêu gọi được sự quan tâm rất lớn của nhân loại về vấn đề môi trường và phát triển. Ngay những năm 80 của thế kỷ trước, trong bản báo cáo có sức ảnh hưởng trên toàn cầu với chủ đề “Tương lai chung của chúng ta” do “Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới” của Liên Hợp Quốc phát biểu đã chỉ ra rằng: Khủng hoảng môi trường, khủng hoảng nguồn năng lượng và khủng hoảng phát triển không thể tách rời nhau; tài nguyên và nguồn năng lượng của trái đất còn xa mới có thể thỏa mãn yêu cầu phát triển của nhân loại. Căn cứ theo đó, báo cáo đã chỉ ra khái niệm “có thể tiếp tục phát triển”. Nói cách khác, nói là do mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của con người và tài nguyên hữu hạn của trái đất, đạt được cái gọi là sự phong phú cực đại về vật chất của cải “phân phối theo nhu cầu” là điều không thể. Khi Marx nêu ra lý luận Chủ nghĩa cộng sản, nhân loại đang ở thời kỳ đầu công nghiệp hóa, nhận thức về mối quan hệ giữa con người và môi trường vô cùng kém. Đảng Cộng sản lại dùng lý luận “Chủ nghĩa cộng sản” do Marx đề ra vào hơn 100 năm trước là chân lý chuẩn cho cả bốn bể, điều này bản thân nó là thái độ ngu xuẩn và phục tùng mù quáng.
6) Việc nhà khoa học tin vào Thần không hề là trở ngại ngăn cản thành tựu khoa học của họ
Khi Giang Trạch Dân viếng thăm nước Mỹ đã hỏi tổng thống Clinton của Mỹ: Vì sao khoa học nước Mỹ lại phát triển như vậy mà vẫn có nhiều người tín ngưỡng tôn giáo? Đây chính là một trong những ví dụ điển hình cho sự ngu dốt vô tri của nhà lãnh đạo Trung Cộng. Kỳ thực, mỗi một người Trung Quốc cũng nên hỏi Trung Cộng xem nó dốc toàn lực để nhồi nhét khoa học hiện đại, tuyên truyền cái gọi là “Thuyết vô Thần khoa học” mấy chục năm nay, vì sao đường đường một nước lớn với 1,3 tỷ dân lại không có lấy một người đạt giải Nobel? Ngược lại, những người Hoa tại hải ngoại đạt giải Nobel lại vừa khớp là đều chưa từng bị Trung Cộng nhồi nhét? Kỳ thực chính là do Trung Cộng nhồi nhét khoa học hiện đại, hoàn toàn không phải là vì phát triển khoa học kỹ thuật của Trung Quốc, thực chất là vì đàn áp tín ngưỡng, kìm kẹp tự do tư tưởng. Nhưng điều cần cho sáng tạo khoa học chính là một môi trường tư tưởng tự do. Phương thức nhồi nhét của Trung Cộng lại cực lực đối lập với khoa học và tín ngưỡng, hình thành một lối tư duy cứng nhắc trong đầu óc nhân dân, cho rằng tín ngưỡng vào Thần nhất định sẽ dẫn đến sự ngu dốt, dẫn đến “phản khoa học”, miêu tả những tín đồ tôn giáo là một nhóm người bị lừa gạt, văn hóa chẳng có là mấy và tìm kiếm sự an ủi tâm linh.
Trên thực tế, lần giở lịch sử chúng ta sẽ thấy được rằng, những nhà khoa học vĩ đại trong thời kỳ khoa học phát triển đỉnh cao, gồm Copernicus, Descartes, Galileo và Newton đều tự xưng mình tuyệt đối tin vào Sáng Thế Chủ, cho rằng thế giới này, kiệt tác của Thần là có quy tắc khuôn phép mà cần phải tuân theo, đang đợi các nhà khoa học đi phát hiện chứng thực. Nghiên cứu khoa học và tín ngưỡng vào Thần của cá nhân không phải là mối quan hệ như nước với lửa mà Đảng Cộng sản tuyên truyền. Có một sự thực không thể phủ nhận được là, có một lượng lớn những nhà khoa học lớn lưu danh sử sách là người “hữu Thần luận” có tín ngưỡng tôn giáo, như Kepler – người đặt nền móng cho thiên văn học hiện đại, Boyle- nhà tiên phong của hóa học hiện đại, Faraday – người phát hiện ra nguyên lý điện phân, Morse – nhà phát minh ra điện báo, Maxwell – người tổng hợp lý luận điện từ, Jun – người phát hiện ra sự tương đương giữa cơ và nhiệt, Dalton – người được vinh danh là cha đẻ của lý luận nguyên tử, Mendel – người đặt nền móng cho di truyền học hiện đại, Fleming – người phát minh ra thuốc kháng sinh Penicillin, Pasteur – người sáng lập ra ngành vi sinh vật học, họ đều là những tín đồ tôn giáo rất thành kính.
Một điều đáng nhắc tới là Newton – bậc thầy của vật lý cổ điển, là một tín đồ Cơ Đốc thành kính, Trung Cộng không thể che đậy một sự thật được cả thế giới công nhận, cho nên trong sách giáo khoa cố ý nói thành những năm cuối đời Newton đã dấn thân vào tôn giáo và do vậy không có thêm sáng tạo gì, khiến con người hiểu lầm rằng rất nhiều phát hiện khoa học những năm đầu được dẫn dắt bởi thế giới quan của “Thuyết vô Thần”, còn những năm cuối đời họ tín ngưỡng tôn giáo đã gây trở ngại cho việc sáng tạo khoa học. Nhưng sự thực là Newton đã sớm là một tín đồ Cơ Đốc trước khi làm việc nghiên cứu khoa học rất lâu, mà cả đời ông tín ngưỡng vào Thần không hề thay đổi. Khi Newton còn học tại trường Cambridge, ông đã là một tín đồ Cơ Đốc thành kính. Ông thường hay viết những lời cầu nguyện của mình vào những chỗ trống trong sổ tay hay sách vở, thậm chí đến nay vẫn còn lưu giữ rất nhiều trong viện bảo tàng Anh. Ông cũng thường cùng với người bạn cùng phòng tên là Andrew Wiggins ra ngoài phân phát Thánh kinh cho người nghèo, gửi phúc âm tới cho họ. Cho nên ngoài tiền thuê phòng và tiền ăn, tiền mua kinh sách để phân phát đã trở thành chi phí lớn nhất trong cuộc sống thời học sinh của ông. Thậm chí những suy ngẫm về khoa học của Newton cũng có mối quan hệ không thể tách rời với những lời cầu nguyện trong cuộc sống của ông. Ông thường nghĩ tới khoa học trong dòng suy nghĩ về tín ngưỡng, trong dòng suy nghĩ về khoa học ông cũng nhớ tới tín ngưỡng. Đến nỗi sau này giáo sư Manuel khoa lịch sử trường đại học New York trong cuốn “Newton truyện” của mình đều nói: “Khoa học cận đại khởi nguồn từ những mặc niệm của Newton về Thượng đế.”
Theo tiến sỹ Harriet Chad Zuckerman của trường Đại học Columbia nước Mỹ, năm 1977 trong tài liệu thống kê nổi tiếng của mình “Anh tài khoa học – những người đoạt giải Nobel nước Mỹ”, từ khi thiết lập giải Nobel năm 1901 đến nay, trong 286 nhà khoa học đã đạt giải khoa học của nước Mỹ, 73% người đạt giải là tín đồ Cơ Đốc, 19% là tín đồ Do Thái. Richard Feynman – nhà vật lý học nổi tiếng từng đoạt giải Nobel đã nói: “Rất nhiều nhà khoa học quả thực vừa tin tưởng khoa học vừa tin vào Thượng đế, mà hai điều này lại có thể thống nhất một cách hoàn mỹ.” Von Braun – nhà khoa học hàng không hiện đại đã từng viết một đoạn như sau, có lẽ có thể coi là lời giải thích cho Feynman: “Sự thần kỳ vô biên của vũ trụ chỉ có thể chứng thực đức tin của chúng ra rằng, chắn chắn có Đấng sáng thế. Tôi phát hiện ra rằng, việc lý giải một nhà khoa học không thừa nhận tính siêu thường của vũ trụ và một nhà thần học phủ nhận sự tiến bộ của khoa học đều khó như nhau”
7) Khoa học thực chứng không phải là phương thức duy nhất khám phá về quy luật của vũ trụ
Ngày 01 tháng 03 năm 1994 khi chính thức bắt đầu khai quật tượng binh mã hầm số 2 của Tần Thủy Hoàng, các nhà khoa học khảo cổ đã phát hiện một lô kiếm đồng xanh trong hầm thứ 2, trên thanh kiếm có 8 hình lăng diện. Nhà khảo cổ học dùng thước kẹp đo đạc phát hiện 8 hình lăng diện chỉ sai lệch không đến một sợi tóc. 19 thanh kiếm đồng xanh đã được khai quật, thanh nào cũng như vậy. Điều càng khiến con người thấy kỳ lạ là chúng vùi sâu trong đất sét đã hơn 2.000 năm vậy mà khi được khai quật vẫn sáng bóng như mới, sắc bén vô cùng. Sau khi nhân viên nghiên cứu khoa học kiểm nghiệm, thì phát hiện trên bề mặt thanh kiếm có một tầng hợp chất crom dày 10 micro-met. Phát hiện này lập tức chấn động thế giới, bởi vì cách xử lý oxy hóa crom này là công nghệ tiên tiến đến thời cận đại mới xuất hiện, lần lượt phát minh tại Đức năm 1937, tại Mỹ năm 1950 và đã được cấp quyền sở hữu sáng chế.
Có một sự trùng hợp kỳ lạ là khi nhân viên khảo cổ dọn dẹp hầm số 1 của Tần Thủy Hoàng lần thứ nhất đã phát hiện một thanh đồng xanh bị một bức tượng gốm nặng tới 150 kg đè cong, độ cong của nó vượt quá 45 độ, sau khi mọi người di chuyển bức tượng gốm đi thì một kỳ tích khiến người ta phải kinh ngạc đã xuất hiện: một thanh kiếm bằng đồng xanh vừa hẹp vừa mỏng trong nháy mắt đã đàn hồi thẳng trở lại, khôi phục lại một cách tự nhiên. “Hợp kim nhớ được hình trạng” trong mơ của các nhà luyện kim học đương đại lại xuất hiện trong hầm mộ cổ đại hơn 2.000 năm trước. “Hợp kim nhớ được hình trạng” ngày nay có rất nhiều tác dụng, ngay cả áo ngực của phụ nữ cũng dùng tới, cũng chính là “gọng ôm giữ hình trạng”, nhưng nào ai nghĩ tới, văn minh khoa học những năm 80 thế kỷ trước vì sao lại xuất hiện vào hơn 200 năm trước Công nguyên.
Chúng ta hãy thử đặt một giả thiết, giả như kỹ thuật đúc kim thần kỳ kể trên hoàn toàn không hề lưu trên vật thể thực mà chỉ là ghi chép trong sách cổ của Trung Quốc. Hơn nữa trong khi nhân loại hiện đại chúng ta ở đầu thế kỷ trước cũng chưa phát minh ra kỹ thuật tương tự thì lại phát hiện ra những ghi chép trong sách cổ này. Theo cái mà Trung Cộng gọi là quan điểm “kế thừa một cách phê phán” văn minh cổ đại Trung Quốc rằng: kỹ thuật mà ngay cả người hiện đại cũng không thể thực hiện được lại xuất hiện trong sách cổ, thì đó nhất định là “mê tín” hoặc “tưởng tượng nghệ thuật”. Đồng thời những kẻ tay sai “phản ngụy [khoa học]”, “chống giả” cũng nhất định sẽ trích dẫn căn cứ, luận chứng cho lời lẽ dối trá của nó.
Trên thực tế, đây chính là do Trung Cộng nhồi nhét khoa học hiện đại một thời gian dài khiến cho mọi người có biểu hiện tư duy cứng nhắc sùng bái khoa học hiện đại thực chứng là chân lý duy nhất. Những người chịu ảnh hưởng của tư tưởng này sẽ nhất loạt bài xích những lĩnh vực khoa học chưa được khám phá, những hiện tượng không thể giải thích được, thậm chí còn chụp lên cái mũ “ngụy khoa học” và “mê tín”.
Khoa học kỹ thuật cổ đại Trung Quốc hoàn toàn không đi theo con đường khoa học thực chứng của phương Tây, nhưng có thể căn cứ vào đó mà coi đó là hoang đường? Từ trong giả thiết nêu trên, chúng ta không khó nghĩ được rằng trong di sản văn hóa tổ tiên Hoa Hạ mấy nghìn năm lưu lại biết bao nhiêu bao nhiêu những cái gọi là “mê tín” ấy, nhất định cũng có những tinh túy văn minh cổ đại mà khoa học hiện đại không thể nhận thức được. Trung y cổ đại đã phát hiện ra kinh lạc, phát minh ra châm cứu, ngày nay khoa học hiện đại đã áp dụng các phương pháp như đo lường điện trở da để chứng thực sự tồn tại khách quan của kinh lạc và huyệt vị, tác dụng của Trung y cũng được Tổ chức Y tế Thế giới thừa nhận và đánh giá cao. Kinh mạch, huyệt vị của cơ thể người thực tế là một đặc trưng của sinh mệnh, chỉ thể hiện trên thân người sống, sự vận hành của kinh lạc cũng chịu ảnh hưởng của tinh thần con người, hơn nữa hầu như không có đặc trưng kết cấu giải phẫu. Theo con đường khoa học thực chứng, dùng phương pháp giải phẫu của Tây y là căn bản không thể nào phát hiện được. Đặc biệt là người xưa còn dùng ngũ hành sinh khắc trong thiên can địa chi đã phát hiện ra quy luật huyệt vị đóng mở và năng lượng thay đổi theo thời gian, từ đó mà ứng dụng vào trị liệu lâm sàng và thu được hiệu quả trị liệu rõ rệt. Đây càng là điều mà Tây y lấy giải phẫu làm cơ sở khó có thể có hi vọng theo kịp. Thực tế cổ nhân Trung Quốc đã thông qua đả tọa tu luyện mà quan sát được sự vận hành của kinh mạch. Lý Thời Trân thời Minh trong “Kỳ kinh bát mạch khảo” đã nói: “Nội cảnh toại đạo, duy phản quan giả năng chiếu sát chi” (Đường ngầm nội cảnh duy chỉ có quan sát ngược lại mới có thể quan sát được nó). Khoa học cổ đại Trung Quốc chú trọng “Thiên nhân hợp nhất”, coi thân thể vật chất của con người, tinh thần của con người và toàn vũ trụ là một thể hữu cơ mà trực tiếp tiến hành nghiên cứu tổng thể.
Điều hiển nhiên là một khi cần đưa hoạt động tinh thần của bản thân nhân loại vào hoàn cảnh chỉnh thể của đối tượng mà nghiên cứu, thì những biện pháp như quá trình thí nghiệm lặp lại, phân tích hoàn nguyên mà khoa học thực chứng cần đều không còn thích hợp. Từ điểm này mà xét, những người vung cây gậy khoa học thực chứng đánh vào văn hóa tu luyện truyền thống của Trung Quốc, tự coi là mình nắm vững chân lý, trên thực tế lại chính là bị Văn hóa đảng che mắt hoàn toàn, họ đã làm tôn giáo hóa, uy quyền hóa, thậm chí là chính trị hóa khoa học hiện đại.
8) Tính hạn chế của khoa học thực chứng
Do khoa học hiện đại đã thẩm thấu vào hầu như mọi lĩnh vực có liên quan tới cuộc sống của con người, điều này khiến Trung Cộng rất dễ dàng dùng phương thức tư duy cứng nhắc để nhồi nhét khoa học hiện đại, đến nỗi rất nhiều người đã coi khoa học hiện đại cũng giống như chân lý một cách không tự biết, còn “không khoa học” lại trở thành một danh từ đồng nghĩa với sai lầm. Trên thực tế từ khoa học (Science) bắt nguồn từ trong chữ La tinh “Scientia”, nghĩa nguyên gốc là “học vấn”, căn bản là chuyện khác với chân lý. Nói rộng ra, khoa học chính là phương pháp thăm dò và không ngừng tiếp cận với quy luật của vũ trụ mà từ đó hình thành thể hệ tri thức. Khoa học hiện đại là một bộ phương pháp và thể hệ tri thức của nó. Khoa học hiện đại là lấy hình thứclogic và phương pháp thực chứng làm cơ sở để nhận thức và tìm kiếm quy luật của thế giới vật chất, ở đây chúng tôi gọi nó là khoa học thực chứng. Từ nghĩa này mà giảng, khoa học thực chứng hoàn toàn không đồng nghĩa với chân lý cuối cùng, nó lẽ ra nên luôn sẵn sàng chuẩn bị tiếp thụ kiểm nghiệm của sự thực mới, thuận theo sự phát triển nhận thức của con người và phát triển của bản thân sự vật. Đồng thời chúng ta cũng không thể đảm bảo rằng phương pháp tìm kiếm của khoa học thực chứng hiện đại là phương pháp duy nhất để tìm kiếm chân lý của vũ trụ.
Đồng thời với sự phát triển nhanh chóng, khoa học hiện đại cũng đã dần dần mang tới cho nhân loại nhiều vấn đề đau đầu. Một lớp những nhà khoa học có tầm nhìn xa đã bắt đầu nhận thức được giới hạn của khoa học hiện đại. Cơ sở triết học của khoa học thực chứng đến từ phương Tây, là phân chia một thế giới hoàn chỉnh thành hai phạm trù độc lập: vật chất và tinh thần, do đó mà quan niệm về tự nhiên được thiết lập đã phân tách con người và tự nhiên, con người và thế giới, tâm và vật. Hậu quả của nó chính là không thể chứng minh được bản chất của hoạt động tinh thần, mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, tác dụng của tinh thần với vật chất, mà sinh mệnh của con người là một thể hợp nhất giữa tinh thần và vật chất.
Như vậy, hoạt động tinh thần nằm ngoài tầm mắt của khoa học thực chứng hiện đại, đạo đức lại chỉ là thuyết giáo thuần túy không có cơ sở vật chất, con người và tự nhiên cũng không còn là một thể hoàn chỉnh. Một trong những hậu quả của nó chính là sự đối lập giữa con người và tự nhiên. Sự phát triển của khoa học do con người đóng vai trò chủ đạo lại có tính mù quáng rất lớn. James Watt phát minh ra động cơ hơi nước, từ đó đã khởi phát Cách mạng Công nghiệp mang lại một thời đại mới sử dụng nguồn năng lượng nhiên liệu hóa thạch với quy mô lớn. Ai cũng không thể nghĩ được rằng nhân loại 200 năm sau sẽ vì vậy mà rơi vào khó khăn do hiệu ứng nhà kính. Thuốc sát trùng nhân tạo DDT từng được cho là phúc của nhân loại, bởi vì có thể khiến cho mùa màng tránh được sâu hại, nhưng điều mà người ta không nghĩ tới là, một số năm về sau côn trùng sản sinh ra tính kháng thuốc, mà trong đồ ăn của con người lại phát hiện thấy DDT, điều làm người ta sợ hãi hơn là trong cơ thể thanh thiếu niên, thậm chí trong sữa mẹ cũng phát hiện được DDT. Còn cô-ca-in lại là loại thuốc công hiệu dùng gây mê cục bộ trong lâm sàng, vì phát hiện ra nó mới có nhiều hơn những sinh mệnh được cứu ở phòng mổ. Nhưng ngày nay số người hút cô-ca-in đã lên đến hàng chục triệu, chúng ta thậm chí có thể nói một cách không hề quá: Cô-ca-in hủy diệt sinh mệnh còn nhiều hơn cả số người nó cứu được. Khi Enstein phát hiện ra phương trình chuyển hóa giữa năng lượng và khối lượng(E=MC^2), ông tuyệt đối không nghĩ tới vài chục năm sau “uy hiếp hạt nhân” lại trở thành thanh gươm Damocles treo lơ lửng trên đầu nhân loại.
Enstein từng nói: “Khoa học là một công cụ có sức mạnh. Dùng nó như thế nào, rốt cuộc là nó mang lại hạnh phúc hay mang lại tai nạn cho con người, hoàn toàn quyết định ở bản thân mình, chứ không quyết định bởi công cụ.” Theo Enstein, khoa học đối với nhân loại là phúc hay là họa, không thể giải quyết từ bản thân khoa học, chỉ con người tự mình mới có thể giải quyết. Về điểm này thì ông nghĩ, ngoài tôn giáo truyền thống ra còn có điều gì có thể tốt đẹp phù hợp hơn? Ông nói: “Nếu chúng ta cắt bỏ hết thảy tất cả những thứ sau này phụ thêm vào, đặc biệt là những thứ mà các giáo sỹ truyền giáo đó thêm thắt vào trong Do Thái giáo vốn được những nhà tiên tri kiến lập và Cơ Đốc giáo do Jesus truyền, vậy thì sẽ lưu lại những giáo nghĩa có thể chữa trị mọi bệnh tật của xã hội nhân loại.” Tại đây Enstein đã nhận thức được sự giới hạn bởi việc khoa học hiện đại tách rời tinh thần và vật chất mang tới.
Đối với người dân bình thường, đặc biệt là rất nhiều người dân do bị Trung Cộng nhồi nhét Văn hóa đảng mà tin rằng khoa học hiện đại không gì là không thể làm được, thì đều chưa nhận thức được đủ các loại khủng hoảng mà sự phát triển của khoa học hiện đại mang lại cho nhân loại. Rất nhiều những nhà khoa học tỉnh táo đã nhận thức được vấn đề này. Năm 1992, Liên Hợp Quốc đã tổ chức Hội nghị Môi trường và Phát triển thế giới tại Rio de Janeiro thuộc Brazil, với sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia. Một bức thư có chữ ký của hơn 120 người đoạt giải Nobel đã được đưa tới hội nghị, khiến mọi người bừng tỉnh. Trong bức thư viết: “Nhân loại và tự nhiên đã ở vào thế xung đột mãnh liệt. Những hoạt động của nhân loại đã phá hoại nghiêm trọng môi trường và những tài nguyên trọng yếu, mà kiểu phá hoại này thường thường là không thể khôi phục lại. Nếu không kiểm điểm lại thì rất nhiều hoạt động của chúng ta sẽ đặt tương lai của xã hội nhân loại và vương quốc của các loài động thực vật mà chúng ta hy vọng vào tình thế cực kỳ nguy hiểm. Hơn nữa có thể còn khiến cả thế giới sinh mệnh này trở thành một thế giới không thể duy trì bất kỳ phương thức sinh mệnh nào mà chúng ta biết. Nhằm tránh những xung đột sắp tới, việc cải biến về bản chất (những hoạt động của con người) đã vô cùng cấp bách.”
Điều cần nói rõ là chúng tôi không có ý chỉ trích khoa học hiện đại. Việc chỉ ra sự hạn chế của khoa học hiện đại là nhằm làm rõ những hiểu lầm do Văn hóa đảng tạo thành, phơi bày mục đích thực sự của việc Trung Cộng nhồi nhét khoa học hiện đại chính là đàn áp tín ngưỡng, nhồi nhét Thuyết vô Thần, cuối cùng đạt được mục đích cải tạo tư tưởng.
========
Văn hóa Trung Hoa 5.000 năm dựa vào mối quan hệ giữa Trời đất, Thần linh và con người mà xác lập một hệ thống những giá trị từ trên xuống dưới, kính sợ Thần minh, tin vào Thiên mệnh và thiện ác báo ứng, coi trọng việc thuận theo Thiên đạo, phản bổn quy chân là giá trị hạt nhân của Văn hóa truyền thống. Trung Cộng giương cao lá cờ lớn “tôn sùng khoa học”, “phá bỏ mê tín phong kiến”, hạ thấp những giá trị cốt lõi này cho là “cám bã phong kiến”, đồng thời thông qua thủ đoạn nhồi nhét Thuyết tiến hóa chưa qua chứng thực và nhồi nhét khoa học thực chứng đã bị phiến diện hóa, tôn giáo hóa, dựa vào bạo lực đấu tranh chính trị tàn khốc mà đạt được mục đích quảng bá Thuyết vô Thần và triết học đấu tranh. Mặc dù Trung Cộng ngày nay nhằm tô vẽ cho bộ mặt của nó cũng đành phải ra vẻ tôn sùng Văn hóa truyền thống, nhưng do cơ sở của Thuyết vô Thần đã được xác lập tại Trung Quốc, nên tín ngưỡng vào Thần hầu như đã trở thành sự “mê tín ngu muội” mà ai cũng chê cười. Dù nó tu sửa bao nhiêu đền chùa, thành lập bao nhiêu “Học viện Khổng Tử”, đưa ra bao nhiêu khẩu hiệu dễ nghe như “bát vinh bát nhục”, “xây dựng xã hội hài hòa” thì thần vận của văn hóa Trung Hoa sớm đã bị Trung Cộng xóa bỏ. Hình thức văn hóa mất đi giá trị nội hàm chỉ có thể giống như nước không có nguồn, cây không có cội.
Trung Cộng mượn oai bạo lực để cưỡng chế cải tạo tư tưởng của mọi người bằng “Thuyết vô Thần”. Văn hóa truyền thống kính Thiên kính Thần, đạo pháp tự nhiên hầu như đã bị Trung Cộng nhổ bật tận gốc, đến nỗi trật tự xã hội ngày nay cũng được duy trì chỉ nhờ vào chút quan niệm đạo đức truyền thống mà người già để lại, còn văn hóa và đạo đức thiếu hụt tín ngưỡng đã trở nên nhợt nhạt và yếu đuối, bất kỳ lúc nào cũng có thể bị Chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa công danh lợi lộc và chủ nghĩa túng dục hoành hành tràn lan nhấn chìm một cách triệt để… Khi những giá trị đạo đức tốt đẹp của Hoa Hạ bị rửa sạch bong, khi tín ngưỡng thiện ác hữu báo bị hạ thấp tới mức không đáng giá một xu, con người không còn tìm kiếm giá trị của sinh mệnh, cũng không cần theo đuổi sự hoàn thiện về nhân cách, trong tâm người ta không còn một chút kiêng dè kiêng kỵ gì, chỉ còn lại “sự phóng túng”, “sống vì trước mắt”, sự thỏa mãn của cảm quan và sự theo đuổi vô độ với dục vọng. Kết quả việc cải tạo tư tưởng của Trung Cộng đã khiến tâm linh người Trung Quốc không còn chốn về, khiến dân tộc Trung Hoa mất đi cái gốc của sinh mệnh.
Ảnh: Epoch Times
Bản gốc: http://www.epochtimes.com/gb/6/9/30/n1471592.htm