Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Chương 6: Những ngôn từ của đảng đã trở thành thói quen (phần hạ)(audio)



Ảnh: Epoch Times

Mục lục

4. Sự hình thành của ngôn từ của đảng  đã trải qua quá trình thanh lọc quy mô lớn

1) Nguồn gốc của ngôn từ của đảng

2) Sự hình thành và phát triển của ngôn từ của đảng

3) Ngôn từ của đảng mang tính giai đoạn và ngôn từ của đảng mang tính chế độ

4) Mối quan hệ giữa ngôn từ của đảng và ngôn từ bình thường

5) Ngôn từ của đảng thực chất là ngôn từ của xã hội đen được Trung Cộng cưỡng chế truyền bá cho toàn thể thành viên xã hội

5. Đặc trưng của ngôn từ của đảng

1) Trung Cộng lũng đoạn quyền định nghĩa từ ngữ

2) Tính đa tầng nghĩa và tính lừa gạt của ngôn từ của đảng

3) Tính trừu tượng và tính ngụy biện của ngôn từ của đảng

4) Tính tiếp thu và tính sáng tạo ngôn từ của đảng

6. Hậu quả của việc phổ biến ngôn từ của đảng

1) Hiện thực mất nước qua văn hóa – ngôn ngữ

2) Ngôn từ của đảng cưỡng chế thay đổi cuộc sống của người Trung Quốc

3) Ngôn từ của đảng – cái nhìn phiến diện của người Trung Quốc hiện nay

Lời kết: Thanh trừ ngôn từ của đảng, nói ngôn từ của người bình thường

1) Phân biệt ngôn từ của đảng như thế nào

2) Chú ý hiện tượng “bối cảnh hóa của ngôn từ của đảng”

3) Tìm kiếm chân tướng, hiểu chân tướng, truyền rộng chân tướng

========

4. Sự hình thành của ngôn từ của đảng đã trải qua quá trình thanh lọc quy mô lớn

Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ là một quá trình tự nhiên. Tính ổn định cao của hệ thống chữ Hán có tác dụng hết sức quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và thống nhất của nền văn minh Hoa Hạ. Đối với một quốc gia có bề dày truyền thống lịch sử như Trung Quốc, sự quy phạm về ngôn ngữ, sự cẩn trọng và đúng mực về hành vi, đã trở nên hết sức trọng yếu, trở nên đặc biệt quan trọng.

Tuy nhiên, xuất phát điểm của các chính sách của Trung Cộng lại không phải nhằm mục đích gìn giữ sự toàn vẹn và thuần chính của văn hóa chính thống. Hoàn toàn ngược lại, để phá bỏ tất cả những chướng ngại trên con đường thiết lập ách thống trị độc tài của nó, Trung Cộng cần phải nhanh chóng hoàn thành việc phủ nhận văn hóa truyền thống, đồng thời nhồi nhét vào đầu người dân các tà thuyết như thuyết vô thần, thuyết tiến hóa, triết học đấu tranh. Do vậy, Trung Cộng đã huy động chính quyền quốc gia để tiến hành cuộc chỉnh lý ngôn ngữ trên quy mô lớn. Huy động bộ máy quốc gia dùng mọi thủ đoạn để tuyên truyền ngôn từ của đảng khắp toàn quốc, đây là đặc điểm căn bản của việc xây dựng hệ thống ngôn từ của đảng.

1) Nguồn gốc của ngôn từ của đảng

Nói một cách khái quát, ngôn từ của đảng có sáu nguồn gốc chủ yếu: phiên dịch hàng loạt, do lãnh đạo tối cao của đảng sáng tác ra, sinh ra đồng thời với các tổ chức, biên tập có hệ thống, sự tô vẽ của các nhà văn, sự hợp tác của quần chúng.

Chủ nghĩa Marx – Lenin là một loại học thuyết ngoại lai, ngôn từ của đảng thời kỳ đầu tất nhiên phải dùng sách phiên dịch để làm phương tiện truyền đạt. Cuốn “Thiên diễn luận” [4] xuất bản năm 1897 đã lần đầu tiên truyền bá học thuyết Darwin vào Trung Quốc, làm nền móng cho sự truyền bá của chủ nghĩa Mác-xít. Năm 1919, bản dịch hoàn chỉnh đầu tiên của “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” xuất hiện trên tạp chí “Thanh niên mới”, ngôn từ của đảng bắt đầu bám rễ vào mảnh đất Trung Hoa. Sau khi thành lập, một phần công việc chính của Trung Cộng là phiên dịch các tác phẩm của Marx, Engels, Lenin, Stalin, các văn kiện của Đảng Cộng sản Liên Xô cũng như tập trung thành lập các “phòng biên dịch”, “cục biên dịch”,v.v..Ông Vương Thực Vị – người bị giết ở Diên An, đã từng làm việc tại “Phòng biên dịch học viện Marx-Lenin Trung ương Trung Cộng”. Những từ vựng cơ bản trong hình thái ý thức của Trung Cộng như “Chủ nghĩa Cộng sản”, “giai cấp vô sản”, “chủ nghĩa duy vật lịch sử”, “đấu tranh giai cấp”,… đã ra đời từ những cuốn sách dịch này.


Ảnh: Epoch Times

Lãnh đạo tối cao của Trung Cộng cũng là tác giả chính của ngôn từ của đảng. Mao Trạch Đông từng nói rằng phải “kết hợp chân lý phổ quát của chủ nghĩa Mác-xít với thực tiễn cách mạng Trung Quốc”, từ giữa những năm 30, ông ta đã bắt đầu sáng tạo một cách có ý thức những ngôn từ mang đậm màu sắc của đảng. Những lãnh đạo cùng thời hoặc sau thời của Mao cũng bắt chước làm theo, với ý đồ thông qua các “từ mới” này để đặt định ra địa vị quyền uy cho lý luận của mình, từ đó mà giữ vị thế bất bại trong các cuộc đấu tranh nội bộ đảng. “Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác-xít”, “tiếp tục sự nghiệp cách mạng trong điều kiện chuyên chính của giai cấp vô sản”, “phe nắm quyền đi theo con đường chủ nghĩa tư sản”, “bốn kiên trì”, “xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc”, “phản đối tự do hóa của giai cấp tư sản”, “tam giảng”, “tam đại biểu”, “xã hội hài hòa”, “bát vinh bát nhục” đều là những từ mới do lãnh đạo đảng sáng tạo ra. Cần chỉ ra rằng, là một chỉnh thể, Trung Cộng cần phải tạo căn cứ hợp pháp cho nó, cá nhân lãnh đạo Trung Cộng cũng cần phải tạo căn cứ hợp pháp cho họ. Do hầu hết các đời lãnh đạo Trung Cộng đều gây nợ máu, nên người kế nhiệm phải giữ một khoảng cách nhất định với người tiền nhiệm, nhưng họ lại không thể vượt quá giới hạn mà chỉnh thể Trung Cộng đã định ra từ trước. Hoa Quốc Phong [5] chính vì không dàn xếp tốt quan hệ hai bên, không từ bỏ mối quan hệ với Mao, lại còn đưa ra phương châm “hai điều phàm là”, nên chẳng bao lâu sau đã bị ép phải từ chức.

Trung Cộng là một đảng theo chủ nghĩa Lenin có tính tổ chức kỷ luật nghiêm ngặt. Ngôn từ của đảng “sinh ra đồng thời với các tổ chức” chỉ một số lượng lớn từ vựng được sản sinh gắn với hình thức tổ chức và các hoạt động thông thường của Trung Cộng. Một số từ vựng này là do Trung Cộng tạo ra; một số là từ vựng tiếng Hán hoặc là mượn từ tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Nhật, nhưng qua thời gian sử dụng lâu dài của Trung Cộng, toàn bộ các từ ngữ đều nhiễm nặng hơi thở Văn hóa đảng. Do chúng gắn bó với sự vận hành của tổ chức Trung Cộng, cấu thành nên hạt nhân kiên cố trong các văn kiện truyền từ trên xuống dưới trong nội bộ tổ chức Trung Cộng, vì vậy có thể nói chúng là những ngôn từ của đảng ẩn sâu nhất nhưng lại mạnh mẽ nhất. Những từ ngữ mà chúng tôi tập trung phân tích trong phần đầu chương này như “tuyên truyền, quán triệt, chấp hành, đấu tranh, chiến sỹ thi đua, đại biểu, tinh thần hội nghị, đường lối, nhận thức, lãnh đạo, hiệu triệu, phấn đấu, ủy ban, báo cáo tư tưởng, tự kiểm điểm, phê bình và tự phê bình” chính là thuộc loại ngôn từ của đảng này.

Biên soạn có hệ thống. Trung Cộng khống chế tất cả bộ máy tuyên truyền, bộ văn hóa giáo dục, cơ quan nghiên cứu khoa học, chỉ cần lãnh đạo tối cao của đảng hoặc “trung ương đảng” đặt ra cái gọi là “đường lối, phương châm, chính sách” thì những cơ quan này liền ra sức phát triển các luận chứng, liên tục tô vẽ cho chúng mang vẻ hào nhoáng, đường hoàng. Trung Quốc Đại lục đã xuất bản một lượng lớn những cuốn sách như “XX học chủ nghĩa Mác-xít”, “Tư tưởng XX của Mao Trạch Đông”, “Lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”, những cuốn sách này tập hợp một số câu nói “bất hủ” về một vấn đề nào đó của những “bậc thầy cách mạng”, sau đó được những nhà văn tay sai của đảng giỏi tâng bốc, xu nịnh chế tác lại thành những tác phẩm “vĩ đại” dày cộp. Trong quá trình này cũng tạo ra một lượng lớn ngôn từ của đảng.

Sự tô vẽ của các nhà văn và sự hợp tác của quần chúng cũng là nguồn gốc của ngôn từ của đảng. Các nhà văn của tà đảng vì muốn nịnh bợ cấp trên để thăng quan phát tài mà đã chủ động phối hợp với Trung Cộng sáng tạo nên đống rác rưởi Văn hóa đảng. Những người dân sống dưới chế độ chuyên chế độc đảng, vì thuận theo hoặc vì không còn cách nào, cũng đều đã tham gia vào quá trình tạo ra ngôn từ của đảng. Ví dụ, luận điệu “Văn hóa truyền thống cản trở hiện đại hóa” do các nhà văn của Trung Cộng tạo ra chính là một ví dụ về “sự tô vẽ của nhà văn”. Trung Cộng còn tự hô hào rằng “không có Đảng Cộng sản thì không có nước Trung Hoa mới”, những năm gần đây người dân Trung Quốc cũng tiếp thu những ẩn ý của Trung Cộng mà tự phát ngôn ra những câu như “không có Đảng Cộng sản thì Trung Quốc sẽ ra sao”, đây chính là kiểu “hợp tác của quần chúng”.

2) Sự hình thành và phát triển của ngôn từ của đảng

Muốn nhìn thấu Văn hóa đảng thì phải chú ý đến những yếu tố thay đổi và không thay đổi trong đó. Lá cờ lý tưởng của Đảng Cộng sản đang thay đổi, phương châm chính sách đang thay đổi, đối tượng đả kích cũng đang thay đổi; nhưng chế độ độc tài chuyên chính của đảng thì mãi mãi không đổi, bản chất tà giáo của nó mãi mãi không đổi, thủ đoạn lưu manh của nó mãi mãi không đổi. Vì vậy, mặc dù ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, ngôn từ của đảng gắn bó mật thiết với các cuộc vận động chính trị của Trung Cộng, thể hiện những đặc điểm khác nhau, nhưng bên trong nó vẫn tồn tại một hạt nhân kiên cố, hạt nhân này chính là đại diện cho bản chất của Trung Cộng.

Sự phát triển của ngôn từ của đảng có thể chia thành những giai đoạn như sau:

(1) 1919-1937: Giai đoạn phôi thai của ngôn từ của đảng

Năm 1919, bản dịch toàn văn “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” được xuất bản. Trung Cộng ban đầu được thành lập là một chi bộ của Quốc tế Cộng sản vùng Viễn Đông, vì vậy từ cơ sở lý luận ban đầu cho đến hình thức tổ chức của Trung Cộng đều mô phỏng theo Quốc tế Cộng sản, ngoài các từ ngữ dịch ra cơ bản chưa hình thành ngôn từ đặc trưng của đảng. Thời gian này, lực lượng vũ trang được gọi là “hồng quân”, căn cứ địa được gọi là “khu Xô-Viết”, chính quyền cát cứ được gọi là “chính quyền Xô-Viết”, toàn phụ họa theo đảng cộng sản Liên Xô.


Ảnh: Epoch Times

(2) 1938-1949: Khoác lên cái áo “Trung Quốc hóa”

Vì đấu tranh nội bộ đảng, sau khi tháo chạy khỏi Diên An, Mao Trạch Đông vội vàng giành lấy quyền giải thích riêng về chủ nghĩa Mác-xít. Trong hội nghị toàn quốc lần thứ 6 của Trung Cộng năm 1938, Mao đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác-xít”. Sau đó trong cuộc chỉnh phong Diên An, Mao một mặt dùng những ngôn từ của đảng mới do tự mình sáng tác ra để đả kích kẻ thù chính trị, mặt khác dùng để tẩy não các cán bộ đảng viên; một mặt phản đối những từ ngữ dập khuôn, sáo rỗng, mặt khác dùng ngôn ngữ của mình để tiêu chuẩn hóa văn phong. Cán bộ đảng viên bị ép học thuộc ngôn ngữ của lãnh đạo Trung Cộng, ngôn ngữ của tập đoàn Trung Cộng bước đầu đã được hình thành.

(3) 1949-1966: Giành quyền làm chủ ngôn ngữ

Trung Cộng đã giành lấy chính quyền ở Trung Quốc Đại lục, đồng thời cũng giành cả quyền thao túng ngôn ngữ trên mảnh đất này. Tất cả các lĩnh vực chi phối hệ thống ngôn ngữ tiêu chuẩn như xuất bản, báo chí, học thuật, giáo dục, đều do chính quyền nắm giữ, được giao cho bộ tuyên truyền mang tính độc nhất vô nhị của Trung Cộng cùng hệ thống tuyên truyền cấp dưới, hệ thống huấn luyện và tổ chức sinh hoạt cho cán bộ, các cơ quan giáo dục tư tưởng như trường cán bộ đảng trung ương và địa phương. Ngôn từ của đảng đã mở rộng đến các ngành nghề, các giai tầng, các độ tuổi, các ngõ ngách ở Trung Quốc. Nó không chỉ được hợp pháp hóa mà còn trở thành ngôn ngữ hợp pháp duy nhất. Trung Cộng bắt đầu dùng ngôn từ của đảng để quét sạch toàn bộ văn hóa truyền thống.

(4) 1966-1976: Thời kỳ ngôn từ của đảng đại bùng phát

Mười năm cách mạng văn hóa là thời kỳ đại bùng phát, phô trương thanh thế của ngôn từ của đảng. Những bức báo tường dày đặc, những cuộc tranh luận lời lẽ đanh thép, những bài hịch văn phê phán kẻ phản bội, các sắc lệnh (chỉ thị tối cao)… Bạo lực ngôn ngữ bị đẩy đến đỉnh điểm, người dân kinh hồn bạt vía khi tận mắt chứng kiến sức mạnh phá hủy ngôn ngữ truyền thống. Ngôn từ của đảng đã hoàn toàn thay thế ngôn từ bình thường của con người, đến lúc này người Trung Quốc không còn biết nói những lời bình thường nữa.

(5) 1976-1989: Thời kỳ ngôn từ của đảng hỗn tạp, biến dị

Sau “cải cách mở cửa”, Trung Cộng đã phần nào nới lỏng kiểm soát trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa, một số ít từ ngữ của người bình thường được cho phép sử dụng trở lại, ví dụ đầu những năm 80 đã từng có các cuộc thảo luận về “chủ nghĩa nhân đạo”. Nhưng do Trung Cộng trong suốt 30 năm kể từ ngày thành lập liên tục nhồi nhét ngôn từ của đảng vào đầu người dân, cũng do Trung Cộng quyết không buông lỏng kiểm soát trong lĩnh vực chính trị, nên ngôn từ của đảng vẫn giữ vị trí chi phối trong hệ thống ngôn ngữ của người Trung Quốc, người ta đã mất đi khả năng phân biệt và khả năng miễn dịch đối với ngôn từ của đảng.

(6) Từ năm 1989 cho đến nay: Thời kỳ suy đồi, bại hoại

Vào thời kỳ Giang Trạch Dân nắm quyền, đằng sau vẻ bề ngoài phồn vinh của xã hội Trung Quốc tiềm ẩn các loại mâu thuẫn, cuộc sống vô vị, đạo đức trượt dốc, tư tưởng khô kiệt, cải cách thụt lùi, tệ nạn xã hội tràn lan, ngôn từ của đảng càng thêm sáo rỗng, vô vị (“Dùng thuyết Tam đại biểu để chỉ đạo việc giết mổ của chúng ta” – biểu ngữ tại một cơ sở giết mổ gia súc ở Đồng Nhân, Quý Châu), nó thể hiện sự suy thoái vào thời kỳ cuối cách mạng. Ngôn từ của đảng thời kỳ cuối có ý đồ mượn thuật ngữ Tây phương, thuật ngữ khoa học kỹ thuật (công trình XX) và một số từ ngữ trong văn hóa truyền thống (đức trị) để cứu vãn vận mệnh suy vong của mình. Ngôn từ của đảng và một lượng lớn dân ca, truyện cười chính trị đã tạo nên hiện tượng cộng sinh lạ lùng, nó thể hiện sự suy đồi toàn diện của xã hội và thái độ tự chế giễu trong tuyệt vọng của người dân.

3) Ngôn từ của đảng mang tính giai đoạn và ngôn từ của đảng mang tính chế độ

Căn cứ vào việc một từ ngữ có được sử dụng xuyên suốt qua các giai đoạn phát triển của Trung Cộng hay không, chúng ta có thể chia ngôn từ của đảng thành hai loại: “ngôn từ của đảng mang tính giai đoạn” và “ngôn từ của đảng mang tính chế độ”. Ngôn từ của đảng mang tính giai đoạn là ngôn từ của đảng được sáng tạo và sử dụng trong các cuộc vận động chính trị liên tiếp của Trung Cộng, nó mang tính tạm thời và dễ loại bỏ. Còn ngôn từ của đảng mang tính chế độ lại xuyên suốt qua các thời kỳ kể từ khi thành lập Trung Cộng đến nay, nó là ngôn ngữ nòng cốt nhất, trọng yếu nhất, và thể hiện rõ nhất bản chất của Trung Cộng. Ngôn từ của đảng mang tính giai đoạn thể hiện ra cái “biến đổi” của Trung Cộng, còn ngôn từ của đảng mang tính chế độ thể hiện ra cái “bất biến” của Trung Cộng. Nếu ngôn từ của đảng mang tính giai đoạn như là phù sa trôi theo dòng nước, thì ngôn từ của đảng mang tính chế độ như lòng sông kiên cố. Sự lừa gạt của Trung Cộng thể hiện ở chỗ chúng thu hút sự chú ý của mọi người vào ngôn từ của đảng mang tính giai đoạn, mỗi lần trải qua một cuộc vận động chính trị, chúng lại thay hình đổi dạng bằng cách nhanh chóng đào thải những ngôn từ của đảng mang tính giai đoạn. Những người tưởng rằng “Trung Cộng đã thay đổi”, “Trung Cộng ngày hôm nay đã không còn là Trung Cộng ngày hôm qua nữa”, đều không nhận ra mối liên hệ giữa ngôn từ của đảng mang tính giai đoạn và ngôn từ của đảng mang tính chế độ này.

Những cuộc vận động chính trị không ngừng đã sản sinh ra rất nhiều từ ngữ mới, như ví dụ dưới đây (Bảng 4):

Niên đại Cuộc vận động chính trị Ngôn từ của đảng
1942 Vận động Chỉnh Phong Chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa tự do, thẩm tra cán bộ , trừ gian, cứu giúp những người sa ngã, tin vịt, bức cung, tụt quần (sỷ nhục), cắt đuôi (loại bỏ tư tưởng xấu)
1947-1950 Cải cách ruộng đất Tam kiểm, tam chỉnh, dựa vào bần nông, cố nông, đoàn kết trung nông, phú nông trung lập, vùng lên, đánh bọn cường hào, chia ruộng đất
1951-1952 Tam phản ngũ phản Nhà Tư bản bất hợp pháp, chống lại sự lãnh đạo kinh tế quốc doanh, theo chủ nghĩa xã hội, nhảy dù, nhảy đứng (nhảy lầu tự sát)
1957 Phản hữu Trăm hoa đua nở, dụ rắn khỏi hang, thủ đoạn âm mưu và dương mưu, cánh hữu, phần tử chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, mở rộng diện tấn công
1958-1960 Đại nhảy vọt Đường lối chung chủ nghĩa xã hội, công xã nhân dân, nhất đại nhị công (quy mô lớn và mức độ công hữu hóa cao), ba mặt hồng kỳ (tiến hành cách mạng trên ba phương diện), cánh đồng sản lượng ngàn cân, ba năm thiên tai
1963-1966 Tứ thanh Vận động giáo dục chủ nghĩa xã hội ở nông thôn, đoàn kết bần nông, cố nông, trung nông, bốn loại cán bộ không trong sạch
1966-1976 Đại Cách mạng Văn hóa Tính bè phái, thực hiện phản cách mạng, trợ giúp cánh tả, càn quét, văn đấu, võ đấu, đấu tố, chuồng bò, phê bình sửa chữa, thuyết đỉnh cao, ngữ lục ca, trung tự vũ, sáng chỉ thị, tối báo cáo, đọc hàng ngày, hồng hải dương, hồng bảo thư, hồng vệ binh, phe tạo phản, phái theo tư bản, xú lão cửu, lũ chó má, phong trào lật lại bản án, đứng nhầm hàng ngũ, đại xuyên liên, tấm gương cách mạng, đại hội đỏ, hậu đài đen, đội tuyên truyền, đấu tư phê tu (đấu tranh chống tư hữu, phê phán chủ nghĩa xét lại, giai cấp tư sản), văn công võ vệ (dùng ngòi bút làm vũ khí, dùng vũ lực để phòng vệ), hưng vô miệt tư (đề cao tư tưởng giai cấp vô sản, xóa bỏ tư tưởng giai cấp tư sản), chiến sĩ cách mạng trẻ, kẻ phản động, tháng 2 ngược dòng, lên rừng xuống biển, cây đại thụ (chỉ vị thống soái Mao), phê Lâm phê Khổng (phê phán Lâm Bưu, Khổng Tử), pháp quyền của giai cấp tư sản, quyền uy học thuật phản động, thanh lý đội ngũ giai cấp, trời đất bao la thì tha hồ phát huy tài năng
1977-1989 Thời kỳ “cải cách mở cửa” Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý, cải cách mở cửa, mò đá qua sông, mèo đen mèo trắng, bốn nguyên tắc cơ bản, bốn hiện đại hóa, ưu tiên một số người giàu lên, chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, gột rửa sự tha hóa về tinh thần, phản đối tự do hóa giai cấp tư sản, bốn loại người mới, năm phép tắc bốn đẹp ba yêu mến.(5 phép tắc: Văn minh, lễ độ, vệ sinh, trật tự, đạo đức. 4 đẹp: Ngôn ngữ đẹp, tâm hồn đẹp, hành vi đẹp, môi trường đẹp. 3 yêu mến: Yêu tổ quốc, yêu Chủ nghĩa Xã hội, yêu Đảng Cộng sản Trung Quốc) 
1989-2002 Thời kỳ Giang Trạch Dân Tam giảng, tam đại biểu, tám điểm của Giang, theo kịp thời đại, văn hóa tiên tiến, ổn định áp đảo hết thảy
Từ năm 2002 đến nay Thời kỳ Hồ Cẩm Đào Xã hội hài hòa, lấy dân làm gốc, bảo tiên (giữ vị trí tiên phong), bát vinh bát nhục, trỗi dậy trong hòa bình, quan điểm phát triển khoa học, quan điểm vinh nhục của Chủ nghĩa Xã hội

Ngôn từ của đảng mang tính chế độ là những từ ngữ được tạo ra liên quan đến các hoạt động của đảng (sinh ra đồng thời với các tổ chức), như “tuyên truyền, quán triệt, chấp hành, đấu tranh, chiến sỹ thi đua, đại biểu, tinh thần hội nghị, đường lối, nhận thức, lãnh đạo, cấp trên, hiệu triệu, phấn đấu, ủy ban, báo cáo tư tưởng, tự kiểm điểm, phê bình và tự phê bình” v.v.. Những từ ngữ này trực tiếp định ra địa vị quyền uy, cơ cấu tổ chức, sự khống chế tư tưởng, thủ đoạn thống trị và mối quan hệ với quần chúng nhân dân của “đảng”, đây là loại ngôn ngữ thể hiện rõ nhất tính chất tà giáo của Trung Cộng.

4) Mối quan hệ giữa ngôn từ của đảng và ngôn từ bình thường

(1) Ngôn từ của đảng bám vào ngôn ngữ dân tộc

Trung Cộng không tự sáng tạo ra một loại ngôn ngữ nào, mà nó sử dụng phương thức kế thừa hình thức căn bản của ngôn ngữ dân tộc và nhồi nhét vào đó nội hàm của Văn hóa đảng, làm biến dị từ bên trong nội hàm ngôn ngữ dân tộc Trung Hoa. Vì vậy, đối với Hán ngữ hiện đại bị ngôn từ của đảng bám phụ thể ấy, thì ngữ âm biến đổi không nhiều và vẫn sử dụng những từ vựng cơ bản, còn sự biến hóa về cú pháp chủ yếu là kết quả của việc Âu hóa Hán ngữ sau cuộc vận động văn bạch thoại. Việc chỉnh lý và làm biến dị Hán ngữ dưới sự kiểm soát của Trung Cộng thể hiện ở những phương diện sau đây:

(2) Sáng tạo ra lượng lớn từ mới

Như: Khu Xô-viết, vùng căn cứ giáp ranh, hồng quân, đấu tranh, trường chinh, thống nhất chiến tuyến, chỉnh phong, cải cách ruộng đất, tổ đổi công, hợp tác hóa, công tư hợp doanh (hình thức kinh doanh do nhà nước và tư nhân cùng góp vốn), túc phản, điều cán bộ xuống cơ sở rèn luyện, đại nhảy vọt, đường lối chung, công xã nhân dân, an cương hiến pháp, quốc khánh, người thép, cánh đồng Đại Trại, tinh thần Long Giang, hồng vệ binh, tấm gương cách mạng, theo phe tư sản, phe tạo phản, đại liên hợp, đội tuyên truyền công nhân, trợ giúp phe cánh tả, đại phê bình, đại minh đại phóng, đội thanh trừng giai cấp, ủy ban cách mạng, hồng sắc nương tử quân, phiếu lương thực, phiếu vải, phiếu dầu, dấu ấn giai cấp, thống soái chính trị, gió đông áp đảo gió tây (phe chính nghĩa áp đảo phe phản diện), tóm hai tay v.v.. Những từ ngữ này đều do Trung Cộng tạo ra trong hoạt động hàng ngày và trong các cuộc vận động chính trị, mặc dù sử dụng yếu tố Hán ngữ, nhưng về bản chất lại khác hẳn với nội hàm văn hóa dân tộc, nó hoàn toàn mang màu sắc văn hóa đảng.

(3) Làm sai lệch ý nghĩa của Hán ngữ

Một số từ vựng tiếng Hán vốn đã tồn tại, trải qua thời gian dài bị Trung Cộng sử dụng sai lệch ý nghĩa, nghĩa của những từ này bị bóp méo, nghĩa của từ sau khi bị bóp méo lại được cố định lại trong từ điển của Trung Cộng, trở thành nghĩa cơ bản hoặc một trong những nghĩa cơ bản của từ vựng đó, ví dụ như “tích phi thành thị” (cái sai lặp đi lặp lại, lâu dần thành cái đúng), “rập khuôn làm theo”, mọi người vẫn tưởng rằng nghĩa gốc của những từ này là như thế, nên không có cảm nhận về nhân tố văn hóa đảng trong đó.

Như: Bí thư (nghĩa gốc là nhân viên thư ký, một chức vụ gần giống với văn thư. Trung Cộng rêu rao mình “toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”, vì vậy nó gọi giáo chủ của tà giáo Trung Cộng mang quyền lực tối cao là “bí thư”, khiến người ta cảm giác sai là họ “gần gũi với dân”, “phục vụ nhân dân”), kiểm thảo (nghĩa gốc là kiểm tra, nghiên cứu, thảo luận, ở Đài Loan vẫn sử dụng theo nghĩa này. Ép mọi người “kiểm thảo” là một trong những thủ đoạn chủ yếu để Trung Cộng tiến hành áp chế tư tưởng của quần chúng, đảng viên. Dưới chế độ thống trị của Trung Cộng, từ đảng viên cấp dưới cho đến lãnh đạo trung ương, từ học sinh tiểu học đến giáo sư lâu năm, hầu như ai cũng từng bị ép viết “kiểm thảo”. Trong “sổ kiểm thảo”, mọi người bị ép nhận rằng mình đã phạm lỗi, phải đào bới thật sâu căn nguyên những sai lầm trong tư tưởng của bản thân, thể hiện quyết tâm đi theo “đảng”, mong được sự khoan hồng của tổ chức), mê tín (người ta chỉ cần say mê tin tưởng vào điều gì đó, thì chính là mê tín, bản thân từ này không có nghĩa xấu. Con người đều ở trong mê, chỉ khác nhau là có “tin” hay “không tin” mà thôi. Nếu người ở trong mê có thể tin Thần, tin thiên lý, tin thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, thì toàn bộ xã hội sẽ giữ được tiêu chuẩn đạo đức khá cao, như vậy đối với mỗi người trong đó đều có chỗ tốt. Trung Cộng đã nhồi nhét những nội hàm như “mê muội”, “lạc hậu”, “phản khoa học” vào trong từ “mê tín”, nó không chỉ làm biến dị Hán ngữ, mà còn làm bại hoại đạo đức xã hội), giác ngộ (vốn là một từ mang sắc thái văn hóa tu luyện, chỉ con người thông qua tu luyện mà đạt được đại trí huệ và năng lực to lớn, “Phật” trong tiếng Phạn vốn có nghĩa là người thông qua tu luyện mà giác ngộ; Đảng Cộng sản đã liên hệ từ này với mức độ bị tẩy não của các đảng viên, nếu đảng tính áp đảo nhân tính thì chính là “giác ngộ cao”, nếu không thì là “giác ngộ kém”) v.v..


Ảnh: Epoch Times

Trung Cộng biến nghĩa ví von của một số từ thành nghĩa thông thường, khiến cho những từ này cũng bị nhuốm màu sắc Văn hóa đảng. Ví dụ: gánh nặng (nguyên nghĩa là bưu kiện, hiện nay thường được dùng để chỉ gánh nặng tư tưởng. Người bị Trung Cộng tẩy não thường phải đối mặt với sự xung đột giữa “đảng tính” và “nhân tính”, “nhân viên công tác tư tưởng chính trị” của Trung Cộng thường khuyên người ta “vứt bỏ gánh nặng tư tưởng”, có nghĩa là chỉ cần vứt bỏ nhân tính, thì sẽ không còn chịu sự dằn vặt lương tâm nữa), tóc, mũ, gậy (“túm tóc”, “chụp mũ”, “quật gậy” là những thủ đoạn thường dùng trong các cuộc vận động chính trị của Trung Cộng. Túm tóc nghĩa là nắm chặt lấy điểm yếu của kẻ thù chính trị; chụp mũ nghĩa là quy cho kẻ thù chính trị hoặc đối tượng đả kích một tội danh đáng sợ, như “phản đảng, phản xã hội chủ nghĩa”, “công kích ác liệt Mao chủ tịch”, “hữu khuynh” v.v. từ đó chiếm thế thượng phong về mặt “đạo nghĩa”, sau đó thẳng tay trừng trị mà không phải lo lắng gì; quật gậy chính là “đấu tranh tàn khốc, đả kích vô tình”).

Trung Cộng là một tổ chức tà giáo khống chế vô cùng chặt chẽ, nó dùng phương thức khống chế quân đội để mở rộng ra khống chế toàn xã hội. Thể hiện qua ngôn ngữ, chính là rất nhiều từ ngữ đằng đằng sát khí dùng trong quân sự đã trở thành những từ ngữ thông dụng hàng ngày, đây cũng là một trong những lý do chính vì sao người Hoa hải ngoại và người dân Hồng Kông cảm thấy lời nói của người dân Đại lục đầy sát khí. Những từ ngữ thường thấy như: “đội ngũ” (chỉ tập thể, đoàn đội), chiến tuyến (chỉ một lĩnh vực nào đó, ở Trung Quốc đại lục có một tạp chí khoa học tên là “mặt trận khoa học xã hội”), “lính”, “chiến sỹ” (chỉ thành viên, nhân viên công tác, thường đi cùng với “mặt trận” như “một người lính mới trên mặt trận giao thông của đảng”), “tiêu diệt” (chỉ ăn xong, làm xong v.v. như “anh phải tiêu diệt hết đĩa rau này”), “trận tiêu diệt” (chỉ hoàn thành nhiệm vụ, như “chúng ta đánh một trận tiêu diệt nhé”), “sức chiến đấu” (“tôi không còn sức chiến đấu nữa rồi” nghĩa là “tôi không ăn nổi nữa rồi”), “thu dọn chiến trường” (chỉ việc khắc phục hậu quả, giải quyết vấn đề), “tinh binh giản chính” (chỉ việc sa thải nhân viên dư thừa) v.v..

(4) Thay đổi sắc thái tình cảm của từ vựng

Giá trị quan của Văn hóa đảng và văn hóa truyền thống hoàn toàn tương phản với nhau, biến giả thành thật, biến ác thành thiện, biến xấu thành đẹp, biểu hiện qua ngôn ngữ chính là Trung Cộng đảo lộn hàm nghĩa tốt xấu của một số từ. Những từ “đấu tranh”, “tính chiến đấu” chưa từng được ca ngợi trong văn hóa nhân loại bình thường, nhưng Trung Cộng lại coi nó là những hành vi, tư tưởng đúng đắn nhất và truyền bá rộng rãi. Đồng thời nó nhồi nhét nội hàm phản diện những từ vốn mang ý nghĩa tốt đẹp hoặc những từ trung tính, như “thiện nhân” (trong “vận động cải cách ruộng đất” Trung Cộng thường dùng để nói về “địa chủ”, như “Vương đại thiện nhân”, “Lý đại thiện nhân”. Trung Cộng ra sức phỉ báng, bôi nhọ “địa chủ”, nên “thiện nhân” bị biến thành đồng nghĩa với “ác nhân”), “trung thành”, “nhân ái”, “lễ nghĩa”, “hiếu thuận”, “quan thanh liêm”, “công hầu đế vương”, “tài tử giai nhân” (Trung Cộng đã biến những từ này thành “chủ nghĩa phong kiến”), “nhân tính”, “dân chủ” (Trung Cộng gọi là “giai cấp tư sản”), “thành tích” (“chủ nghĩa thành tích” nghĩa là chỉ chú trọng nâng cao kỹ năng làm việc mà thiếu cái gọi là “tính cách mạng”) v.v..

(5) Thay đổi hàm nghĩa liên tưởng của từ vựng

Nghĩa của một từ vựng bao gồm nghĩa lý tính, nghĩa cảm tính, nghĩa kết hợp, nghĩa liên tưởng. Nghĩa liên tưởng chỉ một từ ngữ được sử dụng nhiều lần lặp đi lặp lại, tạo nên mối liên hệ gần như nhất định với một số nghĩa nào đó, chỉ cần nhắc đến từ này người ta sẽ liên tưởng đến một câu nói, một bối cảnh xã hội, thậm chí là một bầu không khí văn hóa nhất định.

Ví dụ, màu đỏ vốn là một màu sắc phổ thông, nhưng vì Trung Cộng dùng màu đỏ để chỉ “cách mạng”, “tính cách mạng”, nên chỉ cần nhắc đến màu đỏ, người ta có thể liên tưởng đến rất nhiều thông tin liên quan đến cách mạng cộng sản, như “giang sơn màu đỏ”, “người tiếp nối màu đỏ”, “một trái tim màu đỏ, hai bàn tay chuẩn bị”, “du lịch màu đỏ”, “ký ức màu đỏ”, “ánh sao màu đỏ lấp lánh” v.v..

Do Trung Cộng khống chế xã hội toàn diện và nghiêm ngặt, Văn hóa đảng bị nhồi nhét trên quy mô lớn trong thời gian dài, số lượng những từ loại này rất nhiều, chỉ khác nhau về mức độ. Ví dụ, “mưa gió” (chỉ đấu tranh, như “trải qua mưa gió nhìn rõ thế sự”), “mặt hàng” (chỉ đồ vật, ví dụ như “mặt hàng lỗi thời của giai cấp tư sản”), “bàn tính” (chỉ kế hoạch, ý tưởng, ví dụ “kẻ địch đã bàn tính sai”), “áo khoác” (chỉ vẻ bề ngoài, đồ ngụy trang, ví dụ Trung Cộng nói Lâm Bưu là “khoác áo của chủ nghĩa Marx Lenin, thực hành theo đạo Khổng, Mạnh”), “ban cho mưa nắng” (Nhằm tô vẽ cho bản thân, Trung Cộng thường dùng từ này để ví với “sự quan tâm của đảng”), “thăm hỏi ân cần” (trải qua sự tuyên truyền lâu dài của Trung Cộng, từ này thường khiến người ta liên tưởng đến các cán bộ Trung Cộng “quan tâm đến quần chúng nhân dân”) v.v..

(6) Cố tình đào thải, gạt từ vựng truyền thống ra ngoài lề

Trong quá trình xây dựng Văn hóa đảng, Trung Cộng một mặt tạo ra nhiều từ mới hoặc làm sai lệch, lạm dụng từ vựng Hán ngữ, mặt khác lại cố tình đào thải hoặc gạt từ vựng trong văn hóa truyền thống ra ngoài lề, ví dụ những từ ngữ liên quan đến tu luyện (Thái cực Bát Quái, Hà đồ Lạc thư, âm dương ngũ hành, Đan Kinh Đạo Tạng), những từ ngữ liên quan đến đạo đức truyền thống (nhân quả báo ứng, nhân nghĩa lễ trí tín) v.v.. Trong xã hội truyền thống, “nhân quả báo ứng” gần như là nhận thức chung của các thành viên toàn xã hội, nó phát huy vai trò cực to lớn trong việc duy trì tiêu chuẩn đạo đức của người dân và ổn định trật tự xã hội. Trong Văn hóa đảng, từ này không bị bỏ đi hoàn toàn mà bị trùm lên nghĩa phản diện, trở thành đối tượng bị coi thường, khinh miệt, nhạo báng.

(7) Cấu trúc câu, hành văn và tu từ

Ngôn từ của đảng còn biểu hiện ở một số cấu trúc câu, cách hành văn và các biện pháp tu từ. Tính đấu tranh của Trung Cộng thẩm thấu vào trong mọi phương thức dùng từ, biểu hiện là ngôn ngữ mang ý thức đấu tranh, có lời không từ từ nói, chuyện hay lại nói thành dở, thường dùng những câu hỏi vặn và câu nói mỉa mai, khiến cho đối phương rơi vào tình cảnh bị động mà lúng túng, khó xử.

Khi chứng minh một đạo lý, người bị ảnh hưởng bởi Văn hóa đảng không giảng đạo lý với một tâm thái bình tĩnh, ôn hòa, thiện chí giúp người, mà là cãi bướng, cướp từ đoạt lý, nắm được lý lẽ thì không nhượng bộ, không có lý thì cũng cãi bằng được, thái độ vênh váo, hung hăng. Có người từng chỉ ra một vài đặc điểm trong cái gọi là “Mao ngữ thể”, những đặc điểm này không nhiều thì ít đã thẩm thấu vào trong phương thức sử dụng ngôn ngữ của người Trung Quốc bình thường. Những đặc điểm này bao gồm:

Thứ nhất, định tính (ấn định đặc tích). Ví dụ: “XXX là người thế nào? Là con chó trung thành của thế lực phản động người Hoa ở Tây phương”. Thứ hai, xưng hô theo nhóm. Ưu điểm là không thể chứng minh được anh ta (người nói) đang bịa đặt, hơn nữa anh ta không cần chịu bất cứ trách nhiệm nào khi phát ngôn. Ví như nói: “Ai ai cũng biết, quảng đại nhân dân Trung Quốc đều đã sớm nhìn rõ bộ mặt thật của anh ta”. Thứ ba, đổi vai trò tìm chứng cứ, tức là đẩy trách nhiệm tìm chứng cứ cho đối phương, kỳ thực bản thân không thể chứng minh, nhưng lại làm như thể người khác không thể chứng minh, từ thường dùng nhất là “không thể cho ai biết” hoặc “có dụng ý xấu”. Ví dụ như: “Nhất cử nhất động của anh ta đều có mục đích chính trị mà không thể để cho ai biết”. Thứ tư, hết thảy chứng cứ đều là giả. Đối với những sự việc không thể phản bác được thì anh ta sẽ chụp mũ là “giả dối”, “ác ý”, “thông tin giả”. Ví dụ: “Anh ta cứ luôn miệng nói XXX, thực tế đều là giả dối, chỉ có đảng chúng ta mới thực sự bảo vệ XXX”. Sau khi tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công của Trung Cộng bị phơi bày, “người phát ngôn tin tức” của Trung Cộng giảo hoạt nói rằng: “Gần đây một số kênh truyền thông nước ngoài ngụy tạo tin tức giả về hoạt động cấy ghép nội tạng của nước ta, công kích ác ý chế độ tư pháp nước ta”. Thứ năm, tóm lại, không cho đối phương bất cứ đường thoái lui nào. Như: “Cho dù anh ta giảo hoạt thế nào cũng không thể phủ nhận bộ mặt vốn có XXX của mình”. Thứ sáu, tự hạ thấp bản thân theo kiểu “Ta là lưu manh nên ta chẳng sợ ai”. Như: “Đảng viên Đảng cộng sản chúng ta chính là phải đả kích không thương tiếc kẻ phản động như anh ta, không được nhân nhượng chút nào”.

Câu từ và văn chương thấm đẫm lối tư duy biến dị và tà ác của Trung Cộng, có thể do từ ngữ đặc thù của Trung Cộng tạo thành, cũng có thể do từ ngữ phổ thông tạo thành. Bất luận thế nào, những câu từ và văn chương này đều được tạo nên bởi phương thức tư duy Văn hóa đảng, tất cả đều mang dấu ấn rõ nét của Văn hóa đảng.

(8) Ngôn từ của đảng là một hệ thống

Ngôn ngữ tồn tại như một hệ thống. Cách biểu đạt ý nghĩa và cách sử dụng một từ chịu sự chế ước của cả hệ thống. Ngôn từ của đảng cũng được xây dựng theo hệ thống. Trong quá trình này, một mặt Trung Cộng tạo ra một lượng lớn từ ngữ (và cả một hệ thống từ ngữ xưng hô), mặt khác, từ ngữ trong cuộc sống thường nhật, từ ngữ trong văn hóa truyền thống, từ ngữ trong văn hóa ngoại quốc bị tổ chức lại trong hệ thống ngôn từ của đảng và mang ý nghĩa mới. Vì vậy, trong ngôn ngữ mà người Trung Quốc sử dụng hiện nay, mặc dù số lượng những từ vựng Hán ngữ vốn có là không ít, nhưng do ý nghĩa và cách dùng bị Trung Cộng cải biến mạnh mẽ, nên những từ phổ thông này đa số đều mang sắc thái Văn hóa đảng.

“Đảng” giống như một lực hấp dẫn mạnh mẽ. Nó giống như một hố đen vũ trụ lao vào hệ mặt trời, trong nháy mắt thay đổi cách sắp xếp các hành tinh trong hệ mặt trời, “đảng” xâm nhập vào không gian ngôn ngữ Trung Quốc, nó cũng làm thay đổi ý nghĩa từ Hán ngữ và cách biểu đạt từ vựng Hán ngữ. “Đảng” cũng giống như một nguồn gây ô nhiễm nặng nề. Những nơi nào Văn hóa đảng vươn đến thì ngôn ngữ bình thường ở đó đều khó tránh khỏi bị nhiễm độc.

5) Ngôn từ của đảng thực chất là ngôn từ của xã hội đen được Trung Cộng cưỡng chế truyền bá cho toàn thể thành viên xã hội

Từ khi thành lập, Trung Cộng đã là một bè lũ lưu manh, chỉ có điều sau đó nó cướp đoạt được chính quyền, “kẻ cướp chính quyền trở thành vua”, bè lũ lưu manh đã được chính quyền hóa, tà giáo đã trở thành quốc giáo, trong lịch sử nhân loại chưa từng xuất hiện tình huống này, do vậy dù có trí tưởng tượng phong phú đến đâu, thông thường người ta cũng không thể hình dung nổi hoặc hoàn toàn không dám nghĩ đến điều này. “Cửu Bình Cộng sản đảng” lần đầu tiên tiết lộ Trung Cộng là một tà linh, tà giáo và lưu manh phản vũ trụ, theo một ý nghĩa nhất định, quyển sách đã bắt đầu cho một quá trình “tìm lại sự thật”, giúp mọi người có thể có cái nhìn đúng đắn về Trung Cộng.

Vì vậy, ngôn từ của đảng thực chất là một loại ngôn từ xã hội đen, hoặc là “từ lóng tập đoàn”, “từ lóng chính trị”. Thực chất việc Trung Cộng phổ biến ngôn từ của đảng chính là đem ngôn từ xã hội đen truyền bá đến toàn thể thành viên xã hội.

Ngôn từ xã hội đen còn gọi là ngôn ngữ bí mật, là ngôn ngữ được sử dụng trong nội bộ nhóm xã hội đen hay bang phái nào đó. Loại ngôn ngữ này thường không có hệ thống ngữ pháp và ngữ âm độc lập, nó là một hiện tượng biến dị ngôn ngữ phụ thuộc vào ngôn ngữ xã hội bình thường. Ngôn từ của đảng hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn này.

Ngôn từ xã hội đen có chức năng giao tiếp, chức năng bảo mật và chức năng nhận biết. Chức năng giao tiếp nghĩa là ngôn từ xã hội đen có thể có tác dụng biểu đạt và trao đổi ý kiến trong nội bộ bang phái; chức năng bảo mật chỉ người ngoài bang phái không thể hiểu được hàm ý của ngôn từ xã hội đen; chức năng nhận biết nghĩa là thành viên bang phái căn cứ vào việc một người có sử dụng và hiểu được từ lóng của bang phái đó hay không để phán đoán xem người đó có phải là “người của ta” hay không. Đáng chú ý là, chức năng giao tiếp và chức năng bảo mật của ngôn từ xã hội đen được đồng thời thực hiện, bởi vì nếu không có hành động giao tiếp thì không cần phải giữ bí mật gì; việc sử dụng ngôn từ xã hội đen vừa có thể giúp các thành viên trong bang phái biểu đạt ý kiến với nhau mà vẫn có thể giữ được bí mật đối với người ngoại bang.

Ngôn từ của đảng cũng có ba chức năng như vậy, nhưng phương thức phát huy tác dụng của ngôn từ của đảng thì phức tạp hơn. Người ta đã quen thuộc với những lời thoại mang ngôn từ xã hội đen trong vở kịch cách mạng điển hình “Dùng mưu trí dọa hổ”, như “thiên vương cái địa hổ”, “bảo tháp trấn yêu ma”, nhìn bề mặt chữ thì hoàn toàn không hiểu được ý nghĩa của những lời thoại này, phải là người biết được quy tắc giải mã của ngôn từ xã hội đen mới có thể hiểu được. Nhưng những câu đằng sau “sao mặt đỏ thế” và “sao lại sợ xanh mặt rồi”, nghe vừa giống lời của người thường, vừa giống ngôn từ xã hội đen, có thể được hiểu theo hai tầng nghĩa. Mọi “ngôn từ của đảng” của Trung Cộng đều có hai tầng nghĩa này. Tầng nghĩa đầu bao gồm “phần tử tam phản”, “tam danh tam cao”, “tam cảo nhất soán”, “tam hòa nhất thiểu”, “tam tự nhất bao”, “ba định hướng”, “ba lợi ích”, “ba điều học tập”, “tam đại biểu”, “một trọng tâm, hai điểm cơ bản”, “tăng cường một ý thức, hoàn thiện hai cơ chế, thực hiện ba chuyển biến, nắm vững ba nguyên tắc”, v.v. người trong xã hội bình thường nếu không được giải thích thì khi đọc hoặc nghe những cụm từ này sẽ hoàn toàn không hiểu (kể cả khi đã nghe giải thích cũng rất khó lý giải hoàn toàn). Một số từ khác, nhìn bề ngoài cũng giống như từ ngữ bình thường, nhưng lại bị Trung Cộng đưa vào hàm nghĩa đặc biệt, đối với những từ này không thể lý giải theo ý nghĩa trên mặt chữ được. Điểm phức tạp của ngôn từ đảng của Trung Cộng là ở chỗ, cùng một cụm từ ngôn từ của đảng nhưng dùng phương thức giải mã ở tầng thứ khác nhau có thể hiểu được những ý nghĩa khác nhau. Những người càng đứng trên đỉnh cao kim tự tháp quyền lực của Trung Cộng, càng nắm được phương thức giải mã tầng cao, thì càng có thể nhìn ra hàm nghĩa chân thực của ngôn từ của đảng Trung Cộng. Ví dụ, gần đây Trung Cộng kêu gọi “xã hội hài hòa”, “lấy dân làm gốc”, những đảng viên tầng thấp và người dân bình thường không nắm được phương thức giải mã ngôn từ xã hội đen có thể sẽ cảm thấy Đảng Cộng sản muốn làm điều tốt cho quần chúng nhân dân, nhưng cán bộ cấp trung của Trung Cộng nắm được phương pháp giải mã nhất định, sẽ có thể lý giải một cách khá chính xác rằng “bây giờ đã bước vào thời kỳ ‘hài hòa áp đảo tất cả’, nếu ai dám biểu tình tố cáo, khóc lóc kêu oan, nói những lời ‘không hài hòa’ thì bộ máy chuyên chính của đảng sẽ không để yên!” Trung tâm quyền lực của Trung Cộng mới nắm được công cụ giải mã cao cấp nhất, chỉ họ mới biết hàm nghĩa thâm sâu nhất của từ “hài hòa”, “lấy dân làm gốc”: Làn sóng thoái đảng đã khiến cho nỗi sợ hãi mất đảng của Trung Cộng tăng lên đến cực điểm, hai khẩu hiệu này có lẽ có thể cứu mạng, cứu vãn vận mệnh sụp đổ tan rã của Trung Cộng.


Ảnh: Epoch Times

Do cơ chế bảo mật phức tạp của ngôn từ của đảng Trung Cộng, rất nhiều người ngoại quốc, bao gồm rất nhiều chuyên gia, học giả, chính khách đều bị Trung Cộng lừa gạt mà không biết. Một vị học giả ngoại quốc đã phân tích đặc điểm dùng từ trong bài xã luận và báo cáo đại hội đảng Trung Cộng đăng trên “Nhân dân nhật báo” vào dịp Tết Nguyên đán, dùng phương pháp thống kê tần suất xuất hiện từ ngữ để phân tích xu hướng chính trị của Trung Cộng. Nhưng Trung Cộng là kẻ “nói nhưng không làm, làm nhưng không nói”, phương pháp nghiên cứu của vị học giả này không cách nào phát hiện ra xu hướng chính trị của Trung Cộng, cùng lắm chỉ có thể nhận ra xu hướng dối trá của Trung Cộng mà thôi.

Chức năng nhận biết của ngôn từ của đảng thể hiện ở chỗ, thông qua cách nói của một người, các đảng viên có thể nhận biết người này có phải thành viên của đảng hay không và mức độ nhận thức của anh ta về văn hóa đảng đến đâu. Vào năm 2000 đã xảy ra sự kiện cựu lãnh đạo Trung Cộng Giang Trạch Dân quát mắng một nữ phóng viên Hồng Kông. Nếu nhìn lại bối cảnh lúc đó, chúng ta sẽ phát hiện ra câu hỏi của phóng viên Hồng Kông vô cùng đơn giản, thế nhưng qua câu hỏi đơn giản như vậy, Giang lại phán xét chính xác rằng: Cô phóng viên này không đồng tình với chính sách Hồng Kông của Trung Cộng, nên đã lớn tiếng quát tháo. (Phóng viên: Chủ tịch Giang, ngài cảm thấy việc ông Đổng liên tiếp giữ chức vụ có tốt không?/ Giang: Tốt chứ! / Phóng viên: Trung ương cũng ủng hộ ông ấy chứ?/ Giang: Đương nhiên rồi!/ Phóng viên: Không lo rằng việc này sẽ ảnh hưởng đến nền tự trị của Hồng Kông sao?/ Giang: (Lớn tiếng quát tháo)

Tháng 07 năm 2005, tổ phó “tổ lãnh đạo hoạt động bảo tiên”, thứ trưởng Bộ Tổ chức Trung ương Lý Cảnh Điền đã giới thiệu với giới truyền thông về tình hình “bảo tiên” của Trung Cộng. Có phóng viên hỏi: “Mấy tháng gần đây, ở vùng nông thôn Trung Quốc xuất hiện một số hiện tượng bạo loạn, xin ông cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc xử lý những vụ bạo loạn này như thế nào?” Lý Cảnh Điền trả lời: “Rất cảm ơn sự quan tâm của cô tới tình hình nông thôn Trung Quốc. Nhưng, tôi có thể khẳng định với cô rằng, những sự việc xảy ra gần đây ở nông thôn Trung Quốc, chúng tôi gọi là “sự kiện mang tính tập thể” chứ không gọi là bạo loạn”. Lý Cảnh Điền cũng đã ngay lập tức nhận ra cô phóng viên này không phải là thành viên của bang phái Trung Cộng.

Người Trung Quốc sống lâu dài trong chế độ Trung Cộng, để hiểu được tình hình chân thực của cục diện chính trị, họ đã phát triển bản lĩnh siêu thường đọc hiểu các văn kiện và báo chí Trung Cộng. Họ rất giỏi phán đoán xu hướng chính trị của Trung Cộng qua các câu chữ, thứ tự sắp xếp các lãnh đạo, hoặc sự thay đổi “cách đề xuất vấn đề” nào đó. Trung Cộng đã lũng đoạn tất cả các nguồn tin tức của người dân, nên người dân bất đắc dĩ phải làm như vậy. Họ có lẽ có thể phát hiện ra một chút manh mối của những thay đổi về chính trị, nhưng vì phương thức giải mã ngôn từ của Trung Cộng cũng không ngừng thay đổi, nên cách “giải mã tự phát” này tất nhiên có chỗ phiến diện và sai khác, thậm chí sai khác hàng nghìn lần. Quan trọng hơn là thủ đoạn “làm chính trị” bẩn thỉu này của Trung Cộng còn không bằng cả băng đảng xã hội đen, người Trung Quốc sao có thể cho phép nó tiếp tục hại nước hại dân được?

Do tập đoàn Trung Cộng chiếm vị trí thống trị quốc gia, nên những “từ lóng tập đoàn”, “ngôn từ xã hội đen” trong ngôn từ của đảng đã được mở rộng thành một loại “từ lóng chính trị”. “Từ lóng chính trị” là một hiện tượng hiếm có trong lịch sử ngôn ngữ học nhân loại, nó cũng chưa từng được phát hiện trong các hình thái xã hội khác, nó lấy lợi ích của tập đoàn làm nòng cốt, khống chế mọi phương thức giao tiếp bằng ngôn ngữ vì mục đích chính trị, truyền bá cương lĩnh, hình thái tư tưởng hẹp hòi, thậm chí tà ác, dùng phương thức hoạt động của bang phái để thay thế cho phương thức vận hành bình thường của quốc gia và xã hội, làm thay đổi tư tưởng và hành vi của con người, chiếm đoạt, khống chế tinh thần và linh hồn của dân tộc.

5. Đặc trưng của ngôn từ của đảng

Ngôn từ của đảng có rất nhiều đặc điểm dễ nhận ra. Ví dụ, ngôn từ của đảng có tính “giả dối, phóng đại, vu khống”, man rợ, thô tục, sặc mùi máu tanh (theo thống kê “từ điển tần suất Hán ngữ hiện đại” do Trung Quốc Đại lục xuất bản năm 1986, trong số tất cả từ vựng Hán ngữ hiện đại bao gồm các thực từ và hư từ, tần suất sử dụng động từ “chết” đứng vị trí thứ 237, từ “giết” xếp vị trí thứ 940). Ngoài ra, do Đảng Cộng sản giành chính quyền bằng cách tạo phản, quản lý người dân Trung Quốc theo kiểu quân sự hóa, nên từ ngữ mang màu sắc quân sự trong ngôn từ của đảng có rất nhiều. Ở đây chúng tôi tập trung phân tích bốn đặc trưng của ngôn từ của đảng.

1) Trung Cộng lũng đoạn quyền định nghĩa từ ngữ

Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Việc của Caesar là của Caesar, việc của Thượng đế là của Thượng đế”. “Chính trị chỉ là một tầng diện của toàn bộ kết cấu xã hội, trong tình huống thông thường, chính trị sẽ cùng phát huy tác dụng với tín ngưỡng, đạo đức, tập tục, v.v.. Một chính quyền theo nghĩa thông thường sẽ không có ý định giải quyết tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống con người, càng không định giải quyết những vấn đề quan tâm cuối cùng của nhân sinh như “Con người từ đâu đến? Đi về đâu? Mục đích đời người là gì?” Nhưng Trung Cộng là một chính quyền tà giáo mà tôn giáo và chính trị được hợp nhất, nó tất nhiên phải đưa ra một bộ lý giải về trời, đất, con người, hành vi, sinh hoạt và tư tưởng con người để thay thế cho chức năng câu thúc và điều tiết xã hội của tín ngưỡng chính giáo, đạo đức truyền thống và phong tục tập quán. Ngôn từ của đảng do Trung Cộng tạo nên một cách có hệ thống đã cấu thành một thế giới ảo tưởng hoàn chỉnh, bao trùm kín kẽ lên thế giới chân thực, quy định ra thể chế chính trị và kết cấu xã hội, chế ước tư tưởng, hành vi của con người.

Nhìn từ bề ngoài, hệ thống ngôn từ của đảng là một quá trình biến hóa không ngừng, nhưng, quy tắc căn bản của hệ thống ngôn từ của đảng thì tuyệt đối không đổi, thay đổi thì cũng đồng nghĩa với việc tự nó giải thể. Quy tắc căn bản này là: Hệ thống ngôn từ của đảng là để phục vụ cho việc duy hộ sự thống trị độc tài của tà giáo Trung Cộng, sự “thay đổi” của ngôn từ của đảng cũng không được gây tổn hại đến lợi ích căn bản của “đảng”. Thế nên, “đảng” tất nhiên sẽ lũng đoạn quyền giải thích hệ thống ngôn từ của đảng. Điểm này cho thấy ngôn từ của đảng suy cho cùng là một hệ thống khép kín.

Trong cuốn “Từ điển Hán ngữ hiện đại” (Nhà xuất bản Thương vụ, 1981) của chính quyền Trung Cộng, một lượng lớn cách giải thích từ ngữ tràn ngập giáo dục chính trị, tuyên truyền tẩy não của Đảng Cộng sản, Đảng Cộng sản đã biến cuốn sách công cụ tra cứu theo nghĩa truyền thống thành cuốn “từ điển chính trị văn hóa đảng hiện đại”. Những từ dưới đây xã hội bình thường vẫn đang sử dụng, nhưng Trung Cộng lại giải thích về những từ này hoàn toàn khác.

“Đảng – chính đảng, ở nước ta là chỉ Đảng Cộng sản Trung Quốc.” “Đảng” trong chữ chính thể nghĩa là “tôn sùng sự hắc ám”, Khổng Tử nói: “Quân tử quần nhi bất đảng” (nghĩa là: người quân tử có thể quần tụ nhưng không kết bè đảng), “kết đảng” tất nhiên phải “mưu lợi riêng”, “cùng đảng” thì phải “phạt dị”(‘phạt’ kẻ khác biệt, không cùng đảng)”, đây là một từ mang nghĩa xấu theo truyền thống. “Lập đảng vi công” (thành lập đảng vì lợi ích chung) vốn là cách nói tự bản thân nó đã có mâu thuẫn, trong tu từ học Tây phương được gọi là “từ sửa chữa có tính mâu thuẫn” (oxymoron). Trung Cộng dùng từ “đảng” làm danh từ riêng cho mình, đảng không đâu không có mặt, thống trị tất cả, từ này đã bị Trung Cộng cưỡng chế đưa vào nghĩa tốt, nghĩa chính diện.


Ảnh: Epoch Times

“Giải phóng – cởi trói, được tự do và phát triển, chuyên dùng chỉ việc lật đổ sự thống trị phản động”.

“Cách mạng – giai cấp bị áp bức dùng bạo lực để cướp đoạt chính quyền, phá bỏ chế độ xã hội cũ suy đồi, xây dựng chế độ xã hội mới tiến bộ. Cách mạng phá bỏ quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới”.

“Dân chủ – chỉ việc về mặt chính trị thì người dân có quyền được tự do phát biểu ý kiến, tham gia quản lý chính quyền quốc gia. Dân chủ có tính giai cấp, như dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, chỉ có dân chủ của giai cấp tư sản, không có dân chủ của giai cấp vô sản. Ở nước ta, nhân dân được hưởng dân chủ rộng rãi và chân chính nhất”.

Trung Cộng không chỉ lũng đoạn quyền giải thích từ ngữ mà còn lũng đoạn quyền giải thích pháp luật, quyền giải thích chân lý, cũng tức là quyền khống chế đối với chân lý. Có quyền bá chủ ngôn ngữ rồi, Trung Cộng bất cứ lúc nào cũng có thể ngụy trang thành hóa thân của chân lý.

2) Tính đa tầng nghĩa và tính lừa gạt của ngôn từ của đảng

Văn hóa đảng mang tính đa tầng nghĩa, có thể phân thành Văn hóa đảng bề mặt, Văn hóa đảng trung tầng và Văn hóa đảng tầng thâm sâu. Văn hóa đảng bề mặt thì “hót như khướu”, dùng để lừa gạt và khống chế đại chúng; Văn hóa đảng trung tầng dùng để duy trì các hoạt động căn bản của đảng; Văn hóa đảng tầng thâm sâu có mục đích để duy hộ sự sống còn của đảng, không gì không dùng đến nó, nó là đảm bảo căn bản cho sự tồn tại, phát triển của đảng. Đảng và lãnh đạo đảng không bị chế ước bởi Văn hóa đảng bề mặt, họ chỉ coi Văn hóa đảng bề mặt là một công cụ. Tính đa tầng thứ của Văn hóa đảng là một chướng ngại quan trọng khiến mọi người khó mà nhận thức được bản chất Văn hóa đảng.

Ngược lại, ngôn từ của đảng cũng có thể phân thành ngôn từ của đảng ở bề mặt, ngôn từ của đảng trung tầng và ngôn từ của đảng tầng thâm sâu. Ngôn từ của đảng bề ở mặt bao gồm những ngôn ngữ mang hình thái ý thức tốt đẹp nhất của Trung Cộng, “vì nhân dân phục vụ”, “nền văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa”, “lấy đức trị quốc”, “xã hội hài hòa”, v.v.. Ngôn từ của đảng trung tầng phối hợp với quá trình vận hành bình thường của chính quyền Trung Cộng, người bình thường dễ lẫn lộn nó với những từ ngữ hành chính được chính phủ sử dụng thông thường khi thực hiện chức năng quản lý. Ngôn từ của đảng trung tầng bao gồm những từ ngữ được phân tích kỹ ở phần trước như “tuyên truyền, quán triệt, chấp hành, đấu tranh, chiến sỹ thi đua, đại biểu, tinh thần hội nghị, đường lối, nhận thức, lãnh đạo, cấp trên, hiệu triệu, phấn đấu, ủy ban, báo cáo tư tưởng, tự kiểm điểm, phê bình và tự phê bình”. Ngôn từ của đảng tầng thâm sâu không có đặc trưng về hình thái, rất có thể chỉ là tiếng lóng, nhưng vì nó phơi bày rõ tính cực đoan, tàn bạo, vô liêm sỉ, bản chất lưu manh của Trung Cộng, nên trong tình huống bình thường nó chỉ lưu truyền trong nội bộ thành phần nòng cốt của Trung Cộng. Loại ngôn từ của đảng này bao gồm những câu như: “Nịnh nọt, ton hót thì không tốt, nhưng vì công tác cách mạng thì lại tốt và nên làm” của Lưu Thiếu Kỳ, “Học sinh mà không nghe lời thì cho một liên đội súng máy (xử lý) là xong.” của Đặng Tiểu Bình, “Pháp Luân Công giảng Chân – Thiện – Nhẫn, có thể thẳng tay mà đàn áp” của Giang Trạch Dân v.v.. Đáng chú ý là, có lúc Trung Cộng để cho ngôn từ của đảng tầng thâm sâu biểu hiện ra trên bề mặt để biểu đạt mục đích đặc biệt nào đó. Ví dụ như kiểu bộc bạch của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình: “Ta là lưu manh thì ta còn sợ ai” đã kích động sự sùng bái bạo lực của rất nhiều người. Luận điệu của vị tướng Trung cộng Chu Thành Hổ: “Không tiếc hy sinh tất cả những thành phố tính từ Tây An về phía đông để đánh một trận đại chiến tranh hạt nhân với nước Mỹ, phát ngôn của nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trì Hạo Điền “dẹp sạch nước Mỹ”, chính là Trung cộng giả vờ “vô tình” tiết lộ cho thế giới, nhằm mục đích thăm dò phản ứng của nước kia, đồng thời tuyên bố rõ ràng với đối phương rằng nó là một kẻ sẵn sàng liều chết, gây cú sốc tâm lý cho đối phương.


Ảnh: Epoch Times

Quá trình một người bình thường bị Văn hóa đảng khống chế là một quá trình từ nông cạn đến thâm sâu. Ban đầu bị ngôn từ của đảng bề mặt lừa gạt (sự kích động trong thời kỳ cách mạng, sự ngây thơ, trong sáng của lớp thiếu niên nhi đồng, tinh thần sục sôi nhiệt huyết của lớp thanh niên), tiến thêm một bước là thái độ phản cảm với ngôn từ của đảng bề mặt (nhưng lại không dám nói ra), rồi khi quen thuộc với nó đến mức thành tự nhiên như ngựa quen đường cũ, người ta lặp lại một cách máy móc ngôn từ của đảng trung tầng, và trở thành một phần tử của tổ chức tà giáo Trung Cộng. Tiến sâu hơn, người ta nếm trải những “lợi ích” của việc dựa vào Văn hóa đảng, thấm nhuần hàm nghĩa chân thực của ngôn từ của đảng tầng thâm sâu (duy hộ cho lợi ích và sinh tồn của đảng một cách ích kỷ, cực đoan), từ đó hoàn toàn trói buộc bản thân vào đảng, vinh cùng hưởng, nhục cùng chịu.

Con người hiện nay phần đông đều vô cùng phản cảm với ngôn từ của đảng trên bề mặt, họ không nhận thức rõ rằng ngôn từ của đảng ở trung tầng thực chất là để duy hộ sự thống trị độc tài của Trung Cộng, còn đối với ngôn từ của đảng tầng thâm sâu họ không biết hoặc không dám tin rằng những từ ngữ cực đoan, ích kỷ, tàn bạo, vô liêm sỉ này mới thể hiện bản chất thực sự của Trung Cộng. Xét một cách tương đối, tính lừa gạt của ngôn từ của đảng bề mặt khá yếu, tính lừa gạt của ngôn từ của đảng trung tầng khá mạnh. Ngôn từ của đảng tầng thâm sâu không che đậy sự tà ác của đảng, nhưng không thể xuất hiện trên các văn kiện và các kênh truyền thông chính thức, không thể quảng bá rộng cho người ta biết. Mặt khác, mức độ tà ác của Trung Cộng vượt khỏi sức tưởng tượng của người bình thường, nên để hiểu được ngôn từ của đảng tầng thâm sâu rốt cuộc có ý nghĩa gì, điều này cũng cần phải có dũng khí lớn và trí tuệ sáng suốt.

Cần nói rõ rằng, mặc dù ở Trung Quốc hiện nay hầu như không còn ai tin vào ngôn từ của đảng bề mặt nữa, nhưng trong tuyên truyền Trung Cộng lại không thể tách khỏi ngôn từ của đảng bề mặt, vì Trung Cộng cần dùng nó để lừa gạt người ngoại quốc, và tung hỏa mù trong nội bộ Trung Cộng để lừa gạt lẫn nhau, đồng thời lừa gạt lương tâm của các đảng viên.

3) Tính trừu tượng và tính ngụy biện của ngôn từ của đảng

Lời nói của người bình thường luôn luôn cụ thể, có cảm xúc, dễ hiểu và dễ nắm bắt. Cổ nhân Trung Quốc chú trọng tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, “tự thiên tử dĩ chí vu thứ dân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản” (Nghĩa là: từ Thiên tử cho đến thường dân, tất cả đều lấy việc tu thân làm căn bản). Một người cho dù có khát vọng lớn đến đâu cũng đều phải bắt đầu từ những việc cơ bản nhất như làm việc tỉ mỉ, trước sau như một, hiếu kính phụ mẫu, yêu thương huynh đệ. Tín ngưỡng chính thống và hệ thống đạo đức luôn luôn dùng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu để biểu đạt, ví dụ những tiêu chuẩn như “không được giết người”, “không được trộm cướp”, “không được tạo bằng chứng giả hãm hại người khác” trong “10 điều răn của Chúa”, vô cùng cụ thể và không cần trình độ giáo dục cao, ai ai cũng có thể hiểu và thực hành theo.

Nhưng, “ngôn từ của đảng” của Trung Cộng lại mơ hồ, trừu tượng khác thường. Tính trừu tượng cao của ngôn từ của đảng khiến cho Trung Cộng rất dễ đổi trắng thay đen, sớm nắng chiều mưa, đùa cợt, ngụy biện, lừa gạt người dân trong nước và thế giới. Trung Cộng cưỡng ép nhồi nhét bộ từ ngữ của đảng này vào đầu những người trí thức và người dân thường, có thể đạt đến mức khiến người ta thà tin vào thứ ngôn ngữ rườm rà, khó hiểu của Trung Cộng chứ không tin vào sự phán đoán thông thường của bản thân.

Trước cái gọi là “cải cách ruộng đất”, vùng nông thôn phía Bắc Trung Quốc có mối quan hệ gia tộc vô cùng hòa thuận, hoàn toàn không có kiểu đấu tranh giai cấp một sống hai chết, giữa địa chủ và người làm thuê là mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ. Nhưng sau khi Đảng Cộng sản đến, ngoài việc kích động, xúi giục lũ lưu manh địa phương tạo phản, nó còn tiêm nhiễm vào người nông dân sự hận thù giai cấp. Đa số mọi người mặc dù cả đời chưa từng gặp phải “địa chủ ác bá” như Trung Cộng miêu tả, nhưng Trung Cộng lại ngụy biện rằng, cướp bóc và áp bức nhân dân lao động là “bản chất giai cấp” của “giai cấp địa chủ”, vì vậy trải nghiệm mang tính “cá biệt” của những người nông dân không thể làm thay đổi kết luận mang tính “khoa học” của “chủ nghĩa Marx Lenin”, “tư tưởng Mao Trạch Đông”. Một mặt mọi người xuất phát từ sợ hãi và lãng quên, mặt khác không cách nào bác bỏ được cách nói trừu tượng của Trung Cộng về “bản chất giai cấp”, nên dần dần người ta bắt đầu tin tưởng thực sự có tồn tại một giai cấp địa chủ, giai cấp này áp bức bóc lột những người dân nghèo khổ, muốn sống yên ổn thì hoặc là tiêu diệt bọn họ, hoặc phải khiến cho họ sống dưới nền chuyên chính vô sản “chỉ được im lặng ngoan ngoãn, không được nói bừa làm càn”.

Hiện tượng này vô cùng điển hình. Sở dĩ sự dối trá của Trung Cộng có thể thuận lợi, thông suốt, không gặp trở ngại là do tính trừu tượng và tính ngụy biện xảo trá của ngôn từ của đảng có mối quan hệ rất lớn. Trong các cuộc vận động chính trị hết lần này đến lần khác trong lịch sử của Trung Cộng, đều đã từng xuất hiện loại hiện tượng này – không tin tưởng những tình cảm, luân lý tự nhiên như tình thân, tình bằng hữu, thậm chí không tin vào trải nghiệm của bản thân mình, mà lại tin theo những lý luận cực đoan của Đảng Cộng sản trái ngược với cái tình cái lý thông thường. Cũng vì thế mà gây ra biết bao thảm cảnh cha con phản bội lẫn nhau, vợ chồng thù hận lẫn nhau trong thời Cách mạng Văn hóa.

Theo thống kê trong cuốn “Từ điển tần suất Hán ngữ hiện đại”, xét về tần suất sử dụng, từ “chủ nghĩa” xếp ở vị trí thứ 37 trên tổng số các từ vựng Hán ngữ hiện đại (bao gồm thực từ và hư từ), và xếp thứ 4 trong số tất cả danh từ (chỉ đứng sau từ “nhân” và hai từ chỉ phương vị “trên”, “trong”). “Chủ nghĩa” xuất hiện 253 lần trong báo cáo đại hội thứ 12 của Trung Cộng, 250 lần trong đại hội thứ 13, 216 lần trong đại hội thứ 14, 253 lần trong đại hội thứ 15, 155 lần trong đại hội thứ 16. Trong các văn kiện, báo chí, sách giáo khoa của Trung Cộng, những cụm từ đứng đầu là “chủ nghĩa” thường gặp là chủ nghĩa Marx Lenin, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa bá quyền, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa mệnh lệnh, chủ nghĩa gia tộc, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa mạo hiểm, chủ nghĩa đào tẩu, chủ nghĩa bế quan, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa anh hùng, chủ nghĩa quan liêu, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa một cuốn sách, chủ nghĩa một cốc nước, v.v.. Cho đến nay, có lẽ không ai có thể làm rõ những từ này rốt cuộc đại biểu cho ý nghĩa gì, nhưng trong các cuộc vận động chính trị của Trung Cộng, cái mũ “chủ nghĩa XX” đã từng đẩy hàng nghìn hàng vạn người vào chỗ chết.

Tính trừu tượng của ngôn từ của đảng thuận tiện cho Trung Cộng tùy ý giải thích từ ngữ dựa theo nhu cầu chính trị của nó. Nếu từ ngữ sử dụng quá cụ thể, thẳng thắn, mọi người đều có thể hiểu, thì Trung Cộng không dễ dàng mà lừa gạt như vậy. Trừu tượng một chút, mọi người đều thấy mơ hồ, thì Trung Cộng có thể tùy ý giải thích. “Chủ nghĩa xã hội” thời của Mao Trạch Đông là “tiếp tục cách mạng dưới điều kiện chuyên chính giai cấp vô sản”, thời Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền lại đề xuất nghèo khổ thì không phải là “chủ nghĩa xã hội”, thời của Giang thì có thể cho nhà tư bản gia nhập đảng, rốt cuộc cái gì là “chủ nghĩa xã hội”? Nói trắng ra – phàm là thứ mà Đảng Cộng sản làm thì đều là “chủ nghĩa xã hội”.


Ảnh: Epoch Times

Những ngôn từ của đảng trừu tượng như “giai cấp”, “đường lối”, “nhận thức”, “cánh tả”, “cánh hữu”, “tiến bộ”, “phản động”, “chế độ công hữu” (người dân chỉ được sở hữu trên lý thuyết, chỉ Trung Cộng thực sự được sở hữu), “chủ nghĩa xã hội”, “đặc sắc Trung Quốc” v.v. đã tạo nên những tấm màn đen trùng trùng, mà tập đoàn quyền lực Trung Cộng nấp ở đằng sau tấm màn đó, vì lợi ích và sự sống còn của tập đoàn, một mặt trong nội bộ nó cấu xé lẫn nhau một cách vô liêm sỉ, mặt khác nó vẫn phạm tội trắng trợn với người dân.

4) Tính tiếp thu và tính sáng tạo của ngôn từ của đảng

Ngôn từ của đảng còn có đặc điểm là tính thu nạp và tính sáng tạo. Tính thu nạp chỉ Trung Cộng có sở trường trong việc chỉnh lý, thu nạp ngôn từ của người bình thường và biến nó thành của mình, thậm chí dùng lời phê bình của người khác để làm đẹp cho mình. Trung Cộng còn vô liêm sỉ đến mức lấy tất cả thành quả văn minh trong lịch sử nhân loại để biện hộ cho bản thân. Những từ vốn mang ý nghĩa tốt đẹp như “ái quốc”, “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”, “lấy đức trị quốc” bị Trung Cộng trộm dùng trong thời gian dài, hiện nay  người ta hầu như không thể sử dụng những từ này một cách bình thường mà không cảm thấy phản cảm.

Tính sáng tạo nghĩa là sau khi đã hình thành tư duy Văn hóa đảng thì có thể sáng tạo ra từ mới, thể hiện “sức sống đi cùng thời đại của chính quyền Trung Cộng”. Trung Cộng có tổ chức nghiêm ngặt và sự khống chế nghiêm ngặt đối với xã hội. Một khi đầu não của chính quyền tà ác này – người lãnh đạo hoặc trung ương đảng – đã quyết định phương châm chính sách gì, thì những tổ chức cấp dưới của chính quyền sẽ giống như tay chân của nó, hoàn toàn chấp hành chính sách này, trong quá trình thực hiện đã sinh ra một lượng lớn ngôn từ của đảng.

Trong những năm gần đây phương thức chủ yếu để sáng tạo từ mới của Trung Cộng bao gồm: Văn hóa đảng + từ dùng trong văn hóa truyền thống, ví dụ “đức trị”, “xã hội hài hòa”; Văn hóa đảng + thuật ngữ khoa học kỹ thuật, ví dụ “công trình XX” (công trình hy vọng, công trình an cư, công trình cung cấp thực phẩm, công trình cung cấp lương thực, công trình tái tuyển dụng, công trình 211, năm công trình; Văn hóa đảng + thuật ngữ Tây phương, ví dụ “ý thức xx” (ý thức chính đảng, ý thức thủ đô, v.v..)

Hậu quả của tính thu nạp và tính sáng tạo của ngôn từ của đảng là: Sau khi một loạt ngôn từ của đảng bị đào thải rồi, thì một loạt “ngôn từ của đảng” mới lại được nhanh chóng tạo ra; trong quá trình sử dụng, ngôn từ của đảng bị pha trộn, biến dạng làm xuất hiện một số lượng khổng lồ, muôn hình vạn trạng các biến thể của nó, nội hàm Văn hóa đảng của những từ mới này khiến cho người ta khó mà đề phòng được.

6. Hậu quả của việc phổ biến ngôn từ của đảng

1) Hiện thực mất nước qua văn hóa và ngôn ngữ

Trong lịch sử Trung Quốc và nhân loại, kẻ ngoại lai đến xâm lược chỉ chiếm lĩnh đất đai, chứ không thể thuần phục được cả một dân tộc, bởi vì chỉ cần người dân bị xâm lược còn giữ được tinh thần dân tộc thì sẽ không dễ dàng bị khuất phục. Trong lời dẫn của bài này có nói, ngôn ngữ tạo nên diện mạo tinh thần bản sắc dân tộc. Vì vậy để hủy hoại tinh thần của dân tộc, kẻ xâm lược ngoài việc chiếm hữu đất đai, còn phải phá hủy văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc đó; mà hủy hoại ngôn ngữ – công cụ tải thể của nền văn hóa, chính là một trong những thủ đoạn hữu hiệu nhất để hủy diệt văn hóa dân tộc, tinh thần dân tộc. Ví dụ trong cuộc chiến Phổ – Pháp năm 1870, nước Phổ sau khi chiếm nước Pháp, liền mưu toan bắt phải dạy tiếng Đức ở các trường học nằm trong khu vực chiếm đóng, cấm dùng tiếng Pháp. Trung Cộng đã áp dụng nhiều thủ đoạn để hủy hoại văn hóa truyền thống Trung Hoa, làm biến dị và thay thế ngôn ngữ là một trong số đó.

Ngược lại với thái độ ngôn ngữ chú trọng “bồi dưỡng đạo đức, hoàn thiện phẩm cách, giáo hóa nhân tính” của văn hóa truyền thống, ngôn ngữ của Trung Cộng là để phục vụ cho lợi ích của tập đoàn này, giả dối là linh hồn của ngôn ngữ Trung Cộng. Ngôn ngữ của Trung Cộng không chỉ giả dối mà còn méo mó, lệch lạc. Nó dùng một bộ từ vựng thật thật giả giả, âm thầm biến dị tư tưởng của con người. Nó dùng một hệ thống ngôn ngữ kiểu treo đầu dê bán thịt chó, thay đổi hoàn toàn chiều hướng phát triển của lịch sử dân tộc, cuối cùng hủy diệt truyền thống và tinh thần dân tộc Trung Hoa được Thần truyền lại mà người dân không hề biết. Văn hóa chính thống của Trung Hoa đã hoàn toàn biến mất, và bị thay thế toàn diện bằng nội dung Văn hóa đảng. Dân tộc Trung Hoa từ đó đã chệch ra khỏi quan hệ hài hòa với vũ trụ, bị đặt sai vị trí trên thế giới, đối lập với tinh thần vốn có của nhân loại, phương thức sinh tồn và hướng phát triển của cả dân tộc Trung Hoa đã đi ngược lại với quỹ đạo mà tạo hóa đã sắp đặt.

Nguồn gốc của ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc là gì, đa số người Trung Quốc ngày nay đều không biết, họ còn tưởng rằng người Trung Quốc từ xưa đến nay vẫn nói như vậy. Hệ thống ngôn từ của đảng đã bóp nghẹt tinh thần và sức sống dân tộc, tăng cường, củng cố năng lượng và sức trói buộc của hệ thống phản nhân loại này.

Trong lịch sử người Trung Quốc vẫn luôn tự hào vì khả năng đồng hóa mạnh mẽ của văn hóa Trung Quốc. Văn hóa Trung Quốc trong thời kỳ hòa bình vô cùng huy hoàng khiến cho các nước khác phải đến chầu bái, ngay cả khi Trung Quốc bại trận hay mất nước thì khả năng đồng hóa các nền văn hóa dị tộc của nó vẫn biểu hiện mạnh mẽ. Triều đình Nguyên Mông và Mãn Thanh đã bị khuất phục bởi sự bác đại tinh thâm của văn hóa Trung Hoa, cam tâm tình nguyện thần phục trước sức mạnh thần kỳ ấy, họ đã truyền thừa những tinh hoa của dân tộc Trung Hoa.

Qua phân tích tổng hợp số lượng lớn từ ngữ, chúng ta không thể không đối diện với một hiện thực quan trọng: Lịch sử không thể khuất phục của văn hóa Trung Hoa đã bị viết lại. Văn hóa Trung Hoa đã bị Đảng cộng sản thay thế bằng chủ nghĩa Marx Lenin tà ác ngoại lai, trên phương diện văn hóa và ngôn ngữ thì người Trung Quốc đã sớm bị mất nước rồi.

2) Ngôn từ của đảng cưỡng chế thay đổi cuộc sống của người dân Trung Quốc

Ngôn từ của đảng là bộ phận ngôn ngữ được người Trung Quốc hiện nay sử dụng nhiều nhất, có tính hành động và tính chi phối mạnh nhất. Tính chi phối của ngôn từ của đảng biểu hiện chủ yếu ở: thứ nhất, ngôn từ của đảng có tần suất sử dụng cao; thứ hai, ngôn từ của đảng có uy quyền cao.

Theo thống kê “Từ điển tần suất Hán ngữ hiện đại”, thứ tự về tần suất sử dụng của một số từ ngữ đảng điển hình trong toàn bộ từ vựng Hán ngữ hiện đại (bao gồm cả những hư từ như “của”, “và”) như sau: “cách mạng” 71, “đồng chí” 83, “giai cấp” 149, “kẻ thù” 153, “đấu tranh” 209, “giải phóng” 285, “lãnh đạo” 312, “giai cấp vô sản” 372, “đường lối” 561, “đại biểu” 570, “chiến đấu” 602, “phản động” 617. Ngoài ra, từ “đảng” là một từ không thường dùng trong xã hội truyền thống, nhưng sau khi Trung Cộng thành lập, tần suất sử dụng của từ “đảng” nhanh chóng nhảy lên vị trí 119, “Đảng Cộng sản” vị trí 331, đây gần như là danh từ có tần suất sử dụng cao nhất, có thể thấy rõ ràng rằng hiện nay Trung Cộng đang đứng ở địa vị độc đảng độc tài ở Trung Quốc.

Tính quyền uy cao của ngôn từ của đảng thể hiện ở việc nó lấy bạo lực của Trung Cộng làm hậu thuẫn, nó chiếm lĩnh những lĩnh vực ngôn ngữ có sức ảnh hưởng nhất như chính trị, kinh tế, tư pháp, giáo dục, tin tức. Những thể loại ngôn ngữ của xã hội chính thống liên quan đến luân thường đạo lý, ăn ở đi lại, tình yêu đôi lứa không hoàn toàn biến mất nhưng chỉ nằm ở vị trí ngoài rìa và dễ bị chi phối. Cho dù người ta có muốn hay không, trong các hoàn cảnh chính thức, công khai đều bị bắt sử dụng ngôn từ của đảng. Ngôn từ của đảng và hậu quả mà ngôn từ của đảng mang lại (lý luận của Trung Cộng phải được “học tập”, “lĩnh hội”, chính sách của Trung Cộng phải được “quán triệt”, “chấp hành”, v.v..) đã cưỡng chế thay đổi cuộc sống của người Trung Quốc, đem đến cho người dân Trung Quốc những tai họa nghiêm trọng.

3) Ngôn từ của đảng – cái nhìn phiến diện của người Trung Quốc ngày nay

Ngôn ngữ là công cụ tư tưởng, tư tưởng của con người thể hiện ở sự kết hợp của từ và câu. Ngôn từ của đảng đã cải biến cách nhìn nhận về thế giới của con người, nó thể hiện cái nhìn phiến diện của người Trung Quốc ngày nay.

(1) Ngôn từ của đảng khiến cho người ta bảo vệ ác đảng Trung Cộng một cách không tự biết

Ngôn từ của đảng, dù là ngôn từ do Trung Cộng tạo ra, hay là ngôn từ bị Trung Cộng cải tạo, mục đích tồn tại của chúng chính là để duy trì, bảo vệ nền thống trị của ác đảng Trung Cộng. Dùng tư liệu ngôn ngữ đã bị bóp méo mà Trung Cộng cung cấp cho người dân thì người dân không thể nhìn thấy được dáng vẻ chân thực của thế giới, mà chỉ có thể nhìn thấy dáng vẻ của thế giới mà Trung Cộng muốn mọi người nhìn thấy.

Bộ từ vựng mà Trung Cộng tự phát minh ra, đã mô tả lại lịch sử thành lập của nó. Nếu một người dùng bộ từ ngữ này để suy xét về lịch sử Trung Cộng thì chỉ có thể có được những kết luận mà Trung Cộng muốn cho anh ta biết. Hãy xem bảng dưới đây (Bảng 5):

 

Ngôn ngữ đảng Thực chất Phân tích
Khởi nghĩa (Khởi nghĩa Nam Xương, Khởi nghĩa Thu Thâu) Phiến loạn, bạo động Khởi nghĩa là chỉ cuộc kháng nghị vì mục đích chính nghĩa. Cái gọi là “khởi nghĩa” của Trung Cộng là phiến loạn, bạo động, lật đổ chính quyền hợp pháp đương thời
Trường chinh, Bắc Thượng  kháng Nhật Trốn chạy, rút lui Sau năm 1931, khi đang diễn ra cuộc chiến chống quân xâm lược Nhật Bản, Trung Cộng đã phát động cuộc phiến loạn tại Giang Tây, tiến hành “cát cứ vũ trang”, sau khi bị bao vây tiêu diệt đã tháo chạy tán loạn về phía Tây Nam. Cuộc Bắc Thượng sau đó vốn là muốn tháo chạy sang Nga, nên đành phải trụ lại Diên An, sau khi quân Nhật xâm lược toàn Trung Quốc, Đảng Cộng sản thừa cơ phát triển lớn mạnh, cuối cùng mang tai họa đỏ đến cho cả nước.
Chỉnh đốn tác phong Tẩy não Diên An, khủng bố Diên An “Chỉnh” là tư tưởng được chỉnh đốn, quản lý, quy phạm. Từ “chỉnh đốn tác phong” ám chỉ với mọi người rằng: “đảng đang quản đảng”, Trung Cộng đang “gia tăng kiến thiết của mình”. Đang nỗ lực biến “tác phong của đảng” thành chính thống. Thực ra “chỉnh đốn tác phong” nghĩa là Trung Cộng tăng cường tẩy não các cán bộ đảng viên, là cuộc tổng diễn tập cho những cuộc vận động chính trị về sau của Trung Cộng.
Giải phóng Trung Cộng cướp chính quyền “Giải phóng” chỉ sự phá bỏ mọi trói buộc, giành được tự do. Sau khi Trung Cộng thành lập chính quyền, cả nước Trung Quốc biến thành một nhà tù lớn, nhân dân cả nước đều sống trong sự nô dịch.
Đi về địa phương Đi đày Chỉ khác nhau một vài chữ, nhưng có thể thấy được sự giảo hoạt của Trung Cộng trong việc che giấu hành vi ác độc của mình
Ba năm thiên tai Nạn đói lớn ba năm Nạn đói ba năm là một tai họa do con người gây nên bởi chính sách mông muội của Trung Cộng.
Đại Cách mạng Văn hóa Đại phá hoại văn hóa, đại tẩy não toàn dân, đại thanh trừng chính trị Văn hóa truyền thống tin tưởng mệnh của vua do trời định, “cách mạng” chỉ “sự thay đổi thiên mệnh”, như “Cuộc cách mạng Thang Vũ, thuận ý trời mà hợp ý dân” trong “Dịch Cách”. Trung Cộng đã bóp méo ý nghĩa của từ “cách mạng”, vốn để chỉ “hành động bạo lực lật đổ giai cấp thống trị”, bóp méo nó trở thành một từ mang ý nghĩa tán dương. Từ “Đại Cách mạng Văn hóa” đã che giấu đi bản chất của cuộc vận động, có tính lừa gạt nhất là với thế hệ trẻ và người nước ngoài.
Lên rừng xuống biển Lao động cải tạo trá hình dành cho phần tử trí thức trẻ Từ “lên rừng xuống biển” khiến cho người ta liên tưởng đến sự lãng mạn, ấm áp, đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho một số thanh niên thời đó có cảm giác hoài niệm về khoảng thời gian ấy.
Cải cách mở cửa Nới lỏng quản lý kinh tế, quản lý chính trị để duy trì chính quyền Bế quan tỏa cảng, suy thoái kinh tế là do Trung Cộng gây ra. “Cải cách mở cửa” chẳng qua chỉ là phục hồi lại một phần phương thức hoạt động kinh tế trước khi Trung Cộng cướp chính quyền. Không hề có sự nới lỏng về lĩnh vực chính trị.
Bạo loạn phản cách mạng, sóng gió chính trị Vận động dân chủ năm 1989 Ban đầu Trung Cộng gọi cuộc vận động dân chủ năm 1989 là “bạo loạn”, sau đó bắt đầu sử dụng từ “sóng gió chính trị” với ý đồ khiến mọi người hiểu nhầm rằng Trung Cộng cũng chỉ là nạn nhân của “sóng gió”.

Những năm gần đây, Trung Cộng lại tạo ra một lượng lớn những từ ẩn ngữ chính trị, để tô son trát phấn, che đậy bộ mặt thật xấu xa của nó. Ví dụ gọi thất nghiệp là “đợi việc”, “hạ cương vị”, “nghỉ việc nội bộ”. “Đợi việc” ám chỉ là sẽ có việc trong tương lai, “hạ cương vị” tức là trước đây đã từng có công việc, mà không nhắc đến hiện nay không có việc. Ví dụ khác, dưới sự thống trị của Trung Cộng, những người dân nghèo khổ bị gọi là “nhóm người yếu thế”, ám chỉ tình cảnh nghèo khổ của họ là do nguyên nhân ở tự bản thân họ.


Ảnh: Epoch Times

Ngôn từ của đảng dạng “ẩn ngữ chính trị” của Trung Cộng có một vài hình thức chủ yếu như sau:

Hình thức đổi trắng thay đen, như “khởi nghĩa”, “giải phóng”.

Hình thức không phân biệt đảng và quốc gia, như “kiến quốc”, “ái quốc”, “thế lực phản động”.

Hình thức khuấy đục nước, như “10 năm tai họa”, “năm tháng hoang đường”, “sóng gió chính trị”. Nó có đặc điểm là dùng một từ mập mờ không rõ để gọi một sự kiện lịch sử nào đó, khiến cho người ta không thể nào nhận ra vai trò gây tội ác của Trung Cộng trong đó.

Hình thức nói sai thành đúng, như “trường chinh”, “cải cách mở cửa”. Hình thức này có đặc điểm việc xấu nói thành việc tốt, gọi “đống rác rưởi” được Trung Cộng vớt lên sau thời kỳ khủng hoảng là “công lao vĩ đại” của Trung Cộng hoặc là “quyết sách sáng suốt” của lãnh đạo Trung Cộng.

Hình thức giương đông kích tây, như “bốn hiện đại hóa”, “phát triển là con đường tất yếu”. “Bốn hiện đại hóa” bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng, khoa học kỹ thuật, nhưng không nhắc đến “hiện đại hóa chính trị” (bản thân khái niệm “hiện đại hóa” cũng cần phải kiểm tra lại, nhưng ở đây chúng ta chưa bàn đến); trình độ văn minh xã hội và mức độ phúc lợi của người dân được quyết định bởi nhiều điều kiện cùng lúc, Trung Cộng chỉ nhấn mạnh đến phát triển kinh tế một cách phiến diện, mà che giấu hiện thực rằng: chính trị hủ bại, đạo đức suy đồi, môi trường ô nhiễm do sự thống trị độc tài mang lại mới là nguyên nhân khiến cho môi trường sống của người dân ngày càng tồi tệ hơn.

Hình thức “giấu đầu hở đuôi” như, “trỗi dậy trong hòa bình”. Một người đến thăm nhà bạn chắn chắn sẽ không nói rằng: “Không phải tôi đến cướp nhà anh đâu”. Biết bao đất nước có nền kinh tế phát triển nhưng cũng không có nước nào tự xưng mình là “trỗi dậy trong hòa bình”. Cách nói này của Trung Cộng lộ rõ dã tâm quân sự của nó đằng sau sự phát triển kinh tế.

Do sự lũng đoạn của Trung Cộng trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học, tin tức, nên người Trung Quốc hiện nay khi bàn luận về một vấn đề nào đó thì khó mà không sử dụng những từ vựng mà Trung Cộng tạo ra, mà những từ vựng này lại dẫn người ta đến kết luận phải duy trì sự thống trị của ác đảng Trung Cộng. Sự thống soái của ngôn từ của đảng khiến cho người dân rất khó tư duy và phát ngôn bình thường.

(2) Ngôn từ của đảng khiến người ta không thể suy nghĩ bình thường

Việc ngôn từ của đảng khiến người ta không thể suy nghĩ bình thường thể hiện ở rất nhiều phương diện, trong đó phương diện chủ yếu là phá hoại các quy tắc đạo đức cơ bản.

Người trong xã hội truyền thống tin tưởng rằng mọi người đều có lòng trắc ẩn, sự quan tâm, yêu mến giữa người với người là yêu cầu cơ bản làm người. Vì mục đích cướp đoạt và củng cố quyền lực, Trung Cộng cần phải không ngừng kích động sự thù hận của người dân. Nhưng lòng nhân ái đối với đồng loại của người dân không thể ngay lập tức mà nhổ bỏ được, thế nên Trung Cộng đã sáng tạo ra “kẻ thù giai cấp”, “năm loại phần tử xấu”, “phần tử X giáo” một loạt những từ để ma quỷ hóa những nhóm người mà nó muốn loại bỏ, khiến cho các đảng viên khi bức hại những người này không những không cảm thấy có tội, ngược lại còn có một loại “cảm giác tự hào” rằng mình thuộc loại  “lẽ thẳng khí hùng”.

Dưới sự thống trị của Đảng Cộng sản, từ “bán đứng” được thay thế bởi những từ ngữ mang ý ca ngợi trong Văn hóa đảng như “báo cáo tư tưởng”, “trao trái tim cho đảng”, “đại nghĩa diệt thân”, “tố giác vạch trần”, “hỗ trợ chính phủ làm rõ tình hình”. Từ “bán đứng” không chỉ không bị lên án bởi đạo đức lương tâm, mà còn được chính quyền ca ngợi là “hành động chính nghĩa” xuất phát từ “tình cảm cách mạng cao thượng”, “lập trường cách mạng kiên định”, “tình cảm cách mạng của giai cấp vô sản”, “trung thành tận tụy với đảng”, nó xóa bỏ cảm giác khinh bỉ của người bình thường đối với những hành vi thấp hèn như “bán đứng”, “mật báo”, khuyến khích người ta quay lưng lại với những chuẩn tắc đạo đức cơ bản của xã hội nhân loại.

Ngôn từ của đảng là một hệ thống có tính phong bế, bản thân hệ thống này là tà ác và biến dị. Trong môi trường lớn Văn hóa đảng biến dị này, một số cách tư duy lố bịch lại trở thành rất bình thường. Ví dụ “Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý” được Trung Cộng hô hào gần 30 năm nay, người dân đã quá quen đến nỗi trở thành bình thường, coi nó là những quy tắc vàng, chính xác không cần nghi ngờ gì. Nhưng suy nghĩ kỹ một chút, chúng ta sẽ phát hiện ra câu nói này nghe lố bịch như kiểu “vải vóc là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm thước đo”, “hàng hóa là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm cái cân”. Nếu nhất định phải dùng cú pháp này, vậy nói “chân lý là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm thực tiễn” còn hợp lý một chút. Có thể sẽ có người nói, anh đã hiểu sai ý của câu này rồi, ý của nó là như thế này, vào lúc đó nó có nghĩa là “lập lại trật tự”, “giải phóng tư tưởng”. Vấn đề chính là ở chỗ này. Phải đặt câu nói này vào trong hiện thực xã hội lố bịch do Trung Cộng tạo ra thì nó mới thể hiện ra sự “có lý”. Điều này lại càng cho thấy Văn hóa đảng là một hệ thống lố bịch và biến dị. Những ví dụ như thế có rất nhiều, chúng tôi sẽ không đề cập thêm nữa.

(3) Ngôn từ của đảng khiến người ta khó có thể giao lưu với người ở xã hội bình thường

Sau khi tiếp thu ngôn từ của đảng do Trung Cộng định nghĩa, thì người ta không thể biểu đạt ý kiến của mình cho những người sống bên ngoài Văn hóa đảng một cách rõ ràng, cũng khó có thể nghe và hiểu được hàm nghĩa chân chính trong câu nói của những người sống bên ngoài Văn hóa đảng. Một ví dụ điển hình là cách hiểu về từ “nhân quyền” của người Trung Quốc và người Tây phương hoàn toàn khác nhau. Nhân quyền là quyền lợi cơ bản của người dân. Khi một người phương Tây bàn về bảo vệ nhân quyền thì điều họ quan tâm là quyền lợi của người dân không bị chính phủ xâm hại. Tương tự, khi một người phương Tây bàn về vấn đề nhân quyền với người Trung Quốc thì họ đứng về phía người dân Trung Quốc chứ không phải đứng về phía chính quyền Trung Cộng, lúc này một người bình thường nên cảm ơn người đó mới đúng. Nhưng qua sự tuyên truyền lâu dài của Trung Cộng, rất nhiều người Trung Cộng nhận thức rằng: “Đây nhất định là chủ nghĩa bá quyền Tây phương dùng nhân quyền làm cái cớ để xâm phạm vào chính trị trong nước”, “Chủ nghĩa đế quốc Mỹ mãi mãi muốn tiêu diệt chúng ta”, nghe thấy người Tây phương nói đến nhân quyền, những người này, còn bất bình hơn cả quan chức Trung Cộng. Hậu quả của sự hiểu lầm trong giao tiếp này không chỉ làm tổn hại đến hình tượng của người Trung Quốc, quan trọng hơn còn khiến cho người Trung Quốc không thể tiếp nhận những thông tin bên ngoài một cách bình tĩnh, cởi mở, từ đó mà mất đi cơ hội phát triển của dân tộc, khiến cho cả dân tộc luôn bị cách ly với văn minh nhân loại bình thường.

Lời kết: Thanh trừ ngôn từ của đảng, nói ngôn từ của người bình thường

1) Làm thế nào phân biệt ngôn từ của đảng

Muốn bài trừ ngôn từ của đảng, thì trước tiên phải có thể phân biệt được ngôn từ của đảng. Nguyên tắc cơ bản để phân biệt ngôn từ của đảng là: Thuận theo ngôn từ của đảng mà suy nghĩ thì nhất định sẽ đưa đến kết luận là phải duy hộ sự thống trị của Trung Cộng, đây chính là “ý nghĩa tinh tế, sâu xa” của ngôn từ của đảng. Chúng ta lại tiếp tục bàn về một số cách đơn giản để phân biệt ngôn từ của đảng.

Hỏi thêm một câu tại sao. Những năm gần đây “làm chính trị” đã trở thành một tội danh đáng sợ. Nhưng, chẳng phải Trung Cộng tự xưng là đảng chính trị sao? Chẳng phải nó kêu gọi mọi người đều phải tham gia tổ chức của nó, phải ủng hộ nó, hơn nữa phải quan tâm đến “quốc gia đại sự” hay sao? Hỏi như vậy thì chúng ta sẽ phát hiện ra, Trung Cộng chỉ cho phép nó làm chính trị chứ không cho người dân tham gia chính trị. Giống như cách nói “làm việc thật”. Tại sao “làm việc thật” cũng có thể trở thành cái cớ để quan chức Trung Cộng tự khoe khoang, khoác lác? Lẽ nào quan chức chính phủ lại không nên làm việc thật? Không làm việc thật thì chẳng nhẽ làm “việc giả” sao? Hỏi như vậy, chúng ta sẽ phát hiện, công việc thực sự của quan chức Trung Cộng là chỉnh đốn, khống chế tư tưởng của người dân, rồi làm một chút “công trình thành tích”, “công trình thể diện”, vì vậy đối với họ mà nói, làm được một hoặc hai “việc thật” đã rất đáng khoe khoang rồi.

Thử hỏi xem ai là người nói: Do ai làm? Làm cho ai? Ví dụ khẩu hiệu “ổn định áp đảo tất cả”, chúng ta thử hỏi: Sự ổn định của ai áp đảo tất cả? Sự ổn định của bách tính trăm họ, hay là sự ổn định của đảng cộng sản? Khi chúng ta phát hiện ra đáp án là vế sau thì có thể hiểu rằng khẩu hiệu này cũng là do Trung Cộng hô hào để duy hộ sự thống trị của bản thân nó.


Ảnh: Epoch Times

Chúng ta hãy xem những từ này thường kết hợp với những từ nào. Ví dụ, “tuyên truyền” (chính sách của đảng), “quán triệt” (tinh thần trung ương), “chấp hành” (nghị quyết của đảng), “giương cao” (ngọn cờ vĩ đại…) v.v..

Chúng ta hãy xem từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa, hoặc là từ trái nghĩa với từ đó là gì. Khi điền sơ yếu lý lịch, nếu một người không phải là đảng viên Trung Cộng, cũng không phải đoàn viên đoàn thanh niên cộng sản, cũng không phải “đảng phái dân chủ” thì phải điền ở cột “thành phần chính trị” là “quần chúng”. Tại sao không điền là “người vô đảng phái”? “Quần chúng” và “người vô đảng phái” có ý nghĩa tương tự nhau đúng không? Sau khi so sánh, chúng ta phát hiện rằng, “quần chúng” không phải là “người vô đảng phái”. “Người vô đảng phái” là thành phần vô đảng vô phái, còn “quần chúng” là người có nguyện vọng gia nhập đảng nhưng không đủ tư cách, “đảng” không cần anh, anh chỉ cần chịu sự “lãnh đạo” của đảng. Vì vậy, theo nghĩa này từ “quần chúng” mà chúng ta sử dụng cũng là từ của ngôn từ của đảng. Những năm gần đây một số nhà văn ở Trung Quốc đại lục khi nhắc đến Trung Cộng liền dùng từ “đảng cầm quyền”. Tại sao không gọi thẳng là “Đảng Cộng sản”? “Đảng cầm quyền” đối lập với “đảng không cầm quyền”, ở Trung Quốc hoàn toàn không có đảng không cầm quyền, mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và cái gọi là “đảng phái dân chủ” là mối quan hệ giữa đảng độc tài và đảng “bình hoa”, chứ không phải là mối quan hệ giữa đảng cầm quyền và đảng không cầm quyền. Sử dụng từ “đảng cầm quyền” tạo nên giả tướng rằng Trung Cộng là chính phủ do dân bầu, để che giấu sự thống trị độc tài của Trung Cộng. Tương tự như vậy, cách nói “nâng cao năng lực cầm quyền” cũng tạo cho người ta cảm giác Trung Cộng đang thực hiện chức năng quản lý chính phủ bình thường. Thực ra, “nâng cao năng lực cầm quyền” được hiểu chính xác là củng cố quyền lực độc tài.

Chúng ta biến đổi hoàn cảnh một chút để xem xét. Thử tưởng tượng xem liệu có khả năng xảy ra những tình huống như sau: Thị trưởng thành phố Los Angeles trong một cuộc hội nghị đã phát biểu rằng: “Chúng ta phải nghiêm túc lĩnh hội tinh thần bài phát biểu quan trọng của đồng chí XX tổng bí thư Đảng Cộng hòa California về vấn đề XX”; cầu thủ bóng rổ nổi tiếng của NBA (Hiệp hội bóng rổ quốc gia Mỹ) trong chương trình truyền hình “Đứa con phương Tây” đã trả lời phỏng vấn rằng: “Chúng ta đạt được giải quán quân lần này, đầu tiên là nhờ công lao của lãnh đạo đảng dân chủ…”

Ngoài ra, so sánh theo chiều ngang hoặc so sánh theo chiều dọc, cũng chính là so sánh với xã hội truyền thống Trung Quốc hoặc so sánh với xã hội quốc tế, đây cũng là phương pháp hiệu quả để phân biệt ngôn từ của đảng.

2) Chú ý hiện tượng “bối cảnh hóa ngôn từ của đảng”

Cùng với sự sụp đổ của hình thái ý thức Trung Cộng, Văn hóa đảng đã trở thành đối tượng để dân chúng Trung Quốc đưa ra làm trò cười, rất nhiều câu vè, truyện cười, truyện trào phúng, châm biếm được sáng tác dựa theo ngôn từ của đảng đã trở thành đề tài câu chuyện của người dân trong những buổi trà dư tửu hậu. Ví dụ người ta dùng những câu như “cách mạng không phải là mời khách thì là ăn cơm”, “cán bộ không ngại ăn uống vất vả, trăm chén nghìn cốc chỉ mong được nghỉ ngơi” để đả kích phong trào ăn uống của giới quan chức, những người dân ở tầng lớp thấp kém thì dùng những câu như “Suốt 30 năm cuộc sống vất vả, nghèo khổ, ngủ một giấc (tỉnh dậy) là quay trở lại thời kỳ trước giải phóng”,“Chính phủ là Hoàng Thế Nhân, Chúng tôi là Dương Bạch Lao [6]” để thể hiện sự bất mãn với chính sách kinh tế của Trung Cộng.

Sau khi Văn hóa đảng được xác lập, ngôn từ của đảng đã trở thành phương thức ngôn ngữ tiêu chuẩn. Phép “tu từ” của người ta đã xa rời phương pháp biểu đạt chuẩn mực. Hiện tượng tu từ sinh ra từ ngôn từ của đảng được liệt kê trên đây là sự chế giễu đối với ngôn từ của đảng, nhưng cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng ngôn từ của đảng là làm chủ, nâng cao địa vị “chuẩn mực” của ngôn từ của đảng. Lúc này ngôn từ của đảng từ chỗ sáng lùi vào chỗ tối, từ ý thức đi vào tiềm thức của con người, nó vẫn phát huy vai trò của mình theo cách thức mà người ta khó phát hiện hơn. Chúng tôi gọi hiện tượng này là hiện tượng “bối cảnh hóa ngôn từ của đảng”.

Ngôn từ của đảng bị biến dạng vẫn là ngôn từ của đảng, hơn nữa còn là thứ ngôn từ của đảng ở tầng thâm sâu hơn. Bất cứ từ ngữ nào cũng mang theo những tín tức nhất định, ngôn từ của đảng bị biến dạng trong những câu truyện cười, câu vè dân gian trong vô tri vô giác vẫn phát huy sức ảnh hưởng đối với tư duy con người. Chúng ta nên hết sức tránh sử dụng loại ngôn ngữ này.

Hiện nay ở Trung Quốc Đại lục, ngày càng có nhiều người công khai lên án, tố cáo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong lúc này, mọi người nên sử dụng ngôn ngữ của người thường và tư duy của người thường để mắng ác đảng, chứ không phải ở trong văn hóa đảng, dùng ngôn từ của đảng để mắng ác đảng.

Cần phải nhấn mạnh rằng, một số ngôn từ của đảng vốn là ngôn ngữ của xã hội nhân loại bình thường, nhưng sau khi bị Đảng Cộng sản cải tạo, bị sử dụng lặp đi lặp lại trong môi trường văn hóa đảng nên đã bị nhiễm nặng màu sắc văn hóa đảng. Đây không có nghĩa là chúng ta từ nay về sau không thể sử dụng những ngôn ngữ này nữa. Ngược lại, chúng ta có thể, và hơn nữa nên dùng những từ này một cách đường đường chính chính theo ý nghĩa bình thường, trong ngữ cảnh bình thường, giống như trong “Cửu bình Cộng sản đảng” đã gọi Trung Cộng là “tà giáo”.

3) Tìm kiếm chân tướng, liễu giải chân tướng, truyền rộng chân tướng

Sở dĩ Đảng Cộng sản có thể xây dựng và mở rộng một hệ thống ngôn từ của đảng lớn mạnh đến thế chỉ trong mấy chục năm ngắn ngủi là do nó dựa vào những thủ đoạn cưỡng chế bạo lực, môi trường tin tức bị phong tỏa và sự tuyên truyền nhồi nhét rợp trời. Vì vậy, để phá bỏ ngôn từ của đảng không chỉ cần dũng khí đạo đức phi thường, cần ý thức trách nhiệm đạo đức để cự tuyệt với văn hóa đảng, mà còn cần tiếp xúc nhiều với những thông tin chân thực được biểu đạt bằng ngôn ngữ nhân loại bình thường. Nếu người dân Trung Quốc không muốn tiếp tục sống trong dối trá, thì họ không thể không bắt đầu từ việc nỗ lực tìm kiếm chân tướng, liễu giải chân tướng, truyền rộng chân tướng.

Văn hóa Trung Hoa mới cần có ngôn ngữ mới, ngôn ngữ mới sẽ được sáng tạo nên bởi những con người có được cuộc đời mới dựa trên đạo đức.


Bản tiếng Hán:

http://www.epochtimes.com/gb/6/10/31/n1504159.htm

Chú thích

[4] Thiên diễn luận là bản dịch Trung văn cuối thế kỷ XIX của cuốn sách Evolution and Ethics của Hussley về thuyết tiến hóa

[5] Hoa Quốc Phong, là người được chỉ định kế tục Mao Trạch Đông. Ông trở thành Phó Thủ tướng năm 1975, rồi quyền Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau khi Chu Ân Lai mất tháng 01 năm 1976, ông trở thành Thủ tướng và Phó Chủ tịch thứ nhất của Đảng tháng 04 năm 1976, và Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc khi Mao chết, tháng 9 năm 1976. Khi Đặng Tiểu Bình dần nắm quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hoa Quốc Phong bị thay chức Thủ tướng bởi Triệu Tử Dương năm 1980, và chức Chủ tịch Đảng bởi Hồ Diệu Bang năm 1981.

[6] Hoàng Thế Nhân, Dương Bạch Lao: Tên hai nhân vật trong phim Bạch Mao Nữ nổi tiếng mấy chục năm trước của Trung Quốc. Dương Bạch Lao là nông dân nghèo làm thuê cho địa chủ Hoàng Thế Nhân, mà quanh năm chẳng đủ ăn, chẳng đủ tiền nộp tô, dẫn đến mắc nợ không thể trả nổi.

Ngày đăng: 27-12-2014