Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Chương 3: Thảm sát ở phương Đông (audio)

Mục lục

Giới thiệu

1. Dùng bạo lực để đoạt chính quyền – khởi đầu bất minh
1.1 Cộng sản Liên Xô lên ngôi
1.2. Đảng Cộng sản Trung Quốc soán quyền

2. Người chịu khổ vẫn là công nhân, nông dân
2.1. Liên Xô đàn áp công nhân, nông dân
2.2. ĐCSTQ rập khuôn theo mô hình Xô-viết

3. Không việc nào Đảng Cộng sản làm là có nhân tính, tất cả đều biến dị và ám muội
3.1 Cộng sản Liên Xô tàn bạo
3.1.1 Giết người trong trại lao động cải tạo – hình mẫu cho “trại hủy diệt” của Hitler sau này
3.1.2 Tạo ra mất mùa để giết người
3.1.3 Đại thanh trừng – giết đội ngũ của chính mình
3.2 Sự tàn bạo của ĐCSTQ
3.2.1 ĐSCTQ tạo ra nạn đói để giết người
3.2.2 Cách mạng Văn hóa bạo lực giết người, hủy hoại văn hóa truyền thống
3.2.3 Tội ác cực điểm – Bức hại Pháp Luân Công

4. Họa đỏ cộng sản, xuất khẩu bạo lực

=========

Giới thiệu

Từ khi Liên Xô bắt đầu chiếm đoạt quyền lực, chính quyền bạo lực cộng sản tồn tại đến nay đã 100 năm. Hồ sơ Quốc Hội Hoa Kỳ tiết lộ chủ nghĩa cộng sản đã tàn sát ít nhất 100 triệu người. [1] “Sách đen về Chủ nghĩa Cộng sản” (The Black Book of Communism) đã tường thuật chi tiết sự thật và lịch sử giết người của nó. [2]

Căn cứ vào các tài liệu giải mật sau khi tập đoàn cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu giải thể, cũng như các ghi chép về số người bị giết hại qua các lần vận động do phòng nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công khai, tội ác giết người của lãnh đạo Đảng Cộng sản Campuchia trước đây do tòa án tư pháp quốc tế xét xử công khai, cho đến chính quyền chuyên chính bạo quyền của gia tộc họ Kim ở Triều Tiên, người ta đã có nhận thức khá rõ về bản tính hiếu sát của chính quyền bạo lực cộng sản.

Nhiều học giả thường so sánh chế độ độc tài cộng sản với chính quyền độc tài Đức Quốc Xã. Tất nhiên, những so sánh đó có rất nhiều nhận thức chính xác, nhưng có một điểm thông thường các học giả không để ý. Đức Quốc Xã giết người Do Thái chỉ là lấy bản thân việc thảm sát làm mục đích, nhưng việc Đảng Cộng sản giết người lại không phải là mục đích, mà là thủ đoạn.

Người tin Thần tin tưởng rằng sự tử vong nhục thân của con người không phải là tử vong thực sự, linh hồn vẫn sẽ tiến nhập vào thiên quốc hoặc chuyển sinh luân hồi. Mà Đảng Cộng sản lấy phương phức thảm sát để gieo rắc khủng bố vào tâm con người, cưỡng bách mọi người tiếp nhận tà thuyết của nó, cuối cùng làm cho linh hồn con người, trong quá trình đạo đức bại hoại, mà hướng đến địa ngục. Nó không chỉ muốn hủy diệt nhục thân của con người, mà còn muốn hủy diệt cả linh hồn của con người.

Đảng Cộng sản giết người vẫn còn một mục đích nữa, đó là tăng cường mức độ hung ác của thành viên nội bộ, sàng lọc ra những kẻ tà ác nhất làm lãnh đạo. Nhiều người không thể lý giải tại sao Đảng Cộng sản cần phải không ngừng thanh lọc nội bộ. Nhiều người chỉ là có ý kiến khác về sự việc nào đó, chứ không phản đối Đảng, lại không phản đối lãnh đạo Đảng, nhưng vẫn bị thanh trừng vô cùng tàn khốc, thậm chí còn liên lụy đến cả họ hàng.

Một nguyên nhân bên trong là vì Đảng Cộng sản xem Thần và người như địch, tội ác thấu tận trời xanh nên lúc nào cũng lo sợ nguy cơ sinh tồn. Do đó, Đảng Cộng sản cần phải tìm những người không có quan niệm thiện ác, đúng sai nhất để làm lực lượng trung kiên của nó. Quá trình thảm sát là sàng lọc ra những phần tử tà ác lòng dạ hiểm độc nhất, tà linh ĐCSTQ mới có thể yên tâm trao quyền lực vào tay chúng để bảo đảm duy trì sự bạo chính ấy.

Trong sự kiện thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 năm 1989, toàn bộ đảng viên không nhẫn tâm ra tay đều bị thanh lọc, từ đó tuyển chọn ra Giang Trạch Dân tà ác nhất trở thành lãnh đạo kế nhiệm của ĐCSTQ. Giang Trạch Dân sau này còn tuyển chọn La Cán và Chu Vĩnh Khang, những kẻ tà ác nhất trong quá trình đàn áp Pháp Luân Công, để tiếp tục đưa vào tầng lãnh đạo cấp cao, cũng vì nguyên nhân đó.

Loại giết người này có khi còn cần toàn dân tham gia, như Đại Cách mạng Văn hóa, khiến toàn dân đều dính máu, sau khi phạm tội cùng với ĐCSTQ thì dễ trở thành người bảo vệ cho thể chế tà ác này. Đến nay, trong những hồng vệ binh đập phá cướp bóc, vẫn còn rất nhiều người hò hét “tuổi thanh xuân không hối hận” là miêu tả tâm thái này.

Hơn nữa, tà giáo ĐCSTQ thông qua thảm sát đã tiêu diệt những kẻ địch mà nó tạo ra trước đó, khiến cho những người ngoài cuộc, trong tình trạng sợ hãi, run rẩy, mà từ bỏ toàn bộ nghi ngờ đối với ĐCSTQ.

Sau khi lý giải được nguyên nhân nêu trên, không khó để chúng ta giải thích một hiện tượng: trong lịch sử nhân loại, bất kể là chiến tranh hay bạo chúa, đều trước tiên có kẻ địch mới đi giết người. Nhưng Đảng Cộng sản thì ngược lại, vì sát mà đi tìm kẻ địch, không có kẻ địch cũng phải tạo ra kẻ địch để giết.

Đối với một quốc gia có lịch sử lâu dài và có truyền thống văn hóa uyên thâm như Trung Quốc, thảm sát trên quy mô lớn và lâu dài là thủ đoạn không thể thiếu. Bởi vì người Trung Quốc có truyền thống tin Thần kính Phật, văn hóa nội uẩn tích luỹ 5.000 năm, nội hàm tư tưởng và tinh thần dân tộc không thể dung nạp chủ nghĩa cộng sản vốn hận thù Thần Phật và ủng hộ bạo lực, do vậy tà thuyết cộng sản cần dựa vào bạo lực để ăn bám và duy trì. Vở diễn thử chính là diễn ra tại Liên Xô trước đây.

1. Dùng bạo lực để đoạt chính quyền – khởi đầu bất minh

Chủ nghĩa cộng sản là một tà linh. Do vậy, sự khởi đầu của nó tất nhiên là không quang minh. Từ “một bóng ma đang ám ảnh châu Âu—bóng ma của chủ nghĩa cộng sản” như Karl Marx từng tuyên bố, cho đến lưu manh côn đồ Công xã Paris hủy đi thành phố Paris vốn có nghệ thuật huy hoàng nhất thế gian con người; từ Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) âm mưu và bạo lực đoạt quyền, cho đến ĐCSTQ bạo lực và quỷ kế soán vị, đều là như vậy.

1.1 Cộng sản Liên Xô lên ngôi

Tháng 2 năm 1917, các công nhân công nghiệp của nước Nga đã phát động bãi công vì thiếu thức ăn và môi trường làm việc trở nên xấu đi. Sau đó, loạn lạc lan ra khắp nước Nga, Sa Hoàng Nicholas II thoái vị, Chính phủ Lâm thời Nga được thành lập. Sau khi nghe tin có nổi loạn, Lenin từ Thụy Sỹ, muốn quay về Nga ngay lập tức, nhưng lúc đó Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất đang diễn ra ác liệt, trên đường về phải đi qua các nước đối địch.

Cuối năm 2007, tạp chí Der Spiegel của Đức đã chứng minh một điều mà người ta đồn đoán hơn 90 năm. Lúc đó, Hoàng đế Đức là Kaiser Wilhelm II coi Nga là mối đe dọa đáng sợ. Ông nhận thấy Lenin có thể mang lại kết quả có tính hủy diệt cho nước Nga nên cho phép Lenin mượn đường nước Đức sang Thụy Điển, rồi lại đi qua Phần Lan đến Nga. Không chỉ có vậy, Wilhelm II còn cho Lenin một lượng tiền và trợ giúp vũ khí lớn; mới đến cuối năm 1917 mà Lenin đã nhận của Đức 2,6 triệu mark. [3]

Trong đánh giá về vai trò của Đức trong việc đưa Lenin đang lưu vong về Nga, Winston Churchill nói: “Họ dùng tất cả những vũ khí khủng bố nhất vào nước Nga. Họ chở Lenin vào một xe tải phong kín hệt như phong tỏa bệnh dịch hạch để đưa ông ta về nước.” [4]

Lenin đã lợi dụng lần bạo loạn này của nước Nga mà phát động chính biến vào ngày 7/11/1917 (theo lịch Julius truyền thống là ngày 25/10) để lật đổ chính phủ lâm thời, lập ra chính quyền cộng sản đầu tiên trên thế giới.

Nhưng trong lần tuyển cử Hội nghị Lập hiến Nga, Đảng Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Nga với số phiếu áp đảo đã chiến thắng đảng chấp chính, tức Đảng Bolshevik do Lenin đứng đầu. Sau khi hơn 44,4 triệu người bỏ phiếu, Đảng Bolshevik chỉ đạt tỷ lệ phiếu bầu 20%, Đảng Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa đạt 40%, Bolshevik cuối cùng thất bại trong cuộc bầu cử.

Đối diện với kết quả này, tại cuộc họp của Hội nghị Lập hiến ngày 5/1/1918, Lenin hủy bỏ lời hứa, tuyên bố Hội nghị Lập hiến là “kẻ thù của nhân dân”. Đồng thời, Đảng Bolshevik của Lenin đã sớm chuẩn bị đầy đủ để tuyên bố giới nghiêm tại Petrograd trong ngày hội nghị lập hiến được mở, mặt khác huy động quân đội tiến vào thủ đô Petrograd, sau đó dựa vào thủ đoạn cưỡng chế để giải tán Hội nghị Lập hiến.

Cách mạng Tháng 10 Nga và việc Lenin lên nắm quyền sau đó là cái nhân ban đầu của các cuộc vận động bạo lực cộng sản quốc tế trong thế kỷ 20, nó kích thích sự khuếch trương các cuộc vận động bạo lực của chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn cầu, gây ra tai họa vô tận cho nhân dân toàn thế giới, từ đó không ngừng giết chóc.

1.2. Đảng Cộng sản Trung Quốc soán quyền

Năm 1917, nước Nga Xô-viết vừa được thành lập, lợi dụng cơ hội Trung Quốc là thành viên của Quốc tế Thứ ba mà “xuất khẩu cách mạng”.

Đảng Bolshevik phái Grigori Voitinsky sang Trung Quốc thành lập tổ chức cộng sản, rồi lại phái Mikhail Borodin sang thiết lập liên minh với Quốc Dân Đảng, khiến Quốc Dân Đảng chấp nhận chính sách “Liên Nga dung Cộng”(liên kết với Nga, chấp nhận Trung Cộng”). Nhờ đó, ĐCSTQ đã thâm nhập được vào Quốc Dân Đảng, thừa cơ xúc tiến tăng cường nhanh chóng về thực lực để lật đổ Quốc Dân Đảng.

Khi Chiến tranh Thế giới lần thứ hai bước sang năm thứ tám, quân chính phủ Quốc Dân Đảng kháng chiến gian khổ với quân Nhật xâm lược, ĐCSTQ đã lợi dụng mâu thuẫn với Quốc Dân Đảng làm cớ để mở rộng thế lực của mình. Khi quân Nhật đánh chiếm Trung Quốc, Hồng Quân đứng trước nguy cơ thất bại, nhưng khi Trung Quốc thắng trận, phe cộng sản từ 30.000 quân gần như bị tiêu diệt, đã huênh hoang có 1,32 triệu lính hồng quân và 2,6 triệu dân quân. Sau khi Nhật đầu hàng, ĐCSTQ một mặt giả đàm phán hòa bình với Quốc dân Đảng, một mặt tiếp tục mở rộng vũ trang.

Trong lúc đó, ĐCSTQ, bằng nỗ lực ngoại giao, đã xúi Mỹ và Liên Xô bỏ rơi Quốc Dân Đảng, quay ra ủng hộ ĐCSTQ. Năm 1949, ĐCSTQ đánh bại quân chính phủ Quốc Dân Đảng, lập ra quốc gia cực quyền cộng sản tà ác nhất trên thế giới.

Lúc này, phe cộng sản đã trở nên rất ngông cuồng sau khi chiếm được hai nước là Trung Quốc và Liên Xô có diện tích và số dân đông nhất thế giới, dường như màu “đỏ” đã có mặt khắp nơi: Đại lục Âu Á chiếm ⅓ dân số và bản đồ thế giới, rồi châu Phi, Nam Mỹ và nhiều nước Đông Nam Á cũng đi theo Liên Xô hoặc Trung Cộng.

Thành quả đấu tranh dũng cảm đẫm máu của hàng triệu người trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai lại trở thành “nuôi hổ gây họa”, khiến cho phe cộng sản cực quyền lớn mạnh, vượt quá dự đoán của con người thế gian.

2. Người chịu khổ vẫn là công nhân, nông dân

Từ cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản là Karl Marx cho đến các quốc gia cộng sản chuyên quyền thì trên miệng đều nói là dựa vào công nhân và nông dân, giai cấp vô sản, hứa hẹn đại biểu cho lợi ích của công nhân và nông dân v.v., nhưng hành động thực tế lại chứng minh rằng dưới chế độ cộng sản chủ nghĩa, người chịu khổ cuối cùng vẫn là công nhân, nông dân.

2.1. Liên Xô đàn áp công nhân, nông dân

Năm 1918, sau khi hội nghị lập hiến bị Lenin giải tán phi pháp, công nhân là những người đầu tiên đứng lên phản kháng, trở thành giai tầng đầu tiên đổ máu trước bộ máy bạo lực. Lúc đó, Petrograd và Moscow đã phát sinh việc công nhân diễu hành thị uy kháng nghị việc giải tán Hội nghị Lập hiến, số người tham gia là khoảng 10.000 người. Những người Bolshevik nổ súng vào đội ngũ của những người diễu hành hòa bình. Đường phố Petrograd và Moscow rải đầy máu tươi của công nhân.

Liên đoàn Đường sắt Toàn Nga đã tuyên bố bãi công chính trị để phản đối việc Bolshevik giải tán Hội nghị Lập hiến; rất nhiều công đoàn hưởng ứng. Nhưng cuộc bãi công nhanh chóng bị ĐCSLX dùng vũ lực trấn áp tàn bạo. “Liên đoàn Đường sắt Toàn Nga” và các công đoàn khác vốn không bị Bolshevik khống chế, nay bị cấm đoán, do đó công đoàn nước Nga dần dần bị ĐCSLX sáp nhập, kiểm soát và khống chế. Mùa xuân năm 1919, nhiều thành phố của Nga cũng nhiều lần có công nhân bãi công. Những công nhân đói bụng yêu cầu phải được lượng lương thực tương đương với mức dành cho binh sỹ hồng quân, bãi bỏ đặc quyền của người trong Đảng Cộng sản, thực hiện tự do ngôn luận và tự do tuyển cử. Kết quả là, tất cả các cuộc bãi công đều bị cảnh sát chìm của Cheka dùng phương thức tàn khốc bắt bớ và hành quyết trấn áp.

Mùa hè năm 1918, vì nội chiến mà nước Nga cạn lương thực.Tháng 6/1918, khi đất nước đứng trước nạn đói, Lenin phái Stalin đi Tsaritsyn thuộc lưu vực sông Volga, bởi vì ở đó là vựa lúa truyền thống của Nga. Lenin lệnh cho Joseph Stalin thực hiện đại thảm sát tập thể ở Tsaritsyn. Sau khi đến đó, Stalin lập tức bắt đầu hành quyết nông dân trên quy mô lớn. Trong điện báo Stalin gửi Lenin có nói: “Xin hãy yên tâm, tay chúng tôi không hề run.” Không lâu sau, một lượng lớn lương thực đã được áp tải về Moscow.

Sự bạo chính của ĐCSLX càng khiến cho nhiều nông dân hơn phản kháng. Tháng 8/1918, nông dân ở khu vực Penza nổi dậy phản kháng vũ trang, khởi nghĩa nhanh chóng lan sang các khu vực xung quanh. ĐCSLX phái đi quân đội trấn áp các cuộc khởi nghĩa đẫm máu. Lúc đó, Lenin phát đi điện báo cho Đảng Bolshevik ở Penza như sau:

1. Treo cổ ít nhất 100 địa chủ, người giàu và quỷ hút máu mà nhiều người biết đến (phải đảm bảo nhân dân đều nhìn thấy đầy đủ việc hành hình).
2. Công bố tên của họ.
3. Tịch thu toàn bộ ngũ cốc.
4. Chỉ định con tin theo điện báo hôm qua.

Làm việc này sao cho dân chúng trong bán kính vài trăm km đều có thể thấy, run sợ, biết đến và la hét…” [5]

Trước Cách mạng Tháng 10, tỉnh Tambov là một trong những tỉnh giàu có nhất nước Nga. Để cưỡng chế thu đoạt lương thực, chính phủ Liên Xô đã tổ chức rất nhiều “Đội trưng lương” và phái đến Tambov. Để chống lại việc cưỡng chế trưng thu lương thực, hơn 50.000 nông dân Tambov đã tổ chức tự vệ quân, bắt đầu xung đột vũ trang với “Đội trưng lương” có vũ trang.

Để trấn áp sự phản kháng của nông dân Tambov, tháng 6/1921, “Ủy ban chống phản loạn” của chính phủ Xô-viết kiến nghị tư lệnh quân đội Mikhail Tukhachevsky dùng khí độc tấn công “đám du côn”. Tukhachevsky dùng vũ khí hóa học và những đám cháy lớn khiến cho cả khu vực Tambov rộng lớn trở thành nơi không bóng người. Trong vụ trấn áp cuộc khởi nghĩa của nông dân Tambov, ước tính có 100.000 nông dân khởi nghĩa và người thân bị cầm tù hoặc lưu đày, có 15.000 người bị giết chết.

Cuộc thảm sát của Liên Xô đã trở thành một hình mẫu toàn diện, trải đường cho ĐCSTQ bức hại công nhân, nông dân sau này.

2.2. ĐCSTQ rập khuôn theo mô hình Xô-viết

Trung Quốc có nền văn hóa bác đại tinh thâm, được đặt cơ sở 5.000 năm, truyền thống kính thiên tín thần đã ngấm vào cốt tủy của từng thế hệ người Trung Quốc. Tà linh cộng sản chỉ dựa vào các thủ đoạn như lừa dối, biến dị, cài người thâm nhập thì đâu dễ dàng cải biến được truyền thống 5.000 năm này? Vì vậy, tà linh cộng sản mưu đồ dùng bạo lực tàn sát giai tầng tinh anh xã hội của văn hóa truyền thống Trung Hoa được truyền thừa, tiêu hủy đi tải thể vật chất và trụ cột tinh thần trong văn hóa truyền thống mà thế nhân vốn dựa vào để sinh tồn, cắt đứt liên hệ với Thần; đồng thời kiến lập “văn hóa đảng” tà ác để thay thế văn hóa truyền thống, lại dùng nó để bồi dưỡng, huấn luyện những người chưa bị giết chết, đặc biệt là những người trẻ tuổi, biến họ thành những “con sói con” vong ân phụ nghĩa, biến thành công cụ để tà linh cộng sản tiếp tục hủy diệt nhân loại.

Khi ĐCSTQ vừa mới cướp được chính quyền, nó lập tức bắt đầu tạo ra kẻ thù, đầu tiên đem dao mổ vung đến tầng lớp tinh anh, bắt đầu tàn sát địa chủ ở nông thôn, thân hào nông thôn, giết các nhà tư bản ở thành thị, cũng đồng thời gây ra khủng bố để cướp sạch tài nguyên xã hội.

ĐCSTQ tiến hành cái gọi là “Cải cách ruộng đất”, hứa hẹn đem ruộng đất giao cho nông dân, đầu tiên cho nông dân một chút lợi ích, kích động họ cùng với ĐCSTQ giết địa chủ, giết phú nông, ủng hộ chính quyền mới của ĐCSTQ. Thế nhưng, sau khi hoàn thành việc tàn sát địa chủ và thân hào nông thôn, nó lại lập tức thông qua “Hợp tác xã” để thu hồi ruộng đất đã giao cho nông dân. Kết quả là, phần lớn nông dân vẫn không có ruộng đất cho bản thân, lại tiếp tục chịu khổ.

Vào tháng 3/1950, ĐCSTQ công bố “Chỉ thị nghiêm khắc trấn áp các phần tử phản cách mạng”, lịch sử gọi là cuộc vận động “đàn áp phần tử phản cách mạng”, tập trung sát hại tầng lớp địa chủ và phú nông ở nông thôn. ĐCSTQ công bố đến cuối năm 1952 đã tiêu diệt hơn 2,4 triệu “phần tử phản cách mạng”, kỳ thực số người bị giết hại ít nhất là trên 5 triệu người, chiếm gần 1% dân số lúc đó.

Sau khi giết xong địa chủ và phú nông ở nông thôn, ĐCSTQ lại tiếp tục dùng vận động “Tam phản ngũ phản” để tàn sát nhân sỹ tư bản ở thành thị. Ở Thượng Hải chỉ vẻn vẹn từ ngày 25/1/1952 đến ngày 1/4/1952, theo thống kê không hoàn chỉnh, số người bị sát hại trong cuộc vận động này đã lên đến 876 người, trong đó có rất nhiều nhà tư bản là cả nhà cùng tự sát.

Sau khi tiêu diệt tầng lớp địa chủ và tư bản, ĐCSTQ vẫn chưa dừng lại, mà ngay sau đó còn trừng trị nông dân, tiểu thương, thủ công nghiệp, đem của cải của họ bóc lột thành sở hữu của ĐCSTQ, kết quả là phần lớn công nhân và nông dân vẫn bần cùng như cũ.

3. Không việc nào Đảng Cộng sản làm là có nhân tính, tất cả đều biến dị và ám muội

3.1 Cộng sản Liên Xô tàn bạo

3.1.1 Giết người trong trại lao động cải tạo – hình mẫu cho “trại hủy diệt” của Hitler sau này

Ngày 5/9/1918, Lenin hạ lệnh xây dựng trại lao động cải tạo tập trung đặc biệt đầu tiên ở Quần đảo Solovetsky. Mục đích của quần đảo này là để giam giữ, tra tấn và tàn sát tù nhân chính trị và những người phản đối chính biến tháng 10, và những người xem chính quyền Xô-viết là kẻ địch. Sau đó, ĐCSLX xây dựng nhiều hơn nữa các trại tập trung tại các nơi. Những trại tập trung này là tiền thân của “trại tập trung Gulag” tai tiếng của thời kỳ Stalin.

Gulag là tên gọi tắt tiếng Nga, có nghĩa là “Tổng cục Quản lý Trại Lao động Cải tạo”. Dưới thời Stalin, cùng với sự liên tục gia tăng thanh trừng và khủng bố chính trị, các “trại tập trung Gulag” các nơi ở Liên Xô xây dựng ngày càng nhiều. Năm 1953, tính đến thời điểm Stalin chết, đã có 170 cục quản lý trại Gulag với hơn 30.000 trại ở khắp Liên Xô, giống như cái mà Aleksandr Solzhenitsyn gọi là “Quần đảo Gulag” trong cuốn sách cùng tên của ông.

Trong tác phẩm này, tác giả Solzhenitsyn liệt kê ra 31 phương pháp tra tấn, từ tra tấn tinh thần đến hủy hoại thân thể không thiếu thủ đoạn nào. Bởi vì cảnh sát bí mật thường sử dụng một số nhục hình, về sinh lý thì vắt kiệt thể lực nạn nhân, về tinh thần thì triệt để dập tắt mọi hy vọng, kết quả là muốn lấy khẩu cung gì thì có khẩu cung nấy. [6]

Những người bị đưa vào trại tập trung ăn không đủ no, mặc không đủ che thân, vào những ngày băng tuyết đầy trời, phải lao động chân tay cường độ cao từ 12 đến 16 giờ mỗi ngày, một lượng lớn những người bị “lao động cải tạo” này chết một cách oan uổng. Rất nhiều người mà cả gia đình bị đưa vào trại Gulag, có nhà thì chồng bị đi tù, vợ bị lưu đày, ngay cả người già 80 tuổi cũng không tha. Trong những người bị hại, cao thì có lãnh đạo cao cấp trong đảng và quốc gia, lãnh đạo cao cấp trong quân đội, thấp thì có bách tính phổ thông, nhân sỹ tôn giáo, kỹ sư, kỹ thuật viên, bác sỹ, học sinh, giáo sư, công nhân, nông dân, bao gồm tất cả các giai tầng.

Rất nhiều người cho rằng trại tập trung là sản phẩm của Đức Quốc Xã; kỳ thực, trại lao động cải tạo của Nga Xô-viết không chỉ làm mẫu cho các trại lao động cải tạo cộng sản khác, mà năm đó Hitler cũng phái Gestapo sang Nga tham quan, học tập kinh nghiệm thành lập trại cải tạo.

Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1930 đến năm 1940 có hơn 500.000 người bị tử vong trong trại cải tạo. Năm 1960, hệ thống Gulag bị đóng cửa. Năm 2013, một trang web của hãng truyền thông nhà nước Nga cho biết hơn 15 triệu người bị trừng phạt trong trại cải tạo Gulag; trong đó, hơn 1,5 triệu người bị tử vong.

3.1.2 Tạo ra mất mùa để giết người

Chính quyền cộng sản thường dùng nạn đói để giết người. Vụ mất mùa lớn ở Ukraina từ năm 1932 đến năm 1933 trở thành nạn đói mang tính diệt chủng mà ĐCSLX sử dụng đối với Ukraina. Bối cảnh của sự việc là, chính sách phổ biến tập trung hóa nông nghiệp của ĐCSLX vấp phải sự chống cự của nông dân địa phương. Do vậy, ĐCSLX đã liệt những nông dân am hiểu việc canh tác vào loại “phú nông”, lưu đày họ và gia đình đến Siberia và Trung Á. Điều này khiến việc sản xuất nông nghiệp ở Ukraina bị giảm sút nhanh chóng, sản lượng lương thực năm 1932 bị sụt giảm đột ngột.

Từ mùa đông năm 1932 đến năm 1933, ĐCSLX cắt đứt nguồn cung lương thực cho Ukraina và dựng lên hàng rào an ninh dọc biên giới nước này, không ai có thể thoát ra được. Lúc đầu, người Ukaina dựa vào khoai tây và rau củ dự trữ để chống đói. Nhưng chính phủ Nga Xô-viết dùng đội trưng thu lương thực, cướp hết rau và khoai tây của những hộ còn sống. Rất nhanh chóng, một lượng lớn nông dân lần lượt chết đói, rất nhiều địa phương xuất hiện thảm họa ăn thịt người, còn có những nông dân đào lên xác chó, mèo, gia súc và thi thể người đã chôn để ăn. Nông dân bị cấm đến thành thị để tìm hoặc mua lương thực, rất nhiều người chết đói khi đi dọc đường ray xe lửa.

Sau khi nạn đói lớn qua đi, Ukraina có hơn 1 triệu trẻ em mất đi cha mẹ, trở thành cô nhi. Những đứa trẻ không có nhà để về ấy chỉ còn cách đến các thành thị xin ăn mưu sinh. Chính phủ Stalin cho rằng, một lượng lớn những đứa trẻ ăn xin như vậy sẽ làm tổn hại đến hình tượng huy hoàng của Liên Xô, thế là ký lệnh hành quyết những đứa trẻ trên 12 tuổi. Theo các con số thống kê, có từ 2,5 triệu đến 4,8 triệu người bị chết trong nạn đói lớn này. Lúc đó, ở thủ đô Kharkov của Ukraina, trên đường phố lúc nào cũng có thể thấy thi thể của những người chết đói.

3.1.3 Đại thanh trừng – giết đội ngũ của chính mình

Trong mục đích hủy diệt toàn nhân loại của tà linh cộng sản cũng bao gồm cả việc hủy diệt người của chính nó. Do vậy, Đảng Cộng sản từ trước đến giờ chưa có chút tâm nhân từ nào với người của chính nó. Vào thời đại Stalin, hành động khủng bố giết chóc ngày càng nghiêm trọng. Bắt đầu từ năm 1928, Stalin đã đạo diễn một cuộc trấn áp chính trị máu tanh kéo dài 10 năm. Trong đó, cái gọi là “Đại thanh trừng” là cuộc vận động Stalin giết đội ngũ lãnh đạo của chính ĐCSLX.

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, trong cuộc vận động đại thanh trừng, trong 1.966 đại biểu tham dự Đại hội 17 của ĐCSLX năm 1934, có 1.108 người bị bắt với tội danh phản cách mạng. Trong 139 người được bầu vào Ban Trung ương tại Đại hội 17 thì đến 80% ủy viên bị bắt rồi bị xử tử toàn bộ.

Từ năm 1919-1935, trong tổng số 31 ủy viên bộ chính trị được bầu, có 20 người bị giết trong đợt thanh trừng của Stalin. Lavrentiy Beria, cảnh sát mật của Stalin, từng nói, “Hãy cho tôi một người, rồi tôi sẽ tìm ra tội cho người đó.” Ngoại trừ Stalin ra, trong 7 ủy viên chính trị cuối cùng tại thời điểm Lenin chết vào năm 1924, thì 5 người còn lại – Lev Kamenev, Grigory Zinoviev, Alexei Rykov, Mikhail Tomsky, and Leon Trotsky – đến năm 1940 đều bị xử tử hoặc ám sát.

Cuộc Đại Thanh trừng này không bỏ sót bất cứ thành phần xã hội nào – trấn áp đối với phần tử trí thức trong các lĩnh vực tôn giáo, khoa học kỹ thuật, giáo dục, học thuật và nghệ thuật mà thậm chí so với giới quân sự, chính trị còn sớm hơn một chút; hơn nữa, trên thực tế, nạn nhân chủ yếu của chính sách khủng bố của Stalin là dân thường Liên Xô.

Stalin thực hiện cuộc thanh trừng lớn như vậy, rốt cuộc tổng cộng bắt bao nhiêu người, giết bao nhiêu người, nhốt bao nhiêu người, lưu đày bao nhiêu người? Đến nay chưa có ghi chép và đáp án chính xác. Tháng 6/1991, vào đêm trước ngày Liên Xô giải thể, chủ tịch Ủy ban An toàn Quốc gia Xô-viết (KGB) Vladimir Kryuchkov công bố một con số: Từ năm 1920 đến năm 1953, Liên Xô có 4,2 triệu người bị trấn áp, riêng trong cuộc “Đại thanh trừng” đã là hơn 2 triệu người.

Thời kỳ Boris Yeltsin chủ trì công việc sửa lại án xử sai, chính trị gia phái cải cách Alexander Yakovlev, khi trả lời phỏng vấn năm 2000 đã nói, số nạn nhân của cuộc trấn áp của Stalin ít nhất là 20 triệu người, cũng có thể còn nhiều hơn nữa. [7]

3.2 Sự tàn bạo của ĐCSTQ

Trong vòng vài chục năm kể từ năm 1949, khi ĐCSTQ chiếm đoạt chính quyền, đến năm 1966, thông qua “Đàn áp bọn phản động”, “Tam phản Ngũ phản”, “Phản cánh hữu”, “Kế hoạch Đại Nhảy vọt”, nó đã gây ra nạn đói cực kỳ nghiêm trọng, khiến mấy chục triệu nhân dân Trung Quốc chết oan uổng.

Kế đến là những cuộc tranh đấu đẫm máu trong nội bộ ĐCSTQ. Khi một thế hệ người Trung Quốc mới tiếp nhận vô thần luận, “lũ sói con” trưởng thành trong giáo dục của văn hóa đảng, tà linh cộng sản đã phát động chiến dịch giết chóc và phá hoại còn tàn khốc hơn nữa nhằm xóa sổ nền văn hóa truyền thống Trung Hoa đã được truyền thừa 5.000 năm.

3.2.1 ĐSCTQ tạo ra nạn đói để giết người

Trong thời gian từ năm 1959 đến 1962, Trung Quốc đã xảy ra một nạn đói lớn chưa từng có, ĐCSTQ luôn một mực che mắt thế nhân, nói dối là do thiên tai.

Kỳ thực, năm 1958, khi ĐCSTQ làm Công xã Nhân dân và Kế hoạch Đại Nhảy vọt, không chỉ sử dụng hết sạch lương thực tồn kho, mà còn khiến cho ruộng đất không thể thu hoạch, còn ép buộc từ cấp tỉnh thành đến huyện thị báo cáo giả sản lượng lương thực, rồi lại dựa trên số lượng báo cáo giả mà trưng thu vượt mức, dẫn đến kết quả là sau khi nông dân nộp hết cả khẩu phần lương thực, giống lương thực, thức ăn gia súc thì vẫn không cách nào đạt tới con số báo cáo giả ấy.

Các cấp trong ĐCSTQ tổ chức các đoàn bức lương, tiến hành tra tấn xét hỏi, treo lên đánh những nông dân sắp chết đói để lấy đi những hạt lương thực cứu mạng cuối cùng của họ. Đồng thời, ĐCSTQ còn học cách làm của ĐCSLX, cấm không cho nông dân ra thành thị hoặc tìm con đường sống cầu thực nào khác, khiến cho rất nhiều gia đình, thậm chí rất nhiều thôn bị chết toàn bộ. Hiện tượng ăn thịt người nhiều lần phát sinh, thi thể của những người chết đói bên đường ở đâu cũng có thể thấy, thảm không nỡ nhìn. Khi nông dân vì để sinh tồn mà đi đoạt lương thực thì lại bị trấn áp, sát hại một cách tàn nhẫn.

Lương thực nộp lên ấy được dùng để mua một lượng lớn vũ khí của Liên Xô, dùng để xuất khẩu mua vàng, dùng để trả nợ, nhưng ĐCSTQ lại làm tổn hại đến mạng sống của nhân dân nước mình. Chỉ trong ba năm, nạn đói lớn ở Trung Quốc đã xóa sổ hàng chục triệu người.

3.2.2 Cách mạng Văn hóa bạo lực giết người, hủy hoại văn hóa truyền thống

Vào ngày 16/05/1966, “Thông tư của Ủy ban Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc” (Thông tư ngày 16/5) được công bố, ĐCSTQ phát động cuộc Cách mạng Văn hóa. Vào tháng 8, lấy con em cán bộ cao cấp làm nòng cốt, học sinh trung học Bắc Kinh thành lập một đội Hồng Vệ binh để tiến hành hoạt động khám nhà tịch thu tài sản, đánh người và tàn sát trên quy mô lớn. Đến cuối tháng 8 năm 1966, chúng đã gây ra cái chết cho hàng ngàn người khắp các khu vực nội thành Bắc Kinh, dẫn đến cái gọi là “Tháng Tám Đỏ.”

Chỉ lấy sự kiện thảm sát ở huyện Đại Hưng tại Bắc Kinh làm ví dụ. Từ ngày 27/8/1966 đến ngày 1/9/1966, 48 tổ sản xuất của 13 công xã nhân dân đã có 325 người bị sát hại, trong đó, người lớn tuổi nhất là 80 tuổi, người nhỏ tuổi nhất là 38 ngày tuổi, có 22 hộ gia đình bị giết sạch. Cách giết người mà Hồng Vệ binh dùng có khi là dùng gậy đánh, có khi là dùng dao cắt cỏ chém, có khi là dùng dây thừng thắt cổ chết. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì một chân bị giẫm lên, một chân bị kéo ra, thân người bị xé thành hai nửa.

Khi tà linh cộng sản khiến người ta thực thi bạo lực, giết chóc thế nhân, còn bảo cho họ rằng, giết người là điều nên làm, tâm lương thiện mà con người vốn nên có thì nó bảo nhất định phải vứt bỏ, mà kiến lập một lý luận văn hóa đảng “đối với kẻ địch thì phải tàn khốc vô tình như mùa đông khắc nghiệt”. Những ví dụ như vậy nhiều không đếm được. Mỗi lần Trung Cộng hành ác đều là hữu ý góp gạch xây nhà để tạo nên văn hóa đảng dùng để bại hoại đạo đức con người, hủy hoại văn hóa truyền thống. Dưới sự độc hại của văn hóa đảng, rất nhiều người bị biến thành chân tay, công cụ giết người của tà linh.

Thế nhân đa số chỉ thấy được các quốc gia cộng sản độc tài tàn nhẫn, những đồ sát đã hình thành bản tính như thế nào, mà không cách nào lý giải được làm sao con người lại có thể mất đi nhân tính, vô nhân đạo như vậy được. Kỳ thực, điều này chính là bắt nguồn từ việc tà linh cộng sản, do “hận” và các vật chất bại hoại tầng thấp tổ hợp thành, đồng thời lợi dụng lạn quỷ – các linh thể tầng thấp – hành ác; biểu hiện phi nhân tính đó chính là cái ma tính căn bản ấy quyết định.

Trong toàn bộ thời kỳ Cách mạng Văn hóa, những người bị chết oan uổng khó mà thống kê được cho hết. Đa số các nghiên cứu ước tính khoảng hơn 2 triệu người, thậm chí nhiều hơn. Giáo sư người Mỹ R.J.Rummel, nhà nghiên cứu các vụ đại thảm sát trên thế giới, trong tác phẩm “Trung Quốc 100 năm đẫm máu” (China’s Bloody Century) nói, trong Cách mạng Văn hóa, số người bị chết oan ước lượng khoảng 7,73 triệu người.

Cuốn sách “Rửa sạch oan khiên – bình phản án oan sai” của hai tác giả Phó Giáo sư Đổng Bảo của Đại học Sơn Đông và Đinh Long Gia, Phó Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng tỉnh Sơn Đông, được nhà xuất bản nhân dân An Huy xuất bản năm 1997, có dẫn lời của ông Diệp Kiếm Anh, Phó Chủ tịch Trung ương ĐCSTQ, trong lễ bế mạc hội nghị công tác Trung Ương ngày 13/12/1978 như sau: “Trung ương đã trải qua 2 năm 7 tháng điều tra toàn diện, Đại Cách mạng Văn hóa đã giết chết 20 triệu người, số người bị bức hại chính trị vượt quá 100 triệu người, chiếm 1/9 nhân khẩu toàn quốc, lãng phí 800 tỷ nhân dân tệ.

Theo “Tuyển tập Đặng Tiểu Bình” ghi lại, từ ngày 21-23/8/1980, tại Đại Lễ đường Nhân dân, lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình đã hai lần nhận phỏng vấn của nhà báo Oriana Fallaci của Italy. Fallaci hỏi Đặng Tiểu Bình: “Rốt cuộc trong Cách mạng Văn hóa chết bao nhiêu người?” Đặng Tiểu Bình trả lời: “Cách mạng Văn hóa thực sự chết bao nhiêu người, thì đó là con số thiên văn, là con số vĩnh viễn không thể tính toán được.”

Đặng Tiểu Bình nêu ra một án oan kinh điển: Bí thư tỉnh ủy Vân Nam, Triệu Kiện Dân, bị Khang Sinh, đội trưởng đội cảnh sát mật của ĐCSTQ, chỉ mặt là kẻ phản bội, đặc vụ Quốc Dân Đảng. Khang Sinh lệnh cho Bộ trưởng Bộ Công an Tạ Phú Trị bắt Triệu Kiện Dân tại hiện trường, nhốt vào Đại Lao. Chỉ riêng vụ án Triệu Kiện Dân đã liên quan đến tổng cộng 1,38 triệu người, trong đó 17.000 người bị đánh chết, 60.000 người bị đánh cho tàn tật. Riêng địa khu Côn Minh đã đánh chết 1.493 người, đánh tàn tật 9.661 người.

3.2.3 Tội ác cực điểm – Bức hại Pháp Luân Công

Suốt mấy chục năm Trung Cộng bạo lực giết chóc, tẩy não mạnh mẽ, giáo dục và nhồi nhét văn hóa đảng, đạo đức của những người không còn tin Thần đã sớm thua xa tiêu chuẩn thấp nhất mà Thần quy định cho con người, thậm chí người tin Thần cũng không biết thế nào mới là tin một cách chân chính, mà coi tôn giáo sau khi bị Trung Cộng làm cho bại hoại là hình thức tin Thần. Cứ mãi như vậy, dự ngôn của các dân tộc trên thế giới về đại tai nạn hủy diệt toàn bộ nhân loại sắp ập đến.

Để khôi phục đạo đức thế nhân, trải ra con đường cho thế nhân được cứu độ, mùa xuân năm 1992, tại Trung Quốc, Đại sư Lý Hồng Chí đã truyền ra Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, lấy “Chân-Thiện-Nhẫn” làm nền tảng tín ngưỡng. Đại Pháp chí giản chí dị, bắt đầu từ việc chữa bệnh khỏe người, chỉ trong vài năm ngắn ngủi, người này mách người kia, toàn cầu đã có hơn 100 triệu người nhập Đạo đắc Pháp, khiến tín ngưỡng của toàn thể xã hội được tái thiết và đạo đức thăng hoa. Thuận theo việc Đại Pháp hồng truyền, ngày càng có nhiều người bước vào tu luyện, khí thế như vậy ắt sẽ khiến nhân loại trở về chính đạo, khiến giang sơn tươi sáng trở lại.

Mục đích cuối cùng của tà linh cộng sản là thông qua việc hủy hoại văn hóa, bại hoại đạo đức của thế nhân để ngăn con người được Sáng Thế Chủ cứu độ, nên nó tự nhiên coi Pháp Luân Công là đại địch số 1.

Tháng 7/1999, kẻ cầm đầu tà đảng Trung Cộng bấy giờ là Giang Trạch Dân đã đơn phương phát động cuộc bức hại toàn diện đối với Pháp Luân Đại Pháp và người tu luyện pháp môn này. Y tích tụ tất cả những thủ đoạn bức hại tà ác cổ kim trong ngoài nước. Giang Trạch Dân hạ lệnh, đối với Pháp Luân Công, phải “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”.

ĐCSTQ dùng lừa gạt, dối trá, khiến cho người Trung Quốc tán đồng, hơn nữa còn đi theo chúng bức hại Pháp Luân Đại Pháp, phản đối “Chân-Thiện-Nhẫn”, tán đồng “giả-ác-đấu”, khiến cho người ta đạo đức bại hoại, phản lại Thần Phật, đi về phía đối lập với “Chân-Thiện-Nhẫn” và Pháp Luân Đại Pháp. Rất nhiều người Trung Quốc đã câm như hến, im bặt trong bao nhiêu năm áp lực cao, tẩy não, giết chóc của tà đảng Trung Cộng, trở nên tê liệt, mất cảm giác, đối với cuộc bức hại thì nhìn mà không thấy, thậm chí trái với lương tâm mà tham dự bức hại, mà không biết bản thân mình đã bị trói và bước trên con đường hủy diệt.

Tà linh cộng sản còn lợi dụng thủ đoạn kinh tế một cách hiệu quả để trói buộc các quốc gia của thế giới tự do, khiến họ không cách nào chấm dứt được cuộc bức hại và bạo lực giết chóc một cách cuồng loạn, mất trí của Trung Cộng đối với Pháp Luân Đại Pháp và các học viên, phó mặc buông trôi, vì thế kẻ bức hại ngày càng điên cuồng, không còn chút kiêng kỵ gì.

Tà linh cộng sản tập hợp mọi thủ đoạn tà ác bức hại cổ kim trong ngoài, thậm chí còn vượt xa hơn, coi học viên Pháp Luân Công là kho nội tạng sống, coi mỗi nội tạng chỉ đáng giá mấy chục nghìn đến mấy trăm nghìn USD, giết chết những học viên này bất kỳ lúc nào rồi bán nội tạng của họ để kiếm lợi. Ngày 07/07/2006, luật sư nhân quyền Canada David Matas và cựu nghị sỹ quốc hội Canada David Kilgour lần đầu tiên công bố cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu“. Cuốn sách này, dựa vào 18 bằng chứng, chứng minh việc Trung Cộng thu hoạch nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công là thực sự tồn tại, và còn là “tà ác nhất từ trước đến nay, chưa từng có trên hành tinh”. Qua sự chung sức hợp tác của các nhà điều tra quốc tế, tháng 6/2016, “Báo cáo điều tra cập nhật ‘Thu hoạch đẫm máu’ và ‘Đại thảm sát’” đã được công bố. Báo cáo này dài 680 trang, gồm gần 2.400 tư liệu tham khảo, đã vạch trần tính chân thực và quy mô của tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ, khiến người ta phải giật mình, sửng sốt.

Ngày 13/06/2016, Hạ viện Hoa Kỳ, với phương thức biểu quyết tiếng nói (voice vote), đã nhất trí thông qua Nghị quyết số 343, yêu cầu Trung Cộng lập tức chấm dứt hoạt động “thu hoạch nội tạng” từ các tù nhân lương tâm, trong đó có các học viên Pháp Luân Công.

Lợi ích kinh tế cự đại của việc ngành cấy ghép nội tạng không chỉ giúp duy trì cuộc bức hại, mà còn thu hút con người trên toàn thế giới vì giữ mạng sống mà đến Trung Quốc tiến hành cấy ghép nội tạng, dùng tiền mua nội tạng của người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, khiến họ đồng lõa với Trung Cộng giết người hại mệnh. Đây cũng là điều mà tà ác mong muốn, tức là tiến thêm một bước đến mục đích hủy diệt con người.

Từ khi Trung Cộng cướp được chính quyền, nó chưa bao giờ buông lỏng bức hại đối với tín ngưỡng tôn giáo nào. Đối với vấn đề này, chúng tôi sẽ triển khai bàn luận thêm một bước nữa tại Chương 6 của cuốn sách này.

4. Họa đỏ cộng sản, xuất khẩu bạo lực

Trong phần giới thiệu về “Tội ác của Chủ nghĩa Cộng sản” của cuốn sách “Sách đen về Chủ nghĩa Cộng sản: tội ác, khủng bố, đàn áp”, tác giả đã thống kê sơ bộ số người tử vong do tội ác của các chính quyền cộng sản trên toàn cầu. Ông đã xác minh tổng số người tử vong do các chính quyền cộng sản gây nên là 94 triệu, trong đó, Liên Xô: 20 triệu, Trung Quốc: 65 triệu, Việt Nam: 1 triệu, Triều Tiên: 2 triệu, Campuchia: 2 triệu, chính quyền cộng sản Đông Âu: 1 triệu, châu Mỹ La tinh 150.000 (chủ yếu là Cuba), Ethiopia 1,7 triệu, Afghanistan 1,5 triệu, còn có 10.000 người bị chết trong “phong trào cộng sản quốc tế và những Đảng Cộng sản khởi phát trước khi giành chính quyền.” [8]

Ngoài Nga và Trung Quốc, các nước cộng sản khác cho thấy họ cũng gây ra những tội ác không kém phần khốc liệt. Theo thống kê của các học giả, Campuchia trong giai đoạn Khmer Đỏ thống trị từ năm 1975 đến 1979, dưới sự can dự khống chế trực tiếp của Trung Cộng, đã gây ra cái chết của ước chừng khoảng 1,4 triệu đến 2,2 triệu người, mà lúc đó tổng số dân của Campuchia chỉ khoảng hơn 7 triệu người. Trong tất cả các quốc gia cực quyền cộng sản, Campuchia biểu hiện cực đoan nhất, gần ⅓ dân số chết một cách oan uổng.

Ở Triều Tiên, từ năm 1948 đến 1987, lao động cưỡng bức, hành quyết và trại lao động cải tạo đã khiến cho hơn 1 triệu người tử vong. Ước tính có từ 240.000 đến 420.000 người chết vì nạn đói vào những năm 1990. Tổng cộng từ năm 1993 đến 2008, Triều Tiên có từ 600.000 đến 800.000 người chết bất thường. Sau khi Kim Jong-un lên nắm quyền lại càng tàn sát một cách công khai trắng trợn, không kiêng dè gì, kể cả những người đầu não trong bộ máy lãnh đạo cao cấp và người thân, còn không ngại dùng chiến tranh hạt nhân để uy hiếp thế giới.

Từ khi Nga lập ra chính quyền cộng sản đầu tiên đến nay là vừa tròn một thế kỷ, tà linh cộng sản ở các nước chính quyền cộng sản đã giết nhiều hơn tổng số người chết trong hai cuộc đại chiến thế giới. Lịch sử của chủ nghĩa cộng sản chính là một bộ lịch sử giết người, mỗi trang đều có vết máu của thế nhân, đều ghi lại những ác hành trên con đường bạo lực giết chóc suốt 100 năm qua của tà linh cộng sản.

*********

Tài liệu tham khảo:

[1] “Remembering the Victims of Communism.” Remarks by Rep. Christopher Smith before the House of Representatives on Nov. 13, 2017. https://www.congress.gov/congressional-record/2017/11/13/extensions-of-remarks-section/article/E1557-2.

[2] Stéphane Courtois, ed., The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression. Translated by Jonathan Murphy. Cambridge: Harvard University Press, 1999.

[3] Der Spiegel, “Revolutionär Seiner Majestät” (“Revolutionary of His Majesty”). Dec. 10, 2007. http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-54230885.html.

[4] Winston S. Churchill, The World Crisis, Vol. 5. 1931.

[5] Robert Service, translation of “the hanging order,” Lenin, a Biography (London: Macmillan, 2000), 365.

[6] Aleksandr Solzhenitsyn,The Gulag Archipelago: 1918–1956. 1973.

[7] Interview with Alexander Yakovlev (1992–2005), translated by Chinese Academy of Social Sciences.

[8] Stéphane Courtois, ed., The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression, trans. Jonathan Murphy (Cambridge: Harvard University Press, 1999), 4.

Bản tiếng Hán: http://www.epochtimes.com/gb/18/5/22/n10417707.htm

Bản tiếng Anh: https://www.theepochtimes.com/chapter-3-mass-killing-in-the-east_2552407.html

Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Ngày đăng: 4-09-2019