Chương 5: Thâm nhập vào Tây phương (Phần II) (audio)
Mục lục
6. Những người theo Chủ nghĩa Marx mới sùng bái Sa-tăng
7. Cuộc trường chinh xuyên thể chế của cánh tả
8. Đúng đắn chính trị – cảnh sát tư tưởng của ma quỷ
9. Chủ nghĩa Xã hội có mặt ở khắp châu Âu
10. Vì sao chúng ta bị ma quỷ lừa
=========
6. Những người theo chủ nghĩa Marx mới sùng bái Sa-tăng
Vào những năm 1960, khi cách mạng đường phố của thanh niên phương Tây tiến hành hừng hực khí thế thì có một người coi sự ngây thơ, chân thành và chủ nghĩa lý tưởng của họ không ra gì. Ông nói: “Nếu người cấp tiến chân chính thấy tóc dài tạo chướng ngại tâm lý cho việc giao lưu và tổ chức thì hãy cắt tóc đi.” Người này chính là Saul Alinsky, một phần tử cấp tiến, thông qua viết sách, bồi dưỡng học sinh, và đích thân giám sát việc thực thi lý luận của mình mà trở thành người theo chủ nghĩa cộng sản biến tướng có ảnh hưởng lớn nhất, tai hại nhất trong vài chục năm qua.
Ngoài sùng bái những kẻ độc tài của chủ nghĩa cộng sản như Lenin và Castro, Alinsky còn công khai ca ngợi quỷ Sa-tăng. Trong lời tựa cho cuốn sách được truyền bá rộng nhất Alinsky – Quy tắc của những người cấp tiến (Rules for Radicals) (1971) – có đoạn: “Hãy đừng quên ít nhất là sự tri ân thành kính đến người cấp tiến đầu tiên: từ tất cả các truyền thuyết, thần thoại và lịch sử của chúng ta (và những ai cần biết thần thoại khép lại và lịch sử mở ra từ đâu – hay đâu là thần thoại, đâu là lịch sử), người cấp tiến đầu tiên mà nhân loại biết đến là người nổi loạn chống lại đấng quyền uy và làm điều đó hiệu quả đến mức ít nhất ông đã giành được vương quốc của riêng mình – Lucifer.”
Sở dĩ Alinsky được gọi là “người theo chủ nghĩa cộng sản biến tướng” là vì khác với “Cánh tả Cũ” (cánh tả chính trị) của những năm 1930 và “Cánh tả Mới” (cánh tả văn hóa) của những năm 1960, Alinsky không thể hiện rõ ràng lý tưởng chính trị của mình. Quan điểm tổng quan của ông ta là thế giới có người “hữu sản” (the have), người thiểu sản (có ít tài sản nhưng muốn có nhiều hơn), và người vô sản (the have-nots). Ông ta kêu gọi người vô sản tạo phản với người hữu sản bằng bất kỳ thủ đoạn nào để cướp đoạt quyền lực và tài phú nhằm đạt được một xã hội “công bằng” tuyệt đối. Ông ta tìm cách đoạt quyền lực bằng mọi thủ đoạn, đồng thời phá hủy hệ thống xã hội hiện có. Có học giả gọi ông ta là “Lenin của thế hệ cánh tả hậu cộng sản” và là “Tôn Tử” của nó. [1]
Trong bộ sách Quy tắc của những người cấp tiến xuất bản năm 1971, Alinsky diễn giải một cách hệ thống lý luận và phương pháp “tổ chức cộng đồng”. Những quy tắc này bao gồm: “tốc chiến tốc quyết”, “đối với kẻ địch thì duy trì áp lực thật lớn”, “uy hiếp còn đáng sợ hơn đánh thật”; “chế nhạo là vũ khí mạnh nhất”; “phân hóa kẻ địch, cô lập mục tiêu, tiến hành công kích” v.v. [2] Bản chất của quy tắc này chính là vì để đạt được mục tiêu và đoạt quyền lực mà không từ thủ đoạn nào.
Những “quy tắc tổ chức cộng đồng” tưởng như vô vị này khi vận dụng thực tế sẽ lộ ra bộ mặt hung ác của nó. Năm 1972, khi chiến tranh Việt Nam đang diễn ra, cựu tổng thống George H.W.Bush, bấy giờ là đại sứ của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, đi diễn giảng ở Đại học Tulane. Những sinh viên phản chiến của đại học này đã đi xin ý kiến của Alinsky. Alinsky đáp lại rằng, công khai phản đối sẽ thiếu đi tính mới mẻ, hiệu quả chỉ ở mức trung bình, hơn nữa có thể khiến cho người phản đối bị khai trừ, tốt hơn là nên mặc đồ in phù hiệu của đảng 3K (Ku Klux Klan), mỗi lần Bush biện hộ cho chiến tranh Việt Nam, thì đều đứng lên hoan hô, và giương biển cổ vũ có nội dung “Đảng 3K ủng hộ Bush”. Sinh viên theo kế hành động, quả nhiên tạo thành thanh thế rất lớn. [3]
Alinsky và những người theo ông ta còn bàn luận một cách nhiệt tình về hai cuộc biểu tình mà ông ta lên kế hoạch. Năm 1964, để ép chính quyền Chicago chấp nhận điều kiện của họ, Alinsky đã âm thầm lên kế hoạch. Sân bay quốc tế O’Hare của Chicago là một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới. Alinsky dự định, nếu biểu tình ở bên ngoài sân bay, thì cho dù tổ chức vài nghìn người cũng không cách nào dẫn khởi được bao nhiêu chú ý. Nhưng nếu như phái người chiếm cứ nhà vệ sinh của sân bay trong thời gian dài, thì sẽ tạo thành hỗn loạn cực lớn, chính quyền Chicago sẽ trở thành nhân vật chính bị thế giới gièm pha. Alinsky phái người tiến hành khảo sát thực địa, thấy rằng để thực hiện việc này, thì cần khoảng 2.500 người. Trước khi thực thi, ông ta cố ý để lộ tin tức này cho chính quyền Chicago, chính quyền chỉ còn cách ngoan ngoãn mời họ đi đàm phán. [4]
Để ép chính quyền thành phố Rochester tăng tỷ lệ tuyển dụng người da đen, Alinsky lại nghĩ đến âm mưu tương tự. Dàn nhạc Giao hưởng Rochester diễn xuất là sự kiện văn hóa trọng đại của địa phương, chính quyền thành phố cũng hết sức trân trọng truyền thống này. Nếu như có thể làm loạn diễn xuất của dàn nhạc, khiến cho Rochester trở thành trò hề cho người trong cả nước, thì sẽ có thể ép chính quyền thành phố chấp nhận điều kiện mà họ đặt ra. Kế hoạch hành động của Alinsky như sau: mướn 100 người da đen, mua cho mỗi người một vé xem nhạc, trước khi diễn xuất, cho họ một bữa tối miễn phí, chỉ có một loại thức ăn, chính là hạt đậu nướng. Sau khi ăn hạt đậu, những khán giả được thuê này sẽ không ngừng đánh rắm (xì hơi), như vậy sẽ có thể làm hỏng đi một hoạt động văn hóa có tính thanh nhã cao như vậy. Tin này truyền ra, chính quyền thành phố không thể không chấp nhận điều kiện. [5]
Đọc sách của Alinsky, khiến cho người ta cảm giác âm hiểm lạnh lẽo, khiến người ta không rét mà run. Cái gọi là “tổ chức cộng đồng” mà ông ta ủng hộ là một loại cách mạng với hình thức tiệm tiến, thay đổi bộ mặt. Lý luận cách mạng và thực tiễn của nó có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, phái cánh tả mới hay cũ, ít nhất về mặt tu từ, vẫn còn một tầng sắc thái “chủ nghĩa lý tưởng”, Alinsky đã lột bỏ đi tất cả lớp vỏ ngoài của “chủ nghĩa lý tưởng”, biến cách mạng thành sự tranh đoạt quyền lực một cách trần trụi. Khi ông ta tiến hành bồi dưỡng, huấn luyện về “tổ chức cộng đồng”, thì thường hỏi các học viên: “Vì sao tiến hành ‘tổ chức cộng đồng’?” Có người nói là để giúp đỡ người khác, lúc đó Alinsky sẽ hướng về họ mà la: “Các vị là vì quyền lực mà tổ chức!” [6]
Sổ tay bồi dưỡng của ông ta viết như sau: “Cho dù không ham muốn quyền lực thì chúng ta cũng không trở nên đức hạnh, trái lại chúng ta thực sự là nhu nhược khi không ham muốn quyền lực… Có quyền là tốt, không có quyền là xấu.” Trên sổ tay bồi dưỡng của những người đi theo còn viết: “Hãy thanh trừ đi những người muốn làm điều tốt trong giáo hội và đoàn thể của các vị.” [7]
Thứ hai, những năm 1960, những thanh niên phản loạn lớn giọng chống đối chính quyền, phản đối xã hội; đối với điều này Alinsky không bận tâm nhiều. Ông ta nhấn mạnh rằng chỉ cần có khả năng, thì nên tiến vào trong thể chế, thậm chí thể hiện ra tâm thái hợp tác, rồi chờ thời cơ hoặc tạo ra cơ hội lật đổ.
Thứ ba, mục tiêu cuối cùng của Alinsky là lật đổ và hủy diệt, chứ không phải là đem lại điều tốt cho bất kỳ nhóm người nào. Do vậy, khi thực thi kế hoạch, nhất định phải che giấu mục đích chân thực, dùng những mục tiêu vô hại hoặc có vẻ hợp lý, có tính giai đoạn hoặc cục bộ để vận động nhóm người trên diện rộng cùng hành động. Khi người ta đã thích ứng với loại biến động này, để khiến họ vì những mục tiêu cực đoan hơn mà hành động thì tương đối dễ.
Trong Quy tắc của những người cấp tiến, Alinsky nói: “Trước bất kỳ sự biến đổi có tính cách mạng nào, trước quần chúng, phải có thái độ bị động, khẳng định, không đối lập đối với sự biến đổi đó… Hãy nhớ: khi tổ chức quần chúng để phản đối vấn đề nào đó vốn đã có sự đồng thuận – như vấn đề ô nhiễm chẳng hạn – thì đám quần chúng được tổ chức đó sẽ bắt đầu hành động. Từ “ô nhiễm” đến “ô nhiễm chính trị”, lại cho đến “ô nhiễm Lầu Năm Góc” chỉ còn là một bước nhỏ, mà lại diễn ra một cách tự nhiên.”
Một người đứng đầu Tổ chức Sinh viên Đấu tranh vì một Xã hội Dân chủ (SDS) chịu ảnh hưởng sâu sắc của Alinsky ghi lại câu nói của ông ta về bản chất của hành động biểu tình cực đoan: “Ý nghĩa của vấn đề không nằm ở bản thân vấn đề, vấn đề luôn dẫn đến cách mạng.” Sau những năm 1960, cánh tả cấp tiến chịu ảnh hưởng thâm sâu của Alinsky, và luôn biến phản ứng trước bất cứ vấn đề xã hội nào thành sự bất mãn đối với chế độ và chính quyền đương nhiệm. Bất kỳ nghị đề xã hội nào trong tay họ đều trở thành một bàn đạp thúc đẩy cách mạng.
Thứ tư, Alinsky biến chính trị thành một cuộc chiến tranh du kích và chiến tranh toàn diện không còn giới hạn đạo đức nào. Khi giải thích rõ về sách lược “tổ chức cộng đồng”, Alinsky bảo những người theo ông ta cần phải khiến cho hành động biểu tình có tác dụng với mắt, tai, mũi của kẻ địch. Trong Quy tắc của những người cấp tiến, ông ta viết: “Trước hết là mắt; nếu như tổ chức được số người đủ nhiều, thì ban ngày ban mặt diễu hành huy trương thanh thế, khiến kẻ địch nhìn thấy. Hai là tai; nếu như nhân số không đủ, thì làm giống như Gideon: trốn ở nơi âm ám mà cổ vũ ầm ĩ, khiến kẻ địch nghe thấy mà tưởng rằng tổ chức của các vị có nhiều người hơn thực tế. Thứ ba là mũi; nếu như số người quá ít, ngay cả hò hét ồn ào cũng không làm được, thì biến nơi đó thành thối không ngửi được.”
Thứ năm, trong những hành động chính trị, Alinsky nhấn mạnh phải lợi dụng những mặt ác nhất trong nhân tính của con người như thích nhàn sợ mệt, tham lam, đố kỵ, thù hận, v.v. Có lúc, các chiến dịch của ông ta sẽ tranh đoạt về cho người tham gia một chút lợi ích nhỏ nhoi, nhưng điều này chỉ khiến họ càng thấy lợi quên nghĩa, không biết xấu hổ. Để lật đổ thể chế chính trị và trật tự xã hội của các quốc gia tự do, Alinsky không ngại làm băng hoại đạo đức con người. Một khi nắm quyền, ông ta cũng tuyệt sẽ không thương tiếc sinh mệnh và phúc lợi của những “đồng chí” trước đây; suy luận đơn giản cũng thấy.
Vài chục năm sau, hai nhân vật có tiếng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Alinsky trong giới chính trị Mỹ đã đưa cách mạng âm thầm lặng lẽ vào thể chế để lật đổ nền văn minh, truyền thống, và các giá trị của Mỹ. Đồng thời, các cuộc biểu tình kiểu chiến tranh du kích không gì cản nổi mà Alinsky đề xướng đã hoành hành ở Mỹ từ những năm 1970 trở đi. Điều này được thể hiện rõ ở cuộc biểu tình “nôn vào” (vomit-in) năm 1999 ở Seattle để phản đối Tổ chức Y tế Thế giới WTO (người biểu tình uống một loại thuốc gây nôn, sau đó tập trung ở quảng trường hoặc trung tâm hội nghị để nôn), cuộc vận động ‘Chiếm phố Wall’, phong trào Antifa v.v. là những ví dụ như thế.
Điều đáng chú ý là, trong một trong những trang khái luận của Quy tắc của những người cấp tiến, Alinsky đã thể hiện “sự tri ân đối với người cấp tiến đầu tiên”, Lucifer (cũng chính là quỷ Sa-tăng). Ngoài ra, không lâu trước khi qua đời, khi nhận phỏng vấn của tạp chí Playboy, Alinsky cho hay, nếu như sau khi chết vẫn còn tri giác, ông ta sẽ không ngại ngần gì mà lựa chọn xuống địa ngục, hơn nữa còn bắt đầu tổ chức những người vô sản ở đó, vì “họ là đồng loại của tôi.” [8]
7. Cuộc trường chinh xuyên thể chế của cánh tả
Người đầu tiên đưa ra ý tưởng tiến hành một “cuộc trường chinh trong thể chế” là Antonio Gramsci, thành viên sáng lập và từng là lãnh đạo Đảng Cộng sản Italy. Gramsci phát hiện, người có tín ngưỡng sẽ không dễ dàng bị cách mạng kích động mà đi phát động cách mạng lật đổ chính phủ hợp pháp, do vậy muốn tạo ra cách mạng thì phải tạo ra một lô những côn đồ lưu manh không tin thần, phản truyền thống, coi rẻ đạo đức. Do vậy, cách mạng của giai cấp vô sản nhất định phải bắt đầu từ việc lật đổ tôn giáo, đạo đức và nền văn minh.
Sau khi cách mạng đường phố thất bại vào những năm 1960, rất nhiều kẻ tạo phản bước vào học viện, sau khi lấy được học vị thì trở thành học giả, giáo sư, quan chức, nhà báo v.v. rồi tiến vào xã hội chủ lưu, khởi lên “cuộc trường chinh trong thể chế”. Họ dùng phương thức thâm nhập để ăn mòn từ bên trong những thể chế trọng yếu có chức năng duy trì đạo đức xã hội, bao gồm giáo hội, chính phủ, hệ thống giáo dục, cơ quan lập pháp và tư pháp, giới nghệ thuật, truyền thông và các tổ chức phi chính phủ (NGO).
Nước Mỹ sau những năm 1960 giống như một bệnh nhân bị nhiễm bệnh nghiêm trọng mà không cách nào xác định được rốt cuộc là bị bệnh ở đâu. Các loại tư tưởng chủ nghĩa Marx biến tướng thâm nhập vào cơ thể xã hội Mỹ, hơn nữa còn có khả năng tự sinh trưởng và nảy nở.
Trong nhiều lý luận và sách lược cách mạng được đề xuất, Chiến lược Cloward-Piven – một mình tác chiến – của hai nhà xã hội học của Đại học Columbia được biết đến nhiều nhất, và đã được thử nghiệm “thành công” ở mức độ nhất định.
Hạt nhân của Chiến lược Cloward-Piven là dùng hệ thống phúc lợi để làm sụp đổ chính phủ. Chiểu theo chính sách của chính phủ Mỹ, số người đủ điều kiện hưởng trợ cấp phúc lợi của chính phủ vượt xa số người thực nhận trợ cấp trên thực tế. Chỉ cần tìm ra được những người này, cổ vũ họ hoặc tổ chức họ đi lấy trợ cấp thì rất nhanh tiêu hết tiền của chính phủ, khiến cho chính phủ thu không đủ chi.
Phụ trách việc thực thi cụ thể sách lược này là “Tổ chức Quyền Phúc lợi Quốc gia” (National Welfare Rights Organization, NWRO). Theo thống kê, từ năm 1965 đến 1974, số gia đình đơn thân nhận phúc lợi tăng từ 4,3 triệu lên đến 10,8 triệu, hơn gấp đôi. Năm 1970, 28% ngân sách năm của New York dùng vào các mục phúc lợi, bình quân cứ hai người đi làm thì có một người trong đó nhận phúc lợi. Từ năm 1960 đến năm 1970, số người lĩnh phúc lợi của New York tăng từ 200.000 lên đến 1,1 triệu. Năm 1975, thành phố New York gần như bị phá sản.
Chiến lược Cloward-Piven là một loại sách lược nhằm tạo ra khủng hoảng. Nó có thể được xem là một loại ứng dụng khác của lý luận Alinsky. Một trong những quy tắc của Alinsky chính là “Dùng đạo của người để trị người” (khiến kẻ địch chiểu theo quy tắc của bản thân họ mà hành sự).
Từ cuộc Cách mạng Bolshevik do Lenin lãnh đạo, Đảng Cộng sản đã trở nên thuần thục với âm mưu quỷ kế, dựa vào số người cực ít mà tạo ra “cách mạng” hoặc “khủng hoảng” với thanh thế rất lớn.
Chính trị Mỹ cũng trải qua tình trạng tương tự. Hiện tại, cương lĩnh của đảng cánh tả của Mỹ cực đoan đến độ nhiều người không lý giải được. Chẳng hạn, vì sao những người được gọi là “đại biểu dân ý” (dân biểu), “quan chức dân tuyển”, dường như chỉ đại biểu cho tiếng nói của các nhóm nhỏ cực đoan (như người chuyển đổi giới tính), ngược lại những điều trọng yếu về quốc kế dân sinh cần phải nói thì họ không quan tâm? Kỳ thực, đáp án rất đơn giản. Họ không hề là đại biểu cho dân ý thực sự.
Lenin từng nói, công đoàn là “cái băng chuyền giữa Đảng Cộng sản và quần chúng“. [9] Phần tử cộng sản phát hiện, chỉ cần khống chế chắc công đoàn thì sẽ khống chế được một lượng phiếu bầu lớn; chỉ cần khống chế được phiếu bầu thì có thể khiến quan chức dân tuyển, đại biểu dân ý bảo gì nghe nấy. Do vậy, phần tử cộng sản tìm cách nắm quyền khống chế công đoàn, tiến đến khống chế một lượng lớn nghị sỹ quốc hội và quan chức dân tuyển, biến cương lĩnh chính trị có tính lật đổ thành cương lĩnh chính trị của giới chính trị cánh tả.
W.Cleon Skousen trong cuốn “Người cộng sản trần trụi” (The Naked Communist) tiết lộ một trong 45 mục tiêu của Đảng Cộng sản là “chiếm được một hoặc hai đảng chính trị của Mỹ”, chính là thông qua sự vận hành phức tạp như vậy mà thực hiện. Công nhân phổ thông vì để duy hộ quyền lợi cơ bản, bất đắc dĩ phải gia nhập công đoàn, trở thành quân cờ trong tay công đoàn. Điều này cũng giống như là trả phí bảo vệ cho xã hội đen vậy.
Phân tích của Trevor Loudon về cơ chế chính sách thâu tóm các quốc gia dân chủ của đảng cộng sản các nước đã nói rõ điểm này. Ông phân quá trình này thành ba giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Chế định chính sách. Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và các đồng minh chế định ra chính sách nhắm vào các quốc gia dân chủ, mục đích là thâm nhập, làm tan rã các quốc gia này và tiến hành diễn biến hòa bình từ bên trong.
Giai đoạn thứ hai: Nhồi nhét, bồi dưỡng, huấn luyện. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mỗi năm có hàng nghìn người cộng sản các nước trên thế giới sang Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu để tiếp thụ bồi dưỡng. Trọng điểm bồi dưỡng là làm thế nào để lợi dụng các cuộc vận động của người lao động, các cuộc vận động hòa bình, giáo hội và các tổ chức phi chính phủ ở các quốc gia này, nhằm gây ảnh hưởng đến đảng chính trị cánh tả trong nước.
Giai đoạn thứ 3: Thực thi. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, các nhóm cộng sản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở các nước phương Tây phát huy vai trò chủ đạo còn lớn hơn. Sau những năm 1970, 1980, một lượng lớn người Mỹ chịu ảnh hưởng của tư tưởng cộng sản đã bước vào xã hội chủ lưu. Họ hoặc là đi theo con đường chính trị, giáo dục, nghiên cứu học thuật, hoặc bước vào truyền thông, hoặc các tổ chức phi chính phủ. Họ dùng những kinh nghiệm tích lũy qua mấy thế hệ mà cải tạo nước Mỹ, và Mỹ đã gần như hoàn toàn bị rơi vào tay họ.
Chế độ của các quốc gia dân chủ vốn là được thiết kế cho những người có tiêu chuẩn đạo đức nhất định. Đối với những người đầu óc toan tính muốn làm việc xấu mà nói, chế độ này có rất nhiều “lỗ hổng để họ lợi dụng; nếu muốn lật đổ chế độ xã hội tự do thì có thể dùng rất nhiều phương cách mà trên bề mặt là hợp pháp”.
Trung Quốc có câu ngạn ngữ “Không sợ giặc ăn trộm, chỉ sợ bị giặc dòm ngó”. Phần tử cộng sản và những người vô tri bị họ lừa toan tính đủ kiểu để lật đổ chế độ chính trị xã hội của xã hội tự do. Trải qua mấy chục năm trù bị và vận hành, chính phủ và xã hội Mỹ và các nước phương Tây đều đã xói mòn đến mức thương tích, bệnh tật đầy mình khi các nhân tố và tư tưởng cộng sản đã thâm nhập vào cơ thể chính trị Mỹ.
8. Đúng đắn chính trị – cảnh sát tư tưởng của ma quỷ
Các nước cộng sản thực thi chế độ quản chế hà khắc nhất đối với tư tưởng và ngôn hành của nhân dân. Nhưng từ những năm 1980, ở các nước phương Tây xuất hiện một hình thái quản chế đối với tư tưởng và ngôn luận, nó lấy cờ hiệu “đúng đắn chính trị” làm cảnh sát tư tưởng, ngang nhiên hoành hành trong hệ thống giáo dục, truyền thông và các giới trong xã hội, trở thành công cụ để kiềm chế tư tưởng và ngôn luận của con người. Cho dù rất nhiều người đã cảm nhận được lực khống chế tà ác của nó, nhưng vẫn chưa lý giải được căn nguyên của hình thái ý thức đó.
Những từ ngữ như “đúng đắn chính trị” cùng với “tiến bộ”, “đoàn kết” đều là những từ ngữ mà đảng cộng sản các nước đã sử dụng từ lâu. Ý nghĩa bề mặt của những từ này là không được sử dụng những ngôn từ có sắc thái kỳ thị đối với những tộc duệ thiểu số, phụ nữ, người khuyết tật và các nhóm người đặc thù. Ví dụ như phải gọi “người da đen” thành “người Mỹ gốc Phi”, gọi “người Ấn gốc Mỹ (người da đỏ Anh-điêng) thành “Người Mỹ bản xứ”, gọi người nhập cư phi pháp thành “người lao động chưa vào sổ” v.v.
“Đúng đắn chính trị” còn có một tầng ý nghĩa sâu hơn, đó là phân hóa các nhóm người theo mức độ “bị áp bức”. Người “bị áp bức” nghiêm trọng nhất cần phải nhận được sự tôn trọng và kính lễ ở mức độ cao nhất. Kiểu đánh giá chỉ dựa trên thân phận, chỉ xét xem người ta thuộc về thành phần xã hội nào mà không kể đến phẩm hạnh và tài năng của cá nhân, gọi là “chính trị dựa trên thân phận” (identity politics).
Kiểu tư duy này đang cực kỳ phổ biến ở Mỹ và các nước châu Âu. Theo logic đó, phụ nữ da đen đồng tính đồng thời chiếm hữu ba loại thân phận là bị áp bức chủng tộc, bị áp bức giới tính và bị áp bức về xu hướng tình dục, do vậy trong bảng xếp hạng của “đúng đắn chính trị” thì được xếp hàng đầu. Trong khi đó, nam giới da trắng có xu hướng tình dục bình thường thì, ngược lại, trở thành đối tượng bị kỳ thị.
Kiểu phân loại này giống hệt với việc các quốc gia cộng sản dựa trên tài sản mà phân người ta thành giai cấp “năm loại đỏ”, “năm loại đen”. Đảng Cộng sản Trung Quốc tiêu diệt, đàn áp các nhà tư bản và địa chủ vì địa vị xã hội của họ là “sai”, gọi các phần tử trí thức là “xú lão cửu”, ca tụng “người bần tiện là thông minh nhất, người cao quý là ngu xuẩn nhất”.
Một số nhóm người có địa vị chính trị, kinh tế, văn hóa không cao là do nguyên nhân lịch sử hết sức phức tạp, bao gồm nguyên nhân xã hội và nguyên nhân của bản thân, tuyệt đối không thể dùng một câu “bị áp bức” là có thể tóm lại đơn giản như vậy. Song, “đúng đắn chính trị” đã vạch ra giới hạn nhân tạo cho tư tưởng con người, “theo ta thì sống, phản ta thì chết”, võ đoán mà chụp lên đầu người ta cái mũ kẻ “phân biệt chủng tộc”, “kỳ thị giới tính”, “bài xích người đồng tính”, “bài xích Hồi giáo”…
Các trường đại học đáng lẽ là nơi thúc đẩy tự do thảo luận thì nay lại trở thành nhà tù tư tưởng. Toàn xã hội câm như ve sầu mùa đông, không cách nào nghiêm túc thảo luận nghiêm các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa. Một số tổ chức còn lấy danh nghĩa “đúng đắn chính trị” mà tiến thêm một bước chèn ép không gian của các tôn giáo truyền thống. Một số quốc gia còn quá hơn khi mở rộng khái niệm “ngôn luận thù hận”, dựa vào “ngôn luận thù hận” này để lập pháp, hoặc dùng hình thức pháp luật để giới hạn tự do ngôn luận, bức bách trường học, truyền thông, và các công ty mạng phải làm theo. [10] Điều này cũng như tiến một bước tới sự quản chế hà khắc về ngôn luận thường thấy ở các quốc gia cộng sản.
Sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, nước Mỹ lại bị chia cắt thêm một bước nữa. Ngoài các cuộc diễu hành bùng phát ở các thành phố lớn ra, hiện tượng xâm phạm tự do ngôn luận liên tục xuất hiện. Tháng 9/2017, Ben Shapiro, một tác giả theo phái bảo thủ nhận lời mời đến cơ sở Berkeley của Đại học California để diễn giảng, nhưng phải thay đổi vì tổ chức Antifa dọa gây xung đột bạo lực. Cảnh sát Berkeley dàn trận, cho xuất kích ba máy bay trực thăng, chi phí an ninh tối hôm đó lên đến hơn 600.000 USD. [11]
Một phóng viên hỏi một sinh viên đến biểu tình: “Các bạn hiểu thế nào về Tu Chính án Thứ nhất?” (luật bảo vệ tự do ngôn luận của Mỹ). Sinh viên này liền thốt ra khỏi miệng “Tu chính án thứ nhất đã lỗi thời từ lâu rồi!”. Trớ trêu thay, chính tại cơ sở Berkeley của Đại học Carlifornia năm 1964 đã diễn ra sự kiện mang tính dấu mốc của cuộc vận động sinh viên, đó là “cuộc đấu tranh cho tự do ngôn luận”. Hôm nay, thời thế đổi thay, cánh tả đã dùng quyền ngôn luận mà cướp đoạt tiếng nói chính đáng của người khác.
Tháng 3/2017, khi nhà khoa học xã hội Mỹ Charles Murray nhận lời mời đến diễn giảng tại Đại học Middlebury ở bang Vermont, Hoa Kỳ, ông bị tấn công bạo lực, còn một giáo sư trong trường đi cùng ông bị đánh bị thương. Tháng 3/2018, giáo sư trọn đời Amy Wax của Trường Luật, Đại học Pennsylvania, vì phát hành một bài viết về “phi đúng đắn chính trị” mà bị đình chỉ một số công tác giảng dạy. [13] Còn có một số tổ chức dùng danh nghĩa phản đối “ngôn luận thù hận”, đã dán nhãn “nhóm thù hận” cho các tổ chức xã hội bình thường thuộc phái bảo thủ. Ngoài ra, còn phát sinh việc rất nhiều trường hợp các hoạt động có các học giả, tác giả phái bảo thủ bị uy hiếp mà phải hủy bài phát biểu hoặc không tham gia nữa. [14]
Sự xâm phạm của cánh tả đối với tự do ngôn luận tuyệt đối không phải là cuộc tranh luận bình thường giữa những người có quan điểm khác nhau. Đó là do tà linh cộng sản lợi dụng người có tư tưởng xấu, và phiến động họ bóp méo sự thật và chèn ép tiếng nói chính nghĩa, hay ít nhất là tiếng nói chính đáng bình thường. Thực chất của đúng đắn chính trị là dùng tiêu chuẩn chính trị biến dị để thay thế tiêu chuẩn đạo đức; nó chính là cảnh sát tư tưởng của ma quỷ.
9. Chủ nghĩa xã hội có mặt ở khắp châu Âu
Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa bắt nguồn từ Quốc tế Thứ hai do Engels sáng lập năm 1889. Trước khi Quốc tế Thứ hai thành lập, toàn cầu có hơn 100 đảng chính trị lấy chủ nghĩa Marx làm cơ sở, trong đó, số quốc gia có đảng chấp chính kiên trì theo chủ nghĩa xã hội là 66 nước. Danh xưng “Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa” xuất hiện từ năm 1951, sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, là một tổ chức cấu thành từ các đảng dân chủ xã hội các nước trên thế giới.
Các đảng xã hội chủ nghĩa do Quốc tế Thứ hai lưu lại vẫn còn ở khắp châu Âu, rất nhiều còn là đảng chấp chính ở quốc gia sở tại. Trong phe xã hội chủ nghĩa thời đầu có Lenin chủ trương bạo lực cách mạng và Karl Johann Kautsky và Eduard Bernstein chủ trương cải cách dưới hình thức tiệm tiến.
Trong Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa, dân chủ xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội dân chủ về cơ bản là như nhau, đều chủ trương hoặc quảng bá rằng chủ nghĩa xã hội là chế độ mới thay thế chủ nghĩa tư bản. Hiện nay Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa có 160 tổ chức và thành viên các loại, là tổ chức chính trị quốc tế lớn nhất trên thế giới hiện nay.
Đảng Xã hội Chủ nghĩa châu Âu, hoạt động ở Nghị viện Châu Âu, cũng là một trong những tổ chức liên minh của “Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa”. Thành viên của nó là các đảng dân chủ xã hội trong Liên minh Châu Âu (EU) và các quốc gia lân cận. Nó được thành lập năm 1992, có mặt trong các tổ chức hàng đầu của châu Âu, bao gồm Nghị viện châu Âu, Ủy ban Châu Âu, Hội đồng Châu Âu.
Hiện nay, Đảng Xã hội Chủ nghĩa Châu Âu có 32 đảng thành viên ở 25 nước châu Âu và Na Uy, 8 thành viên liên kết và 5 quan sát viên, tổng cộng là 45 đảng chính trị. Có thể thấy phạm vi hoạt động của nó lớn như thế nào. Nhiệm vụ chủ yếu mà Đảng Xã hội Chủ nghĩa Châu Âu nêu ra là: Tăng cường vận động dân chủ xã hội và xã hội chủ nghĩa trong nội bộ EU và trên toàn châu Âu, đồng thời phát triển quan hệ hợp tác mật thiết giữa các đảng chính trị thành viên, các tổ chức nghị viện ở các nước, các nhóm đảng của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Châu Âu và bản thân Đảng Xã hội Chủ nghĩa Châu Âu. Nói đơn giản, đó chính là dốc sức thúc đẩy sự nghiệp xã hội chủ nghĩa.
Đảng chấp chính của Thụy Điển là “Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển” công khai tuyên bố là lấy chủ nghĩa Marx làm lý luận chủ đạo. Trong mấy chục năm chấp chính, nó chủ trương bình đẳng và phúc lợi theo hình thái ý thức của chủ nghĩa xã hội. Cho đến hôm nay, trong hội trường của đảng này vẫn còn treo ảnh của Marx, Engels.
Tư tưởng chỉ đạo của Công Đảng Vương quốc Anh là dựa trên “chủ nghĩa xã hội Fabian”. Như đã đề cập bên trên chủ nghĩa xã hội Fabian chẳng qua là một biến thể của chủ nghĩa Marx, nhưng nhấn mạnh vào việc dùng phương thức tiệm tiến để quá độ từ chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa cộng sản. Nó cũng vận dụng tư tưởng của chủ nghĩa xã hội mà cổ xúy cho thu thuế cao, phúc lợi cao. Công Đảng của Anh mấy chục năm gần đây liên tục là đảng chấp chính của Anh, cũng vẫn luôn thúc đẩy chủ nghĩa xã hội Fabian.
Đảng Cộng sản Anh cũng vẫn luôn tham dự nhằm tác động vào cục diện chính trị Anh, thậm chí còn có tờ báo của riêng mình là The Morning Star. Đảng Cộng sản Anh thành lập năm 1920, vào thời kỳ thịnh vượng nhất của Đảng Cộng sản Anh, cũng từng có nghị viên Đảng Cộng sản được bầu cử vào Hạ Nghị viện Anh. Khi bắt đầu cuộc tổng tuyển cử của Anh năm 2017, Đảng Cộng sản Anh đột nhiên tuyên bố ủng hộ bầu cử cho chính trị gia cánh tả hàng đầu của Công Đảng Anh.
Một nhân vật quan trọng của Công Đảng đã chủ trương chủ nghĩa xã hội và quốc hữu hóa 40 năm qua. Tháng 9/2015, với số phiếu áp đảo 60%, ông này được bầu làm người đứng đầu Công Đảng. Chính trị gia này là một nhân vật nổi bật trong các sự kiện và hoạt động về người đồng tính, song tính, chuyển giới. Khi phóng viên BBC hỏi về quan điểm của ông này về Marx, ông tán dương Marx là nhà tư tưởng kinh tế vĩ đại, một “nhân vật rất thú vị; đọc rộng hiểu nhiều, có rất nhiều điều đáng để chúng ta học tập.”
Đảng Xã hội Pháp là đảng chính trị trung-tả lớn nhất của Pháp, và là thành viên của Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa và Đảng Xã hội Chủ nghĩa Châu Âu. Ứng cử viên tổng thống của đảng này được bầu làm tổng thống vào năm 2012.
Cựu đảng viên đảng cộng sản nổi tiếng của Italy Antonio Gramsci không chỉ thành lập Đảng Cộng sản Italy vào năm 1921, còn đảm nhiệm vị trí tổng bí thư của đảng này. Cho đến những năm 1990, Đảng Cộng sản Italy vẫn còn hết sức sôi nổi, duy trì được vị trí đảng chính trị lớn thứ hai trong thời gian dài. Năm 1991, đảng này đổi tên thành Đảng Dân chủ Cánh tả.
Đức cũng không ngoại lệ. Đức là quê hương của Marx và Engels, của ‘trường phái Frankfurt”, một trường phái chủ nghĩa Marx có ảnh hưởng rất lớn trong thế kỷ 20.
Các quốc gia châu Âu khác, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng đều có đảng cộng sản hoạt động tích cực, có sức ảnh hưởng không thể coi thường. Toàn bộ châu Âu – chứ không chỉ là các nước Đông Âu – đã bị chủ nghĩa cộng sản chiếm địa vị chủ đạo. Các nước phi cộng sản ở Bắc Âu, Nam Âu, Tây Âu kỳ thực cũng đều hữu ý hoặc vô ý mà chủ trương và thực hành chính sách tư tưởng cộng sản chủ nghĩa. Nói cả châu Âu “bị thất thủ” cũng không hề cường điệu.
10. Vì sao chúng ta bị ma quỷ lừa
Cuốn “Cuộc Hành hương Chính trị” (Political Pilgrims) của nhà xã hội học người Mỹ Paul Hollander kể câu chuyện những trí thức trẻ say mê chủ nghĩa cộng sản ào ạt hành hương chính trị sang Liên Xô thời Stalin, Trung Quốc thời Mao, và Cuba thời Fidel Castro. Mặc dù bấy giờ bạo lực phát sinh khắp nơi khiến người ta phải kinh hãi nhưng những thanh niên hành hương chính trị này không hề hay biết; sau khi quay về, họ vẫn nhiệt tình soạn sách ca ngợi chế độ xã hội chủ nghĩa. [15]
Tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản là hình thái ý thức của ma quỷ, hơn nữa thuận theo thời gian, thế nhân cũng ngày càng nhìn thấy rõ, tất cả những nơi mà chủ nghĩa cộng sản đến đều mang theo bạo lực, lừa dối, chiến tranh, đói kém và bạo chính. Vấn đề là: vì sao vẫn còn nhiều người đến thế cam tâm tình nguyện giúp con quỷ này phát tán lừa dối, thậm chí trở thành công cụ thuần phục của nó.
Lấy nước Mỹ mà nói, người bị chủ nghĩa cộng sản hấp dẫn trong các thời kỳ khác nhau có các động cơ khác nhau. Thời đầu, rất nhiều đảng viên Đảng Cộng sản Mỹ là dân nhập cư, địa vị kinh tế thấp, khó hòa nhập vào cộng đồng, chịu ảnh hưởng của mẫu quốc (đa số là Nga và các nước Đông Âu) mà gia nhập Đảng Cộng sản Mỹ.
Sau cuộc Đại Suy thoái Kinh tế vào những năm 1930, ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx ở phương Tây thượng thăng một bước lớn, giới tư tưởng của phương Tây chuyển hướng tả một cách đột ngột. Rất nhiều trí thức sang Liên Xô tham quan, rồi về nhà viết sách lý luận, tuyên truyền tư tưởng xã hội chủ nghĩa, trong đó có cả một số nhà tư tưởng, tác gia, nghệ thuật gia, nhà báo có sức ảnh hưởng lớn v.v.
Thế hệ những người thời kỳ bùng nổ dân số vào đại học trong những năm 1960, họ lớn lên trong hoàn cảnh sung túc sau chiến tranh, nhưng lại bị hình thái ý thức của chủ nghĩa cộng sản dẫn lạc hướng sang hướng phản đối văn hóa dưới hình thức các cuộc vận động phản chiến, nữ quyền v.v. Thế hệ sinh viên sau đó tiếp thu nội dung giảng dạy mang tính tả khuynh, bởi vì các giáo viên của họ chính là những “phần tử cấp tiến có vị trí giảng dạy suốt đời” (tenured radicals) – như vậy, những cuộc “trường chinh trong thể chế” của chủ nghĩa cộng sản đã khai hoa kết quả, bắt đầu trường thịnh bất suy, tự sinh sôi nảy nở. [“Trường chinh” có nghĩa là trường kỳ chinh phục và đánh chiếm. Chủ nghĩa cộng sản như tế bào ung thư, phải được sống trong cơ thể con người, phải bám vào thân người (thể chế) mà leo lên mới có thể sinh tồn và phát triển.]
Trong cuốn sách nhằm vạch trần chủ nghĩa cộng sản có tựa đề “Bậc thầy lừa đảo” (Masters of Deceit), Cục trưởng Cục Điều tra Liên bang (FBI) J. Edgar Hoover với thâm niên 37 năm, đã tổng kết ra năm loại phần tử cộng sản: đảng viên cộng sản công khai, đảng viên cộng sản ngầm, người đồng hành của chủ nghĩa cộng sản, phần tử chủ nghĩa cơ hội (vì mưu cầu tư lợi mà trợ giúp đảng cộng sản), và những người bị lừa. [16] Kỳ thực, ngoại trừ một số cực ít những phần tử cộng sản ngoan cố cực kỳ tà ác ra, tuyệt đại bộ phận đảng viên đảng cộng sản chẳng phải đều là những người bị lừa sao?
Cuốn sách “Mười ngày chấn động thế giới” (Ten Days that Shook the World) của Nhà báo Mỹ John Silas Reed và “Ngôi sao đỏ trên bầu trời Trung Quốc” (The Red Star over China) của Edgar Snow, đã có tác dụng rất lớn đối với việc truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới. Reed là một trong ba người Mỹ được mai táng ở Nghĩa trang Cách mạng Kremlin, nghĩa là bản thân ông chính là một nhà hoạt động cộng sản. Báo cáo tường thuật Cách mạng Tháng 10 của ông ta không thuật lại sự kiện một cách khách quan, mà là tài liệu tuyên truyền chính trị công phu.
Edgar Snow là một người đồng hành của chủ nghĩa cộng sản. Năm 1936, trong kịch bản phỏng vấn mà Snow đặt ra cho một đảng viên ĐCSTQ có cả chục phương diện, gồm ngoại giao, chống ngoại xâm, quan điểm đối với các điều ước bất bình đẳng, đầu tư nước ngoài, cho đến quan điểm về Phát xít (hay người xã hội chủ nghĩa dân tộc), v.v. Sau này, Mao Trạch Đông gặp Edgar Snow tại hầm trú ẩn ở Thiểm Bắc (ở phía Bắc của tỉnh Sơn Tây) mới trả lời những câu hỏi đó theo hướng tạo ấn tượng có lợi cho ĐCSTQ: “Đây là kết tinh của trí tuệ tập thể trung ương ĐCSTQ, tiếp đó cho thế giới thấy một hình tượng ĐCSTQ công khai rõ ràng, thẳng thắn bộc trực, tiến cùng thời gian.” Một Edgar Snow trẻ tuổi, cả tin, bị ĐCSTQ mưu kế thâm hiểm sử dụng như một công cụ, đã đem những lời lừa dối được bịa đặt tỉ mỉ mà truyền bá ra toàn thế giới.
Yuri Bezmenov, cựu điệp viên KGB, nhớ lại những lần tiếp đãi những “người bạn” nước ngoài tới thăm. Hành trình của họ đều là do Cục Tình báo Liên Xô sắp xếp. Những giáo đường, trường học, bệnh viện, nhà trẻ, nhà máy v.v. mà họ đến thăm đều đã được thu xếp từ trước. Tất cả những người tiếp đón đều là đảng viên đảng cộng sản hoặc là những người có thể tin tưởng được “về chính trị”, hơn nữa trước đó đã được bồi dưỡng, để đảm bảo mọi việc được tiến hành thống nhất. Ông đưa ra một ví dụ về Look, một tạp chí lớn của Mỹ những năm 1960, đã phái phóng viên sang Liên Xô phỏng vấn. Toàn bộ tài liệu đem về, gồm cả ảnh và tài liệu in, đều do lực lượng an ninh Liên Xô chuẩn bị. Phóng viên không hề kiểm tra lại mà cứ thế phân phát ở Mỹ, vì thế mà tuyên truyền của Liên Xô đã đến được với dân chúng Mỹ dưới tên một tạp chí Mỹ, khiến người Mỹ bị đánh lạc hướng. Bezmenov nói, rất nhiều phóng viên, diễn viên, ngôi sao thể thao sang Liên Xô tham quan đều bị che mắt và lừa dối; điều này còn có thể hiểu được. Điều không thể tha thứ là rất nhiều chính khách của phương Tây, vì danh tiếng, lợi ích cá nhân mà chủ động hợp tác với ĐCSLX, thêu dệt và truyền bá những lời lừa dối. Ông gọi họ là những kẻ bại hoại đạo đức. [17]
Trong cuốn sách “Bạn có thể tiếp tục tin những người cộng sản… để trở thành người cộng sản” (You Can Still Trust the Communists … to Be Communists), tác giả Dr. Fred Schwartz đã phân tích vì sao một số thanh niên con nhà khá giả lại ngưỡng mộ chủ nghĩa cộng sản. Ông đã liệt kê bốn nguyên do: Một là, thất vọng với chế độ tư bản chủ nghĩa; hai là, tin vào triết học chủ nghĩa duy vật; ba là, sự ngạo mạn về tri thức; bốn là, nhu cầu tôn giáo không được thỏa mãn. “Ngạo mạn về tri thức” ở đây là chỉ những người trẻ tuổi 18, 20 hiểu biết về lịch sử còn nông cạn, dưới sự thúc đẩy của tâm lý chống đối chính quyền, muốn nổi dậy chống lại tất cả những gì liên quan đến thuyết giáo truyền thống, chính quyền, văn hóa dân tộc. Họ là những người dễ trở thành nạn nhân tuyên truyền của chủ nghĩa cộng sản nhất.
“Nhu cầu tôn giáo không được thỏa mãn” là nói mỗi người đều có lòng mộ đạo, muốn nỗ lực vì mục tiêu lớn hơn, siêu việt bản thân, nhưng lại bị trường học rót vào vô thần luận và thuyết tiến hóa, khiến họ không cách nào cảm thấy thỏa mãn với tôn giáo truyền thống. Những từ ngữ đẹp đẽ “giải phóng toàn nhân loại” của chủ nghĩa cộng sản đã lợi dụng khe hở này, vừa khớp là có tác dụng như tôn giáo. [18]
Phần tử trí thức dễ bị lừa bởi hình thái ý thức cấp tiến, hiện tượng này thu hút được sự chú ý của nhiều học giả. Trong cuốn sách “Thuốc phiện của phần tử trí thức” (The Opium of the Intellectuals), tác giả Raymond Aron đã chỉ ra một cách sâu sắc rằng, các phần tử trí thức của thế kỷ 20 một mặt cực lực phê bình chế độ chính trị truyền thống, mặt khác lại khoan nhượng cao độ cho việc thảm sát và bạo chính của các quốc gia có ĐCS, nhìn mà như không thấy. Ông cho rằng, những phần tử trí thức cánh tả này là hư ngụy, hành động độc đoán, và có sự cuồng nhiệt không lý tính, họ nâng hình thái ý thức của phái tả lên đến mức cao ngang bằng với tôn giáo trong thế tục.
Nhà sử học người Anh Paul Johnson trong tác phẩm “Phần tử trí thức: Từ Marx và Tolstoy đến Sartre và Chomsky” (Intellectuals: From Marx and Tolstoy to Sartre and Chomsky), đã phân tích mối quan hệ giữa quan điểm chính trị cấp tiến và cuộc đời của Jean-Jacques Rousseau cho đến mười mấy vị phần tử trí thức về sau. Johnson đã phát hiện được điểm yếu chí mạng là sự ngạo mạn, lấy tự ngã làm trung tâm. [19]
Nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ là Thomas Sowell đã lấy rất nhiều ví dụ trong cuốn sách “Phần tử trí thức và xã hội” (Intellectuals and Society), chỉ ra cuồng vọng có lý trí của phần tử trí thức.
Những phân tích của các học giả này đều có sự sâu sắc riêng, nhưng chúng tôi muốn chỉ ra rằng việc phần tử trí thức dễ bị lừa còn có một nguyên nhân quan trọng hơn nữa. Chủ nghĩa cộng sản là hình thái ý thức của ma quỷ, nó không thuộc về bất kỳ một văn hóa truyền thống nào của nhân loại. Do vậy nó có bản tính đối nghịch với con người, cũng không thể do con người tự phát mà suy diễn ra được, chỉ có thể là bị nhồi vào từ bên ngoài. Dưới sự ảnh hưởng của thuyết vô thần, thuyết duy vật, giới học thuật và giới giáo dục của xã hội hiện đại đã rời bỏ niềm tin vào Thần, một mực mê tín vào khoa học và cái gọi là “lý tính” của con người, dễ dàng trở thành tù binh của hình thái ý thức của ma quỷ.
Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ trước, chủ nghĩa cộng sản bắt đầu xâm nhập vào giáo dục của Mỹ trên quy mô lớn, lại thêm sự oanh tạc loạn xạ của truyền thông cánh tả, sự ngu hóa giáo dục, và việc rất nhiều người trẻ bị trầm mê với TV, máy tính, internet, mạng xã hội, trò chơi điện tử… dưới tác dụng tương giao của những nhân tố ấy, rất nhiều người trong thế hệ trẻ trở thành “người hoa tuyết” (snowflakes) bần cùng về tri thức, tầm nhìn nhỏ hẹp, thiếu tinh thần trách nhiệm và khả năng chịu đựng. Trải qua việc nhồi nhét mấy thế hệ, những người bị tẩy não triệt để, cho dù nhìn thấy, nghe thấy chân tướng, cũng sẽ dùng những tư tưởng méo mó biến dị mà phân tích. Nói cách khác, những lời lừa dối của Đảng Cộng sản hình thành một tầng màng mỏng khởi tác dụng ngăn cách, khiến những người này bị cắt đứt liên hệ với thực tế.
Vì để lừa gạt thế nhân, ma quỷ đã toàn diện lợi dụng những nhược điểm của nhân tính như sự ngu muội, vô tri, tự tư, tham lam, nhẹ dạ, đồng thời cũng lợi dụng chủ nghĩa lý tưởng và ảo tưởng lãng mạn của con người đối với cuộc sống tốt đẹp, đây là điều đáng buồn nhất. Kỳ thực, các quốc gia của Đảng Cộng sản không hề lãng mạn như những người còn ôm giữ ảo tưởng vào chủ nghĩa xã hội, nếu như họ thực sự đến các quốc gia của ĐCS, thực sự sinh sống một thời gian, chứ không phải là tham quan du lịch kiểu cưỡi ngựa xem hoa, thì bản thân họ sẽ phát hiện ra điểm này.
Sự thâm nhập của ma quỷ chủ nghĩa cộng sản vào phương Tây đã thể hiện ra bộ mặt cực kỳ phức tạp đa dạng. Chỉ có cách siêu thoát khỏi các hiện tượng cụ thể, đứng tại vị trí cao hơn mới có thể thấy rõ bộ mặt thật và mục đích thực sự của ma quỷ.
Ma quỷ có thể đạt được ý đồ vì nguyên nhân căn bản là con người rời xa tín ngưỡng với Thần, buông lỏng sự chế ước về đạo đức. Chỉ có cách trở về với tín ngưỡng vào Thần, tịnh hóa tâm linh, thăng hoa đạo đức, mới có thể thoát khỏi sự khống chế của ma quỷ. Nếu như toàn xã hội đều có thể quay trở về với truyền thống, thì ma quỷ sẽ không còn chỗ dung thân.
*********
Tài liệu tham khảo:[1] David Horowitz, Barack Obama’s Rules for Revolution: The Alinsky Model (Sherman Oaks, CA: David Horowitz Freedom Center, 2009), p. 6, p.16.
[2] Saul Alinsky, “Tactics,” Rules for Radicals: A Practical Primer for Realistic Radicals (New York: Vintage Books, 1971).
[3] David Horowitz, Barack Obama’s Rules for Revolution: The Alinsky Model (Sherman Oaks, CA: David Horowitz Freedom Center, 2009), pp. 42–43.
[4] “Playboy Interview with Saul Alinsky,” New English Review, http://www.newenglishreview.org/DL_Adams/Playboy_Interview_with_Saul_Alinsky/.
[5] David Horowitz, Barack Obama’s Rules for Revolution: The Alinsky Model (Sherman Oaks, CA: David Horowitz Freedom Center, 2009). https://newrepublic.com/article/61068/the-agitator-barack-obamas-unlikely-political-education
[6] Như trên.
[7] Như trên.
[8] “Playboy Interview with Saul Alinsky,” New English Review, http://www.newenglishreview.org/DL_Adams/Playboy_Interview_with_Saul_Alinsky/
[9] V. I. Lenin, “Draft Theses on the Role and Functions of The Trade Unions Under the New Economic Policy,” https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1921/dec/30b.htm.
[10] Pinkoski, Nathan. 2018. “Jordan Peterson Marks Right And Left’s Side-Switch On Free Expression.” The Federalist. 02/03/2018. http://thefederalist.com/2018/02/02/jordan-peterson-marks-fulcrum-right-lefts-side-switch-free-expression/
[11] “Antifa protests mean high security costs for Berkeley Free Speech Week, but who’s paying the bill?” Fox News, 15/09/2017. http://www.foxnews.com/us/2017/09/15/antifa-protests-mean-high-security-costs-for-berkeley-free-speech-week-but-whos-paying-bill.html.
[12] Chris Pandolfo, “TRUE COLORS: Student Leader Says 1A Doesn’t Apply to Ben Shapiro,” Conservative Review. 20/10/ 2017. https://www.conservativereview.com/news/true-colors-student-leader-says-1a-doesnt-apply-to-ben-shapiro/.
[13] “Penn Law professor loses teaching duties for saying black students ‘rarely’ earn top marks,” New York Daily News, 15/03/2018, http://www.nydailynews.com/news/national/law-professor-upenn-loses-teaching-duties-article-1.3876057.
[14] “Campus Chaos: Daily Shout-Downs for a Week,” National Review, October 12, 2017, https://www.nationalreview.com/corner/campus-chaos-daily-shout-downs-week-free-speech-charles-murray/.
[15] Paul Hollander, Political Pilgrims (New York: Oxford University Press, 1981).
[16] J. Edgar Hoover, Masters of Deceit (New York: Henry Holt and Company, 1958), pp. 81-96.
[17] Tomas Schuman (Yuri Bezmenov), No “Novoste” Is Good News (Los Angeles: Almanac, 1985), pp. 65–75.
[18] Fred Schwartz and David Noebel, You Can Still Trust the Communists…to Be Communists (Socialists and Progressives too) (Manitou Springs, Colo.: Christian Anti-Communism Crusade, 2010), pp. 44–52.
[19] Paul Johnson, Intellectuals: From Marx and Tolstoy to Sartre and Chomsky, 2007 revised edition (Harper Perennial), p. 225.
Bản tiếng Hán: http://www.epochtimes.com/gb/18/5/26/n10429603.htm
Bản tiếng Anh: https://www.theepochtimes.com/chapter-five-infiltrating-the-west-continued_2562807.html
Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.