Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Chương 5: Thâm nhập vào Tây phương (Phần I) (audio)

Mục lục

Giới thiệu

1. Chủ nghĩa cộng sản bạo lực và chủ nghĩa cộng sản phi bạo lực

2. Quốc tế Cộng sản, chiến tranh gián điệp và chiến tranh “tin đồn”

3. Từ Chính sách Mới của Roosevelt đến chủ nghĩa tiến bộ

4. Đại Cách mạng Văn hóa ở Tây phương

5. Phong trào hòa bình phản chiến và phong trào dân quyền

=========

Giới thiệu

Cuộc bầu cử năm 2016 của Mỹ là cuộc bầu cử kịch tính nhất trong nhiều thập kỷ qua, mặc dù tỷ lệ đi bỏ phiếu 58% không cao. Quá trình tranh cử đầy những biến động bất ngờ, ngay cả sau cuộc bầu cử. Với chiến thắng của ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump, cuộc bầu cử ồn ào náo nhiệt đã tạm thời chấm dứt, nhưng một cuộc chiến khác đã lập tức bắt đầu. Ngoài việc rầm rộ công kích tổng thống mới đắc cử trên truyền thông, rất nhiều thành phố đã bùng nổ những cuộc diễu hành phản đối kết quả bầu cử với những khẩu hiệu như “Không phải tổng thống của tôi” (Not My President), v.v., gọi Trump là “kẻ phân biệt chủng tộc”, “kỳ thị giới tính”, “người theo chủ nghĩa bài ngoại”, “người của Đức quốc xã”, yêu cầu kiểm phiếu lại, thậm chí uy hiếp sẽ tố cáo luận tội.

Mặc dù những người biểu tình nhiều lần tuyên bố cuộc diễu hành thị uy của họ là tự phát nhưng giới nhà báo điều tra vẫn tìm thấy những chứng cứ then chốt cho thấy đằng sau hoạt động thị uy này là những nhóm lợi ích nhất định. Theo bộ phim tài liệu “Nước Mỹ bị vây hãm: Cuộc nội chiến 2017” (America Under Siege: Civil War 2017) do nhà nghiên cứu tại Florida Trevor Loudon đạo diễn, một bộ phận chủ chốt người biểu tình là “nhà cách mạng chuyên nghiệp” có mối liên hệ mật thiết với các nước cộng sản và những quốc gia độc tài khác như Triều Tiên, Iran, Venezuela, Cuba. Tác phẩm của Loudon còn nêu rõ vai trò của hai tổ chức xã hội chủ nghĩa Mỹ đáng chú ý là Đảng Thế giới Công nhân Chủ nghĩa Stalin (Stalinist Workers World Party) và Tổ chức Xã hội Chủ nghĩa Con đường Tự do (Maoist Freedom Road Socialist Organization). [1]

Loudon đã bắt đầu nghiên cứu các phong trào cộng sản từ đầu những năm 1980, và quả quyết rằng các tổ chức cánh tả đã lấy Mỹ làm mục tiêu chủ yếu để thâm nhập và lật đổ. Dưới tác động của những cá nhân giữ vị trí then chốt trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục và truyền thông, và kinh doanh của Mỹ, hình thái ý thức của xã hội Mỹ mười mấy năm qua không ngừng dịch chuyển về phía cánh tả. Chính vào lúc khắp thế giới đang ăn mừng vì thế giới tự do đã đánh bại được phe cộng sản sau Chiến tranh Lạnh thì chủ nghĩa cộng sản lại âm thầm tiếp quản các tổ chức công của xã hội phương Tây để chuẩn bị đòn chí mạng cuối cùng.

Mỹ là ngọn hải đăng của thế giới tự do, gánh vác sứ mệnh thiên phú “cảnh sát thế giới”. Trong hai lần đại chiến thế giới, Mỹ tham gia thay đổi cuộc diện cuối cùng của cuộc chiến. Trong cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ, đứng trước nguy cơ hủy diệt của chiến tranh hạt nhân, Mỹ đã kìm hãm thành công khối Xô-viết cho đến khi giải thể chế độ cộng sản Liên Xô và Đông Âu.

Hơn 200 năm trước, những nhà lập quốc của Mỹ đã có tầm nhìn xa trông rộng, dựa trên nghiên cứu về truyền thống tín ngưỡng và triết học của Phương Tây, sau khi phân tích và thảo luận kỹ lưỡng, đã viết nên những tài liệu kinh điển, bất hủ trong chính trị học, đó là Tuyên ngôn Độc lập, và Hiến pháp Hoa Kỳ. Hai văn kiện nền tảng này lấy quyền mà trời ban cho con người làm chân lý hiển nhiên, xác lập nguyên tắc của tự do tôn giáo và tự do ngôn luận, đồng thời cũng thiết lập một chế độ cộng hòa phân quyền và cân bằng kiểm soát lẫn nhau. Hai văn kiện này đã đồng hành cùng nhiều chính trị gia sáng suốt và những người Mỹ cung kính tin Thần, đã đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho xã hội Mỹ suốt 200 năm qua.

Tà linh cộng sản đương nhiên sẽ không an tâm khi toàn bộ Tây bán cầu nằm ngoài tầm khống chế của nó, nó muốn sắp đặt cục diện ở cả phương Đông và phương Tây. Để tiêu diệt nhân loại, tà linh thao túng những đại diện nơi thế gian con người, trước tiên là vẽ ra một viễn cảnh tốt đẹp về một xã hội đại đồng, sau đó lựa chọn những đại diện khác nhau nơi thế gian con người, dùng các phương thức khác nhau để phát tán oai lý tà thuyết, thực thi kế hoạch hủy diệt nhân loại cực kỳ xảo trá.

Nếu như nói rằng tại các quốc gia phương Đông như Liên Xô và Trung Quốc, v.v., cách thức mà tà linh cộng sản áp dụng là đoạt quyền, thảm sát, phá hoại văn hóa truyền thống, làm bại hoại đạo đức con người để cuối cùng đạt được mục đích hủy diệt nhân loại, thì ở cái gọi là “thế giới tự do” phương Tây, cách thức mà tà linh cộng sản áp dụng lại là thẩm thấu, dùng thủ đoạn lừa gạt thiên biến vạn hóa, biến dị tôn giáo, văn hóa, khống chế các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, cuối cùng cũng nhằm đạt được mục đích làm bại hoại con người và hủy diệt nhân loại.

Bởi vì ở các quốc gia phương Tây, Đảng Cộng sản tạm thời chưa giành được chính quyền nên tà linh cộng sản và tay sai cộng sản không thể không mang theo các bộ mặt giả dối khác nhau mà thâm nhập vào các cơ cấu và tổ chức khác nhau. Trong quá trình phát triển chủ nghĩa cộng sản ở phương Tây, có ít nhất bốn lực lượng lấy cách thức khác nhau để phát huy tác dụng.

Trước hết là sự thẩm thấu của Liên Xô. Khi bắt đầu thành lập, Liên Xô đã lập nên Quốc tế Cộng sản (lịch sử gọi là Quốc tế Thứ ba) làm phương tiện để xuất khẩu cách mạng ra toàn thế giới. Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện cải cách kinh tế và mở cửa từ những năm 1980 thì bắt đầu giao lưu chính trị, kinh tế và văn hóa nhiều hơn với phương Tây, cũng bắt đầu dùng các cách thức khác nhau để thâm nhập vào phương Tây.

Thứ hai, Đảng Cộng sản các nước, theo lệnh của Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) và Quốc tế Thứ ba, đã tích cực chuẩn bị hoạt động thẩm thấu.

Thứ ba, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và biến động xã hội, nhiều chính phủ các nước phương Tây có bệnh loạn vái tứ phương, đã tiếp nhận các chính sách xã hội chủ nghĩa biến hình, khiến xã hội phương Tây trong vài chục năm qua liên tục chuyển dịch về phía cánh tả.

Thứ tư, mỗi quốc gia đều có người đồng hành và đồng tình với Đảng Cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Rất nhiều “kẻ ngốc hữu dụng” bị Đảng Cộng sản lợi dụng, trở thành công cụ sai khiến như ý của tà linh cộng sản. Bọn họ và Đảng Cộng sản cùng nhau trở thành “đội quân thứ năm” trong nội bộ các quốc gia phương Tây, một cách khách quan khởi tác dụng phá hoại văn hóa truyền thống, làm bại hoại đạo đức xã hội, trợ giúp chính quyền cộng sản lật đổ chính phủ hợp pháp của nước sở tại.

Chương này sẽ trình bày quá trình và thủ đoạn của chủ nghĩa cộng sản để thâm nhập vào phương Tây từ các góc độ khác nhau. Do tình huống hết sức phức tạp, đa dạng nên ở đây khó tránh khỏi những thiếu sót, bỏ qua nhiều chi tiết. Tuy nhiên, sau khi nắm được những manh mối cơ bản, chúng tôi tin rằng độc giả có thể đọc một mà hiểu ba, thấy rõ móng vuốt của tà linh cộng sản vốn đeo các loại mặt nạ khác nhau. Do hạn chế về độ dài nên chúng tôi chủ yếu sử dụng các ví dụ của Mỹ, nhưng độc giả nên hiểu rằng thủ đoạn của ma qủy không chỉ giới hạn tại Mỹ thôi, mà ở các quốc gia khác, thủ đoạn của nó cũng hết sức tương tự. Chương này cũng sẽ tóm lược tác động của chủ nghĩa cộng sản đối với châu Âu.

1. Chủ nghĩa cộng sản bạo lực và chủ nghĩa cộng sản phi bạo lực

Trong suy nghĩ của rất nhiều người, Đảng Cộng sản và bạo lực là không tách rời nhau; việc này xuất hiện cũng là có nguyên nhân. Từ xưa đến nay, Đảng Cộng sản không hề tránh né việc nói đến bạo lực. Trên thực tế, trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”, Marx và Engels đã hô lớn: “Người Cộng sản không thèm che giấu quan điểm và ý đồ của mình. Họ công khai tuyên bố: mục đích của họ chỉ có thể đạt được bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ chế độ xã hội hiện đang tồn tại.” [2] Sau hơn 100 năm tuyên ngôn này ra đời, cách mạng cộng sản của Nga và Trung Quốc đều lấy bạo lực làm thủ đoạn chủ yếu, khiến con người thế gian không ngờ đến một loại hình thức biểu hiện khó nhận biết hơn của chủ nghĩa cộng sản, chính là chủ nghĩa cộng sản phi bạo lực.

Chủ nghĩa Marx phái bạo lực cách mạng lấy Lenin làm đại biểu. Lenin đã “phát triển” chủ nghĩa Marx từ hai phương diện. Theo Marx, cách mạng cộng sản chủ nghĩa trước tiên sẽ bùng nổ ở những quốc gia tư bản chủ nghĩa phát triển, nhưng Lenin lại cho rằng, ở những nước lạc hậu như Nga lại có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một “Cống hiến” khác của Lenin là học thuyết “Xây dựng Đảng”. Lenin cho rằng, giai cấp công nhân không thể tự phát sản sinh ý thức giai cấp và yêu cầu làm cách mạng, nhất thiết phải từ bên ngoài mà đưa yêu cầu làm cách mạng vào giai cấp công nhân. Vì thế, phải tổ chức một đảng chính trị với đảng viên là các nhà cách mạng chuyên nghiệp, có kỷ luật nghiêm khắc. Đảng chính trị này chính là “đội tiên phong của giai cấp vô sản”- Đảng Cộng sản. Bản chất thật của “Học thuyết Xây dựng Đảng” của Lenin là lấy các tổ chức băng đảng và chủ nghĩa khủng bố gắn vào học thuyết chính trị kinh tế của Marx, thiết kế ra một con đường lừa dối: thực hiện chủ nghĩa cộng sản dựa vào bạo lực và che đậy sự thật.

Vào năm thứ hai sau khi Marx chết, năm 1884, “Hội Fabian” của Anh ra đời, lấy phương thức tiệm tiến để thực hiện chủ nghĩa xã hội. Tên của Hội Fabian bắt nguồn từ tên của vị tướng La Mã cổ đại Quintus Fabius Maximus Verrucosus nổi tiếng nhờ chiến thuật “chạy trốn, trì hoãn”. Biểu tượng của Hội Fabian là một con chó sói đội lốt cừu. Trong Tiểu luận về Fabian, tập san đầu tiên do hội này xuất bản, ngay trang bìa có câu: “Hiện giờ phải chờ đợi, giống như Fabius chiến đấu với Hannibal năm xưa, mặc dù nhiều người chỉ trích ông ta trì hoãn thời gian, ông ta vẫn cực kỳ nhẫn nại; một khi thời cơ đến thì phải giống như Fabius, dốc toàn lực xuất kích, nếu không thì chờ đợi cũng bằng không, phí công vô ích.” [3]

Hội Fabian chủ trương thực hiện chủ nghĩa xã hội một cách từ từ, vì thế đã phát minh ra chiến lược “thẩm thấu” bằng cách “dùi lỗ mọi nơi”. Hội Fabian không những không hạn chế hoạt động của thành viên của mình, mà còn cổ vũ họ đi làm tùy tùng của những nhân vật quan trọng như bộ trưởng trong nội các, quan chức chính trị cao cấp, nhà công nghiệp lớn, hiệu trưởng trường đại học, giáo chủ, v.v. hoặc trực tiếp gia nhập những đoàn thể khác đồng ý tiếp nhận họ, để tiện bề thông qua những con đường này, đưa những tư tưởng này tới những nhân vật ra quyết sách quan trọng. Chủ tịch Hội Fabian, Sidney Webb đã viết:

Chúng ta tin tưởng kiên định vào cái gọi là “chính sách thâm nhập” của chúng tôi – có nghĩa là, không những phải tiêm tư tưởng chủ nghĩa xã hội và kế hoạch chủ nghĩa xã hội vào tư tưởng của những người hoàn toàn tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội, mà đồng thời cũng phải tiêm vào trong tư tưởng của những người có kiến giải khác với chúng ta – chúng ta không tốn công sức mà tiến hành loại tuyên truyền này với những người Đảng Tự do hoặc những người trong chủ nghĩa cấp tiến; không chỉ tiến hành tuyên truyền trong những người vận động công hội và những người theo chủ nghĩa hợp tác, mà còn tiến hành tuyên truyền trong những chủ lao động cho tới chuyên gia tài chính. Chỉ cần có cơ hội, chúng ta sẽ tấn công vào họ bằng những quan niệm và kế hoạch phù hợp với phương hướng của chúng ta.” [4]

Trong những thành viên của Hội Fabian có rất nhiều phần tử thanh niên trí thức, họ đi khắp nơi diễn thuyết, xuất bản sách, tạp chí, sổ tay, có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội. Trong thế kỷ 20, Hội Fabian bắt đầu tiến vào chính trường. Một trong bốn ông lớn của Hội Fabian là Webb trở thành đại biểu của phái Fabian trong Ủy ban Đại biểu Lao động vừa mới thành lập của Công Đảng. Ông ta soạn thảo điều lệ đảng, phác thảo cương lĩnh đảng, chỉ đạo các chính sách cho Công đảng, nỗ lực đưa chủ nghĩa xã hội Fabian trở thành tư tưởng chỉ đạo của đảng này. Ảnh hưởng của Hội Fabian ở Mỹ cũng rất lớn, có không chỉ một đoàn thể chủ nghĩa Fabian, mà ảnh hưởng của tư tưởng Fabian ở các khoa, viện khoa học xã hội của các trường đại học nổi tiếng cũng rất lớn.

Cho dù là chủ nghĩa cộng sản bạo lực của Lenin hay chủ nghĩa cộng sản phi bạo lực của Hội Fabian thì đằng sau đều là tà linh cộng sản thao túng và khống chế, mục đích cuối cùng của chúng không có gì khác biệt. Vì thế, chủ nghĩa cộng sản bạo lực của Lenin không bài xích thủ đoạn phi bạo lực. Trong cuốn sách “Bệnh ấu trĩ của ‘phe cánh tả’ trong phong trào chủ nghĩa cộng sản” (Left-Wing” Communism: An Infantile Disorder), Lenin đã phê bình nghiêm khắc Đảng Cộng sản Tây Âu vì từ chối hợp tác với công đoàn “phản động”, hay từ chối gia nhập hoạt động của nghị viện các quốc gia “tư bản”. Lenin viết:

Nghệ thuật của chính trị gia (cho tới lý giải chính xác của người cộng sản đối với nhiệm vụ bản thân) là phán đoán chính xác dưới những điều kiện nào, dưới thời cơ nào thì đội tiên phong giai cấp vô sản có thể giành được chính quyền, có thể nhận được sự ủng hộ hết mình của giai cấp công nhân và giai tầng rộng khắp gồm tầng lớp lao động và quần chúng lao động không thuộc giai cấp vô sản trong quá trình giành chính quyền và sau khi giành chính quyền thành công, có thể thông qua giáo dục, huấn luyện và thu hút quần chúng lao động càng ngày càng nhiều mà duy trì, củng cố và khuếch đại sự thống trị của mình.” [5]

Lenin nhấn mạnh hết lần này đến lần khác rằng, người cộng sản nhất thiết phải che giấu ý đồ thực sự của mình. Vì để thâu tóm quyền lực chính trị mà có thể hứa hẹn và thỏa hiệp bất kỳ điều gì. Nói cách khác là để đạt được mục đích thì không từ bất kỳ thủ đoạn nào. Trong quá trình thâu tóm quyền lực, Bolshevik của Nga và ĐCSTQ thực sự đã phát huy hai thủ đoạn là bạo lực và lừa dối hết mức có thể.

Điều mà khá ít người chú ý là, trường phái chủ nghĩa cộng sản phi bạo lực kỳ thực cũng không bài xích bạo lực. Một trong những nhân vật đại biểu của Hội Fabian của Anh, nhà viết kịch Bernard Shaw, từng viết: “Tôi cũng nói rõ rằng: không có thu nhập đồng đều thì không có chủ nghĩa xã hội, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, không có chỗ cho sự nghèo khó. Bất kể nguyện ý hay không, bạn đều sẽ bị cưỡng chế ăn no, mặc ấm, có nhà ở, được học hành, được bố trí việc làm. Nếu như phát hiện hạnh kiểm và sự chuyên cần của bạn không xứng với đãi ngộ thì bạn sẽ bị giết chết một cách nhẹ nhàng.” [6]

Hội Fabian giỏi ngụy trang, đã tuyển chọn được Bernard Shaw giỏi ăn nói, che đậy mục đích thực sự của chủ nghĩa xã hội phi bạo lực một cách thân thiện, dễ nghe, chỉ đến sau cùng mới lộ ra bộ mặt hung tàn. Trong thời kỳ chủ nghĩa cộng sản ở các quốc gia phương Tây vận động mạnh mẽ, phần tử Đảng Cộng sản và các loại tổ chức công khai, vì để áp chế những ngôn luận bất đồng, mà kích động, mê hoặc thanh niên tạo nên một bầu không khí khủng bố, khiến ai cũng cảm thấy bất an. Họ không tiếc tay sử dụng thủ đoạn bạo lực, đánh đập, cướp bóc, phóng hỏa, nổ bom, ám sát, nhằm quấy rối và đe dọa kẻ thù. Mô thức hành vi này so với Đảng Cộng sản là giống nhau như đúc.

2. Quốc tế Cộng sản – chiến tranh gián điệp và chiến tranh “tin đồn”

Chủ nghĩa cộng sản cho rằng nhà nước là công cụ để áp bức giai cấp và là sản phẩm của xã hội giai cấp. Xã hội chủ nghĩa cộng sản tiêu diệt giai cấp rồi thì tự nhiên cũng không cần nhà nước nữa. Vì vậy, “giai cấp công nhân không có tổ quốc”, trong đoạn cuối của “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”, Marx và Engels kêu gọi: “Những người vô sản trên thế giới hãy đoàn kết lại!” Sau khi Đảng Bolshevik do Lenin lãnh đạo thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ở Nga, đã nhanh chóng thiết lập “Quốc tế Cộng sản”, nhiệm vụ của nó là xuất khẩu cách mạng, khởi động một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi toàn thế giới, và lật đổ chính quyền hợp pháp ở các quốc gia, thiết lập chế độ độc tài (chuyên chính) của giai cấp vô sản trên toàn thế giới. ĐCSTQ thành lập năm 1921 thuộc về chi bộ Viễn Đông của Quốc tế thứ ba.

Dưới sự lãnh đạo của Lenin, Bolsheviks đã thành lập nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên tại Nga, liền sau đó thành lập Quốc tế Cộng sản nhằm kích động và truyền bá cách mạng xã hội chủ nghĩa ra khắp thế giới. Mục đích của Liên Xô và Quốc tế Cộng sản là lật đổ chính quyền hợp pháp của mỗi nước trên thế giới rồi thiết lập một chế độ chuyên chính vô sản xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. Năm 1921, chi bộ Viễn Đông của Quốc tế Cộng sản đã thành lập ĐCSTQ mà sau này giành được quyền cai trị ở Trung Quốc vào năm 1949.

Thực tế, không chỉ ĐCSTQ mà Đảng Cộng sản các quốc gia trên thế giới cũng đều nghe theo Quốc tế Cộng sản, nhận tiền trợ cấp và huấn luyện của nó. ĐCSLX cũng dựa vào sự hậu thuẫn của đế quốc khổng lồ đó mà tùy ý chiêu mộ các phần tử tích cực hoạt động từ khắp nơi trên thế giới, và huấn luyện họ trở thành “nhà cách mạng chuyên nghiệp” để thực hiện các hoạt động lật đổ tại quốc gia của họ.

Đảng Cộng sản Mỹ được thành lập vào năm 1919 là một tổ chức tuân theo Quốc tế Cộng sản và ĐCSLX cùng dạng như vậy. Trong gần 100 năm lịch sử, mặc dù Đảng Cộng sản Mỹ chưa bao giờ trở thành một Đảng lớn sở hữu nhiều đảng viên, nhưng vẫn đang phát huy sức ảnh hưởng tương đối lớn ở Mỹ. Họ sử dụng các thủ đoạn linh hoạt và đa dạng, cấu kết với các đoàn thể cực đoan và các phần tử cực đoan trong xã hội Mỹ, thâm nhập vào các phong trào công nhân, phong trào học sinh, giáo hội, thậm chí là chính phủ Mỹ.

Tiến sỹ Fred Schwartz, người tiên phong trong phong trào chống cộng ở Mỹ, đã chỉ ra một cách sắc bén rằng: “Cố gắng đánh giá ảnh hưởng của Đảng Cộng sản từ số người của nó cũng giống như xác định thân tàu có an toàn hay không bằng cách so sánh diện tích của lỗ thủng và diện tích của phần bề mặt hoàn hảo. Một lỗ thủng này cũng đủ để làm cho toàn bộ con tàu chìm đắm. Lý luận của chủ nghĩa cộng sản là số ít người có kỷ luật khống chế và chỉ huy lý luận người khác. Một người nắm giữ vị trí nhạy cảm có thể khống chế và thao túng hàng ngàn người.” [7]

Trong nội bộ chính phủ Mỹ thời Chiến tranh Thế giới lần thứ hai có rất nhiều điệp viên Liên Xô từ lâu đã không còn là bí mật. Tuy nhiên, bởi vì nỗ lực chống cộng sản của Thượng nghị sỹ Joseph McCarthy vào năm 1954 bị dập tắt, truyền thông, giới chính trị, giới học thuật cánh tả hợp lực che giấu nên các chứng cứ có liên quan vẫn không lọt được vào tầm nhìn của công chúng.

Trong những năm 1990, chính phủ Mỹ công bố “Hồ sơ Venona” mà Cục Tình báo Mỹ đã phá giải được mã điện báo tuyệt mật trong những năm 1940, trước khi Chiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc. Mã điện báo mật tiết lộ rằng, có ít nhất 300 điệp viên đang làm việc cho Liên Xô trong nội bộ chính phủ Mỹ, còn việc có bao nhiêu người dưới quyền chỉ huy của họ thì không thể biết được. Một số gián điệp giữ chức vụ cao trong chính phủ Roosevelt và có quyền truy cập vào các thông tin nhạy cảm tuyệt mật, một số lại có thể lợi dụng quyền hạn của mình để tác động đến đường hướng chính sách của Mỹ. Trong đó có Thứ trưởng Bộ Tài chính Harry Dexter White, quan chức Bộ Ngoại giao Alger Hiss, và vợ chồng Julius và Ethel Rosenberg sau này bị xử tử bằng ghế điện vì gửi bí mật quân sự và công nghệ hạt nhân cho Liên Xô v.v.

Vì Hồ sơ Venona chỉ công bố phần nổi của tảng băng chìm nên cuối cùng có bao nhiêu tài liệu cơ mật của chính phủ Mỹ được tiết lộ cho Liên Xô thì vẫn chưa biết được. Nhưng quan trọng hơn là nhiều gián điệp Liên Xô này nắm giữ vị trí cao, và có cơ hội phát huy sức ảnh hưởng rất to lớn đến các quyết sách quan trọng trong chính phủ Mỹ.

Tại hội nghị hết sức quan trọng ở Yalta trước khi Chiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc, cố vấn Alger Hiss của Tổng thống Franklin D. Roosevelt đóng vai trò quan trọng trong các việc quan trọng như đưa ra quyết định xử lý lãnh thổ sau chiến tranh, trao đổi tù binh và soạn thảo Hiến chương LHQ, v.v..

Còn Harry Dexter White lại là một trong những trợ lý mà Bộ trưởng Tài chính Henry Morgenthau Jr. tin cậy nhất, tham gia hoạch định rất nhiều chính sách quan trọng, là nhà thiết kế chính của “Hội nghị Bretton Woods” (có vai trò xác lập trật tự kinh tế sau chiến tranh), và là một trong những nhân vật chính đứng sau việc sáng lập Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank).

Chính White đã thúc giục Quốc Dân Đảng bổ nhiệm Ký Triều Đỉnh, đảng viên ngầm của ĐCSTQ, vào chức vụ cao cấp của Bộ Tài chính [Trung Quốc] vào năm 1941, và chính người này đã “giúp” chính phủ Quốc Dân Đảng đưa ra cải cách “Kim Viên Bản” (cuộc cải cách tiền tệ tai hại), khiến chính phủ [Quốc Dân Đảng] mất hết tín nhiệm, tạo bàn đạp cho sự nổi lên của ĐCSTQ.

Một số nhà sử học tin rằng, do ảnh hưởng của gián điệp Xô-viết và phần tử thân cộng sản trong nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và ĐCSTQ sau những năm 1940 mà Mỹ ngừng viện trợ quân sự cho Quốc Dân Đảng. Đây là một trong những nguyên nhân trọng yếu khiến Quốc Dân Đảng mất Trung Quốc Đại lục vào tay ĐCSTQ.

Một số học giả, như M. Stanton Evans, nhấn mạnh rằng “Tác động đến chính sách” mới là tác dụng trọng yếu nhất của các điệp viên Liên Xô. [8] Whittaker Chambers, một tình báo của Liên Xô và là thành viên Đảng Cộng sản Mỹ, đã viết: “Những vị trí mà người của nước đối địch chiếm cứ khiến họ không chỉ có thể lấy được tài liệu, mà còn có thể ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của nước sở tại, khiến nó có lợi cho kẻ địch số một của quốc gia. Việc này không chỉ thể hiện trong một số thời khắc đặc thù… mà còn thể hiện trong số lượng lớn những quyết định được đưa ra hàng ngày.” [9]

Yuri Bezmenov, bí danh là Thomas Schumann, một điệp viên KGB của Liên Xô cũ, đã đào thoát thành công khỏi Liên Xô sang phương Tây vào năm 1970, đã tiết lộ trong các cuốn sách và các bài diễn giảng của mình về các thủ đoạn bí mật nhằm lật đổ phương Tây. Bezemenov chỉ ra rằng nhiều người phương Tây bị ảnh hưởng bởi các phim gián điệp kiểu James Bond, tin rằng thủ đoạn lật đổ phương Tây của Liên Xô cũng là thông qua gián điệp để đánh cắp thông tin, đánh sập cầu đường, nhưng điều này lại cách xa sự thật. Chỉ có 10% đến 15% nhân lực và tài nguyên của KGB được phân bổ vào hoạt động gián điệp truyền thống. Một lượng lớn nhân lực và tài nguyên được sử dụng vào việc thâm nhập và lật đổ hình thái ý thức.

Bezmenov phân tích chi tiết về quá trình và chiến lược, lĩnh vực và thủ đoạn của chiến lược lật đổ. Nhìn chung, việc lật đổ được chia thành bốn giai đoạn: Giai đoạn đầu, gây ra suy đồi văn hóa và đạo đức ở các quốc gia đối địch; giai đoạn hai, tạo ra tình trạng bất ổn xã hội tại các quốc gia này; giai đoạn ba, tạo ra khủng hoảng và khủng hoảng sẽ dẫn đến ba cục diện có thể xảy ra, đó là nội chiến, cách mạng, hoặc bị kẻ địch bên ngoài xâm lược, lúc này Đảng Cộng sản sẽ bắt đầu giai đoạn thứ tư, là nắm bắt cơ hội đoạt chính quyền, sau đó tiến đến “ổn định cục diện” để xây dựng quốc gia độc tài có chế độ một đảng dưới sự kiểm soát của ĐCS, gọi là “bình thường hóa”.

Theo lời của Bezmenov, mục tiêu Đảng Cộng sản thâm nhập chủ yếu gồm ba lĩnh vực lớn: 1) lĩnh vực tư tưởng, gồm có tôn giáo, giáo dục, truyền thông và văn hóa; 2) các tổ chức quyền lực gồm chính phủ, tòa án, cảnh sát, quân đội, và ngoại giao; 3) hoạt động xã hội, gồm gia đình và cộng đồng, y tế, quan hệ giữa người thuộc các sắc tộc khác nhau, quan hệ giữa tầng lớp lao động và tư bản. Bezmenov lấy khái niệm “bình đẳng” làm ví dụ để giải thích việc Đảng Cộng sản thâm nhập thông qua văn hóa như thế nào, từng bước gây ra rối loạn xã hội, từ đó tạo ra thời cơ cách mạng. Nhân viên tình báo thông qua các dạng phương thức để tuyên truyền “chủ nghĩa bình quân tuyệt đối”, làm cho người ta bất mãn với địa vị tình huống kinh tế chính trị của mình; sau khi bất mãn trở nên kịch liệt thì sẽ ảnh hưởng đến sức sản xuất, tiến đến ảnh hưởng đến quan hệ giữa giai cấp lao động và tư bản, gây ra các cuộc đình công, theo sau là suy thoái kinh tế, bất ổn xã hội, càng ngày càng nhiều người trở nên cực đoan mà tiến hành đấu tranh vì quyền lực, sau khi khủng hoảng toàn diện xảy ra, cơ hội để chủ nghĩa cộng sản tiến hành cách mạng hoặc xâm lược sẽ trở nên chín muồi. [10]

Ion Mihai Pacepa, cựu quan chức tình báo hàng đầu của cộng sản Romania, đã trốn sang Mỹ vào năm 1978, tiết lộ một cách toàn diện sách lược của chế độ cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô cũ trong việc phát động chiến tranh tâm lý và cuộc chiến “tin đồn” quy mô lớn với phương Tây. Ion Mihai Pacepa nhấn mạnh rằng mục đích của cuộc chiến tin đồn là sau khi cải biến hệ thống tham chiếu mà dân chúng dùng để xem xét vấn đề, tâm lý bị sửa đổi rồi, thì cho dù một người đối diện với sự thật cũng không thể chấp nhận và hiểu được nó, và trở thành “kẻ ngốc hữu dụng”. [11]

Bezmenov nói, giai đoạn đầu, lật đổ hình thái ý thức thường cần mất 15 đến 20 năm, đó cũng chính là thời gian một thế hệ tiếp thu giáo dục; giai đoạn hai từ 2 đến 5 năm; giai đoạn ba chỉ cần 3 đến 6 tháng. Trong bài phát biểu năm 1984, ông đã nói rằng giai đoạn đầu đã hoàn thành, và hiệu quả của nó vượt xa sự tưởng tượng của chính quyền Liên Xô.

Theo lời tự thuật của rất nhiều quan chức tình báo và điệp viên của Liên Xô cũ, cũng như các nghiên cứu giải mật các hồ sơ lưu trữ sau Chiến tranh Lạnh, chiến thuật thâm nhập của Liên Xô cũ là động lực thúc đẩy chủ yếu đằng sau phong trào chống văn hóa phương Tây những năm 1960 của Thế kỷ 20.

Năm 1950, Thượng nghị sỹ Joseph McCarthy bắt đầu phơi bày sự thâm nhập của chủ nghĩa cộng sản vào chính phủ và xã hội Mỹ. Nhưng bốn năm sau, Thượng viện bỏ phiếu không tán thành, nỗ lực loại bỏ chủ nghĩa cộng sản trong nội bộ chính phủ Mỹ bị bỏ dở giữa chừng. Đó là lý do quan trọng cho sự xuống dốc nhanh chóng của Mỹ.

Hàng loạt vấn đề như sự thâm nhập hình thái ý thức của chủ nghĩa cộng sản không thuận theo việc Liên Xô tan rã và Chiến tranh Lạnh kết thúc mà suy giảm. Chẳng hạn như, nhiều năm qua, McCarthy bị các chính khách và truyền thông cánh tả phỉ báng. Đến nay, “Chủ nghĩa McCarthy” trở thành đồng nghĩa với “bức hại chính trị”, cho thấy cánh tả đã nắm giữ quyền lãnh đạo hình thái ý thức một cách chắc chắn.

Khi một nhà bình luận chính trị phái bảo thủ Mỹ nhớ lại hàng thập kỷ những anh hùng chống chủ nghĩa cộng sản như McCarthy ở Mỹ bị đàn áp và bôi nhọ đã trở thành một trào lưu, ông nói: “Phong trào bài Mỹ là một bộ phận hữu cơ cấu thành nên toàn bộ thế giới quan của cánh tả. Những người theo chủ nghĩa tự do đấu tranh đến cùng cho quyền lợi của những người ngoại tình, người làm nghề mại dâm, những người ủng hộ quyền phá thai, tội phạm và những người theo chủ nghĩa cộng sản. Bọn họ theo bản năng ủng hộ tình trạng vô chính phủ, chống lại nền văn minh. Điều mà lập trường của người chủ nghĩa tự do không thể tránh khỏi chính là trở thành phản bội.

3. Từ Chính sách Mới của Roosevelt đến chủ nghĩa tiến bộ

Vào ngày Thứ Năm đen tối, ngày 24 tháng 10 năm 1929, thị trường cổ phiếu của New York sụp đổ. Khủng hoảng lan rộng từ tài chính ngân hàng đến toàn bộ nền kinh tế. Không có quốc gia lớn nào của phương Tây may mắn tránh khỏi, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên đến hơn 25%. Tổng số người thất nghiệp trên toàn thế giới vượt quá 30 triệu người, ngoại trừ Liên bang Xô-viết, tỷ lệ sản xuất công nghiệp bình quân của các quốc gia công nghiệp chủ yếu giảm 27%. [12]

Vào đầu năm 1933, sau khi Roosevelt nhậm chức được 100 ngày đã liên tục công bố rất nhiều dự luật xoay quanh các chủ đề “giúp giải quyết khó khăn, hồi phục, cải cách”, nhằm tăng thêm sự can dự trực tiếp hoặc gián tiếp của chính phủ đối với nền kinh tế. Quốc hội đã đề xuất ra “Đạo luật Ngân hàng Khẩn cấp”, “Luật Điều tiết Nông nghiệp”, “Đạo luật Phục hồi Công nghiệp Quốc gia”, “Luật An ninh Xã hội”. Sau khi Thế chiến II bùng nổ, Chính sách Mới (New Deal) của Roosevelt về cơ bản đã kết thúc, nhưng một số chế độ hoặc cơ cấu từ thời kỳ Chính sách Mới vẫn còn phát huy ảnh hưởng cho đến nay.

Số lệnh mà Tổng thống Roosevelt đã ban hành vượt quá tổng số lệnh mà tất cả tổng thống sau ông ban hành trong thế kỷ 20. Nhưng mãi đến cuối những năm 1930, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn không giảm xuống dưới hai con số. Kể từ khi có chính sách mới của Roosevelt, chính phủ Mỹ đã bắt đầu đi theo con đường thu thuế cao, chính phủ lớn, chủ nghĩa can thiệp. Trong tác phẩm “Lời nói dối lớn:Vạch trần gốc rễ Phát xít Đức của cánh tả Mỹ ” của mình năm 2017, nhà tư tưởng phái bảo thủ Dinesh D’Souza đã chỉ ra rằng: “Đạo luật Phục hồi Quốc gia” là một chính sách quan trọng nhất của Roosevelt, cũng là trung tâm của Chính sách Mới. Về cơ bản, đạo luật này đã gióng lên hồi chuông báo tử cho thị trường tự do của Mỹ.” [13]

Theo cuốn “Sự điên rồ của Franklin D. Roosevelt” (FDR’s Folly), một cuốn sách của Nhà sử học Jim Powell được xuất bản vào năm 2003, đã đưa ra đầy đủ tư liệu lịch sử chứng minh rằng Chính sách Mới của Roosevelt còn kéo dài thêm chứ không phải là chấm dứt cuộc khủng hoảng: chính sách mới chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản, Luật An ninh Xã hội và luật lao động càng làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, thu thuế cao đã hủy hoại mô hình kinh doanh lành mạnh, v.v. [14] Chủ nhân giải Nobel Kinh tế học Milton Friedman ca ngợi cuốn sách này là “Vô cùng xác thực và không còn nghi ngờ gì là Powell đã chứng minh Chính sách Mới gây trở ngại cho việc phục hồi kinh tế khỏi cơn suy thoái, kéo dài và tăng thêm thất nghiệp, chuẩn bị điều kiện cho một chính phủ có quyền can thiệp hơn và tốn kém hơn.” [15]

Vào năm 1963, Tổng thống Lydon Johnson nhậm chức sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát. Trong bài phát biểu Nhà nước Liên bang năm 1964, ông đã khởi động phong trào “Tuyên chiến với đói nghèo” và “Xã hội vĩ đại”. Trong một thời gian ngắn, Johnson đã ban hành một loạt sắc lệnh của tổng thống, đưa ra hàng loạt luật, thành lập các cơ quan chính phủ mới, mở rộng các chương trình phúc lợi, tăng thuế và nhanh chóng mở rộng quyền hạn của chính phủ.

Điều thú vị là các biện pháp điều hành của Tổng thống Johnson giống hệt cuốn sách “Cương lĩnh mới của Đảng Cộng sản Mỹ” được xuất bản năm 1966. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Mỹ Gus Hall giải thích cương lĩnh này như sau: “Thái độ của Đảng Cộng sản đối với ‘Xã hội vĩ đại’ có thể khái quát bằng một câu ngạn ngữ cổ ‘Đồng sàng dị mộng’. Người trong Đảng Cộng sản chúng ta ủng hộ ‘Xã hội vĩ đại’ đến từng hành động, bởi vì giấc mơ của chúng ta là xã hội chủ nghĩa.”

Cái mà Hall gọi là “đồng sàng” là chính sách ‘Xã hội vĩ đại’. [16] Mặc dù cùng ủng hộ hành động của “Xã hội vĩ đại” nhưng ý nguyện ban đầu của chính phủ Johnson là để cải thiện chế độ dân chủ, còn Đảng Cộng sản Mỹ là để từng bước đưa Mỹ tiến vào xã hội chủ nghĩa.

Hai phong trào “Xã hội vĩ đại” và “Cuộc chiến chống đói nghèo” gây ra ba hậu quả nghiêm trọng nhất: gia tăng sự ỷ lại của người dân vào phúc lợi, càng ngày càng nhiều người trẻ tuổi khỏe mạnh từ chối làm việc, và chính sách phúc lợi khiến gia đình tan vỡ nhanh chóng hơn. Ví dụ như chính sách phúc lợi chăm sóc gia đình đơn thân, hậu quả thực tế là khuyến khích ly hôn, sinh con trước hôn nhân và sinh con ngoài giá thú. Theo số liệu thống kê, vào năm 1940 tỷ lệ sinh ngoài hôn nhân chiếm 3,8% toàn bộ trẻ sơ sinh, con số này đến năm 1965 là 7,7%. Trong vòng 25 năm sau cải cách “Xã hội vĩ đại”, vào năm 1990 con số này đã tăng lên 28% và tăng lên đến 40% vào năm 2012. [17]

Sự tan vỡ của các gia đình gây ra hàng loạt hệ lụy xã hội, như gánh nặng tài chính cực lớn cho chính phủ, tỷ lệ tội phạm tăng vọt, giáo dục gia đình suy thoái, một nhà mấy đời không cách nào thoát khỏi nghèo khó, tư tưởng không làm mà hưởng trở nên thâm căn cố đế, từ đó tạo thành đội quân tự nguyện thất nghiệp v.v.

Ngài Alexander Fraser Tytler, nhà sử học người Scotland nói: “Chế độ dân chủ không thể trở thành một hình thái chính phủ lâu đời. Một khi dân chúng phát hiện ra rằng họ có thể thông qua bỏ phiếu để chọn ra ứng cử viên có thể giúp họ lấy được nhiều quyền lợi nhất từ quốc khố thì chế độ dân chủ sẽ kết thúc. Hầu hết các cử tri sẽ luôn bầu cho ứng cử viên hứa hẹn dành cho họ nhiều thứ tốt nhất từ tài chính công, việc này cũng khiến cho chế độ dân chủ sụp đổ do chính sách tài chính lỏng lẻo, cuối cùng bị chế độ độc tài thay thế”. [18]

Có câu ngạn ngữ rằng “Từ tiết kiệm thành hoang phí thì dễ, mà từ hoang phí thành tiết kiệm thì khó.” Sau khi dân chúng trở nên ỷ lại vào phúc lợi rồi, nếu chính phủ muốn giảm số lượng và chủng loại phúc lợi, thì có thể nói là khó hơn lên trời. “Nhà nước phúc lợi” trở thành một bệnh chính trị của các quốc gia Tây phương, khiến rất nhiều chính trị gia và các học giả không thể làm được gì.

Sau những năm 1970, phái cực tả đã từ bỏ những ngôn ngữ cách mạng khiến người dân Mỹ cảnh giác, và thay thế bằng “chủ nghĩa tiến bộ” và “chủ nghĩa tự do” mang màu sắc trung lập hơn. Người đọc sống ở các quốc gia cộng sản nhất định là không xa lạ gì với “tiến bộ”, “tiến bộ” vẫn luôn bị Đảng Cộng sản sử dụng như ẩn ngữ cho “chủ nghĩa cộng sản”, ví dụ như “phong trào tiến bộ” là đề cập đến “phong trào chủ nghĩa cộng sản”, “phần tử tri thức tiến bộ” là đề cập đến “phần tử thân cộng sản” hoặc dứt khoát là đảng viên ngầm. “Chủ nghĩa tự do”, “Chủ nghĩa tiến bộ” cũng thế, thực ra cũng không khác nhau, ý nghĩa đều là thu thuế cao, phúc lợi cao, bao cấp, chống tôn giáo, chống đạo đức, chống truyền thống, “công bằng xã hội”, đúng đắn chính trị, đề cao nữ quyền, các quyền lợi của những người đồng tính luyến ái và biến thái về tính dục, đều là các danh từ của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Chúng tôi không có ý định chỉ trích chính trị gia hay cá nhân nào, trong giai đoạn lịch sử rối ren phức tạp này, nếu muốn đưa ra nhận xét và phân tích chính xác, thực ra rất khó. Sau khi từng trang sử mở ra, chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng từ đầu thế kỷ 20 đến nay, tà linh cộng sản đồng thời hạ thủ ở cả phương Tây và phương Đông, đồng thời với cách mạng bạo lực xảy ra ở phương Đông, chính phủ và xã hội ở các nước phương Tây đều bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cộng sản, dần dần theo tả khuynh. Ví dụ như Mỹ, sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế, chính phủ đã áp dụng ngày càng nhiều chính sách của chủ nghĩa xã hội. “Phúc lợi quốc gia” làm tăng sức ỳ và sự ỷ lại của người dân vào chính phủ, cùng lúc đó, chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật nhanh chóng làm xói mòn nền tảng đạo đức của xã hội Mỹ, rời xa Thần, rời xa đạo đức truyền thống. Chính phủ Mỹ đối diện với đầy rẫy mánh khóe bịp bợm, đa dạng của chủ nghĩa cộng sản, rồi dần dần mất đi khả năng kháng cự.

4. Đại Cách mạng Văn hóa ở phương Tây

Những năm 60 của thế kỷ 20 là ranh giới của lịch sử hiện đại. Một cuộc vận động phản văn hóa trước đây chưa từng có tiền lệ đã bao phủ toàn cầu từ phương Đông đến phương Tây. Khác với Đại Cách mạng Văn hóa Trung Quốc do ĐCSTQ khởi phát, cuộc vận động phản văn hóa của các quốc gia phương Tây trên bề mặt là cuộc vận động có nhiều trung tâm, hay nói cách khác là không có trung tâm. Trong thời gian hơn mười năm từ những năm 60 đến những năm 70, những người tham gia cuộc vận động quy mô lớn này (phần lớn là thanh niên) dường như xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau, có những theo đuổi khác nhau. Trong đó, có người phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam của Mỹ, có người đấu tranh nhân quyền cho người da màu, có người phản đối phụ quyền, đấu tranh cho nữ quyền, có người đấu tranh đòi quyền lợi cho người đồng tính luyến ái. Trong đó còn hỗn tạp với phản văn hóa truyền thống, chống đối chính quyền, truy cầu chủ nghĩa giải phóng tính dục và hưởng lạc, thúc đẩy sử dụng ma túy, nhạc rock and roll v.v. khiến người ta hoa cả mắt.

Mục tiêu của “Đại Cách mạng Văn hóa phương Tây” là hủy đi văn minh Cơ Đốc giáo chính thống và văn hóa truyền thống của phương Tây. Điều này có vẻ như hiện tượng văn hóa toàn cầu loạn tạp bừa bãi, nhưng căn bản là đến từ chủ nghĩa cộng sản. Marx, Marcuse và Mao Trạch Đông (gọi là “3M”) là đối tượng mà những thanh niên nổi loạn sùng bái.

Herbert Marcuse là thành viên quan trọng của “phái Frankfurt”, một nhóm trí thức theo chủ nghĩa Marx là thành viên của Viện Nghiên cứu Xã hội của Đại học Goethe ở Frankfurt, Đức. Năm 1923, viện nghiên cứu này vừa mới thành lập đã cất nhắc tên gọi “Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Marx”, vì để che tai mắt người khác, bèn đặt một cái tên trung tính là “Viện Nghiên cứu Xã hội”. [19] György Lukács, một trong những người sáng lập phái Frankfurt, một người Hungary theo chủ nghĩa Marx, có “câu nói nổi tiếng”: “Ai có thể cứu chúng ta khỏi nền văn minh phương Tây?” [20] Marcuse đã phát triển câu nói này như sau: “Phương Tây đã phạm vào tội diệt chủng đối với mỗi một nền văn minh và văn hóa mà nó tiếp xúc. Văn minh của Mỹ và phương Tây là nơi tập hợp của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, kỳ thị giới tính, chủ nghĩa bài ngoại, chủ nghĩa phản Do Thái, chủ nghĩa Phát xít và chứng tự yêu bản thân. Xã hội Mỹ là áp bức con người, là tà ác, không xứng đáng để thành tâm cống hiến sức lực.” Hiển nhiên là phái Frankfurt coi văn hóa truyền thống phương Tây là kẻ thù chủ yếu, muốn thông qua việc hủy diệt văn hóa để cuối cùng giành được quyền lãnh đạo ý thức hệ và quyền lãnh đạo chính trị.

Năm 1935, những người theo chủ nghĩa Marx phái Frankfurt sang Mỹ và liên kết với trường Đại học Columbia ở New York. Phái Frankfurt và những trí thức cánh tả bản địa Mỹ cùng nhau truyền bá chủ nghĩa Marx và biến thể của nó, đã làm hỏng nhiều thế hệ thanh thiếu niên của Mỹ sau này.

Lý luận của Marcuse đã hấp thu chủ nghĩa Marx và tư tưởng loạn tính dục của Freud, chủ trương giải phóng sự áp chế của văn minh đối với tính dục, là một trong những bàn tay chủ yếu thúc đẩy trào lưu giải phóng tình dục. Marcuse cho rằng, nếu muốn đạt được tự do và giải phóng, tất phải xóa bỏ sự tiết chế quá mức của xã hội chủ nghĩa tư bản đối với bản năng con người, vì thế, tất phải phản đối tất cả các tôn giáo và đạo đức, trật tự, và quyền lực truyền thống, biến xã hội thành Utopia, tức là một xã hội không tưởng có thể hưởng lạc vô độ mà không phải làm việc.

Tác phẩm tiêu biểu của Marcuse “Ái dục và văn minh” chiếm một vị trí quan trọng trong số lượng khổng lồ các tác phẩm của phái Frankfurt, điều này có hai nguyên nhân. Thứ nhất, trong quyển sách này, Marcuse đã hoàn thành sự kết hợp giữa tư tưởng của Marx và Freud, biến phê bình của Marx về chính trị kinh tế thành phê bình tâm lý và văn hóa; thứ hai, quyển sách này đã trở thành cầu nối giữa phái Frankfurt và độc giả thanh niên, trực tiếp gây ra cuộc nổi loạn văn hóa của những năm 60 thế kỷ trước.

Marcuse nói: “[Cuộc vận động phản văn hóa có thể được gọi là] cuộc cách mạng văn hóa, bởi vì đối tượng bị nhắm tới là toàn bộ thể chế văn hóa, bao gồm đạo đức của xã hội hiện nay… Có một điểm xác thực không thể nghi ngờ: quan niệm cách mạng truyền thống và chiến lược cách mạng truyền thống đã tới hồi kết. Những khái niệm này quá cổ hủ… Chúng ta phải dùng phương thức phân tán để khiến thể hệ này sụp đổ và tan rã.” [21]

Số thanh niên nổi loạn có thể đọc hiểu lý luận gian thâm rắc rối của phái Frankfurt thì chẳng được bao nhiêu, nhưng những ý chính của tư tưởng của Marcuse lại rất đơn giản rõ ràng: phản truyền thống, chống đối chính quyền, phản đạo đức. Chìm đắm trong tình dục, ma túy, nhạc rock and roll không kiềm chế, “Hãy làm tình, đừng chiến tranh”. Chỉ cần nói “không” với tất cả quyền lực và khuôn phép, thì đã được tính là tham gia vào “sự nghiệp cách mạng cao thượng”, loại cách mạng tự cảm thấy mình là tốt đẹp này rẻ tiền và dễ thực hiện biết mấy! Chẳng trách những thanh niên thời ấy chạy theo như vịt.

Điều nhất thiết phải nhấn mạnh là, mặc dù rất nhiều thanh niên nổi loạn là tự phát, nhưng rất nhiều lãnh đạo sinh viên cấp tiến nhất, thuộc hàng ngũ tiên phong của phong trào này lại chịu sự huấn luyện và thao túng của chủ nghĩa cộng sản quốc tế, trong đó có các lãnh đạo “Tổ chức Sinh viên Đấu tranh vì Xã hội Dân chủ” (SDS) được huấn luyện ở Cuba; các cuộc biểu tình của sinh viên là do các đoàn thể chủ nghĩa cộng sản trực tiếp tổ chức và xúi giục. Từ “Tổ chức Sinh viên Đấu tranh vì Xã hội Dân chủ” đã phân hóa ra phe cực tả “Người dự báo thời tiết” (Weathermen). Năm 1969, phe cực tả này đã tuyên bố: “Mâu thuẫn giữa nhân dân cách mạng châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh và chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu là mâu thuẫn chủ yếu của thế giới hiện nay. Sự phát triển của mâu thuẫn này đang thúc đẩy sự đấu tranh của nhân dân toàn thế giới phản đối chủ nghĩa đế quốc Mỹ và tay sai của nó.” Đây là lời của nhân vật quyền lực số hai của ĐCSTQ, Lâm Bưu, trong loạt bài viết mang tên “Chiến tranh nhân dân thắng lợi vạn tuế!” [22]

Cũng như Đại Cách mạng Văn hóa đã gây ra sự phá hoại không thể cứu vãn đối với Trung Quốc và xã hội, sự sụp đổ của văn hóa xã hội phương Tây do cuộc vận động phản văn hóa cũng khiến người ta kinh tâm động phách như thế. Thứ nhất, nó biến văn hóa ngoài lề, văn hóa hạ lưu, văn hóa biến dị trở thành văn hóa chủ lưu. Giải phóng tình dục, ma túy, nhạc rock and roll nhanh chóng ăn mòn quan niệm đạo đức của thanh thiếu niên, “bồi dưỡng” họ thành lực lượng ăn mòn tiềm ẩn phản Thần, phản truyền thống và phản xã hội. Thứ hai, nó đã tạo ra tiền lệ cho cách mạng đường phố, nuôi dưỡng phương thức tư duy phản xã hội, phản Mỹ rộng rãi, đã tạo nên tiền lệ cho cách mạng đường phố sau này. Thứ ba, sau khi cách mạng đường phố thập niên 60 của những người trẻ tuổi bị thất bại, họ vào đại học, vào viện nghiên cứu, hoàn thành học vị thạc sỹ, tiến sỹ, sau đó bước vào giới chủ lưu Mỹ, đưa thế giới quan và giá trị quan của chủ nghĩa Marx vào giáo dục, truyền thông, chính trị, công thương, phát động một cuộc cách mạng phi bạo lực nhằm quét sạch xã hội Mỹ.

Sau thập niên 80 của thế kỷ trước, hầu hết các phương tiện truyền thông, các trường đại học, cao đẳng, và Hollywood đã trở thành đại bản doanh của cánh tả. Khi Tổng thống Reagan còn tại chức, trong giới chính trị đã có xu thế hơi đảo ngược trào lưu này, nhưng từ thập niên 90 trở đi lại tiếp tục chuyển hướng về hướng phía tả, và đạt đến đỉnh điểm vào những năm gần đây.

5. Phong trào Hòa bình Phản chiến và Phong trào Dân quyền

Trong tiểu thuyết “1984” của George Orwell, một trong bốn bộ của Châu Đại dương là Bộ Hoà bình, cơ quan giám sát các vấn đề quân sự; nhiệm vụ của bộ này là phát động chiến tranh. Cái tên khá hài hước này thực ra có ý nghĩa sâu sắc: Khi sức mạnh của mình không bằng quân địch, sách lược tốt nhất là tuyên bố nguyện vọng hòa bình. Khi muốn phát động chiến tranh, cách che đậy tốt nhất là giương cao cành ôliu (biểu tượng hòa bình). Không chỉ Liên Xô và các quốc gia cộng sản khác sử dụng những sách lược này vô cùng thành thạo, cho đến hôm nay chủ nghĩa cộng sản Quốc tế vẫn hay sử dụng danh nghĩa này làm công cụ chủ yếu để thâm nhập vào phương Tây, làm tê liệt và tấn công nhân dân của thế giới tự do.

Hội đồng Hòa bình Thế giới được thành lập vào năm 1948. Joliot Curie, chủ tịch đầu tiên của tổ chức này là nhà vật lý người Pháp, đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Tại thời điểm kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Mỹ vẫn là nước duy nhất phát triển thành công bom nguyên tử. Sau thất bại lớn trong Thế chiến II, Liên Xô ra sức thúc đẩy “Hoà bình thế giới” như một thủ đoạn để giảm áp lực của phương Tây. Hội đồng Hòa bình Thế giới do Ủy ban Hòa bình Xô-viết thuộc ĐCSLX trực tiếp kiểm soát. Tổ chức này rêu rao khắp thế giới rằng Liên Xô là quốc gia yêu hòa bình, và lên án Mỹ là kẻ gây chiến số một thế giới, là kẻ thù của hòa bình.

Mikhail Suslov, lãnh tụ hệ tư tưởng và là quan chức cấp cao của Liên Xô tung hô khẩu hiệu “đấu tranh vì hòa bình” mà sau này trở thành một uyển ngữ của Liên Xô.

Trong một bài tiểu luận tuyên truyền năm 1950, Suslov viết: “Phong trào chống chiến tranh cho thấy ý chí và nguyện vọng của quần chúng khắp nơi đối với việc bảo vệ hòa bình và phòng chống quân xâm lược đẩy nhân loại xuống vực thẳm của một cuộc thảm sát khác.” Nhiệm vụ lúc này là biến ý chí của quần chúng thành hành động cụ thể, thiết thực nhằm đẩy lùi kế hoạch và biện pháp của bè lũ kích động chiến tranh người Mỹ gốc Anh.” [23]

Liên Xô đã nuôi dưỡng một lượng lớn các tổ chức, đoàn thể như Hội Liên hiệp Thanh niên Thế giới, Hội Liên hiệp Công đoàn Thế giới, Hội Liên hiệp Phụ nữ Quốc tế, Hiệp hội Nhà báo Quốc tế, Liên đoàn Thanh niên Dân chủ Thế giới, Hiệp hội các Nhà Khoa học Thế giới, v.v. với chức năng phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Hòa bình Thế giới. “Hoà bình thế giới” trở thành trận địa tuyến đầu của cuộc chiến dư luận của chủ nghĩa cộng sản nhắm vào thế giới tự do. Hội đồng Hòa bình Thế giới thực sự là một tổ chức ngoại vi của Quốc tế Cộng sản.

Năm 1982, Vladimir Bukovsky, một người chống Xô-viết lỗi lạc, viết: “Những người thuộc thế hệ trước chắc vẫn còn nhớ những cuộc diễu hành, biểu tình, và thỉnh nguyện những năm 1950… Giờ đây, việc toàn bộ chiến dịch đó là do Moscow tổ chức, tiến hành, và tài trợ thông qua cái gọi là Quỹ Hòa bình và Hội đồng Hòa bình Thế giới do Liên Xô chi phối chẳng còn là bí mật nữa.” [24]

Năm 1961 Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev nói: “Mỗi ngày đều phải lôi kéo nhiều người hơn tham gia vào cuộc đấu tranh đòi hòa bình. Lá cờ hòa bình giúp chúng ta khiến quần chúng đoàn kết xung quanh chúng ta. Giương cao lá cờ này, chúng ta sẽ thu được nhiều thắng lợi hơn.” Hall, Bí thư Đảng Cộng sản Mỹ lập tức đáp lại: “Cần phải mở rộng cuộc đấu tranh vì hòa bình, khiến nó thăng cấp, thu hút nhiều người hơn nữa, biến nó trở thành vấn đề nóng của mỗi cộng đồng, mỗi đoàn thể nhân dân, mỗi công đoàn, mỗi giáo hội, mỗi gia đình, mỗi con đường, mỗi nơi tụ tập quần chúng…” [25]

Có ba cao trào trong phong trào hòa bình phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Lần đầu tiên xuất hiện vào đầu những năm 1950. Phong trào chống chiến tranh lên đỉnh điểm lần thứ hai trong cuộc chiến tranh Việt Nam vào những năm 1960 và 1970. Theo lời khai của Stanislav Louv, cựu quan chức thuộc cấp cao nhất của GRU (viết tắt của Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Tổng Tham mưu Liên Xô cũ), người đào thoát khỏi Nga sang Mỹ vào năm 1992, hỗ trợ tài chính của Liên Xô cho tuyên truyền phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam tại các quốc gia phương Tây nhiều gấp đôi tài trợ quân sự và kinh tế cho Bắc Việt. Ông nói: “GRU và KGB đã tài trợ cho hầu hết các cuộc vận động và các nhóm phản chiến ở Mỹ và các nước khác.” [26]

Ronald Radosh, một người từng theo chủ nghĩa Marx, từng hoạt động trong phong trào phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam, đã thừa nhận rằng, “ý đồ thực sự của phong trào phản chiến từ trước đến nay không phải là để kết thúc chiến tranh mà là lợi dụng tâm lý phản chiến để tạo ra một cuộc vận động xã hội chủ nghĩa mới cho cách mạng trong nội bộ Mỹ.” [27]

Cao trào thứ ba của phong trào phản chiến xảy ra vào đầu những năm 1980, khi Mỹ triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung ở Tây Âu. Mặc dù phong trào phản đối hạt nhân ở Châu Âu yêu cầu cả Liên Xô và Mỹ đồng thời hạn chế vũ khí hạt nhân, nhưng Liên Xô chưa bao giờ tuân thủ bất cứ hiệp ước quốc tế nào.

Một nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp thuộc Thượng Viện Mỹ vào năm 1955 đã phát hiện rằng, trong 38 năm kể từ khi thành lập, Liên Xô đã ký kết gần 1.000 hiệp định song phương hoặc đa phương với các quốc gia trên thế giới và vi phạm gần như tất cả các cam kết trong các hiệp định này. Tác giả của nghiên cứu này nhận định rằng Liên Xô có lẽ là nước ít đáng tin cậy nhất trong tất cả những nước lớn trong lịch sử. [28] Bởi vậy, phong trào phản đối vũ khí hạt nhân thực ra chỉ nhắm vào Mỹ.

Trevor Loudon đã chỉ ra rằng, trong thập niên 80, phong trào phản đối vũ khí hạt nhân của New Zealand đã được đặc công Liên Xô bồi dưỡng để thực hiện trong ứng ngoài hợp, kết quả là New Zealand đã rút khỏi Liên minh Quân sự Australia-New Zealand-Mỹ (ANZUS), trực tiếp đặt quốc gia nhỏ bé này với số dân chưa đến 4 triệu người dưới sự đe doạ của chủ nghĩa cộng sản. [29]

Sau vụ tấn công ngày 11/9, hàng loạt cuộc diễu hành và biểu tình phản chiến quy mô lớn nổ ra tại Mỹ. Đứng sau những cuộc biểu tình này là các tổ chức có liên quan chặt chẽ với các tổ chức cộng sản. [30]

Đằng sau các phong trào dân quyền ở Mỹ vốn được đánh giá tích cực trong nhiều sách lịch sử, cũng có bóng ma của chủ nghĩa cộng sản. So sánh với các cuộc cách mạng cộng sản ở Trung Quốc, Cuba và Algeria, nhà tư tưởng người Mỹ G.Edward Griffin đã khám phá ra rằng phong trào dân quyền ở Mỹ có cùng hình thức với các cuộc cách mạng trên: trong giai đoạn đầu, người dân được phân thành các nhóm đối địch nhau; giai đoạn thứ hai là thành lập mặt trận thống nhất, tạo ra ảo tưởng rằng phong trào này đã được ủng hộ rộng rãi; giai đoạn thứ ba là tiến công dẹp phái phản đối; giai đoạn thứ tư là kích động bạo lực; giai đoạn thứ năm là “trình diễn” một cuộc cách mạng, thực tế là phát động một cuộc đảo chính và chờ thời cơ đoạt chính quyền. [31]

Bắt đầu từ cuối những năm 1920, Đảng Cộng sản Công nhân Mỹ phát hiện ra tiềm năng to lớn để tiến hành cách mạng trong những người Mỹ da đen. Họ kêu gọi thành lập nước “Cộng hòa Người da đen” Xô-viết ở trung tâm miền Nam, nơi có nhiều người da đen. [32] Một cuốn sách tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản xuất bản vào năm 1934 có tên “Người da đen Mỹ Xô-viết” chủ trương kết hợp cuộc cách mạng chủng tộc người da đen ở miền Nam với cuộc cách mạng giai cấp vô sản. [33]

Cuộc vận động dân quyền ở Hoa Kỳ trong những năm 1960 đã nhận được ủng hộ của ĐCSTQ và ĐCSLX. Sau khi Leonard Patterson, một người da đen từng tham gia Đảng Cộng sản Mỹ và cũng từng được huấn luyện tại Moscow, đã rút khỏi Đảng Cộng sản Mỹ, đã đưa ra bằng chứng rằng sự bạo động và gây rối của người da đen đã được ĐCSLX hỗ trợ mạnh mẽ. Chính ông đã từng đi cùng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Mỹ Gus Hall sang Moscow để huấn luyện. [34]

Phong trào dân quyền của người da đen lên cao cũng trùng hợp với việc “xuất khẩu cách mạng” của ĐCSTQ. Sau năm 1957, tư tưởng ngoại giao của ĐCSTQ từ từ trở nên cực đoan. Năm 1965, ĐCSTQ ngang nhiên đưa ra khẩu hiệu “cách mạng quốc tế”, kêu gọi con đường “toàn bộ nông thôn” (ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latin) bao vây “các thành phố trên thế giới” (Tây Âu và Bắc Mỹ), hệt như khi ĐCSTQ chiếm lĩnh nông thôn rồi đánh bật Quốc Dân Đảng ở các thành phố trong cuộc Nội chiến của Trung Quốc.

Các tổ chức mang màu sắc bạo lực nhất trong phong trào đòi quyền cho người da đen, như Phong trào Hành động Cách mạng, Đảng Báo đen Chủ nghĩa Mao (Black Panther Party), đều nhận được sự hậu thuẫn hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp của ĐCSTQ. Phong trào Hành động Cách mạng chủ trương cách mạng bạo lực và bị xã hội chủ lưu xem như là tổ chức cực đoan nguy hiểm, đến sau năm 1969 thì tan rã. Đảng Báo đen hoàn toàn là học từ ĐCSTQ, từ hình thức đến nội dung, với những khẩu hiệu như “Quyền lực đến từ nòng súng”, “Mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân”, “Những câu nói của Chủ tịch Mao” (Sách đỏ nhỏ) là sách cần phải đọc. Giống như ĐCSTQ, Đảng Báo đen chủ trương một cuộc cách mạng bạo lực. Vào năm 1968 lãnh đạo của nó Eldridge Cleaver, dự đoán rằng “Đại thảm sát sắp đến. Giai đoạn bạo lực giải phóng người da đen đang đến, nó sẽ truyền bá rộng khắp. Trong làn đạn và máu tươi, Mỹ sẽ bị nhuộm màu đỏ. Xác chết sẽ nằm chồng chất trên đường…” Những người khác cũng cổ xúy bạo lực, chiến tranh du kích, thậm chí là khủng bố. Trong nhiều cuộc mít tinh của người da đen, những người tham gia vẫy “Sách đỏ nhỏ” “Những câu nói của Chủ tịch Mao”, hội trường hội nghị toàn là màu đỏ, giống hệt Trung Quốc vào thời kỳ đó. [35]

Mặc dù nhiều đòi hỏi của phong trào dân quyền được xã hội chủ lưu chấp nhận nhưng các tư tưởng cách mạng cực đoan (cấp tiến) của người da đen không biến mất hẳn. Trong những năm gần đây, nó lại xuất hiện trong phong trào “Người da đen cũng là người”. [36]

Người dân khắp thế giới đều mong cầu hòa bình, và những tư tưởng và thực tiễn của chủ nghĩa hòa bình khởi nguồn từ thời cổ đại hàng ngàn năm trước. Từ thế kỷ 20 đến nay cũng có nhiều người giàu tình thương và có tầm nhìn xa đã vất vả bôn ba để tiêu trừ đi hiểu lầm và thù địch giữa các quốc gia. Vì nguyên nhân lịch sử, nhiều quốc gia phương Tây như Mỹ vẫn tồn tại hiện tượng phân biệt chủng tộc. Người ta thông qua giáo dục và tuyên truyền, thậm chí là biểu tình của dân chúng để xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc là điều dễ lý giải. Tà linh cộng sản lợi dụng các xu hướng tư tưởng và mâu thuẫn ma sát tồn tại trong xã hội để kích động hận thù, khích bác ly gián, gây ra bạo lực, lừa gạt và lôi kéo rất nhiều dân chúng vốn ban đầu không có ác ý .

*********

Tài liệu tham khảo:[1] “An Interview with Trevor Loudon,” Capital Research Center, https://capitalresearch.org/article/an-interview-with-trevor-loudon/.

Đảng Thế giới  Công nhân thành lập năm 1959, “dốc sức tổ chức và đấu tranh đòi Cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi Mỹ và trên khắp Thế giới”.Tham khảo thêm “Who are the Workers World Party, the group who helped organize the Durham Confederate statue toppling” http://abc11.com/politics/who-are-the-workers-world-party-and-why-durham/2314577/.

[2] Karl Marx, Manifesto of the Communist Party (Marx/Engels Internet Archive), https://www.marxists.org/archive/marx/works/1848/communist-manifesto/ch04.htm.

[3] A.M. McBriar, Fabian Socialism and English Politics, 1884–1918. (Cambridge: Cambridge University Press, 1966), p. 9.

[2] Karl Marx, Manifesto of the Communist Party (Marx/Engels Internet Archive), https://www.marxists.org/archive/marx/works/1848/communist-manifesto/ch04.htm.

[3] A.M. McBriar, Fabian Socialism and English Politics, 1884–1918. (Cambridge: Cambridge University Press, 1966), p. 9.

[4] Mary Agnes Hamilton, Sidney and Beatrice Webb A Study in Contemporary Biography  (Sampson Low, Marston & Co. Ltd.). https://archive.org/stream/in.ernet.dli.2015.81184/2015.81184.Sidney-And-Beatrice-Webb_djvu.txt

[5] Vladimir Ilyich Lenin, “Left-Wing” Communism: an Infantile Disorder (Marxists.org).

[6] Bernard Shaw, The Intelligent Woman’s Guide to Socialism and Capitalism (Brentanos Publishers New York), https://archive.org/details/TheIntelligentWomensGuideToSocialismAndCapitalism.

[7] Quoted from “The Truth about the American Civil Liberties Union,” Congressional Record: Proceedings and Debates of the 87the Congress, 1st session. https://sites.google.com/site/heavenlybanner/aclu.

[8] M. Stanton Evans and Herbert Romerstein, “Introduction,” Stalin’s Secret Agents: The Subversion of Roosevelt’s Government (New York: Threshold Editions, 2012).

[9] Ibid.

[10] Thomas Schuman, Love Letter to America (Los Angeles: W.I.N. Almanac Panorama, 1984), pp. 21–46.

[11] Ion Mihai Pacepa, Ronald J. Rychlak, Disinformation (WND Books).

[12] Wang Tseng-tsai, Modern World History (San Min Book Co., Ltd. Taipei, 1994), pp. 324–329.

[13] Dinesh D’Souza, The Big Lie: Exposing the Nazi Roots of the American Left (Chicago: Regnery Publishing, 2017), Chapter 7.

[14] Jim Powell, FDR’s Folly: How Roosevelt and His New Deal Prolonged the Great Depression (New York: Crown Forum, 2003).

[15] Ibid., back cover.

[16] G. Edward Griffin, More Deadly than War, https://www.youtube.com/watch?v=gOa1foc5IXI.

[17] Nicholas Eberstadt, “The Great Society at 50” (American Enterprise Institute),http://www.aei.org/publication/the-great-society-at-50/. Another reference on the consequences of the United States’ high-welfare policy is a book by the same author: A Nation of Takers: America’s Entitlement Epidemic (Templeton Press, 2012).

[18] Elmer T. Peterson, “This is the Hard Core of Freedom” (The Daily Oklahoman, 1951). This quote has also been attributed to French historian Alexis de Tocqueville.

[19] William L. Lind, Chapter VI, “Further Readings on the Frankfurt School,” in William L. Lind, ed., Political Correctness: A Short History of an Ideology (Free Congress Foundation, 2004), p. 4–5. Refer to the text at: http://www.nationalists.org/pdf/political_correctness_a_short_history_of_an_ideology.pdf

[20] William S. Lind, “What is Cultural Marxism?” http://www.marylandthursdaymeeting.com/Archives/SpecialWebDocuments/Cultural.Marxism.htm

[21] Raymond V. Raehn, Chapter II, “The Historical Roots of ‘Political Correctness,’” in William L. Lind, ed., Political Correctness: A Short History of an Ideology (Free Congress Foundation, 2004), p. 10.

[22] Shen Han, Huang Feng Zhu, “The Rebel Generation: The Western student movement in the 1960s” (Refer to Lin Biao’s translated text at https://www.marxists.org/reference/archive/lin-biao/1965/09/peoples_war/ch08.htm.

[23] Mikhail Suslov, “The Defense of Peace and the Struggle Against the Warmongers” (New Century Publishers, February 1950).

[24] Vladimir Bukovsky, “The Peace Movement & the Soviet Union” (Commentary Magazine, 1982). Refer to the link: https://www.commentarymagazine.com/articles/the-peace-movement-the-soviet-union/

[25] Jeffrey G. Barlow, “Moscow and the Peace Movement,” The Backgrounder (The Heritage Foundation, 1982), p. 5.

[26] Stanislav Lunev, Through the Eyes of the Enemy: The Autobiography of Stanislav Lunev (Washington D.C.: Regnery Publishing, 1998), p. 74, p. 170.

[27] Robert Chandler, Shadow World: Resurgent Russia, the Global New Left, and Radical Islam(Washington, D.C.: Regnery Publishing, 2008), p. 389.

[28] Anthony C. Sutton, “Conclusions,” The Best Enemy You Can Buy (Dauphin Publications, 2014).

[29] Trevor Loudon, The Enemies Within: Communists, Socialists, and Progressives in the U.S. Congress (Las Vegas: Pacific Freedom Foundation, 2013), pp. 5–14.

[30] “AIM Report: Communists Run Anti-War Movement,” Accuracy in Media (February 19, 2003), https://www.aim.org/aim-report/aim-report-communists-run-anti-war-movement/.

[31] G. Edward Griffin, Anarchy U.S. A.: In the Name of Civil Rights (DVD), John Birch Society.

[32] John Pepper (Joseph Pogani), American Negro Problems (New York: Workers Library Publishers, 1928), https://www.marxistsfr.org/history/usa/parties/cpusa/1928/nomonth/0000-pepper-negroproblems.pdf.

[33] James W. Ford and James Allen, The Negroes in a Soviet America (New York: Workers Library Publishers, 1934), pp. 24–30.

[34] Leonard Patterson, “I Trained in Moscow for Black Revolution,” https://www.youtube.com/watch?v=GuXQjk4zhZs.

[35] G. Louis Heath, ed., Off the Pigs! The History and Literature of the Black Panther Party, p. 61.

[36] Thurston Powers, “How Black Lives Matter Is Bringing Back Traditional Marxism,” The Federalist, http://thefederalist.com/2016/09/28/black-lives-matter-bringing-back-traditional-marxism/.

 

Bản tiếng Hán: http://www.epochtimes.com/gb/18/5/25/n10426013.htm

Bản tiếng Anh: https://www.theepochtimes.com/chapter-5-infiltrating-the-west_2562641.html

Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

 

Ngày đăng: 4-09-2019