Chương 4: Xuất khẩu cách mạng (audio)
Mục lục
Giới thiệu
1. Xuất khẩu cách mạng sang châu Á
1.1 Chiến tranh Triều Tiên
1.2 Chiến tranh Việt Nam
1.3 Khmer Đỏ
1.4 Các quốc gia châu Á khác
2. Xuất khẩu cách mạng sang châu Phi và châu Mỹ La-tinh
2.1 Xuất khẩu cách mạng sang châu Mỹ La-tinh
2.2 Xuất khẩu cách mạng sang châu Phi
3. Xuất khẩu cách mạng sang Đông Âu
3.1 Albania
3.2 Liên Xô trấn áp Đông Âu
4. Kết cục của Chiến tranh Lạnh
4.1 “Quảng trường đỏ” vẫn màu đỏ
4.2 Tai họa đỏ vẫn lan tràn như trước
=========
Giới thiệu
Sự truyền bá của tà giáo cộng sản trên toàn cầu là dựa vào bạo lực và dối trá. Khi một nước lớn xuất khẩu loại hình thái ý thức tà giáo này, bạo lực là phương pháp nhanh chóng, hữu hiệu nhất. Nếu xã hội tự do không thể nhận rõ đặc tính tà giáo của chủ nghĩa cộng sản thì sẽ mất cảnh giác với việc nó dựa vào bạo lực và lừa dối (như hình thức “Viện Khổng Tử”, “Kế hoạch Đại Ngoại Tuyên” (kế hoạch tuyên truyền lớn ra nước ngoài) để xuất khẩu hình thái ý thức tà giáo này. [1]
Chương này tập trung vào quá trình tà giáo cộng sản bành trướng và thâm nhập vào châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và Đông Âu. Thủ đoạn thâm nhập vào Tây Âu và Bắc Mỹ của chủ nghĩa cộng sản còn phức tạp hơn và sẽ được bàn cụ thể tại chương sau.
1.Xuất khẩu cách mạng sang châu Á
Sở dĩ Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể cướp được chính quyền, thực tế là nhờ Liên Xô “xuất khẩu cách mạng”. Năm 1919, Liên Xô thành lập “Quốc tế Thứ ba” với ý đồ xuất khẩu cách mạng ra toàn thế giới, muốn hoàn toàn nhuộm đỏ toàn bộ xã hội quốc tế. Kế hoạch này nhanh chóng được thực thi. Tháng 4/1920, đại biểu của Quốc tế Thứ ba là Grigori Voitinsky sang Trung Quốc. Tháng 5 năm đó, văn phòng liên lạc được thành lập ở Thượng Hải để chuẩn bị cho việc thành lập ĐCSTQ.
Trong 30 năm đầu, ĐCSTQ chỉ là một cơ quan của Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX). Lúc đó, mỗi tháng, Mao Trạch Đông nhận từ Nga từ 160 – 170 tệ tiền lương [2], mà lúc đó lương tháng của một công nhân phổ thông ở Thượng Hải chỉ trên dưới 20 tệ.
Quá trình cướp chính quyền của ĐCSTQ còn có liên quan đến quá trình Đảng Cộng sản thâm nhập vào Mỹ. Đây là một trong những nguyên nhân mà Tổng thống Mỹ Harry S. Truman thôi ủng hộ Tưởng Giới Thạch, nhượng lại Trung Quốc cho ĐCSTQ vẫn đang được Liên Xô trợ giúp. Truman còn đưa ra quyết định rút khỏi châu Á sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Năm 1948, Quân đội Mỹ rút khỏi Hàn Quốc. Ngày 5/1/1950, Truman tuyên bố rằng Mỹ sẽ không tham dự vào tình hình ở châu Á, không can dự vào chính sách, không viện trợ quân sự cho Đài Loan của Tưởng Giới Thạch, kể cả nếu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ĐCSTQ) và Cộng hòa Trung Hoa (Đài Loan) phát sinh chiến tranh thì Mỹ cũng đứng ngoài cuộc.
Một tuần sau, Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson lại nhắc lại chính sách của Truman [3] và công bố nếu trên bán đảo Triều Tiên phát sinh chiến tranh, Mỹ sẽ đứng ngoài cuộc. [4] Mặc dù sau này, Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc, khiến Liên Hiệp Quốc xuất quân thì Mỹ lại thay đổi chính sách, nhưng chính sách không can thiệp vào châu Á trước đó của Mỹ đích xác đã tạo điều kiện cho Đảng Cộng sản bành trướng ở châu Á.
Việc ĐCSTQ “xuất khẩu cách mạng” có thể nói là bất kể vốn liếng, chi phí. Ngoài việc huấn luyện đội du kích các nước, cung cấp vũ khí, phái đi quân đội tác chiến để lật đổ chính phủ hợp pháp của các nước ra, ĐCSTQ còn cung cấp một lượng lớn kim tiền để trợ giúp. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa điên cuồng năm 1973, “viện trợ đối ngoại” của ĐCSTQ đạt đến mức kỷ lục về chi tiêu tài chính quốc gia, chiếm 7%.
Theo Tiền Á Bình, một học giả Trung Quốc tiếp cận được hồ sơ giải mật của Bộ Ngoại giao Trung Quốc: “Năm 1960, ngoài 10.000 tấn gạo được vận chuyển đến Guinea, còn có 15.000 tấn tiểu mạch vận chuyển đến Albania. Từ năm 1950 đến cuối năm 1964, tổng số tiền Trung Quốc chi viện cho nước ngoài đã đạt đến 10,8 tỷ nhân dân tệ, trong đó, mức viện trợ cao nhất rơi vào giai đoạn 1960-1964, đúng lúc đang xảy ra nạn đói lớn ở Trung Quốc.” [5]
Trong giai đoạn xảy ra nạn đói từ năm 1958-1962, hàng chục triệu người bị chết đói. Thế nhưng, khoản tiền “chi viện cho nước ngoài” lại lên đến 2,36 tỷ tệ. [6] Khoản tiền này nếu như dùng để mua lương thực thì đủ để cứu sống cả 30 triệu người bị chết. Vì vậy, những oan hồn này không chỉ là phải trả giá cho “Đại nhảy vọt” của ĐCSTQ, mà còn là vật hy sinh cho việc xuất khẩu cách mạng của ĐCSTQ.
1.1 Chiến tranh Triều Tiên
Tà linh cộng sản mưu đồ chiếm lĩnh thế giới để hủy diệt toàn nhân loại. Do vậy, nó cũng lợi dụng dục vọng danh lợi, quyền vị của con người, dẫn dụ con người truyền rộng hình thái ý thức tà giáo của nó ra thế giới. Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh đều do sự sai khiến của loại dã tâm này mà hành sự.
Năm 1949, khi Mao Trạch Đông bái kiến Stalin, đã dùng 21 điều kiện hết sức bất lợi cho Trung Quốc, chuẩn bị hy sinh hàng triệu quân nhân và hàng chục triệu người lao động để giúp Stalin bành trướng ở châu Âu, đổi lại, Liên Xô trợ giúp Mao khống chế Triều Tiên. [7] Ngày 25/6/1950, Triều Tiên phát động âm mưu ấp ủ đã lâu, chiến tranh xâm lược Hàn Quốc, trong ba ngày đã vây hãm xong thành Seoul, nửa tháng sau đã chiếm lĩnh gần hết bán đảo Triều Tiên.
Từ tháng 3/1950, khá lâu trước khi chiến tranh bùng nổ, Mao Trạch Đông đã bố trí nhiều binh đoàn ở Đông Bắc Trung Quốc, chuẩn bị vào Triều Tiên tham chiến bất cứ lúc nào. Chi tiết của cuộc chiến tranh này vượt ngoài phạm vi của chương này, nhưng tóm lại, cuộc chiến này kéo dài không kết là do chính sách nhượng bộ của Truman. ĐCSTQ lấy danh nghĩa “quân chi viện” tham chiến, còn có một tâm ý hiểm ác khác, chính là đem cả triệu binh sỹ đầu hàng trong nội chiến với Quốc Dân Đảng lên tiền tuyến làm bia đỡ đạn. [8] Đến khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, phía Trung Quốc thương vong cũng lên đến hơn 1 triệu người.
Kết quả của chiến tranh Triều Tiên là Nam Bắc phân chia. Trong khi ĐCSTQ và ĐCSLX tranh giành quyền khống chế Triều Tiên thì Triều Tiên ở giữa “ăn” cả hai bên. Ví dụ, năm 1966, khi Kim Nhật Thành sang thăm Trung Quốc, biết được Bắc Kinh đang xây dựng đường sắt ngầm, thì cũng yêu cầu ĐCSTQ xây dựng không hoàn lại một tuyến ở Bình Nhưỡng.
Mao Trạch Đông lập tức quyết định ưu tiên xây đường sắt ngầm không hoàn lại cho Triều Tiên, dừng việc xây dựng đường sắt ngầm ở Bắc Kinh lại, chuyển hết nhân lực, vật lực sang Bình Nhưỡng, bao gồm cả hai sư đoàn của Tổng Công ty Đường sắt của Quân đội Giải phóng Nhân dân, gồm hàng vạn người và một đội kỹ thuật viên lớn. Triều Tiên không tốn một đồng nào, một người nào, còn yêu cầu ĐCSTQ đảm bảo tính an toàn của đường sắt ngầm trong thời kỳ chiến tranh. Kết quả là, hệ thống đường sắt ngầm của Bình Nhưỡng trở thành hệ thống đường sắt ngầm sâu nhất thế giới bấy giờ, nơi sâu nhất đạt đến 150 mét dưới lòng đất, độ sâu bình quân là 90 mét.
Sau khi công trình hoàn tất, Kim Nhật Thành lại trở mặt không thừa nhận, nói rằng người Triều Tiên tự thiết kế, thi công và hoàn thành công trình đó. Đồng thời, Kim Nhật Thành còn vượt mặt ĐCSTQ, hễ có việc gì thì trực tiếp báo cáo với Liên Xô, hoặc là xin tiền và trang thiết bị từ Liên Xô, lại thanh trừng tất cả những nhân sỹ có ý đồ xây dựng quan hệ thân chính phủ Bắc Kinh mà ĐCSTQ lưu lại sau chiến tranh Triều Tiên, người thì giết, người thì giam. ĐCSTQ tiền mất tật mang, mất cả chì lẫn chài. [9]
Sau khi ĐCSLX sụp đổ, viện trợ của ĐCSTQ đối với Triều Tiên cũng không lớn như trước nữa. Bắt đầu từ những năm 1990, Triều Tiên bắt đầu rơi vào tình trạng chết đói khắp nơi. Năm 2007, tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc là “Hội Liên hiệp người Triều Tiên thoát Bắc” cho biết, trong 60 năm nhà họ Kim chấp chính, ít nhất có 3,5 triệu người chết vì đói và bệnh liên quan. [10] Đây cũng là món nợ máu của chính quyền cộng sản tà ác khi xuất khẩu cách mạng.
1.2 Chiến tranh Việt Nam
Trước cuộc Chiến tranh Việt Nam, ĐCSTQ trợ giúp Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đánh bại Pháp vào năm 1954, đưa đến “Hiệp định Geneva 1954” và sự đối đầu giằng co giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam. Sau đó, Pháp rút khỏi Việt Nam, sự xâm chiếm của Bắc Việt đối với Nam Việt và sự tham dự của Mỹ liền khiến chiến tranh Việt Nam trở thành chiến tranh cục bộ lớn nhất thế giới sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Quân đội Mỹ tham gia cuộc chiến này từ năm 1964 đến 1973.
Đầu năm 1952, Mao Trạch Đông đã phái nhiều đoàn cố vấn sang Việt Cộng. Trưởng đoàn cố vấn quân sự là Trung tướng Quân đội Giải phóng Nhân dân Vi Quốc Thanh. ĐCSTQ phái đoàn cố vấn cải cách ruộng đất sang bắt giữ và hành quyết hàng vạn địa chủ, phú hào của Việt Nam, dẫn đến nạn đói và các cuộc bạo động của nông dân ở Bắc Việt. ĐCSTQ và ĐCSVN liên thủ trấn áp những cuộc bạo động này, và phát động cuộc vận động “chỉnh huấn Đảng” và “chỉnh quân” giống như “Chỉnh phong Diên An” của ĐCSTQ (là cuộc vận động cải tạo tư tưởng đầu tiên diễn ra từ năm 1942-1944, gồm có tuyên truyền, giam giữ, cải tạo tư tưởng, v.v.)
Để trở thành lãnh tụ cộng sản ở châu Á, Mao Trạch Đông không quan tâm đến nạn đói lớn chết hàng chục triệu người trong nước, mà viện trợ cho Việt Nam trên quy mô lớn. Năm 1962, tại “Đại hội 7.000 người”, Lưu Thiếu Kỳ, bấy giờ là Phó Chủ tịch thứ nhất của ĐCSTQ, muốn chấm dứt chính sách điên cuồng của Mao Trạch Đông, chuẩn bị khôi phục kinh tế, cho Mao Trạch Đông lùi về tuyến sau. Nhưng Mao Trạch Đông không chịu mất đi quyền lực, bèn hung hăng tham gia chiến tranh Việt Nam. Người không có quân quyền là Lưu Thiếu Kỳ, khi đối diện với bộ máy chiến tranh đang khởi động, thì chỉ còn biết gác kế hoạch khôi phục kinh tế sang một bên.
Năm 1963, Mao liên tiếp phái La Thụy Khanh và Lâm Bưu sang Việt Nam. Lưu Thiếu Kỳ hứa với Hồ Chí Minh rằng ĐCSTQ sẽ một mình gánh chịu toàn bộ chi phí chiến tranh Việt Nam, và còn nói: “Trong chiến tranh, các ông có thể coi Trung Quốc như hậu phương của mình.”
Dưới sự trợ giúp và xúi giục toàn lực của ĐCSTQ, tháng 7/1964, tại Vịnh Bắc Bộ, Việt Cộng dùng ngư lôi tập kích tàu chiến Mỹ, tạo ra “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, dẫn đến việc Mỹ chính thức tham chiến. Sau đó, ĐCSTQ dùng tiền, vật tư, vũ khí và nhân lực để tranh đoạt với Liên Xô quyền khống chế đối với Việt Nam.
Căn cứ theo số liệu trong “Chân tướng cách mạng – Trung Quốc ký sự Thế kỷ 20” của Trần Hiến Huy, “Sự chi viện cho Việt Nam của Mao gây ra cho Việt Nam tai nạn nặng nề, khiến cho 5 triệu dân thường Việt Nam tử vong, khắp nơi là những đống đổ nát và bãi mìn, kinh tế suy sụp… Những khoản viện trợ không hoàn lại của ĐCSTQ cho Việt Cộng bao gồm trang bị đầy đủ vũ khí, đạn dược cho 2 triệu lính lục-hải-không quân và các vật phẩm quân dụng khác; hơn 100 xí nghiệp sản xuất và xưởng sửa chữa; hơn 300 triệu mét vải; hơn 3 vạn xe hơi, hàng trăm ki-lô-mét đường sắt; hơn 5 triệu tấn lương thực, hơn 2 triệu tấn xăng; hơn 3.000km ống dẫn dầu cho đến vài trăm triệu đô la Mỹ ngoại tệ. Ngoài vật tư, kim tiền viện trợ cho Việt Nam, ĐCSTQ còn bí mật phái đi hơn 30 vạn quân giải phóng mặc quân phục Bắc Việt luân phiên nhau tham gia tác chiến với quân Mỹ và quân Nam Việt. Để bảo mật, vô số binh sỹ Trung Quốc chết trận đều được chôn ở Việt Nam.”
Đến năm 1978, tổng viện trợ của ĐCSTQ cho Việt Nam đã lên đến 20 tỷ USD [12], trong khi GDP của Trung Quốc năm 1965 chỉ đạt 70,4 tỷ nhân dân tệ (theo tỷ giá hối đoái hồi đó thì ước chừng khoảng 28,6 tỷ USD). [13]
Năm 1973, dưới áp lực của cuộc vận động phản đối chiến tranh, mà thực ra là do các phần tử cộng sản tại Mỹ xúi giục, Mỹ đã đưa ra thỏa hiệp và rút quân khỏi Việt Nam. Ngày 30/4/1975, Bắc Việt chiếm được Sài Gòn, Nam Việt diệt vong. Dưới sự chỉ đạo của ĐCSTQ, Việt Cộng bắt đầu cuộc vận động tương tự cuộc vận động “đàn áp các phần tử phản cách mạng” của ĐCSTQ sau khi nó cướp được chính quyền. Nam Việt có khoảng hơn 2 triệu người liều chết trốn đi [14], trở thành dòng người tị nạn lớn nhất ở châu Á trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Năm 1976, toàn bộ Việt Nam rơi vào bàn tay ma quỷ của chủ nghĩa cộng sản.
1.3 Khmer Đỏ
Trong chiến tranh Việt Nam, Việt Cộng yêu cầu ĐCSTQ viện trợ cho Việt Nam trên quy mô lớn, nhưng điều này, sau này, lại trở thành một ngòi nổ trong xích mích Trung-Việt. Để xuất khẩu cách mạng, ĐCSTQ đã lấy viện trợ kếch xù làm cái giá đánh đổi để yêu cầu Việt Nam không ngừng đánh Mỹ. Song, Việt Nam không hề hy vọng duy trì cuộc chiến tranh trường kỳ như vậy, nên từ năm 1969 đã bắt đầu gia nhập cuộc hội đàm bốn bên do Mỹ chủ trì. Cuộc hội đàm này loại trừ ĐCSTQ ra ngoài.
Đến những năm 1970, sau sự kiện Lâm Bưu, Mao Trạch Đông thấy cần phải cấp bách xây dựng lại uy vọng trong nước, lại thêm việc quan hệ Trung-Xô ngày càng xấu đi sau khi khai chiến tại đảo Trân Bảo (Damansky theo tiếng Nga), Mao lại liên Mỹ chống Xô, mời tổng thống Nixon thăm Trung Quốc. Lúc đó, nước Mỹ cũng đối diện với làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam ở trong nước, không muốn tiếp tục tham chiến nữa, Việt Nam và Mỹ ký hiệp định hòa bình, Việt Nam ngày càng rời xa ĐCSTQ, xích lại gần với Liên Xô.
Mao cực kỳ bất mãn với Việt Nam, quyết định lợi dụng Campuchia để chế ước Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng bất hòa, cuối cùng hai nước khai chiến.
Sự nâng đỡ của ĐCSTQ đối với Đảng Cộng sản Campuchia bắt đầu từ năm 1955, đưa các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Campuchia sang Trung Quốc đào tạo. Ác quỷ giết người Pol Pot, lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Campuchia, chính là do Mao Trạch Đông bổ nhiệm vào năm 1965. Mao cung cấp tiền bạc và vũ khí cho Đảng Cộng sản Campuchia. Chỉ riêng trong năm 1970, Trung Quốc đã viện trợ cho Pol Pot vũ khí trang bị đủ cho 3 vạn người.
Sau khi Mỹ rút khỏi Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia), chính phủ các nước địa phương căn bản không cách nào đối kháng lại được với quân cộng sản do ĐCSTQ hậu thuẫn. Do vậy, năm 1975, chính quyền Lào và Campuchia đều rơi vào tay cộng sản.
Lào rơi vào tay Việt Nam, còn Campuchia do ĐCSTQ khống chế và lập ra Khmer Đỏ. Để chấp hành chính sách “giáo huấn” Việt Nam của ĐCSTQ, Khmer Đỏ đã nhiều lần tấn công vào miền Nam Việt Nam mà Bắc Việt thống nhất vào năm 1975, thảm sát cư dân ở vùng biên giới Việt Nam – Campuchia, ý đồ đánh chiếm vùng Đồng bằng Sông Mekong. Lúc này, Việt Nam không có quan hệ tốt với Trung Quốc mà giao hảo với Liên Xô. Dưới sự trợ giúp của Liên Xô, tháng 12/1978, Việt Nam bắt đầu tấn công Campuchia.
Sau khi Pol Pot của Khmer Đỏ cầm quyền liền thực hiện việc thống trị khủng bố cực đoan, tuyên bố bãi bỏ tiền tệ, hạ lệnh cưỡng chế tất cả cư dân thành phố ra ngoại ô lao động tập thể, hơn nữa còn thảm sát tất cả các phần tử trí thức. Trong ba năm, bạo chính gây ra số người tử vong lên đến hơn ¼ nhân khẩu toàn quốc, nhưng lại nhận được sự tâng bốc ghê gớm của lãnh đạo ĐCSTQ là Trương Xuân Kiều và Đặng Dĩnh Siêu. Đến khi Việt Nam và Campuchia khai chiến, trăm họ không chịu nổi, ồ ạt ủng hộ cho quân đội Việt Nam. Chỉ trong một tháng, toàn tuyến của Khmer Đỏ đã sụp đổ, mất thủ đô Phnom Penh. Chính phủ Khmer Đỏ chỉ còn cách trốn lên núi đánh du kích. Năm 1997, sự bạo ngược của Pol Pot thậm chí còn kích khởi sự phản kháng từ trong nội bộ, y bị tổng tư lệnh quân đội Khmer Đỏ là Ta Mok bắt giữ, và phán xử tù chung thân; cho đến năm 1998 y chết do bệnh tim phát tác. Năm 2014, cho dù ĐCSTQ đã tìm mọi cách ngăn cản, Tòa án Hình sự Đặc biệt về Campuchia đã phán xử án tù chung thân cho “nhân vật số hai” của Khmer Đỏ là Nuon Chea và cựu Thủ tướng Khieu Samphan.
Chiến tranh của Việt Nam với Campuchia đã kích cho Đặng Tiểu Bình tức giận, lại thêm một số yếu tố khác, do đó, Đặng Tiểu Bình lấy danh nghĩa “chiến tranh tự vệ phản kích”, đã phát động chiến tranh Trung Việt năm 1979.
1.4 Các quốc gia châu Á khác
ĐCSTQ xuất khẩu cách mạng khiến cho người Hoa ở các nước châu Á phải lãnh hậu quả thảm khốc, đó là phong trào bài Hoa. Ít nhất vài trăm nghìn người Hoa bị thảm sát, bị hạn chế buôn bán và quyền lợi được giáo dục ở địa phương.
Indonesia là một ví dụ điển hình. Từ những năm 1950 đến 1960, ĐCSTQ cung cấp cho Indonesia một lượng lớn viện trợ kinh tế và trang bị quân sự, bồi dưỡng cho Đảng Cộng sản Indonesia (Partai Komunis Indonesia, tên tắt là PKI). Đảng Cộng sản Indonesia lúc đó là đảng lớn nhất Indonesia với 3 triệu đảng viên, lại thêm một số tổ chức cấp dưới lên đến 22 triệu người. Họ có mặt ở khắp các phòng ban của các đảng, chính phủ và quân đội Indonesia, trong đó nhiều người làm việc gần với Tổng thống đầu tiên của Indonesia Sukarno. [12] Lúc đó đúng vào lúc Mao đang lên án Liên Xô đã biến thành “chủ nghĩa xét lại”, đồng thời cực lực cổ động cho Đảng Cộng sản Indonesia bước theo con đường vũ trang cướp chính quyền. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Indonesia Aidit, là người sùng bái Mao, đang chuẩn bị phát động chính biến.
Ngày 30/9/1965, người đứng đầu quân đội cánh hữu Suharto đã đè bẹp lần chính biến này, cuối cùng, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, và còn hành quyết một lượng lớn đảng viên Đảng Cộng sản. Lần thanh trừng này còn có quan hệ với Chu Ân Lai. Tại một lần hội nghị quốc tế của các quốc gia cộng sản, Chu Ân Lai đảm bảo với Liên Xô và các đại biểu Đảng Cộng sản: “Đông Nam Á có đông Hoa Kiều như vậy, chính phủ Trung Quốc có năng lực thông qua những Hoa Kiều này để xuất khẩu chủ nghĩa cộng sản, trong một đêm có thể thay đổi màu sắc Đông Nam Á.” Phong trào bài Hoa quy mô lớn ở Indonesia bắt đầu từ đây. [13]
Phong trào bài Hoa ở Myanmar cũng tương tự như vậy. Năm 1967, Cách mạng Văn hóa mới bùng phát chưa lâu, Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar và chi nhánh của Tân Hoa Xã tại Myanmar đã cực lực tuyên truyền Cách mạng Văn hóa trong cộng đồng Hoa kiều, cổ vũ học sinh đeo huy hiệu Mao Trạch Đông, đem “Mao Trạch Đông ngữ lục” đi học, và đối đầu với chính quyền Myanmar. Tướng Ne Win của quân đội chính phủ hạ lệnh cấm mang huy hiệu của Mao và học các tác phẩm của Mao, và còn đóng cửa các trường học người Hoa.
Ngày 26/6/1967, thủ đô Yangon phát sinh sự kiện bạo lực bài Hoa, mấy chục người Hoa bị đánh đến chết, vài trăm người bị đánh bị thương. Tháng 7/1967, truyền thông chính thức của ĐCSTQ hiệu triệu: “Kiên quyết ủng hộ nhân dân Myanmar dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Myanmar tiến hành đấu tranh vũ trang, nổi dậy mạnh mẽ chống lại chính phủ Ne Win.”
Sau đó, ĐCSTQ phái đoàn cố vấn quân sự và hơn 200 quân nhân đang tại ngũ tới gia nhập quân đội của Đảng Cộng sản Myanmar, lại cho một lượng lớn đảng viên Đảng Cộng sản Myanmar cư trú ở Trung Quốc 17 năm quay lại Myanmar khai triển đấu tranh vũ trang. Sau đó, một lượng lớn hồng vệ binh của ĐCSTQ và quân vũ trang của Đảng Cộng sản Myanmar được ĐCSTQ bảo hộ, từ Vân Nam tấn công vào Myanmar, đánh bại quân chính phủ, chiếm lĩnh khu vực Kokang của bang Shan, Myanmar, ước tính có hơn 1.000 thanh niên trí thức Vân Nam chết nơi chiến trường đất khách quê người. [14]
Trong giai đoạn Cách mạng Văn hóa, việc “xuất khẩu cách mạng” tại khu vực châu Á của ĐCSTQ đa phần lấy việc cổ xúy bạo lực làm chủ đạo, lại bồi dưỡng huấn luyện quân nhân, cung cấp vũ khí và chi phí quân sự. Nhưng sau khi ĐCSTQ bỏ “xuất khẩu cách mạng”, Đảng Cộng sản các nước về cơ bản là tiêu tán, không còn tạo thành được thanh thế gì nữa. Đảng Cộng sản Malaysia là một ví dụ điển hình.
Năm 1961, Đảng Cộng sản Malaysia quyết định từ bỏ đấu tranh vũ trang, chuẩn bị lấy thân phận chính đảng hợp pháp tham dự chính trị. Đặng Tiểu Bình gọi các lãnh đạo Đảng Cộng sản Malaysia là Trần Bình và những người khác sang Bắc Kinh, yêu cầu họ kiên trì đấu tranh vũ trang, bởi vì lúc đó ĐCSTQ cho rằng “cao trào cách mạng” Đông Nam Á lấy chiến trường Việt Nam làm trung tâm sẽ rất mau xảy đến.
Như vậy, sự đấu tranh vũ trang của Đảng Cộng sản Malaysia lại kéo dài thêm 20 năm nữa. [15] ĐCSTQ chu cấp tiền cho Đảng Cộng sản Malaysia để mua vũ khí từ tổ chức xã hội đen của Thái Lan, hơn nữa vào tháng 1/1969 còn cho thành lập “Đài Tiếng nói Cách mạng Malaysia” tại thành phố Ích Dương, tỉnh Hồ Nam, dùng tiếng Malay, tiếng Thái, tiếng Anh và một số tiếng địa phương để phát sóng. [16]
Sau Cách mạng Văn hóa, Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu hội đàm với Đặng Tiểu Bình, đề nghị bãi bỏ đài phát thanh của Đảng Cộng sản Malaysia tại Trung Quốc, ngừng việc phát thanh vào Indonesia. Lúc đó, ĐCSTQ đối địch bốn bề trên trường quốc tế, mười phần cô lập, lại thêm Đặng Tiểu Bình vừa mới trở lại cũng cần xã hội quốc tế ủng hộ nên Đặng Tiểu Bình đã tiếp thu kiến nghị, triệu kiến lãnh đạo Đảng Cộng sản Malaysia Trần Bình, đặt thời hạn bãi bỏ “Đài Tiếng nói Cách mạng Malaysia”.[17]
Ngoài các quốc gia kể trên, ĐCSTQ còn xuất khẩu cách mạng hướng đến các nước như Philipines, Nepan, Ấn Độ, Srilanka, Nhật Bản, nước thì huấn luyện quân sự, nước thì cổ xúy, ủng hộ trên dư luận. Một số tổ chức cộng sản lập ra năm đó, sau này bị thế giới nhìn nhận là các tổ chức khủng bố. Ví dụ như Xích quân Nhật Bản khét tiếng vì khẩu hiệu “Phản đế, ái quốc, cách mạng chính là thảm sát và phá hoại” của nó, đã tạo ra hàng loạt vụ cướp máy bay, thảm sát hành khách, và các vụ khủng bố khác.
2. Xuất khẩu cách mạng sang châu Phi và châu Mỹ La-tinh
Trong Cách mạng Văn hóa, ĐCSTQ thường trích dẫn một khẩu hiệu của Karl Marx: “Giai cấp vô sản chỉ có thể giải phóng mình khi giải phóng toàn nhân loại” để cổ xúy cho cách mạng thế giới. Vào những năm 1960, Liên Xô cũ, ở vào thời kỳ thu hẹp lực lượng, không thể không đề xuất chủ trương “ba hòa một bớt”, tức là hòa bình chung sống, hòa bình quá độ, hòa bình cạnh tranh với các quốc gia tư bản chủ nghĩa phương Tây, bớt ủng hộ cách mạng chủ nghĩa dân tộc của Thế giới Thứ ba.
Điều này bị ĐCSTQ gọi là “chủ nghĩa xét lại”. Vào đầu những năm 1960, Vương Giá Tường của ĐCSTQ cũng có chủ trương tương tự, bị Mao phê bình là “quá hòa hảo với đế quốc, phần tử xét lại, phản cách mạng; không đủ để hỗ trợ cho vận động cách mạng thế giới”. Do vậy, ngoài việc xuất khẩu cách mạng ra châu Á, Mao còn cạnh tranh với Liên Xô ở châu Phi và châu Mỹ La-tinh.
Trong cuốn sách “Thắng lợi chiến tranh nhân dân muôn năm” xuất bản vào tháng 8/1965, Lâm Bưu tuyên bố cao trào của cách mạng thế giới sắp đến. Chiểu theo lý luận của Mao “nông thôn bao vây thành thị”, cuốn sách này ví Bắc Mỹ và Tây Âu là thành thị, ví châu Á, châu Phi là nông thôn. Với sự ví von đó, việc xuất khẩu cách mạng ra châu Á, châu Phi, và châu Mỹ La-tinh đã trở thành nhiệm vụ trọng yếu của ĐCSTQ lúc đó.
2.1 Xuất khẩu cách mạng sang châu Mỹ La-tinh
Giáo sư Trình Ánh Hồng, Đại học Bang Delaware, đã đề cập trong cuốn sách “Xuất khẩu cách mạng ra thế giới – tìm hiểu sơ bộ về ảnh hưởng của Cách mạng Văn hóa tới châu Á, châu Phi, và châu Mỹ La-tinh” như sau:
“Ở châu Mỹ La-tinh, giữa những năm 1960, những người cộng sản theo chủ nghĩa Mao đã thành lập tổ chức ở các nước Brazil, Peru, Bolivia, Columbia, Chile, Venezuela, Ecuador, thành viên chủ yếu là thanh niên, sinh viên. Dưới sự giúp đỡ của Trung Quốc, năm 1967 các phần tử chủ nghĩa Mao ở châu Mỹ La-tinh đã thành lập hai đội du kích: một là Quân đội Giải phóng Phổ thông Columbia, trong đó có một đơn vị nữ binh mô phỏng theo “Hồng sắc Nương tử quân”, gọi là “Đội nữ quân Maria” (María Cano Uni); một đội nữa là Đội Du kích Ñancahuazú của Bolivia, hay Quân đội Giải phóng Dân tộc Bolivia. Trong cùng thời kỳ đó, một số phần tử cộng sản Venezuela cũng triển khai một số cuộc đấu tranh bạo lực vũ trang. Ngoài ra, vào khoảng năm 1967-1968, người cầm đầu phái tả của Đảng Cộng sản Peru là Abimael Guzmán cũng đến Bắc Kinh huấn luyện, ngoài học tập cách sử dụng thuốc nổ và vũ khí ra, chủ yếu là lĩnh hội tư tưởng của Mao, đặc biệt là các loại ngôn từ chính trị điển hình sử dụng trong Cách mạng Văn hóa như ‘vật chất quyết định ý thức’, ‘có lộ tuyến chính xác thì không có người sẽ có người, không có súng sẽ có súng’, v.v.”
Guzmán là lãnh đạo của Đảng Cộng sản Peru (còn gọi là “Con đường Vinh quang”); tổ chức này bị Mỹ, Canada, Liên minh Châu Âu và chính quyền Peru nhìn nhận là tổ chức khủng bố.
Năm 1972, Mexico thiết lập quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ. Đại sứ đầu tiên do ĐCSTQ bổ nhiệm tại Mexico là Thái Hướng Huy, mà Thái là đặc vụ của cộng sản, trường kỳ ẩn nấp bên Hồ Tông Nam (một tướng trong Quân đội Trung Hoa Cộng hòa) trong thời kỳ nội chiến. Ý đồ dùng ông này làm đại sứ là để thu thập tin tức tình báo (kể cả tình báo Mỹ) và can thiệp vào chính phủ Mexico là hoàn toàn rõ ràng. Ngay trong một tuần trước khi Thái Hướng Huy nhậm chức, Mexico tuyên bố đã bắt giữ một “đội du kích từng được huấn luyện ở Trung Quốc”. Đây là một chứng cứ nữa của việc ĐCSTQ xuất khẩu cách mạng. [18]
Cuba là nước Mỹ La-tinh đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ. Để lôi kéo Cuba, đồng thời tranh đoạt quyền lãnh đạo cuộc vận động cộng sản quốc tế với Liên Xô, vào tháng 11/1960, khi người Trung Quốc chết đói khắp nơi vì chiến dịch Đại nhảy vọt, ĐCSTQ đã cho Che Guevara “khoản vay” 60 triệu USD khi ông này sang thăm Trung Quốc, Chu Ân Lai còn bảo Che Guevara rằng, tiền này “có thể miễn trả thông qua đàm phán”.
Đến khi Fidel Castro nghiêng về phía Liên Xô khi quan hệ Trung-Xô tan vỡ, ĐCSTQ mới thông qua Đại sứ quán tại Havana để gửi rất nhiều tài liệu tuyên truyền cho cán bộ và dân thường Cuba nhằm xúi giục lật đổ chính quyền Castro. [19]
2.2 Xuất khẩu cách mạng sang châu Phi
Giáo sư Trình Ánh Hồng trong cuốn sách “Xuất khẩu cách mạng ra thế giới”, đã đề cập khái quát việc ĐCSTQ đã có ảnh hưởng như thế nào đến nền độc lập của các quốc gia châu Phi cho đến việc bước đi con đường nào sau khi độc lập:
“Căn cứ theo tin tức của truyền thông phương Tây, trước thời kỳ giữa những năm 1960, một số thanh niên cách mạng châu Phi từ Angeria, Angola, Mozambique, Guinea, Cameroon và Congo đã được huấn luyện ở Cáp Nhĩ Tân, Nam Kinh và các thành phố khác của Trung Quốc. Một thành viên của tổ chức “Liên minh Dân tộc Châu Phi tại Zimbabwe” (ZANU) kể về việc ông được huấn luyện một năm ở Thượng Hải. Ngoài huấn luyện quân sự, chủ yếu là học tập chính trị, làm thế nào để phát động quần chúng ở hương thôn và triển khai chiến tranh du kích, lấy chiến tranh nhân dân làm mục đích. Một lính du kích Oman kể về tình huống ông được huấn luyện ở Trung Quốc năm 1968. Tổ chức này đã sắp xếp cho ông trước tiên sang Pakistan, sau đó đi máy bay của hãng Hàng không Pakistan đến Thượng Hải, rồi chuyển sang Bắc Kinh.
Sau khi tham quan một số trường học và công xã kiểu mẫu của Trung Quốc, ông được đưa đến trại huấn luyện để huấn luyện quân sự và giáo dục tư tưởng. … Trong thời khóa biểu, các tiết học tác phẩm của Mao Trạch Đông là quan trọng nhất. Học viên phải học thuộc lòng rất nhiều câu nói của Mao. Những nội dung có liên quan đến kỷ luật và cách tiếp xúc với quần chúng ở hương thôn rất giống với “Tam đại kỷ luật, bát đại chú ý” của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Những học viên châu Phi này cũng trực tiếp quan sát Trung Quốc trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Ví dụ, trong chuyến thăm một trường học, khi giáo viên đặt vấn đề “Đối với các phần tử băng nhóm đen thì làm thế nào?”, học sinh đồng thanh nói: “Giết. Giết. Giết.”… Cuối cùng lúc kết thúc tập huấn, mỗi người Oman đến huấn luyện đều nhận được một bản các tác phẩm của Mao đã dịch sang tiếng Ả-Rập.” [20]
Viện trợ cho Tanzania và Zambia là hạng mục lớn nhất của ĐCSTQ ở châu Phi trong những năm 1960. Lúc đó, ĐCSTQ phái đi một lượng lớn chuyên gia từ Sở Công nghiệp Dệt Thượng Hải để trợ giúp lập nên Xưởng Dệt Hữu nghị Tanzania. Người phụ trách được phái đi đã lồng vào hạng mục viện trợ này sắc thái hình thái ý thức đậm đặc. Khi đến Tanzania, người này liền tổ chức một nhóm tạo phản, treo cờ đỏ năm sao ở nơi công trường, dựng một bức tượng Mao, bật nhạc Cách mạng Văn hóa của ĐCSTQ và hát những bài hát mang những câu nói của Mao, biến công trường thành hình mẫu của Cách mạng Văn hóa ở hải ngoại. Ông này còn tổ chức đội tuyên truyền tư tưởng Mao Trạch Đông, hoạt động rộng rãi trong công nhân Tanzania nhằm phát tán quan điểm tạo phản có lý.
Việc xuất khẩu cách mạng của ĐCSTQ khiến Tanzania không hài lòng. Sau này, Mao quyết định viện trợ xây dựng đường sắt Tanzania – Zambia, nối liền khu vực Trung Phi và Nam châu Phi. Tuyến đường sắt này xuyên qua núi cao, thung lũng, những dòng sông chảy xiết và những cánh rừng nguyên thủy rậm rạp. Dọc theo tuyến đường là rất nhiều khu vực hoang vu không bóng người, dã thú thành đàn; có những nơi mà nền đường, đường hầm, cầu là bùn, cát, khiến thi công cực kỳ khó khăn. Vậy mà chỉ riêng cầu đã là 320 cái, đường hầm 22 cái. Trung Quốc phái đi 50.000 nhân công, chết 66 mạng người, hao phí gần 10 tỷ nhân dân tệ, mất sáu năm từ năm 1970 đến 1976 để hoàn thành. Thế nhưng, do tầng quản lý của hai nước này yếu kém và tham nhũng trắng trợn, tuyến đường sắt này đã phá sản. Chi phí của tuyến đường sắt này lên đến vài trăm tỷ nhân dân tệ, tương đương mấy chục tỷ đô la Mỹ.
3. Xuất khẩu cách mạng sang Đông Âu
3.1 Albania
Ngoài việc xuất khẩu cách mạng sang châu Phi và Mỹ La-tinh ra, ở Đông Âu, ĐCSTQ còn dốc sức lôi kéo nước cộng sản Albania (An-ba-ni). Ngay sau khi Nikita Khrushchev ra báo cáo bí mật đánh dấu thời đại xóa bỏ chế độ Stalin thì Albania lại ủng hộ ĐCSTQ về hình thái ý thức. Điều đó khiến Mao vui mừng khôn xiết, từ đó, không tiếc vốn liếng “viện trợ” cho Albania. Phóng viên Tân Hoa Xã Vương Hồng Khởi viết: “Từ năm 1954 đến 1978, ĐCSTQ đã viện trợ cho Đảng Lao động Albania 75 lần, tổng số tiền theo thỏa thuận là hơn 10 tỷ nhân dân tệ.” [21] Lúc đó, nhân khẩu của Albania chỉ có khoảng 2 triệu, như vậy, mỗi người được “viện trợ” hơn 4.000 nhân dân tệ từ Trung Quốc. Trong khi đó, thu nhập bình quân năm của chính người Trung Quốc bấy giờ còn chưa quá 200 nhân dân tệ. Trong giai đoạn này, Trung Quốc còn trải qua ba năm “nạn đói lớn” do Đại nhảy vọt, kinh tế thì sụp đổ do hậu quả của Cách mạng Văn hóa của Mao.
Trong thời kỳ nạn đói lớn, ĐCSTQ dùng lượng ngoại hối cực kỳ quý báu lúc đó để nhập khẩu một ít lương thực. Năm 1962, Rez Millie, Đại sứ Albania tại Trung Quốc, yêu cầu viện trợ lương thực. Phó Chủ tịch ĐCSTQ Lưu Thiếu Kỳ hạ lệnh một tiếng, tàu thủy Trung Quốc, vừa mua lúa mỳ từ Canada, đang trên đường về Trung Quốc, lập tức chuyển hướng, quay đầu lái về bến cảng của Albania, dỡ toàn bộ lúa mỳ xuống. [22]
Albania coi viện trợ của ĐCSTQ là điều đương nhiên, còn tùy ý lãng phí. Một lượng lớn vật liệu thép, thiết bị cơ giới, thiết bị chính xác… từ Trung Quốc gửi sang Albania bị xếp đống lộ thiên, phế hỏng sau nhiều năm mưa gió, các quan chức Albania còn dửng dưng nói: “Không sao. Hỏng rồi, không còn nữa thì Trung Quốc lại cho tiếp.” Trung Quốc giúp Albania xây dựng xưởng dệt, nhưng nước này không có cây bông, nên Trung Quốc chỉ còn cách dùng ngoại hối nhập khẩu bông cho Albania. Có lần, Phó Thủ tướng Albania Adil Çarçani đề xuất với Cảnh Tiêu, Đại sứ Trung Quốc tại Albania, thay thiết bị chủ yếu của nhà máy phân hóa học, còn yêu sách không dùng máy móc của Trung Quốc, mà dùng của Italy. Trung Quốc đành dùng ngoại hối mua máy móc từ Italy về lắp đặt cho Albania.
Kiểu viện trợ như vậy chỉ làm tăng sự lười biếng và lòng tham của đối phương. Tháng 10/1974, Albania yêu cầu Trung Quốc cho vay 5 tỷ nhân dân tệ. Lúc đó, Trung Quốc đang trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, kinh tế gần như sụp đổ, nhưng cân nhắc nhiều lần vẫn quyết định cho vay 1 tỷ. Albania hết sức không vừa ý, dấy lên phong trào bài Trung ở trong nước với khẩu hiệu: “Tuyệt đối không vì áp lực kinh tế bên ngoài mà cúi đầu!”, còn cự tuyệt cung cấp nhựa đường và dầu thô mà Trung Quốc cần.
3.2 Liên Xô trấn áp Đông Âu
Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu có thể nói hoàn toàn là sản phẩm của Liên Xô. Sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc, theo sự phân chia quyền lực ở Hội nghị Yalta, Đông Âu bị giao cho Liên Xô.
Năm 1956, sau bài phát biểu bí mật của Khrushchev, nước đầu tiên đứng lên phản kháng là Ba Lan. Sau hàng loạt cuộc biểu tình của công nhân công xưởng, một cuộc trấn áp, và chính phủ phải xin lỗi, Ba Lan chọn ra Władysław Gomułka, một người có thái độ cứng rắn với Liên Xô, đồng thời sẵn sàng chặn đứng sự can thiệp của Khrushchev.
Tiếp theo là sự kiện Hungary nổi tiếng phát sinh vào tháng 10/1956. Một nhóm học sinh cử hành mít-tinh, xô đổ tượng Stalin. Sau đó, mít-tinh thu hút một lượng lớn quần chúng tham gia biểu tình, và còn phát sinh xung đột với cảnh sát. Trong giao tranh, cảnh sát đã nổ súng, khiến ít nhất 100 người biểu tình thiệt mạng.
Ban đầu, Liên Xô cho rằng có thể hợp tác với đảng đối lập mới thành lập, nên bổ nhiệm cho János Kádár làm bí thư thứ nhất của Ủy ban Trung ương Đảng, còn Imre Nagy làm chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, cũng là Thủ tướng. Sau khi nhậm chức, Nagy tuyên bố rút khỏi Tổ chức Điều ước Warsaw (Vác-xa-va, một hiệp ước quân sự tương tự như NATO), nhận Liên Xô là lãnh đạo, thậm chí còn tiến một bước, thúc đẩy “giải phóng”. Liên Xô không thể chấp nhận sự thay đổi này của Hungary nên đã đưa xe tăng đến Budapest đánh chiếm, Nagy bị bắt và hành quyết. [23]
Tiếp sau sự kiện Hungary chính là “Mùa xuân Praha” của Tiệp Khắc năm 1968. Từ sau báo cáo bí mật của Khrushchev, sự quản chế ở Tiệp Khắc dần dần nới lỏng. Trong vòng mấy năm sau đó, xã hội dân sự tương đối độc lập đã hình thành ở Tiệp Khắc, trong đó nhân vật đại biểu chính là Václav Havel, sau này được bầu làm tổng thống Cộng hòa Séc vào năm 1993.
Dưới bầu không khí xã hội ấy, ngày 5/1/1968, nhà cải cách Alexander Dubček nắm chức bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, tăng cường cải cách và tung hô khẩu hiệu “chủ nghĩa xã hội có nhân tính”. Không lâu sau đó, Dubček bình phản những án oan sai thời Stalin trên quy mô lớn, phóng thích những người bất đồng chính kiến, nới lỏng sự khống chế đối với truyền thông, cổ vũ tự do học thuật, cho phép công dân tự do ra nước ngoài, nới lỏng sự giám sát khống chế đối với tôn giáo, trong đảng cũng thực hiện dân chủ có hạn độ.
Liên Xô cho rằng những cải cách này đi ngược lại với nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội, và e rằng các nước khác học theo. Do đó, từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1968, các lãnh đạo Liên Xô như Leonid Brezhnev đã cử hành năm lần hội đàm thượng đỉnh với Dubček, với ý đồ ép ông phải bỏ ý đồ cải cách dân chủ. Dubček từ chối, không đồng ý. Do đó, vào tháng 8/1968, 6.300 xe tăng của Liên Xô đã tiến vào Tiệp Khắc. Cuối cùng, “Mùa xuân Praha”, bắt đầu từ tám tháng trước đó, đã bị đè bẹp. [24]
Từ sự kiện Hungary và kết cục của Mùa xuân Praha, chúng ta có thể thấy, chế độ xã hội chủ nghĩa Đông Âu trên thực tế là do Liên Xô cưỡng chế cấy vào và dùng bạo lực để duy trì. Khi Liên Xô bỏ đi loại bạo lực này, phe xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng nhanh chóng giải thể trong thời gian cực ngắn.
Ví dụ điển hình nhất là sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Ngày 6/10/1989, các thành phố ở Đông Đức đang cử hành diễu hành thị uy thanh thế to lớn, và còn phát sinh xung đột với cảnh sát. Đó cũng là lúc Mikhail Gorbachev đang thăm Đông Berlin. Ông nói với Erich Honecker, Tổng Bí thư Đảng Thống nhất Xã hội của Đông Đức: “Chỉ có cách nắm chắc thời cơ tiến hành cải cách mới có thể có đường ra.” Ngay sau đó, Đông Đức đã bãi bỏ hạn chế du lịch sang Hungary, Tiệp Khắc. Điều này khiến cho rất nhiều người có thể thông qua Tiệp Khắc sang nương nhờ Tây Đức, Bức tường Berlin đã không cách nào ngăn cản được trào lưu bỏ trốn của dân chúng. Ngày 11/9, Đông Đức buộc phải bỏ quản chế biên giới. Hàng vạn người vượt qua Bức tường Berlin, đổ vào Tây Berlin và còn đánh sập Bức tường Berlin. Biểu tượng bức tường sắt của cộng sản được dựng lên trong nhiều thập kỷ đã biến mất vào lịch sử. [25]
Năm 1989, khi Bức tường Berlin sụp đổ, là một năm đầy biến động. Trong năm này, Ba Lan, Rumania, Bungaria, Tiệp Khắc và Đông Đức đều được giải phóng, thoát khỏi chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là kết quả khi Liên Xô từ bỏ chính sách can thiệp. Năm 1991, Liên Xô giải thể, Chiến tranh Lạnh cũng kết thúc.
Trong vài chục năm vừa qua, số quốc gia mà ĐCSTQ viện trợ đã lên tới 110 nước. Xuất khẩu hình thái ý thức là một trong những nhân tố cân nhắc trọng yếu nhất trong quyết sách viện trợ của ĐCSTQ. Song, sự can thiệp của Liên Xô đối với Trung Đông, Nam Á, châu Phi và Mỹ La-tinh không chỉ là một chút mà chúng tôi liệt kê bên trên.
Nội dung của chương này chỉ nhằm nói rõ “cấy ghép bạo lực” là thủ đoạn trọng yếu để mở rộng chủ nghĩa cộng sản trên trường quốc tế của tà linh cộng sản. Phạm vi nó chiếm hữu càng lớn và số người nó khống chế càng nhiều thì việc hủy diệt nhân loại mới càng thuận buồm xuôi gió.
4. Kết cục của Chiến tranh Lạnh
Chiến tranh Lạnh kết thúc khiến nhiều người thở phào nhẹ nhõm, cho rằng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản hay bạo lực chính trị với chủ trương tương tự đã kết thúc, nhưng đây chỉ là một chiến thuật của ma quỷ mà thôi. Sự đối kháng giữa Mỹ và Liên Xô đã dịch chuyển sự chú ý của con người khỏi ĐCSTQ, giúp ĐCSTQ có thời gian thực thi chính sách chủ nghĩa cộng sản còn tà ác và thâm hiểm hơn.
Sau vụ thảm sát ngày 4/6/1989, Giang Trạch Dân tà ác trở thành lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ. Dựa vào bộ máy đàn áp và tuyên truyền lừa dối đã luyện tập thành thục, nó tiếp tục hủy hoại văn hóa truyền thống một cách có hệ thống, để rồi thiết lập nên văn hóa đảng, lấy việc làm bại hoại đạo đức làm phương pháp để bồi dưỡng ra “lũ sói con” phản đạo đức, phản truyền thống, chuẩn bị đầy đủ, chu đáo cho việc bức hại Pháp Luân Công trên quy mô lớn, cuối cùng hủy diệt nhân loại.
Trong các nước thuộc phe cộng sản trước đây, mặc dù Đảng Cộng sản bị rớt đài, nhưng trong phạm vi toàn thế giới thì chưa hề tiến hành thanh toán đối với chủ nghĩa cộng sản và thẩm phán những tội ác của nó. Nước Nga cũng chưa thanh trừ ảnh hưởng của ĐCSLX và bãi bỏ cơ cấu đặc vụ KGB. Một cựu điệp viên KGB, sau này trở thành lãnh đạo của cơ quan an ninh mật của Nga hiện đang nắm giữ nước Nga. Lý niệm, tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản vẫn còn tồn tại. Rất nhiều phần tử cộng sản được tà linh cộng sản huấn luyện thành thục vẫn đang hoạt động, thậm chí còn thâm nhập vào Tây Phương và toàn cầu.
Những thế hệ “chiến binh” phản đối cộng sản kỳ cựu của phương Tây – những người thuộc thế hệ cũ có nhận thức sâu sắc về chủ nghĩa cộng sản – dần dần theo thời gian mà rời bỏ nhân thế. Trong khi đó, các thế hệ sau này cho rằng chủ nghĩa cộng sản đã trở thành lịch sử, không có nhận thức đối với những chiêu lừa dối, thảm sát tà ác của chủ nghĩa cộng sản, cũng không có nguyện vọng tìm hiểu. Do vậy, những người theo chủ nghĩa cộng sản ban đầu vẫn chiểu theo lý luận cấp tiến hoặc tiệm tiến của chủ nghĩa cộng sản mà hành sự, làm ra các loại phá hoại đối với hình thái ý thức, thể chế xã hội, thậm chí là các hoạt động lật đổ chính quyền của những quốc gia này.
4.1 “Quảng trường đỏ” vẫn màu đỏ
Dưới sự xung kích của trào lưu lớn sôi sục đòi độc lập của các quốc gia từng thuộc phe cộng sản chủ nghĩa, tình hình chính trị bên trong Liên Xô rơi vào bất ổn, ngoại giao bị cô lập, kinh tế sụp đổ, lòng dân thay đổi. Tổng thống Nga, bấy giờ là Boris Yeltsin, đã hạ lệnh tuyên bố ĐCSLX là tổ chức phi pháp, và hạn chế hoạt động của nó ở Nga. Dân chúng thốt lên tiếng nói chống cộng, bỏ cộng của thời đại vốn tích lũy trong tâm đã lâu. Cuối cùng, vào ngày 26/12/1991, Xô-viết Tối cao cũ thông qua nghị quyết tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của Liên Xô; nước Liên Xô, sau 69 năm thành lập, chính thức giải thể từ đó.
Nhưng ý thức cộng sản đã bén rễ sâu trong đầu não làm sao có thể dễ dàng bỏ đi? Mặc dù lúc mới thành lập nước Nga, Yeltsin đã phát động một cuộc vận động “bãi bỏ Xô-viết hóa”, lúc đó tượng Lenin bị kéo đổ, sách của Xô-viết bị đốt đi, công chức từng làm việc trong chính phủ Liên Xô bị sa thải, rất nhiều vật phẩm có liên quan đến Xô-viết đều bị đập, bị đốt. Nhưng như vậy vẫn chưa chạm đến bản chất của tà linh cộng sản.
Sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc, toàn cầu trong phong trào xóa bỏ Phát-xít hóa làm được hết sức triệt để. Từ việc công khai xét xử, kết án các tội phạm chiến tranh của Phát-xít, cho đến triệt để quét sạch tư tưởng Phát-xít, khiến người dân thế giới hễ nghe thấy từ Phát-xít liền cảm thấy đó là nỗi nhục, cho đến hôm nay, vẫn không tha cho những phần tử Phát-xít lọt lưới, tận cho đến khi chúng bị trừng trị theo pháp luật.
Đáng tiếc là, tại Nga, thế lực cộng sản vẫn đang hoành hành, thanh trừng cộng sản không kịp thời, không triệt để, ắt thành nuôi hổ gây họa. Rất nhanh chóng, thế lực cộng sản bèn tổ chức phản công. Tháng 10/1993, hàng vạn người dân Moscow lại diễu hành biểu tình trên quảng trường thành phố, vung lá cờ Liên Xô, tung hô tên Lenin, Stalin; đoàn diễu hành ngày càng lớn.
Trước đó hai năm, năm 1991, người Moscow còn ra đường đòi độc lập, dân chủ. Nhưng lần này lại là thế lực cộng sản đòi khôi phục thể chế cộng sản, trong đó còn có một số binh lính quân đội, cảnh sát tham dự, khiến cho thế cục càng trở nên đối kháng hơn. Vào thời khắc then chốt, các tướng lĩnh quân đội và cơ quan an ninh chọn ủng hộ Yeltsin, Yeltsin phái xe tăng tinh nhuệ bình ổn lại nguy cơ này. Nhưng thế lực cộng sản vẫn còn và đã thành lập Đảng Cộng sản Nga, trở thành chính đảng lớn nhất nước Nga lúc đó, cho đến khi đảng cầm quyền Nước Nga Thống Nhất của Putin trở thành đảng lớn nhất soán vị.
Cho đến vài năm gần đây, một số cuộc điều tra xã hội (như loạt điều tra của Đài Truyền hình RBK Moscow tiến hành từ năm 2015 đến 2016) cho thấy rất nhiều (khoảng 60%) người trả lời điều tra vẫn cho rằng “Liên Xô nên hồi sinh”. Tháng 5/2017, rất nhiều người ở Nga kỷ niệm 100 năm Liên Xô đoạt chính quyền. Đoàn Thanh niên Cộng sản Liên Xô (Komsomol), thành lập vào thời kỳ Liên Xô, đã tổ chức mít-tinh trên Quảng trường Đỏ của Moscow, trước Lăng Lenin, cử hành lễ tuyên thệ thanh niên gia nhập đoàn. Chủ tịch Đảng Cộng sản Nga Gennady Zyuganov tại buổi mít-tinh còn tuyên bố 60.000 người mới gia nhập Đảng Cộng sản Nga, và rằng Đảng Cộng sản vẫn tiếp tục sinh tồn, thậm chí là phát triển.
Chỉ nói riêng Moscow, hiện vẫn còn 80 tượng đài Lenin, di thể của Lenin ở Quảng trường Đỏ vẫn còn thu hút du khách và những người theo chủ nghĩa cộng sản. Quảng trường Đỏ vẫn là màu đỏ. Tà linh cộng sản vẫn tồn tại ở nước Nga. KGB trước nay vẫn chưa hề bị thế giới vạch trần và lên án. Những người tin vào chủ nghĩa cộng sản vẫn còn hết sức lớn.
4.2 Tai họa đỏ vẫn lan tràn như trước
Hiện tại vẫn còn bốn nước trên thế giới do Đảng Cộng sản chấp chính: Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, và Lào. Trên bề mặt, Triều Tiên đã bỏ chủ nghĩa cộng sản Marx-Lenin, nhưng thực tế vẫn là quốc gia cộng sản độc tài. Trước Chiến tranh Lạnh, tổng cộng có 27 quốc gia do Đảng Cộng sản chấp chính. Hiện tại, còn có 13 quốc gia mà Đảng Cộng sản vẫn được tham dự chính trị, 120 nước công khai thừa nhận Đảng Cộng sản. Song, ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản đối với chính quyền ở hầu hết các nước đã dần phai nhạt trong một thế kỷ qua.
Đến những năm 1980, có hơn 50 đảng cộng sản ở các nước Mỹ La-tinh, bao gồm Đảng Cộng sản và các chính đảng tự xưng là tín phụng chủ nghĩa Marx, với tổng số đảng viên là 1 triệu (trong đó Đảng Cộng sản Cuba ước chừng chiếm một nửa). Trong nửa đầu những năm 1980, Mỹ và Liên Xô giao tranh kịch liệt ở các khu vực điểm nóng của châu Á và Mỹ La-tinh. Cùng với sự giải thể của Đông Âu và Liên Xô, thế lực cộng sản cũng dần dần yếu đi. Đảng cộng sản các nước vốn chủ yếu dựa vào bạo lực, như Đảng Cộng sản Peru (“Con đường Quang minh”) từng thúc đẩy mạnh mẽ chế độ cộng sản và hành động bạo lực thì nay ngày càng hạn chế.
Đại bộ phận các nước đều thay đổi bộ mặt, lấy hình thức biến tướng là xã hội chủ nghĩa để xuất hiện. Họ biến đảng cộng sản vốn có thành Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Nhân dân Xã hội v.v. Mười mấy đảng cộng sản ở Trung Mỹ bỏ ra từ “cộng sản” ra khỏi tên, nhưng vẫn tiếp tục thúc đẩy tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, về hoạt động lại có tính lừa đảo hơn nữa.
Trong 33 quốc gia độc lập ở Mỹ La-tinh và khu vực Caribbe, ngoài Cuba là Đảng Cộng sản cầm quyền ra, còn có nhiều Đảng Cộng sản là chính đảng “hợp pháp”. Ở các nước như Venezuela, Chile, Uruguay, v.v, Đảng Cộng sản và đảng cầm quyền liên kết thành các loại hình thức liên minh và gia nhập chính phủ, là đảng tham chính, trong khi ở đa số các quốc gia khác, thân phận chính trị của Đảng Cộng sản là đảng đối lập.
Mặc dù ở phương Tây và một số quốc gia ở các khu vực khác, chủ nghĩa cộng sản không dùng thủ đoạn bạo lực tàn sát như ở phương Đông, nhưng nó dùng các loại thủ đoạn biến tướng như chuyển hóa mà thâm nhập và đã đạt được mục tiêu băng hoại đạo đức nhân loại, hủy hoại văn hóa mà Thần truyền cho con người, và truyền bá tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa v.v.
Tà linh cộng sản, trên thực tế, đã thôn tính, chiếm lĩnh toàn thế giới. Việc tà linh cộng sản đạt được mục đích cuối cùng hủy diệt toàn nhân loại chỉ còn một bước ngắn ngủi.
*********
Tài liệu tham khảo:[1] Chongyi Feng, “How the Chinese Communist Party Exerts Its Influence in Australia,” June 5, 2017, http://www.abc.net.au/news/2017-06-06/how-china-uses-its-soft-power-strategy-in-australia/8590610.
[2] Jung Chang, Jon Halliday, Mao: The Unknown Story, Anchor Books, 2006.
[3] Harry S. Truman, “Statement on Formosa,” January 5, 1950, https://china.usc.edu/harry-s-truman-“statement-formosa”-january-5-1950.
[4] “US Enters the Korean Conflict,” https://www.archives.gov/education/lessons/korean-conflict.
[5] Qian Yaping, “60 Years of China’s Foreign Aid: Up to 7 Percent of the National Fiscal Expenditure,”
http://history.people.com.cn/BIG5/205396/14757192.html.
[6] Như trên, Extracted from the annual national expenditure reports.
[7] Chen Xianhui, The Truth of the Revolution: 20th Century Chronology of China, Chapter 38,
https://www.bannedbook.net/forum2/topic6605.html/.
[8] Như trên
[9] Như trên, Chapter 52.
https://china20.weebly.com/
[10] “Leaking Moment: Escaping North Korea, Dying in China,” Voice of America
https://www.voachinese.com/a/hm-escaping-north-korea-20121007/1522169.html.
[11] Chen Xianhui, The Truth of the Revolution — The 20th Century Chronicle of China.
[12] Song Zheng, “The 9.30 Coup in Indonesia in 1965,” China In Perspective
http://www.chinainperspective.com/ArtShow.aspx?AID=183410.
[13] Như trên
[14] “Talking History Discussing Present: China’s Shock Wave in Myanmar,” VOA
https://www.voachinese.com/a/article-2012024-burma-china-factors-iv-140343173/812128.html
[15] Cheng Yinghong, “Exporting Revolution to the World — An Early Exploration of the Impact of the Cultural Revolution in Asia, Africa and Latin America,” Modern China Studies, 2006, vol.3.
http://www.modernchinastudies.org/cn/issues/past-issues/93-mcs-2006-issue-3/972-2012-01-05-15-35-10.html.
[16] Chen Yinan, “MCP Radio Station in China,” Yan Huang Era magazine, 2015, vol.8.
[17] Cheng Yinghong, “Exporting Revolution to the World — An Early Exploration of the Impact of the Cultural Revolution in Asia, Africa and Latin America,” Modern China Studies, 2006, vol.3.
http://www.modernchinastudies.org/cn/issues/past-issues/93-mcs-2006-issue-3/972-2012-01-05-15-35-10.html.
[18] Hanshan, “Xiong Xianghui and the CCP’s history of exporting revolution to Latin America,” Radio Free Asia.
https://www.rfa.org/cantonese/features/history/china_cccp-20051117.html.
[19] Chen Xianhui, The Truth of the Revolution — 20th Century Chronology of China, Chapter 52, https://www.bannedbook.org/forum2/topic6605.html.
[20] Cheng Yinghong, “Exporting Revolution to the World: An Exploratory Analysis of the Influence of the Cultural Revolution in Asia, Africa, and Latin America.” https://botanwang.com/articles/201703/向世界输出革命——文革在亚非拉的影响初探.html
[21] Như trên
[22] Wang Hongqi, “China’s Aid to Albania,” Yan Huang Era magazine.
[23] Chen Quide, Chapter 60, “The Evolution of Contemporary Constitutionalism,” The Observer, 2007.
[24] Như trên, Chapter 67.
[25] Như trên, Chapter 77.
Bản tiếng Hán: http://www.epochtimes.com/gb/18/5/23/n10421536.htm
Bản tiếng Anh: https://www.theepochtimes.com/chapter-4-exporting-revolution-2_2559971.html
Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.