Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Chương 7: Gia đình – Ma quỷ đang hủy hoại gia đình của chúng ta (Phần I) (audio)

Mục lục

Lời dẫn

1. Gia đình truyền thống mà Thần lưu lại cho con người

2. CNCS lấy tiêu hủy gia đình làm mục tiêu

3. Cái gien dâm loạn của CNCS

4. Việc thực thi chế độ cộng thê của chính quyền cộng sản

4.1 Chế độ cộng thê thời tiền Liên Xô

4.2 Giải phóng tình dục ở Diên An

5. CNCS hủy hoại gia đình ở phương Tây như thế nào

5.1 Cổ xúy giải phóng tình dục

5.2 Cổ xúy nữ quyền, bãi bỏ gia đình truyền thống

a. Bàn tay của CNCS đằng sau phong trào nữ quyền

=========

Lời dẫn

Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ 20, các phong trào vận động đi ngược lại truyền thống phương Tây như phong trào nữ quyền hiện đại, giải phóng tình dục, quyền lợi cho người đồng tính v.v.. nổi lên rầm rộ. Đối tượng đầu tiên bị đả kích là các gia đình truyền thống. Đạo luật Cải cách Luật Gia đình năm 1969 ở Mỹ đã bật đèn xanh cho tình trạng đơn phương ly hôn. Các bang khác cũng theo đó mà ban hành luật tương tự.

Từ những năm 60 đến những năm 80 tỷ lệ ly hôn trên kết hôn ở Mỹ đã tăng hơn gấp đôi; vào những năm 50 có khoảng 11% trẻ em sinh ra trong những gia đình có kết hôn phải chứng kiến cha mẹ ly hôn, đến những năm 70 thì tỷ lệ này đã lên đến 50%. [1] Theo số liệu của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), năm 2016, hơn 40% trẻ sơ sinh ở Mỹ thuộc diện ngoài giá thú. Vậy mà vào năm 1956, con số này là chưa đến 5%. [2]

Trong xã hội truyền thống phương Đông cũng như phương Tây, sự trinh tiết trong quan hệ giữa nam và nữ vốn được coi là điều đáng trân trọng thì đến nay lại trở thành điều kỳ quặc, thậm chí còn bị đem ra giễu cợt. Cùng với phong trào nữ quyền, phong trào “hôn nhân đồng tính” cũng đặt ra yêu cầu phải định nghĩa lại khái niệm gia đình và hôn nhân. Thậm chí, một giáo sư luật, hiện là thành viên của Ủy ban Cơ hội Bình đẳng Việc làm của Liên bang Hoa Kỳ (U.S. Federal Equal Employment Opportunity Commission), vào năm 2006, còn công bố một tuyên bố có tên là “Vượt lên hôn nhân đồng tính: Tầm nhìn chiến lược mới cho gia đình và các mối quan hệ của chúng ta”. Nó đề xướng rằng mọi người có thể tùy theo nguyện vọng của mình mà lập gia đình dưới bất cứ hình thức nào (bao gồm cả chế độ đa phu, đa thê, hôn nhân đồng tính v.v.). Vị giáo sư này còn cho rằng gia đình và các quan hệ hôn nhân truyền thống không nên được hưởng nhiều quyền hợp pháp hơn các loại hình “gia đình” khác. [3]

Ở các trường công lập, quan hệ trước hôn nhân, quan hệ đồng tính vốn bị cấm trong xã hội truyền thống suốt mấy nghìn năm qua thì nay không những được coi là bình thường mà thậm chí có trường học còn ngầm hoặc công khai cổ vũ, cho rằng giáo dục học sinh theo quan niệm truyền thống là vô nhân đạo, mà cần phải để cho xu hướng giới tính của trẻ em được “tự do” phát triển, theo đó mà tỷ lệ người đồng tính luyến ái, lưỡng tính luyến ái, chuyển giới, v.v. gia tăng rõ rệt. Đơn cử năm 2012, Quận Trường học trên Đảo Rhode của Mỹ cấm tổ chức khiêu vũ cho cha và con gái, trò chơi bóng chày cho mẹ và con trai, vốn là một truyền thống của trường học thể hiện vai trò giới tính tự nhiên – tuyên bố rằng các trường công lập không có quyền nhồi nhét vào đầu trẻ em những quan niệm như trẻ em nữ thích nhảy múa, trẻ em nam thích chơi bóng chày. [4]

Xu thế gia đình truyền thống dần dần bị tiêu hủy giờ đã rõ, chủ trương “bãi bỏ gia đình” trước khi thực hiện lời hứa hẹn “bãi bỏ giai cấp” của CNCS đã trở thành hiện thực.

Trong xã hội phương Tây, hiện tượng tiêu hủy gia đình biểu hiện ở rất nhiều phương diện, không chỉ do tác động của các phong trào như nữ quyền, giải phóng tình dục, đồng tính luyến ái mà còn được xã hội phe cánh tả, cấp tiến… hậu thuẫn một cách công khai hoặc âm thầm bằng pháp luật, diễn giải luật, và chính sách kinh tế và được các nhà tư tưởng học của nó tung hô dưới danh nghĩa “tự do”, “bình đẳng”, “quyền lợi”, “giải phóng” v.v. Những nhân tố này lôi cuốn, dẫn dắt người ta vứt bỏ và làm biến dị quan niệm hôn nhân và gia đình truyền thống.

Những cái gọi là trào lưu, phong trào tư tưởng hiện đại này, bắt đầu từ đầu thế kỷ 19, mang đậm dấu ấn của CNCS. Tà linh cộng sản rất giỏi liên tục biến hóa và lừa gạt con người, khiến người ta hết lần này đến lần khác bị mê hoặc trong những khẩu hiệu bề ngoài rất dễ nghe, không rõ là mình ủng hộ điều gì khi thông qua những chính sách và tư tưởng này, cuối cùng chìm đắm ngày càng sâu vào thế giới quan với những thước đo được xây dựng theo tư tưởng của CNCS. Cục diện gia đình truyền thống bị hủy hoại, tư tưởng con người bị biến dị mà chúng ta chứng kiến ngày nay, kỳ thực là kết quả của kế sách xảo quyệt được thực thi từng bước một của tà linh cộng sản trong gần 200 năm qua.

Hậu quả trực tiếp của cục diện này là gia đình – nhân tố cơ bản để ổn định xã hội bị phá hoại, đạo đức truyền thống do Thần lưu lại bị phá hủy, chức năng của gia đình trong việc truyền thừa, bồi dưỡng tín ngưỡng và giá trị quan truyền thống cho thế hệ sau bị mất đi, khiến cho thế hệ trẻ không còn được câu thúc bởi quan niệm truyền thống, và dễ dàng bị tà linh cộng sản nắm giữ, khống chế linh hồn.

1. Gia đình truyền thống mà Thần lưu lại cho con người

Trong văn hóa truyền thống phương Đông và phương Tây, hôn nhân là do Thần định đoạt, do “Ông Trời tác hợp”, không thể hủy hoại. Nam giới và phụ nữ đều do Thần tạo ra dựa theo hình tượng của bản thân mình, đều là những chúng sinh bình đẳng trước mặt của Thần. Nhưng Thần đồng thời cũng tạo nên sự khác biệt về sinh lý giữa nam và nữ, quy định ra những vai trò khác nhau của nam và nữ.

Trong quan niệm truyền thống phương Tây, người phụ nữ là xương của xương người đàn ông , là thịt của thịt người đàn ông. [5] Người chồng phải yêu thương, bảo vệ vợ mình giống như bảo vệ thân thể của mình vậy, thậm chí sẵn sàng “xả thân” để bảo vệ cho vợ. Còn người phụ nữ cũng phải phối hợp và trợ giúp chồng, để cho “hai vợ chồng như một”. Nam giới chịu trách nhiệm vất vả làm lụng nuôi gia đình; phụ nữ “mang nặng đẻ đau”, đều có nguyên nhân từ những tội lỗi khác nhau của con người.

Tương tự, trong văn hóa truyền thống phương Đông, nam giới là dương, tượng trưng cho trời và mặt trời, không ngừng vươn lên, gánh vác trách nhiệm, dầm mưa dãi nắng, bảo vệ gia đình vượt qua khó khăn; nữ giới là âm, tượng trưng cho đất, lấy đức dày mà chở vạn vật, phải mềm mỏng, biết chăm lo cho mọi người, có nghĩa vụ trợ giúp chồng, dạy dỗ con cái. Nam nữ mỗi người làm tốt vai trò của mình mới có thể đạt được âm dương hòa hợp, con cái mới có thể trưởng thành một cách lành mạnh.

Gia đình truyền thống phát huy chức năng truyền thừa tín ngưỡng, đạo đức, và duy trì ổn định xã hội. Gia đình là cái nôi, là sợi dây gắn kết, truyền thừa các giá trị. Người thầy đầu tiên trong cuộc đời đứa trẻ chính là cha mẹ. Nếu đứa trẻ qua lời nói và cử chỉ mẫu mực của cha mẹ mà học được các đức tính truyền thống tốt đẹp như vô tư, khiêm tốn, biết ơn, kiên nhẫn, như vậy nó sẽ được lợi ích suốt đời.

Cuộc sống hôn nhân truyền thống cũng giúp nam giới và phụ nữ cùng phát triển lành mạnh về mặt đạo đức. Nó đòi hỏi người chồng và người vợ phải có thái độ hoàn toàn mới đối với tình cảm và dục vọng của bản thân, biết quan tâm, bao dung lẫn nhau. Điều này khác biệt rất lớn về bản chất so với việc sống chung, hai người vui vẻ thì ở với nhau, không vui vẻ thì chia tay, kiểu quan hệ này không khác gì quan hệ bạn bè thông thường, cũng không cần ràng buộc bởi hôn nhân. Marx còn cổ xúy cho “tình dục không cần bất cứ ước thúc nào” [6], tất nhiên chính là phải giải thể hôn nhân truyền thống, cuối cùng tiêu hủy gia đình truyền thống.

2. CNCS lấy tiêu hủy gia đình làm mục tiêu

CNCS cho rằng gia đình là hình thức tồn tại của chế độ tư hữu. Muốn tiêu hủy chế độ tư hữu thì tất yếu phải tiêu hủy gia đình. Giáo lý của CNCS coi kinh tế là yếu tố then chốt để chỉ đạo quan hệ gia đình, chủ nghĩa Marx – Freud khi đó lại coi ham muốn nhục dục của con người là then chốt để lý giải vấn đề gia đình, hai tư tưởng này đều có điểm tương đồng là gạt luân lý đạo đức cơ bản của con người sang một bên, tôn sùng vật chất, dục vọng, kỳ thực là biến con người thành con vật. Đó là thứ tư tưởng méo mó, làm hủy hoại gia đình qua việc làm biến dị tư tưởng của con người.

CNCS có một học thuyết rất mê hoặc lòng người, đó là phải “giải phóng toàn nhân loại”. Đây không chỉ là sự giải phóng mang ý nghĩa kinh tế, nó cũng bao hàm việc “giải phóng” bản thân nhân loại. Đối lập với “giải phóng” là áp bức. Vậy thì sự áp bức nào khiến nhân loại phải “giải phóng” bản thân? Câu trả lời của CNCS là: sự áp bức đến từ quan niệm của bản thân, quan niệm này bị đạo đức xã hội truyền thống ước chế: chế độ “phụ quyền” trong gia đình truyền thống áp bức phụ nữ, đạo đức về tình dục truyền thống áp bức nhân tính, v.v..

Lý luận về “giải phóng bản thân” của CNCS được các phong trào nữ quyền và đồng tính luyến ái của các thế hệ sau kế thừa và phát triển, dẫn đến các quan niệm phản truyền thống như phản đối gia đình và hôn nhân truyền thống, giải phóng tình dục và đồng tính luyến ái… rầm rộ khởi lên, trở thành công cụ quan trọng để ma quỷ tiêu hủy gia đình. CNCS phải lật đổ hết thảy quan niệm đạo đức truyền thống, điểm này được thể hiện rõ trong “tuyên ngôn CNCS”.

3. Cái gien dâm loạn của CNCS

Tà linh cộng sản nghĩ ra trăm phương ngàn kế để phá hoại gia đình truyền thống. Từ đầu thế kỷ 19, nó đã lựa chọn những nhân vật đại biểu cho CNXH không tưởng để gieo những hạt mầm tư tưởng của nó. Robert Owen – người khai mở tư tưởng của CNCS đã thành lập công xã CNXH không tưởng “Sự hòa hợp mới” (New Harmony) tại bang Indiana, Mỹ vào năm 1824 (hai năm sau đã kết thúc thất bại). Vào ngày thành lập công xã, ông tuyên bố rằng công xã sẽ giải cứu nhân loại khỏi “tam vị nhất thể của ác ma lớn nhất”; ông giải thích từ “ác ma cực lớn” là: “Tôi muốn chỉ tài sản tư hữu và những tôn giáo và hôn nhân hoang đường dựa trên cơ sở tài sản tư hữu”. 

“Nay tôi tuyên bố tới các vị và toàn thế giới, rằng Con người, cho đến giờ phút này, ở mọi nơi trên trái đất này, là nô lệ của “tam vị nhất thể của ác ma lớn nhất” để áp đặt tội lỗi về mặt tinh thần và thân thể cho cả nhân loại. Tôi muốn nói đến sự tư hữu hay tài sản cá nhân – những tôn giáo ngu muội và hoang đường – và hôn nhân dựa trên tài sản cá nhân với mấy thứ tôn giáo hoang đường này.” [7]

Sau khi Owen qua đời, một người theo CNCS không tưởng có tầm ảnh hưởng lớn nữa là Charles Fourier, người Pháp. Tư tưởng của ông đã ảnh hưởng sâu sắc đến Marx và những người theo chủ nghĩa Marx sau này. Sau khi ông chết, các học trò của ông đã mang tư tưởng của ông vào cuộc Cách mạng năm 1848 và Công xã Paris, sau đó lại truyền sang Mỹ. Charles Fourier là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “nữ quyền” (tiếng Pháp là “féminisme”). Trong xã hội cộng sản lý tưởng của ông (gọi là “Phalanx”), gia đình truyền thống bị dè bỉu, khinh bỉ, phái quần giao hoan lạc được ca tụng để giải phóng hoàn toàn những tình cảm mãnh liệt của con người; ông cho rằng xã hội công bằng nên chăm sóc cho những người “yếu thế” (như người già hoặc người khuyết tật), để bảo đảm mọi người đều có “quyền” được thỏa mãn về tình dục. Ông cho rằng sự thỏa mãn về tình dục theo bất cứ hình thức nào, kể cả cuồng dâm, bạo lực tình dục, thậm chí cả sự loạn luân giữa các thành viên trong gia đình và cả sự giao phối với súc vật, chỉ cần không phải là cưỡng ép, đều nên được cho phép. Do vậy, có thể nói ông là người tiên phong cho “lý luận tình dục đồng giới” – một nhánh mới của phong trào đồng tính luyến ái (LGBTQ) đương thời.

Dưới ảnh hưởng của Owen và đặc biệt là Fourier, vào thế kỷ 19, tại Mỹ đã xuất hiện mấy chục công xã CSCN không tưởng, nhưng cũng chỉ như phù du sớm nở tối tàn, sau đó đều thất bại. Tồn tại được lâu nhất trong số đó là Công xã Oneida, thành lập dựa trên cơ sở nền tảng lý luận của Fourier, duy trì được 32 năm. Công xã này xem thường hôn nhân truyền thống một vợ một chồng, cổ xúy việc quần hôn lạm giao. Các xã viên thông qua việc phân phối lại hàng tuần để có cơ hội “công bằng” được “ái ân” với bất cứ người nào mà mình tâm đầu ý hợp. Cuối cùng, người sáng lập John Humphrey Noyes vì lo sợ luật tố tụng của giáo hội đã bí mật bỏ trốn lưu vong, công xã bị ép phải bỏ chế độ cộng thê. Lý thuyết của Noyes sau này trở thành “Kinh Thánh của CNCS”.

Cái gien di truyền dâm loạn của CNCS là hệ quả tất yếu trong lý luận phát triển của nó. Ngay từ lúc bắt đầu, ma quỷ của CNCS đã mê hoặc, khiến con người quay lưng lại với các giáo nghĩa của Thần, phủ nhận Thần, phủ nhận nguồn gốc của tội lỗi (Theo đạo Cơ Đốc, tội lỗi là do Adam và Eva-thủy tổ của loài người phạm phải khi trộm ăn trái cấm trong vườn địa đàng mà Thượng đế không cho phép, sau này chỉ nguồn gốc tai họa và tội ác của con cháu đời sau).

Theo logic này, những vấn đề xã hội, vốn do sự sa đọa về đạo đức của con người gây ra, lại bị quy kết thành do chế độ tư hữu gây ra. CNCS khiến con người tin rằng tiêu hủy tài sản tư hữu thì con người sẽ không còn phải vì nó mà tranh giành nữa, nhưng cho dù sau khi tài sản đã được công hữu thì con người vẫn có thể tranh giành nhau để được phối ngẫu, do vậy những nhà CNXH không tưởng công nhiên đưa ra phương án giải quyết là “chế độ cộng thê”.

“Vườn lạc thú” của cộng sản mà những nhà sáng lập CNCS này sáng tạo ra đã trực tiếp thách thức gia đình truyền thống và cổ xúy cho “chế độ cộng thê”, cho nên các cộng đồng, giáo hội, chính phủ đều cho rằng điều này chính là thách thức đối với luân lý, đạo đức xã hội, do đó họ đã nhất trí lựa chọn hành động để áp chế nó. Tai tiếng bê bối của chế độ “cộng sản cộng thê” của CNCS lan truyền nhanh chóng.

Sự thất bại của công xã CNXH không tưởng đã cho Marx và Engels một bài học: Thời cơ công khai tuyên truyền chế độ cộng thê dâm loạn vẫn chưa chín muồi. Mặc dù vậy, mục tiêu “tiêu hủy gia đình” trong “tuyên ngôn của CNCS” vẫn không hề thay đổi, họ đã dùng một phương pháp kín đáo để tuyên truyền về lý luận tiêu hủy gia đình của mình.

Sau khi Marx qua đời, Engels xuất bản cuốn sách “Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước theo nghiên cứu của Lewis H. Morgan” để làm rõ hơn lý luận về hôn nhân, gia đình của chủ nghĩa Marx. Trong sách viết:

Sự xuất hiện của chế độ một vợ một chồng là để duy trì nòi giống, mục đích là để sinh con đẻ cái theo bổn phận làm cha mẹ không thể chối bỏ; việc sinh con đẻ cái ấy là cần thiết vì những đứa trẻ sau này sẽ trở thành người kế thừa tài sản của cha chúng. Nó khác với hôn nhân dựa trên tình cảm đôi lứa, khiến hôn nhân không được giải thể theo ý nguyện của mỗi bên”. [8]

Engels gọi “chế độ một vợ một chồng” này là hình thức dựa trên tài sản cá nhân, và rằng sau khi tài sản được công hữu hóa thì một hình thức “hôn nhân” hoàn toàn dựa trên cơ sở tình yêu “hoàn toàn mới” sẽ xuất hiện. Không có sự ước thúc về tài sản, hôn nhân chỉ thuần túy dựa trên sự ái mộ, nghe ra thì thật là cao thượng – nhưng không phải vậy.

Những biện giải của Marx và Engels trong thực tiễn thực thi CNCS lại cho thấy chẳng có chút sức thuyết phục nào. Tình cảm là thứ không đáng tin cậy, hôm nay yêu người này, ngày mai yêu người khác, điều này chẳng phải đồng nghĩa với việc cổ xúy cho tình dục bừa bãi sao? Hiện tượng tình dục bừa bãi sau khi chính quyền cộng sản Liên Xô và Trung Quốc thành lập (xem chương sau) chính là kết quả của việc thực thi chủ nghĩa Marx.

Quan hệ vợ chồng không thể luôn thuận buồm xuôi gió, nhưng lời thệ ước trong hôn nhân truyền thống “sống với nhau đến đầu bạc răng long” chính là lời thệ ước với Thần. Điều này cho thấy, khi bắt đầu cuộc hôn nhân, hai bên đã chuẩn bị cho việc tình cảm của họ có thể gặp khó khăn trong tương lai, và cả hai cùng đồng lòng quyết tâm đối mặt với mọi hoàn cảnh khó khăn đó. Sợi dây gắn bó hôn nhân không chỉ là tình cảm, mà còn là trách nhiệm, là sự cảm thông, chăm sóc đối với vợ/chồng mình, đối với con cái và gia đình, điều này khiến cho cả hai người trở thành những người đàn ông và phụ nữ trưởng thành, có trách nhiệm và đạo đức.

Trong “Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước”, Marx và Engels tuyên bố rằng trong xã hội cộng sản thì tài sản được sở hữu chung, việc nhà trở thành nghề nghiệp, sinh con cũng không cần phải trông nom, bởi vì nhà nước sẽ chăm lo và giáo dục trẻ em.

“Như vậy hoàn toàn không cần lo lắng đến bất cứ ‘hậu quả’ gì, mà tất cả điều này chính là áp lực về kinh tế và đạo đức chủ yếu nhất ngày nay, nó cản trở cô gái hiến dâng hết mình cho chàng trai mà mình yêu. Điều này chẳng phải ngăn trở họ được quan hệ tình dục không chịu bất cứ ràng buộc nào hay sao? Cùng theo đó, xã hội ngày càng khoan dung và xem nhẹ đối với trinh tiết của người phụ nữ”. [9]

Trong những tuyên bố của Marx, mặc dù thường xuyên xuất hiện những từ ngữ như “tự do”, “giải phóng”, “yêu đương” để che đậy bản chất thực, kỳ thực là cổ xúy, kêu gọi vứt bỏ trách nhiệm đạo đức của con người, khiến cho hành vi của con người hoàn toàn bị dục vọng chi phối. Nhưng ở thời đại của Marx và Fourier, đa số dân chúng vẫn chưa hoàn toàn quay lưng lại với giáo lý của Thần, cho nên người ta vẫn còn khá đề phòng trước tư tưởng dâm loạn của CNCS, mặc dù bản thân Marx cũng không thể tưởng tượng được rằng nhân loại sau thế kỷ 20 lại lấy đủ mọi lý do để tiếp nhận tư tưởng dâm loạn của ông và thực thi mục tiêu tiêu hủy gia đình của ông ta.

Ma đỏ đã an bài những kẻ gieo rắc những hạt giống biến dị và dâm loạn, cũng an bài một cách có hệ thống nhằm dẫn dụ nhân loại khuất phục trước dục vọng mà rời xa giáo lý của Thần, dần dần rớt xuống, cuối cùng, để nó thực hiện mục tiêu “tiêu hủy gia đình”, biến dị nhân tính, khiến con người rơi vào sự khống chế của ma đỏ.

4. Việc thực thi chế độ cộng thê của chính quyền cộng sản

Như đã nói bên trên, dâm loạn là cái gien di truyền của CNCS. Marx, người đặt nền móng cho CNCS, đã cưỡng hiếp người hầu gái của ông ta, rồi để đứa con ngoài giá thú đó cho Engels nuôi dưỡng. Engels chung sống với hai người phụ nữ là chị em gái. Lenin, lãnh tụ ĐCSLX, ngoại tình với Elena suốt 10 năm, trong khi vẫn qua lại với một cô gái người Pháp; ông đã mắc bệnh giang mai vì chơi gái. Một lãnh tụ đảng cộng sản khác là Stalin, cũng dâm loạn vô độ như vậy; ông còn lợi dụng vợ của những người khác.

Sau khi giành chính quyền, ĐCSLX đã lập tức thực hiện chế độ cộng sản cộng thê trên quy mô lớn, ĐCSLX lúc đó thậm chí còn được coi là tiên phong trong phong trào “giải phóng tình dục” ở phương Tây. Năm 1990, tạp chí “Tổ quốc” của Nga kỳ số 10 từng tiết lộ toàn bộ hiện tượng cộng thê thời kỳ đầu ở Nga, biểu hiện điển hình của cuộc cách mạng tình dục chính là đời tư của các lãnh tụ Xô-viết như Trotsky, Bukharin, Antonov, Kollontai…, trong đó nói rằng họ tùy tiện như chó giao phối với nhau vậy.

4.1 Chế độ cộng thê thời tiền Liên Xô

Năm 1904, Lenin từng viết: “Dâm đãng có thể khiến năng lượng tinh thần được giải phóng – [cho nên] đừng theo đuổi những giá trị gia đình giả tạo, mà phải loại bỏ cục máu đông này đi để cho CNXH tiến đến thắng lợi”. [10]

Trong Đại hội III của Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga, Leon Trotsky đã đề xuất rằng sau khi những người Bolshevik của ĐCSLX giành chiến thắng, sẽ phải xây dựng một lý thuyết mới về quan hệ giới tính. Lý luận của CNCS yêu cầu phải tiêu hủy gia đình, quá độ đến thời kỳ tự do về tình dục, đồng thời đề xuất giao toàn bộ trách nhiệm giáo dục trẻ em cho nhà nước.

Năm 1911, trong một bức thư gửi Lenin, Trotsky viết: “Không còn nghi ngờ gì nữa, áp bức tình dục là thủ đoạn chủ yếu của những kẻ nô dịch. Chừng nào còn loại áp bức đó thì đừng nói đến tự do thực thụ. Gia đình, như một tổ chức của giai cấp tư sản, đã duy trì sự tồn tại quá lâu. Chúng ta cần nói nhiều hơn về vấn đề này với người lao động.” Lenin trả lời: “Không chỉ là gia đình. Tất cả những lệnh cấm về tình dục nên bị xóa bỏ… Chúng ta có thể học hỏi từ phong trào phụ nữ đòi quyền bầu cử [ở Anh đầu thế kỷ 20]: Ngay cả lệnh cấm đối với tình yêu đồng giới cũng phải dỡ bỏ.” [11]

Sau khi ĐCSLX giành chính quyền, ngày 19/12/1917, trong các sắc lệnh của Lenin đã bao gồm những nội dung về “Bãi bỏ hôn nhân” và “Bãi bỏ hình phạt cho đồng tính luyến ái”… [12]

Lúc đó, ở Liên Xô còn có một khẩu hiệu điên cuồng: “Đả đảo liêm sỉ”. Để nhanh chóng đào tạo nên “những con người mới” của CNXH, đảng cộng sản Liên Xô đã làm biến dị tư tưởng con người bằng cách cổ xúy người dân xuống đường trần truồng dạo chơi. Họ dạo chơi khắp nơi, điên cuồng kêu gào: “Đả đảo liêm sỉ”, “Liêm sỉ là giai cấp tư sản trong quá khứ của người dân Xô-viết”. [13]

Ngày 19/12/1918 là ngày kỷ niệm ban hành sắc lệnh “bãi bỏ hôn nhân” ở Petrograd, những nhóm người đồng tính nữ tổ chức hoạt động chúc mừng. Trotsky trong cuốn hồi ký của mình đã ghi lại sự việc này. Ông nói, tin tức về hoạt động diễu hành của những người đồng tính nữ khiến Lenin rất vui mừng. Lenin còn khuyến khích nhiều người trần truồng xuống đường hơn: “Hãy tiếp tục nỗ lực, các đồng chí”. [14]

Năm 1923, cuốn tiểu thuyết “Tình yêu giữa ba thế hệ” của Liên Xô đã khiến khái niệm “chủ nghĩa cốc nước” được lan truyền nhanh chóng. Tác giả cuốn tiểu thuyết này là một Chính ủy Nhân dân của Quỹ Phúc lợi Xã hội Alexandra Kollontai, một chiến sỹ của phong trào “giải phóng phụ nữ” tham gia vào mặt trận của ĐCSLX. “Chủ nghĩa cốc nước” mà cuốn tiểu thuyết này ca ngợi, thực chất là một từ chỉ sự “phóng túng tình dục”: Trong xã hội CSCN, nhu cầu thỏa mãn tình dục cũng đơn giản và bình thường như uống một cốc nước. “Chủ nghĩa cốc nước” đã được truyền bá rộng rãi trong công nhân, đặc biệt là trong giới học sinh thiếu niên.

Ở Liên Xô lúc đó, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân xuất hiện rộng rãi, quan hệ tình dục trong giới trẻ đã trở nên công khai. “Đạo đức hiện tại của giới trẻ chúng ta nên là như vậy”, bà Smidovich, một người theo CNCS nổi tiếng, tuyên bố trên tờ Pravda vào ngày 21/3/1925 như sau:

“Mỗi đoàn viên thanh niên cộng sản, kể cả học sinh của Rabfak [trường đào tạo của Đảng Cộng sản], đều có quyền được thỏa mãn về tình dục. Khái niệm này đã trở thành một tiên đề, và tiết chế dục vọng là quan niệm của giai cấp tư sản. Nếu có chàng trai nào đó ve vãn một cô gái trẻ, cho dù cô ấy là sinh viên, công nhân hay học sinh thì cô ấy nên đáp ứng mọi đòi hỏi của chàng trai; nếu không, cô ấy sẽ bị coi là ‘con gái’ của giai cấp tư sản, không xứng với danh hiệu người cộng sản chân chính.” [15]

Không chỉ vậy, trong xã hội còn xuất hiện phong trào ly hôn trên diện rộng. Trong cuốn sách “Từ người cộng sản đến người cấp tiến, cánh tả đã phá hoại gia đình và hôn nhân của chúng ta như thế nào”, Paul Kengor đã viết: “Tỷ lệ ly hôn tăng vọt như tên lửa, chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Trong thời gian ngắn ngủi, gần như người dân nào ở Moscow cũng ly hôn”. Năm 1926, tạp chí nổi tiếng của Mỹ tờ The Atlantic (Đại Tây Dương) đã đăng một bài báo có tiêu đề “Người Liên Xô phấn đấu bãi bỏ hôn nhân”, tiết lộ về tình hình kinh hoàng ở Liên Xô lúc đó. [16]

Thời kỳ giải phóng tình dục ở Liên Xô còn xuất hiện hiện tượng “gia đình Thụy Điển” – dù chẳng có gì liên quan đến Thụy Điển cả, mà hoàn toàn là người Nga. Đây là hiện tượng một nhóm lớn cả đàn ông lẫn phụ nữ sống chung với nhau và quan hệ tình dục bừa bãi. Hiện tượng này đã tạo điều kiện cho việc loạn giao và tình dục bừa bãi, đồng tính luyến ái, làm đảo lộn luân lý, hủy hoại gia đình, khiến bệnh tình dục, cưỡng hiếp, v.v. gia tăng. [17]

Cùng với sự phát triển của các công xã XHCN, “gia đình Thụy Điển” cũng nở rộ khắp Liên Xô. Hiện tượng này được coi là “quốc hữu hóa” hay “XHCN hóa” phụ nữ. Phong trào “Phụ nữ XHCN” ở Yekaterinburg năm 1918 là một ví dụ đau lòng như thế. Sau khi những người Bolshevik chiếm đóng thành phố này, họ đã ban hành một pháp lệnh trên báo “Tin tức Xô-viết”, quy định phụ nữ từ 16 đến 25 tuổi đều phải “xã hội hóa”. Pháp lệnh này được một số quan chức ĐCSLX thực thi, lúc đó có 10 cô gái đã bị “xã hội hóa”. [18]

Tuy nhiên, đến cuối những năm 20 của thế kỷ trước, ĐCSLX lại nhanh chóng thắt chặt chính sách về tình dục. Lenin, khi nói chuyện với nhà hoạt động phụ nữ Clara Zetkin, đã lên án mạnh mẽ “chủ nghĩa cốc nước”, chụp cho nó cái mũ “phản chủ nghĩa Marx”, “phản xã hội”. [19] Nguyên nhân là giải phóng tình dục đã gây ra những hậu quả không mong muốn to lớn: nhiều trẻ sơ sinh không ai quan tâm nuôi dưỡng.

Việc giải thể gia đình cuối cùng đã dẫn đến sự tan rã của xã hội.

4.2 Giải phóng tình dục ở Diên An

ĐCSTQ khi mới thành lập cũng xảy ra tình hình giống như Liên Xô. Tất nhiên, đây đều là quả độc của cây độc. Người lãnh đạo thời kỳ đầu là Trần Độc Tú cũng có cuộc sống đời tư phóng túng. Theo hồi ức của Trịnh Siêu Lân, Trần Bích Lan, những nhà cộng sản như Cù Thu Bạch, Thái Hòa Sâm, Trương Thái Lôi, Hướng Cảnh Dư, Bành Thuật Chi đều có tình sử mê loạn, cuồng vọng tình dục thậm chí còn cao trào hơn cả “chủ nghĩa cốc nước” trong thời tiền Liên Xô.

Không chỉ giới lãnh tụ, trong tầng lớp trí thức, tại khu Xô-viết trung ương và khu Xô-viết Ngạc Dự Hoàn thời kỳ đầu mới xây dựng chính quyền, cuộc sống của người dân cũng tràn ngập “tự do tình dục”. Do đề xướng bình đẳng phụ nữ, việc kết hôn và ly hôn hoàn toàn tự do nên xảy ra rất nhiều tình huống “vì để thỏa mãn nhu cầu tình dục mà phương hại đến nhiệm vụ cách mạng”.

Thanh niên ở khu Xô-viết còn thường xuyên lấy cớ là “nhận mẹ nuôi” để tiếp cận quần chúng nhằm tán tỉnh yêu đương, các cô gái trẻ, số người có đến sáu, bảy bạn tình cũng không ít. Theo “Tập văn kiện lịch sử cách mạng khu Xô-viết Ngạc Dự Hoàn (ở Hồ Bắc – Hà Nam – An Huy)”, những cán bộ đảng ở Hồng An, Hoàng Sâm, Hoàng Bì, Quang Sơn “có khoảng 3/4 người có quan hệ tình dục với hàng chục, hàng trăm phụ nữ”. [20]

Cuối xuân năm 1931, khi Trương Quốc Đạo lên nắm quyền ở khu Xô-viết Ngạc Dự Hoàn, đã phát hiện bệnh giang mai phát triển trên diện rộng, đành phải báo cáo trung ương cầu cứu “bác sỹ khám chữa bệnh giang mai”. Nhiều năm sau, trong hồi ký của ông vẫn còn ghi lại những ký ức về tình trạng “tiêu khiển phụ nữ”, “tình dục bừa bãi với phụ nữ” và “những nhân tình của các tướng lĩnh cấp cao” ở khu Xô-viết.

Năm 1937, Lý Khắc Nông đảm nhận chức chủ nhiệm Bát lộ quân đóng tại Bắc Kinh, phụ trách lĩnh quân lương, thuốc men, vật tư. Một lần, bộ chủ quản chính phủ quốc dân nhận được đơn xin thuốc của Bát Lộ Quân, phát hiện phần lớn trong đó là thuốc trị bệnh hoa liễu. Nhân viên phụ trách hỏi Lý Khắc Nông: “Lẽ nào trong quân đội của ngài lại có nhiều người mắc bệnh này vậy sao?” Lý Khắc Nông không biết nói gì, đành phải nói dối là để cho người dân trong vùng trị bệnh. [22]

Vào những năm 30 của thế kỷ 20, tự do tình dục cũng trở thành vấn nạn của chính quyền ĐCSTQ. Giống như Liên Xô, họ không những không giải được vấn đề xã hội, mà còn khiến cho những chiến sỹ hồng quân đã kết hôn bị dao động, lo lắng khi gia nhập quân đội rồi thì vợ sẽ có quan hệ ngoài hôn nhân hoặc ly hôn, do vậy mà ảnh hưởng đến sức chiến đấu của quân đội. Hơn nữa, việc tự do tình dục thái quá này càng khẳng định tiếng ác “cộng tài sản, cộng thê” của nó. Do vậy, các khu Xô viết đành phải công bố các chính sách bảo vệ hôn nhân, hạn chế số lần ly hôn, v.v.

5. CNCS hủy hoại gia đình ở phương Tây như thế nào

Các loại trào lưu tư tưởng biến dị của tà linh bắt đầu từ thế kỷ 19, sau hơn 100 năm lột xác, biến hóa ở phương Tây, cuối cùng chúng đã bùng phát trên quy mô lớn ở Mỹ vào những năm 60 của thế kỷ 20.

Thời gian này, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx mới và các loại hình thái ý thức cấp tiến, các phong trào văn hóa, xã hội bị thao túng bởi tà linh đã xuất hiện ở Mỹ, như trào lưu phản văn hóa truyền thống Hippie, phong trào cấp tiến cánh tả mới, phong trào nữ quyền và các trào lưu tư tưởng cách mạng về tình dục. Những trào lưu tư tưởng này dâng lên mãnh liệt như thủy triều, tấn công dữ dội và ăn mòn thể chế chính trị Mỹ, thể hệ giá trị truyền thống và cơ chế xã hội Mỹ.

Sau đó, nó nhanh chóng trở nên phổ biến ở châu Âu. Quan niệm xã hội, quan niệm gia đình, quan niệm về tình dục và giá trị văn hóa đều trở nên biến dị rất lớn. Cùng lúc đó, các phong trào về quyền đồng tính luyến ái cũng không ngừng dâng cao. Điều này dẫn đến các quan niệm giá trị gia đình truyền thống phương Tây không ngừng suy yếu và các mô hình gia đình truyền thống dần dần suy thoái. Đồng thời, những rối loạn trong xã hội cũng gây nên hàng loạt các vấn đề xã hội nghiêm trọng như văn hóa tình dục tràn lan, hiện tượng nghiện hút, đạo đức về tình dục sụp đổ, tỷ lệ tội phạm trong thanh thiếu niên gia tăng, nhóm người hưởng phúc lợi xã hội tăng thêm v.v..

5.1 Cổ xúy giải phóng tình dục

Giải phóng tình dục (cách mạng tình dục) bắt đầu ở Mỹ vào thập niên 60 của Thế kỷ 20, sau đó nhanh chóng lan ra khắp thế giới, đây là một đòn giáng mang tính hủy diệt đối với quan niệm đạo đức truyền thống của nhân loại, nhất là quan niệm gia đình truyền thống và đạo đức về tình dục.

Tà linh đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm khiến giải phóng tình dục tàn phá xã hội phương Tây. Lấy phong trào “Tự do tình ái” (free love) – cũng gọi là chủ nghĩa cấp tiến về tình dục – làm bàn đạp, chúng dần dần xâm nhập và làm tan rã quan niệm truyền thống, chủ trương hoạt động tình dục theo bất cứ hình thức nào cũng không nên bị can thiệp, hoạt động tình dục của cá nhân, bao gồm cả hôn nhân, nạo phá thai, các hành vi dâm loạn đều không cần phải chịu sự chế ước của chính phủ, pháp luật, hay xã hội.

Theo chân Charles Fouries và John Humphrey Noyes, nhà CNXH Cơ đốc giáo lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Tự do tình ái”.

Những người ủng hộ chủ yếu cho phong trào “Tự do tình ái” vào thời cận đại đa phần đều là những người theo CNXH hoặc những người chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng CNXH. Chẳng hạn như Edward Carpenter, nhà triết học CNXH tiên phong cho phong trào “Tự do tình ái” ở Vương quốc Anh, ông cũng là người khởi xướng phong trào quyền lợi đồng tính luyến ái. Nhà triết học người Anh Bertrand Russell, người khởi xướng nổi tiếng nhất cho phong trào này, là người theo CNXH công khai, cũng từng là thành viên của Hội Fabian. Ông tuyên bố đạo đức không nên hạn chế sự khoái lạc bản năng của con người, cổ xúy cho các hành vi quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Emile Armand, người đi tiên phong cho phong trào “Tự do tình ái” ở Pháp thời kỳ đầu là người theo CNCS vô chính phủ, sau đó dựa trên CNCS xã hội không tưởng của Fourier mà sáng lập nên chủ nghĩa vô chính phủ cá nhân ở Pháp (thuộc phạm trù CNXH theo nghĩa rộng), cổ xúy cho việc lạm dụng tình dục, đồng tính luyến ái, song tính luyến ái; Chummy Fleming, người theo chủ nghĩa vô chính phủ (một nhánh khác của CNXH) là người khai sáng cho phong trào “Tự do tình ái” ở Úc.

Một thành quả quan trọng của phong trào “Tự do tình ái” ở Mỹ là tạp chí Playboy (Công tử hào hoa) được sáng lập vào năm 1953. Tạp chí sử dụng loại giấy tráng cao cấp với những hình ảnh rực rỡ sắc màu và xa xỉ, mang đến cho người xem một cảm giác sai về “tính nghệ thuật”: những nội dung khiêu dâm, vốn bị coi là dung tục, hạ lưu trong quan niệm truyền thống bỗng chốc nhảy vào xã hội chủ lưu, biến nó trở thành một tạp chí giải trí “cao cấp”. Hơn nửa thế kỷ nay, nó đã đem chất độc “Tự do tình ái” reo rắc đến con người trên khắp thế giới, mặc sức tấn công vào quan niệm đạo đức truyền thống về tình dục.

Đến giữa thế kỷ 20, cùng với sự thịnh hành của văn hóa Hippie, các quan niệm “Tự do tình ái” được chấp nhận phổ biến, cuộc cách mạng tình dục (còn gọi là giải phóng tình dục) cũng chính thức xuất hiện. Cụm từ “cách mạng tình dục” lần đầu được đề xuất bởi Wilhelm Reich, đảng viên Đảng Cộng sản Đức, người sáng lập phương pháp phân tích tinh thần CNCS. Ông đã kết hợp phân tích tinh thần chủ nghĩa Marx và Freud, và cho rằng Marx đã giải phóng con người khỏi “sự bức hại về kinh tế’, còn Freud đã giải phóng con người khỏi sự “áp bức về tình dục”.

Một người khác đặt nền móng cho lý luận “giải phóng tình dục” là Herbert Marcuse theo trường phái Frankfurt. Trong phong trào phản văn hóa ở phương Tây vào những năm 60, khẩu hiệu “Make Love, not War” (hãy làm tình, đừng đánh nhau) của ông đã khiến quan niệm giải phóng tình dục ăn sâu vào tư tưởng con người.

Kể từ đó, cùng với ấn phẩm của nhà động vật học Alfred Kinsey về “Hành vi tình dục của nam giới” và “Hành vi tình dục của nữ giới” và việc sử dụng phổ biến thuốc tránh thai, quan niệm giải phóng tình dục đã bùng phát ở phương Tây vào thập niên 60. Điều đáng chú ý là các học giả đương thời đã phát hiện ra tác phẩm của Alfred Kinsey về hành vi tình dục của nhân loại đã sử dụng các thủ pháp phóng đại, hoặc đơn giản hóa để bóp méo số liệu thống kê, khiến rất nhiều người hiểu nhầm rằng những hành vi quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, quan hệ tình dục đồng tính là hiện tượng phổ biến trong xã hội, khiến cho phong trào giải phóng tình dục, đồng tính luyến ái càng như đổ thêm dầu vào lửa. [23]

Bỗng chốc, “giải phóng tình dục” đã trở thành giá trị quan đạo đức thời thượng trong xã hội hiện đại. Trong giới thanh thiếu niên, quan hệ tình dục bừa bãi được coi là bình thường, các cô gái mười mấy tuổi nếu dám thừa nhận mình là trinh nữ thì sẽ bị bạn bè cười nhạo. Các số liệu cho thấy, từ năm 1954 đến năm 1963, trong số người Mỹ đủ 15 tuổi (cũng là lứa thanh niên trong những năm 60), có 82% số người đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân trước 30 tuổi. [24] Đến những năm 2010, các cô dâu vẫn còn trinh trước khi kết hôn chỉ chiếm tỷ lệ 5%; 18% các cô dâu trước khi kết hôn đã có từ 10 bạn tình trở lên. [25] “Tình dục” trở thành chủ đề thịnh hành trong văn hóa đại chúng, các “tác phẩm văn học” thu hút độc giả bởi những đoạn miêu tả về tình dục tràn ngập thị trường, những bộ phim hạng ba “không dành cho trẻ em” được hâm mộ ở khắp các rạp chiếu phim lớn.

5.2 Cổ xúy nữ quyền, bãi bỏ gia đình truyền thống

a. Bàn tay của CNCS đằng sau phong trào nữ quyền

Phong trào nữ quyền là một công cụ quen thuộc mà tà linh cộng sản lợi dụng để phá hoại gia đình. Phong trào nữ quyền thời kỳ đầu (cũng gọi là làn sóng nữ quyền thứ nhất) khởi phát ở châu Âu vào thế kỷ 18, chủ trương phụ nữ nên được hưởng những đãi ngộ bình đẳng như nam giới về các mặt giáo dục, việc làm và chính trị. Đến giữa thế kỷ 19, trung tâm của phong trào nữ quyền từ châu Âu chuyển hướng sang Mỹ.

Khi làn sóng nữ quyền thứ nhất xảy ra, nền tảng xã hội trong quan niệm gia đình truyền thống vẫn thịnh hành như trước, phong trào nữ quyền này cũng không chủ trương trực tiếp thách thức gia đình truyền thống. Những người theo chủ nghĩa nữ quyền có ảnh hưởng thời đó như Mary Wollstonecraft  – người Anh ở thế kỷ 18, Margaret Fuller – người Mỹ ở thế kỷ 19, John Stuart Mill – người Anh ở thế kỷ 19 đều chủ trương phụ nữ sau khi kết hôn nên lấy gia đình làm trọng, tiềm năng của phụ nữ chủ yếu phát triển trong lĩnh vực gia đình, phụ nữ làm phong phú cho bản thân là để làm tốt công việc gia đình (như giáo dục con cái, quản lý gia đình…); nhưng những phụ nữ đặc biệt giỏi về lĩnh vực nào đó thì không nên chịu bất cứ trở ngại nào, được tự do phát huy tài năng của họ, thậm chí có thể sánh với nam giới.

Sau những năm 20 của thế kỷ 20, khi luật pháp các nước thừa nhận quyền bầu cử của phụ nữ, phong trào nữ quyền thứ nhất dần dần thoái trào. Sau đó, do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế và Chiến tranh Thế giới thứ hai, phòng trào nữ quyền, về cơ bản, đã lặng lẽ chấm dứt.

Cùng lúc đó, tà linh cộng sản cũng sớm gieo rắc những hạt giống hủy hoại hôn nhân, gia đình và quan niệm đạo đức về tình dục. CNXH không tưởng thời kỳ đầu vào thế kỷ 19 đã định ra phương hướng cho phong trào nữ quyền cấp tiến hiện đại. François Marie Charles Fourier, người được coi là “cha đẻ của chủ nghĩa nữ quyền” đã tuyên bố hôn nhân biến phụ nữ thành tài sản tư hữu. Robert Owen mạt sát hôn nhân là “tội lỗi”. Tư tưởng của những nhà CNXH không tưởng này được một loạt những người theo chủ nghĩa nữ quyền kế thừa và phát triển, như Frances Wright người theo chủ nghĩa nữ quyền vào thế kỷ 19 kế thừa tư tưởng của Fourier, chủ trương ủng hộ tự do tình dục cho phụ nữ.

Nhà hoạt động nữ quyền người Anh Anna Wheeler kế thừa tư tưởng của Owen, kịch liệt phê phán hôn nhân biến phụ nữ thành nô lệ. Đồng thời, các nhà hoạt động nữ quyền XHCN cũng là bộ phận cấu thành quan trọng của phong trào nữ quyền thế kỷ 19. Các tờ báo về nữ quyền có ảnh hưởng nhất ở Pháp lúc đó như tờ nhật báo chủ nghĩa nữ quyền đầu tiên ở Pháp – báo “Tiếng nói phụ nữ” (La Voix des femmes, sau này đổi tên thành La Tribune des Femmes), báo “Phụ nữ tự do” (La Femme libre), “Luận bàn phụ nữ”, “Phụ nữ và chính trị” (La Politique des Femmes), “Bình luận phụ nữ”, v.v. Nhà sáng lập các tờ báo này đều là những người theo tư tưởng của Fourier hoặc Henri de Saint-Simon, một người chủ trương phái hiện đại. Do mối quan hệ mật thiết giữa chủ nghĩa nữ quyền và CNXH khi đó, nên chính quyền thường theo dõi nghiêm ngặt hoạt động của những nhóm người này.

Khi làn sóng thứ nhất của phong trào nữ quyền đang bừng bừng khí thế, ma đỏ cũng đồng thời an bài các loại trào lưu tư tưởng cấp tiến nhằm đả kích quan niệm gia đình, hôn nhân truyền thống, làm bước đệm cho các phong trào nữ quyền cấp tiến sau này.

Làn sóng thứ hai của phong trào nữ quyền bắt đầu ở Mỹ vào cuối những năm 60, sau đó phổ biến sang Tây Âu và Bắc Âu, rồi phát triển nhanh chóng ra khắp thế giới. Xã hội Mỹ vào cuối thập niên 60 bước vào thời kỳ bất ổn, cùng với các phong trào nhân quyền, phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam, các loại trào lưu tư tưởng xã hội cấp tiến đồng loạt ngóc đầu dậy. Lợi dụng bối cảnh có một không hai này, chủ nghĩa nữ quyền thừa cơ lại xuất hiện với diện mạo biến thái, làm mưa làm gió trên thế giới.

Viên gạch đầu tiên đặt định cho làn sóng thứ hai này của phong trào nữ quyền là cuốn “Bí ẩn nữ tính” (The Feminine Mystique) của Betty Friedan xuất bản năm 1963 và Tổ chức Phụ nữ Quốc gia (National Organization for Women, NOW). Bà đứng từ góc độ phụ nữ trong gia đình trung lưu ở nông thôn để kịch liệt phê phán vai trò của phụ nữ trong gia đình truyền thống, cho rằng hình tượng bà nội trợ vui vẻ, mãn nguyện, hạnh phúc của gia đình truyền thống là tư tưởng mê muội do cái gọi là “xã hội nam quyền” nhào nặn nên. Bà gọi gia đình trung lưu ở ngoại ô là “trại tập trung thoải mái của phụ nữ Mỹ”, và phụ nữ hiện đại có giáo dục nên nhảy thoát khỏi cảm giác thỏa mãn với cuộc sống chỉ biết phụ trợ cho chồng và dạy dỗ con cái, họ nên thoát khỏi sự ràng buộc của gia đình để khẳng định giá trị chân chính của bản thân. [26]

Mấy năm sau, những nhà chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến hơn đã lập ra các Tổ chức Phụ nữ Quốc gia để kế tục và phát triển tư tưởng nữ quyền của Betty Friedan. Họ cho rằng phụ nữ từ xưa đến nay đều bị áp bức dưới chế độ phụ quyền. Họ quy kết “gia đình” là căn nguyên khiến phụ nữ phải chịu áp bức, họ chủ trương phải cải biến hoàn toàn chế độ xã hội, thay đổi triệt để văn hóa truyền thống, tiến hành “đấu tranh” trên mọi mặt kinh tế, giáo dục, văn hóa, gia đình, thực hiện “bình đẳng” phụ nữ.

Phân chia xã hội thành hai nhóm: “kẻ bị áp bức” và “kẻ áp bức” để cổ xúy “đấu tranh”, “giải phóng”, “bình đẳng” chính là yếu lĩnh trọng tâm của CNCS. Chủ nghĩa Marx truyền thống dựa trên địa vị kinh tế để phân chia các nhóm người, còn chủ nghĩa nữ quyền mới lại phân chia nhóm người dựa trên giới tính.

Trên thực tế, Betty Friedan lại không phải thuộc tuýp phụ nữ như cuốn sách của bà đề cập – phụ nữ thuộc giai cấp trung lưu, ở ngoại ô, chán ghét việc nhà vặt vãnh. Daniel Horowitz, giáo sư Trường Đại học Smith, năm 1999 đã viết cuốn tiểu sử có tiêu đề “Betty Friedan và việc xuất bản cuốn ‘Bí ẩn nữ tính’”. Điều tra của ông cho thấy Friedan, tên thời thiếu nữ là Betty Goldstein, từ thời học đại học đến thập niên 50 vẫn luôn là một nhà hoạt động XHCN cấp tiến. Bà từng làm phóng viên chuyên nghiệp – nói chính xác là tuyên truyền viên – cho một số tổ chức công đoàn lao động cấp tiến, vốn là cơ quan ngôn luận của ĐCS Mỹ.

David Horowitz, một người từng theo cánh tả (không có quan hệ gì với Daniel Horowitz) đã xem lại những bài báo mà bà đã viết để hiểu quá trình hình thành quan điểm của bà. [27] Khi học ở Đại học California–Berkeley, bà đã gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản và hai lần xin gia nhập Đảng Cộng sản Mỹ nhưng không được chấp nhận (bởi vì thân phận bên ngoài đảng của bà có thể tạo ảnh hưởng lớn hơn). Judith Hennessee, tác giả cuốn tiểu sử về Betty Friedan do chính bà công nhận, cũng nêu rõ bà là người theo chủ nghĩa Marx. [28]

Nhà văn người Mỹ Kate Weigand trong cuốn sách “Chủ nghĩa Nữ quyền Đỏ” (Red Feminism) đã chỉ ra rằng, thực ra, vào thời đầu thế kỷ 20 đến thập niên 60, chủ nghĩa nữ quyền ở Mỹ không hề yên ắng. Một loạt các tác giả của Chủ nghĩa Nữ quyền Đỏ có nguồn gốc từ CNCS, như Susan Anthony, Eleanor Flexner, Gerda Lerner, Eve Merriam, đã trải thảm về lý luận trên nhiều phương diện cho làn sóng thứ hai của phong trào nữ quyền sau này. Vào năm 1946, Anthony đã vận dụng phương pháp phân tích của Marx, lấy cuộc áp bức của người da trắng đối với người da đen để so sánh với sự áp bức của nam giới đối với phụ nữ. Sau đó, do ảnh hưởng tư tưởng chống cộng sản của McCarthyism, CNCS bị bêu tiếng xấu, các nhà văn theo chủ nghĩa nữ quyền này cũng ngậm miệng không dám nói về mối quan hệ của họ với cộng sản nữa. [29]

Nhà văn người Pháp Simone de Beauvoir, tác giả của cuốn sách tiêu biểu “Giới tính thứ hai” đã lãnh đạo làn sóng thứ hai của phong trào nữ quyền ở châu Âu. Vào thời đầu, de Beauvoir là người theo CNXH. Năm 1941, cùng với Jean-Paul Sartre  – nhà triết học CSCN – và các nhà văn khác, bà sáng lập nên tổ chức “CNXH và tự do” (Socialiste et Liberté), một tổ chức XHCN ngầm. Khi danh tiếng của chủ nghĩa nữ quyền lên cao vào thập niên 60, bà tuyên bố rằng không còn tin vào CNXH nữa, chỉ thừa nhận mình là người theo chủ nghĩa nữ quyền.

Bà chủ trương: “Phụ nữ không phải do sinh ra mà là do dưỡng thành”. Bà tuyên bố mặc dù tình dục là yếu tố quyết định đặc điểm sinh lý của con người, giới tính lại là khái niệm sinh lý do bản thân nhận thức được hình thành dưới ảnh hưởng của hoạt động xã hội nhân loại. Bà cho rằng phẩm chất nữ tính của bé gái như ngoan ngoãn, khéo léo, dịu dàng, thích làm nũng đều được tạo nên qua “những câu chuyện cổ tích” do “xã hội phụ quyền” dựng lên một cách tỉ mỉ, nhằm mục đích duy trì sự áp bức của “chế độ phụ quyền” đối với phụ nữ. Bà chủ trương phụ nữ phải đột phá quan niệm truyền thống, thể hiện cái tôi không chịu ước thúc.

Loại tư tưởng này, kỳ thực, đều cung cấp môi trường thích hợp cho các quan niệm biến dị như đồng tính luyến ái, song tính luyến ái, chuyển giới… Từ đó về sau, các loại tư tưởng nữ quyền xuất hiện muôn hình vạn trạng, cơ bản đều kế thừa quan điểm sự bất bình đẳng của phụ nữ là do sự áp bức của “xã hội phụ quyền”, biến quan niệm hôn nhân gia đình truyền thống thành trở ngại chủ yếu cho việc thực thi quyền bình đẳng của phụ nữ. [30]

De Beauvoir cho rằng hôn nhân khiến phụ nữ phải chịu sự ước chế của người chồng, và gọi hôn nhân cũng đáng ghê tởm như mại dâm. Bà từ chối kết hôn mà duy trì quan hệ tình nhân với Paul Sartre, đồng thời duy trì “tình yêu ngẫu hứng” với những người đàn ông khác. Cũng như vậy, Paul Sartre cũng có “tình yêu ngẫu hứng” với những phụ nữ khác.

Quan niệm hôn nhân của de Beauvoir là trào lưu tư tưởng của người theo chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến thời đó. Thực tế, loại quan hệ tình dục loạn tạp này chính là chế độ cộng thê mà Charles Fourier, người tiên phong của CNCS Không tưởng trong thế kỷ 19 đã tưởng tượng ra.

(Còn tiếp)

*********

Tài liệu tham khảo:[1] W. Bradford Wilcox, “The Evolution of Divorce,” National Affairs, Number 35, Spring 2018. https://www.nationalaffairs.com/publications/detail/the-evolution-of-divorce

[2] Xem Bảng 1–17. “Number and Percent of Births to Unmarried Women, by Race and Hispanic Origin: United States, 1940–2000,” CDC, https://www.cdc.gov/nchs/data/statab/t001x17.pdf

[3] “Beyond Same-Sex Marriage: A New Strategic Vision for All Our Families and Relationships,” Studies in Gender and Sexuality, 9:2 (July 1, 2006): 161–171. https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/15240650801935198.

[4] Victoria Cavaliere, “Rhode Island School District Bans Father-Daughter, Mother-Son Events,”  http://www.nydailynews.com/news/national/rhode-island-school-district-bans-father-daughter-mother-son-events-article-1.1162289#nt=byline.

[5] Genesis 2:23, http://biblehub.com/genesis/2-23.htm.

[6] Engels, Frederick. n.d., “Origins of the Family. Chapter 2 (IV),” accessed June 17, 2018. https://www.marxists.org/archive/marx/works/1884/origin-family/ch02d.htm.

[7] “Robert Owen, Critique of Individualism (1825–1826),” n.d., Indiana University. Accessed June 17, 2018. https://web.archive.org/web/20171126034814/http://www.indiana.edu:80/~kdhist/H105-documents-web/week11/Owen1826.html.

[8] Engels, Frederick, n.d. “Origins of the Family. Chapter II (4.),” accessed June 17, 2018. https://www.marxists.org/archive/marx/works/1884/origin-family/ch02d.htm.

[9] Engels, Như trên

[10] This translation is from the Russian: Melnichenko, Alexander, 2017. “Великая октябрьская сексуальная революция [The Great October Sexual Revolution].” Russian Folk Line, August 20, 2017, http://ruskline.ru/opp/2017/avgust/21/velikaya_oktyabrskaya_seksualnaya_revolyuciya/. This and other sources draw on the work of former Menshevik Aleksandra Kollontai.

[11] Như trên

[12] Như trên

[13] Như trên

[14] Như trên

[15] Наталья Короткая,“Эрос революции: “Комсомолка, не будь мещанкой – помоги мужчине снять напряжение!” https://lady.tut.by/news/sex/319720.html?crnd=68249.

[16] Paul Kengor, Takedown: From Communists to Progressives, How the Left Has Sabotaged Family and Marriage (WND Books, 2015), 54.

[17] Xem Melnichenko (2017).

[18] Xia Hou, “The Promiscuous Gene of Communism: Sexual Liberation,” The Epoch Times (Chinese edition). April 9, 2017, http://www.epochtimes.com/gb/17/4/9/n9018949.htm; The Weekly Review, Volumes 4–5 (National Weekly Corporation, 1921), 232, available at https://goo.gl/QY1gBc; for the incident of Red Army commander Karaseev socializing 10 girls, see Olga Greig (Ольга Грейгъ), Chapter 7 of “The Revolution of the Sexes,” or “The Secret Mission of Clara Zetkin” (Революция полов, или Тайная миссия Клары Цеткин), available at https://rutlib5.com/book/21336/p/8

[19] Clara Zetkin, “Lenin on the Women’s Question,” My Memorandum (transcribed from the Writings of V.I. Lenin, International Publishers, available at https://www.marxists.org/archive/zetkin/1920/lenin/zetkin1.htm)

[20] Hoàng Văn Thái: “Ngôi nhà búp bê: phong trào giải phóng phụ nữ, tự do hôn nhân và cuộc cách mạng giai cấp – Tham khảo lịch sử về khu Xô viết Ngạc Dự Phòng (1922-1932)” Báo Thời đại mở cửa, số 4 năm 2013.

[21] Hoàng Văn Thái (2013), như trên

[22] Dương Ninh: “Tại sao Bát lộ quân lại mua rất nhiều thuốc chữa bệnh hoa liễu?” The Epoch Times (tiếng Trung),  http://www.epochtimes.com/gb/18/1/18/n10069025.htm

[23] Judith A. Reisman, Ph.D.; Edward W. Eichel, Kinsey, Sex and Fraud: The Indoctrination of a People (Lafayette, Louisiana: Lochinvar-Huntington House, 1990);  “Dr. Judith A. Reisman and her colleagues demolish the foundations of the two (Kinsey) reports.”; “Really, Dr Kinsey?” The Lancet, Vol. 337 (March 2, 1991): 547.

[24] L. B. Finer, “Trends in Premarital Sex in the United States, 1954–2003,” Public Health Reports 122(1) (2007): 73–78.

[25] Nicholas H. Wolfinger, “Counterintuitive Trends in the Link Between Premarital Sex and Marital Stability,” Institute for Family Studies,  https://ifstudies.org/blog/counterintuitive-trends-in-the-link-between-premarital-sex-and-marital-stability.

[26] Betty Friedan, The Feminine Mystique (New York: W.W. Norton & Company, 1963).

[27] David Horowitz, Salon Magazine, January 1999, http://www.writing.upenn.edu/~afilreis/50s/friedan-per-horowitz.html  

[28] Joanne Boucher, “Betty Friedan and the Radical Past of Liberal Feminism.” New Politics 9 (3). http://nova.wpunj.edu/newpolitics/issue35/boucher35.htm.

[29] Kate Weigand, Red Feminism: American Communism and the Making of Women’s Liberation (Baltimore, Maryland: Johns Hopkins University Press, 2002).

[30] Simone de Beauvoir, The Second Sex, trans. Constance Borde, Sheil

Bản tiếng Hán: http://www.epochtimes.com/gb/18/5/29/n10435448.htm

Bản tiếng Anh: https://www.theepochtimes.com/chapter-seven-destruction-of-the-family-part-i_2661675.html

Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Ngày đăng: 4-09-2019