Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Bánh xe lịch sử đang đếm từng giây: Sự kết thúc quyền lực thống trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiến nhanh sắp đến

12/07/05 — Từ DAJIYUAN.COM

Các báo cáo ACI chứng thực “Cửu bình”
Jon Speller
Bài đặc biệt cho Thời Báo Đại Kỷ Nguyên

Kim của đồng hồ lịch sử đang tiến rất nhanh tới điểm kết thúc quyền lực của Trung Cộng (CCP) trên khắp Trung Hoa vĩ đại. Sự thống trị của một hệ tư tưởng cộng sản bạo ngược, vốn là ngoại lai và phản bội truyền thống bị du nhập vào Trung Quốc, đang trong cơn giãy chết. Sự tan rã của Trung Cộng đã đựợc chỉ rõ ra bằng nhiều phong vũ biểu tinh vi liên quan đến kiến trúc hạ tầng hỗn tạp của PRC (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa), nhưng không có cái gì có thể đẩy tiến trình tất yếu này tiến nhanh đến vậy bằng sự công bố và truyền bá “Chín Bình Luận Về Đảng Cộng Sản” mang đầy đủ tính phổ biến, tính khoa học chính trị và tính kịp thời ở bên trong Trung Hoa Đại Lục. Từng ngày, rồi từng ngày, số lượng càng tăng, những người Trung Quốc yêu nước và thật sự dũng cảm đang rút khỏi Đảng Cộng Sản và các tổ chức liên đới, điều này thực sự là một ngọn thủy triều không thể cản phá, không thể chặn lại, một làn sóng có sức mạnh vô lượng.

Trong bài báo đầu tiên của tôi trên Thời Báo Đại Kỷ Nguyên, ngày 12 tháng 6 năm 2005, “Bốn ngàn người thoái Đảng sẽ là điểm sụp đổ quyết định đầu tiên và phơi bày bản tính phản dân tộc của Trung Cộng,” tôi đã mô tả về điểm tới hạn cơ bản của bốn ngàn người Trung quốc thoái Đảng đã hình thành nên một cơ chế bộ máy như một “tổ kiến hỏng sụp toang” để cho tất cả mọi điều sẽ diễn ra tại Trung Quốc, và mức độ đó là điểm phóng bứt phá để đẩy tiến trình lên nhanh đến vậy, và như bây giờ trong trong năm 2005 này đây. Hoàn toàn đã qua con số 2,700,000 người thoái Đảng rồi, người Trung quốc đang biểu thị thái độ và sự hiểu biết sâu rộng của họ rằng cái Đảng “Hoàng đế đỏ”( “Red Emperor”) đầy tiếng tăm kia đang lột hết áo quần ra rồi, và phần lớn người Trung quốc đều đã nhìn nhận ra rằng những luận điệu tuyên truyền của chính quyền Trung Cộng đã phơi bày những điểm yếu chết người và những mâu thuẫn bên trong không thể giải quyết hơn là bất cứ nội dung nào mà nó đã xuyên tạc.

Thật giống y như những người chủ nghĩa Kemlin (“Kremlinologists”) của thời kỳ Xô Viết, những thành viên trong bộ chính trị Xô Viết đã dồn hết sức mình vào những âm mưu chính trị để tàn sát lẫn nhau, nhiều đảng phái cũng thi nhau tranh dành địa vị, và chủ nghĩa đấu tranh trong ý thức hệ cộng sản đã thực sự hình thành những cực chính trị đối lập. Ngày nay, nhiều nhà phân tích đang tập trung vào Trung quốc Đỏ để xem những chuyên gia kinh tế, chuyên gia chính trị hay là các viện sỹ hàn lâm, cho đến các kênh thông tin đại chúng, đang lặp lại những đánh giá sai lầm về Trung Cộng, những đánh giá đã bị bóp méo, và điều này làm nảy sinh một vấn đề rất đáng quan tâm “Tình trạng ổn định của Liên Bang Xô Viết (USSR) và khả năng sống sót của chính quyền Xô Viết.” Sự lượng hóa chính xác không phải là một sự kết nối thông tin, mà quan trọng hơn, ý tôi là muốn nói đến khả năng phân biệt cái gì là quan trọng hơn và cái nào là ít quan trọng hơn.

Có một câu ngạn ngữ rằng một vài người “không thể thấy được rừng tại vì họ chỉ nhìn vào cây” đó là lý do tại sao nhiều người có khuynh hướng rất quan tâm lại là những nười không nhìn thấy thực trạng điêu tàn trong cái vỏ ổn định và phát triển của của PRC cũng như sự mục rỗng kết cấu của Đảng Cộng Sản. Cánh rừng đó có thể xem như Trung quốc, vì vậy những người mà chỉ nhìn vào cái vỏ kinh tế và chính trị của nó thì có thể thấy những cái cây, nhưng lại hoàn toàn đánh mất những cơ sở để thấy được những gì đang thật sự diễn ra bên trong Trung Quốc hôm nay và trong một tương lai không hề xa.

Cơ sở cho những hiểu biết chân thực và sắc bén về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc bây giờ là: Một nguồn mạch ngầm bao la đang sống lại ở Trung quốc hôm nay về cơ bản không chỉ đơn giản là một màu xanh chính trị, mà là khát vọng tự nhiên của người Trung quốc để hồi sinh những giá trị tư tưởng Trung Hoa thuần chính dựa trên sự tiếp thụ của nền văn hóa cổ truyền vĩ đại, tất nhiên là phải bài trừ cái ý thức hệ tư tưởng ngoại lai sai lầm và tai hại ấy.

Ngài Lý Hồng Chí, một tiếng nói thuyết phục lòng người hơn bất cứ ai, đã thức tỉnh lại cơn khát tinh thần trong bề sâu lịch sử 5,000 năm của dân tộc Trung Hoa, Ngài đã khai sáng ra Pháp Luân Công, và đã giảng một sự thật uyên dung rằng: “Đảng Cộng Sản Trung quốc đã lôi kéo mọi người Trung quốc vào những trò hề chính trị, trong khi nói cho mọi người hiểu về bản tính tự nhiên của Trung Cộng và rút khỏi cái đảng ấy là thực sự, cho phép con người tự giải thoát khỏi chính trị”.

Hành trình tìm kiếm ấy là khát vọng rất thực tế của người Trung Quốc để thay thế cái ý thức hệ Cộng sản phản tự nhiên và cái Đảng đã làm nhiễm độc và tổn hại dân tộc đó bằng một nền dân chủ tự nhiên về cơ bản dựa trên năm đức hạnh chủ yếu mà nhà hiền triết vĩ đại Khổng Phu Tử đã truyền ra, cũng như là dựa tên những diện mạo tinh thần khác đã được truyền bá và phát triển tại Trung quốc với những nguồn gốc khác nhau như Đạo Nho(Mencius), Đạo Lão, Đạo Phật, Đạo Hồi, và Đạo Thiên Chúa. Nó không phải là một giáo phái, hay là chỉ mang màu sắc tìm kiếm tôn giáo. Mà nó là một khát vọng tìm kiếm nhân sinh quan về tinh thần, siêu việt hơn hẳn và dung hòa với tất cả tín ngưỡng, nó mang tính triết học theo cách riêng của người Trung Quốc.

Năm đức hạnh gốc rễ vững chãi mà Khổng Phu Tử đã truyền đó là: “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, và Tín”. Điều gì khiến một người tốt và dễ mến lại có thể phủ nhận những đức tính này? Chỉ có ý thức hệ Cộng sản ở Trung quốc mà thôi, và một vài ý thức hệ nặng nề về tính “duy vật biện chứng” ngày càng suy vong ở Trung quốc ngày nay.

Tầm quan trọng của 5 đức hạnh Nho giáo cơ bản ấy gần đây trong tôi cứ lớn dần trong khung cảnh của một quá trình suy tưởng, tôi bắt đầu xem xét ý nghĩa biểu trưng của ngọn quốc kỳ như gợi lên mối quan hệ với những sự kiện đang mở ra ở Trung quốc. Nghiên cứu khoa học về những ngọn Quốc kỳ và lịch sử diễn biến của nó và đặc biệt là tầm quan trọng khi nó khơi dậy những xúc động tâm lý về một biểu tượng của sự thống nhất quốc gia, đã được khoa học gia xuất sắc người Mỹ, tiến sỹ Whitney Smith ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc kỳ, là người đã được ủy nhiệm nghiên cứu từ trước khi ông công bố tác phẩm tham khảo mang tính hạt nhân của ông về đề tài Quốc kỳ phát triển lên đế một mức độ rất cao. Tác phẩm ấy hiện đang lưu trữ trong thư viện của hầu hết các Viện hàn lâm quan trọng trên thế giới như một tác phẩm tham chiếu chính thống về “quân kỳ”, một công trình nghiên cứu rất khoa học về lĩnh vực Quốc kỳ và các biểu tượng liên quan.

Trong trường hợp Liên Bang Xô Viết, mỗi khi mà người Nga tụ tập tại Quảng trường đỏ rồi vẫy chào lá cờ cũ ba màu mà bây giờ là lá cờ của Liên Bang Dân chủ Nga và của cảnh sát và quân đội, họ chỉ mỉm cười, sự sụp đổ của chính quyền Xô Viết diễn ra rất nhanh. Bởi vì trong hoàn cảnh của họ, hơn 70 năm trôi qua kể từ khi những người Bôn Sê Vích lên nắm quyền lực, lá cờ của nước Nga cũ không hề mang một ý nghĩa tiêu cực nào.

Lá cờ PRC của cộng sản cứ quện chặt vào Đảng Cộng Sản (thậm chí là biểu tượng) nên nó không thể trở thành một biểu tượng thay thế cho dân tộc Trung Hoa cổ kính và vĩ đại trong cuộc vận động giải phóng tự thân. Nhưng lá cờ dân tộc chủ nghĩa thì gần như đồng nhất tính với đảng chính trị Quốc Dân Đảng nên cũng không thể làm biểu tượng cho sự hồi sinh của dân tộc Trung Hoa dưới chế độ dân chủ tương lai.

Quan sát mở đầu của Whitney về vấn đề quốc kì Trung Quốc rất khách quan và sắc sảo: “Khi xem xét vấn đề ngọn quốc kỳ khả quan mới của Trung Quốc, với giả định là trong một thời đại đã qua Thời kỳ cộng sản, tôi tin rằng lá cờ năm vạch sẽ là sự lựa chọn thích hợp nhất. Tôi không biết gì về lá cờ này trong suy nghĩ của các cộng đồng dân cư Trung Quốc, có thể phần lớn công dân bình thường cũng không nhận ra. Giá trị của nó dựa trên sự kiện nó trở thành ngọn cờ dân tộc đầu tiên được dựng lên sau sự sụp đổ của đế chế … Dù thế nào thì nó cũng có một cương lĩnh rõ ràng và độc đáo, nó biểu trưng cho khát vọng của người Trung Quốc về một Nhà nước dân chủ hiện đại.”

Những bình luận rất thận trọng của tiến sỹ Whitney Smith, nhà khoa học xã hội danh tiếng với khả năng biện chứng xuất sắc và cấp tiến khi phân tích những lá cờ trong bối cảnh xã hội của nó, đã phản ánh những sự kiện khách quan, nhưng chủ đề quốc kỳ Trung Quốc là chủ đề của người Trung Quốc, và chỉ duy nhất người Trung Quốc, mới có thể quyết định. Nó trở thành đơn nhất bởi vì lá cờ của cả PRC và ROC (Cộng Hòa Trung Hoa – Đài Loan sử dụng cụm từ này) đều quấn chặt lấy các Đảng chính trị, và cuộc đấu tranh ở Trung Quốc bây giờ không chỉ là cuộc đấu tranh của các đảng phái chính trị mà còn là giữa Đảng Cộng Sản Trung Quốc với những giá trị bản sắc của chính dân tộc Trung Quốc.

Lá cờ năm vạch mà Whitney đề cập đến gồm năm vạch màu đỏ, vàng, xanh, trắng, và một sọc đen đã là Quốc kỳ trung Quốc giai đoạn 1912 đến 1929. Ngay cả trong thời kỳ đó khi Trung Quốc tồn tại hai chính quyền đối lập, thời kỳ chia cắt Trung quốc, lá cờ năm vạch vẫn được sử dụng cho cả hai, điều đó nói trắng ra về cơ bản liên minh Trung Quốc chỉ có một vận mệnh. Người ta đã nói rằng lá cờ năm màu là để biểu trưng cho tính thống nhất chung trong sự đa dạng và phức hợp của các chủng tộc người Hán (Han Chinese ), người Mãn (Manchu), người Mông cổ, người Hồi giáo (Hui and Turkic), và người Tây Tạng ở Trung quốc, một nghệ thuật diễn đạt bằng biểu tượng còn sót lại có ý nghĩa rất trọng đại trong điều kiện tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc cũnng như các dân tộc và thiểu số bên trong Trung Quốc hôm nay.

Tuy nhiên, lá cờ năm vạch thậm chí còn biểu trưng sâu sắc năm đức tính căn bản của Khổng Tử, một chủ đề đã được nghiên cứu và thừa nhận thời đó, nhưng sau này nó đã bị chìm ngập trong sai lầm và tội ác của chế độ Cộng sản sau khi nó thâu đoạt được quyền lực năm 1949, và thực sự được đánh thức một lần nữa từ sự xuất hiện của Ngài Lý Hồng Chí trên khán đài Trung Quốc, và 10 triệu người theo, rồi 100 triệu người tín ngưỡng, kể từ khi xuất bản cuốn sách Chuyển Pháp Luân và những bài giảng đầy sức thuyết phục trên khắp Trung Quốc trong những năm 1990. Thật là tuyệt vời và thần thánh cho thế giới nếu lá cờ năm vạch trong Lịch sử Trung Quốc có thể dương lên một lần nữa như một biểu tượng cho những giá trị của một dân tộc Trung Hoa cổ kính với những giá trị của Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đã được truyền lại cho nhân loại bởi nhà hiền triết Khổng Phu Tử.

Những bình luận của tôi xem xét về lá cờ năm vạch trong lịch sử Trung Quốc là không hề can thiệp đến những sự vụ nội bộ của Trung Quốc, mà chỉ là đào sâu vào những sự kiện tâm lý và lịch sử khách quan mà đã được những người bạn của Trung Quốc cho đến tất cả những người Trung Quốc thật sự yêu nước nghiên cứu một cách nghiêm túc dựa trên những nghiên cứu luôn hết sức thận trọng mang đầy đủ tính khách quan và chủ quan, tính định tính và định lượng và những cuộc đối thoại của những người ái quốc nơi Trung Quốc.

Cũng nên chỉ ra rằng Trung Cộng không bao giờ có thể xâm chiếm được Đài Loan bằng quân đội, như các chuyên gia quân sự PLA biết rõ hàng loạt lý do, sự thống nhất lại trong hòa bình của “Hai Trung Quốc”( “Two China’s” ) sẽ là một tiến trình nhanh chóng không tránh khỏi tiếp sau sự thành lập một chế độ dân chủ thực sự không Cộng sản trên Trung Hoa Đại Lục. Trong khi lá cờ của Đảng PRC và Đảng ROC thể hiện cho lá cờ đảng chính trị, thì lá cờ năm vạch là thật sự mang tính dân tộc và không chính trị, có thể đóng vai trò hữu hiệu cho mục đích tương lai ấy.

Trên tất cả bây giờ, lá cờ năm vạch ấy, trong cuộc đàn áp này, trong bối cảnh ấy, ngay bây giờ có thể dựng lên làm biểu tượng tinh thần cho phong trào rút khỏi các hoạt động chính trị mà Trung Cộng đã lôi kéo dân tộc Trung Quốc vĩ đại vào, như được vạch trần một cách đột ngột và hiệu quả trong “Chín Bình Luận Về Đảng Cộng Sản” mang đậm tính lịch sử này.

Phải nhấn mạnh trên tất cả vấn đề rằng, giống như người Nga đã tự nỗ lực giải phóng mình khỏi chủ nghĩa cộng sản, dân tộc Trung Hoa cũng vậy, chính là đang trong tình trạng cấp tiến nổ lực giải phóng tự thân thoát khỏi cộng sản chủ nghĩa. Điều này không có nghĩa rằng sự ủng hộ về mặt đạo đức từ Thế Giới Tự Do lại không có tầm ảnh hưởng lớn lao đối với cuộc đấu tranh của những người Trung Quốc. Họ là những người yêu nước thật sự, và Thế Giới Tự Do luôn đồng tình và ủng hộ họ chống lại thế lực ma quỷ bại hoại để sớm bài trừ chính quyền Trung Cộng, và hoài bão của họ dành cho dân tộc Trung Quốc vĩ đại mà Trung Cộng man rợ và đồi bại chính là sự cản trở lớn nhất cho văn hóa, cả hai điều đó đều đáng được tất cả những người yêu chuộng tự do trên khắp thế giới ngợi ca và nhiệt tình ủng hộ.

Quay lại năm 1959, khi tôi là thư ký riêng cho sĩ quan tình báo huyền thoại người Mỹ, sỹ quan chỉ huy M.Riis, lúc đó đang làm Tùy viên Hải quân tại Đại sứ quán Mỹ ở Liên Xô trong Thời Nội chiến Nga, người được biểu dương cho Hải quân Thập tự US vì sự cống hiến phục vụ của ông ở Liên Xô Đỏ. Sỹ quan Riis đã cảm thấy rất cần thiết phải liên kết ngầm những người Mỹ và những người không Mỹ, cả những người Bảo Hoàng và những người thuộc phe Đồng minh, những người dân chủ chống cộng với nhiều năm kinh nghiệm chiến trường ở những nước có cộng sản cai trị và đang đối mặt với những vấn đề cộng sản để liên minh thành một cơ sở hạ tầng để vận hành một cơ chế ủng hộ đạo đức vững chắc cho việc chống cộng ở những nước bị thâm nhập trầm trọng hay đang bị cộng sản điều khiển. Từ đó, Tổ chức Quốc tế Chống cộng đã ra đời như một tổ chức quân khu chuyên biệt nằm trong hệ thống quân sự chính phủ Mỹ, và trong nhiều năm nó đã được đặc biệt công nhận như một tổ chức chuyên dụng bởi những nhiệm vụ đặc quyền, như Bộ Bách khoa Toàn thư về Liên Minh.

Chủ tịch đầu tiên của tổ chức Quốc tế Chống cộng là một người Cô – dắc ưu tú của nước Nga Vasili G. Glaskow, cũng là chuyên gia chính thức về các vấn đề Cô – dắc, làm việc cho đài tiếng nói tự do và cơ quan liên minh. Tôi là phó chủ tịch (hiển nhiên là đại diên cho chỉ huy Riis vào giai đọan đầu), từ 1959 đến 1988, sau đó tôi kế nghiệm Vasili và tiếp tục đảm nhiệm vị trí Chủ tịch cho đến giờ.

Một trong những vấn đề đáng quan tâm của nhiều sáng lập viên ACI liên quan tới hai học thuyết gây tranh cãi vào thời đó trong chính phủ Mỹ có liên hệ đến chủ nghĩa cộng sản đấu tranh. Một là học thuyết “chính sách ngăn chặn” ( Containment ) được phát triển bởi “Ông X”, nhà ngoại giao Mỹ nổi tiếng George Kennan. Học thuyết thứ hai là “chính sách giải phóng” (Liberation) được Bộ trưởng Mỹ John Foster Dulles đặc biệt tán thành. Học thuyết thứ nhất đã đạt được thành công đáng kể, ví dụ trong Thời kỳ Phong tỏa Bec Lin năm 1948 và trong quá trình ngăn chặn sự sụp đổ của Hy Lạp đối với những người cộng sản nổi dậy được trang bị vũ khí thời đó. Sự sụp đổ của nó là chính sách ngăn chặn cho phép những người cộng sản tìm kiếm những mối liên kết, những móc xích yếu hơn vì nhiều lý do trong Thế giới Tự do và rồi lạm dụng chúng. Đó là những gì họ đã trải qua với những mức độ thành công khác nhau, đáng chú ý là ở Trung Quốc nơi mà tên bạo chúa Liên xô Đỏ Stalin có thể cài đặt và bảo trợ con rối cộng sản Mao Trạch Đông. Hơn thế nữa, học thuyết chính sách ngăn chặn cũng cho phép tạo ra một vài ủng hộ nhỏ về mặt đạo đức cho những Quốc gia Nô lệ, bao gồm Nga và Trung Quốc.

Mặt khác, học thuyết chính sách giải phóng nhấn mạnh sự ủng hộ đấu tranh sau những Lá chắn bằng Tre và Sắt (the Iron and Bamboo Curtains), nhưng nó cũng lụy tàn và không thể gây ra những ủng hộ ngoại giao và chính trị hiệu quả cho những Chiến sỹ Hunggary Tự do khi họ đánh bại chính quyền cộng sản Hunggary năm 1956. Hơn nữa, học thuyết này đã gặp nhiều vấn đề thực tế vì sự cản trở của luật quốc tế và nguyên tắc ngoại giao, và sự nguy hiểm của chiến tranh hạt nhân.

Như một kết quả xung đột giữa những yếu điểm khác nhau của cả học thuyết chính sách ngăn chặn và chính sách giải phóng, ACI đã nhận ra rằng cần thiết phải khám phá một sự lựa chọn học thuyết mới cho việc chống chủ nghĩa cộng sản.

Khảo sát khởi đầu cho vấn đề này , được xây dựng dựa trên sự cần thiết phải hiểu biết những cơ sở để xem xét mục đích của nó mặc dầu nó đúng là một lĩnh vực chuyên biệt hơn là một nhiệm vụ của chính phủ đối với ACI, đã đòi hỏi phải “lựa chọn những bộ não“ của những người trong cơ sở hạ tầng của ACI cho mục đích thống nhất, dung hòa và thông suốt bên trong chiến dịch học thuyết mới. Cuộc nổi dậy ở Novochenkassk, thủ đô truyền thống của người Cô – dắc quý tộc ở Nga, năm 1962, mặc dù nó bị lực lượng An ninh Đặc biệt bên trong Buryat Monglo của Nga tiêu diệt, đã cung cấp những hướng thúc đẩy cho việc khảo sát những phong vũ biểu về thái độ tâm lý, quan điểm và khuynh hướng những người đang sống dưới chế độ cộng sản. Từ những phong vũ biểu này, ACI đã phát triển một học thuyết nội bộ về sự “Sự nổ tung bên trong” nhằm mục đích tạo ra một sự hỗ trợ về mặt đạo đức cho những nhân tố nổi dậy trong những quốc gia cộng sản những người hiểu rõ tầm quan trọng của niềm tin cậy bên trong như một yếu tố tối cao cho những cuộc vận động nổi dậy chống cộng hơn là sự giúp đỡ bên ngoài. Học thuyết sự nổ tung bên trong không được công bố vội vàng như một tổng thể có tổ chức nhằm mục đích an toàn hệ thống, nguồn và phương pháp nghiên cứu, nhưng nó đã thể hiện ra tính đúng đắn của mình, khi được chứng minh bằng những sự kiện diễn ra giữa Nga và Đông Âu khi các quốc gia khác nhau đã thực sự tự giải phóng và bây giờ đang được chứng minh ở Trung Quốc trong một tiến trình đang diễn tiến.

Một lần nữa sau đó, sau cuộc triển khai đồng loạt của học thuyết “nổ tung bên trong”, và cho đến bây giờ bài báo đặc biệt này được công bố trên Thời Báo Đại Kỷ Nguyên, một “sự cần thiết để hiểu” những cơ sở hạn định là đóng vai trò then chốt cho sự thống nhất bên trong của học thuyết về những phong vũ biểu các tập hợp về tâm lý dựa trên Phương pháp So sánh miền Cleve Backster (the Backster Zone Comparison methodology), Cleve Backster là một trong những người bạn thân thiết nhất của tôi và là đồng nghiệp trên nhiều lĩnh vực quan trọng trong hơn 43 năm qua, và ngày nay là một nhà chức trách được thế giới công nhận trong lĩnh vực công nghệ quân sự đa phương. Bây giờ Cleve cũng là một nhà khoa học hàng đầu của cuộc chiến sống còn giữa khoa học duy vật và khoa học cấp tiến đây cũng là một lĩnh vực chiến lược quan trọng của nhân dân Trung Quốc trong nổ lực để đưa đất nước trở lại những giá trị đích thực và giải phóng chính mình khỏi cái áo choàng duy vật nặng nề và tà vạy của ý thức hệ cộng sản.

Sự phân biệt này, chính là trận chiến tương quan giữa khoa học duy vật và khoa học cấp tiến sẽ đem lại những lợi ích khổng lồ mới một khi người Trung Quốc giải phóng tự thân khỏi chủ nghĩa cộng sản trong một tương lai không xa, như các phong vũ biểu của ACI đã chỉ ra. Phần lớn các thành viên của viện hàn lâm khoa học Trung Quốc đã rất chán nản với cái gông cùm của học thuyết duy vật cộng sản, ngoại trừ một vài con ngựa què của Đảng, và điều đó làm cho sự phát triển của khoa học truyền thống Trung Quốc vô tận bị mắc cạn bởi các giới hạn duy vật. Toàn thế giới sẽ được lợi ích rất lớn, bao gồm cả hội đồng khoa học, nhờ cuộc tự giải phóng của Trung Quốc khỏi tầm chật hẹp và sự sai lầm của học thuyết cộng sản.

Những người cộng sản áp đặt lừa đảo và gieo rắc cái ý thức hệ duy vật ở bất cứ nơi đâu mà họ có thể, điều này hoàn toàn phản bội lại các quy luật tự nhiên của khoa học. Thí dụ: “Chín bình luận về Đảng Cộng Sản” của Thời Báo Đại Kỷ Nguyên đã phân tích rất chính xác và rất thyết phục:”Những nhà khoa học chân chính đều có một cái nhìn rất rộng mở về vũ trụ, và họ sẽ không xuất phát những quan niệm có hạn của cá nhân để phủ nhận những điều “chưa biết” vô hạn. Khoa học gia nổi tiếng Niu-tơn, trong quyển sách có tính chất khai thủy của ông Các Nguyên Lý Của Toán Học phát hành năm 1678, đã giải thích rất chi tiết những nguyên lý của cơ học, sự hình thành thủy triều, và sự vận động của các hành tinh, và đã tính toán sự vận hành của thái dương hệ. Niu-tơn, một người toàn tài như vậy, lại luôn nhắc lại rằng quyển sách của ông chỉ là một sự mô tả về các hiện tượng bề mặt, và rằng ông tuyệt đối không dám nói gì về ý nghĩa chân chính của đức Chúa tối cao trong việc sáng tạo ra vũ trụ. Trong lần tái bản của quyển sách Các Nguyên Lý Của Toán Học, để bày tỏ đức tin của ông, Niu-tơn đã viết, “Hệ thống tuyệt đẹp này bao gồm mặt trời, các hành tinh, và các ngôi sao chổi chỉ có thể bắt nguồn từ ý chỉ và quyền năng của một đấng đại trí và quyền uy… Như một người mù không có khái niệm về màu sắc, cũng như vậy chúng ta không biết được cách mà đức Chúa tối toàn năng nhìn nhận và hiểu biết mọi thứ.”

Thật không may, nhiều khoa học gia người Mỹ cũng tự áp đặt cho mình những giới hạn của những nguồn học thuyết duy vật cứ chú trọng vào những quan điểm què quặt xem sự mở rộng những kiến thức khoa học, sự biện hộ không đúng đắn cho sự phát triển của khoa học thành như là mục đích, đâu phải như vậy, mà không phải là chú tâm vào một phương pháp chân thực và hoàn thiện khi áp dụng với sự cởi mở và tính đúng đắn. Trận chiến giữa phần lớn khoa học gia Trung Quốc với số ít những con ngựa duy vật của Trung Cộng cũng đã diễn ra như vậy trong đế chế cộng sản cuối cùng ở Đông Âu và Nga.

Khi chuyển từ Nga sang Mỹ cho một cuộc điều trị, Trung tướng chống cộng dũng cảm Petro Grigorenko đã kể với tôi trong một cuộc nói chuyện phỏng vấn riêng rằng anh ta rất ngạc nhiên là quá nhiều khoa học gia người Mỹ mà anh ta gặp ở đây thậm chí còn có tư tưởng duy vật hơn cả những nhà khoa học bình thường ở Liên Bang Xô Viết thời ấy. Quan sát ấy của một cựu chiến binh, một công trình sư, một nhà khoa học và chuyên gia điều khiển quân sự ưu tú đã từng kinh qua Đại Thế chiến II, với tầm hiểu biết sâu sắc nhất về quân lực Liên Bang Xô Viết, tất nhiên là cũng cung cấp thêm nhiều điều lý thú cho những suy tưởng của những người quan tâm đến việc phủ định ý thức hệ duy vật cộng sản.

Như kết quả một giai đọan tự giải phóng đang dũng tiến một cách cực nhanh ở Trung Quốc hôm nay, tôi nhất quyết rằng như một sự ủng hộ hữu ích về các giá trị đạo đức từ Liên Bang Mỹ, là người bạn ngang tầm với Trung Quốc tự giải phóng tương lai, như một người đồng minh, một người hàng xóm và đồng hành từ phía bên kia Thái Bình Dương, chúng tôi sẽ sửa soạn và phát hành những báo cáo của ACI có liên quan thực chứng đến những tư liệu đặc biệt được đề cập đến trong “Chín Bình Luận Về Đảng Cộng Sản” và sự thay đổi tình thế đang diễn ra rất nhanh ở Trung Quốc kết hợp với những nguồn tư liệu đã được sử dụng trong thời Chiến tranh Lạnh chống đế chế Xô Viết ma quỷ ( Như lời của Tổng thổng Mỹ Ronald Reagan đã gọi chế độ độc tài cộng sản từ khi mà nó đổ sụp và chuyển thành một dân tộc tự do, không chỉ riêng toàn bộ nước Nga, nước đã trải qua thời kỳ dài nhất dưới chủ nghĩa cộng sản).

Là chủ bút của tạp chí Đông Âu, nhằm phát huy nhiều chức năng hơn nữa của ACI trong 46 năm qua, tôi đã viết, tôi đã soạn, đã duyệt, đã đăng tải, đã vận hành và phổ biến được một số lượng lớn những nguồn tư liệu, và đã thực sự tìm thấy trong 20 báo cáo thời kỳ đầu của ACI rằng: những nguồn tư liệu này là bằng chứng, chứng thực đầy đủ cho “Chín Bình Luận Về Đảng Cộng Sản”, hoàn toàn như một chứng cứ kinh điển của những gì đã từng trải qua.

Các báo cáo của ACI sẽ là vô giá đối với bất cứ ai quan tâm đến tình trạng thực tế Trung Quốc cho các mục đích chính trị, thương mại, hàn lâm học, hay các phương tiện thông tin đại chúng, hơn nữa, là thực sự ủng hộ cho ý nghĩa đạo đức của của người Trung Quốc trong cuộc chiến đấu vì sự giải phóng tự thân cho dân tộc Trung Hoa vĩ đại khỏi chủ nghĩa cộng sản.

Chúng tôi không hề quan tâm rằng Trung Cộng chắc chắn sẽ phát hiện hơn ra một vài phương pháp, nguồn và hệ thống ACI đã hoạt động rất chặt chẽ trước đây thông qua việc phát hành các báo cáo của ACI, trong những ngày còn sót lại mà quyền lực của chúng vẫn khống chế Trung Quốc chỉ đếm trên đầu ngón tay này. Một khi Trung Quốc được tự do, toàn bộ động lực của thế giới sẽ hoàn toàn thay đổi hướng tới những điều tốt đẹp và những con quỷ khác đang chống đối nhân loại sẽ chấm hết cùng thời với một trật tự thế giới mới bắt nguồn từ Trung Quốc tự giải phóng như là một trung tâm của thiên đường. Bất cứ độc giả khách quan nào của Đại kỷ nguyên thời báo đều có thể dễ dàng tìm thấy các chủng loại thông tin khác nhau trên trang báo về Trung Quốc thật – không phải là một phiên bản Cộng sản sai lầm khác – từ đây thế giới sẽ ngợi ca địa vị độc tôn của một Trung Quốc dân chủ.

Jon Speller là chủ bút trước đây của tạp chí Đông Âu. Ông cũng là thành viên của nhóm sáng lập viên Trung tâm Quốc tế Chống cộng (ACI ) năm 1959, là phó chủ tịch năm 1959 – 1988, và là chủ tịch từ năm 1988. Ông là trợ lý giám đốc của văn phòng chỉ huy tác chiến của ACI dưới sự chỉ huy của sỹ quan Sergiics M. Riis từ năm 1959 – 1963 và là giám đốc từ năm 1963.

Ngày đăng: 12-07-2005