Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Nghị sĩ quốc hội Canada nói tại hội nghị Tương lai của cộng sản ở Trung quốc

ở Trung quốc

Tổ chức tại Đại học Toronto, ngày 20 tháng 5 năm 2005

Stockwell Day – nghị sĩ quốc hội (MP)

06/06/05 — Từ DAJIYUAN.COM

Stockwell Day, MP (www.stockwellday.com)

Kính tặng Thời Báo Đại Kỷ Nguyên

Ở văn phòng của tôi, chúng tôi đã có thói quen mong đợi những ấn bản hàng tuần của Thời Báo Đại Kỷ Nguyên. Nó là một nguồn thông tin và bình luận hữu ích về những vùng mà tôi quan tâm, nhưng cái đáng buồn phải nói là, nó thường không chú ý tới hoặc có rất ít những nguồn tin về Canada.

Ban biên tập của Thời Báo Đại Kỷ Nguyên quan tâm tới tiến trình dân chủ ở mọi nơi trên thế giới, và cảnh báo con người đang chịu đau khổ ở mọi nơi. Những vấn đề gần đây đã lôi cuốn sự chú ý tới những hành động đàn áp của các chế độ Burma(Myanmar), Nepal, Sudan, Việt nam, Zimbabwe và nhiều chế độ khác. Sự tường thuật về những vấn đề này là rất đáng giá đối với tôi vì tôi đang thúc đẩy chính phủ Canada tiến thêm nữa trong việc thúc đẩy nhân quyền trên toàn thế giới.

Trong các tờ báo thông dụng của chúng ta, phần về các sự vụ quốc tế đang rút lại và đang lùi càng ngày càng sâu vào bên trong các trang. Các nhà biên tập thường bày tỏ quan tâm nhân đạo xác thực về sự chịu đựng đau khổ của những người đặc biệt những người mà được những tờ báo chính chú ý tới (nó có thể là Darfur trong tuần này) nhưng trong phần tin tức chính của cùng những tờ báo đó chúng ta thấy ít bằng chứng rằng các tờ báo được quan tâm ở chỗ có nhiều tin xấu hơn là nó có thể chứa một cách phù hợp trong giới hạn của sự quan tâm về những vấn đề sức khỏe và sự thịnh vượng trong nước chúng ta. Hiếm khi họ thể hiện tinh thần điều tra cái mà đã tạo dấu ấn cho Thời Báo Đại Kỷ Nguyên.

Quá nhiều người không có vẻ đánh giá đúng sự khác biệt của chúng ta về những tình huống mà dưới chúng hầu hết thế giới sống cuộc sống hàng ngày là phục vụ các mục đích tuyên truyền của các kẻ thù không thỏa mãn được trong cách sống của chúng ta.

Tôi đề xuất việc đọc thường xuyên Thời Báo Đại Kỷ Nguyên như là thuốc giải độc cho sự tự lo lắng.

Chín bài bình luận về Đảng Cộng Sản

Đề tài của chúng ta hôm nay là sự ảo tưởng hiện tại về chủ nghĩa cộng sản của Cộng hòa Nhân Dân Trung Quốc (CHNDTQ). Trong khi đây là câu hỏi gần gũi với sự quan tâm của những người biên tập của Thời Báo Đại Kỷ Nguyên và hầu hết độc giả của nó, nó lại không là một sự quan tâm mang tính địa phương hay một dân tộc. Thời Báo Đại Kỷ Nguyên xem vấn đề của Trung Quốc trong ngữ cảnh của cuộc đấu tranh toàn cầu cho dân chủ và nhân quuyền.

Hầu hết các bạn đã biết nền tảng của câu chuyện này.

Thời Báo Đại Kỷ Nguyên đã xuất bản, đầu tiên bằng tiếng Trung Quốc (vào tháng 11 năm 2004) và sau đó được dịch ra nhiều tiếng khác nhau, một tài liệu gọi là “Chín bài bình luận về Đảng Cộng Sản” mà sau đó đã được đưa lên Internet. Tài liệu này duyệt lại lịch sử của Đảng Cộng Sản ở Trung Quốc, phơi bày những sự xuyên tạc mà chính phủ cộng sản của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc vẫn truyền bá và sự xuyên tạc bào chữa mà (đáng buồn) đã được học sinh Trung Quốc trong thời kỳ lịch sử gần đây nhắc lại như vẹt trong các cộng đồng được biết của chính chúng ta, trong bình luận và trong việc ra các quyết định chính trị. Kết quả của sự xuất bản Chín Bài Bình Luận này đã làm rung chuyển (người đọc). Tới ngày 10 tháng 5, 2005 hơn 1,3 triệu người đã công khai đăng ký thoái Đảng cộng sản Trung quốc. Mỗi ngày, khoảng 10.000 thoái đảng mới được đưa lên website Internet này (dajiyuan.com) Biếu ngữ và áp phích đã bắt đầu xuất hiện trên toàn Trung Quốc với tin tức về những sự thoái đảng này, và nhiều thảo luận đang diễn ra ở khắp mọi nơi. Nhiều người ký tên (thoái đảng) đã trả một cái giá cao – trong đó nhiều người là giáo viên, viên chức, người dân thuộc đủ các nghề nghiệp.

Những sự kiện gây sốc này đã làm cho Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc vội vã cử cán bộ tới mỗi một trong 58 tỉnh của Trung Quốc để tổ chức các nhóm học tập để bảo đảm sự tái cam kết với ĐCSTQ. Có vẻ là chiến dịch nhằm phản ứng lại Chín Bài Bình Luận này có thể là gậy ông đập lưng ông, vì nó đã mang lại tính cộng đồng lớn hơn cho sự tồn tại của chúng (Chín Bài Bình Luận) và làm cho sự lưu hành của chúng lớn hơn.

Không phải điều ngạc nhiên kém nhất của câu chuyện này – và chắc chắn cái thất vọng nhất với tôi là sự hầu như hoàn toàn phớt lờ nó đi của các phương tiện truyền thông của chúng ta.

Có phải là các nhà báo và biên tập viên và nhà xuất bản của chúng ta không coi điều này như là một chuyện quan trọng? Những gì trên trái đất có thể quan trọng hơn? Hoặc có phải họ nghi ngờ tính chân thực của nó? Có thể họ đã bị tiêm nhiễm bởi sự truyền bá mà CHNDTH đã cung cấp một cách rộng rãi về điều thần kỳ kinh tế và những bước dài vững chắc về phía sự thịnh vượng của nhân dân Trung Quốc? Đáng để nhớ lại trong ngữ cảnh này rằng thất bại gần như hoàn toàn của các nhà báo của chúng ta, và cho cái có ý nghĩa với các viện sĩ và các nhà bình luận chuyên nghiệp, để chấp nhận những triệu chứng cho sự sắp sụp đổ của đế chế cộng sản ở Châu Âu vào năm 1989 – sự đánh giá thấp đòi hỏi dân chủ, vai trò của những người phản đối và những người bị từ chối; thậm chí khi cộng sản Xô viết đang rạn vỡ, những nhà bình luận của chính chúng ta lại từ chối sức sống của các lực lượng địa phương có sức mạnh, dựa trên các ký ức truyền thống về sự đoàn kết vô thần và sự giải tán lực lượng trung thành tôn giáo sau sáu mươi năm và hơn nữa khi thuyết vô thần được tuyên bố một cách chính thống.

Nói chung, các nhà báo cần một viễn cảnh lịch sử dài hơn. Khi tham chiếu tới sự quan tâm của chúng ta ở đây: chúng ta cần tra cứu lịch sử về sự mong muốn dân chủ ở Trung Quốc và những ghi chép quan trọng về sự thực hiện dân chủ trong quá khứ.

Người dân Trung Quốc và thách thức của dân chủ

Sự từ bỏ của đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc không phải tự dưng mà có.

Chúng ta đã nghe trong hàng thập kỷ nói nhiều về sự thiếu dân chủ trong lịch sử của nhân dân Trung Quốc. Một số quá nhấn mạnh khi nói về bản năng di truyền chống dân chủ trong gen của người Trung Quốc. Họ nói chúng ta giải thích cách khác thế nào về thực tế rằng phần lớn người Trung Quốc trên thế giới ngày nay – những người sống dưới quyền lực của nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Quốc- đã bị cai trị quá lâu bởi sự thống trị độc đoán, một đảng, phản dân chủ?

Có phải thực tế này nói rằng không đủ khả năng để có dân chủ?

Nhưng, câu trả lời ngắn cho câu hỏi này là lịch sử gần đây của Đài Loan.

Nhưng tôi muốn hướng suy nghĩ của chúng ta theo chiều hướng của một câu trả lời dài hơn – cái mà chúng ta tìm thấy trong lịch sử nhân dân Trung Quốc theo đuổi việc thực hành dân chủ trong thế kỷ trước.

Lịch sử này, tôi đã đọc, được tạo đặc điểm bởi những nỗ lực can đảm nhằm kết hợp thực hành tự do và dân chủ. Chỉ một thế kỷ trước, nhân dân Trung Quốc dường như đã bị khoá vĩnh viễn vào di sản áp bức của các hoàng đế cha truyền con nối, được tiếp tay bởi giới trí thức hoàn toàn phục tùng, được làm vững chắc thêm bởi những hệ tư tưởng chính thống nuôi dưỡng sự phát triển các tầng lớp ưu tú trong xã hội – và tất cả đã chống đỡ cho đội quân của những người lính nông dân mù chữ. Vào đầu thế kỷ 20, những trí thức (cả những người ở trong nước và ngoài nước Trung Quốc) mong muốn được chấp nhận một cách nghiêm túc đã nhấn mạnh rằng nhân dân Trung Quốc đã sống quá lâu dưới chế độ chuyên quyền đó, rằng mong ước được tự do đơn giản có thể không được. Nhưng sau đó từ một nơi nào đó (nó có vẻ vậy) đã xuất hiện những tinh thần soi sáng – đáng chú ý nhất là Tôn Dật Tiên – người đã thách thức chế độ chuyên quyền này dưới danh nghĩa của dân chủ.

Sự sụp đổ của chế độ chuyên quyền vào năm 1911 quá bất ngờ và kịch tính, tới mức mà những nhà viết sử vẫn còn tranh luận để giải thích động lực của nó. Nó là một câu chuyện của hai bước tiến, một bước lùi – cứ thế và cứ thế. Đã có nhiều thất vọng (nói một cách nhẹ nhàng) nhưng khi các bạn ngẫm nghĩ rằng một thế kỷ không phải là một thời gian dài khi các nhà viết sử đếm thời gian, và rằng Trung Quốc – tại đầu của thế kỷ 20 vẫn chưa bắt đầu chuyển dịch từ chế độ phong kiến, khía cạnh thực sự đáng kể của câu chuyện này là những gì đã được thực hiện bao nhiêu.

Tôn Dật Tiên (1866-1925), được biết đến như là cha đẻ của cách mạng Trung Quốc, đã tìm kiếm để kết hợp kí ức của nhân dân về những lần chống lại áp bức có tính lặp đi lặp lại với sự xem xét rõ kỹ lưỡng, và như là ông đã thấy, một lý thuyết khoa học về sự tự cai trị đã được minh họa ở các mô hình phương Tây. Là một người đàn ông được giáo dục (một bác sĩ y khoa) đã đi giao du rộng khắp, một tín đồ Cơ đốc giáo được nhiều người khâm phục trong đó cólnhững người lãnh đạo và người trần thế của Giáo hội (Cơ đốc giáo) trên khắp thế giới, ông đã phát triển ba Nguyên Tắc của Nhân Dân (1905) ở đó ông đã kết hợp chủ nghĩa dân tộc và dân chủ với một số đặc điểm của chủ nghĩa xã hội hiện tại. Khi cách mạng nổ ra chống lại vị Hoàng đế cuối cùng, (một vị vua còn là một cậu bé mà ở phương Tây chúng ta gọi là Henry Pu-yi), hệ tư tưởng của Tôn nhanh chóng thấm vào hàng ngũ của mọi tầng lớp những người mong muốn một sự đảo ngược đột ngột tất cả các ảnh hưởng của nhiều thế kỷ dưới chế độ chuyên quyền (phong kiến). Nhưng mọi thứ nhanh chóng trở lên xấu: hầu hết những nhân vật quyền lực hưởng lợi từ các sắp đặt cũ đã đòi lại các quyền lợi của họ băng sức mạnh bạo lực, và trong chỉ một vài năm nhiều người đã nói rằng mọi thứ còn tồi hơn trước đây.

Chế độ tuy ngắn ngủi nhưng gây cảm tình của Tôn vẫn tạo ra sự kính trọng của chúng ta và xứng đáng được nghiên cứu mới lại. Tới ngày nay, người dân Trung Quốc ở mọi nơi, ở lục địa, ở Đài Loan và ở khắp các cộng đồng người Trung Quốc, đều xem Tôn Dật Tiên như là người đã tạo ra hy vọng cho dân chủ. Những đức hạnh cơ bản trong những bài giảng của ông chắc chắn sẽ không bị lãng quên – đúng là những người kế nhiệm của ông trong Quốc Dân Đảng đã trượt quá dễ dàng vào sự cám dỗ của việc thỏa hiệp giữa các nguyên tắc của dân chủ và lý tưởng cai trị rõ ràng thích hợp, mang lại những tai tiếng trên những nguyên tắc này. Những gì xấu hơn là Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã làm vấy bẩn danh tiếng của các nguyên tắc dân chủ của Tôn bằng cách làm cho chúng nằm dưới ách của lý thuyết Marxist-Leninist.

Khi Tôn làm việc nhằm làm cho Trung Quốc phong kiến thành một quốc gia tự do và dân chủ, ông đã gặp những chướng ngại to lớn. Một số có thể được phân thành những chướng ngại “tự nhiên”: trong số hầu hết những thứ dễ thấy của những chướng ngại loại này là dân số lớn và quy mô địa lý của Trung Quốc cũng như là dân tộc phức tạp và các sự khác biệt địa phương. Cũng như vậy, trong những ngày đó (những năm 1910 và 1920) có di sản đáng kinh sợ của nhiều thế kỷ dưới sự đàn áp cũ của tinh thần cá nhân: di sản của chế độ phong kiến, nạn mù chữ, sự cai trị tàn nhẫn của các độc tài địa phương và sự thiếu vắng của những gì chúng ta coi là sự cai trị của pháp luật. Nhưng những gì thực sự có ý nghĩa – như chúng ta có thể thấy hôm nay – là triển vọng dân chủ thực sự đã đi vào linh hồn của nhân dân Trung Quốc: sự kết nối giữa dân chủ và tự do đã được nhận thức rõ ràng và hầu như đã được chấp nhận phổ biến.

Sau một vài năm, những lợi ích độc đoán đã tự được thiết lập lại, dưới những cái tên mới: đã có những chế độ độc tài địa phương ở nhiều tỉnh và nhiều đảng chính trị tất cả đều có tham vọng theo các nguyên tắc dân chủ nhưng tất cả đều thiếu khả năng đưa ra một tầm nhìn cho cả quốc gia. Những điều thất vọng xảy ra với Tôn Dật Tiên đã làm ông xem lại mong ước của mình đối với Trung Quốc. Ông đã từ bỏ kế hoạch của mình nhằm thực hiện dân chủ ngay để đề xướng “dân chủ có chỉ đạo” – một hệ thống một đảng, với tầng cao nhất của chính phủ được điều khiển đảng và không được đem ra dưới sự xem xét dân chủ. Tôn đã bị dẫn dắt dưới chiều hướng này bởi những người cố vấn từ Liên bang Xô Viết, sau đó tân tiến trên thế giới, và được khuyến khích bởi nhiều nước phương Tây như là một đội quân tiên phong của dân chủ nhân dân. Quốc Dân Đảng của Tôn lúc bấy giờ đã đi vào sự cộng tác với Đảng Cộng Sản Trung Quốc, được hướng dẫn bởi Liên bang Xô Viết. Đây là một sai lầm trầm trọng.

Như đã đoán trước liên minh đã bị tan vỡ vào giữa những năm 1920. Người kế nhiệm của Tôn là Tưởng Giới Thạch nhanh chóng phát hiện ra rằng các lý tưởng của cộng sản không tương thích với các di sản của Tôn; và vì thế ông đã theo đuổi một mô hình “dân chủ có chỉ đạo” – đó là được chỉ đạo bởi ông ta. Cuối cùng ông đã hứa, bàn tay hướng dẫn của ông sẽ được nâng lên nhẹ nhàng, và dân chủ thực sự sẽ được thiết lập. Thời điểm đó đã không bao giờ đến trong đời của ông, cũng không trong đời của con trai ông và người kế nhiệm. Tuy nhiên chúng ta đã thấy nó tồn tại trong thời đại của chúng ta, đến sau nhiều lần duyệt lại hiến pháp của Tưởng Giới Thạch, và dân chủ độc đoán đã được phát triển trên hòn đảo Đài Loan.

Như chư vị đã biết đã bắt đầu một cuộc nội chiến tàn khốc vào cuối những năm 1920 giữa những người dân theo Quốc Dân Đảng và những người dân theo cộng sản dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông – cuộc nội chiến vẫn tiếp diễn khi Nhật Bản tấn công Trung Quốc và nó chỉ ngừng lại một phần trong cuộc chiến tranh của người Nhật Bản (kết thúc vào tháng 8 năm 1945).

Không có sự trùng hợp nào khi mà chế độ của Mao Trạch Đông lên nắm quyền vào năm 1949 thì việc làm đầu tiên của nó là bao gồm hai phần – trừ tiệt những bài nói tự do (không có nó thì không thể tồn tại dân chủ) và trừ tiệt các nhà thờ. Khi Mao bắt đầu chiến dịch của mình để phá hủy Cơ Đốc giáo ở Trung Quốc, Mao đã bao gồm luôn cả ý định chuyên chế của mình bằng những khẩu hiệu về ảnh hưởng của nước ngoài, sự bại hoại của người Mỹ, và vân vân. Điều này phù hợp các mục đích tuyên truyền nội bộ của Mao, và nó cũng tạo ra một hợp âm hưởng ứng với những phần tinh túy nhất của phương Tây những người có xu hướng coi thường sự tồn tại của tôn giáo, và vui vẻ bị thuyết phục rằng Cơ Đốc giáo chỉ là một mặt của chủ nghĩa đế quốc Eurocentrtic. Nhiều thập kỷ sau, khi CHNDTH đã cảm thấy bị thúc ép bởi những gì đã xảy ra với các chế độ Cộng sản ở một nơi khác, nó đã làm dịu chính sách đàn áp các nhà thờ của nó và đồng thời bắt đầu chấp nhận doanh nghiệp tự do và sở hữu tư nhân trong cuộc sống của người Trung Quốc, chúng ta ở phương Tây đã được phép là nhìn vào cuộc sống của nhân dân Trung Quốc ở lục địa Trung Quốc muộn. Những gì ngay lập tức trở thành những bằng chứng là ước vọng dân chủ đã không bao giờ bị phá hủy, cũng như là ước vọng tự do ngôn luận và trên hết là ước vọng tự do tín ngưỡng.

Vì sự kiểm soát chặt chẽ trên mọi khía cạnh thông tin, và bởi vì sự chú ý của các phương tiện thông tin đại chúng phương tây xoay quanh các vấn đề khác, chúng ta ở phần này của thế giới đã không được phép nhìn thấy nhiều hơn là một vài trường hợp lệch lạc rõ ràng và ngẫu nhiên về sự phản đối dân chủ trong toàn bộ thời của Mao. Đến thời gian mà sự kiện Thiên An Môn diễn ra vào tháng 6 năm 1989, những tiến bộ trong công nghệ truyền thông đã thực sự làm cho việc giấu kín cuộc sống hàng ngày của Trung Quốc khỏi tầm nhìn của thế giới bên ngoài thậm chí không thể xảy ra đối với ngay cả chế độ nắm đấm sắt đó. Các cuộc phỏng vấn trực tiếp nhiều người phản đối Thiên An Môn đã chứng thực trên toàn thế giới ước vọng không thể kìm nén được của nhân dân Trung Quốc về dân chủ và đã tạo ra sự khuyến khích cho những người dân thường cũng có mong muốn có cùng kết thúc trên mọi lục địa.

Chúng ta nên làm gì?

Chính phủ Canada nên cho công chúng biết những sự kiện này – việc xuất bản của “Cửu Bình” và các thoái xuất khỏi ĐCSTQ sau đó. Tôi hầu như không thấy gì về “Cửu Bình” hay các thoái xuất khỏi ĐCSTQ sau đó ở các tờ báo của Canada. Đó không phải là một câu chuyện khó hiểu. Người Canada sẽ nhận ra ý nghĩa của điều này ngay lập tức khi nó xuất hiện trên mặt báo.

Chính phủ không thể bảo các phương tiện truyền thông tự do đưa ra công chúng về bất cứ thứ gì – nhưng các phương tiện truyền thông sẽ phải thỏa mãn lợi ích của công chúng là biết nhiều hơn nếu chính phủ chủ động công bố thứ gây xúc động này bằng những bài viết tự do.

Sự công khai là chìa khóa cho việc này. Cũng như nhiều người trong các bạn biết, đã có một nỗ lực trơ trẽn của chính phủ CHNDTH nhằm giữ các phóng viên không đưa các tiếng nói không phải của cộng sản ra khỏi bên ngoài Thủ tướng trong chuyến thăm gần đây tới Trung Quốc. Chúng phủ của chúng ta đã giả vờ rằng CHNDTH chỉ đang thực hành quyền của nó như là một người chủ nhà. Đây là một điều đáng ngượng ngùng và đáng khinh.

Chính phủ Canada nên đưa ra công khai sự phủ nhận nhân quyền ở Trung Quốc.

Trung Quốc là nước phạm tội chống lại nhân quyền số một. Nhưng Trung Quốc chưa bao giờ là mục tiêu của Nghị quyết chỉ trích về báo cáo nhân quyền trong Liên Hợp Quốc – cũng như Ủy ban Nhân Quyền, cũng như từ bất kỳ nước khác trong ủy ban.

Bây giờ một sự mỉa mai không thể tin được: Trung Quốc hàng năm vẫn nhận được 50 triệu đô la từ Canada dưới danh nghĩa hỗ trợ phát triển – tổng số lên tới nửa tỷ đô la trong thập kỷ qua.

Chính phủ của các nước nhỏ hơn và dễ bị tổn thương hơn cũng như các chính phủ mà, giống như Trung Quốc, đã quyết định duy trì thành lũy của họ chống lại các lực lượng tìm kiếm thúc đẩy nhân quyền đều đồng ý thoải mái với âm mưu này. Không có lý do để Canada ngoảnh mặt đi khỏi tình hình con người ở Trung Quốc. Thực tế đáng buồn là chúng ta đã quá quan tâm đến việc mở rộng thị phần của những gì chúng ta tưởng là những cơ hội kinh tế lớn và không có đáy ở Trung Quốc đến mức chúng ta chỉ đưa ra những tuyên bố theo lễ nghi khi khai mạc các cuộc họp – và sau đó ngậm miệng lại khi chúng ta bắt đầu việc kinh doanh thực.

Tôi chú ý một bài của Thời Báo Đại Kỷ Nguyên, 321 tháng 3 ngày 25, năm 2005, có tiêu đề “Pettigrew bị chỉ trích vì sự im lặng về Trung Quốc ở Liên Hợp Quốc”. Nói chuyện với một số các tổ chức phi chính phủ, tổng thư ký của Hội ân xá quốc tế là Alex Neve đã nói: “Thất bại đang xảy ra của Ủy ban về quyền con người về giải quyết các vi phạm quyền con người nghiêm trọng ở Trung Quốc là đáng ngượng… Sự không sẵn lòng hỗ trợ của Canada, để một mình đương đầu với mũi nhọn, cố gắng đưa một giải pháp trước Ủy ban là một điều thất vọng, đó là sự trộn lẫn bởi sự thiếu vắng bất kỳ tham khảo nào tới báo cáo nhân quyền tối tăm của Trung Quốc trong bài phát biểu của bộ trưởng Pettegrew trước Ủy ban trong ngày khai mạc”.

Nhân đây: trong khi có nhiều doanh nhân của chúng ta đang vặn tay của họ suy nghĩ rằng chúng ta có thể làm xa lánh chính phủ của Trung Quốc bằng cách đưa vấn đề nhân quyền lên và các vấn đề khác tới mức sẽ liên quan tới chúng ta (ví dụ sự sử dụng nhân công) – việc “khiêu khích” theo cách đó sẽ, vì một lý do nào đó làm cho CHNDTH rời bỏ lý lẽ và trở về nhà – các nhà kinh tế được thông tin tốt nhất đang phác học một kịch bản đối ngược: ấy là, chúng ta đã đưa ra xa quá nhiều thứ bảo đảm nhằm hùng biện cho nền kinh tế luôn luôn khoa trương. Các thống kê chính thống của Trung Quốc (không có loại nào khác) là không đáng tin, cũng như là các thực tế và con số đưa ra bởi các nền kinh tế kiểm soát trước đây (ví dụ Liên bang Xô Viết) có đáng được tin chút nào. Như là những người ủng hộ thương mại với Trung Quốc đề nghị, nếu chúng ta không thể chấp nhận rủi ro đưa vấn đề nhân quyền lên vì sợ thấy cổ phần của chúng ta tại nền kinh tế tài năng chưa được biết đến này bị hạ bớt, thì có thể, như tôi thấy, là chúng ta đang làm cho cộng đồng kinh doanh một việc tốt bằng cách nhắc nhở họ rằng trong đoạn đường dài các nỗ lực của chúng ta nhằm kích thích Trung Quốc theo chiều hướng dân chủ và chính phủ có giới hạn và doanh nghiệp tự do và tôn trọng tự do con người sẽ góp phần cho sự lành mạnh của nền kinh tế Trung Quốc.

* * *

Tôi là một người tin chắc vào tự do thương mại. Tôi cũng tin vào tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do sở hữu riêng và tự do dám nghĩ dám làm.

Khi chúng ta đứng lên và nói cho nhân quyền và tự do cá nhân là chúng ta xúc tiến các hy vọng cho một tương lai thịnh vượng của tất cả mọi người.

Khi chúng ta giữ im lặng khi đối mặt với chuyên chế và đàn áp là chúng ta kéo dài nghèo nàn và cơ cực của con người.

Người lãnh đạo dũng cảm trước đây của Cộng Hòa Séc, Vaclav Havel đã nói: “Là tự sát khi hướng đến… ý tưởng rằng tà ác cần được thỏa hiệp vô nguyên tắc và rằng cách tốt nhất để đạt được hòa bình là nhờ sự lãnh đạm với tự do của những người khác. Chỉ có điều ngược lại là đúng”.

Thưa quý vị, các bạn đã có lời hứa của tôi rằng tôi sẽ không bao giờ thờ ơ với tự do của người khác, dù ở Trung Quốc, hay ở bất cứ nơi đâu.

Tôi sẽ làm việc cùng với các bạn để thúc đẩy động cơ cao quý của tự do và dân chủ ở mọi nơi.

***

Stockwell Day là một Nghị sĩ của quốc hội Canada và giữ vai trò như là nhà phê bình ngoại giao đối lập chính thức và là cựu lãnh đạo của đảng lớn thứ hai ở Canada.

Ngày đăng: 5-06-2005