Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Người Trung hoa rời bỏ hàng ngũ tố cáo sự tham nhũng của các viên chức ĐCSTQ

08/07/05 — Từ DAJIYUAN.COM

Yan Zheng và Yamei
Thời báo Đại Kỷ Nguyên

Han Guangsheng trước đây là phó giám đốc Văn phòng Công an thành phố Thẩm Dương tại Trung quốc. Ông cũng là cựu giám đốc Văn phòng luật pháp tại Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh. Nhưng tháng chín 2001 ông trốn đến Gia nã Đại và xin tỵ nạn chính trị. Ô. Han bước ra vào cuối tháng sáu để chính thức từ bỏ hàng ngũ ĐCSTQ sau khi nhìn thấy các viên chức Trung hoa Cheng Yonglin và Hao Fengjun bỏ hàng ngũ đảng vào đầu tháng này.

Thẻ căn cước của Han Guangsheng

Ông cũng là một viên chức Trung quốc đã bước ra để tố cáo ĐCSTQ. Đại Kỷ Nguyên Thời báo có được một cuộc phỏng vấn độc quyền Ông Han và có được câu chuyện bên trong từ người từ bỏ hàng ngũ gần đây nhất này.

Tâm lý của các viên chức Trung quốc

Phóng viên: Ông có ý cho dân chúng Tây phương biết nhiều hơn (một chút) về Trung quốc. Vậy Ông không nghĩ rằng người Tây phương đã biết (khá) đủ về Trung quốc sao? Hiện nay mọi người đều nói về sự thịnh vượng của Trung quốc và càng ngày càng nhiều người đang đầu tư tại Trung quốc. Ông nghĩ thật sự có điều gì đang xảy ra tại nơi đó sao? Tâm lý của các viên chức Trung quốc như thế nào?

Han: Tôi nghĩ người Tây phương thật khó mà hiểu biết Trung quốc. Cái bộ mặt mới gần đây mà dân chúng được chứng kiến chỉ là một hiện tượng bề mặt hoặc tạm thời. Trong những năm gần đây đã có sự phát triển kinh tế nhanh chóng tại Trung quốc và có nhiều chương trình kiến thiết đại qui mô tại những thành phố của Trung quốc.

Nhưng mặt khác, có rất nhiều những vấn đề xã hội và kinh tế, như là sự cách biệt giữa giàu và nghèo và sư phân phối tài sản không đồng đều. Hơn nữa, ĐCSTQ đã không cải tổ chế độ chính trị của nó một chút nào. Dưới áp lực quốc tế, ĐCSTQ đã thả ra một vài phần tử chống đối này nọ và đó chỉ là một hành động tượng trưng. Nhưng không có một chút tiến bộ căn bản nào về mặt nhân quyền.

Tình hình tại Trung quốc như thế nào à? Khi tôi còn ở tại nơi đó, tôi đã hiểu rằng có sự bất đồng nhất, mất đạo đức và một sự bất tín nơi lý thuyết ĐCSTQ trong các công chức của ĐCSTQ, nhất là giữa các viên chức của các cấp khác nhau. Các viên chức là những thành phần của chế độ ĐCSTQ họ không thể làm được gì về sự kiện đó. Mọi người đều mang một cái mặt nạ và có hai nhân vật trong họ. Họ hành động theo một cách khi hội họp hoặc khi họ nói lên nơi công cộng quan điểm của họ và một cách khác khi họ nghĩ và nói nơi riêng tư. Điều này là thông thường giữa các viên chức ĐCSTQ.

Không có một đường hướng lý thuyết nào để kềm chế bản tánh thấp hèn của họ, nhiều người đã tự quyết chiếm hữu bất cứ cái gì họ muốn. Hối lộ và tham nhũng là không dừng được. Thấy như vậy, nhiều viên chức đã nói, rằng duy trì tham nhũng thì sẽ khiến Trung quốc tiêu tàn, nhưng chấm dứt nó thì ĐCSTQ sẽ tiêu tàn.

Sự tham nhũng đó đến mức độ nào? Tôi có thể lấy điển hình một nhận thức thông thường giữa dân chúng Trung quốc: Nếu tất cả các viên chức đều phải đứng xếp hàng và bị xử tử, thì có những người vô tội sẽ bị chết. Nếu một trong hai viên chức mà được tha, thì một số viên chức tham nhũng sẽ vượt thoát.

Ông có thể có một ý niệm về nó từ tình trạng hiện nay tại Trung quốc. Nếu mỗi chính quyền thành phố phải bị tra xét về tham nhũng, anh sẽ thấy rằng toàn thể cấu trúc của chính phủ sẽ sụp đỗ dưới sự tra xét đó.

Tôi đến từ thành phố Thẩm Dương. Trước khi tôi gia nhập (chính phủ), thì đã có một cuộc điều tra lớn rộng ‘vụ Muma’. Hơn 20 viên chức bị bắt từ cấp trưởng phòng cho đến cấp tỉnh trưởng. Họ bị xử bản án tử hình, tù chung thân, hoặc nhiều năm tù. Đó không phải chỉ là một trường hợp tại thành phố Thẩm Dương, mà tất cả các thành phố đều có những vấn đề như vậy và mỗi chính quyền thành phố đều sụp đỗ y như vậy. Những ai mà đã bị điều tra và tố cáo là những người không may. Những viên chức mà chưa bị tố cáo và vẫn còn tại chức, họ phạt và xa lánh những người đã bị bắt. Tuy nhiên, nhiều người trong các viên chức đó rất có thể sẽ là người kế tiếp.

ĐCSTQ kiểm soát các cuộc nói chuyện điện thoại của các viên chức cao cấp

Phóng viên: Làm sao các viên chức bị tố cáo? Làm sao cả một nhóm viên chức lại đi đến bị tố cáo?

Han: Thông thường họ bị báo cáo. Người ta liên tục tố cáo những tội ác của các viên chức. Đó là điều rất thông thường, nhưng thường các tài liệu loại nguồn gốc như vậy không có chi tiết và không dùng được nhiều. Nhiều khi tin tức là đến từ nội bộ. Một nguồn gốc nữa liên hệ đến phương cách mà ĐCSTQ kiểm soát các viên chức: kiểm soát các điện thọai văn phòng, điện thoại cầm tay và điện thoại nhà. Nhiều viên chức cao hơn cấp trưởng phòng bị kiểm soát theo dõi.

Phần đông các viên chức có hai máy điện thoại cầm tay; một từ chính quyền, và cái kia là một số cá nhân mà họ dùng khi họ không muốn bị theo dõi. Một lần tôi đi viếng Gu, người cựu phó thư ký ĐCSTQ của tỉnh Liễu Ninh. Ông ta không dám nói chuyện trong điện thoại. ĐCSTQ nhất định là theo dõi các viên chức cao cấp, nhất là những người ở cấp cao hơn cấp tỉnh và bộ trưởng.

Chống tham nhũng là dựa xem một người có theo cùng phe với Giang Trạch Dân hay không

Thông thường, sẽ không có gì xảy ra cho các viên chức mà nhận hối lộ, tham nhũng hoặc có bồ bịch. Cái khóa là vị thế chính trị của họ: họ có thuận theo với chính quyền trung ương về mặt chính trị hay không? Đó là Giang Trạch Dân. Nếu anh thuận theo với Giang Trạch Dân và ủng hộ y, anh sẽ không có vấn đề gì cho dù anh đã làm chuyện bất hợp pháp gì. Nếu anh không ủng hộ Giang Trạch Dân, các hoạt động bất hợp pháp của anh sẽ được sử dụng làm chứng cớ chống anh.

Phóng viên: Phải chăng đó là một mẹo dùng để câu ra các thành phần đối nghịch?

Han: Phải. Chen Xitong, tổng thư ký ĐCSTQ của Bắc Kinh là một ví dụ điển hình. Ông ta có nhận một số quà. So với những người cầm quyền khác, ông ta là một viên chức rất sạch. Nhưng từ khi mà ông ta nghịch với Giang Trạch Dân, ông ta bị kêu án 16 năm tù. Cũng như vậy với các gián điệp Dongchang và Xichang [1], dưới triều nhà Minh đã đối xử với các viên chức nội bộ cũng y như vậy.

Phân nửa toàn bộ viên chức ĐCSTQ sẽ bỏ hàng ngũ

Một sự kiện nữa là ĐCSTQ rất sợ các viên chức quyết định bỏ hàng ngũ. Các viên chức cấp phó trưởng đội hoặc cao hơn không thể có được một giấy thông hành tạm. Thông hành là một thẻ cá nhân công dân, tại sao lại không thể có được một giấy thông hành? Nếu các viên chức cần đi ngoại quốc công du, họ chỉ có thể được đưa cho tờ giấy thông hành ngay trước khi chuyến đi. Thời hạn của giấy thông hành bị giảm từ năm năm xuống hai năm. Có một viên chức đặc trách về giấy thông hành của mọi người, giấy thông hành này phải đưa trả lại sau khi xong công tác trở về.

Phóng viên: Nhiều viên chức ĐCSTQ có nhiều giấy thông hành trong mình, và một số có cả thông hành của các quốc gia khác? Có thật không?

Han: Có thật. Ví dụ, Ma Xiangdong [2] có nhiều thông hành. Các viên chức muốn có khả năng trốn thoát bất cứ lúc nào.

Phóng viên: Nếu ĐCSTQ để cho mọi người rời đi, thì các viên chức sẽ làm thế nào?

Han: Tôi nghĩ tối thiểu là phân nữa trong họ sẽ bỏ ĐCSTQ nếu không có ảnh hưởng gì.

Mất lớn mà không hối tiếc

Phóng viên: Nhiều viên chức chọn ở lại vì bị kềm chế chặt chẽ của ĐCSTQ và vì họ có được một số quyền lợi phải không?

Han: Dĩ nhiên là có quyền lợi. ĐCSTQ đưa ra nhiều quyền lợi to lớn cho các viên chức. ĐCSTQ không còn làm việc vì tâm linh của dân chúng. Nó đã biến thành một nhóm người liên kết với nhau vì quyền lợi. Chính quyền cung cấp nhà ở (bây giờ các viên chức chỉ cần trả một số tiền tối thiểu để mua nhà), ô tô và cả thức ăn. chính quyền trả cho họ mọi điều. Một lần, một nữ Thị Trưởng nước Mỹ đang viếng thăm Trung quốc đi ăn với các viên chức Trung quốc. Bà ghi nhận rằng ‘các viên chức Trung quốc không phải trả tiền gì cả. Tôi là một Thị Trưởng, nhưng tôi phải trả tiền mọi điều cho chính tôi.” Đó là sự thật. Khi tôi nhìn thấy đời sống giản dị của vị Tổng thống Đức quốc, tôi thật kính nể ông ta. Thậm chí một viên chức Trung quốc cấp bậc nhỏ cũng không cần tự mình lái xe.

Sự thật, cho dù một số viên chức không còn tin nơi ĐCSTQ, họ vẫn không muốn hoặc không thể cắt lìa với ĐCSTQ, vì họ sợ sự kềm chế của nó và họ quá chấp trước vào các quyền lợi.

Phóng viên: Họ không có cái can đảm mà ông có.

Han: Tôi mất mát rất nhiều, nhưng tôi không hối tiếc chút nào.

Phóng viên: Cám ơn Ông cho cuộc phỏng vấn nầy. Tôi chúc ông may mắn.

Han: Cám ơn.

Ghi chú:

[1] Liu Jin (1451-1510), một họan quan trong thời Hoàng đế Zhengde, được dân chúng biết đến như Chín Ngàn Tuổi (một danh xưng của hoàng đế như là Vạn Tuế – Mười ngàn năm), có nghĩa là cấp bực của ông ta chỉ thua có Hoàng đế. Liu không những chỉ nắm quyền hành chính và luật pháp trong triều vua, mà còn điều khiển các điệp viên, Dongchang, Xichang, và Neixingchang, tóm tắt là đã tiêu diệt tất cả phe chống đối. Hàng ngàn dân chúng và viên chức chính quyền bị khủng bố đến chết dưới sự cai trị độc tài của y. Sự chuyên quyền của tên hoạn quan nầy đã tạo ra sự chán ghét và bất mãn lớn rộng, và y cuối cùng bị xữ tử với tội phản bội.

[2] Cựu phó thị trưởng Thẩm Dương Ma Xiangdong, bị bắt vì bị thua bài bạc hằng triệu mỹ kim của ngân khố quốc gia tại Macao, bị xử án tử hình và hành quyết tháng mười hai năm 2000.

Ngày đăng: 8-07-2005