“Cộng Hòa Nhân Dân” lần thứ 56
Viết bởi D.J. McGUIRE – Đặc biệt dành cho Thời báo Đại Kỷ Nguyên – Ngày 10 tháng 10 năm 2005
|
Năm mươi sáu năm về trước vào ngày mùng 1 tháng 10 năm 1949, Đảng Cộng Sản Trung Quốc chính thức thành lập chính quyền để có bộ mặt với thế giới bên ngoài: “Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa”. Trong những năm tiếp theo, nó đã từng trải qua về mặt địa chính trị từ là liên minh với Sô Viết tới địch thủ của Sô Viết, sau đó là liên minh với Mỹ, rồi lại là kẻ thù của Mỹ, và cuối cùng tới vị trí hiện tại của nó là chính quyền chủ trương chính sách khủng bố, dẫn đầu chống Mỹ trên trái đất.
Tuy nhiên qua tất cả những điều này, có một thứ không thay đổi: sự tàn bạo chưa bao giờ kết thúc mà Cộng sản đã áp đặt lên nhân dân Trung Quốc – dưới tên của chính quyền mà nó thành lập – và sự tàn sát to lớn đi cùng với nó. Trong hơn nửa thế kỷ dưới sụ cai trị của Cộng sản ở Trung Quốc, hơn 60 triệu người Trung Quốc đã chết (Bài bình số 7 trong “Chín Bình Luận Về Đảng Cộng Sản”).
Việc Đảng Cộng Sản Trung Quốc giết nhiều người đến như vậy không có gì là đáng ngạc nhiên. Ngay sau khi đưa Đảng lên nắm quyền lực, Mao Trạch Đông đã nêu rõ là sự duy trì của chế độ đòi hỏi phải giết những “kẻ phản động”. Mao than vãn rằng các cán bộ trên toàn Trung Quốc “chưa giết đủ, đặc biệt là ở các thành phố lớn và vừa” (Bài bình số 7), và hô hào những cộng sản cấp thấp “bắt và giết một số lượng lớn và không nên dừng sớm quá” (Bài bình số 7). Thậm chí Mao còn đặt một con số giết chóc là một trên 1000, nghĩa là vào thời gian đó 600 000 người Trung Quốc phải chết chỉ để thực hiện tiêu chuẩn của Mao.
Tới năm 1952 các cán bộ đã thực hiện được hơn tiêu chuẩn giết chóc tối thiểu của Mao. Đảng tự nó công nhận gần 2,5 triệu người chết; con số có thể cao tới 5 triệu. Sự giết chóc ban đầu đã đặt vũ đài cho Cộng sản kiểm soát toàn bộ Trung Quốc: “các cựu quan chức địa phương mà đã được lựa chọn thông qua sự tự trị dựa trên cơ sở thị tộc đã bị tiêu diệt”; “chiếm được một lượng khổng lồ của cải bằng con đường trộm cướp”; và “dân thường bị khủng bố bởi sự đàn áp dã man các chủ sở hữu đất và nông dân giàu có” (Bài bình số 7).
Vào cuối những năm 50 Mao bắt đầu “Đại Nhảy Vọt” – một cố gắng để biến toàn bộ đất nước thành một tập thể các nhà máy thép nội. Trong sự điên rồ kế tiếp này, nông dân bị bắt “phải bỏ hoa màu thối rữa ở ngoài đồng” (Bài bình số 7). Tất nhiên điều này không ngăn chặn các cán bộ cố thực hiện các sản lượng thu hoạch hoang đường, tiếp tục lịch sử thống kê giả dối lâu dài mà các đảng viên cộng sản tỉnh và địa phương vẫn tiếp tục gửi lên Bắc Kinh cho tới tận ngày nay. Chỉ trong hoàn cảnh này, các cán bộ đã rất quyết tâm giữ con số tăng lên tới mức để “khẩu phần ngũ cốc, giống và lương thực chủ yếu của nông dân tất cả đều bị sung công” (Bài bình số 7). Hàng triệu hàng triệu người đã chết vì lương thực của họ đã bị các cán bộ lấy đi để làm Mao vui vẻ.
Mao đã làm gì với tất cả lượng lương thực đó? Mao đã cung cấp thức ăn cho hàng triệu người – ở Liên Bang Xô Viết. Khám phá của Jung Chang và Jon Halliday viết về Mao: “Chuyện chưa biết”, thóc lúa tịch thu được “được chuyển tới Liên Bang Xô Viết, ở đó nó chiếm hai phần ba lương thực nhập khẩu” (Thời báo Châu Á) như là phần của vụ buôn bán vũ khí đổi lấy lương thực mà Mao thực hiện với Mátxcơva. Mao rất quyết tâm có được vũ khí và công nghệ quân sự mà Liên Bang Xô Viết đang cung cấp trong vụ buôn bán đó tới mức Mao tùy tiện chấp nhận khả năng “Một nửa Trung Quốc có thể phải chết” (Thời báo Châu Á). Như thế đó, năm 1961, tính tới cuối của nạn đói, 38-40 triệu người Trung quốc đã chết vì tham vọng quân sự của Mao.
Trong lúc ấy, nhân dân Tây Tạng, một quốc gia độc lập lần đầu tiên bị Cộng sản chiếm đóng vào năm 1950, đã phải đối mặt với sự tàn sát của vì đòi hỏi tự do đã bị đàn áp vào năm 1959. Số người Tây Tạng bị giết trong và sau ngày đó giờ đây đã vượt quá một triệu.
Nạn đói cưỡng bức kết thúc vào năm 1961. Chưa đầy một thập kỷ sau đó, Mao một lần nữa lại thực hiện tàn sát bằng Cách Mạng Văn Hóa. Trong cuộc tàn sát này, con số người chết thực sự thấp hơn trong nạn đói trước (khoảng 7,3 triệu người chết theo “Thống kê tổng hợp từ các ghi chép lịch sử từ các huyện” – Bài bình số 7), nhưng quyết định của Mao là “Chúng ta cần nhiều bạo lực hơn” (Bài bình số 7) nhắm vào các đảng viên không được quý mến, làm cho các đảng viên tương lai cũng không thể quét che phủ nó. Mao tiếp tục Cách Mạng Văn Hóa cho tới tận ngày Mao chết vào năm 1976.
Trước khi Mao chết Cộng sản Trung Quốc đã có sức mạnh hạt nhân, được trình diễn đột ngột bằng các thử nghiệm hạt nhân. Tuy nhiên các thử nghiệm không được tiến hành trên Trung Quốc, mà ở Đông Turkestan, một quốc gia độc lập khác mà Cộng Sản đã chiếm đóng để dương cao sức mạnh của nó. Hơn 200 ngàn người Đông Turkestan đã chết vì các thử nghiệm hạt nhân ngoài trời.
Sau khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình nắm quyền điều khiển chính quyền Cộng sản. Văn tự chép rằng Đặng – chính là một nạn nhân nhỏ của Cách Mạng Văn Hóa của Mao (sau cùng, ông ta đã sống) – đã được đối thủ của Mao là Chu Ân Lai đưa trở về, một điều hư cấu mà Đặng đã lợi dụng để tự giới thiệu mình là một “nhà cải cách”. Thực tế chính là Mao đã phục hồi lại cho Đặng (tờ Bưu Điện Washington), và Đặng trung thành đúng với người tiền nhiệm của mình khi hoàn cảnh tới, vào mùa xuân năm 1989.
Một lần nữa quá khứ là lại là việc làm mở đầu cho Đặng, người còn hơn là sẵn lòng giúp đỡ Mao giết hàng triệu người vào những năm 1950 (tờ Bưu Điện Washington). Vào mùa xuân năm 1989, khi một triệu người dùng đến quảng trường Thiên An Môn để đòi hỏi tự do, cùng với hàng chục triệu người khác trên hơn 300 thành phố trên khắp Trung Quốc, Đặng đã “nghỉ hưu”, nhưng vẫn giữ vị trí quan trọng là Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương. Từ vị trí này, Đặng đã vượt quyền của Tổng bí thư Đảng (Triệu Tử Dương, người ngay sau đó đã bị giam lỏng tại nhà) và đã ra lệnh cho quân đội tiến vào quảng trường. Ít nhất 3000 người đã chết chỉ riêng ở quảng trường Thiên An Môn. Tới ngày nay, không ai biết rằng có bao nhiêu người đã chết bên ngoài quảng trường ở Bắc Kinh, không có nói gì tại hơn 300 thành phố khác có các biểu tình ủng hộ dân chủ.
Trong kết quả của cuộc tàn sát và sự loại bỏ Triệu, Đặng và những kẻ nối khố đã chọn Giang Trạch Dân dẫn dắt đảng và chế độ khi Đặng suy sụp sức khỏe. Giang đã che đậy dấu vết tốt tới mùa xuân năm 1999, khi 10 ngàn học viên Pháp Luân Công đột ngột và lặng lẽ xuất hiện ở quảng trường Thiên An Môn để phản kháng tuyên truyền của Cộng Sản chống lại họ. Choáng váng trước số người, Giang đã cấm hoạt động tinh thần này và đã tạo ra phòng 610 ghê tởm để thực thi sự đàn áp không nương tay. Trong chưa đầy một thập kỷ “hơn 10 ngàn học viên Pháp Luân Công đã chết vì tra tấn” (Bài bình số 7). Trong khi con số này có vẻ là nhỏ, nên chú thích rằng không chỉ Pháp Luân Công là niềm tin bị Cộng Sản đàn áp. Hàng chục triệu người Cơ Đốc Giáo, Hồi Giáo, và Phật Giáo cũng có cơ phải chịu nguy hiểm bị bỏ tù, tra tấn và chết vì họ từ chối cho phép Đảng Cộng Sản Trung Quốc làm ô uế niềm tin của họ.
Giang giữ chức Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương tới năm 2004, khi Giang trao nó cho Hồ Cẩm Đào. Hồ đã có hơn hai tháng để bộc lộ ông ta với nhân dân Trung Quốc khi 100 ngàn cư dân ở huyện Hanyuan (Tứ Xuyên) mở một cuộc biểu tình ngồi kháng nghị nhằm ngừng việc xây dựng một đập thủy điện sẽ làm ngập lụt hầu hết đất nông nghiệp màu mỡ của huyện và khiến những cư dân kể trên mất nhà cửa. Các cán bộ – quan tâm nhiều hơn tới việc bỏ túi tiền tái định cư của nhân dân và làm giàu qua ăn hối lộ khác từ việc xây dựng con đập – đã không quan tâm.
Tuy nhiên Hồ rất chú ý, và các cuộc biểu tình đã phải trả giá đắt. Vào tháng 11 năm 2004, các đơn vị quân đội và bán quân đội từ khắp Trung Quốc đã được gửi tới để giải tán những người kháng nghị bằng đạn súng. Một nguốn nhân chứng cho cuộc tàn sát đã đưa ra danh sách người chết “hơn 10 ngàn” (Tiếng nói châu Mỹ qua Thời báo Đại Kỷ Nguyên) – hơn nhiều số người chết từ quảng trường Thiên An Môn, ngày 11 tháng 9 năm 2001, và bão lốc Gulf Coast cộng lại.
Như vậy Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đi đủ vòng. Chế độ bắt đầu với một bạo chúa đã giết sáu mươi tới 70 triệu người trong chưa đầy 30 năm bây giờ lại bị dẫn dắt bởi một người đàn ông giết 10 ngàn người trong một ngày. Với các cuộc giết chóc đầu tiên, các đối thủ và lực lượng quyền lực bên ngoài bị loại bỏ, của cướp được chiếm, và những người sống sót bị làm kinh sợ tới câm lặng. Nhưng sự kéo dài của những hiệu quả này vẫn đang tăng thêm. Tự các cán bộ thừa nhận rằng hơn 74 ngàn phản đối đã xảy ra ở Trung Quốc vào năm ngoái, và hơn 3,75 triệu người đã tham dự. Hơn 4,5 triệu người đã hưởng ứng “Cửu Bình” bằng cách từ bỏ Đảng trong ghê tởm (vào thời điểm dịch bài này đã là hơn 7 triệu người). Nhân dân đã ngày càng ít sợ hãi.
Vì thế trong khi mà Cộng sản kỷ niệm ngày sinh thứ 56của “Cộng Hòa Nhân Dân”, thì nhân dân Trung Quốc đang càng thấy nó như chúng ta thấy: một ngày để tang, không phải kỷ niệm. Với may mắn, Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ không tồn tại đủ lâu để kỷ niệm vào năm tới.