Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

ĐCSTQ còn sống được bao lâu?

Các nhà chuyên môn thảo luận tại Hà lan

Bài Xin Ran và Yves Dumans

Đại Kỷ Nguyên Thời Báo Ngày 19 tháng Bảy 2005

Ngày 13 tháng Bảy 2005, Thời báo Âu châu Đại kỷ nguyên tổ chức một cuộc hội thảo đầu tiên bằng Anh ngữ về Cửu Bình (Chín bài bình luận về đảng cộng sản) tại Hà Lan nơi trung tâm Báo chí The Hague. Ô. Wu Wenxin, tổng giám đốc Thời báo Đại kỷ nguyên Âu châu chủ toạ khoá hội thảo. Ô. Wu Baozhang và giáo sư Ming Chu-Cheng trình bày về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc và đặc biệt là cuộc khủng hoảng của ĐCSTQ.

    


Đại Kỷ Nguyên Thời Báo tổ chức khoá hội thảo đầu tiên bằng Anh ngữ về Cửu Bình về ĐCSTQ tại Hà Lan nơi Trung tâm Báo chí The Hague (ĐKNTB).
 

Ô.Wu Baozhang là một cựu ký giả của thông tấn xả chính phủ Trung Quốc XinHua trong 27 năm và đã là một giám đốc nghành Trung Quốc của Đài Truyền thanh Quốc tế Pháp trong 13 năm. Giáo sư Ming Chu-Cheng là giám đốc của nghành Khoa học Chính trị tại Đại học quốc gia Đài loan. Giáo sư Ming đã là cố vấn đặc biệt cho Tổng thống Đài loan về các vấn đề (Cross-Đài Loan Strait). Một số ký giả của các thông tấn Hà Lan cũng có mặt.

Ô.Wu Baozhang nêu lên rằng sau khi bức tường Bá Linh bị xụp đỗ, Trung cộng (ĐCSTQ) bị đối diện với ba thách đố chính: 1, một khủng hoảng đức tin; 2, tham nhũng khắp nơi; 3, hệ thống dân chủ tại Đài Loan. “Để giải quyết các thách đố đó bằng những phương tiện cao tay, ĐCSTQ vi phạm trầm trọng hoặc hăm doạ các quyền của ba nhóm dân chúng,” Ô. Wu Baozhang tuyên bố.

Thứ nhất, theo Wu Baozhang, để giải quyết khủng hoảng đức tin, ĐCSTQ đã khủng bố tàn bạo 100 triệu đồng tu Pháp Luân Công chỉ vì đức tin của họ nơi ‘Chân Thiện Nhẫn’, là khác biệt với triết lý tranh đấu của ĐCSTQ. Thứ nhì, sự tham nhũng khắp nơi đã tạo nên vô lượng các viên chức chính phủ tham nhũng. Các viên chức nầy chiếm hữu một cách ngang nhiên tài sản của thường dân và vi phạm các quyền của họ.

Hằng trăm ngàn người đi đến Bắc Kinh đề khiếu nại cho công lý. Nhưng, họ bị gữi trã về thành phố của họ hoặc cả bị cảnh sát bắt giam. Thứ ba, ĐCSTQ hăm doạ hai chục triệu dân Đài loan với vũ khí nguyên tử (missiles) tại miền Nam Trung Quốc vì nó chống lại với hệ thống dân chủ của Đài Loan.

Ở cuối bài nói chuyện của Ô. Wu, Ông kêu gọi dân chúng Hà Lan và Âu châu nên đặc biệt chú ý về nhân quyền tại Trung Quốc và cứu trợ những người hiện đang bị khủng bố bỡi ĐCSTQ.

Giáo sư Ming nêu lên ý kiến vì sao ĐCSTQ phát hành bộ luật chống-chia-cắt chống cái gọi là ‘Độc lập Đài Loan’. “Vì bộ luật chống-chia-cắt không được xem như một hành động khôn ngoan và bị toàn thế giới chỉ trích, nên phải có những lý do khác liên hệ” Giáo sư Ming tuyên bố. Thể theo giáo sư Ming, “bộ luật chống-chia-cắt cũng được dùng cho các mục đích nội bộ Trung Quốc.” Một trong những lý do là ĐCSTQ, dù không nói lên công khai, đang đối diện với một khủng hoảng nội bộ trầm trọng.

Từ khi Đại Kỷ nguyên thời báo đăng tải một loạt bài Cửu Bình từ tháng mười một 2004, gần 3 triệu người đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ, Giáo sư Ming chỉ rõ rằng “Đây là lần đầu tiên trong đời của nó, ĐCSTQ đã đăng những con số về các thành viên mới của nó. Những ai mà đã biết cái nghệ thuật xách động và tuyên truyền của ĐCSTQ đều hiểu ngầm rằng đây là một dấu hiệu quan trọng. ĐCSTQ cho rằng đã thu hút 2.4 triệu thành viên mới trong năm 2004. Cho dù sự kiện các con số nầy rất khó kiểm chứng, rỏ ràng rằng con số những người đã thoái xuất trong khoảng sáu tháng là lớn hơn con số những thành viên mới trong suốt năm 2004.

‘’Có lẽ điểm quan trọng (cần lưu ý) là các thành viên mới là một loại người khác với những người đã thoái đảng. Hiện nay, dân chúng bị lôi cuốn vào đảng chủ yếu là vì các quyền lợi cá nhân trong tương lai của họ.”

Sau khi giáo sư Ming nói xong, cử thảo luận với các diễn giả về những vấn đề được nêu ra.

Ngày đăng: 3-08-2005