Han Guangsheng phát biểu
Cựu giám đốc Văn phòng Công lý Thẩm Dương nói về sự lưu vong của ông
15/07/05 — Từ DAJIYUAN.COM
|
Cựu giám đốc Văn phòng Công lý Thẩm Dương Ông Han Guangsheng bỏ hàng ngũ đến Gia nã Đại năm 2001. Gần đây, có nhiều báo cáo của các phương tiện truyền thông về ông ta. Để trả lời Ông Han Guangsheng tuyên bố như sau ngày 4 tháng bảy 2005.
Gần đây, giới truyền thông Gia nã Đại phỏng vấn tôi, và nhiều phương tiện truyền thông, kể cả một số phương tiện truyền thông Trung hoa, đã in lại cuộc phỏng vấn từ những khía cạnh khác nhau. Một số trong họ đã không đại biểu đúng đắn những ý kiến của tôi mà lại có nội dung lừa dối. Để trả lời cho điều này, tôi tin rằng cần thiết tôi nói một lời tuyên bố.
Đầu tiên, từ vị thế cá nhân tôi, tôi đi lưu vong là vì tôi vô cùng thất vọng với ĐCSTQ. Tôi bắt đầu nghề nghiệp của tôi với giấc mộng là ‘phục vụ dân chúng’, nhưng kinh nghiệm thực tiển lớn nhất của tôi là ‘cảnh sát vào hùa với kẻ cướp’.
Tôi phục vụ chế độ độc tài của ĐCSTQ trong một thời gian dài, nhưng sự độc ác và tham nhũng đi ngược lại với ước muốn của tôi là mang lại hòa bình và bảo vệ công lý. Nếu tôi không đi theo mệnh lệnh để đàn áp dân lành, tôi sẽ bị xem như là một phần tử quái lạ và bị trừng trị nặng nề bởi Đảng. Tôi rất đau khổ.
Cuộc Tàn Sát Thiên an Môn năm 1989 đã làm cho tôi thấy rõ rằng những gì ĐCSTQ nói đều là giả dối, và nó tuyên bố ‘quyền lợi của dân chúng là trên hết” là một lời lường gạt. Mỗi khi có sự đối nghịch với dân chúng, ĐCSTQ không ngần ngại sử dụng quân đội để thực hiện một cuộc đàn áp đẫm máu.
Cuộc khủng bố những học viên Pháp luân Công vô tội và hiền lành của ĐCSTQ làm cho tôi càng cảm thấy vô vọng. Hành động vì sự cảm thông đối với họ và theo lương tâm của mình, tôi đã dùng quyền hạn mà tôi có để làm bớt đi tối đa sự đau khổ của họ. Những gì tôi có thể làm là rất có hạn, và không thể làm vơi đi tội lỗi của tôi. Tôi cảm thấy xấu hổ vì sống như vậy. Đó thật là cái động lực sau lưng việc tôi rời bỏ ĐCSTQ. Tôi buông bỏ cái chức phận cao nhất và mức lương tốt của tôi mà không ngần ngại và đến Gia nã Đại tháng chín 2001.
Hai ngày sau khi đến Gia nã Đại tôi viết một lá thư từ chức và từ bỏ tất cả những chức vị của tôi trong và ngoài Đảng tại lục địa Trung quốc. Lúc đầu, tôi chỉ muốn rời bỏ sự thống trị độc tài, hai mặt, tham nhũng và gạt gẫm của ĐCSTQ và sống một đời sống trong sạch và tự do như một con người. Lúc đầu, tôi không nghĩ phơi bày những sự tà ác của ĐCSTQ một cách công khai, và cái lý do chánh nhất là tôi sợ sự tàn ác và khủng bố của ĐCSTQ.
Tôi rất âu lo cho các thân nhân tôi sống tại Trung quốc. Đã sống dưới sự kềm chế của ĐCSTQ, ai mà không bị ám ảnh bởi sự sợ hãi? Nhất là vì bản chất của công việc trước đây của tôi tại Trung quốc, tôi biết rõ hơn những người khác về sự khủng bố mà ĐCSTQ sử dụng trên dân chúng Trung quốc, dù là họ ở bên trong hay bên ngoài Trung quốc.
Có nhiều lý do vì sao bây giờ tôi nói ra trước công chúng.
Sau khi đọc kỹ ‘Chín Bình luận về Đảng Cộng sản”, tôi càng cảm thấy mạnh mẽ hơn rằng nền cai trị của ĐCSTQ đang ức chế trên dân chúng Trung quốc là một thảm kịch cho đất nước Trung quốc. Vì vậy, tôi rất ngưỡng mộ lòng can đảm của vị cựu ngoại giao ĐCSTQ tại Sydney Ông Chen Yonglin và vị viên chức ‘Văn phòng 610” Ông Hao Fengjun, những người đã bước ra công khai từ bỏ ĐCSTQ và phơi bày những tội ác của nó. Tôi muốn bước ra để ủng hộ họ để cho họ biết rằng họ không cô đơn. Trong quá khứ, sự lo lắng chính của tôi là gia đình của tôi tại Trung quốc, sau này tôi biết rằng cho dù tôi có nói ra hay không thì ĐCSTQ vẫn không bao giờ ngừng theo dõi gia đình tôi. Vì vậy tôi quyết định bước ra để ủng hộ Ông Chen Yonglin và Ông Hao Fengjun, hy vọng rằng sẽ khuyến khích nhiều người Trung quốc hơn cắt đứt với ĐCSTQ và chọn sống theo lương tâm của họ.
Đơn xin tỵ nạn của tôi đã bị bác, và tôi cảm thấy đây không chỉ là vấn đề một cá nhân tôi. Nó liên hệ đến tương lai và hy vọng của nhiều viên chức Trung quốc khác có lương tâm mà, cũng như tôi, muốn cắt đứt với ĐCSTQ. Tôi cảm thấy cái trách nhiệm nói lên trước công chúng và giúp cho chánh quyền Gia nã Đại và dân chúng hiễu rõ hơn sự thật về ĐCSTQ. Tại Trung quốc, ĐCSTQ muốn bắt buộc số đông làm đồng lõa của chế độ luật pháp bất nhân của nó, nếu không họ sẽ trở thành mục tiêu để đánh hạ của chế độ bất nhân này.
Đối với những ai không muốn bị bắt buộc hoặc bị điều động để làm đồng lõa (với ĐCSTQ), thế giới Tây phương phải giúp họ tìm thấy hy vọng và con đường đi của họ. Nếu không, không hy vọng, các viên chức ĐCSTQ sẽ phải trung thành với Đảng, và họ chỉ cảm thấy tuyệt vọng. Tôi rất biết ơn một vị đã viết một lời bình luận trên mạn lưới, “Hãy cho Han Guangsheng sự tỵ nạn chánh trị, sẽ càng ngày càng có ít người hơn thật lòng đồng lõa với chế độ chánh trị vô nhân đạo của ĐCSTQ; Từ chối tỵ nạn chánh trị cho Han Guangsheng, càng ngày càng sẽ có nhiều người làm ác hơn trong chế độ chánh trị vô nhân đạo của ĐCSTQ.”
Nhiều người hỏi tôi rằng tôi chọn lưu vong có phải vì vấn đề kinh tế không. Tôi muốn nói với mọi người rằng tôi rời bỏ là vì lương tâm của tôi. Tôi không muốn hy sinh cuộc sống của tôi cho ĐCSTQ lâu hơn nữa, tôi không muốn phản bội lương tâm của tôi hơn nữa. Đây là lý do căn bản nhất. Tôi đã rời bỏ những điều kịện sinh sống thỏa mái của tôi tại lục địa Trung quốc để đến nơi này. Để kiếm sống, tôi làm việc lao động, lái tắc xi và làm buôn bán nhỏ. Tôi sống đơn giản, nhưng đồng tiền mà tôi làm ra là trong sạch.
Để trả lời các loại phản ứng từ những người Trung quốc hải ngoại, nhất là nhiều đoán mò và bình luận từ những người đến từ Trung quốc, tôi muốn nói với chư vị: Mặc dù với những lý do khác nhau, chúng tôi đều chọn không sống dưới sự kềm chế của ĐCSTQ, tôi yêu quê hương tôi và dân chúng nơi đó cũng y như chư vị. ĐCSTQ không phải là Trung quốc và nó không đại diện cho dân chúng Trung quốc. Tôi nói lên những lời này công khai như vậy để cho càng nhiều người hơn sẽ có cơ hội cắt đứt với ĐCSTQ và đạt được ánh sáng và tự do.
Cám ơn!
Han Guangsheng
Toronto, ngày 4 tháng bảy 2005