Một người trong nội bộ văn phòng ”610” tiết lộ những điều xảy ra trong các trại lao động Trung quốc
25/07/05 — Từ DAJIYUAN.COM
Yan Zhen và Ya Mei
Thời Báo Đại Kỷ Nguyên
Ông Han Guangsheng, một cựu giám đốc Văn phòng Luật pháp và Giám độc dân biểu Văn phòng Công an tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, trốn thoát khỏi Trung quốc và xin tỵ nạn chính trị tại gia nã Đại tháng chín 2001.
Cũng như các cuộc từ bỏ hàng ngũ gần đây của Ông Chen Yonglin, một nhà ngoại giao từ Lãnh sứ quán Trung quốc tại Sydney, Uc châu, và Ông Hao Fengjun, một viên chức của Văn phòng 610 tại Thiên Tân, Ông Han cũng là một cựu viên chức của ĐCSTQ đã công khai rút lui khỏi ĐCSTQ và tiết lộ những việc làm bất hợp pháp của nó. Trong một cuộc phỏng vấn với Đại Kỷ Nguyên Thời Báo, Ông Han Guangsheng tiết lộ những dữ kiện ít người biết về cách họat động của các văn phòng 610.
Các Văn phòng 610 thật sự tồn tại
Phóng viên: Ông Hao Fengjun đã tiết lộ nhiều dữ kiện về Văn phòng 610, và về sự khủng bố Pháp Luân Công. Chánh quyền Trung quốc phủ nhận sự hiện hữu của Văn phòng 610 . Ông nghĩ sao về tình hình?
Ông Han: Văn phòng 610 là thật có và vẫn hiện hữu.
Phóng viên: Tại sao gọi là 610?
Han: Vì nó được thành lập như một văn phòng của chánh quyền trung ương ngày 10 tháng sáu năm 1999. Nhưng tại những địa phận khác, nó có thể có những tên khác như là “611”, “621,” v.v. tùy theo ngày thành lập. Về căn bản, mục đích và tổ chức của chúng là như nhau và tất cả đều dưới sự chỉ huy của Hội đồng ĐCSTQ. Các thành viên của chúng đến từ bốn tổ chức: sở cảnh sát, văn phòng công tố viện, tòa án, và luật pháp, và tất cả trách nhiệm khủng bố Pháp Luân Công. Các Văn phòng 610 là cao trên luật pháp và có thể điều khiển và chỉ thị cho bất cứ và tất các tổ chức chánh thức tại mỗi vùng trên đất nước.
Phóng viên: Lấy thành phố Thẩm Dương làm thí dụ, Văn phòng 610 hoạt động ra sao?
Han: Nó được gọi là Văn phòng “611 tại Thành phố Thẩm Dương và người phụ trách là Thư ký Dân biểu của Hội đồng Đảng Thành Phố (Municipal Party Committee), chỉ huy mọi vấn đề về chánh trị và luật pháp. Các thành viên là trước hết là viên chức từ văn phòng Hội đồng Đảng, và cũng có thành viên từ cảnh sát, công tố viện, văn phòng luật pháp, an ninh và cục dân chính. Văn phòng thường chuyển đi những chỉ thị từ các chức trách cao cấp hơn và sắp đặt các nhiệm vụ tại thành phố Thẩm Dương. Các công tác bao gồm: bắt bớ các học viên Pháp Luân Công trên đường đến Bắc kinh để khiếu nại, cầm giữ và tẩy não các học viên Pháp Luân Công, và kêu án và gửi họ đi các trại lao động.
Phóng viên: Có bao nhiêu buổi họp Văn phòng 610 mà ông đã tham gia và loại công việc gì mà ông đã làm? Ông có thể cho chúng tôi một vài ví dụ không?
Han: Chúng tôi thường tham dự hội họp vì nhiều thành viên Hội đồng Đảng cấp tỉnh từ các vùng khác, và nhân viên Văn phòng 610, là phải tham gia. Lúc bấy giờ, sứ mệnh đầu tiên là ngưng các học viên Pháp Luân Công đi khiếu nại tại Bắc kinh. Để giải quyết hoạt động này, tất cả các chánh quyền trung ương và vùng đều có hạn ngạch của họ.
“Hạn ngạch” để thưởng phạt các viên chức
Phóng viên: “Hạn ngạch” là gì?
Han: Một hạn ngạch có nghĩa là nếu có ba hoặc hơn các học viên Pháp Luân Công mỗi tháng mà đi khiếu nại tại Bắc kinh cho quyền tập luyện, thì người Thư ký Dân biểu hoặc cả người Thư ký của Hội đồng Đảng thành phố phải đi thành phố tỉnh để tham gia khóa học tập tự kiểm thảo. Để tránh điều này, cũng như để tránh mất mặt và giữ công việc, mỗi thành phố dùng một lô viên chức cảnh sát và tiền để ngưng các học viên Pháp Luân Công đi Bắc kinh.
Phóng viên: Hạn ngạch của thành phố Thẩm Dương là sao?
Han:Đó thường là ba người. Một vị thị trưởng một lần bị mất chức vì một học viên Pháp Luân Công trong thành phố của ông ta vẫn tiếp tục đi đến Bắc kinh.
Văn phòng “610” phát hành khẩu lệnh
Phóng viên: ĐCSTQ phủ nhận có một tổ chức như là văn phòng “610”. Có một tài liệu gì về Pháp Luân Công phát ra bởi văn phòng này không? Ví dụ Văn phòng “610” cho ra khẩu lệnh hoặc lệnh viết?
Han: Tôi không nhớ đã có thấy một tài liệu nào mà viết, nhưng có những lời nói cho ra bởi những lãnh đạo, chúng được coi quan trọng cũng như tài liệu viết tại Trung quốc. Các bài thuyết của lãnh đạo cung cấp những chi tiết về các sự vụ được chương trình, cho đường hướng, và cung cập những yếu chỉ về một số tình huống. Vì vậy, phần nhiều, các lệnh đều truyền đi bằng miệng.
Phóng viên: Ai, trong một buổi họp, sắp đặt các khẩu lệnh đó?
Han: Nó được làm thành hai phần. Một, được sắp đặt tùy theo vùng, xảy ra khi Hội đồng Đảng Thành phố sắp đặt hoạt động và làm các yêu cầu. Hai là sắp đặt bởi các sở đặc thù, ví dụ văn phòng luật pháp của tỉnh Liêu Ninh sẽ làm yêu cầu, chương trình công tác, chia sẻ tin tức, v.v. Công việc phải làm là sắp đặt qua các buổi họp và môt lãnh đạo thuyết ra.
Trại lao động cưỡng bách cầm tù các học viên Pháp Luân Công
Phóng viên: Công việc đặc thù của ông là gì?
Han:Tôi có một số trách vụ, ví dụ: làm công việc luật pháp, huấn lệnh các viên chức cảnh sát, điều khiển các công tố, điều hành các tuyên cáo công cộng, và điều khiển các tù và trại lao động cưỡng bách của thành phố Thẩm Dương. Có bốn trại tại Thẩm Dương và ba trong chúng là xử dụng để cầm tù các học viên Pháp Luân Công.
Phóng viên: Thời điểm cao nhất có bao nhiêu học viên Pháp Luân Công bị cầm tù?
Han: Có lẽ từ bốn đến năm trăm người.
Phóng viên: Từ bao giờ những trại cầm tù đó bắt đầu xảy ra?
Han: Các trại cầm tù bắt đầu vào cuối năm 1999, và hiện nay vẫn còn.
Phóng viên: Trong quá trình đó, ông nhận được những chỉ lệnh nào? Theo sự hiểu biết tối đa của tôi, một trại lao động cưỡng bách lẽ ra chỉ cầm tù những người phạm những hành vi không tốt. Tại sao các học viên Pháp Luân Công lại bị cầm tù tại các trại lao động thay vì nơi khác?
Han: Trước mắt, đó là theo lệnh của chánh phủ trung ương. Đầu tiên, Công an và cảnh sát, nhưng không có luật pháp, liên hệ trong cuộc khủng bố Pháp Luân Công. Điều này đã thay đổi khi các trung tâm cầm tù và nhà tù không còn có thể chứa tất cả người ta. Lúc bấy giờ, tôi là Thư ký Dân biểu Hội đồng ĐCSTQ cho Thẩm Dương và trách nhiệm vùng đó, vì vậy họ đến tìm tôi và yêu cầu tôi mở một trại lao động cưỡng bách để cầm tù các học viên Pháp Luân Công. Lúc đầu, bốn trại tại Thẩm Dương chưa bao giờ cầm tù người nữ, họ phải được gửi đi các trại tù lao động và nhà tù tỉnh, nhưng lần này tôi được kêu cầm tù các nữ học viên Pháp Luân Công.
Tôi cương quyết tuyên bố rằng tôi sẽ không làm điều đó vì trại lao động là để cầm tù những tên vô lại và không phải học viên Pháp Luân Công mà tôi không coi là những người tội phạm. Từ vị thế luật pháp, các học viên Pháp Luân Công chưa bao giờ phạm những hành động tội lỗi hoặc vi phạm luật, và như vậy không thể bị cầm tù trong trại.
Phóng viên: Từ lúc đầu, ông chống lại lệnh và không đồng ý với những việc làm đó?
Han: Phải, tôi không đồng ý. Sau đó, Thư ký Hội đồng Đảng đập bàn với nắm tay của ông ta và bảo tôi phải thừa hành lệnh, nói rằng ông ta sẽ lấy trách nhiệm về mọi điều. Tôi nói tôi cần tham khảo Sở Luật Pháp, vì vậy tôi gọi điện thoại cho Giám đốc tỉnh Liêu Ninh. Tôi cảm thấy tôi cần có ai với quyền hành lớn hơn để từ chối các lệnh của Hội đồng Đảng thành thị.
Người giám đốc cũng lấy vị thế như tôi, nói rằng cầm tù các học viên Pháp Luân Công trong một trại lao động cưỡng bách là không đúng. Nhưng không hơn một tuần lễ, Sở Luật Pháp thay đổi ý kiến và kêu chúng tôi họp, nơi đó họ yêu cầu chúng tôi mở một địa phận chỉ để cầm tù các học viên Pháp Luân Công. Tôi không còn chống được nữa, vì tôi sẽ bị xem như là một phần tử lạ trong nội bộ Đảng và sẽ bị trừng phạt nặng nề. Từ đó tôi bị bắt buộc phải mở cữa trại lao động cưỡng bách Longshan để cầm tù những học viên Pháp Luân Công. Nhưng tôi cố hết sức tôi để lưu ý cho các học viên Pháp Luân Công.
Phóng viên: Một số thông tấn ngoại quốc đã báo cáo rằng, bên trong các trại lao động cưỡng bách, các học viên Pháp Luân Công thường bị chửi mắng và đánh đập, có người còn bị tra tấn hành hình. Có những chuyện đó xảy ra không trong khi ông phụ trách?
Han: Có một trường hợp như vậy trong một trại trong vùng của tôi. Một cô bé gái 15 tuổi tên là Han Tianzi tập luyện Pháp Luân Công bị phát giác bởi nhân viên trại và kêu viết một tuyên bố bão đảm cô sẽ bỏ môn tập luyện. Vì cô kiên quyết từ chối viết lời tuyên bố như vậy, các nhân viên, bao gồm Bai Suxia (tên gọi như vậy), người Giám đốc Dân biểu Longhshan, châm điện giựt cô bé bằng cây điện. Sự vụ này tạo ra một phản ứng mạnh mẽ giữa các học viên Pháp Luân Công trong trại, và họ bắt đầu tuyệt thực.
Sự hủy hoại gương mặt của cô Gao Rongrong (Cao Dung Dung) và “Tỷ lệ thành công” tại Trại lao động Masanjia
Phóng viên: Gần đây một học viên tên là Gao Rongrong gương mặt bị tàn phá vì nhiều giờ bị châm điện bằng cây điện. Cô bị chết ngày 16 tháng sau năm nay từ những sự tra tấn lập đi lập lại. Ông có nghĩ là điều này thật sự xảy ra? Tôi nghĩ ông có thể biết về trường hợp này vì nó xảy ra tại Trại Lao động cưỡng bách Longshan, là một trong những trại dưới quyền luật pháp của ông.
Han: Nó xảy ra sau khi tôi rời đi và sau này tôi được đọc về trường hợp của cô này trên mạng lưới Internet. Tôi cũng vô cùng xúc động sau khi nhìn thấy gương mặt bị đốt cháy của cô. Tôi tin rằng những sự vụ như vậy có xảy ra. Theo như tôi biết lúc bấy giờ, sự tra tấn hành hình ghê gớm nhất các học viên Pháp Luân Công là xảy ra tại trại lao động cưỡng bách Masanjia tỉnh Liêu Ninh. Masanjia là không nằm trong địa phận luật pháp của tôi và nó trực tiếp điều khiển bởi Sở luật pháp tỉnh Liêu ninh. Nhiều loại tra tấn được thiết lập tại Masanjia để tiêu trừ các học viên Pháp Luân Công và gia tăng tỷ lệ “cải hóa”. Lúc đầu tôi không biết điều này xảy ra như vậy.
Nhưng sau này, Sở Luật Pháp kêu tất cả các thành phố trong tỉnh phải đi Masanjia để học những phương pháp “cải hóa” của nó. Zhang Xiansheng, giám đốc Dân biểu Văn phòng luật pháp tại Shenyang, phụ trách việc này, đi đến đó và sau khi trở về, nói với tôi rằng có một máy móc căn bản xử dụng tại Masanjia – cây điện, mà chúng tôi cũng có thể xử dụng. Tôi nói điều này nhất định không được phép và tôi sẽ không chấp thuận sự châm điện các học viên Pháp Luân Công, điều mà tôi cấm.
Trong thời gian nữa năm sau của năm 2000, giám đốc Dân biểu Sở luật pháp tỉnh Liêu Ninh phụ trách ‘vấn đề Pháp Luân Công’, gọi tôi. Ông ta yêu cầu là mười nữ học viên Pháp Luân Công được chuyển đến trại lao động của chúng tôi vì trại Masanjia đã không thể “cải hóa” họ.
Phóng viên: Như ông vừa nói, tỷ lệ cải hóa của Masanjia là rất cao vì họ sử dụng cây điện. Nhưng mười học viên đó chịu đựng điều này mà không bị ‘cải hóa’. Xin ông giải thích.
Han: Vì ông ta ở cấp cao hơn, tôi phải chấp nhận những người đàn bà này trong trại tôi. Tôi đi gặp họ một tối sau khi họ đến. Hai bà ở trong một phòng, một người tên là Zhao và người kia tên là Yin. Trong cuộc nói chuyện lâu dài của tôi với họ, họ diễn tả những tra tấn tàn độc mà họ chịu đựng tại Masanjia. Ví dụ bị nhéo liên tục tại phần mềm của ống chân, bị buộc ngồi chồm hổm trong thời gian lâu, bị buộc làm động tác ‘hit đất’ trong tuyết lạnh. Hơn nữa bị châm điện với cây điện, có những tra tấn và hành hình khác tương tự.
Sản phẩm sản xuất từ các trại do công tác nô lệ
Phóng viên: Bên ngoài Trung quốc, vấn đề này tạo nên một phản ứng khá mạnh mẽ. Nhiều quốc gia không chấp nhận các hàng hóa sản xuất bởi lao động nô lệ trong xứ của họ. Ví dụ Mỹ quốc và Gia nã Đại không muốn nhận những hành hóa như vậy. Từ các báo cáo thông tấn và các nguồn tin mà chúng tôi nhận được, nhiều lời than phiền kê khai rằng rất nhiều hàng hóa sản xuất trong các trại lao động tại Trung quốc là để xuất cảng. Phải chăng có loại hiện tượng đó trong các trại lao động nơi của ông?
Han: Phải, có. Thật sự đó không có gì là mới lạ. Đó là một vấn đề không giải quyết được. Nó đã được nêu lên từ nhiều năm nhưng tình trạng vẫn không thay đổi. Trung quốc có hai vấn đề: đầu tiên, hệ thống hình luật của Trung quốc là một hệ thống “thay đổi bằng lao động” mà các tù nhân phải làm việc, thứ hai, các nhà tù và trại lao động cưỡng bách tất cả đều không được tài trợ đầy đủ và vì vậy họ phải lệ thuộc vào sự buôn bán các sản phẩm mà họ sản xuất ra để bù trừ cho chỗ thiếu. Vì vậy, tất cả đều bị bắt buộc làm một công việc lao động gì đó. Có công việc là loại đúc, ví dụ để làm cây Giáng sinh, ‘gấu nhồi’, con vịt và gà bằng plastic, những đồ vật như vậy. Các món đồ này thường làm ra để xuất cảng.
Phóng viên: Các vật liệu được gửi đến trại lao động và sau đó được sử dụng bởi các tù nhân để làm ra sản phẩm, sau đó được xuất cảng. Các tù nhân có được bù công không?
Han: Các tù nhân trong một trại lao động sẽ không được trả công, nhưng một số nhà tù có thể nhận được một phụ trợ tối thiểu.