Cuối cùng tôi cũng thấy hy vọng cho Trung Quốc – Phần I
19/05/2006
Viết bởi một cư dân tại Bắc Kinh, ngày 19 tháng hai năm 2006.
Bài đặc biệt dành cho Thời báo Đại Kỷ Nguyên.
Tôi là một người dân thường ở Bắc Kinh, không phải là một người có danh tiếng. Tuy nhiên giờ đây tôi muốn có hành động hỗ trợ các cuộc biểu tình tuyệt thực toàn cầu, làm mạnh hơn hiệu quả của sự phản kháng bất bạo động của những người đang bị khủng bố, và hy vọng sẽ có một sự chuyển tiếp hoà bình ở Trung Quốc.
Qua những năm vừa qua, suy nghĩ của tôi đã thay đổi nhiều. Có thể là bởi vì tôi đã lớn lên tại thủ đô của Trung Quốc, từ khi còn bé tôi đã thấy nhiều về mặt trái của xã hội. Những người nắm quyền thực hiện việc đấu tranh quyền lực bằng bất kể cách nào; những người thương nhân chỉ chăm chú tìm kiếm lợi nhuận bất kể phương tiện gì; thậm chí đến cả những người dân thường cũng chỉ quan tâm đến bản thân mình và có đạo đức thấp kém. Mặc dù tôi đã cảm thấy buồn và đau khổ vì điều này, tôi đã vẫn tin vào những truyền bá của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói rằng thời kỳ hiện tại chỉ là giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, và vấn đề đang trải qua là bình thường và tương tự như những ngày đầu của chủ nghĩa tư bản. Khi nền kinh tế đã phát triển, những vấn đề này sẽ tự nhiên được giải quyết. Tuy nhiên mười năm đã trôi qua, nhưng tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu cải thiện nào. Hơn thế nữa, tôi nghĩ tình hình hiện tại là đang xấu hơn. Mười năm trước, tôi có thể nhắm mắt trước các vấn đề và chỉ sống trong thế giới riêng nhỏ của bản thân mình. Bây giờ thì ngược lại, tôi không còn có chỗ nào để có thể ẩn trốn giữa một loạt các vấn đề đang đe doạ bao gồm suy thoái môi trường tự nhiên, các thay đổi khí hậu, và ô nhiễm không khí, nước, và thức ăn.
Tôi luôn biết rằng nếu toàn bộ xã hội tụt dốc, thì mọi người đều sẽ phải trả giá. Mọi người lờ đi những hậu quả của tính ích kỷ và yếu kém. Thực tế những thay đổi trong môi trường và thức ăn không phải là thứ tồi tệ nhất. Thứ tồi tệ nhất là thay đổi trong nhân tâm cho phép và tán thành các hành vi xấu trong xã hội. Một số người thậm chí còn khởi xướng xử sự và che dấu những vấn đề này. Ví dụ, hầu hết mọi người biết rằng nhiều quan chức cấp cao tham nhũng và chung chạ bừa bãi. Hầu hết người dân thường không thể làm điều gì đối với việc này. Tuy nhiên, khá nhiều trí thức nói rằng họ hiểu việc này, và một số thậm chí còn nói rằng chính họ cũng có thể làm như thế nếu họ bị cám dỗ bởi nhiều tiền và tình dục đến như vậy. Khi thấy việc này tôi đã từng nói rằng xã hội này đã quá xấu, và không còn thuốc chữa nó nữa rồi.
Thời gian không thể cứu con người. Người dân không tự nhiên thông minh hơn và đạo đức hơn khi họ nhiều tuổi lên. Có nhiều người già quanh chúng ta vẫn không thực sự hiểu thế giới. Mà ngược lại, sau khi trải qua một số khó khăn, một số người lại trở lên ích kỷ và phòng thủ hơn. Tương tự như thế, xã hội không tự nhiên trở lên tốt hơn cùng với thời gian. Tôi cũng thấy rằng tiền bạc không thể cứu con người. Một người sẽ không chủ động giúp đỡ người khác bởi vì anh ta giàu có và còn phải quan tâm tới thức ăn và cái nhà của chính anh ta. Mà ngược lại, một số người thậm chí còn tham lam hơn khi họ giàu có. Cuối cùng, tôi thấy rằng kiến thức tự nó cũng không thể cứu con người. Khá nhiều người đã nghiên cứu nhiều thứ và có bằng tiến sỹ hoặc thạc sỹ. Tuy nhiên, kiến thức của họ không thể làm cho họ có nhiều trách nhiệm hơn. Họ không nhận ra rằng những người trí thức phải là lương tâm của xã hội, và họ chỉ muốn sử dụng kiến thức của họ để đạt được lương cao hơn và một cuộc sống tiện nghi hơn. Khi địa vị xã hội của một người như thế cao lên, thì sự cảm thông và quan tâm tới những người yếu và thiệt thòi lại thực sự giảm xuống.