ĐCSTQ xuất cảng văn hóa ĐCS
22/7/05 — Từ DAJIYUAN.COM
Jing Xibing
Bài đặc biệt cho Đại Kỷ Nguyên Thời Báo
Mao trạch Đông có một câu nói nổi tiếng về văn hóa Đảng Cộng sản: “Súng ống và ngòi bút, cách mạng là dựa trên hai vũ khí này.” Chúng ta có thể dễ dàng tưởng tượng vai trò của súng ống. Nhưng ngòi bút thì đòi hỏi một chút suy tư hơn. Cái cầu nào đã bắc ngang giữa Đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) và dân tộc Trung quốc? Người ta có thể nói rằng cái khí cụ chính để tiêu hủy, bên cạnh khí giới vật chất, là nền văn hóa của ĐCSTQ, nó là cơ sở của sự tồn tại của ĐCSTQ.
|
Giống như ngòi bút, văn hóa ĐCSTQ đã viết ngang dọc lên trên những truyền thống và lịch sử Trung quốc; nó hoạt động bằng cách kềm chế chặt chẽ tất cả thông tấn, giáo dục, kinh tế, đạo giáo, các nhóm chính trị và cơ sở kinh doanh khác của Trung quốc. Cái khí cụ này, nằm trong tay của ĐCSTQ, đã bảo đảm cái độc quyền của văn hóa ĐCS tại Trung quốc. Một nền độc quyền văn hóa như vây đã đóng góp lớn lao cho móng vuốt sắt của Đảng bấu lên Trung quốc gần hơn nửa thế kỷ.
Tầm quan trọng chiến lược của việc xuất cảng Văn hóa ĐCS trong thời đại mới
Chiến lược hiện nay của ĐCSTQ để phổ biến văn hóa đảng là xuất xứ từ thời Mao. Mục đích căn bản của nó là để tạo ra một môi trường thuận lợi cho ĐCSTQ trên khắp thế giới, cho phép Đảng giữ vững quyền lực của nó trên Trung quốc và thực hiện ảnh hưởng của nó trên các nước khác. Trong những năm cai trị của Mao, xuất cảng văn hóa đảng là xuất cảng ư tưởng của Mao, hầu để chặt đứt sự ngăn chận Trung quốc chủ nghĩa xă hội bởi các nước khác, và hầu lật đổ tất cả các chính phủ xâm lăng.
Đối với bất cứ một quốc gia nào, văn hóa là một phần quan trọng của đặc tính quốc gia đó. Đối với Trung quốc, phương pháp lan tỏa sự xuất cảng văn hóa này cho cho ta thấy địa vị của Trung quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Xuất cảng văn hóa ĐCS một cách khôn khéo giúp tăng cường vị thế quốc tế của Trung quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ và tránh cho văn hóa ĐCSTQ bị tiêu hủy bỡi những nền văn hóa khác. Sự xuất cảng văn hóa như vậy cũng xóa đi những phương pháp độc tài của ĐCSTQ và viết lại hình ảnh của nó như là một chính phủ cải tổ và mở mang hòa bình. Với thời gian qua đi, những phương pháp này đã hạ thấp mức luân lý của xă hội và làm chậm bước sự tiêu hủy hoàn toàn của ĐCSTQ.
Dùng thông tấn ngoại quốc để truyền bá văn hóa ĐCS trong thời đại mới
Do vì số lượng người Trung quốc sống ở ngoại quốc, ĐCSTQ rất coi trọng đạt được sự ủng hộ của người Trung quốc ở hải ngoại như là một phương tiện để giúp chúng xuất cảng và truyền bá văn hóa ĐCSTQ. Trong những năm thời Mao, Trung quốc đi theo một chính sách đóng cửa, khiến cho thông tấn ngoại quốc khá bất măn đối với ĐCSTQ, và chận đứng các kênh để truyền bá văn hóa.
Nhưng sau Mao, ĐCSTQ lấy một chính sách cởi mở hơn, nhưng sẽ khiến cho các thông tấn ngoại quốc dễ phơi bày những tội ác của ĐCSTQ đối với tự do và vi phạm nhân quyền. Để tránh sự phơi bày này, sách lược của ĐCSTQ là hối lộ các thông tấn Trung quốc ngoại quốc với những quyền lợi tài chính để bảo đảm rằng tất cả các thông tấn Trung hoa trên thế giới phản ảnh nền văn hóa ĐCSTQ. Các thông tấn này chỉ thông tín một cách chọn lọc những tin tức Trung quốc, và họ chỉ ‘chỉ trích’ ĐCSTQ một cách thuận lợi. Kết quả là những hình thức thông tấn đó gián tiếp truyền bá mộng ảo về ĐCSTQ, bao gồm cả ĐCSTQ không những hợp lệ mà còn là cần thiết cho sự phát triển và tiến bộ của Trung quốc. Dù phần đông dân chúng Trung hoa hải ngoại không tin tất cả những tuyên truyền của ĐCSTQ, họ có chiều hướng tin nơi thông tấn Trung quốc hải ngoại. Qua những thông tấn đó, nhiều dân chúng Trung hoa hải ngoại vô hình chung chấp nhận văn hóa và tuyên truyền của ĐCSTQ.
Một sách lược khác để phổ biến văn hóa ĐCSTQ là ảnh hưởng các thông tấn chính yếu Tây phương để họ truyền rao những chuyện thần tiên về ĐCSTQ ‘cởi mở’ như thế nào ngày nay, chỉ dùng để che đậy sự độc tài của ĐCSTQ. Điều này đã ngăn cản một cách đáng kể người Tây phương có được một sự hiểu biết sáng suốt về những điều thật sự xảy ra tại Trung quốc, phía sau bức màn cởi mở, cải cách và lao công rẻ.
Những nhăn hiệu được ghép không cân xứng
ĐCSTQ luôn truyền bá văn hóa của nó bằng cách dùng những nhăn hiệu mà khêu gợi những hình ảnh tốt đẹp nhưng trên thực tế là làm loạn bậy, ví dụ, nó liên kết từ ngữ ‘yêu nước’ với ‘ủng hộ ĐCSTQ’ thay vì ‘ủng hộ Trung quốc’. Điều này là tránh nhiều người Trung quốc yêu nước khỏi lên tiếng chống với ĐCSTQ bằng cách gợi rằng ai mà lên tiếng nghịch với chính phủ của họ chính là chống với đất nước Trung quốc.
Gần đây, Đảng còn truyền bá đi xa hơn nữa cái văn hóa của nó ở hải ngoại dưới nhăn hiệu ‘giữ gìn nền truyền thống văn hóa, an ninh văn hóa và độc lập văn hóa Trung quốc’. Ai mà đã quen thuộc với Cách mạng Văn hóa đều biết là văn hóa truyền thống Trung quốc là trên thực tế đã bị hoàn toàn cải biến để truyền bá văn hóa ĐCSTQ. Ngay từ đầu, ĐCSTQ không bao giờ thật sự có ý tuyên dương văn hóa truyền thống Trung quốc chút nào, nhưng chỉ dùng nó như một phương tiện để tuyên dương chính nó và che đậy những sự kiện nó tiêu hủy nền văn hóa thật sự truyền thống. Tuy nhiên, chúng ta không nên quên rằng ĐCSTQ mỗi khi có thể được đã không đi quá xa hơn là những gì nó gặt hái được qua nhăn hiệu ‘văn hóa truyền thống’. Hai ví dụ trước tiên cho điều này là việc nó từ bỏ những lý tưởng dân chủ Tây phương và tự do tôn giáo nhân danh ‘bảo vệ văn hóa truyền thống’.
Mặc dù ĐCSTQ tuyên bố một chính sách ‘hòa bình, hợp tác, tiến bộ’, mục đích thật của nó đã là từ chối dân chủ, tự do và nhân quyền, và thay vì đó nó lưu giữ sự độc tài của nó.
Trọng điểm mới của văn hóa ĐCSTQ
Thời Mao, văn hóa ĐCSTQ đặt trọng điểm vào đấu tranh giai cấp; ngày nay, là vào quyền lợi kinh tế. ĐCSTQ nhấn mạnh ổn định để mở mang kinh tế, nhưng cái đinh nghĩa của họ về ổn định chính trị đòi hỏi chấp nhận sự độc tài của ĐCSTQ. Lịch sử tội ác ghê gớm của ĐCSTQ đã làm cho gần như mọi người dân Trung quốc đều bị thống khổ, đến những mức độ khác nhau, qua những loạn ly chính trị và kinh tế. Dân chúng Trung quốc rất ý thức nỗi thống khổ đó, nhưng những nhu cầu kinh tế của họ khiến họ đi tìm kiếm những liều thuốc kinh tế. Vì vậy, ĐCSTQ đã thêm ‘quyền lợi kinh tế’ vào văn hóa Đảng để thay đổi một cách tế nhị cái nhìn của dân chúng về ĐCSTQ, và rốt cùng làm cho thiên hạ chấp nhận sự hợp pháp của ĐCSTQ. Trên thực tế, ĐCSTQ đã dùng 20 năm qua trong sự cai trị của nó để hướng dẫn có mục đích người dân lưu tâm hơn về những ích lợi kinh tế và lợi lộc vật chất, và không màng những tội ác của Đảng. Điều này có thể khiến dân chúng Trung quốc sẽ tiếp tục chấp nhận ĐCSTQ, chỉ là lần này đó là trên căn bản của tiến bộ kinh tế.
Chúng ta có thể chứng kiến rõ ràng những thay đổi này trong văn hóa ĐCSTQ trong nhiều những người dân di cư từ Trung quốc; họ không còn quan trọng những giá trị truyền thống của họ, nhưng thay vì vậy họ đặt ưu tiên các quyền lợi kinh tế và lợi lộc vật chất lên trên trách nhiệm và lương tâm xă hội. Theo đó, ĐCSTQ đã truyền bá những giá trị văn hóa ‘đi tìm lợi ích cá nhân’ và ‘không tham gia vào chính trị’ qua nhiều kênh hải ngoại.
Những năm gần đây, văn hóa ĐCSTQ đã đặt trọng điểm vào chống lại sự độc lập của Đài Loan và ủng hộ sự thống nhất với Trung quốc. Văn hóa ĐCSTQ ngày nay biến cái lập trường của một người về ‘độc lập’ đối với ‘thống nhất’ thành lập trường của họ về ĐCSTQ, liên kết một cách sai ‘ĐCSTQ’ với ‘Trung quốc’. Trong những từ giả dối đó, “thống nhất” có nghĩa là thống nhất với ĐCSTQ, và “nghịch ĐCSTQ” có nghĩa là nghịch với Trung quốc. Bằng cách điều động theo ý những tình cảm của dân chúng Trung quốc hải ngoại hướng về quê hương, ĐCSTQ đã có thể ngụy tạo rằng ĐCSTQ là đại diện cho tất cả dân chúng Trung quốc mà ủng hộ một nước Trung quốc thống nhất. Trên thực tế, cái lý do mà ĐCSTQ đã đi xa đến như vậy để kêu gọi một nước Trung quốc thống nhất là vì nó sợ mất đi cái móng vuốt của nó trên dân chúng Trung quốc và đất nước của họ.
Còn có nhiều khía cạnh khác của sự xuất cảng văn hóa ĐCSTQ mà tôi không thể bàn trong chi tiết nơi đây. Nhưng từ khi ‘Cửu bình về ĐCSTQ’ đã được phát hành, đã giải thích chi tiết lịch sử của ĐCSTQ, nhiều dân chúng Trung quốc hải ngoại, cũng như người Tây phương, đã nhận thức ra cái ảnh hưởng tai hại của văn hóa ĐCSTQ. Chúng ta phải rõ ràng nhìn nhận cái thuốc độc trên các cấp xă hội khác nhau của chúng ta, và chúng ta cần phải thanh hóa các kênh mà qua đó nó được truyền đi. Chỉ khi nào chúng ta làm điều này mà chúng ta có thể phơi bày hơn nữa những phương pháp độc ác của con tà linh ĐCSTQ đã thâm nhập vào trong tâm ý và đời sống của dân chúng bằng nhiều cách, cả tinh tế lẫn ít tinh tế hơn. Đó là hy vọng duy nhất của chúng ta để thăng tiến tiêu chuẩn đạo đức của xă hội trên một tầm mức lớn rộng, và chuẩn bị sẳn sàng cho một Trung quốc mới dân chủ tự do và thức tỉnh về mặt đạo đức.