Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Chế độ Mao còn kéo dài được bao lâu?

17/11/206
Viết bởi Tan Hohwa – Thời báo Đại Kỷ Nguyên

Trong lúc người Trung Quốc (TQ) hải ngoại đang bàn luận về cuốn sách mới xuất bản của Jung Chang, Mao – The Unknown Story, nhiều người Trung Hoa trung bình ở quốc nội treo hình của Mao trong phòng để bày tỏ sự bất mãn của họ về sự cách biệt tài sản to lớn tại Trung Quốc (TQ)—gây ra bởi 20 năm cải cách kinh tế một chiều.

Nhiều người du khách ngoại quốc cũng rất ngạc nhiên thấy hình của Mao được bán trên đường phố Bắc kinh hoặc được treo ở kính chiếu hậu xe taxi để làm vật hộ thân (bảo vệ) linh thiêng của họ.

Tại sao kẻ độc tài này, một tên ác ôn có trách nhiệm về những vụ sát nhân tập thể trên bình diện lớn, những tội có thể ngang bằng hay lớn hơn Adolf Hitler và Joseph Stalin, như đã mô tả trong sách của Chang, mà còn được tôn kính bởi những người phải chịu đau khổ trong tay hắn cách đây không lâu?

Người ta không thể làm gi mà chỉ thở dài trước sự lừa dối của bộ máy tuyên truyền xảo quyệt xiết bao của chế độ Cộng sản! Bị sống trong một cái hộp đen (trong cảnh giới tối tăm), sự sống của người dân Trung Quốc thật là tội nghiệp!

Tuy nhiên, với nhiều lỗ đục xuyên thấu qua cái hộp đen, còn bao lâu nữa con tà linh họ Mao có thể cai trị Trung Quốc?

Những dấu hiệu tế nhị

Số phát hánh mới nhất của tạp chí ở Hong Kong, Chengming Magazine báo cáo rằng vào ngày 9 tháng 9, lễ kỷ niệm năm thứ 13 Mao chết, chế độ không có tổ chức hoạt động gì như đã mong muốn.

Mới đầu, một hội nghị 200 người đã được dự định tổ chức tại Central Party School, nhưng bị hủy bỏ vào cuối tháng 8. Lý do nêu dẫn là “không đủ thời giờ để chuẩn bị”

Tại tỉnh nhà của Mao, thị xã Changsha, Hunan, đã dự trù một cuộc hội thảo 3000 tham dự viên, với những diễn giả quan trọng như những cựu viên chức của Mao, những vệ binh và gia đình Mao, nhưng vào giờ chót, ngày 4 tháng 9, đã bị hủy bỏ mà không có giải thích.

Áp lực đòi thay đổi

Chengming cũng tiết lộ những cuộc bàn cãi nảy lửa bên trong chế độ cộng sản khi những thành viên Đảng có thế lực mạnh, đã phục vụ lãnh tụ Đặng Tiểu Bình (1976-1989) như Wangli và Song Ping, đã yêu cầu cấp lãnh đạo tái xét lại chủ nghĩa Mao. Họ đã chịu đau khổ dưới chế độ Mao, và họ muốn thấy việc tái xét xảy ra trước khi họ chết.

Đi xa hơn nữa, nhiều học giả như giáo sư Chính trị học Đại Học Bắc kinh Lei Jieqiong, và thành viên Học Viện Kỷ Học Trung Quốc Qian Zhengyang, cũng áp lực với cấp lãnh đạo hiện hành, nói rằng “Triết lý Đấu tranh của Mao đã lật đổ giá trị đạo đức, gây lầm lẫn giữa trái và phải, qua suốt 30 năm và nay vẫn cón phủ bóng tối của nó lên Đảng và xã hội. Liệu chúng ta có muốn những thế hệ tương lai chịu đau khổ vì sự tác hại của nó, và phải trả giá cho nó? Giới Lãnh đạo trung ương mới có trách nhiệm phải giảng rõ sự thật.

Đi trên dây thừng

Mỉa mai thay, chế độ cộng sản luôn luôn gặp khó khăn trong việc ra những quyết định về những vấn đề rõ ràng trắng đen. Vấn đề càng sáng tỏ bao nhiêu, việc quyết định càng khó.

Để đáp ứng những nhu cầu trên, việc Hồ Cẩm Đào nói: “Việc xét lại là cần thiết, nhưng cần phải có môi trường thích ứng” không gây ngạc nhiên cho những ai đã quen thuộc với chính trường Cộng sản.

Một mặt, hơn 20 năm cải cách kinh tế đem lại cho TQ một chính phủ vô cùng thối nát mà hậu quả nó đưa tới hoàn cảnh xã hội bấp bênh. Xung đột mỗi ngày trong năm 2005 tính ra có hơn 241 vụ. Môi trường cực kỳ ô nhiễm, theo kết luận của Ngân Hàng Thế Giới, làm hao hụt từ 8% tới 12% tổng sản lượng quốc gia (1,4 ngàn tỷ đô la) của TQ mỗi năm.

Bây giờ Hồ đang đi trên dây thừng, lập lại bài học của Mao có thể đưa tới sự thức tỉnh của nhân dân đối với lịch sử lừa dối của cộng sản, những tội ác qúa khứ và hiện tại, sự thật về Thảm sát Thiên An môn, sự thật về sự đàn áp Pháp Luân Công, và sự thật về công cuộc cải cách kinh tế hiện tại ở TQ.

Mặt khác, đồng chí của Hồ, Zeng (Đặng) Qinghong — đương kim Phó Chủ Tịch, vừa là Thành Viên Thường Trực Chính Trị Bộ đang dòm ngó [vị trí của Hồ] như con diều hâu. Hồ không thể kham nổi một lỗi lầm nhỏ. Mặc dầu Hồ và Đặng chung lưng sát cánh làm việc với nhau để tấn kích viên cựu lảnh tụ Giang Trạch Dân, và các tay sai của Giang bằng cách đánh bại Chen Liangyu, Chủ Tịch Đảng của Chi Bộ Thượng Hải, điều đó không có nghĩa là Đặng sẽ không đánh lén sau lưng Hồ. Chủ nghĩa đấu tranh của Mao đã tiên đoán chính xác quan hệ giữa các đồng chí với nhau.

Hồ muốn hành động thận trọng, nhưng không còn nhiều thời giờ cho ông. Với sự hỗ trợ của Internet và cơ quan truyền thông không thể bị khống chế như công ty Truyền Hình Tân Đường (Tang Dynasty TV) và Đài phát thanh Tiếng Nói Hy Vọng (Sound of Hope radio), chiến dịch “Thoái bỏ Đảng Cộng Sản” do Báo The Epoch Times phát hành, đã lan tràn khắp nơi tại TQ.

Cả hai cơ quan sử dụng “Chin Bài Bình Luận về Đảng Cộng Sản” trong chiến dịch của mình, được chế độ coi là mối đe dọa to lớn. Thế nhưng, Đảng không dám tung ra chiến dịch phản công, sợ rằng việc tuyên truyền sẽ lôi cuốn chú ý của thêm nhiều người, và nó làm cho nhiều người hơn quan tâm đến bản chất của nó và sẽ không nghe Đảng nữa.

Ai sẽ là vua?

Ngày nay, người TQ sáng chế ra cách cổ động chiến dịch rất sáng tạo, như là khẩu hiệu “Thoái bỏ ĐCSTQ” trên giấy bạc ngân hàng để nhờ sự phát triển kinh tế quốc gia phổ truyền. Không lâu nữa người TQ sẽ bước ra khỏi cái hộp đen. Tới chừng ấy, dù cho Hồ có còn bám vào ý thức hệ (chủ nghĩa) của Mao để bảo vệ cho quyền lực của mình, nhưng nhân dân sẽ không nghe ông cũng như Mao.

Liệu Hồ có đủ can đảm để trở thành một Sergeyevich Gorbachev, hay yên lặng chấp nhận số mạng của mình, sẽ làm ông vua cuối cùng của con rồng đỏ đang rơi ngả xuống. Chúng ta rồi sẽ thấy.

Dịch từ: http://www.theepochtimes.com/news/6-10-23/47327.html

Ngày đăng: 17-11-2006