Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Đại Kỷ Nguyên: Tất cả những đồ tôi đang dùng từ đâu đến?

24/01/2007
Viết bởi Chani Blue – Ngày 12 tháng 1, 2007

(“Hình ảnh Trung quốc” của Getty Images)

Trong số những hàng hoá trên các quầy buôn bán trong tiệm trên toàn quốc đều có nhãn hiệu “Made in China”. Một số được sản xuất trong hệ thống các trại cải tạo lao động khổng lồ trên toàn Trung quốc.

Người ta ước đoán rằng có chừng 4 đến 6 triệu, một con số khổng lồ, lớn như toàn bộ số người làm việc tại Úc châu, là bị giam giữ trong các trại lao động cải tạo này, mà tại Trung quốc được gọi là Laogai.

Những hàng hoá dân dụng được sản xuất tại các trại này đều xuất khẩu ra nước ngoài. Người ta nói rằng có hơn 200 mặt hàng làm tại Laogai là để xuất khẩu.

Trong khi đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế của Trung quốc, số người lao động không phải trả lương này là một công cụ mà đã bị lợi dụng bởi chế độ Cộng sản để giữ được quyền cai trị toàn dân Trung quốc trong nhiều thập niên qua. Đây là một hệ thống được đặt ra để đè bẹp những ai có quan điểm về chính trị, xã hội hay tín ngưỡng khác với quan điểm của đảng Cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ). Những trại này mục đích là để vắt tận xương tủy các tù nhân về thể xác, tinh thần và tâm linh.

Những người bị giam tại các trại lao động này là từ 2 nhóm người: tội nhân hình sự và một nhóm lớn nhất là: tù nhân chính trị, như là các thành viên của các nhà thờ Chúa bí mật, các đệ tử Pháp Luân Công và dân chủ hay các nhà vận động tự do ngôn luận.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, những người Trung quốc bị kết án lao động cải tạo thì không được ra toà hay nhờ luật sư biện hộ. “Kết án” thường là được công an Trung quốc quyết định. Nhân dân Trung quốc có thể bị giam tại các trại lao động lên đến 4 năm và rất thường bị tra tấn hay đánh đập, đặc biệt nếu họ từ chối không nhận “tội”.

Trong một cuộc điều tra mới đây của Tổ Chức Thế giới Điều tra Khủng bố Pháp Luân Công thì những bằng chứng tìm thấy trong những mặt hàng được làm theo những hợp đồng tại các trại lao động Trung quốc cho các công ty như Lanzhou Zhenglin Nongken Food Ltd., Jin Printing Co. Ltd., Qiqihaer Siyou Chemical Industry Co. Ltd và Beijing Mickey Toys Co. Ltd thường là những đồ chơi mềm xuất khẩu đi Hoa kỳ, Canada, Úc, Ba tây, Hung ga ry và Nhật.

Những hàng hoá khác được báo cáo là làm tại các trại lao động là những trái banh cao su cho các hãng đồ thể thao nổi tiếng. Các áo len, gối, ống kim chích, đũa gói, các tranh hình và đồ gói hàng cũng là những hàng hoá thông dụng được sản xuất tại các trại lao động này.

Những hàng hoá làm vườn có thuốc độc như là thuốc sát sâu bọ hay diệt cỏ là những hàng hoá đáng quan tâm đều được đóng bao bởi các tù nhân này. Không có chế độ an toàn, áo quần an toàn hay mắt kiếng khi họ làm việc với các loại hàng hoá này, dẫn đến độc hại sức khoẻ và da của họ.

Cựu tù nhân lao động Jennifer Zheng, trong quyển sách của cô “Nhân Chứng Lịch sử” (Witness to History) diễn tả về những hành hạ, đày ải đã xảy ra tại các Laogai ở Bắc kinh.

“Chúng tôi bị bắt buộc làm 7 ngày 1 tuần, từ 5:30 giờ sáng cho đến 1 hay 2 giờ đêm. Nếu có nhu cầu cần phải cung cấp, chúng tôi phải làm liên tục không được ngủ”, cô ta viết. Cô Zheng nói rằng một số đồ chơi bị bắt phải sản xuất cho công ty Nestle.

Trong suốt thời gian bị giam giữ Cô Zheng bị tra điện bằng ba tông điện cho đế khi cô ta bị ngất xỉu. Cô ta cũng bị bắt phải thức nhằm mục đích cải tạo cô, bắt buộc cô phải ly khai với Pháp Luân Công.

Cô Zheng là một trong hàng vạn đệ tử Pháp Luân Công đang bị đưa đi Laogai. Trong số đó có đến 3,000 đệ tử Pháp Luân Công được báo cáo là đã bị giết hại trong chính sách khủng bố Pháp Luân Công và người ta tin rằng hầu hết những người bị giết là tại các Laogai.

Trong khi lực lượng lao động rẻ rúng này làm tăng trưởng nền kinh tế Trung quốc; phương pháp này của ĐCSTQ là cũng giống như các trại tập trung Đức Quốc xã và các trại trong Gulags của thời Xô viết. Số lượng lao động khổng lồ, rẻ mạt này là câu trả lời tại sao hàng hoá Trung quốc lại quá rẻ như vậy.

Câu hỏi còn lại khi chúng ta đang đón mừng Tết Nguyên đán, là có thể nào thế giới Tây phương lại làm ngơ sự thối nát, đồi bại đạo đức được giấu kín này tại đế quốc Trung quốc sau khi chúng ta trả lời “không bao giờ xảy ra lần nữa”?

Mặc dầu các nhà buôn được các công ty xuất nhập khẩu bảo đảm rằng hàng hoá bán là được sản xuất trong chế độ lao động đúng đắn, nhưng làm thế nào để chúng ta hoàn toàn tin tưởng như thế trong khi các trại lao động khổng lồ vẫn lan tràn khắp nơi tại Trung quốc tiếp tục hoạt động mà không được kiểm soát?

“Thế giới bên ngoài tin tưởng rằng Trung quốc đã thay đổi, nhân quyền tại Trung quốc đã được nâng cao và mọi người đều mong muốn buôn bán với Trung quốc mà thật sự không biết gì về tình trạng thật sự đang xảy ra tại Trung quốc, không biết bao nhiêu người đã bị tra tấn, giết hại tại các trại lao động này” Jennifer Zheng viết.

Nguồn http://en.epochtimes.com/news/7-1-12/50387.html

Ngày đăng: 24-01-2007