Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Đài Phát Thanh Quốc Tế Đài Loan Đón Tiếp Cựu Đặc Vụ Của Phòng 610

25/3/2006

Hác Phượng Quân (Thời báo Đại Kỷ Nguyên).

Đài Bắc – Vào giữa tháng Mười Hai (2005), Hác Phượng Quân đã đến Đài Loan để tham dự một diễn đàn Chín Bình về Đảng Cộng Sản. Sự hiện diện của ông đã lôi cuốn sự chú ý của giới truyền thông. Ngày 19 Tháng 12, Đài Phát Thanh Quốc Tế Đài Loan đã phỏng vấn Ông Hác. Trong cuộc phỏng vấn, người điều khiển, Dương Hiến Hoành đặc biệt tập trung vào “Phòng 610”, một cơ quan giống như Sở Mật Vụ Đức Quốc đó với trách nhiệm bức hại Pháp Luân Công, đã tiếp tục tuân theo mệnh lệnh của Đảng Cộng Sản Trung Quốc để bức hại dân chúng vô vũ khí.

Ông Dương dẫn chứng rằng cựu Tổng Thống Nga Sô Mikhai Gorbachev là một thí dụ điển hình về một nhân vật nổi tiếng Cộng Sản, cuối cùng nhân tính của ông đã chiến thắng sự ảnh hưởng của lý thuyết Cộng Sản được nhà nước tán dương. Hác Phượng Quân là một cựu nhân viên của Phòng 610, đã quyết định bỏ đảng đến Úc Châu, hơn là tiếp tục tham dự vào những cuộc tra tấn người dân Trung Quốc vô tội một cách tàn nhẫn. Ông Dương bình luận rằng hiện tại có nhiều người khác ở Trung Quốc ước rằng họ có can đảm để noi theo gương của ông Hác.

Làn sóng truyền thanh của đài RTI có đủ sức mạnh để truyền đến mọi nơi ở Trung Quốc, và Ông Dương mời Hác nói vài lời với bạn cũ và đồng nghiệp của ông trên làn sóng. Hác nói “Tôi không phản bội quê hương của tôi. Tôi chỉ phản bội Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tôi hy vọng rằng những người công an Trung Cộng có nhân tính và lương tâm kể cả những công an đang làm việc cho Bộ An Ninh Quốc Gia có thể hiểu rõ được bản chất của ĐCSTQ như tôi. Như vậy thì sự độc tài và chuyên chế của ĐCSTQ sẽ bị chấm dứt tức khắc.”

Sau đây là cuộc phỏng vấn của Ông Dương với Ông Hác

Dương Hiến Hoành: Hôm nay tôi rất vui mừng mời ông Hác Phượng Quân, là một cựu viên chức chỉ huy của Phòng 610, đến với chương trình của chúng ta. Hân hạnh gặp ông Hác.

Hác Phượng Quân: Hân hạnh gặp ông.

Dương: Hoan nghêng ông đến Đài Loan. Tôi xin bắt đầu với sự giới thiệu ông Hác Phượng Quân, 32 tuổi, là cựu viên chức của “Phòng 610” hoạt động dưới thẩm quyền của Cục Công An ở Thiên Tân. Tháng hai này đã rời bỏ Trung Quốc và đến Úc Châu để tìm nơi trú ẩn. Vào cuối tháng bảy, ông đã được cấp hộ chiếu tỵ nạn và cư trú dài hạn ở Úc Châu. Khi trốn thoát quê nhà, Hác đã mang theo hàng trăm hồ sơ bí mật để xác nhận sự hiện hữu của “Phòng 610” và sự hoạt động bên trong của nó. Hác cũng đã xác nhận sự nghi ngờ rằng Trung Cộng đã dựng nên một hệ thống gián điệp rộng lớn ở những nước Tây Phương. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi mời ông Hác nói về “Phòng 610” và lý do cho sự bỏ đảng của ông.

Ông Hác, chúng ta biết là ĐCSTQ đã lập ra “Nhóm lãnh đạo Trung Ương để đối phó với những vấn đề của Pháp Luân Công vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Đó là lý do tại sao cơ quan này gọi là “Phòng 610.” Ông đã vào “Phòng 610” như thế nào? Ông đã làm việc gì trong “Phòng 610”?

Hác: Tôi đã được chỉ định và chuyển vào “Phòng 610” trong năm 2000. Vì rất ít viên chức nộp đơn xin vào “Phòng 610,” máy điện toán đã được dùng để chọn nhân viên. Sau đó tôi đã được chọn. Những trách nhiệm chính của Cục Công An Thiên Tân gồm có ba mặt: Thứ nhất, vấn đề Pháp Luân Công, thứ hai, những trường phái khí công mà ĐCSTQ dán nhãn hiệu là tai hại, thứ ba, tất cả những tôn giáo khác, không kể Pháp Luân Công, mà ĐCSTQ dán nhãn hiệu là tà giáo.

Dương: Theo ý kiến của ông, những nhóm này có là đe dọa thật cho ĐCSTQ hay không?

Hác: Đây chỉ là niềm tin cá nhân. Tôi không thấy làm sao họ có thể đe dọa đến an ninh quốc gia.

Dương: Vâng. Lý do tôi hỏi ông câu hỏi này là vì “Phòng 610” cũng như những cơ quan an ninh quốc gia hay những cơ quan quân sự trong những quốc gia khác, phải được lập ra cho một lý do gì. Đó là, phải có một lý do chính đáng. Và lý do là điều gì đó chống lại an ninh quốc gia. Điều này sẽ được dùng để làm tăng tinh thần mọi người lên và tất cả nhân viên sẽ cố gắng để thi hành nhiệm vụ. Tôi nghĩ là mỗi quốc gia đều có lý do giống nhau. ĐCSTQ đã dùng những gì để tăng tinh thần mọi người lên?

Hác: Về vấn đề này, những nhân viên tình báo và những điều tra viên có rất ít sự hiểu biết rõ ràng. Nhưng tin tức và những hồ sơ chúng tôi nhận được từ mỗi cấp của Chính Phủ Trung Ương bảo chúng tôi rằng Pháp Luân Công cũng như những tôn giáo khác gây ra sự đe dọa đến cho chính quyền Cộng Sản Trung Cộng. Vì vậy, là một bộ phận của cơ quan chính quyền, chúng tôi cần phải thi hành mệnh lệnh. Nhưng theo ý kiến của tôi, những người Pháp Luân Công, cùng với Tin Lành và Thiên Chúa Giáo, là những người thường dân, không giống như băng trộm cướp, khủng bố hay du đảng.

Dương: Nói đến những vấn đề an ninh quốc gia, như là việc khủng bố và trường hợp 911 ở Nửu Ước, khi máy bay đã được dùng để tấn công thường dân, mọi người đều đồng ý là sự việc này không bao giờ nên xảy ra và chính phủ nên dùng mọi nỗ lực để duy trì an ninh quốc gia. Đó là điều hợp lý. Tuy nhiên, khi thường dân chỉ đơn giản là kiên định vào niềm tin của họ như là Tin lành, Thiên Chúa Giáo, và Pháp Luân Công, thì không có một quốc gia nào trên thế giới có thể mơ đến tấn công họ vì niềm tin đó. Người dân trong phần đông quốc gia được có sự tự do để có những cuộc sinh hoạt, miễn sao họ không làm hại người khác. Tại sao Trung Cộng có vẻ xem những sinh hoạt này là những sự đe doạ?

Bởi vì đây là lần đầu tiên tôi được phỏng vấn một người có địa vị là một viên chức an ninh quốc gia như ông, tôi xin hỏi ông là chính phủ Trung Cộng đã làm thế nào để chinh phục những viên chức an ninh quốc gia của họ để “bắt bớ”, hay tôi nên nói “đối phó” với những ngưòi dân vô vũ khí này. Họ phạm tội là vì niềm tin của họ – là những gì họ suy nghĩ trong tâm tư họ. ĐCSTQ có thể nào thuyết phục họ nghĩ khác hay không?

Tẩy Não

Hác: Chúng tôi đã bị tẩy nảo bởi sự giáo dục của ĐCSTQ từ lúc nhỏ. Tất cả những giáo dục chúng tôi học trong trường không có gì khác hơn là Các Mác, Mao Trạch Đông và những thứ khác giống như vậy – chúng tôi bị bắt phải đọc thuộc lòng và lập đi lập lại những thuyết này trong trường. Khi giáo dục chính trị là môn chính trong trường, những tư tưởng này đã được truyền dẫn trong lớp tuổi rất nhỏ. Như tôi đã nhắc đến với giới truyền thông lúc trước, chẳng những chính phủ Trung Cộng đã lừa gạt thế giới truyền thông lúc trước, chẳng những chính phủ Trung Cộng đã lừa gạt thế giới Tây Phương, những quốc gia dân chủ và dân của họ, nhưng nó cũng che đậy sự thật với những người như tôi liên quan trong guồng máy an ninh quốc gia. Tôi không hiểu thấu sự thật này cho đến khi tôi đến Úc Châu.

Dương: Tốt, nhận định từ hành trình của ông, dường như ông đã có ý nghĩ này lâu rồi. Khi mà ông muốn chạy trốn khỏi Trung Cộng, ông lập kế hoạch cho việc đó. Khi mà ông đang hành động, chắc ông có những mâu thuẫn trong ông. Có phải ông nghĩ là mình đã làm những việc sai lầm trong công việc không?

Hác: Vâng, chính như vậy!

Dương: Ông có nghĩ rằng những người khác làm việc cho guồng máy nhà nước một lòng tin vào ĐCSTQ hay không? Có thể nào họ bị tẩy nảo hoàn toàn hay không?

Hác: Không. Theo tôi thấy như vậy, hầu hết những người đã giao thiệp với tôi và đồng nghiệp của tôi qua việc làm, nhất là những viên chức chính quyền, có hai cá tính, mà người Đài Loan có thể không biết được vì họ ít giao thiệp với người lục địa. Dường như họ rất siêng năng và nghiêm nghị trong công việc, như là họ đang tham gia trong sự tranh đấu chính trị. Tuy vậy, trên mặt khác, sau khi làm việc, họ để cho nhân tính của họ lộ ra lần nữa, bày tỏ tình cảm chân thành của họ. Do đó, sự sung sướng, giận hờn, buồn bã và vui mừng sẽ được thố lộ lần nữa. Là như thế.

Dương: Có phải họ cảm thấy khó chịu trong việc làm ban ngày và sau giờ làm việc, họ có thể kiểm xét chính mình khi ở nhà ban đêm không?

Hác: Quyền lợi của ĐCSTQ là mục tiêu tối hậu trong những buổi họp, không ai mang tinh thần này vào đời sống riêng tư của họ.

Dương: Những gì ông vừa nhắc đến gợi lại cho tôi những sự việc đã xảy ra trong những năm 1980, khi Mikhail Gorbachev vẫn còn là lãnh tụ của Liên Xô. Người đàn ông này sau đó đã làm sụp đổ chính quyền cộng sản Liên Xô. Về sau, mọi người nói chuyện về ông. Sau khi đọc tiểu sử của ông, tôi nhận thấy ông đã đương đầu với cùng một vấn đề mà mọi người đang đối diện ở Trung Cộng. Ông đã không tin tưởng cơ quan KGB, nhưng là lãnh đạo của Liên Xô, ông phải đương đương đầu với nó hàng ngày. Vì vậy sau khi về nhà và đóng cửa lại, ông lắng nghe bài nhạc Thứ Năm của Mahler mỗi khuya với vợ ông. Ông dùng thời gian này để thanh lọc chính mình và tìm sự cứu vớt linh hồn.

Đó là điều rất khó khăn cho ông, nhưng cuối cùng nhân tính của ông đã chiến thắng trên niềm tin của ông vào guồng máy nhà nước. Trong khi tiến hành, ông đã bị nhiều đồng nghiệp trong khối Liên Xô chỉ trích nặng nề. Trong việc đi theo lương tâm và nhân tính của ông, Gorbachev đã đạt được sự kính trọng của cộng đồng quốc tế.

Hôm nay, ông đã trốn khỏi Trung Cộng, nhưng tôi nghĩ không phải chỉ mình ông. Trong thực tế, ông là đại diện của nhiều người sẽ làm giống như ông nếu họ có can đảm. Tôi tin rằng có lẽ nhiều cựu đồng nghiệp và bạn cũ của ông đang lắng nghe chương trình của chúng ta hôm nay. Thật vậy, có lẽ một số người đã được chỉ định để theo dõi nội dung của chương trình và đang lắng nghe một cách chú ý đến những gì chúng ta phát biểu. Ông có những gì để nói với họ sau khi ông rời Trung Cộng một thời gian khá lâu không?

Hác: Khi tôi còn đang sống và làm việc ở lục địa Trung Quốc, có nhiều việc xảy ra khắp nước mà tôi cùng với đồng nghiệp của tôi không hiểu cho lắm. Thí dụ như Pháp Luân Công. Trong năm 2001, ba mươi sáu người Pháp Luân Công Tây Phương đến Thiên An Môn để giăng bản kêu gọi chấm dứt sự bức hại. Lúc đó chúng tôi nhận định là Pháp Luân Công đã bỏ ra một số tiền rất lớn để thuê những người Tây Phương đến để phản đối ở Thiên An Môn. Sau khi tôi đến Úc Châu, ngẫu nhiên tôi gặp một trong những người đã đến phản đối ở Thiên An Môn thời đó. Tôi hỏi ông ấy đã tập Pháp Luân Công khi nào. Ông ấy bảo tôi rằng ông đã tu tập từ năm 1996. Không lâu trước đây, tôi đã đến Âu Châu, khi tôi gặp một nữ tu nhân người Pháp đã đến Thiên An Môn trong 2001. Cô ấy bắt đầu tu tập từ năm 1998. Đây đã chứng minh rằng ĐCSTQ đã nói dối với chúng tôi. Nó biết rằng tất cả những người Pháp Luân Công ở Thiên An Môn là chân tu. Họ nói dối với chúng tôi để sai chúng tôi làm những việc xấu của họ.

Tôi chỉ có một điều để nói cho những người đang lắng nghe ở Trung Quốc: Tôi không có phản bội quốc gia của tôi. Tôi chỉ phản bội ĐCSTQ. Khi tôi còn ở Trung Quốc, tôi được có tiếng là một người công an giỏi, và tôi có thể hãnh diện với điều đó. Tôi đã chọn để sống với những nguyên tắc của tôi và duy trì những trách nhiệm nghề nghiệp của tôi. Là một người công an, trách nhiệm của tôi là bắt giữ những người phạm tội và bảo vệ dân chúng. Công việc của tôi không phải là hành hạ những người vô tội.

Dương: Đó là chỉ làm công việc của ông.

Hác: Đúng vậy. Đó là nhiệm vụ của tôi. Vì vậy tôi quyết định đi ra. Mặc dầu tôi đã làm những gì trong quá khứ, tốt hay không, tôi có thể nhận thức được bản tính của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tôi có thể rời khỏi nó. Tôi hy vọng cảnh sát Trung Quốc và công an quốc gia là những người có lương tâm, nhân tính và lòng nhân đạo có thể nhận thức được bản tính của ĐCSTQ và chấn dứt chế độ của một đảng phái này.

Vì tôi biết họ có thể nghe tôi, tôi cũng muốn bảo họ không làm phiền hay xen vào việc gia đình tôi đang còn cư ngụ tại Trung Quốc nữa. Họ nên biết rằng nếu họ tiếp tục làm như thế, tôi bảo đảm rằng thế giới sẽ thấy được trên hai trăm hồ sơ tối mật tôi đang có trong tay.

Gián Điệp ở Đài Loan

Dương: Về việc đó, Ông có thể phê bình về hệ thống gián điệp ở thành phố Xian ở Trung Quốc mà ông Trần Dụng Lâm nhắc đến – người viên chức ngoại giao Trung Quốc đã bỏ đảng đến Úc Châu. Ông có biết nếu ĐCSTQ cũng có nhóm gián điệp ở Đài Loan không?

Hác: Tôi không biết nhiều về hệ thống gián điệp ở Đài Loan vì tôi chỉ có trách nhiệm kiển soát tôn giáo và phân tích tin tức ở Bắc Mỹ, Úc Châu và Tây Tây Lan. Hệ thống gián điệp ở ngoài nước mà ông vừa nhắc đến được gọi là gián điệp trong những quốc gia khác nhưng ở Trung Cộng, họ gọi là lực lượng Đặc Vụ. Có bao nhiêu gián điệp mà nhà ngoại giao Trần Dụng Lâm đưa ra ở riêng Úc Châu thôi? Những hồ sơ tôi đã thấy, cùng với những hồ sơ tôi mang theo với tôi, tất cả đều cung cấp cho bằng chứng rằng có gián điệp và họ đang theo dõi cả người Pháp Luân Công và những hội viên của những tôn giáo khác ở Úc Châu. Một số người Tây Phương ở Úc Châu đang bị theo dõi cùng với người Trung Hoa ở Hoa Kỳ và Gia Nã Đại (Canada). Lực lượng Đặc Vụ chúng ta nói đến đây không giống như điệp viên 007 trên màn ảnh. Họ chính là những người trà trộn, bạn bè, người quen, và dĩ nhiên một vài Đặc Vụ viên lâu năm. Tôi đã thấy tin tức từ Đài Loan về việc theo dõi dân địa phương.

Chính phủ Trung Cộng cũng làm những việc như xúi dục những thương gia Đài Loan phản nước hay theo dõi họ. Khi họ trở về Đài Loan, chúng tôi hối lộ hay bắt buộc họ gom góp tin tức – phần của tôi là về tôn giáo. Tuy nhiên, vài điệp viên không dưói quyền của tôi, nên tôi không biết tên thật của họ. Chúng tôi thường có ám hiệu cho họ. Tôi nghĩ họ đã trốn ở Đài Loan làm việc cho chính phủ Trung Cộng. Bây giờ sự quan tâm chính của họ là Pháp Luân Công, vì chính phủ Trung Cộng coi đây là lực lượng chính phá rối sự ổn định của nó. Tất cả những gián điệp ở ngoại quốc đều tham dự vào sự thu thập tin tức về Pháp Luân Công.

Dương: Ông có nhiều loại tin tức trong hồ sơ của ông. Bên cạnh những tin tức về sự bức hại Pháp Luân Công, chúng tôi cũng đã thấy một số về sự tra tấn những người phản đối Trung Cộng. Ông có thể làm ơn nói về việc này được không?

Hác: Những người phản đối ở Trung Cộng phần nhiều gồm có những người theo chủ nghĩa Dân Chủ, thành viên của những tôn giáo khác, và những người tranh đấu cho sự độc lập của Tây Tạng hay Xinjiang. Một vài người bị theo dõi trong lúc họ nói chuyện với nhau hay trong những lúc điện thoại. Một cơ quan chịu trách nhiệm cho những trường hợp chính trị là cơ quan giám thị tất cả những hoạt động này. Phòng 610 dưới Cục An Ninh Quốc Gia cũng dưới sự lãnh đạo của cơ quan đó nữa.

Dương: Ông có cảm tưởng gì về Đài Loan?

Hác: Đài Loan nên được gọi là Đảo Quí. Tuy là tôi chỉ ở đây một thời gian ngắn, tôi cảm thấy người Đài Loan rất là trung thực và hiền hòa. Đài Loan là một nơi đẹp và sạch sẽ hơn lục địa Trung Quốc. Một điều in sâu vào tôi là không khí dân chủ của nó. Tôi cảm thấy như thế không những từ giới truyền thông mà từ những cách người dân nói chuyện. Không lâu trước đây, tôi xem một bài thuyết trình của Tổng Thống Bush của Hoa Kỳ ở Kyoto. Trong bài đó ông ấy đã hy vọng rằng Chính Phủ Trung Cộng nên noi theo Đài Loan và dựng nên một nền dân chủ, tuy là Đài Loan chỉ có nó trong một thời gian ngắn. Trong sự quan sát, tôi thấy người Đài Loan thật sự yêu dân chủ. Tôi cảm thấy phấn khởi trong không khí này. Tôi hy vọng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ giống như Đài Loan.

Dương: Rất là hân hạnh gặp ông ở Đài Loan và chúc ông vui vẻ trong thời gian ông ở đây. Tôi tin rằng mọi người mong được nói chuyện với ông. (Quay ra khán giả) Chúng ta hảy cám ơn Ông Hác Phượng Quân. Cám ơn qúi vị và hẹn gặp lại ngày mai.

Ngày đăng: 25-03-2006