Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Những thống kê kinh tế chính thức của Trung Quốc che giấu sự bất ổn tiềm tàng

Các doanh nhân và các nhà kinh tế trong và ngoài Trung Quốc đang bàn tán về sự khác biệt giữa những con số thống kê kinh tế chính thức được thổi phồng lên bởi chế độ Trung Cộng và tình trạng thực sự của nền kinh tế Trung Quốc. Đằng sau âm mưu mới về những thống kê đáng ngờ của chế độ là sự ẩn giấu mối lo lắng về khả năng đổ vỡ của nền kinh tế kèm theo sự sụp đổ về chính trị tại Trung Quốc.

 

Những người TQ thất nghiệp đang tìm việc ở một sở giao dịch việc làm tại thành phố Xiemen, tỉnh Phúc Kiến. Tại những khu công nghiệp từng có thời “bùng phát” tại TQ, số phận những người lao động nhập cư xem ra nhiều khả năng sẽ dẫn đến sự bất ổn xã hội (Ảnh: Mark Ralston/AFP/Getty Images)

 

Một doanh nhân người Hoa đến từ Trung Quốc Đại Lục đã gặp gỡ với khách hàng tại một địa điểm tại Nam Mỹ để bàn bạc về các đơn hàng trong tương lai. Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông bày tỏ sự lo ngại về nền kinh tế của Trung Quốc: “200 triệu người Trung Quốc, gồm cả lao động nhập cư và những người lao động khác, đang thất nghiệp”. Ông còn tiết lộ rằng “Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là chỉ dưới 4%”. Tất cả những điều này rõ ràng là gây sốc.

Có những lý do để chúng ta tin rằng những con số mà doanh nhân này đưa ra là không khác mấy với thực tế, dù rằng chúng khác biệt đáng kể với số liệu thất nghiệp chính thức và tỷ lệ tăng trưởng mà chế độ [Trung Cộng] đưa ra.

“Khói và gương”

“Khi chính quyền trung ương giao một chỉ tiêu tăng trưởng nhất định, chính quyền địa phương bèn nâng chỉ tiêu đó lên”, ông David Li, chủ nhiệm khoa ‘Trọng tâm của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới’ thuộc Đại học Thanh Hoa cho biết, theo như trích dẫn của Business Week. “Đó là cách dễ dàng nhất để tạo ra sự tăng trưởng”. Những bản báo cáo được đưa trở lại những cán bộ địa phương kèm theo chỉ tiêu về sản lượng được yêu cầu.

Trong những bản công bố chính thức mới đây, số lượng lao động nhập cư thất nghiệp là 20 triệu người. Đảng Trung Cộng (ĐTC) cũng báo cáo tỷ lệ thất nghiệp 4,2% của các lao động đã đăng ký (lao động ở khu vực đô thị) vào cuối năm 2008, theo như báo cáo trên Tân Hoa Xã vào ngày 21-01-2009.

Vào ngày 16 tháng Hai, Tân Hoa Xã cũng thông báo tỷ lệ tăng trưởng GDP tháng Một là 6,8%.

Các nhà kinh tế nói gì?

Các nhà kinh tế lại đang đưa ra một bức tranh khác hẳn về sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc, không như những số liệu thống kê chính thức đã được công bố.

Giáo sư Zeng Xiangyuan, giám đốc Học viện Lao động và Quan hệ Xã hội thuộc Đại Học Nhân Dân Trung Hoa, theo như trích dẫn trên Blog ‘Seeking Alpha’ cho rằng tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc tại cả khu vực thành thị và nông thôn phải là từ 24 đến 27% nếu quy đổi theo tiêu chuẩn quốc tế.

Điều này phù hợp với con số ước lượng 200 triệu người thất nghiệp của doanh nhân người Hoa, và thực tế tỷ lệ thất nghiệp có thể lên tới 25% (nếu tính cả Hồng Kông và Ma Cao).

Trong một phát biểu gây sốc khác, ông Albert Edwards thuộc tổ chức Societe Generale được trích dẫn trong Blog ‘Seeking Alpha’ cho rằng: “Chúng ta không có cách nào đủ mạnh để diễn tả sự đổ vỡ không thể tin được của xuất khẩu từ Nhật sang Trung Quốc vào thời điểm hiện nay. Tháng Bảy năm ngoái, họ mở rộng xuất khẩu với tốc độ 16% một năm. Giờ đây họ chỉ ký được 35% số lượng hợp đồng so với năm trước! Đây là hiện tượng phổ biến trong toàn vùng.”

“Do vậy, dẫu cho sự thao túng dữ liệu GDP của Trung Quốc gây sốc khi chỉ có sự tăng trưởng GDP 6,8% trong một năm, tôi dám chắc nền kinh tế Trung Quốc hiện tại không thể làm gì khác ngoài việc tiếp tục teo nhỏ lại.”

Theo ông Nouriel Roubini, một giáo sư kinh tế học tại Đại học New York, người mà đã trở nên nổi tiếng sau khi dự báo chính xác về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì: “tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm nay sẽ không quá 5%” (Xem: China’s Tough Employment Times)

Một nhà kinh tế chuyên về Trung Quốc, ông Mark Williams, thuộc Capital Economics có trụ sở tại Luân Đôn, nói trong một cuộc phỏng vấn với Voice Of America (VOA) rằng ông cũng dự đoán tỷ lệ 5% cho tăng trưởng GDP năm nay của Trung Quốc.

Ước lượng con số tỷ lệ tăng trưởng GDP “chỉ dưới 4%” của doanh nhân người Hoa giờ đây xem chừng khá hợp lý.

Điều gì tiếp theo?

Chế độ [Trung Cộng] đã thông báo trong năm 2008 rằng tỷ lệ tăng trưởng GDP 6% được coi là một ngưỡng cần thiết để thu hút các công nhân trẻ và duy trì một số lượng việc làm đầy đủ cho lực lượng lao động nói chung. Một tỷ lệ thấp hơn có thể mang đến những sự đổ vỡ lớn trong xã hội.

Ông Zhang Ping, chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Phát triển và Cải cách, phát biểu trong một cuộc họp báo vào ngày 27-11-2008 rằng: “Nạn phá sản vượt quá mức cho phép và sự cắt giảm sản xuất sẽ dẫn tới thất nghiệp tràn lan và khuấy động bất ổn xã hội trong năm 2009”, theo như báo China Daily đưa tin vào cùng ngày.

Với một tỷ lệ thất nghiệp thực tế 25% và mức tăng trưởng dưới 5%, tình trạng bất ổn xã hội sẽ có điều kiện phát sinh tại Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, truyền thông của chế độ đang đổ lỗi cho thất bại của Mỹ trong việc điều chỉnh các định chế tài chính là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hồ Cẩm Đào, bí thư ĐTC, hiện đang gặp gỡ với các lãnh đạo khắp thế giới mà đang bất mãn với Mỹ, nói với họ rằng Mỹ đã phụ lòng mong đợi của họ và Trung Quốc có thể giúp họ.

Bà He Qinglian, có lẽ là nhà bình luận kinh tế Trung Quốc nổi tiếng nhất, nói rằng: “Báo chí tại Trung Quốc đã xuất bản vô số loạt tin bài phân tích về các vấn đề của kinh tế Trung Quốc như bất động sản, thị trường chứng khoán, và ngân hàng. Tất cả những bài báo này tuyên bố rằng nguyên nhân cốt lõi là cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ.”

Bà He tiếp tục: “Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là ĐTC đang tự vỗ lưng an ủi chính mình. Nó {ĐTC} khoác lác rằng mô hình của Trung Quốc và Nga là ưu việt hơn, trong khi tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ có nguyên nhân là vì hệ thống thị trường tự do đã bị vắt kiệt và nền dân chủ và tự do vốn được thiết lập vững chắc đã bị sụp đổ.” (Xem: Financial Crisis in the U.S. and China—Comparing Apples and Oranges)

Bà He cho rằng tai họa vừa qua của nền kinh tế Trung Quốc có nguyên nhân từ chính trong nước. Trong nhiều nhân tố khác, bà chỉ ra rằng “ Những vụ phá sản liên tiếp tại Trung Quốc không phải do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính từ Mỹ. Năm ngoái [2007], đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc đã bị tẩy chay mạnh mẽ, bởi vì chúng chứa một hàm lượng chì cao. Hàng triệu đồ chơi đã bị thu hồi… Vào ngày 13-03-2008, thị trường chứng khoán Thượng Hải đã bị rớt 3.971 điểm. Ngày hôm đó, 700 tỷ nhân dân tệ đã bị mất trắng… điều này chẳng liên quan gì nhiều đến cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ. Đó là vấn đề của Trung Quốc.” (Xem: China: Not a Financial but an Economic Crisis)

Với một nền kinh tế xuống dốc không phanh và bất ổn xã hội đang gia tăng, ĐTC có thể cảm nhận được mối đe dọa. Nó có khả năng hành xử một cách hung bạo dưới những hoàn cảnh như vậy. Rõ ràng là tình trạng [kinh tế] hiện nay bắt nguồn từ Cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989, cũng như là gần mười năm khủng bố các thành viên của Pháp Luân Công.

Bản tiếng Anh: http://www.theepochtimes.com/n2/content/view/12400/

Theo epochtimes

Ngày đăng: 19-03-2009