Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Trại tử tù Sujiatun: Hãy đưa lương tri vào công lý

03/04/2006

Nhóm nhân quyền Pháp Luân Công, Newsletter số 20
Bài của Shizhong Chen

Hãy nhớ đến cái tên: Tô Gia Đồn (Sujiatun). Một ngày kia, nó sẽ là cái tên đầy tai tiếng như Auschwitch và Dachau.

Trung tâm Đông Y Điều trị Tim mạch Quốc gia (全国中医血栓病医疗中心) tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Theo một người từng làm y tá nơi đây, Trại tử tù Tô Gia Đồn là một cơ sở bí mật ngầm dưới đất với đường kết nối thông với bệnh viện này.

Ngày 8/3/2006, tại một hội thảo về chế độ cộng sản Trung Quốc, một ký giả người Hoa đã tiết lộ cho các học viên Pháp Luân Công tại Mỹ quốc một tin rùng rợn: có một Trại tử tù bí mật tại Tô Gia Đồn, Thẩm Dương, Liêu Ninh, Trung Quốc.

Theo ký giả này, khoảng 6000 học viên Pháp Luân Công đã được đưa tới Tô Gia Đồn. Ông nói: “Tôi tin rằng một khi nhập vô trại, họ sẽ không thoát ra được nữa”. Ông cũng tiết lộ rằng có các khu hoả thiêu và rất nhiều bác sỹ ở đó. Ông nói: “Khu hoả thiêu làm gì? Nhiều bác sỹ ở đó làm gì? Chẳc chắn không phải để chữa trị từ thiện cho các tù nhân. Họ làm những điều thật không thể tưởng tượng được…”

“Chính quyền cộng sản Trung Quốc chắc chắn không phung phí đồ ăn thức uống cho các tù nhân đâu. Họ đưa tù nhân tới đó làm gì?… Tất cả sẽ bị giết hết, tất cả các phần của cơ thể rồi sẽ bị cắt mổ đem bán cho các bệnh viện. Bán bộ phận cơ thể người là kinh doanh siêu lợi nhuận ở Trung Quốc hôm nay”.

Khu hoả thiêu nằm ở phía tây-nam bênh viện. Có hai lối dẫn xuống một khu liên hợp ngầm dưới đất, đưa tới Trại tử tù Tô Gia Đồn. Theo lời những người chứng, phần xác còn lại của các học viên Pháp Luân Công sẽ được xử lý tại khu này sau khi bị cắt xén các phần cơ thể đem bán.

Học viên Pháp Luân Công không chỉ là những nạn nhân duy nhất của tội ác này. Một tuần sau khi tiết lộ của phóng viên người Hoa được công bố, một cựu y tá bệnh viện Tô Gia Đồn, người từng là vợ cũ của một bác sỹ trực tiếp nhúng tay vào việc này, đã đứng ra làm chứng:

“Tôi từng làm việc tại Trung tâm Đông Y Điều trị Tim mạch tại Liêu Ninh ấy, nó kế cận với trại tù. Chồng cũ của tôi đã tham gia vào việc mổ lấy thuỷ tinh thể của các học viên Pháp Luân Công. Điều ấy mang đến tai hoạ cho gia đình tôi”.

“Hồi đầu năm 2001, chồng cũ của tôi được điều tới bệnh viện để bí mật cắt mổ lấy thuỷ tinh thể của các học viên Pháp Luân Công. Anh ban đầu đã giấu tôi việc này, nhưng tôi dần dần nhận ra rằng anh phải chịu đựng rất lớn, và gặp những ác mộng, và luôn luôn căng thẳng. Sau nhiều lần hỏi kỹ, anh cuối cùng đã nói thật cho tôi hay vào năm 2003”.

“Anh biết đó là các học viên Pháp Luân Công. Tất cả các bác sỹ tham gia vào việc này cũng biết. Người ta nói với họ rằng trừ bỏ Pháp Luân Công không phải là tội ác, mà trái lại, đó là giúp Đảng “dọn sạch” môi trường. Những người được đưa đến trên bàn mổ đều đã mê man. Hầu hết những người bị mổ lấy đi thuỷ tinh thể đều là người già hoặc trẻ em”.

“Khi chồng cũ kể cho tôi sự thật đó, thì cũng là lúc anh ấy không chịu đựng nổi những dằn vặt vì tội lỗi này, và quyết định rời Trung Quốc để chạy trốn khỏi nỗi sợ hãi. Anh bảo tôi: Em có lẽ sẽ không bao giờ hiểu được nỗi niềm lòng anh, bởi vì những học viên Pháp Luân Công đó vẫn đang sống khi bị mổ. Có lẽ sẽ đỡ khủng khiếp hơn khi mổ những xác chết, nhưng đây là những con người đang còn sống”.

“Tôi đã ly dị vì chuyện này. Tôi bảo anh: Anh đã làm chuyện đó như một nghề kiếm sống, và anh sẽ không thể cầm nổi dao mổ được nữa đâu”.

Cuối cùng chị y tá nói: “Tôi biết rằng vẫn còn có những học viên Pháp Luân Công đang bị nhốt ở bệnh viện. Tôi mong rằng tội ác này sẽ được vạch trần cho cộng đồng quốc tế càng sớm càng tốt, sao cho có thể cứu vãn các học viên còn đang bị giam cầm. Tôi cũng mong rằng, việc làm này của tôi sẽ làm vơi bớt gánh nặng cho người gia đình tôi”.

Nạn nhân, trên thực tế, cũng không chỉ là người Hoa. Một sự thật mở hôm nay là Trung Quốc đã trở thành thủ đô của thế giới cấy ghép các bộ phận cơ thể người, và xuất khẩu bộ phận cơ thể người sang các quốc gia láng giềng như Thái Lan. Hàng chục ngàn người từ khắp nơi trên thế giới đã nhận nội tạng cấy ghép tại Trung Quốc hoặc Thái Lan, kèm theo niềm tin rằng nội tạng đó là hợp pháp. Không hiểu họ sẽ có cảm nhận và suy nghĩ gì khi hiểu ra rằng một phần cơ thể họ là kết quả của hoạt động cắt xén vô nhân đạo, thậm chí đó là phần cơ thể vốn của các học viên Pháp Luân Công vô tội? Có lời giải nào cho nỗi ám ảnh của họ hay không? Hay họ sẽ mang theo suy nghĩ đó đến ngày nhắm mắt: “từng cấy ghép tại Trung Quốc”?

Một bác sỹ khác, gần đây, nói thẳng rằng cắt xén các bộ phận cơ thể của tử tù là hoạt động rất “bình thường” tại Trung Quốc. Không biết ở quốc gia cộng sản đó hiện đang có bao nhiêu trại như trại Tô Gia Đồn?

Chính vì chấn động và ghê tởm trước tội ác diệt chủng người Do Thái năm xưa mà nhân dân thế giới đã thề “sẽ không bao giờ thế nữa”. Ấy vậy, khi lời hứa ấy vẫn còn đang văng vẳng bên tai những ai sống sót qua cuộc diệt chủng kia, chúng ta đang phải chứng kiến một chấn động nữa: đàn áp Pháp Luân Công và chà đạp nhân quyền tại Trung Quốc. Chúng ta sẽ nói gì cho con cháu chúng ta về cuộc đàn áp và tiêu huỷ một cách có hệ thống học viên Pháp Luân Công đang diễn ra 6 năm liền, và nghiêm trọng đến mức chế độ cộng sản Trung Quốc còn xây dựng “nhà máy thu hoạch” bộ phận cơ thể người rồi đem bán thu lời như trại Tô Gia Đồn?

Không phải là do thiếu thông tin. Từ năm 1999 đến nay, các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã không màng nguy hiểm đến tính mạng cá nhân mình để thu thập và gửi ra nước ngoài các thông tin chi tiết về tội ác vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng của chế độ cộng sản Trung Quốc. Các học viên Pháp Luân Công tại hải ngoại cũng cố gắng hết sức để quảng bá thông tin cho các chính phủ, hãng thông tấn, Liên Hiệp Quốc cùng nhiều cộng đồng quốc tế khác.

Cũng không phải là do thông tin thiếu bằng chứng. Mấy năm qua, rất nhiều tường trình viên chuyên nghiệp của Cao uỷ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong tường trình hàng năm đã viết về nhiều trường hợp tra tấn và giết hại học viên Pháp Luân Công bởi chính quyền cộng sản Trung Quốc. Bà Asma Jahangir đã viết trong báo cáo năm 2003 của mình: “Mức độ độc ác và dã man của tra tấn này là không thể diễn đạt nổi”. Ngày 15/10/2004, một số chuyên viên đó đã đồng ký tên và gửi một bức thư để cảnh báo về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Đó là những chuyên viên nhân quyền rất đáng tôn trọng. Những báo cáo và ý kiến của họ về cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã được in ra làm hàng ngàn bản để gửi tới các chính phủ và hãng thông tấn trên toàn thế giới.

Lịch sử, đáng buồn thay, đang lặp lại. Năm xưa, thông tin về diệt chủng do người Do Thái cung cấp đã bị “xếp xó” bởi những lý cớ như “thiếu bằng chứng”, hoặc “nguồn tin một chiều”, thì hôm nay các thông tin của học viên Pháp Luân Công lại cùng chung số phận. Lịch sử cũng minh chứng rằng tội ác vẫn nổi lên các nơi nếu mà không có thông tin kịp thời vạch trần về chúng, khi mà những dấu hiệu tội ác bị lờ đi với lý cớ như “chưa đầy đủ”, “thiếu bằng chứng” hay “thông tin một chiều”. Khi mà lừa dối của tà ác được truyền đi rầm rộ và khi mà người dân im lặng trước tội ác, thì kẻ ác vẫn tiếp tục hành ác và chúng sẽ không dừng tay.

Lịch sử, dù sao đi nữa, cũng không lặp lại y hệt như xưa.

Hôm nay, chúng ta không phải đối mặt với một thế lực quân sự hoặc một thế lực tư tưởng cực đoan như năm xưa. Năm xưa, khi Đồng Minh không tập trung lực lượng giải quyết cuộc diệt chủng, thì có thể nói là vì Đồng Minh đang phải đối đầu với Phát Xít. Bây giờ chúng ta không có lý cớ ấy. Thậm chí chúng ta, các quốc gia tự do, còn đang đầu tư vào Trung Quốc để chiếm lĩnh thị phần nơi đó.

Công nghệ hôm nay mà thế giới tự do đang có cũng vượt xa những gì nhân loại sở hữu vào thời Đại Thế Chiến II, và chúng ta cũng không cần phải thân chinh có mặt tại Auschwitz hoặc Buchenwald thì mới biết được điều gì đang xảy ra nơi ấy. Nếu cả 6000 người bị đưa tới Tô Gia Đồn và không ai thoát khỏi, thì bản thân nó lẽ nào không gây ra một nghi ngờ gì về một “trại tử tù” nơi ấy khi mà hàng loạt các vệ tinh đang quan sát trái đất như hôm nay?

Giờ đây luật về nhân quyền quốc tế đã nhiều hơn những gì từng có trước thời phiên toà Nuremberg, và Liên Hiệp Quốc đã thiết lập thêm rất nhiều các cơ chế để giám sát và bảo vệ. Có điều gì quá khó cản trở việc yêu cầu cộng đồng quốc tế điều tra về sự tồn tại của trại tử tù? Luật nhân quyền quốc tế được đưa ra để làm gì?

Thực ra chúng ta không phải lúc nào cũng lờ đi những thông tin không đầy đủ hoặc không đủ bằng chứng xuất phát từ Trung Quốc. Ví dụ khi Bác sỹ Jiang Yanyong tiết lộ rằng chế độ cộng sản Trung Quốc đang lừa dối và dấu diếm dịch bệnh SARS chết người, thì bức thư mà người bác sỹ về hưu ấy gửi đi chỉ nói rằng ông đã nghe tin này từ một số bạn bè, vậy thôi. Lúc bấy giờ, thế giới đâu có lưỡng lự giây phút nào đề chờ thêm thông tin cho “đầy đủ” hoặc thêm “bằng chứng” nào nữa. Tại sao sự “không đầy đủ” và “thiếu bằng chứng” của bức thư đó không hề cản trở quyết định dứt khoát của các cộng đồng quốc tế? Thực ra, bức thư đó là gửi cho một hãng thông tấn của Trung Quốc, nhưng các giới tin Tây phương đã biết được và đưa nó ra công bố. Tại sao thế giới hành xử khác biệt giữa vấn đề tin về dịch bệnh SARS và trại tử tù Tô Gia Đồn? Tại sao? Chúng đều là những thông tin liên quan đến sự sống và cái chết của hàng loạt nhân mạng kia mà? Phải chăng đó là vì những nhân mạng liên quan đến Tô Gia Đồn không phải là những người Tây phương?

Nếu chừng ấy vẫn chưa đủ để chúng ta thức tỉnh và nhìn lại tính “ích kỷ” trong chính mình, thì hãy nghĩ và nhìn thẳng vào sự thật: nếu Tô Gia Đồn không phải nằm tại Trung Quốc, mà là nơi thuộc về một quốc gia khác như một nước cộng hoà nào đó, hay Bắc Triều Tiên, Sudan, hay Cuba, thì chắc chắn sẽ gây tiếng vang. Chỉ chính là khi lòng tham khi trước mắt là món lợi kinh tế từ cộng sản Trung Quốc nên cộng đồng quốc tế vẫn đang “lưỡng lự” trước vấn đề nhân quyền tại Tô Gia Đồn này.

“Những điều xấu xa mà chúng ta đang phơi bày và trừng trị là những việc bấy lâu nay quá toan tính, quá nham hiểm, quá phá hoại, và nhân loại văn minh chúng ta không thể bỏ qua, và nó cũng không được phép tiếp tục lặp lại nữa”. Robert Jackson khi viết bản diễn văn khai mạc trên đã hiểu rằng phiên toà Nuremberg rồi sẽ làm gương lưu lại cho hậu thế, và nếu ông còn sống để tận mắt chứng kiến những “điều xấu xa” ấy đang lặp lại ngày hôm nay, thì có lẽ ông đã chú trọng hơn vào lòng người và có lẽ ông đã điều hành một phiên toà dựa trên lương tri con người sao cho những điều xấu xa ấy thật sự sẽ không được phép lặp lại.

o o o o o

Kính gửi những con người lương tri trên thế giới,

Đây là báo cáo chung đầu tiên giữa Nhóm Nhân quyền Pháp Luân Công (Pháp Luân Gong Human Rights Working Group) và Tổ chức Lương Tri (Conscience Foundation).

Có nhiều người sau khi đọc những bài viết về cuộc đàn áp và giết người dã man vô nhân tính của chế độ cộng sản Trung Quốc nhắm vào học viên Pháp Luân Công đã sốc, và nhiều người đặt ra câu hỏi: “Tại sao tôi không biết?” và “Tôi cần phải làm gì?” Những câu hỏi và nhận xét của quý vị khiến chúng tôi hiểu rằng chúng tôi vẫn chưa vạch trần đầy đủ về cuộc đàn áp này, và diễn đạt chưa thấu đáo về cuộc đàn áp dưới ánh sáng lương tri con người. Chúng tôi đã quyết định thành lập Tổ chức Lương Tri để giúp nhiều người hơn nữa biết rõ sự thật cuộc đàn áp, với tiêu chí “làm theo lương tri”.

Chúng tôi đi đến công bố này cũng là được thôi thúc trước tin động trời về cắt xén các bộ phận từ thân thể họ viên Pháp Luân Công ngay khi họ còn sống, rồi đem bán lấy tiền. Vì thời gian chuẩn bị hạn chế, chúng tôi cũng mong đọc giả tha thứ nếu thấy Website của chúng tôi vẫn chưa được hoàn chỉnh (http://www.consciencefoundation.org). Hỡi những công dân thế giới, hãy vì lương tri con người:

Truyền thông tin này cho bạn bè thân quyến. Chúng tôi thấy rằng những con người với trái tim nhân hậu mới chính là các kênh thông tin nhân quyền tốt nhất, chứ không phải những hãng thông tấn hào nhoáng bóng bẩy mà thực ra chẳng biết gì hơn là chạy theo ưu ái bẩn thỉu của chế độ cộng sản Trung Quốc.

Liên lạc với chính phủ của bạn, với dân biểu của bạn, để yêu cầu cộng đồng quốc tế mở điều tra về Trại tử tù Tô Gia Đồn.

Liên lạc với Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, Ông Kofi Annan, và Cao Uỷ Nhân Quyền, Bà Louise Arbour, và yêu cầu mở điều tra khẩn cấp về sự vụ này:

Hon. Kofi Annan, Tổng Thư Ký
Trụ sở chính Liên Hiệp Quốc
First Avenue at 46th Street
New York, NY 10017
Văn phòng: (509) 510-2563 ext.: 6343
[email protected]

Louise Arbour
Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc về nhân quyền
1211 Geneva 10 Switzerland
Phát ngôn nhân: +41 (22) 917-9375
Quan hệ báo chí: +41 (22) 917-3309
Quan hệ đối ngoại: +41 (22) 917-3965
Fax: +41 (22) 917-0092
[email protected]

Liên lạc với uỷ viên Hội chữ Thập Đỏ Quốc tế tại quốc gia sở tại và yêu cầu được trợ giúp.: http://www.icrc.org

Quý vị cũng sẽ thấy kế hoạch trên website của chúng tôi, và chúng tôi sẽ có các thông báo tiếp.

Vì lương tri nhân loại,
Tổ chức Lương Tri (The Conscience Foundation)

Ngày đăng: 3-04-2006