Cái Nắp Đã Được Mở!
11/06/2006
Tác giả: Anne West
Đội ngũ Thời báo Đại Kỷ Nguyên Florida
Ngày 11 tháng 3, 2006
Nếu bạn đã từng khảo sát tỷ mỷ quá trình giáo dục có động cơ mục đích, có thể là bạn đã quen với một cuộc thí nghiệm với những con côn trùng. Khi những con côn trùng được đặt vào trong một cái lọ thủy tinh, chúng tất nhiên sẽ nhảy ra ngoài. Khi một cái nắp kính trong được đậy lên cái lọ, những con con trùng đó vẫn cố gắng nhảy ra ngoài; tuy nhiên, sau nhiều lần thất bại lặp đi lặp lại, chúng sẽ từ bỏ. Cuối cùng khi cái nắp thủy tinh đó được lấy đi, những con côn trùng đó không còn cố gắng nhảy ra ngoài nữa.
Có nhiều ví dụ về những phản ứng có điều kiện trong thế giới động vật. Người ta đã biết rằng, những con voi trưởng thành vẫn còn thói quen ngoan ngoãn được dẫn dắt theo một cáo roi nhỏ, một công cụ điều khiển chúng khi chúng còn là những con voi nhỏ.
Một hiện tượng tương tự được tìm thấy giữa loài cá. Những con cá săn mồi trong một cái bể lớn bị cách ly khỏi con mồi tự nhiên của chúng bằng một tấm chắn trong suốt. Một lúc nào đó, tấm chắn được lấy đi; tuy nhiên, những con cá vẫn không bơi qua phía bên kia của bể.
Những ví dụ tương tự như thế của những hành vi tự-giới hạn của động vật thường xuyên được sử dụng trong những cuộc hội thảo và trong những cuốn sách để minh họa những hành vi và thói quen của con người và để khích lệ con người suy nghĩ và hành động “bên ngoài cái hộp”
Tôi luôn thấy kỳ cục rằng một vài người Trung Quốc những người chính họ đã trải qua sự tra tấn, thậm chí rất dữ dội, tra tấn tàn phá và lâu dài, họ thấy khó mà tin hoặc không thể quan tâm về sự khủng bố những nhóm người khác như là những nhà hoạt động phòng chống AIDS, những người dân bị mất đất, các nhà hoạt động nhân quyền, những tín đồ quê hương của Thiên Chúa giáo và các học viên Pháp Luân Công.
Một quý ông người Mông Cổ người đã từng trải qua hơn 10 năm thử thách dưới bàn tay của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (Trung Cộng) đã hỏi về độ tin cậy của những báo cáo của những học viên Pháp Luân Công về sự tra tấn và giam tù trong các trại lao động cưỡng bức. Người đàn ông này đã từng bị giam cầm và tra tấn, thiếu điều kiện chăm sóc thuốc men sau khi ông được thả và thiếu điều kiện sinh sống. Ông và gia đình ông bị bài trừ nhiều năm bởi vì một hành động dũng cảm của ông trong thời lỳ Cách mạng Văn hóa.
Tại trường nơi mà ông đã làm việc, cũng như các trường khác khắp Trung Quốc, Hồng Vệ Binh luôn tìm kiếm những người được cho là “cánh hữu” và những “kẻ thù của quốc gia” khác giữa những học sinh và các giáo viên. Trường học của ông có một phòng thẩm vấn nơi mà những Hồng Vệ Binh đánh đập và tra tấn bất cứ ai mà họ cảm thấy thiếu nhiệt tình cách mạng.
Người đàn ông Mông Cổ đã dũng cảm mang về nhà cái dùi cui được làm bằng gỗ và gậy dùng để đánh những học sinh và đốt chúng. Sự trừng phạt của ông là những tháng dài của giam cầm, tra tấn và lao động cải tạo, kéo dài đến hơn 10 năm.
30 năm sau, ông ta hỏi một cách hoài nghi, “Làm sao mà anh biết được các học viên Pháp Luân Công đang bị tra tấn và đày đi lao động cưỡng bức?”
Chính quyền Cộng sản Trung Quốc sử dụng bộ máy tuyên truyền để “hợp thức hóa” sự bạo hành của nó trong nhiều giai đoạn xã hội khác nhau. Nạn nhân được mô tả là “kẻ thù đất nước”, “một mối đe dọa cho trật tự xã hội” hoặc là những cái nhãn tương tự khác. Người Trung Quốc những người nhìn Trung Cộng từ cái logic của Trung Cộng đang minh họa hiệu quả của việc tạo ra điều kiện của Đảng. Sự tuyên truyền và đàn áp đã nuôi lớn tinh thần tự-kiểm điểm và suy nghĩ trong cái hộp của ý thức hệ Cộng sản.
“Cửu Bình” đã gạt đi cái nắp đậy trong tư tưởng con người. Họ chỉ còn phải đọc “Cửu Bình” để tự giải phóng mình khỏi ý thức hệ Cộng sản Trung Quốc mà họ đã thu nhận qua Đảng và các tổ chức liên quan của nó, các hệ thống giáo dục của nó, sở làm, các hệ thống tuyên truyền quốc gia và các “chi nhánh” khác của Bộ Tuyên truyền của Đảng.
Đọc “Cửu Bình” và soi lại sự thật lịch sử của Trung Cộng làm giải phóng tư tưởng của con người để cho cái nắp không chỉ mở ra, mà người ta còn biết nó đã mở ra và không còn bị hạn chế bởi lối tư duy thường lệ đã hình thành từ hàng chục năm dưới sự tuyên truyền giáo dục của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.
Nhân dân Trung Quốc sẽ được tự do để bước vào thế kỷ 21, để có một bước đi đầu tiên khai sáng ra một Trung Quốc mới, một đất nước mạnh mẽ với tự do và dân chủ và hưng thịnh với những điều quý giá của văn hóa Trung Quốc thực- những giá trị và tín ngưỡng chân thực- không phải là chủ nghĩa đầu tranh giai cấp liên miên, phân biệt và thù địch giai cấp, nghi ngờ lẫn nhau, đàn áp và bạo lực từ những thứ được hình thành từ nền tảng lời hứa suông của Trung Cộng về “thiên đường trên trái đất.”
Những giá trị cổ truyền của văn hóa Trung Quốc về Chân-Thiện-Nhẫn đã được coi trọng trong hàng nghìn năm và được vun bồi bởi 3 tôn giáo lớn của Trung Quốc – Đạo Khổng, Đạo Phật và Đạo Lão-cũng như các hoạt động tu luyện tinh thần, những điều mà ngày nay người ta biết sơ sơ như là “khí công”. Chúng không phải lúc nào cũng được biết đến như là “khí công” trong quá khứ. Nhiều phương thức tu luyện cá nhân được đặt những cái tên bình thường như thế trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa để tránh bị Trung Cộng tấn công.
Trong một tương lai gần, người Trung Quốc sẽ nhận ra rằng cái nắp đã được mở. Vào lúc đó, cuộc thí nghiệm của chủ nghĩa Cộng sản sẽ kết thúc.