Cuộc Phỏng vấn Ông Chương Thiên Lượng về “Cửu Bình đặt nền móng cho một Chính Phủ Trung Quốc quá độ”
19/2/06 — Từ DAJIYUAN.COM
Vào ngày 5 tháng 1, trên một chuyên mục của Thời báo Đại Kỷ nguyên, tác gia Chương Thiên Lượng, đã đăng một bài báo tiêu đề “ Cửu bình đặt nền móng cho một Chính phủ Trung Quốc quá độ.” Trong bài báo, ông đã phân tích mục đích đằng sau “ Chín Bình luận về Đảng Cộng sản” (Cửu Bình) và phong trào “ Từ bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP)” không phải chỉ đơn thuần là giải thể Trung Cộng mà còn có một ý nghĩa tiên phong tích cực xây dựng cho tương lai của Trung Quốc, từ khi sự vận động tinh thần này đạt đến hiện trạng từ quỹ đạo của quá trình “bảo tồn cái tốt đào thải cái xấu.” Sức mạnh công lý bắt nguồn từ phong trào “ Rút khỏi Trung Cộng” đã chuẩn bị một chính phủ quá độ cho “thời kỳ Hậu Cộng sản Đảng” của Trung Quốc”. Để đáp ứng yêu cầu độc giả, chúng tôi đã phỏng vấn Ông Chương Thiên Lượng (sau đây gọi tắt là Ông Chương).
Phóng viên: Xin ông vui lòng nói về nền tảng, cũng như động lực, đằng sau bài báo này.
Ông Chương: tháng 12 năm 2005, tôi có bắt liên lạc với một vài nhà chính trị trong giới chính khách Mỹ. Họ đã có những hiểu biết sâu sắc về bản tính đê hèn và cực kỳ ghê tởm của chính quyền Trung Cộng; tuy nhiên; tư tưởng cuả họ đầy sự lo lắng và e sợ về khả năng rối loạn xã hội nếu thay đổi diễn ra tại Trung Quốc. Chúng tôi phải chỉ ra rằng sự lo lắng và e sợ đó đã được chính quyền Cộng sản Trung Quốc xây dựng một cách có chủ ý để mê hoặc người dân Trung Quốc cũng như các chính phủ ngoại quốc.
Nhiều người giữ quan niệm sai lầm rằng các quốc gia dân chủ Tây phương là những thế lực phản Hoa muốn Trung Quốc trở thành càng hỗn loạn càng tốt. Thực ra, nó tất nhiên là sai. Với bước đi mau lẹ của toàn cầu hóa ngày nay, bất cứ khi nào Trung Quốc lâm vào tình trạng rối loạn, nó có thể tác động bất lợi đến toàn thế giới. Có thể tác động tiêu cực và nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ và Châu Âu. Ngày nay, nhiều chính khách phương Tây biết rằng chính quyền Cộng sản Trung Quốc là xấu, nhưng họ có quan điểm sai lầm rằng chúng ta cần chuẩn bị một tổ chức, như là một đảng đối lập, để thay thế Trung Cộng trước khi chuyển Trung Quốc thành một nước tự do dân chủ; tuy nhiên; cũng là quan điểm sai, chúng ta có thể phải để Trung Cộng tự mình từ từ phát triển dân chủ.
Tôi tin rằng nếu người ta đọc kỹ “Cửu bình”, họ sẽ phát hiện Trung Cộng không thể cải chính. Trung Cộng sẽ bị nhân dân loại trừ và thanh toán trước khi nó có thể phục hồi vì những tội ác lịch sử mà Trung Cộng đã gây ra là không thể đo lường to lớn đến độ không một ai có thể tha thứ cho nó. Tuy nhiên, chúng ta biết, bất cứ khi nào có một lực lượng đối lập mới nổi lên, nó sẽ bị chính quyền Trung Cộng dùng vũ lực triệt khử. Đây là cái gọi là “ Ngắt chồi các nhân tố bất thường”. Nói cách khác, đối với thế giới Phương tây, tuyệt đối không không có khả năng thấy được một đảng đổi lập trưởng thành cùng tồn tại với Trung Cộng.
Tại điểm này, cách suy nghĩ của người tây Phương rõ ràng là không hiệu qủa. Mục đich của tôi viết bài này là để bắt kịp với cách suy nghĩ mới về Trung Quốc và Trung Cộng. Trong khi “Cửu Bình” đang làm tan rã Trung Cộng, thì đồng thời một nhóm người mới có lương tri, có đạo lý, có nhãn quang rộng mở, có dũng khí cũng được tạo ra. Nhóm này sẽ trở thành lực lượng mới mang lại ổn định cho xã hội Trung Quốc, và vì thế chính quyền quá độ ấy sẽ được các thành viên của nhóm này xây dựng. Đây là ý nghĩa xây dựng của “ Chín Bình luận về Đảng Cộng sản” liên quan đến Trung Quốc.
Phóng viên: Ý Ông muốn nói mối lo đầu tiên của những quốc gia Tây phương là làm sao Trung Quốc có thể được điều hành một cách hòa bình sau khi Trung Cộng tan rã?
Ông Chương: Vâng, tất nhiên, ý nghĩa của “Cửu Bình” không phải giới hạn đơn giản đến những điều tôi vừa mới đề cập. Trong tương lai, người ta sẽ khám phá ra rằng “Cửu Bình” đã mang đến cho họ những điều tốt đẹp.
Nhằm đánh thức sự thật của lịch sử, “Cửu Bình” mang đến sự thay đổi một cách hòa bình cho xã hội Trung Quốc bằng thức tỉnh lương tri con người, mở ra cánh cửa cho sự hòa giải của xã hội Trung Quốc trong tương lai và đặt nền móng cho một chính quyền Trung Quốc quá độ. Hơn nữa, một mục tiêu khác mà tôi đã không đề cập đến trong bài viết của mình, nhưng đã được nêu rõ trong lời mở đầu của “Chín Bình luận về Đảng Cộng sản” đó là “ bằng hiểu biết lịch sử chân thật của Trung Cộng, chúng ta có thể giúp ngăn chặn những thảm kịch lại tuần hoàn diễn ra.”
Ngày nay, thật không có khả năng cho chủ nghĩa Quốc xã để hồi sinh ở nước Đức, vì con người đã nhìn lại và nhận ra tội ác của Chủ nghĩa Phát Xít và quá khứ tang thương. Với “Cửu Bình” tà giáo Trung Cộng sẽ không bao giờ sống lại sau khi nó tan rã. Vì thế hiệu quả khả quan không thể đo lường được.
Trung Cộng sẽ tiếp tục sự khủng bố của nó lên người dân Trung Quốc khi nào nó còn tồn tại. Như chúng ta đã thấy, từ ngày nó lên nắm quyền lực chính trị, hàng loạt cuộc vận động này tiếp nối cuộc vận động khác. Hiện tại nó đang thực hiện cái chiến dịch gọi là “Bảo Tiến”-Bảo tồn Đặc tính Tiến bộ của Đảng Cộng sản. Một bản tính không thay đổi của Trung Cộng là khát máu-giết người. Vì thế, sau khi Trung Cộng giải thể, sẽ là một cơ hội rất tốt cho Trung Quốc tận hưởng thái bình thịnh trị.
Phóng viên: Vậy chúng ta có thể nói rằng bài báo đó được viết cho những người có tham vọng chính trị và xây dựng đất nước sau khi Trung Cộng sụp đổ? Xin ông chỉ dẫn một vài ví dụ cụ thể.
Ông Chương: Nó không tuyệt đối hoàn toàn cho mục đích này. Mục đích chính của tôi là làm cho người ta có thể hiểu tốt hơn những nhân tố xây dựng của “Cửu Bình”, một trong những nhân tố đó là “ Đặt nền móng cho một chính phủ Trung Quốc quá độ”.
“Đặt nền móng cho một chính phủ Trung Quốc quá độ” cũng là một bước không thể thiếu có ý nghĩa quan trọng cho sự “chuyển tiếp hòa bình”. Vấn đề là “hòa bình” trong thời kỳ chuyển tiếp và “ hòa giải” sau chuyển tiếp. Tất nhiên, còn có những ý nghĩa sâu hơn nữa. Khó mà tóm lược trong một vài câu. Có thể tôi vẫn cần viết một bài khác để bàn về những ý nghĩa sâu hơn.
Tôi đã phơi bày những bản tính tội phạm của Trung Cộng. Tuy thế, về phần cụ thể những đảng viên Cộng sản, nhiều người trong số họ không phải là bại hoại. Họ bị Trung Cộng ép buộc làm những điều sai trái. Lấy Chu Dung Cơ, Hồ Cẩm Đào và Úy Kiện Hành làm ví dụ. Họ có thực sự muốn trấn áp Pháp Luân Công? Ban đầu họ đã chống đối việc trấn áp. Thậm chí bầy giờ, họ vẫn không nhất thiết tán đồng. Dưới bộ máy điều khiển ma quỷ của tà linh Trung Cộng, họ bị buộc phải phục tùng sự khống chế độc tài của Giang Trạch Dân. Ngày nay, vì sự tồn tại của Đảng Cộng sản, họ lại dám không ngừng cuộc khủng bố đáng ghê tởm. Đây chính là “Quy phục nhân tính thành Đảng tính”, điều đã gây ra nhiều tấn bi kịch trong lịch sử Trung Cộng.
Vì thế, sau khi Trung Cộng sụp đổ, nhiều Đảng viên Cộng sản hiện thời đang giữ vị trí quan chức sẽ được giải phóng khỏi ách nô lệ của “văn hóa đảng”. Có thể họ có khả năng xây dựng một quan điểm cá nhân hay cùng nhau hợp tác để xây dựng một chính phủ tương lai. Có thể họ vẫn sẽ là những thành viên đóng một vai trò trong chính phủ sau khi Trung Cộng sụp đổ, tuy nhiên, điều kiện tiên quết là họ phải thoái xuất Trung Cộng; có nghĩa là họ phải công khai tuyên bố của họ. Nếu không người dân sẽ không bao giờ tin họ.
Hiện tại, chúng ta thấy xuất hiện những người thoái xuất tiên phong, người đã phát triển được một danh phận giữa quần chúng. Nếu họ có tham vọng tham gia xây dựng một chính phủ mới trong tương lai, danh tiếng đã được xác định của họ sẽ là cơ sở pháp lý mà dựa vào đó họ sử dụng quyền lực chính trị của mình. Tôi sẽ không chỉ ra những ví dụ cụ thể. Họ vẫn sống dưới chế độ độc tài của Đảng Cộng sản. Nếu liệt kê một trong số họ ra, cá nhân đó sẽ sống dưới sự khủng bố tràn ngập.
Phóng viên: Trong bài báo, ông có nhấn mạnh các đảng viên và đoàn viên Cộng sản nên đọc “Cửu Bình” từ quan điểm của người “ngoài đảng”. Theo ông, nếu họ đọc với quan điểm của một đảng viên, họ sẽ nhận thấy rằng rất khó mà hiểu được ý nghĩa chân thực của “Cửu Bình” ?
Ông Chương: Thật không dễ dàng, đặc biệt đối với những quan chức cao cấp của Trung Cộng. Đầu óc của họ tràn ngập tư tưởng làm sao để tăng quyền lực chính trị cho Trung Cộng và cũng cố quyền lực của mình. “Cửu Bình” không nhất thiết là có tác dụng tích cực đối với loại người này, cho dù ông ta đọc cuốn sách bao nhiêu lần. Ông ta sẽ cho rằng “Cửu Bình” là để làm lung lay quyền lực và lợi ích của ông ta. Do đó, ông ta sẽ phản đối nó. Ông ta không thấy rằng “Cửu Bình” đang cứu vãn ông ta. Tôi muốn dẫn một ví dụ cực đoan. Nếu Ceausescu, nhà lãnh đạo độc tài của Đảng Cộng sản La Mã, tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản La Mã, ông ta sẽ trở thành nhân vật lừng danh lịch sử như Mikhail Gorbachev. Nhưng ông ta đã giết người với mục đích cũng cố quyền lực của mình. Kết cục là bị đem ra hành hình bởi chính người của ông ta. Đấy là điều khác biệt giữa sự lựa chọn rút khỏi tà giáo và sự lựa chọn cũng cố ủng hộ nó. “Cửu Bình” là để cứu người. Tại đây, tôi không muốn đào sâu vào lĩnh vực này. Tôi chỉ nêu ra những trường hợp điển hình làm ví dụ.
Tôi hi vọng rằng đảng viên Cộng sản đặc biệt là những quan chức cấp cao của Trung Cộng như Hồ Cẩm Đào, có thể đọc kỹ lưỡng những tuyên bố thoái xuất Trung Cộng trên Thời báo Đại Kỷ Nguyên. Nếu có một sự “phán xét cuối cùng”, như Thánh Kinh đã tiên tri, Thần sẽ không bao giờ tha thứ cho Đảng Cộng sản đã làm những tội ác tày trời. Tội ác của Trung Cộng tà đảng sẽ mang lại thảm họa khủng khiếp cho các đảng viên những người vẫn không muốn rời bỏ nó. Tóm lại, cho sự tốt đẹp của họ, chúng ta kêu gọi họ rút khỏi Trung Cộng.
Để bảo vệ quyền hành thống trị, Trung Cộng đã không ngừng tiêm nhiễm vào quần chúng nhân dân những quan niệm thị phi điên đảo và đạo đức méo mó. Những quan niệm tà vạy được lặp đi lặp lại, và chúng đã trở thành một bộ phận văn hóa đảng. Rốt cuộc thậm chí những nhà lãnh đạo của Trung Cộng cũng thờ phụng nó. Những người không muốn từ bỏ những quan niệm tà vạy ấy sẽ bênh vực Trung Cộng khi đọc “Cửu Bình”. Những quan niệm đó sẽ hình thành những rào chắn cản trở sự hiểu biết của họ về cuốn sách.
Phóng viên: “Xin ông nêu thêm một ví dụ đơn giản chỉ ra cách suy nghĩ của một văn hóa như thế là chướng ngại để hiểu ý nghĩa bên trong “Cửu Bình”?”
Ông Chương: Có vô số ví dụ. Từ đây về sau tôi sẽ viết một loạt bài để bàn về vấn đề này. Một ví dụ nhạy cảm sẽ là suy nghĩ đằng sau việc xem xét nhân tố tốt và xấu của Trung Cộng. Một vài người sẽ nói, “ Trung Cộng đã phạm vào vô số tội ác nhưng chẳng phải là nó cũng đã làm những điều tốt sao?
Trên bề mặt, lý luận này có vẻ công bằng và khách quan nhưng kỳ thực nó là một “phép ngụy biện”. Trong Phần 4 của “ Chín Bình luận về Đảng Cộng sản,” đã chỉ ra rằng Trung Cộng là một thế lực phản vũ trụ và sự tà quỷ của nó đã vượt trên cả luật tương sinh-tương khắc, có nghĩa là nó cũng vượt trên cả phép biện chứng. Với loại ma quỷ này, chúng ta không thể nhìn nhận vấn đề trên cả hai mặt. Ví dụ, một kẻ sát nhân có thể biện hộ trong ngày mà anh ta bị kết án trước phiên tòa về những điều tốt đẹp mà anh ta đã làm. Anh ta có thể nói, “ Mặc dù tôi đã giết nhiều người, nhưng trong quá khứ tôi đã giúp thầy giáo tôi chùi bảng và gánh thùng nước giúp một ông già.” Bạn sẽ nghĩ rằng sự tranh luận của anh ta là buồn cười. Một khi án tử hình được định đoạt, mọi thứ không cần bàn cãi.
Những người sử dụng “phép ngụy biện” để biện hộ cho Trung Cộng nên giải phóng chính mình khỏi cách suy nghĩ này, thứ đồ được Trung Cộng tiêm nhiễm.
Phóng viên: Khi độc giả thế giới biết rằng ông là một học viên Pháp Luân Công, vài người có thể nghĩ rằng bài báo của ông là dấu hiệu cho thấy nhóm Pháp Luân Công đang tham gia hoạt động chính trị. Ông có thể nói thêm về vấn đề này?
Ông Chương: Tín ngưỡng của tôi là tự do của tôi. Là một thành viên của xã hội, tôi cũng có quyền phát biểu ý kiến của mình. Tôi chỉ đại biểu cho bản thân tôi. Thậm chí dù tôi viết những chuyên mục cho Thời báo Đại Kỷ Nguyên, tôi cũng không đại diện cho thời báo Đại Kỷ Nguyên, và tất nhiên không đại biểu cho Pháp Luân Công. Pháp Luân Công có những tập sách được Sư Phụ Lý Hồng Chí viết. Có một mạng lưới website Pháp Luân Công có tên là “Minghui.org” để phổ biến tin tức và chia sẽ quan điểm. Nếu người nào đó muốn biết quan điểm của Pháp Luân Công, vậy thì nên đến xem mạng lưới website đó. Pháp Luân Công có phát ngôn viên, như là Ông Chương Nhi Bình. Tôi không phải là phát ngôn viên của Pháp Luân Công.
Tất cả bài báo tôi viết cho Thời Báo Đại Kỷ Nguyên là được viết với ý kiến bản thân tôi. Nhưng có một điểm khẳng định, Pháp Luân Công không làm chính trị. Sư Phụ Lý Hồng Chí đã chỉ rõ nhiều lần.
Tôi không biết người khác dịch thuật như thế nào bài báo, “”Cửu Bình” đặt nền móng cho một Chính Quyền Trung Quốc quá độ.” Tại phần kết của bài báo, tôi đã viết Pháp Luân Công không làm chính trị, không cầu quyền lực. Về những ai nói rằng bài báo của tôi là dấu hiệu cho thấy Pháp Luân Công tham gia chính trị, tôi nói rằng họ không thực sự đọc sách của Sư Phụ Lý Hồng Chí cũng không hề đọc bài báo của tôi.
|
Phóng viên: Gần đây, có tin tức về sự thành lập của một Nhân dân Đảng xuất hiện trên Internet và nó kêu gọi rằng, “ Bằng cách gia nhập Đảng Nhân dân, người ta được tự động rút khỏi Trung Cộng và các tổ chức liên đới, bao gồm Đoàn Thanh Niên Cộng sản và Đội Thiếu niên Tiền Phong.” Nó cũng nói rằng, “ Vào thời kỳ này khi Trung Cộng vẫn đang nắm quyền lực, Đảng Nhân dân không cần đăng ký.” Vì thế, gia nhập Đảng Nhân dân. người ta chỉ cần đọc điều lệ và và đồng ý với nó. Ông có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Ông Chương: Tôi nghĩ điều này thật là kỳ cục. Thật kỳ cục cho một cái Đảng thành lập mà không có chính phủ, không người sáng lập, không thông tin liên lạc, và không đăng ký thành viên. Chỉ bằng việc đọc những điều lệ và đồng ý với nó, người ta có thể trở thành Đảng viên. Vậy thì bằng cách đọc một vài câu, người ta có thoái xuất Đảng. Một Đảng viên không có quyền lợi, không có nghĩa vụ, không phải là quá đơn giản sao?
Nếu tôi phải thành lập một Đảng “Thanh Thiên”, vậy bất cứ ai mà đồng ý rằng trời là xanh thì có thể thành một thành viên của Đảng. Nó có ý nghĩa gì? Nó sẽ giống như một cái Đảng không tồn tại.
Tôi nghĩ rằng những nỗ lực mà Thời Báo Đại Kỷ Nguyên đã làm để giúp đỡ con người thoái xuất Trung Cộng đang ngưng tụ một lực lượng chính nghĩa. Cộng sản Trung Quốc sẽ rất vui sướng khi thấy số lượng người rút khỏi đảng giảm sút. Nếu ai đó tìm ra một chính đảng mới có khả năng giúp đỡ con người trong việc rút khỏi Trung Cộng và các tổ chức liên đới, chúng tôi cũng sẽ rất cảm kích nó. Đây là một điều tốt cần ủng hộ. Tuy nhiên, họ nên thông báo với Thời Báo Đại Kỷ Nguyên về số lượng người rút khỏi Trung Cộng, vì Thời Báo Đại Kỷ Nguyên mạng lưới đã trở thành mạng lưới chính thức theo dõi số người thoái đảng. Sự sụp đổ của Trung Cộng là một điều tốt đẹp cho mọi người. Chúng ta nên có một nhận thức chung trong vấn đề này cho một nỗ lực cộng đồng.
Phóng viên: Theo những gì ông vừa nói thì xuất hiện một câu hỏi. Có nhiều người trong quá khứ đã chết vì Trung Cộng. Lịch sử đẫm máu này đã gây cho người ta một ấn tượng khó phai và lòng căm hờn, vì thế họ nghĩ rằng học viên Pháp Luân Công cũng không khác gì đảng viên Trung Cộng cũ những người cũng từng tranh đấu vất vả cho niềm tin của họ. Là một học viên Pháp Luân Công, Ông nghĩ gì về loại quan điểm này?
Ông Chương: Loại quan điểm này kỳ quái phi thường. Nhiều đặc vụ Trung Cộng biết tất cả chúng tôi đều ghét đảng. Họ cố tình thóa mạ Trung Cộng để được lòng nhân dân. Lợi dụng điều này, họ miêu tả Pháp Luân Công cũng đồng dạng với Trung Cộng để làm cho nhân dân căm ghét Pháp Luân Công. Thực ra, họ đang giúp Trung Cộng bằng cách thóa mạ nó.
Các học viên Pháp Luân Công không bao giờ “nhiệt huyết quá”. Đối với tín ngưỡng thì họ kiên trinh phi thường, nhưng hành vi của họ rất lý trí và hòa bình phi thường. Không thấy họ diễu hành chống khủng bố? Tôi đã tham gia nhiều cuộc diễu hành, đặc biệt là cuộc diễu hành lễ kỷ niệm cuộc khủng bố được tổ chức hàng năm ở Washington, D.C. vào ngày 20 tháng 7. Họ thậm chí còn không hô khẩu hiệu. Họ chỉ lặng lẽ đi bộ và cầm những biễu ngữ và bức tranh của những người bạn đồng tu của họ đã bị khủng bố đến chết. Họ có nhiệt huyết quá không? Chỉ có Cộng sản Đảng là tuyên truyền “ dòng máu đỏ trong người đang rực cháy” trong mỗi cuộc vận động.
Tư Mã Thiên [1] có lần đã nói, “ Không ai tránh khỏi cái chết, là cái chết nặng tựa Thái Sơn hay nhẹ tựa lông hồng.” Mặc dù “chết” là giống nhau, nhưng hàm nghĩa của nó không giống nhau. Trong lịch sử khi các tôn giáo chính thống bị khủng bố, ví dụ, Cơ Đốc gáo bị khủng bố ở La Mã hoặc diệt Phật giáo đồ tôn bởi “ Tam Vũ Nhất Tông”[2], các tín đồ đều giữ vững niềm tin và không ngại xả bỏ cuộc sống. Trong trường hợp này, cách mà học viên Pháp Luân Công biểu hiện là giống với những tín đồ của các tôn giáo chính thống.
Pháp Luân Công đòi hỏi các học viên là một người tốt. Họ thà chịu đựng cực hình tra tấn và thậm chí mất đi cuộc sống còn hơn là phản bội niềm tin của mình. Cách của họ quá hòa bình. Không phải sẽ rất tốt nếu ngày càng nhiều người có thể giống như họ?
Có một vài đảng viên Trung Cộng ngụy biện và tự lừa dối là mình hiến dâng cho một khát vọng cao cả. Nếu họ nhìn lại lịch sử Trung Cộng đã giết 80 triệu người Trung Quốc từ khi nó đoạt quền lực, tôi nghĩ tốt hơn là họ đừng nên ôm giữ cái quan điểm ấy.
Phóng viên: Cám ơn ông đã tham dự cuộc phỏng vấn.
Ông Chương: Tôi thấy nhiều người đã lãnh đạm với cuộc khủng bố đầy thú tính của Trung Cộng đối với các học viên Pháp Luân Công. Tuy nhiên, họ lại quan tâm rất nhiều xem thử Pháp Luân Công có làm chính trị không. Kỳ thực, mọi thứ mà chúng tôi đã làm là để chấm dứt cuộc khủng bố sớm nhất có thể. Cuộc phỏng vấn này sẽ giúp chúng tôi làm sáng tỏ một vài vấn đề. Vậy nên xin cám ơn.
Ghi chú: [1] Tư Mã Thiên, một sử gia Trung Quốc thuộc Hán triều (135-87 BC). [2] “Tam Vũ Nhất Tông” cuộc khủng bố các Phật tử được thực hiện bởi bốn ông vua Trung Quốc những người đã cố gắng tiêu diệt Phật giáo và thay bằng Đạo giáo.
Bấm vào đây để đọc nguyên văn tiếng Trung Quốc